Bảng luật lớp 1:
B - B - T - T - T - B - B (vần)
T - T - B - B - T - T - B (vần)
T - T - B - B - B - T - T
B - B - T - T - T - B - B (vần)
Thí dụ Bài của TieuNgoc
Từ buổi thuyền đưa khách thuận dằm
Trông chừng bến cũ biệt mù tăm
Cảm thương chiếc lá bay theo gió
Riêng nhớ tình xưa ghé đến thăm
Vần là "ăm"=> đúng không có sai
Luật :
Khi thấy trong bảng luật ghi chữ "B" có nghĩa là âm bằng . Một chữ có âm bằng là những chữ không dấu(thí dụ:Trông) hoặc có dấu huyền(thí dụ:Từ)
Khi thấy trong bảng luật ghi chữ "T" có nghĩa là âm trắc . Một chữ có âm trắc là những chữ có dấu sắc(thí dụ:khách), dấu hỏi(thí dụ:cảm), dấu ngã(thí dụ:cũ) và dấu nặng(thí dụ:biệt).
Bài thơ của em, nếu so với bảng luật là sai vì:
B - B - T - T - T - B - B (vần)
Từ buổi thuyền đưa khách thuận dằm
T - T - B - B - T - T - B (vần)
Trông chừng bến cũ biệt mù tăm
T - T - B - B - B - T - T
Cảm thương chiếc lá bay theo gió
B - B - T - T - T - B - B (vần)
Riêng nhớ tình xưa ghé đến thăm
Nếu sữa lại như vầy thì đúng luật
Thuyền đưa khách ấy buổi xuôi dằm
Bến cũ trông hoài dáng biệt tăm
Chiếc lá thương bay theo ngọn gió
Tình xưa chợt nhớ ghé về thăm
|