Nhà sư Huyền Quang
Mạc Đĩnh Chi suốt đời sống rất liêm khiết, thanh bạch, nên tuy làm quan nhưng nhà vẫn nghèo. Vua Trần Minh Tông biết rõ sự tình đã sai người đang đêm đem 10 quan tiền bỏ trước cửa nhà ông, ngầm cho ông. Sáng mai, khi thức dậy, ông cầm số tiền đó vào triều tâu vua, xin bỏ vào kho nhà nước. Vua cười bảo: “Không ai đến nhận, cho khanh cầm lấy mà tiêu”. Chừng ấy ông biết là vàng của vua ban mới chịu lấy về. Vua khen ông trong sạch và tặng hai chữ “Lịch sử”.
Đến triều vua Hiền Tông, làm nên đến chứ Tả bộc xạ (tương đương Tể tướng). Văn chương lưu truyền lại về sau rất nhiều. Con ông là Khẩn, Trực, cùng làm đến ngoại lang. Cháu là Địch, Toại, Viên cùng có quyền thế, làm quan lúc nhà Minh sang xâm chiếm. Đời cháu chắt thiên sang ở làng Cổ Trai, huyện Nghị dương thì có Mạc Đăng Dung là cháu bảy đời, cướp ngôi vua Lê, dựng nên nhà Mạc.
Hồi đó, có một người tên là Lý Đạo Tái, ở làng Vạn Tải, huyện Gia Bình thuộc tỉnh Bắc Ninh ngày nay. Ông này mới 19 tuổi đã đỗ trạng nguyên khoa Nhâm Tí (1252), niên hiệu Nguyên Phong thứ hai, đời Trần Thái Tông. Nhà vua thấy Đạo Tái là người tài đức, muốn gả công chúa Liễu Sinh cho, nhưng ông không ưng, tìm mọi cách từ chối.
Hồi chưa đỗ đạt , gia cảnh Đạo Tái bần hàn đến mức người trong họ ai cũng coi thường, không thèm đỡ đần, cứu giúp, đành phải bỏ làng đi học nơi xa. Đến khi Lý Đạo Tái đỗ Trạng nguyên, rồi ra làm quan lại có nhiều người đến nhận họ, khiến ông cảm thấy buồn. Tương truyền Đạo Tái làm hai câu thơ nói về chuyện này :
_ Khó khăn thì chẳng ai nhìn
Đến khi đỗ trạng chín nghìn anh em.
Vì cám cảnh đời đen bạc, Đạo Tái cố tìm cách giải đáp. Ông nghiên cứu đạo Phật và hiểu ra được về nỗi thống khổ của con người, từ đó quyết chí đi tu. Ông từ quan, xuất gia tu hành theo đạo Phật, mong tìm cách cứu vớt chúng sinh. Lý Đạo Tái được phong Phật hiệu là Huyền Quang, đạo pháp cao siêu, thoát khỏi lòng dục, nổi tiếng là vị chân tu, tên tuổi lừng vang khắp nước. Vua ban cho sư thầy Huyền Quang 10 dật vàng có dấu quốc khố. Ông không nhận nhưng vua cứ ép, bảo cầm 7 dật về nuôi mẹ còn 3 dật thì giữ lại phòng khi lỡ làng. Nhà sư bất đắc dĩ nhận vàng về tu ở chùa Hoa Yên, núi Yên Tử.
Nhưng vua Trần Anh Tông thì vẫn chưa thật tin điều này. Có lần nhà vua đã hỏi thị thần và tăng đạo rằng:
- Người ta sống ở trong đời đất đều thích ăn vị ngon, thích mặc màu đẹp, đều có tình dục cả. Tại sao mình lão tăng Huyền Quang từ trước tới nay chỉ sắc sắc không không, như nước chẳng gợn sóng, như gương chẳng mờ bụi. Đó là ngăn hãm lòng dục hay không có lòng dục vậy?
Bấy giờ, Mạc Đĩnh Chi đứng bên mới tâu rằng:
- Vẽ hổ chỉ vẽ được da, khó vẽ được xương. Biết người thì biết mặt không rõ được lòng. Xin cứ phải thử xem thì mới rõ.
Nhà vua cho lời ông nói là phải, bèn ngầm chọn một người cung nữ rất đẹp tên là Nguyễn Thị Điềm Bích và giao cho nàng nhiệm vụ tìm đến chùa Hoa Yên, núi Yên Tử - là nơi sư Huyền Quang tu hành - để thử lòng sư, hẹn rằng nếu lấy được 3 dật vàng về thì sẽ có thưởng.
Điềm Bích giả làm người đi lễ lên chùa vào một đêm trăng đẹp và xin nhà sư cho ngủ đỡ một lần. Sư Huyền Quang cho phép nàng nghỉ ở nhà phương trượng. Đêm hôm ấy, Điềm Bích lần tới phòng sư lân la chuyện trò, tìm cách trêu ghẹo, dùng đủ thuật quyến rũ, cố khêu gợi lòng dục của Huyền Quang. Nhưng nhà sư lòng trần không bợn, Điềm Bích không sao lay chuyển được kẻ tu hành. Bí quá hóa liều, nàng đành xáp đến gần co tay, kéo áo khiến cho nhà sư vô cùng lúng túng.
Việc làm trâng tráo của nàng đã được một bà già đến lấy thuốc nấp sau chùa chứng kiến. Bà thấy nhà sư ở thế nguy bèn vờ gõ cửa xin thuốc, sư Huyền Quang mới thoát ra được. Điềm Bích dụ không nổi nhà sư, vừa thẹn mình, vừa sợ mệnh vua, nên định ra sau núi tự tử. Huyền Quang biết, bèn lấy lời lẽ khuyên can và hỏi rõ ngọn nguồn. Bấy giờ, Điểm Bích mới thổ lộ rằng nàng được nhà vua giao tìm cách lấy được 3 dật vàng của sư ông đưa về. Huyền Quang nghe xong ái ngại, liền vào phòng lấy ba dật vàng đưa cho, để nàng khỏi tội trước nhà vua.
Điềm Bích mang được vàng về trình vua, lại còn nghĩ được một bài thơ nôm tuyệt hay và nói là của sư Huyền Quang làm để trêu ghẹo mình buổi ấy:
_ Vằng vặc trăng mai ánh nước
Hiu hiu gió trúc ngâm sênh
Người hoa tươi tốt, cành hoa lạ
Mầu thích ca, nào thú hữu tình!
Bài thơ nôm quả là rất tình tứ. Nghe mấy lời thêu dệt ong bướm của nàng cung nữ, lại nhận đúng là mấy dật vàng có dấu quốc khố mình ban cho nhà sư, vua Anh Tông nổi giận lôi đình, cho Huyền Quang là sư hổ mang, định sai trị tội. May nhờ có bà lão xin thuốc kể lại và đối chất cùng Điềm Bích, vạch ra điều vu khống của nàng, vua mới biết Huyền Quang bị nghi oan. Nhà sư tiếp tục đường tu và trở thành vị tổ thứ 3 của phái Trúc Lâm.
Trong lịch sử nước Nam ta chỉ có Lý Đạo Tái tức Huyền Quang là nhà sư có học vị cao nhất.
Ái Hoa
__________________
Sầu mong theo lệ khôn rơi lệ
Nhớ gởi vào thơ nghĩ tội thơ (Quách Tấn)
|