Tình Ca Giáo Viên Miền Núi
XIII
Hôm sau, thật bất ngờ, tôi gặp hai chị em Nhung và Phượng ở trạm xe đò. Nhung đưa cho tôi một phong bì dầy cộm, dặn kỹ là chờ khi một mình trống vắng rồi hãy đọc. Phượng chỉ nhìn tôi cười, chúc tôi đi bình an và trở về khoẻ mạnh, dặn dò:
- Khi anh Quang về nhớ ghé lại thăm gia đình tụi em nhé!
- Còn phải dặn! Quang nhất định sẽ trở lại thăm mà!
Chúng tôi nói chuyện được một lúc thì chú công an Phiếm tớị Chú gật đầu chào chị em Nhung và tôị Chú hỏi, "Trở lại huyện rồi sao?"
- Dạ còn được một ngày phép nữa, nhưng ... em lên sớm để chuẩn bị. Chứ vừa lên đi dạy ngay mệt chết.
- Thôi ráng phấn đấu lên nhé! Việc gì khó có thanh niên! Khoẻ như các cậu thì phải xung phong vào những nơi gian khó!
Tôi cười, nghĩ thầm phải chi đổi chỗ, cho những người đã quen chịu khổ vào những nơi rừng sâu nước độc, còn cho lớp người mới chúng tôi tiếp tục học để sau này tiếp tục sự nghiệp cách mạng, đem những kiến thức khoa học ra xây dựng đất nước sau này thì có phải hay hơn không!
Cũng may mà chú Phiếm không tò mò xem xét trong ba lô và xách tay của tôi có đựng thứ gì, còn không thì khó mà giải thích. Tôi đi lên huyện sớm hơn một ngày để đi thẳng vào thác nước, không trình diện phòng giáo dục, để tránh những phiền phức bất ngờ có thể xảy ra.
Tôi đã sống cả năm trời dưới chế độ mới, đã hiểu phần nào những bất ổn thất thường, những chiêu bài tố cáo luận tội với chỉ một tí chứng cớ, hay hoàn toàn do vu khống. Linh mục quản xứ Thăng Thiên ở thị xã Pleiku, cha Nguyễn Trí Thước, đã bị rêu rao lăng mạ hằng ngày trên loa phóng thanh. Cha bị quản thúc 24/24 trong nhà xứ chỉ vì ôn hoà đòi lại các bất động sản của giáo hộị Tiền bạc quyên góp để xây nhà thờ chính đã bỏ vào xây dựng trường Minh Đức, bấy giờ đã bị nhà nước quản lý và đổi tên là trường Trung Học Cấp III Thị Xã Pleiku.
Hồi đó đang học lớp 12, sáng sớm nào anh em tôi cũng phải đi quanh vườn, quanh nhà, xem có gì khả nghi không, vì bố tôi đã từng đi tù cộng sản tại khu tư và làm việc với lực lượng Bảo An dưới thời tổng thống Ngô Đình Diệm, nên bố tôi thường nói phải cẩn thận với các mánh khoé có thể thành bằng cớ để người khác buộc tội mình. Có lần tôi thấy được một khẩu súng ngắn đã cũ nằm trong hàng rào của vườn nhà tôi. Tôi vội vàng lấy bao nhựa gói kỹ và liệng xuống mương nước mưa bên đường. Quả nhiên trưa đó một số du kích và công an đến nhà tôi, đi xục xạo trong vườn nhưng chẳng tìm được gì. Họ hỏi kỹ lắm nhưng bố tôi, đã già, cứ nhất mực nói là bố tôi chẳng biết gì! Tôi lúc đó ở trường học nên khi về nghe bố mẹ tôi kể, tôi sợ điếng người, nhưng việc tôi làm càng ít người biết thì càng dễ dàng cho mọi ngườị
Tôi ngồi trên mui xe đò đi vào huyện Chư Pah mà lòng băn khoăn với những điều tôi bất đắc dĩ dấn thân vào. Hy vọng là hai người bạn mới biết chịu khó chờ, và nếu có bị bắt họ cũng không khai báo gì. Tôi nôn nao muốn gặp lại Du, tôi cũng bâng khuâng không ít khi nghĩ về Nhung, Hải, chú Phiếm. Hình như là chuyện tình tay ba, tôi đang đóng vai người thứ tư trước mắt mọi ngườị Cũng cảm thấy khó xử. Chủ quan mà xét, tôi thấy Nhung, và cả gia đình Nhung nữa, dành nhiều tình cảm cho tôi, nhưng chuyện tình yêu mấy ai mà rành rọt.
Tôi muốn mở phong bì của Nhung cho tôi để đọc ngay, nhưng đường đi gió bụi mù nên tôi giữ nguyên trong ba lo^. Hành trang mới của tôi đó, một hành lý bí mật sẽ gắn tôi vào cuộc đời Nhung, Hải và chú Phiếm! Chiếc xe đó cứ dồng dềnh chạy trên con đường đất đầy ổ gà, bụi mù. Những hàng cây cúc qùi vàng bên đường bị lớp bụi đất đỏ phủ lên hoa, lá trông đến thảm thương. Tôi mong một cơn mưa lớn rửa sạch lớp bụi đỏ, để cho hoa lá tươi sắc màu, để con đường hoa quì thêm đẹp và thêm thơ mộng.
Khi xe tới trạm dừng ở xã B 9 thì trời đã xế trưa. Tôi mặt mày lem lũ, khoác ba lô và xách tay đi vào làng Plei Nang, cách thác nước chừng một tiếng đi bộ. Tôi là giáo viên chuyên trách ai cũng biết nên chẳng ai nghi ngờ việc đi lại của tôị Tôi ghé lại chỗ cô giáo Hạnh, bạn thân của cô giáo Liễu, gởi lại cái xách tay, nói tôi sẽ ghé lại buổi tối hoặc sáng hôm sau, bây giờ tôi phải kịp lên làng khác.
- Quang lúc nào cũng bận! Sao không ở lại đây tối nay rồi mai đi được không?
Ở lại làm sao được khi có hai người có lẽ đang nôn nóng chờ tôi dưới thác nước. Thời giờ là vàng bạc, nhưng thời gian chờ đợi trong lo âu còn quí hơn ngọc ngà châu báu nữa, chậm một giây cũng có thể nguy cơ tới tính mạng mà. Tôi đâu nhẫn tâm để người ta phải sống trong cảnh hồi hộp đó. Càng rời nơi này sớm chừng nào hay chừng đó!
Tôi biết cô Hạnh muốn tôi ở lại chơi, để cô biên thư cho anh Đoàn, một giáo viên, đang dạy ở B 8, cách làng Nang khoảng 3, 4 tiếng. Để tránh sự nghi ngờ của cô Hạnh, tôi nói với cô:
-- Thôi chị viết thư cho anh Đoàn đi, Quang chờ! Quang sẽ đưa thư cho anh, và tối nay ngủ tại đó. Sáng mai Quang về thế nào anh Đoàn cũng sẽ viết thư cho chị!
-- Quang sao hiểu tâm lý người ta quá! Thảo nào không làm chuyên trách một cách mau :Dng!
-- Mèo mù đớp cá rán đó chị! Tại Quang may mắn học tiếng Thượng với anh Ít đó! Thầy giỏi thì trò nhờ đó!
-- Để Hạnh nấu cơm chiều ăn xong rồi Quang đi!
-- Thôi, khỏi đị Quang chờ chị viết thư xong là đi, chứ không tối mất!
-- Ừ vậy để Hạnh ngồi viết thư cho anh Đoàn liền!
Trong khi cô Hạnh ngồi viết thư, tôi đi vòng ra ngoài trường học, gọi là trường chứ thật ra chỉ là một phòng có bàn ghế thô sơ làm bằng cây bằng tre, nứa, đủ chỗ cho 30 người thôi. Ban ngày dân làng đi rẫy, mang theo các em, nên giáo viên siêng thì soạn giáo án, soạn bài lên lớp, hoặc siêng hơn nữa thì đi theo dân làng lên nương phụ làm với người ta, giảng giải về cách thức trồng trọt của người Kinh. Cái này tôi đã làm theo trực giác và đã rất thành công, chứ không đòi hỏi các giáo viên phải rập khuôn làm theo. Việc gì cũng vậy, mình phải tuỳ thuộc tình hình mà biến chế, canh tân. Ông bà chẳng phải nói, "Nhập sông tùy khúc, nhập gia tùy tục" đó sao?
Tôi ghi nhận sơ qua về tình trạng bàn ghế. bảng, lớp học, rồi trở lại nhà cô Hạnh. Cô Hạnh viết thư đã xong, mắt cô long lanh:
-- Quang nhớ chờ anh Đoàn hồi âm nhé! Sáng mai về mà không có thư anh Đoàn, Hạnh nhéo Quang sứt tai!
-- Trời ơi, chị nhờ người ta, mà lại còn hăm doạ nữa!
Cả hai giáo viên chúng tôi cười vang. Đàn chim đang đậu trước sân nhà giật mình tung bay vù lên câỵ Tôi vội vàng từ giã cô Hạnh, khoác ba lô chứa đầy những vật dụng, thức ăn cần thiết cho hai người bạn mới đang chờ dưới thác nước. Chắc giờ này họ đang nóng lòng chờ đợi, không biết là tôi có trở lại hay không? Tôi mong muốn họ được vạn sự bình an, tuổi thanh niên chúng tôi đã mất mát quá nhiều, tôi không muốn thấy tuổi trẻ của chúng tôi bị sa lầy trong tuyệt vọng. Phải có một lý tưởng để sống, cho dù đó là một sự ra đi bấp bênh, cho dù đó là một lý tưởng khó thành đạt, cho dù đó là một tình yêu trong cảnh khó nghèo, như những người bạn đồng nghiệp của tôị
Tình Ca Giáo Viên Miền Núi
XIV
Tôi lầm lũi đi trên đường mòn, gọi là đường mòn vì đã có người đi trước thôi, chứ lối đi chỉ đủ một người đi. Nếu hai người đi chung, thì một người phải đi đằng trước, một người đi đằng sau, chứ không thể đi song song được. Cỏ cao vượt cả đầu, giống cỏ này theo người Thượng họ kể, xuất hiện từ thời Hoa Kỳ tham chiến tại Việt Nam, nên họ đặt tên là cỏ Mỹ. Nó mọc nhanh, cao vượt cả đầu, trong vòng mấy tháng. Trong chiến tranh, du kích hay bộ đội không để ý, cứ tưởng ẩn núp trong những lùm cỏ này là an toàn thì lầm to. Đám cỏ này có thể che khuất bạn, tạo cho bạn một cảm giác an toàn sai lạc vì chúng là chất liệu dẫn lửa nhanh :Dng một khi bom cháy (napalm) thả xuống hay những tay học lối hỏa công trong Tam Quốc Chí thì dẫu Tào Tháo có giỏi cũng chạy đàng trờị
Tôi rời đường mòn, rẽ xuống suối để đi tới thác nước, nơi giao điểm hẹn của tôi và các anh Trung, Tâm. Nắng chiều đã chênh chênh. Khi tôi tới lòng thung lũng, đi ngược lên tới thác nước thì bóng đã mờ vì cây cối trên cao che khuất, tạo một cảm giác gờn gợn trong tôị Không biết các anh ấy ra saỏ Có còn chờ tôi hay đã ra đi hay bị bắt rồị Dù chỉ còn mười phút nữa là chúng tôi có thể gặp nhau, nhưng tôi thấy lòng hồi hộp chi lạ. Không biết có phải vì tôi đang làm một việc nguy hiểm cho nghề nghiệp hay đời sống bản thân của tôi không mà tim tôi tự nhiên đập thình thình hay vì linh tính báo trước cho tôi một điều gì sắp xảy rạ
Tôi hồi hộp quá. Thông thường, khi đi băng rừng lội suối một mình tôi không có cái cảm giác lạ nàỵ Đã biết đây là lần đầu tôi làm một việc nguy hiểm, nhưng đây là một việc nguy hiểm có tính toán, với lòng trắc ẩn giữa con người với con người trong cảnh hoạn nạn, trước cảnh ngộ chung của đất nước. Tôi không thể bàng quan trước cảnh cần cứu mà không cứụ Tim tôi đập thình thịch. Nguy hiểm như rình mò đâu đâỵ Tôi nhìn quanh quất. Chẳng thấy bóng aị Vẫn theo thói thận trọng có sẵn, tôi bỏ ba lô xuống, dấu trong bụi rậm, rồi ra cạnh suối, cởi quần áo để trên bờ, chỉ còn mỗi chiếc quần đùi, nhảy ào xuống suốị
Chỗ này, gần thác, suối mở rộng ra như một hồ con, nước không chảy xiết như phiá dưới khi giòng suối thu hẹp. Tôi định bơi nơi này năm mười phút rồi lặn xuống nước lại gần thác nước để vào điểm hẹn sau khi chắc chắn không có ai rình mò quanh đâỵ Tôi mà bị bắt quả tang với hai người vượt biên thì tiêu tùng chức vụ giáo viên chuyên trách, tiêu tùng tương lai, tiêu tùng hy vọng giấc mộng thi vào đại học để phục vụ quê hương sau này của tôị Nếu bị bắt, không bị bắn cũng bị cầm tù.
Tôi đang bơi thì đột nhiên có tiếng người gọi lơ lớ tiếng Thượng:
-- Này anh kia, lên đây chúng tôi hỏị
Giật mình tôi ngẩng đầu nhìn lên bờ. Ba anh bộ đội đang cầm súng AK lăm le trên bờ. Thì ra linh tính tôi đã báo trước những điều bất ổn. Tôi hít một hơi dài rồi thong thả bơi, tim đập rối bờị Tôi cố điều hoà hơi thở khi bơi vào bờ. Rồi bình tĩnh đứng lên đi tới gần khi tới chỗ nước cạn:
-- Chào các anh, em tên Quang, không phải người Thượng. Em là giáo viên chuyên trách vùng nàỵ Đi công tác mệt nên ghé xuống suối tắm một tí trước khi đi lên B 8.
-- Đồng chí có giấy tờ chứng minh gì không?
-- Dạ có, để em lấy cho các anh coi, trong túi quần của em kia kìa.
Tôi đang định cúi xuống rút giấy tờ trong túi thì bị một anh bộ đội chận lạị
-- Đứng yên, để tôi lấỵ
Hai anh bộ đội kia đứng kè kè với hai khẩu AK. Trời phù hộ làm sao đó, lúc này tôi đã hoàn toàn bình tĩnh để đối phó với bất kỳ hiểm nguy nào. Cứ bình thường trong hoàn cảnh này tim tôi loạn xa, mặt chắc xám ngắt không còn giọt máu, nhưng lúc này tôi tự nhiên không còn mảy may lo sợ. Việc gì đến sẽ đến không thể hồi hộp lo sợ tạo cho người khác nghi ngờ mình được, phải tuỳ cơ ứng phó thôi. Tôi nhủ lòng.
Anh bộ đội cúi xuống rút trong túi quần chiếc ví da của tôi, rút ra giấy chứng minh nhân dân có hình đã làm sau khi miền Nam bị tiếp quản. Hình chụp mới một năm nên vẫn còn giống y chang. Anh đưa cho hai anh bộ đội kia xem giấy chứng minh nhân dân của tôi rồi coi tiếp tờ giấy chứng nhận là giáo viên trong huyện Chư Pah, cộng thêm giấy chứng nhận tôi là giáo viên chuyên trách trong các xã B 8, B 9, B 10, B 11 và B 12 trong huyện. Hai tấm bài sai màu vàng nhạt có dấu triện của phòng giáo dục huyện đang nằm ở B 9 với chữ ký của anh Trần Quang Nhật khi tôi về thị xã đã đi bọc nhựa cẩn thận bây giờ trở thành bùa hộ mạng của tôị
Ba anh bộ đội gật gù hỏi chuyện, hỏi tôi đã đi công tác bao lâu, đã đi những nơi nào trong vùng nàỵ Như trúng tủ, tôi thật thà nói hết. Tiếng Thượng bập bẹ thuở xưa của tôi giờ này như đã chuyên nghiệp có bao nhiêu tôi phăng phăng ra lác mắt ba anh bộ đội nàỵ Tôi kể chuyện băng rừng vượt suối, đi từng làng tham quan và giảng dạỵ Tôi hỏi:
-- Các anh có phải đóng ở B 11 không?
B 11 có một căn cứ bộ đội hồi tôi ở làng Tung Reng đã ghé qua, giúp dân Thượng buôn bán gà. Lúc đó tôi có quen Thượng Uý Minh là C trưởng ở đó. C có lẽ tương đương đại đội, C trưởng giống như đại đội trưởng.
-- Đồng chí biết căn cứ chúng tôi ở B 11?
-- Dạ em có tới căn cứ đó cách đây vài tháng trước. Có quen Thượng uý Minh là C trưởng ở đó!
Một anh bộ đội vỗ vai tôi:
-- Thế đồng chí là người nhà với bọn này rồi.
Tôi mừng rỡ hỏi:
-- Chú Minh bây giờ khoẻ mạnh không?
-- C trưởng ấy à, lúc nào đồng chí ấy chẳng khoẻ! Bọn tớ mới bổ xung, cho ít đồng chí về phục viên. C trưởng còn phải ở lại nên ông ấy bực mình lắm!
-- Thì trước sau gì chú ấy cũng được về phép mà! Bây giờ thời bình rồi chứ đâu còn chiến tranh nữa mà lo không có ngày về.
-- Chưa biết, đồng chí ạ. Không chừng bọn mình phải vượt Cam-pu-chia! Tuần trước có một số đồng chí được lệnh đi tới bên giới Cam-pu-chia và Thái Lan để vẽ bản đồ chi đó. Nhà nước mình hoạch định kỹ lắm không biết bao giờ bọn mình mới được về Bắc lạị
-- Các anh về không được, thì gởi thơ về đưa gia đình sang đâỵ Trong Nam đất còn rộng. lại phì nhiêu, gia đình các anh vào đây vừa tiện vừa có dịp vươn lên đó.
-- Thì cũng nằm trong chương trình định cư của nhà nước. Đất trong đây màu mở mà chưa khai phá hết, uổng quá! Ngoài Bắc, cả tới nghĩa trang cũng trồng khoai, sắn ... Trong đây phí thật!
Chúng tôi chuyện trò vui vẻ ngay cạnh bờ suối hỏi tên tuổi từng người. Ba anh bộ đội Lý, Tiến, Công đều mới gia nhập bộ đội trong năm 1975 trước chiến dịch Hồ Chí Minh, chưa kịp vào Nam thì tin chiến thắng đã về tới Bắc nên các anh cũng được thơm lây chứ chưa hề nổ súng hay thấy chết :Dc trong trận mạc lần nào nên tính tình cũng còn hiền hoà. Tôi tìm ra nguyên do các anh ấy vì sao đi tới đâỵ Họ đi săn nai rồi bị lạc. Tôi mừng thầm.
-- Đi săn nai mà các anh xuống suối này thì không xong rồi. Các anh phải đi về phiá B 8, đọc con suối Ea Rong, thoai thoải không thụp hẳn như ở đây! Đố nai nào xuống uống nước nổi ở đâỵ
Ba anh mừng rỡ ra mặt, hỏi kỹ tôi đường lối đi làm sao. Tôi chỉ nhưng họ cũng mù mờ. Tôi phân vân không biết có nên dẫn họ đi tới suối Ea Rong không, nếu đi thì có thể lấy thêm ít tin tức có lợi cho cuộc vượt biên của hai anh Trung và Tâm, và nếu đi thì có nên lấy ba lô đi theo không? Tôi quyết định:
-- Trời chiều rồi, để em đưa các anh tới suối Ea Rong nha!
Tôi đưa ba anh ấy đi mà không ngoái lại nhìn cái ba lô của tôi đang dấu kín trong bụi rậm tí nào. Tôi còn kịp giờ để trở lạị Từ chỗ này tới Ea Rong chừng nửa tiếng, nửa tiếng đi lại đây vẫn còn kịp chưa tối . Không chừng đêm nay tôi phải nằm ở lại đây, lại phải một đêm hồi hộp nữa. Đã phóng lao thì phải theo lao. Tôi hăng hái vui vẻ dẫn ba anh Lý, Tiến, và Công đi Ea Rong.
Tình Ca Giáo Viên Miền Núi
***Chương XV***
Đi săn là một kỳ thú. Ở các nước tiên tiến, có luật lệ đàng hoàng. Đi săn phải có giấy có giấy phép và phải theo đúng mùa để hạn chế việc giết thú vật. Ở Hoa Kỳ, mỗi người chỉ được phép bắn chết hai con nai trong một năm, mặc dù nếu biết đường đi của nai, thợ săn có thể rình rập mỗi đêm bắn hoài chẳng hết. Nhờ vậy mà nai hoãng sinh sôi nảy nở khá nhiều. Có những nơi nai hoãng quá nhiều ban đêm đuổi nhau chạy nhảy vượt cả xa lộ đụng cả vào xe hơi gây án mạng nên trên những nơi thường có nai hoãng chạy qua, đều có bảy báo hiệu canh chừng với hình con nai vươn vó nhảy với hàng chữ "Lối Nai Qua" (Deer Crossing).
Ở Việt Nam bấy giờ chưa có luật săn, ai có súng, gần rừng thì cứ vào rừng mà săn, săn thỏ, săn nhím, săn khỉ, săn heo rừng, săn nai, săn trâu rừng,săn hổ để lấy da và xương nấu cao hổ cốt, cũng như bất cứ mọi giống gì có bốn chân, có khi săn cả voi.
Săn voi thì phải nhiều người đi cùng và có người quản tượng cỡi voi đã thuần thục để đuổi. Thịt voi dai nhanh nhách ăn không ngon nên thỉnh thoảng người thượng mới săn voi một lần. Vì voi không đẻ hằng năm, voi có bầu cả ba năm mới sinh.
Săn hổ thì đem dê heo cột vào một gốc cây dùng cành cây chắn lối vào ở ba bên chỉ để một lối đi và đào một hầm sâu có đặt chông để khi cọp rơi xuống thì bị chông cắm chết hoặc bị thương không thể nhảy lên được rồi phủ cỏ lá lên trên mặt hầm. Dê heo rừng đêm khuya hoặc do sợ hãi vì chỗ lạ, hoặc do bẩm tính thiên nhiên biết đánh hơi cọp réo la sợ hãi. Cọp nghe và đánh mùi được lại gần thế là rơi xuống hố.
Thường khi đi săn đêm với đèn pin gắn trên trán để tìm thú vật vui hơn vì khi mình ngó quanh hễ đèn pin bắt được đôi mắt nào thì phản chiếu lại ngaỵ Phải cẩn thận, mở cò súng, và nhắm bắn cho nhanh. Nếu gặp đôi mắt đỏ thì phải tìm một gốc cây gần đó vì mình đã gặp ông thần rừng rồị Hễ âm thanh vừa phát ra là ông ba mươi theo bản năng tự vệ sẽ phóng tới. Người thợ săn không rành rẽ sẽ bị cọp giết chết. Người rành thì núp sau gốc cây để khi cọp phóng tới đụng thân cây mà chết. Thông thường nếu mình không làm gì, cọp sẽ tự động bỏ đị
Heo rừng ở cao nguyên rất nhiều, mùa săn heo rừng thường là dịp mùa lúa mùa khoai sắn. Đi săn heo rừng phải cẩn thận, bắn phải trúng ngay đầu cho heo rừng chết ngaỵ Có một lần tôi gặp một người Thượng đã bị heo cắn nát cả chân. Hỏi chuyện ra thì còn kinh khủng hơn. Anh ta đi săn cùng một người khác. Cả hai bắn một con heo rừng to, heo không biết vì sao không chết. Các anh theo vết máu rơi trên đất để tìm. Bất ngờ con heo bị thương nấp ở đâu đó phóng tới húc chết một người bạn đồng hành rồi tấn công anh ta. Lúc heo tấn công anh bạn, anh này đã hoảng hốt không dám bắn vì sợ lạc đạn, đến khi heo giết chết anh kia chỉ trong chốc lát rồi nhào sang anh cắn chân thì anh chỉa súng bắn chết con heo rừng.
Săn nai thì khoẻ hơn. Nếu là mùa khô, thì ra vùng cỏ tranh đã bị đốt cháỵ Ban đêm nai thường ra đó để ăn tro vì tro có vị mằn mặn thay cho muối. Còn những khi khác nên tìm đồng cỏ hoặc dọc theo con suối thoai thoải vì nai xuống uống nước.
Suối Ea Rong là nơi lý tưởng để săn nai. Tôi đã có dịp đi săn đêm với dân làng. Đêm đó chúng tôi ba người bắn được ba con nai cùng một lúc vì nai thường đi theo đàn. Ba con nai nhìn ánh pin như bị ăn đèn cứ đứng sững nhìn chúng tôi. Như cùng hẹn chúng tôi cùng nổ súng một lúc và giết được cả ba. Ba con nai to thì đố mà khiêng nổi, chúng tôi khiêng một con về, còn hai con kia kéo vào lùm cây dấu đi, rồi sáng hôm sau gọi dân làng ra khiêng về.
Người Thượng có một phong tục rất hay là khi giết được những thú vật lớn như heo rừng, nai đều chia đều cho tất cả đầu người trong làng từ lớn tới bé không trừ một ai, người săn thì được giữ thêm cái đầu và đuôi còn phần chia cũng như phần chia của bất kỳ người nào. Săn thỏ hay những giống vật nhỏ thì được giữ hết.
Tôi vừa dẫn ba anh bộ đội trẻ vừa kể chuyện săn vừa hỏi tình hình biên giới để biết đường giúp đỡ anh Trung và anh Tâm. Nói chuyện quên cả nỗi lo, bốn người chúng tôi đến gần suối thì tôi dơ tay suỵt nhỏ bảo mọi người nằm xuống. Gần suối có một con nai to đang ngẩng lên nghe ngóng. Chúng tôi đang ở đầu gió nên bị nai đánh hơi phát lộ.
-- Nằm yên, lên đạn sẵn sàng!
Cả ba anh bộ đội cùng nhắm, tôi nói khẻ:
-- Nhắm bắn vào ngay trán!
Cả ba anh ríu rít nghe tôi như đợi tôi ra lệnh. Mọi người ra dấu đã sẵn sàng. Tôi nói:
-- Bắn!
Tiếng súng như vang cùng một lượt chát chúa vọng trong rừng chiềụ Con nai quỵ xuống vì phải đạn. Chúng tôi lại gần xem thì chỉ có một phát đạn ngay trán, còn hai viên kia đạn lạc đi săn chim. Chúng tôi cất tiếng cười vang vì chẳng cần biết ai bắn trúng ai không, ba hai thơ săn làm nhiệm vụ kiếm ẩm thực đã hoàn thành sứ mạng.
Anh Lý la lên:
-- Mẹ ơi, con nai to thế này thì cách gì đưa về tới căn cứ được!
Tôi cười:
-- Một là cắt con nai ra làm ba, hai là cột chân nai lại, rồi chặt một cành cây to dài, rồi thay cứ hai anh một lượt khiêng về chứ còn cách nào nữạ
Tôi mượn con dao trên ba lô của anh Tiến đi tìm một cây thon dài chặt xuống làm đòn gánh để họ khiêng nai về. Khi trở lại thì ba anh đã cột chân nai sẵn sàng. Xỏ đòn cây vào và hai gánh ghé vai gánh lên:
-- Chao ơi, gánh con nai khỉ này về tới căn cứ thì hai vai chắc tê rần! Có cách nào khác không?
-- Có một cách khác là nhờ dân làng đó! Nhưng các anh phải trả công họ bằng một đùi nai hay một gì đó giá trị tương đương.
-- Thôi, đồng chí Quang đi với bọn mình đi!
-- Em cũng muốn giúp các anh nhưng em còn phận vụ của em mà! Phải chi gần thì được. Từ đây đi tới đó mất cả hơn 4 tiếng đi người không! Với con nai to kềnh càng này, các anh đi nhanh, cũng phải mất sáu tiếng!
Ba anh năn nỉ:
-- Đồng chí đi với bọn mình đi. Con nai đẹp thế này mà mất một phần tư sao được. Còn trả công họ à, bọn mình chỉ có áo quần chưa đủ mặc chứ có lương lậu gì đâu mà trả.
Tôi do dự nghĩ tới anh Trung và Tâm, nghĩ thầm, "Nhất định mình không thể đi với họ được!" Tôi bèn nghĩ ra một cách khác:
-- Các anh bỏ ra mỗi người năm viên đạn được không? Tất cả là 15 viên?
Họ nhìn nhau như dò hỏi, anh Công, tuổi lớn nhất trong ba anh bộ đội nói:
-- Được thôi, mình về căn cứ đòi các đồng chí khác mỗi người một viên là không những đủ mà còn có lời!
Tôi cùng ba anh thay nhau khiêng con nai tới làng Ea Rong. Làng Thượng ở gần con suối nào thường mang tên của con suối đó! Tôi vào tìm mấy anh du kích Thượng nhờ họ giúp đỡ ba anh bộ đội nàỵ Đạn thời bình qúi giá vô cùng. Mười lăm viên đạn có thể thành 15 chú nai hay 15 chú heo rừng nên việc tìm hai người Thượng gánh nai cho ba anh chẳng khó. Tôi bày mưu cho du kích, "Các anh đừng đi theo đường rừng, vừa mệt, vừa lâu! Chi bằng gánh ra đường B 9 cách đây chừng hơn một tiếng, đi bộ dọc theo đường xe, may ra có xe bộ đội nào đi lên đó, mình nhờ, vừa đỡ mệt vừa có đạn! Lần này, người Gia Rai là con thỏ và người Kinh là con cọp!"
Đám du kích cười ha hả vì đã từng biết tôi hay đùa với những câu thành ngữ của họ thay vì "Nah Yuan topai, nah Jrai amôông!" tôi trại ra, "Nah Jrai topai, nah yuan amôông!" Ba anh bộ đội ngạc nhiên nhìn nhau không hiểu gì, tôi giải thích, "Em đùa với họ thôi, họ đồng ý rồi! Mười lăm viên đạn là mười lăm con nai tương lai đó mà!"
Thế là không những có cách thoát khỏi phải đưa các anh bộ đội về, tôi còn tìm được bốn du kích thay phiên nhau gánh con nai ra đường lộ. Ba anh bộ đội cám ơn tôi rối rít, bảo tôi nhớ lên thăm các anh khi tôi có dịp. Tôi nói:
-- Cho Quang gởi lời thăm thủ trưởng C của các anh nhé! Nhất định em sẽ lên thăm đó!
Nguyên Đỗ
|