Tình Ca Giáo Viên Miền Núi
***Chương XVI***
Chờ du kích và bộ đội đi khuất rồi, tôi vội vàng đi liền, không ghé lại thăm thầy Đoàn, vì thư của cô Hạnh nhờ chuyển tôi để trong túi ba lô còn nằm trong bụi rậm. Tôi không muốn giải thích gì nhiều với thầy Đoàn hay cô Hạnh sau nàỵ Càng ra khỏi làng Ea Rong này càng sớm càng tốt. Cũng may mà thầy Đoàn ngoài giờ dạy thường nằm ngủ chứ không đi đây đó như các giáo viên khác hay tôi, chứ không thì giờ này thầy đã hỏi tôi về cô Hạnh rồi.
Thầy Đoàn và cô Hạnh gặp nhau đầu chiến dịch Xóa Nạn Mù Chữ nàỵ Cô Hạnh khoẻ mạnh bao nhiêu thì thầy Đoàn yếu bấy nhiêu, như thể là luật bù trừ. Thầy Đoàn bị bệnh suyễn, lâu lâu ngực tức, thở không được. Tôi có lần muốn chuyển thầy về gần chỗ cô Hạnh, để hai người nâng đỡ nhau, nhưng đề nghị bị bác bỏ. Phòng Giáo Dục sợ chuyện trai gái chung đụng làm xao lãng nghĩa vụ. Tôi không hoàn toàn đồng ý, nhưng tôi chưa làm chuyên trách lâu, nên đành chịu, không thể làm cách nào khác hơn.
Tôi không muốn bị khiển trách sau này, "Đã bảo mà, để họ ở gần nhau bây giờ có bầu rồi cậu tính sao?" Mất một giáo viên trên vùng xa hẻo lánh này tìm đâu một người khác thay thế? Tôi thường nhủ thầm, phải tìm cách để giúp đỡ mọi người hoàn thành công tác một cách mau :Dng và đạt chỉ tiêu.
Trong điều kiện đất nước vừa giải phóng, tôi dù là giáo viên chuyên trách được phòng Giáo Dục huyện tin tưởng, nhưng vẫn là thành phần khả nghi gia đình tham gia "ngụy quân và ngụy quyền" và là "dân đuổi Pháp quá đà" như anh trưởng phòng Giáo Dục thường bảo. Tôi thường chống chế nói rằng, "Việc đuổi Pháp quá đà là do bố mẹ em, chứ em sinh trong miền Nam! Không lẽ khép tội cha mẹ lên con cháu?"
Có khi hăng máu hơn, còn nói thêm một cách khù khờ, "Đảng và Nhà Nước bây giờ chí công vô tư đâu có vạch lá tìm sa^u, vạch rau tìm vết ai đâu!" ...
Trở lại con đường xuống thác tôi cũng lo lo thế nào ấỵ Không biết có gặp lại anh Trung và anh Tâm không hay là họ đã đi rồi. Đi mà không cẩn thận thì thế nào cũng gặp các anh bộ đội trinh thám biên giới. Phải dặn các anh ấy cẩn thận lắm mới được. Tôi nhủ lòng và thầm mong cho các anh ấy vẫn còn chờ đợi. Theo đúng hẹn thì ngày mai tôi mới tới, nhưng sốt ruột lo cho các anh đi càng sớm càng tốt, chần chừ hoài sẽ càng dễ dàng bị thất bại, ra tù vào khám như chơị
Tới gần thác, tôi rời con đường mòn và đi xuyên vào rừng thoai thoải bên triền dốc dẫn xuống suối. Đang lùi nhủi đi xuống, bầy chim mũ trắng ầm ĩ vang lên báo hiệu có ngườị Tôi giật mình, tim đập thót lên. Sau khi đứng lại hít những hơi thật dài và từ từ thở ra thật chậm tôi lấy lại chút bình tĩnh. Phải xuống thác chiều nay thôi, trước khi mặt trời lặn. Mặt trời lặn rồi thì đố mà tìm được lối đi an toàn trong khu vực này, rắn rết, vắt , :Da...
Xuống tới bờ suối, tôi nhìn quanh quất và liếc về phía bụi rậm. Ba lô của tôi vẫn còn đó, may quá đi thôi! Tôi ngồi xuống, gập mình tập thể dục cho ấm cơ thể rồi cởi quần áo ra để trên bờ, chỉ còn mặc duy nhất cái quần xà lỏn, nhảy tùm xuống nước và bơi ngược lên chỗ thác đổ để leo vào hang, chứ không dám đi lên sợ bị phát giác. Bơi thì đỡ sợ bị tình nghi hơn, có ai gặp thì coi như tôi đang bơi đang tắm thôi.
Lặn sâu xuống nước bơi hẳn vào đằng sau giòng nước đổ, tôi trồi đầu lên nhìn quanh cho mắt quen với ánh sáng lờ mờ sau làn nước. Tôi bơi gần bờ rồi leo lên mép hang. Nước đổ ầm ầm, quanh tôi chỉ là tiếng nước đổ.
Dụi mắt một hồi khi tôi lẩn vào hang rộng mờ tối sau thác nước, tôi liếc nhanh một lượt. Hang mờ tôi chẳng thấy bóng ai, giật mình lo sợ họ đã vội vã đi rồi. Đỡ gánh lo cho tôi nhưng tương lai họ có thoát được dễ dàng không lại là một chuyện khác.
Tôi tiến vào sâu hơn trong hang, thì thình lình hai bóng đen chồm lên vật ngã tôi xuống đất.
-- Mẹ kiếp, làm gì vậy?
Tôi la lên khi nhận ra hai bóng đen đó chẳng ai khác hơn là anh Tâm và anh Trung!
Hai anh cười xòa xin lỗi rối rít nói rằng hồi chiều đã thấy tôi bị bộ đội dẫn đi, hai anh định sáng ngày mai sẽ rời khỏi nơi đây, chứ nhất định không ở thêm một ngàỵ Họ đã thích nghi với đời sống rừng rồi, không còn là thanh niên thành phố nữa. Sự quyết tâm ra đi của họ đã giúp họ học hỏi thích nghi với núi rừng thiên nhiên, câu cá hái lá cây rừng để tạm sống qua ngày ...
Tôi xuống thác lặn sâu rồi bơi xuôi theo giòng suối. Sau khi quan sát bốn bề không thấy có gì khả nghi, tôi mặc quần áo lại và vào bụi rậm lấy chiếc ba lô đầy những thứ cần thiết cho anh Trung và anh Tâm. Tôi vội vàng đi vòng lên sau ghềnh thác và chui vào hang, tim cứ đập thình thịch. Đúng là hành động lén lút lúc nào cũng sợ bị bắt quả tang! Tôi phải mau :Dng dặn dò và chỉ cách xử dụng mỗi thứ trong chiếc bao lô này rồi chuồn cho mau càng sớm càng tốt!
Tối nay tôi phải ghé lại làng Ea Rong thăm thầy Đoàn, rồi sẽ đọc tờ thư dầy cộm của Nhung, trong khi chờ thầy Đoàn hồi âm cho cô Hạnh. Tôi cũng lo lo nhớ nhớ Du, không biết giờ này nàng ra sao trong làng xa ...
Nguyên Đỗ
(Còn tiếp)
Tình Ca Giáo Viên Miền Núi
***Chương XVII***
Trong khi mở ba lô lấy ra những thứ chúng tôi đã sắm sửa cho cuộc hành trình của anh Trung và anh Tâm, tôi dặn dò các anh phải cẩn thận và bình tĩnh trong cuộc ra đi. Hai kẻ thù dẫn tới sự thất bại là sợ hãi và tự mãn. Sự sợ hãi làm tê liệt trí óc, vô hiệu hoá khả năng suy nghĩ của con ngườị Còn sự tự mãn làm cho ta hớ hênh, khinh thường kẻ địch hay trở ngại khiến con người thất bại không ngờ.
"Trường hợp các anh," tôi giải thích, " tự mãn có thể là khinh thường sơn lam chướng khí, uống nước suối không cần nấu sôi để bị ngã nước, sốt rét một cách không cần thiết, hay đi ngang ruộng rẫy của người Thượng, cứ bẻ bắp, hái bí bầu một cách cẩu thả, để lại dấu vết một cách quá rõ rệt, khiến họ phát giác ra ngay và thông báo cho du kích đi truy lùng kẻ hái trộm..."
Tôi nói chưa dứt thì anh Tâm ngắt lời tôi,
--Quang à, triệu chứng của sốt rét ra sao? Hôm nay Tâm thấy lạnh quá mặc dù mồ hôi nhễ nhại!
--Chết rồi, để Quang xem. Mấy hôm nay các anh có nấu nước sôi không ?
Anh Trung lên tiếng khi tôi nhìn kỹ và sờ trán anh Tâm:
--Từ lúc Quang dặn hôm trước, bọn này lúc nào cũng nấu sôi! Trước đó, thì đụng đâu, uống đó!
Tôi nói với anh Tâm:
-- Tròng mắt anh có màu vàng, trán nóng, bây giờ anh thấy trong người ra sao?
--Lạnh, răng muốn run cầm cập. Tưởng đó là phản ứng khi nhìn thấy Quang bị bắt!
-- Anh đang bị sốt đó! Các anh chưa thể đi ngày mai được đâu! Tạm thời phải ở lại đây, chờ anh Tâm khoẻ đã. Cũng may Quang có mang cho các anh ít thuốc ký ninh! Để bớt lạnh, anh có thể vò lá cúc quỳ non rồi bỏ vào miệng nuốt. Nó đắng lắm nhưng chừng vài phút sau là có công hiệu ngay! Cái này Quang học ở người Thượng.
Tôi nhìn hai anh lo ngại:
--Hay hai anh trở về, Quang có thể dẫn hai anh đi ra mua vé xe về không có gì trở ngạị Chỉ không biết ở địa phương các anh ra sao thôi, chứ xe từ đây về thị xã không có ai kiểm soát giấy tờ gì cả. Nếu cần Quang có thể làm cho các anh mỗi người một giấy chứng nhận giáo viên miền núị
Anh Tâm nói:
--Bọn này quyết tâm rồi, phải đi thôi! Không thể về được!
Tôi không hỏi tại sao, vì thấy sự quả quyết trong giọng nói của anh Tâm. Mỗi người đều có những nguyên do cho mọi việc mình làm mà chỉ có người làm mới hiểu rõ được. Tôi thấy mình đã liên quan tới các anh cũng quá rồi, không muốn làm phiền các anh. Nếu nhất định bảo các anh về rồi các anh bị bắt thì tôi chẳng biết xử trí ra sao. Mà biết thêm mà không giúp được cũng làm tôi ái ngại. Tôi nói:
--Thôi tạm thời các anh ở lại đây mấy ngày, chờ anh Tâm khoẻ đã rồi đi! Quang sẽ ghé lại thăm khi có thể, các anh tránh ra ngoài nhiều, chiều tối đi cắm câu, rồi sáng sớm đi lấy lên! Tránh ra ngoài từ khoảng 8 giờ rưỡi sáng đến 5 giờ chiều, vì lúc đó có thể gặp người đi săn. Nhớ chắn chỗ nấu bếp với 2 tấm poncho Quang mua cho các anh. Ánh lửa dễ làm bị lộ...Ï
Lấy ra hai bi-đông đựng nước, tôi dặn thêm:
--Bao giờ các anh cũng cần có hai bình nước nấu chín để nguội dùng trong ngàỵ Khi đi đường, uống mỗi lần một ít mỗi khi khát. Đừng uống nhiều, đi không nhanh và nhiều khi hết trước khi gặp suối nước. Tránh chỗ nước đọng, nên lấy nước suối chảy mà nấu sôị Lá cây rừng lâu năm rụng xuống có thể có chất độc, nước chảy thì đỡ độc hơn nước ao tù vì chất độc tích tụ. Trong rừng cũng như trên biển nước uống có thể quí hơn vàng đó, các anh phải cẩn thận nấu mang theọ
Anh Trung nhìn tôi nói:
--Quang rành về đường rừng quá! Hay Quang đi với bọn này đi!
Tôi lắc đầu:
--Quang chưa hề nghĩ tới chuyện đi, mà có nghĩ thì bây giờ cũng không thể đi được. Nhiệm vụ của Quang, không hẳn do nhà nước chỉ định, mà do chính bản thân đặt ra! Quang không thể đi đâu. Có điều Quang biết chi, thì trong thời gian còn lại Quang chỉ cho các anh biết, may ra giúp các anh thành công.
Anh Tâm nói:
--Ở lại, Quang cũng không làm được gì đâu. Suy nghĩ kỹ rồi nếu được Quang đi với bọn nàỵ Sang tới trại tỵ nạn bên Thái Lan, Tâm liên lạc với bà con ở Mỹ bảo lãnh cho cả ba anh em mình!
Tôi cười:
--Quang nói không được mà! Cám ơn anh! Chỉ mong anh mau khỏi để ra đi cho sớm. Hai anh ở đây ngày nào thì Quang cũng lo ngại ngày đó! Không những chỉ lo cho hai anh mà cho cả Quang và những người quen biết!
Tôi từ giã hai anh khi trời bắt đầu sẫm tối để về tới làng Ea Rông chỗ thầy Đoàn trước khi trời tối hẳn. Tôi còn muốn nói nhiều về các thứ rau rừng, trái rừng có thể ăn được, như rau mò lá xanh có hoa màu đỏ, rau giang vị chua chua, rau bột ngọt leo dùng nấu canh, hoặc xào với thịt cho thêm vị ngọt và làm thịt mềm giống như công dụng của bột ngọt mà tôi đã học được khi ở với người Thượng hoặc khi nói chuyện học hỏi với các anh bộ đội trinh sát. Tôi nghĩ thầm, "Bệnh anh Ta^m thì phải ba bốn ngày nữa mới may ra bớt, hôm nay mới ngày đầu, anh ấy còn phải sốt hai ba hôm nữa mới giảm được, phải chi mình có nghệ vàng và mật ong thì đỡ!"
Mật ong tương đối còn dễ kiếm trong làng để mua, nghệ vàng thì phải về Phòng Giáo Dục tôi có trồng một ít còn non chưa già. Nghệ vàng pha với mật ong có thể làm thuốc bổ dùng với thuốc ký ninh để trị bệnh sốt rét, chứ không dứt nọc được. Vi khuẩn sốt rét vẫn nằm trong cơ thể một khi mình đã mang bệnh đó, mỗi khi cơ thể yếu là chúng xông ra tung hoành. Tôi mang theo một số thuốc rê, lá thuốc lào phơi khô từng bó, trong ba-lo^. Tôi quyết định đi nhanh để kịp dự lớp tối của thầy Đoàn và nhân tiện hỏi những học viên trong làng xem ai có ai có mật ong không để tôi đổi, còn nghệ thì tôi chạy sang một làng xa hơn một chút nữa có cô Mai là giáo viên bổ túc hy vọng cô cũng như các cô khác có ít nghệ dùng để thoa mặt. hay vết thương để giữ da mặt nhẵn nhụi và không có vết thẹo. Dù đi nhanh, nhưng tôi vẫn không quên tìm những cây lá quen thuộc để bứt một ít làm mẫu cho các anh Trung và Tâm.
(Còn tiếp)
Nguyên Đỗ
Tình Ca Giáo Viên Miền Núi
***Chương XVIII***
Khi tôi tới bìa làng Ea Rông thì trời đã sẩm tốị Thông thường thì giờ này lớp học đã gần xong, các giáo viên trên vùng cao tranh thủ lúc trời còn sáng để dạy học trước khi trời tối hẳn. Ở làng Thượng, những đêm trời không trăng, thì trời tối mịt, đi lại cũng khó khăn. Có đi đâu, phải cầm thanh củi cháy đỏ hồng đưa qua đưa lại để biết mình đi đâu và cũng để báo hiệu người khác thấỵ Nếu có đèn pin thì còn gì tốt đẹp hơn! Chỉ có những giáo viên dự liệu sẵn mới mang theo những thứ tầm thường mà thật cần thiết đó, nhưng dè sẻn chỉ dùng tới khi thật cần vì pin thời đó cũng khan hiếm.
Tôi đi thẳng tới trường chứ không ghé lại nhà thầy Đoàn ở vì đoán chắc thầy Đoàn đang dạy trên lớp. Khi tôi tới thì các học viên đang lập lại những câu thầy Đoàn đã đọc, có in sẵn trong sách, và thầy viết lại trên bảng. Bảng đen không phải bằng gỗ mà là tấm nhựa đặc biệt cắt ra dài 2 thước rộng 1 thước rưỡị Khi đi tới một làng, các giáo viên được cấp 1 bảng đen, cuộn tròn rồi cột ngoài ba-lo%5Ẹ Dọc đường nếu không có chiếu họ có thể trải ra dưới bóng mát một tàn cây để ngồi hoặc nằm nghỉ.
Những bài học này nhắm vào người Kinh nhiều hơn là người Thượng nên nặng về chính trị sơ cấp hơn là nhắm vào người Thượng đầu óc đơn sơ mộc mạc, gần gũi với núi rừng. Tôi thường nói các giáo viên cần linh động, cứ làm theo đúng giáo án, mỗi ngày một hay hai bài đã có sẵn trong sách, nhưng nửa lớp sau nên viết thêm những gì mắt thấy tai nghe hay những gì cụ thể dân làng có thể lãnh hội được thay vì những ý thức chính trị cơ bản không ăn nhặp gì tới đời sống của dân làng. Ý thức chính trị dù cơ bản nhưng cũng rất trừu tượng mà ngôn ngữ Thượng chưa đủ để diễn tả như Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
Thỉnh thoảng cũng có những học viên rất nhạy bén và tò mò muốn hiểu hết ý nghĩa của những bài học, thay vì chỉ lập lại, học thuộc lòng như con vẹt, chỉ cần nhận ra mặt chữ, hỏi những câu tôi cũng ngập ngừng không thể giải thích cho họ vì vốn liếng ngôn ngữ Thượng của tôi chưa đủ hay trong ngôn ngữ của họ chưa có những từ ngữ đó. Có lần họ hỏi tôi, "Thế nào là dân chủ?" khi học tới, "Nhân dân làm chủ, Nhà nước quản lý!"
"Dân chủ là mọi quyết định đều do dân đưa lên, dân làm chủ qua những người đại diện, đại biểu mà dân đã bầu, mà người thi hành những quyết định đó là nhà nước, là cán bộ"
"Thế chúng tôi muốn sống di chuyển như cũ có được không?"
Theo lối sống trước kia của người Thượng, họ cứ sống ba năm một chỗ rồi di chuyển đi chỗ khác, để cho gần với nương rẫỵ Trồng trọt ba năm một chỗ, không biết và không dùng tới phân bón nên đất thành cằn cỗi sau ba năm. Năm đầu họ phá rừng, đốt cây, than tro thành phân bón thiên nhiên nên lúa màu mỡ sai hạt, sắn bắp thì củ và trái tọ Họ chưa biết làm vồng trồng khoai lang ở những nơi mà tôi đã đi quạ Tôi là con nhà nông, nên hay chỉ họ những gì mà tôi biết, cũng theo trực năng mà thôị Khoai lang có nhiều điều tốt, lá có thể luộc chấm nước mắm hay muối, củ có thể nướng hoặc luộc, phơi khô để dành ... Ăn khoai lang giúp tiêu hoá, giây khoai lang già có thể cắt nấu cho heo ăn ...
Thầy Đoàn thấy tôi vào cuối lớp gật đầu chào, khi các học viên nhao nhao gọi tôi, "Nai Pơ tho Quang! Dạy học đi!"
Thầy Đoàn đi xuống, nói với tôi, "Đoàn dậy tối nay xong rồi đó, Quang dạy giùm phần cuối nha! Mấy hôm nay, cơn suyễn hành, mệt quá!"
Tôi lo lắng, "Có nặng lắm không? Anh có uống thuốc gì chưả"
"Thuốc thì mình vẫn uống, nhưng mấy hôm nay trở trời thấy mệt hơn!"
"Vậy anh về trước đi, chút nữa Quang ghé!"
"À, aanh Đoàn," tôi vội rút thư của cô Hạnh từ ba-lô đưa ra cho anh khi anh chuẩn bị về, "cô Hạnh gởi thư cho anh!"
"Cám ơn Quang!" Anh Đoàn nói mắt sáng lên mừng rỡ.
Khi anh Đoàn ra khỏi lớp, tôi hỏi các học viên, "Hôm nay đồng bào muốn học gì đây?"
"Con nai!" Họ nhao nhao nóị
"Con naỉ" Tôi hỏi lạị
"Con nai bộ đội bắn đó!"
"À, được rồi! Để tôi nghĩ một lát!" Tôi suy nghĩ làm sao phải viết cho vần, dễ thuộc rồi cầm phấn viết trên bảng:
Con nai khát nước
Xuống bờ suối trong
Súng nổ cái đùng
Con nai ngã gục
Bộ đội nhìn nhau
Họ đều lắc đầu
Con nai nặng quá
Khiêng chẳng được đâu
Vào gọi dân làng
Chia chút được chăng
Lắc đầu không được
Thì thôi chẳng màng
Bộ đội năn nỉ
Giúp cho một tí
Đạn dược chia nhau
Mọi người đồng ý
Viết xong, tôi đọc một lượt rồi giải thích ý nghĩa của từng chữ từng câu, mọi người cười hể hả. Xong đâu đó rồi, tôi đọc từng câu bốn chữ trước, rồi bảo họ lập lại saụ Tôi vừa đọc vừa đi xem từng người xem họ viết lại tới đâu, người nào viết chậm quá thì tôi viết giúp vì bài học đó dài hơn bình thường, nhưng vì nó là câu chuyện thực tế nên dân làng dễ nhớ hơn, có những âm lập lại, những âm vần dễ đọc lại có tính cách diễu một chút nên họ thích học hơn là những bài trong sách khô khan, trừu tượng.
Các học viên hỏi tại sao tôi không ở đây dạy họ ít hôm, tôi nói tôi phải về Phòng Giáo Dục và đi các làng xã khác làm việc chứ không thể ở lại một chỗ. Tôi hẹn họ khi nào có dịp tôi sẽ xin Phòng Giáo Dục cho tôi ở lại đây một tuần dạy học và sống với đồng bào, nhưng tôi dặn kỹ, "Tôi sẽ cố gắng, nhưng tôi không bảo đảm là có được hay không!"
Có mấy người nói:
-- Ờ ờ, "nai pơ tho" Quang là cán bộ lớn!
-- Tôi là cán bộ lớn, thì các bạn là nhà nước! Vậy mình đều như nhau!
Cả lớp đều cười ha hả. Tôi hỏi, "Ở đây có ai còn mật ong không ? Tôi muốn mua hoặc đổị"
--" Thầy đi theo tôi!" Một anh học viên nóị
Anh dẫn tôi tới nhà sàn của anh, đưa cho tôi một bầu nước khá nặng. Tôi mở nút bầu ra, có mùi mật ong, tôi hỏi bán bao nhiêụ Anh học viên nói, "Thầy có những gì trong ba-lo^"
Tôi mở ba lô đưa ra ít bánh thuốc lá, những thứ thường dùng chiếc đèn pin, kem, bàn chải đánh răng....
-- Tôi cho thầy mật ong, thầy cho tôi những bánh thuốc lá này!
--Được, như vậy cũng haỵ
Tôi không phải thử mật ong thật hay mật ong giả vì đồng bào Thượng rất thật thà, không pha thứ này thứ nọ vào mật ong. Mật ong nguyên chất có thể để trong bầu, trong chai đựng cả mấy năm trời mà không đóng thành đường, lúc nào cũng có mùi thơm đặc biệt của mật ong, tuỳ theo tổ ong đó làm ở rừng hoa nàọ Mật ong ở rừng hoa quỳ vàng có màu đỏ sậm, ăn nhiều mau bị say, mật ong ở rừng hoa gạo màu đỏ nhạt hơn...
Tôi mừng là mọi chuyện xảy ra thật dễ dàng kỳ nàỵ Thế là tôi đã có quà cho anh Trung và anh Tâm, chỉ cần thêm ít nghệ nữa là tuyệt vờị Tôi cầm bầu mật ong và tới chỗ anh Đoàn. Anh đang hí hoáy viết thư cho cô Hạnh. Anh không ngừng lại, nói: "" Tối nay Quang ngủ lại đây nhé!"
"Khỏi phải hỏi mà! Quang tới đây là ngủ ké với anh thôi! Anh nằm sàn hay nằm võng?"
"Đoàn thích nằm sàn hơn, nằm võng cong người, tức ngực lắm!" Thầy Đoàn trả lờị
Tôi mở bao lô rút ra chiếc võng xanh bằng vải dù đã được cấp lúc đi dạy, tôi đã nhờ Liên, em họ tôi, may thêm chiếc màn che, chắn muỗi. Khi cột vào hai cây xà lớn ở góc nhà và chui vào võng nằm, võng với màn che sẽ cong cong trũng xuống giống tổ ong, màn che bọc cả thân võng nên muỗi không thể chui vào được, và cũng chắn khói mà người Thượng đốt và dụi cho khói bay đuổi muỗi vào đầu hồi đêm. Ở Thượng quen thì không sao, chứ người mới lên vùng cao, vào làng Thượng sống thử một hai đêm thì không khỏi dụi mắt cay xè vì khói cay cay mỗi tối.
Tôi muốn mở thư của Nhung ra đọc ngay, phần thì thầy Đoàn đang viết thư dưới ánh đèn dầu duy nhất trong nhà, phần tôi đi đường cũng mệt, nên sau khi treo võng xong, xúc miệng, tôi leo lên võng, nằm nói chuyện với anh Đoàn một hồi rồi quay ra ngủ saỵ
Nguyên Đỗ
(Còn tiếp)
|