Tình Ca Giáo Viên Miền Núi
*** Chương XIX***
Tiếng gà gáy sáng làm tôi tỉnh dậỵ Bên ngoài trời còn tờ mờ sáng và lành lạnh. Tôi nằm rán lại trên võng, không muốn đánh thức thầy Đoàn đang nằm ngủ dưới sàn. Lợi dụng chút thời gian yên ắng này, tôi sắp sẵn trong đầu những việc cần phải làm: sang làng Ea Rung để xem cô Mai có ít củ nghệ nào không, tiện hỏi luôn tình hình dạy học bên đó để làm báo cáo...
Người Thượng trong gia đình chúng tôi trú ngụ đã thức giấc. Bà chủ nhà cỡ băm mấy đang cặm cụi thổi lửa từ những cục than hồng nhỏ còn lại từ hồi tối để nấu bữa ăn sáng. Bùi nhùi không bốc cháy ngay, khói um cả nhà làm thầy Đoàn cũng lồm cồm bò dậy, lại ho lụ xụ vì cơn suyễn lại hành. Tôi xuống khỏi võng, xếp chăn và tháo võng cuốn lại bỏ vào ba-lo^.
Mọi người trong nhà đều dậy cả rồi. Ông chủ nhà ngồi phì phò hút thuốc rê, cô gái cỡ 15, 16 tuổi đang xếp những bầu nước đã cạn vào gùi để đưa xuống vòi lấy nước đem về và tắm rửa vệ sinh buổi sáng. Hôm trước họ sài nước có lẽ hơi nhiều, nên bầu bỏ vào cả hai gùi, một gùị Cô gái nói vời người em gái cỡ 10 tuổi, "Đi gùi nước với chị đi!"
Cô gái nhỏ lắc đầu từ chối, giống như đa số những người con út được nương chiều khác, "Không đi đâu!"
Tôi cười, "Tôi giúp được không?"
Chẳng cần cô trả lời, tôi tới đeo cái gùi lớn lên vai, nhường lại cô chiếc gùi nhỏ. Cả nhà cười vui vẻ, họ chọc tôi, "Sao không nói thầy Đoàn gùi cho thầy?"
Tôi nói, "Thầy ấy ho thế kia, thì sao mà gùi nước được?"
Tôi cầm theo túi nhỏ có khăn tắm, quần đùi, lược, bàn chải , kem đánh răng và cục xà bông. Thông thường mỗi làng đều có ít nhất hai vòi nước cách xa nhau một quãng, suối dành cho nam giới ở trên cao hơn và gần làng hơn, suối dành cho nữ giới ở bên dưới và xa hơn. Họ có thể nói chuyện lớn với nhau nên cách xa nhau cỡ 100 mét hoặc xa hơn tí nữa tuỳ theo địa lý của khu vực.
Người Thượng là con cái của núi rừng, nên họ không có những ngượng ngập hay những ý nghĩ đâu đâu. Lúc tắm, họ trần truồng trăm phần trăm, cả nam lẫn nữ. Tôi ở với Thượng đã lâu nhưng chưa thể nào thoát y trăm phần trăm được, còn có vô tình nhìn thấy các cô tắm thì trong lòng vẫn bình yên không có ý nghĩ vởn vơ trần tục, có lẽ vì khung cảnh tự nhiên trong sạch của thiên nhiên chăng.
Sau khi lấy nước và tắm xong, tôi nói vọng xuống cho cô gái đang tắm với các bạn của cô, "Tôi gùi nước về trước đây!"
Tôi nghe tiếng cười ầm ĩ của bầy con gái dưới suối. Chẳng cần nghe tiếng trả lời, tôi gùi nước về nhà vì tôi phải đi tới làng Ea Rung gặp cô Mai rồi còn phải ghé lại thăm anh Trung và anh Tâm trước khi trở lại Phòng Giáo Dục. Một khi về Phòng Giáo Dục rồi, đi đây đó cũng sợ tai mắt, hay sự thắc mắc của người này người kia. Phải cẩn thận lắm mới được, tôi tự nhủ. Về tới nhà, tôi hỏi thầy Đoàn, "Hai hôm nữa anh ra Phòng Giáo Dục nha! Anh về làng Kờ Mông dạy thế cô Liễu một tuần, Quang sẽ vào đây dạy thế anh."
Thầy Đoàn mắt sáng lên, mừng ra mặt. Tôi cười nói, "Một tuần trăng mật thôi nhé! Quang chưa hỏi qua ý kiến anh Nhật đâu, nhưng thấy không có gì trở ngại, vì Quang sẽ vào đây thế anh! Quang sẽ nói với anh Nhật là anh bị ho nặng quá cần phải ở gần bệnh xá huyện cỡ một tuần xem sao?"
"Quang đưa về cho Hạnh bức thư này! À để Đoàn viết thêm báo tin là sẽ về làng Kờ Mông một tuần!"
"Đừng anh! Không muốn cho cô Hạnh một niềm vui bất ngờ saỏ"
"Quang nhỏ tuổi mà sành tâm lý ghê! Quang kết cô nào là chắc chết cô đó quá!"
"Không dám! Không dám! Cho em hai chữ bình yên đi anh!"
Tôi từ giã anh Đoàn và gia đình người Thượng trước khi cô gái gùi nước về. Họ giữ tôi lại để ăn cơm, nhưng tôi nói tôi cần phải sang làng Ea Rung rồi trở về Phòng Giáo Dục nội trong ngày nên không thể ở lại được. Tôi nháy mắt với anh Đoàn và nói thêm với gia đình người chủ nhà, "Ông bà an tâm, hai ngày nữa thầy Đoàn về Phòng Giáo Dục dưỡng bệnh, tôi sẽ tới đây ăn cơm với đồng bào cả tuần cho mà xem!"
"Thật không?"
"Thật mà, ba hôm nữa tôi sẽ vào lại đây và xin ở đây với ông bà nhé?"
"Được thầy cứ ở nhà chúng tôi!"
Đường đi tới làng Ea Rung cũng ngoằn ngoèo nhỏ hẹp như những con đường mòn khác. Trời còn sớm nên sương mù còn nhiều, hơi nước từ dưới đất toả lên. Tôi lầm lũi đi theo lối nhỏ dẫn tới làng.
Khi tôi tới thì dân làng, kẻ thì đang quét dọn sân, kẻ thì đang cho heo, gà ăn. Tôi lên tiếng gọi cô Mai, "Mai có ở nhà không?"
"Có, anh Quang đó hở? Trời ơi, đi đâu mà sớm thế? Anh lên nhà chơi đi! Mai đang nấu chè đậu đen."
Tôi leo lên cầu thang làm bằng một thân cây, có đục mấy khắc để làm bậc leo. Lom khom cúi xuống vào nhà, vì lối vào nhà sàn thường thấp. Vào bên trong rồi, có thể đứng thẳng và đi lại bình thường vì mái nhà cao hẳn lên. Lối kiến trúc này có cái hay là độ nghiêng hẳn, nước mưa đổ xuống là chảy xuống đất chứ không ứ đọng dễ làm ẩm ướt và dột nhà.
Tôi nhìn cô Mai ngồi canh nồi chè mà buồn cườị Lúc cô bị cử vào đây, cô khóc lóc định bỏ việc ra về vì xa xôi quá, vậy mà chỉ mấy tháng sau cô đã thích hợp nơi này, được dân làng mến lắm. Họ đem hết thứ này thứ nọ cho co^. Ở đây buồn, ban ngày cô ở nhà với lũ nhỏ trong làng, tập hát, dạy vũ, và dạy học chữ. Những lúc rảnh cô thêu thùa và ... nấu chè. Tôi đã ghé lại thăm cô mấy lần và lần nào cũng bắt gặp cô nấu chè. Chỉ mới mấy tháng mà cô Mai trông mập hẳn ra, tôi nhìn cô chọc vui, "Trông Mai hồng hào quá!"
"Anh thấy đó, ngoài việc dạy, chơi với đám trẻ con, Mai còn biết làm gì ngoài việc nấu chè?"
"Thế áo len Mai đan hôm nọ xong chưả"
"Xong rồi, Mai đưa cho ông trưởng làng. Ông ta thích lắm, ông ta cho Mai một con heo con kìa!"
"Thế Mai lấy gì mà nuôỉ"
"Ồ gia đình ông ấy lo hết. Họ nói khi nào Mai muốn đem về thì cứ bắt đưa đi!"
"Thôi nuôi heo lớn rồi khi Mai cưới anh nào đó, giết heo cúng Giàng đi!"
"Anh nói bậy đi nhé! Mai mà ế chồng, anh có tội đó! Mai bắt thường không trả được đâu!"
"Nói gì nghe ghê thế?" Tôi trả lời, rồi thêm, "À Mai có còn chút nghệ nào không?"
"Ơi, anh Quang tính làm điệu như con gái sao, mà phải xức nghệ?"
"Điệu gì, Quang cần nghệ để làm thuốc đó chứ! Nếu còn chia cho Quang một ít, tháng sau Quang đem lên trả gấp đôi!"
"Khỏi cần, cho Mai về thị xã thăm gia đình hai ba bữa đủ rồi!"
"Tính đem heo con về khoe hở?" Tôi đùa.
"Không, Mai hết len rồi. Dân làng thấy Mai đan thích lắm ai cũng muốn Mai đan cho họ. Mấy thiếu nữ trẻ thì muốn học đan với Mai. Mai về sắm ít cây đan và ít len để đan áo và dạy đó!"
"Thật là hay! Để Quang về Phòng Giáo Dục xin xem có ngân qũi nào không, dạy đan thêu cũng là nữ công gia chánh. Tuy không có trong chương trình xóa mù, nhưng đó là động cơ thúc đẩy người Thượng học tập, học nghề... Nếu không có ngân qũi, thì mình có thể xoay sở cách khác ... Nhưng Mai cho Quang khoảng ba tuần nữa nhé! Quang lên đây dạy rồi Mai về sắm sửa những thứ cần dùng."
Ăn bữa chè ngon ơi là ngon! Cô Mai thấy tôi ăn chè ngon miệng, bảo tôi lấy hết đem về ăn. Tôi cười trong bụng. Thế thì còn gì ngon hơn nữạ Tôi có nghệ, có mật ong, có chè. Phen này đúng là trời phù hộ cho anh Trung, anh Tâm và tôi.
Tôi từ giã cô Mai, đi theo đường tắt về làng Nang, tạt qua thăm anh Trung và anh Tâm, trao cho các anh mật ong, nghệ và cà mên chè đậu đen cô Mai vừa nấu vừa ngọt vừa ngon rồi vội vàng về cho kịp xế trưa là giờ xe đò đổ khách xuống xã. Tôi không muốn phải giải thích này nọ là đã lên đây từ hôm trước mà hôm nay mới trình diện.
Tình Ca Giáo Viên Miền Núi
***Chương XX***
Tôi về tới Phòng Giáo Dục lúc mọi người đã đi vắng cả, chỉ trừ chị Chức là chị nuôi của phòng. Chị nuôi, anh nuôi là danh từ miền Bắc gọi những người lo ẩm thực, nấu bếp nuôi quân trong bộ độị Chị người miền Trung, chắc khoảng ba mươi mấỵ Chồng chị đi lính Cộng Hoà, chết trận trong mùa hè đỏ lửa tại Kontum năm 1972. Tôi hỏi tại sao mọi người đi vắng hết và họ đi đâu mất rồi. Chị trả lời:
"Các anh chị trong Phòng đi họp bên huyện."
"Về chuyện gì thế, chị biết không?"
"Nghe anh Nhật nói về chuyện gì do chính em đề nghị đó!"
"À chuyện tuyển dụng các người Thượng biết tiếng Jrai để làm giáo viên và dạy tiếng Thượng cho những người lớn tuổi không học được tiếng Kinh lúc đầu."
"Đúng rồi, chị thấy anh Nhật chọc anh Ít làm lớn gì gì đó!"
Lợi dụng trời còn sớm, tôi tranh thủ thời gian đi vào làng Ea Blang thăm Du, thầy Phú, thầy Phong sau khi dặn chị Chức là tôi sẽ về ăn tối tại đâỵ Thường lệ là khi ăn hay không ăn, cần phải báo cho nhà bếp biết để nhà bếp nấu vì ăn uống có chế độ, nghĩa là có thể chế và điều độ gì đó theo cách nói của các anh chị miền Bắc. Mỗi người được cấp phát đúng khẩu phần gạo và thức ăn của mình trong tháng, xài nhiều thì sẽ thiếụ Chị Chức chọc tôi, "Liệu mà giữ hồn đấy nhé, em đào hoa vừa thôi, vừa đưa cô nào đó về thị xã, lại vào thăm cô Dụ Coi chừng ban ngày lắm mối tối nằm không!"
Tôi cười nói với chị, "Thế chị không thấy xưa nay em không nằm không đấy à?"
"Thôi đi đi, khỉ quá, cho kịp về ăn tối!"
Thôi thầm nghĩ trong bụng hôm nay tôi đạt giải quán quân về lội bộ, đi một lượt mấy làng và làm những chuyện khó mà tưởng tượng. Lỡ rồi, mà nếu có gặp lại trường hợp tương tự nào nữa tôi cũng sẽ làm như tôi đã làm. Làm sao tôi có thể làm ngơ không giúp người hoạn nạn gặp đường cùng như Nhung, như các anh Trung, anh Tâm...
Thầy Phong và cô Du còn đang dạy học, nên tôi ghé nhà thầy Phú trước hỏi qua tình hình dạy bổ túc văn hoá. Thầy Phú và tôi nói chuyện một hồi về công tác xoá nạn mù chữ, rồi tôi hỏi thầy Phú xem ở đây là làng lớn, có ai biết viết tiếng Thượng khá không, thầy cho tôi được mấy tên, tôi ghi vào sổ, coi như mục đích vào làng của tôi đã tạm hoàn thành. Người ta thường nói đừng kết hợp việc tư với việc công, tôi thì thích làm chung cả hai cho có kết quả khi có thể như vậy mới vui hơn và không ai trách cứ mình. Cuộc đời đã khổ sở, tại sao mình không đem tâm trí ra để vui trong công việc của mình chứ. Cứ lo buồn, than thân trách phận, mà chẳng làm được gì thì buồn chán mãi, sinh bệnh thôi. Khi tôi hỏi thầy Phú về cô Du và thầy Phong, thầy Phú chọc, "Chết Quang rồi đó nhé, lần này không tránh khỏi trận đòn ghen của cô Du!"
Tôi tự nhủ, đúng là thầy Phong mắc dịch lại hoa hoè hoa sói nói lung tung rồi. Tôi cười với thầy Phú mà nhói đau, "Đâu có gì đâu, Quang xem mọi người đều là bạn mà!"
"Bạn cái con khỉ, cô Du khóc mấy đêm liền kìa!"
"Chuyện gì mà phải khóc?"
"Còn chuyện gì nữa, bồ Quang từ thị xã lên tận trên này thăm Quang. Quang lại đưa nàng về, lại còn giả bộ ngây thơ nữa!"
"Ai nói Quang đưa bạn Quang về cho anh nghe!"
"Thì còn ai nữa, chính cô Du đó! Thầy Phong đưa tin về bạn Quang lên chơi, hai hôm sau thì Du ra Phòng Giáo Dục thì biết tin Quang đã về thị xã. Không đưa bồ Quang về thì về thị xã làm gì!"
"Chết chưa, thật đúng là tình ngay lý gian, Quang đưa các bạn Quang về thật, nhưng còn ít chuyện khác nữa chứ bộ"
"Nói sao thì nói, liệu có thể thuyết phục được cô Du không thì mới tài!"
"Chẳng có gì để thuyết phục cả, anh ạ!"
Ngoài miệng tôi nói như thế, nhưng trong lòng ngổn ngang. Tôi và Du rất thân thiết nhau, nhưng chúng tôi cũng chưa bao giờ tỏ tình với nhau, nên trong tình cảnh này, dù tôi có muốn yêu nàng, tôi cũng không nên nói, cho đến khi mọi sự ngã ngũ rõ rệt. Tôi không muốn bị người khác cho tôi là người lang chạ người này người khác. Tôi phải khác thầy Phong hay những người đào hoa khác. Đâu được để trái tim mình hoen ố vì những chuyện không đáng, đi ngược lại với lương tâm trong sạch của mình.
Tôi đi ra bờ suối chặt ít cây đót, tức là cây bông lau về làm chổi và ít hoa quỳ vàng cho Du trước khi Du dạy xong. Hoa quỳ trông rất đẹp mùi hăng hăng không có hương thơm như những loại bông khác. Cây quỳ rất dễ trồng, chỉ cần chặt cây, cắm nước cho mọc rễ là có thể trồng được. Vào mùa mưa, chặt cành quỳ rồi cắm ngay xuống đất sốp, cành quỳ cũng có thể đâm rễ và mọc lên được. Cây quỳ mọc rất nhanh, thường người Kinh chặt trồng làm hàng rào, hoặc chặt làm phân xanh. Làm phân xanh là chặt các cây hôi, cây quỳ ra nhỏ rồi ủ đất lên, sau một thời gian, hoặc trộn với phân chuồng là đồ phế thải của heo, gà, bò ... hoặc trộn với đất thường dùng làm phân chăm bón cho mùa màng rất tốt.
Tôi đưa hoa quỳ cắm trong ống tre cắt ra có thể dùng để đựng bút hoặc muỗng, đũạ.. Tôi đang loay hoay cột cây đót lại làm chổi thì lớp học xong, Du về.
"Anh Quang vào chơi đó hở?"
Tôi ngẩng đầu lên nhìn Du, khuôn mặt nàng lạnh lùng chứ không lộ vẻ niềm nở như ngày nàọ Tôi bình tĩnh nói:
"Quang mới ở thị xã lên, có quà cho Du nè! Có thư của gia đình Du nữa! Quang ghé lại nhà ba má Du, nói vì Quang về gấp quá nên không kịp vào thăm Du ở một làng mới trước khi về. Gia đình Du mọi người đều khoẻ, chị Xuân vẫn làm ở Sở Thông Tin Văn Hoá thị xã. Chị vẫn làm thuyết minh."
Tôi đưa quà, nói một hơi dài, như để thoa dịu lòng Du, nhưng không có kết quả. Du giữ nét mặt lạnh lùng, chỉ nói "Cám ơn!"
Những năm đầu sau giải phóng, nhà nước hoặc muốn tiết kiệm ngân quĩ hoặc muốn kiểm soát tư tưởng nên phim ngoại quốc thường có phụ đề như trước đây thì bây giờ các phim ngoại quốc được diễn tả qua giọng nói của các nhân viên thuyết minh. Phim Long Tranh Hổ Đấu của Lý Tiểu Long được lồng vào khung cảnh cách mạng chống áp bức chứ không còn thuần tuý như nguyên bản. Chị Xuân có giọng ấm áp nên thuyết minh rất haỵ
Tôi hỏi gì Du cũng trả lời một cách khô khan. Tôi đâm vào cảnh khó xử, nói thật thì không được, nói Nhung chỉ là bạn từ thị xã lên thăm thì cũng khó xuôị Tôi muốn phân trần nhưng phải làm sao đây, dưới danh nghĩa gì. Tôi thấy trời đã chiều chiều nên đứng dậy từ giã, hẹn mai mốt trở lại nói chuyện nhiều hơn, thì Du nói, "Khỏi cần đi, Du tự lo được mà!"
Khỏi cần nói, mặc dù đã có những lời báo trước của thầy Phú, chị Chức, tôi thấy hồn mình trĩu nặng. Tôi tự hỏi lòng mình hay là mình đã yêu và tình yêu nào cũng có những đắng caỵ Hôm nay tôi mới nếm thử hương vị đầu đó thôi mà tim tôi như đã có một mũi tên đâm thủng một lỗ lớn. Không biết lấy gì để vá víu khoảng trống đó!
" A ha, anh chàng đào hoa đã về!" Tiếng anh Nhật làm tôi giật mình khi tôi đang trầm ngâm suy nghĩ trên đường về Phòng Giáo Dục.
"Anh Nhật, anh làm em giật mình! Anh mới đi họp bên huyện về?"
"Đúng, phen này cậu phải giúp tớ hết mình nhé! Đề án của cậu đã được huyện chấp thuận rồi! Cậu và lão Ít phải lo cho chu đáo!"
Tôi cười rạng rỡ, "Nhất định thành công mà anh Nhật! Làng Ea Blang chỗ thầy Phú ở có 3 người có thể bổ xung làm giáo viên sau khoá huấn luyện ngắn! Em chắc chắn ở các làng gần thị xã sẽ tuyển dụng thêm được nhiều giáo viên vì họ thường có trình độ cao hơn những làng xa xôi hẻo lánh!"
"Chút nữa ăn cơm xong, cậu và anh Ít vào phòng tớ, mình bàn thêm! Tháng tới bắt đầu được!"
"Tháng tới, tức là chỉ còn 3 tuần nữa?"
"Đúng vậy!"
Chết thật, ba tuần nữa trong khi khởi đầu bằng số không. Dù sao, cũng hy vọng nhiều vì về phiá nhân tâm đã đạt được, còn nhân lực chắc cũng sẽ có đủ, địa lợi thì giáo viên Thượng dạy người Thượng thì phong thổ họ quen thuộc không thấy có gì trở ngại, chỉ còn yếu tố thiên thời nữa thôị Ba tuần, có quá gấp rút không? Tôi tự hỏị Không thể trì hoãn được, trì hoãn huyện họ suy nghĩ lại, cắt ngân khoản một cái là tiêu đời kế hoạch đáng làm nàỵ Tôi sẽ dốc quyết tâm để lo việc này cho tới nơi tới chốn với sự cộng tác của nhiều ngườị Tôi mừng lắm vì đây là lần đầu tiên kế hoạch đã đạt được sự chú ý của huyện với một qui mô lớn, chứ không phải chỉ ở phạm vi nhỏ.
Đêm nay tôi sẽ tự an ủi và tự thưởng mình bằng cách dưới ánh điện phòng mở và đọc bức thư dày cộm của Nhung mà tôi nóng lòng chưa kịp đọc vì quá bận rộn với việc này việc nọ. Đêm nay tôi sẽ thả hồn mình phiêu lãng trong những ngày còn đi học, còn cười đùa vui với bạn bè, với Nhung, với Hải ...
Nguyên Đỗ
(Còn tiếp)
Mọi người giờ này đã đi ngủ hết rồi, chỉ còn lại một mình tôi. Tôi mở bao thư dày cộm của Nhung ra. Không phải là một bức thư dài mà là một bức thư kèm theo một tập nhật ký dày cộm có hàng ca-rô nhỏ, chữ dày dặc. Tôi run lên, làm sao Nhung lại cho tôi đọc nhật ký riêng của nàng. Nhật ký là những gì riêng tư thầm kín nhất, ngay cả đối với con trai, thanh niên chứ nói chi đến một người con gái.
Tôi hồi hộp mở bức thư Nhung mới viết và đọc:
Anh Quang,
Đầu óc Nhung giờ rối bù, nhiều chuyện đã xảy ra dồn dập. May mà gặp anh, nếu không chắc Nhung bỏ mạng trên rừng rồi quá. Phải nói là chuyện tình cờ gặp trên rừng như là tiền định và Nhung rất sung sướng được gặp anh. Những giây phút chuyện trò riêng thật ngắn ngủi nhưng đủ tạo cho Nhung những hạnh phúc nhớ mãi trong đờị
Nhung có nhiều chuyện muốn nói với anh, nhưng vẫn chưa có dịp thổ lộ hết những gì Nhung muốn nói vì thời giờ gấp rút của anh, không phải lo cho bản thân anh mà lo cho những người bạn của Nhung.
Nhung cám ơn anh đã tận tình giúp đỡ Nhung và các bạn của Nhung. Nhung rất cảm động trước sự sẵn sàng đứng làm bình phong cho Nhung. Nhung từ những ngày còn học chung đã cảm phục anh rồi, dù ngại ngùng không nói theo sự e dè của con gáị Nhung có thể viết lại đầu đuôi những ý nghĩ về anh trong bức thư này, nhưng Nhung không muốn làm thế. Nhung muốn anh đọc lại nguyên những dòng nhật ký Nhung đã viết từ hai năm qua. Nhật ký này Nhung chỉ viết cho Nhung, chứ không nghĩ là có một ngày sẽ có một người khác đọc, và nhất là anh thì lại càng không phải. Trong tập nhật ký này là tất cả những tâm tình thật sự của Nhung. Nhung sẵn sàng để chia sẻ với anh chẳng phải vì ơn cứu sống mà vì Nhung muốn anh thực sự hiểu Nhung dù mọi việc còn phụ thuộc vào tương laị
Anh sẽ thấy toàn bộ con người Nhung, trần trụi với những ý nghĩ tư tưởng và hành động. Có lẽ anh sẽ giật mình khi đọc những lời viết táo bạo này, nhưng anh an tâm đọc đi. Nhung sẽ không bao giờ đòi nợ anh đâu, vì Nhung luôn luôn tin tưởng anh, như lần nào đó, anh rủ Nhung đi xe đạp lên Biển Hồ chơi riêng với anh, anh có hỏi khi hai đứa đứng trên cao nhìn xuống Biển Hồ, "Nhung có sợ không?" và Nhung đã trả lời, "Đi với Quang thì có xuống âm ty Nhung cũng không sợ!"
Cho đến bây giờ Nhung có thể sợ này nọ, nhưng Nhung vẫn giữ niềm tin của ngày nào: Nhung hoàn toàn tin tưởng nơi anh, dù có phải xuống địa ngục với anh Nhung cũng không sợ, huống chi chỉ là phơi trần tâm hồn của mình cho anh đọc.
Khi nào anh đọc xong rồi, anh hãy dành cho Nhung một buổi chiều để nói chuyện, để Nhung bổ sung những điều Nhung quên chưa viết hay những gì anh muốn biết. Nhung đã viết tập nhật ký đó từ giữa lớp 11 cho tới ngày Nhung rời thị xã, gần hai năm tròn. Anh sẽ thấy tên anh xuất hiện trên nhiều trang nhật ký của Nhung. Tập nhật ký là người bạn tâm sự của Nhung, và có những trang nhật ký anh có thể gọi là những bức thư tình không gởi. Bây giờ những bức thư tình đó đã tới người nhận rồi đó nha!
Nhung có yêu anh không? Nhung đã nhiều lần tự hỏi điều đó và đã viết trong nhật ký nhiều lần. Tình yêu phải có qua có lại phải không? Cho đến bây giờ tình yêu của Nhung đối với anh là tình yêu đơn phương, hay nói cho đúng hơn là tình yêu tam giác: Người yêu Nhung thì Nhung lại không yêu, và người Nhung yêu là anh thì lúc nào cũng như một người bạn, người anh chăm lo cho em gái mà không có những cử chỉ âu yếm mà một người con gái đang yêu cần cảm nhận.
Thôi anh cứ giở nhật ký Nhung ra đọc rồi cho Nhung biết anh nghĩ gì nhé! Nhung nhất định sẽ không bắt anh phải trả nợ Nhung đâụ Mong anh giữ gìn cẩn thận và bình an.
Thương,
Nhung
|