|
#1
|
||||
|
||||
![]() Mời mọi người một miếng bánh bò, rồi bắt đầu nhen
Bánh bò Ý Nhi làm đó ![]() Các hình ảnh post trong thread này được sưu tầm trên mạng hoặc lấy ra từ các sách dạy nấu ăn, trừ hình nào có chú thích tác giả
__________________
![]() thay đổi nội dung bởi: ♥Ý Nhi♥, 04-08-2009 lúc 07:00 PM. |
#2
|
||||
|
||||
![]() Liên Hoàn tam thập bát khúc - 36 món ăn Ái Hoa & Shiroi Thơ liên hoàn 36 món ăn của Shiroi và Ái Hoa Đặc sản quê mình tự bốn phương Dân gian đủ món khó am tường Trăm mùi hải vị khoe tươi sắc Vạn thức sơn hào tỏa ngát hương Ngọt lịm canh nêm mồm thử tí Cay nồng ớt rắt lưỡi coi thường Dù nơi viễn xứ lòng mong đợi Trở lại thăm nhà mãi vấn vương Ái Hoa 14/08/2007
__________________
![]() |
#3
|
||||
|
||||
![]() Trích:
Bánh tráng Trảng Bàng Vấn vương khuôn nguyệt tráng bên thềm Đất Trảng thương hoài... xếp bánh đêm Hấp bột, vải căng, phơi nắng ráo Nướng lò, phên trải, đẫm sương mềm Nồng hương gạo mới, đi còn nhớ Dẻo thịt cơm dầy gói tặng thêm Tinh lực đất trời ươm lá cuốn Ai xuôi miệt ấy... ghé về xem... th - Shiroi 15/08/2007 Bánh tráng phơi sương (có xuất xứ từ huyện Trảng Bàng - Tây Ninh) mang hương vị rất riêng cho món cuốn phổ biến ở Nam Bộ: bánh bột gạo cuốn rau thơm, bún, thịt, dùng với nước chấm pha các loại gia vị. Theo người làm bánh, để làm bánh tráng phơi sương, phải chọn loại gạo ngon và không được pha trộn. Nếu bánh tráng ở nơi khác hay thêm đường cho mềm bánh thì bánh tráng phơi sương lại thêm tí muối. Sau khi làm bột, bánh được tráng hai lớp (vì thế chiếc bánh dày), rồi đem phơi nắng cho khô. Bánh tráng phơi khô xong đem nướng sơ qua. Sau đó, bánh được xếp riêng, đợi đến sáng sớm, khi sương bắt đầu rơi nhiều, mới đem bánh tráng ra phơi, , làm cho bánh có thêm tinh lực của đất trời. Cách phơi sương cũng rất kỳ công, phơi bánh phải thức cùng bánh, đợi bánh thấm sương vừa đủ mềm thì xếp lại ngay, bỏ vào trong bao, lót lá chuối. (Sưu tầm) Bánh tráng phơi sương cuốn với thịt luột : ![]()
__________________
![]() |
#4
|
||||
|
||||
![]() Trích:
Hủ tiếu Mỹ Tho Ai xuôi miệt ấy... ghé về xem... Hủ tiếu quê hương vẫn mãi thèm Bánh đổ gạo ngon rau giá trụng Canh hầm xương ngọt mỡ hành nêm Nước lèo bốc khói hơi thơm ngát Tôm thẻ cong đuôi thịt đỏ mèm Trứng cút, tần ô, dầm cải thảo Tương, hành, chanh, ớt, chị mời em Ái Hoa 26/08/2007 Hủ tiếu Mỹ Tho (tác giả: Trần văn Chi) Tên hủ tiếu Mỹ Tho xuất hiện vào đầu thập niên 60, khởi đầu từ các xe, các quán hủ tiếu bên đường, ở bến xe với các tên nghe rặc Tàu như là : Phánh Ký, Vĩnh Ký, Hưng Ký, Nam Sơn, Diệu Ký, Quang Ký, Oai Ký, Gia Ký, Tuyền Ký. . . trải rộng từ Mỹ Tho đến Gò Công vào tận các quận Chợ Gạo, Cái Bè, Cai Lậy. . . Chủ nhơn các tiệm hủ tiếu Mỹ Tho lúc này hầu hết là người Việt gốc Hoa, nhưng chủ lò sản xuất bánh hủ tiếu lại là người Việt chánh gốc. Bánh hủ tiếu Mỹ Tho là loại bánh khô, được chế từ gạo thơm địa phương như gạo Nàng Hương, gạo Nanh Chồn, gạo Nàng Út và có lò dùng gạo Nàng Thơm Chợ Ðào (gạo ngon số một). Hiện nay có hai trung tâm sản xuất bánh hủ tiếu khô nổi tiếng (loại hủ tiếu Mỹ Tho): Một ở thị trấn Mỹ Tho và một ở Gò Công, sản xuất hầu hết hủ tiếu khô Mỹ Tho cung cấp cho cả nước. Sợi hủ tiếu Mỹ Tho do vậy có mùi thơm của gạo, trụng nước sôi thì mềm nhưng không bở, nhai nghe dai dai, nên gọi là hủ tiếu dai, ăn không có mùi chua. Sau khi trụng, cho vào tô, trộn với ít mỡ hành phi, nhìn sợi hủ tiếu trong bóng, ẩn đục bên trong thấy bắt thèm. Sợi hủ tiếu Mỹ Tho không bả như hủ tiếu Tiều, làm nên hương vị riêng cho cái tên hủ tiếu Mỹ Tho; và nước lèo cũng góp phần làm cho danh tiếng hủ tiếu Mỹ Tho vang lừng, níu kéo người ăn phải ghiền. Nước lèo ở đây nấu bằng thịt ống nguyên chất, đặc biệt là có thêm tôm khô, khô mực nướng và củ cải trắng, củ cải đỏ. Ăn hết tô hủ tiếu, húp cạn hết nước lèo, nếu chưa thấy đã, thực khách có thể kêu thêm một chén nước lèo nữa và luôn được chủ chiều lòng, không có hề gì. Các món phụ gia góp phần làm nên danh hiệu hủ tiếu Mỹ Tho là giá sống, chanh, ớt, hẹ, nước tương (sau này còn có thêm rau cần). Ăn hủ tiếu dai Mỹ Tho với giá sống, chút hẹ cắt khúc, nặn miếng chanh, thêm chút nước tương và nhớ cắn trái ớt hiểm thì mới “tới chỉ”, mới gọi là biết ăn hủ tiếu Mỹ Tho.Hủ tiếu Mỹ Tho nấu với thịt heo bầm, có điểm con tôm thẻ, lột xẻ đôi, có người đòi thêm đồ lòng heo, sườn heo và trứng cút nữa. Hủ tiếu Mỹ Tho như vậy quả không thấy hơi hám gì của người Tàu cả, mà rặc là hủ tiếu Việt Nam. Ghé Mỹ Tho, phải tìm đến mấy quán hủ tiếu trên đường Trưng Trắc, dọc bờ sông thì mới đúng là hủ tiếu Mỹ Tho chánh gốc. Kêu một tô hủ tiếu Mỹ Tho, ngồi nhìn người chủ trổ tài, thao tác thành thạo mà thấy đã. Ngắt một nhúm hủ tiếu khô, chỉ một lần không thêm không bớt, nhét sâu vào cái vợt cán tre, trụng vào nồi nước sôi, dạo lên dạo xuống mấy lượt. Xốc lên xốc xuống, cho vào tô, cho ít mỡ hành phi, trộn nhẹ cho đều, rồi cho lên mặt nào thịt, tôm, sườn. . . Múc một vá nước lèo sôi bóc khói, rưới đều vào ngập đầy tô hủ tiếu ... Nhìn theo động tác, thực khách phải ba lượt nuốt nước miếng để dằn cơn thèm muốn trần tục. Tô hủ tiếu Mỹ Tho bự hơn hủ tiếu Tiều, nên vừa có phẩm vừa có lượng. Ăn một tô là vừa đủ không cần ăn thêm gì nữa. Sau khi ăn hủ tiếu, giải khát bằng trà nóng, trà đá hoặc cà phê đá thì đã miệng và đã khát. Dọc đường Trưng Trắc đến vườn bông Lạc Hồng, ngược qua cầu Quây vào Chợ Cũ, nơi nào có hủ tiếu Mỹ Tho thì khách ra vào “nườm nượp”, không có ghế ngồi. Mỗi nơi, mỗi tiệm chủ thêm bớt gia giảm khác nhau tùy theo “ngón nghề gia truyền”. Sự khác nhau chỉ là một chín, một mười và người ăn khó phân biệt. Hủ tiếu Mỹ Tho với tên gọi đến nay trên 50 năm đã làm nên danh hiệu. Nay hủ tiếu Mỹ Tho trở thành thương hiệu làm cho người Mỹ Tho hãnh diện. Cái làm cho hủ tiếu Mỹ Tho trở thành danh tiếng là nước lèo và hủ tiếu khô. Chính điều đó làm cho hủ tiếu Mỹ Tho khác hủ tiếu Tiều và giờ đây trở thành một món ăn dân tộc, mà người Mỹ Tho đã cống hiến cho ẩm thực Việt Nam . ![]()
__________________
![]() |
#5
|
||||
|
||||
![]() Trích:
Bánh Lá (bánh nậm Huế) Mời em bên nớ tóc mây bồng Bánh nậm mần răng rứa chỉ không ? Quết bột hòa đều đơm lá biếc Xào tôm tán nhuyển trải nhân hồng Ép dài tay gói viền xinh khéo Hấp chín hương lan tỏa dịu nồng Nước mắm ngọt chua cùng chả rán Phi hành thơm rải… để chờ trông … th - Shiroi 26/08/2007 Bánh lá chả tôm: Món ăn bữa lỡ làm lưu luyến bao người. Bánh làm bằng bột gạo, nhân tôm thịt, hấp chín, chả làm bằng những con tôm tươi sống nguyên chất. Chiếc bánh lá của Huế mềm mỏng (người Huế vốn ăn lấy hương lấy hoa mà). Chả tôm Huế ngon nhờ tôm của sông Huế ngọt, biển Thuận An tươi. Chiều chiều cùng bạn bè hàn huyên tâm sự, thưởng thức món bánh lá chả tôm thì không còn gì thú vị hơn! Bánh nậm giống như bánh lá, về cách chế biến và cả nguyên vật liệu nữa, chỉ khác ở chỗ là bánh lá thường được gói bằng lá dong, bánh nậm gói bằng lá chuối. Những cô gái Huế đẹp, hiền, có thêm một chút tinh quái dễ thương... được người ta gọi yêu là "con yêu bánh nậm". Đây còn là một cách mắng yêu mà chỉ có người Huế mới dùng - người bị mắng không hề cảm thấy tức giận mà còn rất hạnh phúc. ![]()
__________________
![]() |
#6
|
||||
|
||||
![]() Trích:
Cơm hến Chờ trông thưởng thức gánh hàng chiều Món Huế sang hèn thảy mến yêu Hến trắng lau nhau bày ắp dĩa Nước ngà lợn c ợn nấu lưng niêu Một thồ cơm nguội mùi bay khắp Dăm miếng rau thơm lá xếp đều Ruốc sống, đậu mè, thêm tóp mỡ Ớt cầm đổ lệ, ... cũng còn kêu Ái Hoa 07/09/2007 ![]() Cơm hến Huế: món cơm nguội trộn với hến luộc, nước lèo, ruốc, rau bắp cải, tóp mỡ, ớt màu, đặc biệt Huế . (Theo Lệ Hoà Chi) Hến xúc dưới sông lên, ngâm nước gạo một thời gian, rửa sạch, đem luộc đến lúc vỏ hến rả, lấy nước sau khi đã lắng đọng, dùng ra sàng để lấy thịt hến. Thịt hến và nước hến là hai vị chính của cơm hến. Cơm dùng với hến thường là cơm trắng để nguội. Những phần phụ cần phải có và rất quan trọng là: khế chua, rau thơm, bạc hà, bắp chuối xắt thật nhỏ cùng nước mắm, tiêu hành, muối mè, ớt tượng, tóp mỡ, ruốc sống, đậu phụng giã nhỏ. Tất cả đều để nguội, từ cơm cho đến hến nhưng nước hến phải giữ cho nóng sôi nhờ bếp lửa hồn nên đọi cơm hến mới nóng ngon và ấm hồng. Mỗi đọi cơm hến đều có đủ từng xíu từng xíu những thành phần trên và thường ăn với ớt cầm rất cay toát cả mồ hôi, chảy cả nước mắt mới thật ngon. ![]() Câu đố về cơm hến: Cơm chi thuộc loại cơm nghèo Cơm thì cơm nguội lại rất nhiều ruốc rau. Có vui mới gọi tới nhau Cớ chi sì sụp giọt sầu chứa chan- (Cai Trường) Trả lời: Cơm hến đâu phải nhà nghèo Cơm nguội, hến luộc, nước lèo, ruốc rau. Bắp chuối, tóp mỡ, ớt màu Ăn vô một đọi, sang giàu cũng mê (Bảo Thắng) Thơ Cơm hến Tiếng rao sớm luồn qua các phố Giọng khàn khàn ai cơm Hến đây Một gánh nhỏ đựng vài cái bát Đặc sản quê tôi trên đôi vai gầy Những con Hến những hạt tròn xinh xắn Trộn vào cơm với một ít rau tươi Thêm muối, ớt, chanh đủ chua cay mặn đắng Ăn bát cơm như nếm cả cuộc đời. Hỡi những người con ra đi từ Huế Có nhớ về đặc sản của quê không?! Hay đã quen với nhà hàng sang trọng Nên quên rồi cơm Hến gánh hàng rong Tiếng rao nhỏ mà xuyên qua năm tháng Bát cơm quê cho Huế lắm sắc màu Đến thăm Huế thăm đền đài lăng tẩm Chưa ăn món này chưa hiểu trọn Huế đâu (Trần Trắc)
__________________
![]() |
![]() |
Ðiều Chỉnh | |
Xếp Bài | |
|
|