Go Back   Vina Forums > Thư Viện Online > Kho Tàng Truyện > Truyện Kiếm Hiệp
Hỏi/Ðáp Thành Viên Lịch Tìm Kiếm Bài Trong Ngày Ðánh Dấu Ðã Ðọc

 
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
Prev Previous Post   Next Post Next
  #11  
Old 06-14-2005, 02:15 PM
vui_la_chinh vui_la_chinh is offline
Senior Member
 
Tham gia ngày: Feb 2005
Nơi Cư Ngụ: Trum Yeu Gai
Bài gởi: 4,697
Send a message via Yahoo to vui_la_chinh
Default

Hồi 08

CÂY ROI CỦA NGƯỜI CÂM


chiêu. Đôi khi ông kêu thơ lại hỏi thăm vài điều về các việc trước rồi lại cắm cúi làm việc. Từ ba ngày nay, ông thức khuya dậy sớm xem xét lại công việc cũ mà vẫn chưa rồi. Vẫn vị quan tiền nhiệm tánh lười biếng đã quen việc dễ cũng để đôi ba ngày mới chịu mó tay đến, việc khó khăn một chút, ông ta để ý không giải quyết, kéo hết tháng này qua tháng khác.
Vì là người có công tâm nên Bao Công lặng lẽ tiếp tục làm việc, không hề chán nản. Đúng lúc ông vừa giải quyết xong một vụ để đọng từ hơn hai năm nay, xảy có lính hầu vào bẩm:
- Thưa Thượng quan, ngoài cửa Nha có một người câm, cầm roi lớn làm hiệu muốn vào dâng Thượng quan.
Bao Công gật đầu cho vào. Người này trạc ngoài 30 tuổi ăn mặc tồi tàn, chân đi đất, tay phải cầm cái roi song lớn bằng ngón tay cái, dài hơn một sải tay, sơn đỏ, thứ roi lính lệ ngày xưa hay dùng để dẹp đường cho quan đi. Anh ta xăm xăm toan tiến gần lại bàn giấy Bao Công, thì bị người cai già cản lại, ra hiệu bảo đứng đó. anh ta giơ tay chỉ vào ngực rồi chỉ vào Bao Công miệng ú ớ một hồi đoạn hai tay anh ta nâng roi song lên ngang trán, mình cúi gập xuống tỏ ý dâng roi lên Bao Công.
Bao Công lấy làm lạ, ngồi thẳng dậy, hai khủyu tay chống lên án thư mắt nhìn chằm chằm vào người câm. Ông truyền lính đỡ lấy cây roi để lên án thư rồi ôn tồn biểu người câm tới gần một chút. Bao Công ngắm anh ta một lát thấy y diện mạo sáng sủa, dễ thương, mặt mày tuy hốc hác nhưng đôi mắt long lanh nhìn ông một cách thẳng thắn, không sợ hãi.
Bao Công hỏi: Nhà ngươi có biết viết không? Anh ta lắc đầu. Bao Công gọi viên thơ lại già, từng làm lâu năm tại Nha vào hỏi về lai lịch người câm. Thơ lại đáp:
- Tên câm này sống vất vưởng ở phố phủ này đã mười mấy năm nay. Hễ mỗi lần có quan phủ mới là y lại đến dâng roi, kể đã bảy tám lần rồi. Tôi cũng không rõ lai lịch của y.
Bao Công có vẻ không bằng lòng:
- Sao làm việc bê bối vậy? thế những lần trước người ta không hỏi han gì sao?
Viên thơ lại già gãi đầu bẩm:
- Thưa Thượng quan, tôi chỉ là kẻ thừa hành. Lệng trên bảo sao làm vậy. hỏi thì y chẳng biết nói, dọ hỏi khắp cũng chẳng hay biết gì về y, không sao được nên các quan trước biểu lấy ngay cây roi y dâng đét cho một trận rồi đuổi ra. Thượng quan hỏi y làm chi cho phí lời. Tôi tưởng cứ làm như trước là xong.
Bao Công lừ mắt, viên thơ lại xanh mặt tắt họng, đứng im.
Nói về người câm nghe viên thơ lại già nói như vậy và cũng không hiểu ý nghĩa cái lừ mắt của Bao Công, nên yên trí sẽ chịu số phận như bao lần trước: ăn mấy chục roi đòn rồi bị đuổi ra. Bất giác anh ta tủi phận, mặt hơi cúi xuống, đôi hàng lệ uất hận, đau thương lã chã tuôn rơi.
Bao Công nhìn người câm, tim như thắt lại, lòng ái ngại xót thương. Ông cố moi đầu óc tìm cách để biết tâm sự của người câm. Ông tự nhủ chắc y có điều chi oan ức lắm muốn được minh xét nên mới đến hoài, không sợ bị đòn.
Muốn được tĩnh tâm suy nghĩ, Bao Công truyền lính dẫn người câm xuống nhà dưới ngồi chờ định đoạt. Ông lại dặn lính phải cho uống nước tử tế.
Người câm đi khỏi, Bao Công gọi hai thám tử biểu ra phố dò la xem có ai biết chi về người câm này không. Hồi lâu, thám tử về trình họ có dọ hỏi cả đến trăm người mà không ai biết rõ lai lịch và ý muốn của người câm. Bao Công bỗng nghĩ ra một kế. Ông bí mật sai người ra chợ mua một chậu huyết heo, mặt khác ông cho đi kiếm mấy dây lưng vải cũa của lính. Ông lại kêu bốn thám tử lanh lẹ nhất vô dặn nhỏ các việc phải làm. họ vâng dạ rồi đi ra ngoài phố trà trộng vào đám đông chờ giờ hành động. Xếp đặt xong xuôi Bao Công cho đòi người câm lên và bảo:
- Muốn ta giúp xét tỏ nỗi oan khiên, nhà ngươi phải chịu khổ nhục kế này mới được. Chẳng hay ngươi có chịu không?
Người câm gật đầu, Bao Công sai lính cởi áo anh ta ra, lấy vải cột tay phải vào thân rồi mặc áo lại như cũ. Cánh tay áo phải lủng lẳng, trông anh câm như người cụt tay. Bao Công biểu lính cắt bỏ tay áo đó đi, lấy vải băng bả vai lại rồi lấy huyết heo đắp ra ngoài, và thoa nơi cổ cùng nửa mặt bên phải và cả bàn tay trái, giả bộ như người câm bị Bao Công chặt cánh tay phải vậy.
Bao Công lại bảo người câm hãy nghẹo đầu qua bên trái làm như ngất lịm đi vì đau đớn để hai người lính dìu ra đặt ngồi bên cổng Nha, lưng dực vào tường.
Bốn thám tử của Bao Công chựa sẵn ở ngoài liền phân tán đi len lỏi vào dân chúng phao tin người câm bị Bao Công chặt tay vì xấc láo dám cả gan vác roi vào Nha có ý muốn răn dạy quan trên.
Người hiếu kỳ kéo đến mỗi lúc một đông nhưng không ai dám bàn tám xôn xao. Vẫn theo lời dặn của Bao Công, các thám tử giả bộ nói này nói khác chê bai quan phủ mới cốt ý để xem có ai biết lai lịch người câm hay phiền trách Bao Công xử oan thì theo dõi về báo cáo.
Người bàn tán ra vào cũng nhiều nhưng chẳng có gì đáng lưu ý cả. Các thám tử đang thất vọng xảy có một cụ già, đầu râu tóc bạc phơ, chống gậy trúc đi tới. Tuy tuổi đã cao nhưng trông cụ còn khỏe mạnh, mắc sáng quắc, da dẻ hồng hào, thiệt là đẹp lão.
Ông lão dừng chân nhìn về phía người câm một lát rồi lắc đầu chậm rãi bảo mấy người đứng xung quanh:
- Oan cho nó, nghĩ mà thương.
Một thám tử nghe đặng liền xáp lại hỏi:
- Lão trượng biết tên này sao?
Ông già nheo mắt nhìn thám tử rồi gật đầu:
- Lão biết chớ sao không biết. Thật là oan cho nó, nghĩ mà thương.
Nói đoạn ông cụ lững thững đi về nhà ở cuối xóm dưới. Thám tử dò theo biết đích tính danh và chỗ ở của ông cụ rồi về cấp báo với Bao Công.
Bao Công cho thám tử đó trở ra phụ lực các bạn đồng nghiệp tiếp tục dò la xem có thâu lượm thêm được tin tức gì không.
Một hồi sau thám tử trở về bảo đám người hiếu kỳ đã giải tán từ lâu và chẳng còn ai thèm ngó đến người câm nữa. Một mặt Bao Công ra lệnh dìu người câm vô hậu dinh tháo băng cho tắm rửa sạch sẽ rồi cấp phát cho quần áo mới. Mặt khác ông cho lính đi mời cụ già lúc nãy đến công đường để xét hỏi.
Theo lời khai của cụ già, người câm ấy tên là Thạch Á quán ở Nam Tôn, cách phủ vài dặm. Thạch Á bị câm từ thuở nhỏ. Cha mẹ anh ta có được hai người con, Thạch Tòan là anh và Thạch Á người câm nói trên là em. Khi cha mẹ chết đi, Thạch Á còn nhỏ tuổi người anh manh tâm chiếm đoạt hết gia tài, đuổi em ra đường, không cho em được một đồng bạc nhỏ. Từ ngày đó, Thạch Á ngày đi làm mướn, vất vả trăm chiều để đổi lấy miếng cơm ăn, tối đến ngủ vạ vật ở xó chợ hay hiên nhà lang. Trong lúc ấy Thạch Toàn một mình tọa hưởng gia tài kếch xù của cha mẹ để lại, ăn sướng mặt đẹp, kẻ hầu người hạ, nhà cao cửa rộng, vợ đẹp con khôn. Thạch Á uất hận lắm muốn kiện lên quan mà chẳng được, phần vì anh ta đã câm lại mù chữ, không sao bày tỏ được ý muốn, phần vì các quan trước là phường vô lại được Thạch Toàn lo lót nên thảng hoặc có biết cũng làm ngơ. Câu chuyện xảy ra tính đến nay đã 20 năm trời có lẽ. Những ông bà già cả biết chuyện phần lớn đều đã qua lời chỉ còn lại đôi ba người tuy biết rõ câu chuyện nhưng cũng nín khe vì muốn nói mà chẳng ai hỏi mà có nói vị tất đã có người nghe.

__________________




**************************************************
TRUM YEU GAI , CHET VI GAI
SONG DE YEU , CHET VI YEU
Trả Lời Với Trích Dẫn
 


Ðiều Chỉnh
Xếp Bài

Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn
Bạn không được quyền gởi bài
Bạn không được quyền gởi trả lời
Bạn không được quyền gởi kèm file
Bạn không được quyền sửa bài

vB code đang Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển đến


Múi giờ GMT. Hiện tại là 02:34 AM.


Powered by: vBulletin Version 3.6.1 Copyright © 2000 - 2025, Jelsoft Enterprises Ltd.