Go Back   Vina Forums > Thư Viện Online > Kho Tàng Truyện > Truyện Ngắn - Truyện Học Trò
Hỏi/Ðáp Thành Viên Lịch Tìm Kiếm Bài Trong Ngày Ðánh Dấu Ðã Ðọc

Trả lời
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
  #11  
Old 06-10-2004, 12:28 PM
thuylam's Avatar
thuylam thuylam is offline
Senior Member
 
Tham gia ngày: Mar 2004
Nơi Cư Ngụ: Alameda Ca
Bài gởi: 3,579
Default

Hãy quên tất cả những gì các em đã học!



Istanbun 23-11-1963

Zeynep thân mến,
Tôi rất mừng khi nhận được lá thư của bạn viết ngày 19-11.Bây giờ tôi phải báo ngay cho bạn một tin không lấy gì làm vui cho lắm.Cô giáo cũng của chúng ta đã từ biệt chúng tôi rồi.Cô ấy bị chuyển đi dạy ở một tỉnh khác.Đang quen với cô gíao ,thậm chí thuộc cả tính tình và cách giảng bài của cô,bây giờ cô phải hcuyển đi chúng tôi buồn lắm.Nhiều đứa không cầm được nước mắt lúc chia tay với cô.Ngay cả tôi,súyt nữa cũng bật khóc...Tôi đã cố kìm mình để có thể tiễn biệt cô một cách đàng hòang,song khi cô đã ra khỏi lớp rồi thì nước mắt tôi cũng trào ra,chảy tràn trên má.Bạn biết không,cô giáo bị thuyên chuyển đi nơi khác có lẽ vì hôm ông thanh tra đến thăm ,lớp tôi đã có quá nhiều chuyện dở.Sau lần ấy hình như cô giáo có vẻ tránh mặt tôi,không muốn nói chuyện với tôi.Hôm chia tay cô nói với cả lớp rất cảm động,cô chúc chúng tôi may mắn trong cuộc sống và học tập thật giỏi.
- Các em,cô hy vọng một ngày nào đó chúng ta lại sẽ được gặp nhau.Cô nói giọng run run.
Lúc đi ngang qua chỗ tôi,cô xoa đầu tôi một cách nhẹ nhàng,âu yếm...
Bây giờ chúng tôi có một thầy giáo mới.Ngay giờ đầu vào lớp thầy đã muốn biết người ta dạy dỗ chúng tôi những kiến thức gì.Thầy hỏi và nghe trả lời chăm chú,tất cả chúng tôi lần lược từng đứa một bị thầy gọi lên bảng.Thế nhưng,rất lạ là hình như ông giáo mới này không hề vừa lòng với một câu trả lời nào cũng chúng tôi.
- Đáng tiếc!Rất đáng tiếc! ... Các em không được dạy dỗ cẩn thận lắm...Ông lắc đầu,lẩm bẩm vẻ không hài lòng chút nào.
Bạn biết Đemir chứ,niềm tự hào của lớp ta ấy mà,bạn tưởng tượng mà xem,thầy giáo mới cũng không thích các câu trả lời của nó!Còn sau khi tôi trả lời xong,ông ấy kêu lên:" Trời ơi là trời..."rồi ôm đầu vẻ thất cọng.Một lúc sau ông hỏi vẻ giận dữ:
- Sao, các em nói xem.Cô giáo trước không dạy các em cái gì à?Các bài học bay đi đâu hết cả rồi?Từng ấy thời giờ các em để làm gì ,hả?
Chúng tôi làm gì ư,chúng tôi học trong sách chớ làm gì,chả lẽ sách lại sai?ế6t chắc chắn mình đã trả lời đúng như sách,tôi bèn rụt rè hỏi thầy:
- Thưa thầy....,em đã trả lời không đúng ạ?
- Hừm,em trả lời đúng,chính xác,nhưng..dừng lại một chút rồi ông tiếp:Nhưng rất hời hợt! Các em khác cũng vậy,các câu trả lời rất hời hợt,nông cạn...
Tôi chả còn hiểu ra sao nữa và cũng hơi buồn bực.Chỉ có một số đứa hay bị cô gíao cho điểm kém vì lười học là thích thú,mắt chúng sáng lên khi nghe thầy giáo mới chỉ trích cô giáo cũ.Đemir sốt ruột quá,nó đánh bạo hỏi:
- Nhưng thưa thầy cô giáo cũ của cúhng em cũng đã đòi hỏi cả lớp phải luôn luôn chăm chỉ và...học tốt nữa!
Thầy giáo mới có lẽ khá tự phụ,cho mình là giỏi giang lắm,vội trả lời có vẻ mỉa mai:
- Rõ rồi,cái đó ai chả thấy,qua các câuh ỏi và trả lời" sâu sắc" của các em vừa rồi!
Sau khi đi đi lại lại trên bục một hồi,bỗng ông cất cao giọmng nói với chúng tôi:
- Các em,như vậy chúng ta phải quên hết những gì các em đã học cho đến ngày hôm qua.Thầy sẽ dạy lại các em từ đầu tất cả.Các em có hiểu không?Thế là rõ chứ?
Đemir có vẻ chưa rõ,nó giơ cao tay xin hỏi:
- Thưa..thưa thầy..như thế là thế nào ạ,chúng em đã chỉ học bài trong sách giáo khoa thôi mà...
- Nhưng tôi khuyên các em như thế đấy!Các em phải nghe lời tôi và hãy quên hết những gì các em đã học,rõ chưa?
Giờ học đầu tiên với thầy giáo mới trôi qua như vậy.Ra chơi ,lớp chúng tôi chia thành hai phe,một bênh cô gíao cũ,bên kia cãi cho thầy giáo mới.Tôi chẳng về phía nào vì phân vân không hiểu tại sao lại như vậy.
Tôi có kể chuyện xảy ra ở lớp cho một số đứa bên lớp 5B nghe,bọn nó chẳng lạ gì chuyện đó.Hồi đầu năm,lớp học cũng có sự thay đổi giáo viên.Và lạ chưa,ông thầy mới đến,ngay giờ học đầu tiên đã yêu cầu các học sinh "Các em hãy quênế6t những gì các em đã học..."
Cố gắng của thầy giáo mới được các học sinh kém vào lười biếng đặc biệt ủng hộ.Mỗi khi chúng nó trả lời sai một câu hỏi nào đó,câu bào chữa lập tức là:" cô giáo cũ dạy chúng em thế ạ.."Lúc đó thầy giáo lại la lên:"Tôi đã bảo các em rồi cơ mà,hãy quên hết những điều các em đã học đi".
Nói ra thì dễ chứ làm thì đâu có dễ như vậy.Thật là khó có thể quên một lúc tất cả những gì cô giáo cũng đã dạy cho chúng tôi.Có lẽ chỉ có một mình Đemir ,cậu bé thông minh,chăm chỉ nhất lớp ta, thành công trong công việc quên quái ơ3 này.Có một hôm trong giờ lịch sử,ông hiệu trưởng đã đến dự giờ lớp tôi.Chắc muốn biết chúng tôi học hành ra sao,ông bèn gọi Đemir và kiểm tra tại chổ:
- Em hãy nói xem thời đại văn minh có nghĩa là gì? Đemir im lặng không nói gì.Thầy hiệu trưởng hỏi câu khác:
- Ai là người đã sáng chế ra kỹ thuật in?Đemir tiếp tục im lặng.Ông hiệu trưởng có vẻ ngạc nhiên vì biết Đemir học giỏi nhất lớp.Ông hỏi nó:
- Tại sao em không trả lời tôi?
Đemir liếc nhìn thầy giáo mới và trả lời rắn rỏi:
- Thưa thầy hiệu trưởng,em quên rồi ạ...
- Em hãy nói cho tôi biết về sự khám phá ra Châu Mỹ.
- Em quên mất rồi ạ..Ông hiệu trưởng nổi cáu:
- Nếu em đã quên hết rồi thì hãy nói xem em biết gì....Hãy nói về một điều gì đó mà em còn nhớ...
Đemir cố gắng giải thích:
- Thưa,em quên hết rồi ạ.Em cố gắng và cuồi cùng đã quên được tất cả những gì em đã học từ đầu năm đến nay..
- Vì sao vậy? Ông hiệu trưởng ngạc nhiên quá hỏi lại.
- Thầy giáo mới yêu cầu chúng em như thế ạ.Thầy đã nói với chúng em:" Hãy quên tất cả những gì các em đã học với cô giáo cũ!"
Ông hiệu trưởng chưa tin hẳn,gọi tiếp tôi và hỏi:
- Em hãy nói xem ai đã tìm ra con đường biển đi đến ấn Độ!
Mặc dù bình thường tôi rất nhớ tên ông này,nhưng lúc đó không hiểu vì sao tôi lại ngây người ra như tượng ấy.Đemir nói " Em quên rồi ạ" là do nó cố tình làm vậy,còn thôi thì đúng là không tài nào nhớ ra nữa:
- Thưa thầy em quên rồi ạ...Tôi ấp úng trả lời.
Ông hiệu trưởng nhìn thầy giáo mới một lúc lâu qua cặp kính rồi bỏ đi không nói thêm một lời nào.Còn thầy giáo tôi thì tiếp tục giảng bài như chẳng có gì xảy ra.
- "Chúng ta trở lại thời đại vua Selin,như thế là.."Ra chơi,mấy đứa bạn bảo tôi và Đemir:" Chúng mày làm thế là đúng, thầy chẳng bảo chúng ta thế là gì".Nhưng tôi thì rõ ràng là không cố ý,mà quên tên người đó thật.
Chưa hết đâu,bạn ơi,tôi còn khổ về chuyện này .I't lâu sau ở trường tôi có đên liên hoan văn nghệ với cha mẹ họcsinh.Trong chương trình có tiết mục ngâm thơ của tôi,bài thơ do chính tôi làm.Cô giáo cũ,nhân một bài giảng về khoa học thường thức,đã cho chúng tôi thấy ích lợi của con cừu:nó cho sữa,cho mỡ,lại ăn thịt rất ngon,lông làm len,da thuộc làm áo ,đóng giày,cả xương cũng để bón phân được...Sau bài học đó,tôi cảm hứng viết bài thơ như sau:
Con Cừu
Cho mỡ đằng đuôi
Cho sữa ở vú
Có len tuyệt diệu
Để làm áo Đông
Sừng làm tay cầm
Thịt ăn ngon bổ
Da để đóng giày
Xương làm phân bón
Con vật hiền lành
Với em xí xọn
Đó là chú cừu
Thật nhiều ích lợi
Cô giáo cũ rất thích bào thơ của tôi,cô bảo:
- Em cứ mạnh dạn đọc bài thơ này cho các bậc phụ huynh nghe,chắc mọi người thích lắm,nó tự nhiên,ngây thơ,chẳng gò bó gì,rất hợp với lứa tuổi các em.
Sao mà tự hào và hạnh phúc thế,tôi vênh mặt lên.Cả ngày đã học thuộc làu bài thơ"Con cừu" yêu qúi của tôi.Tôi chẳng muốn có một lỗi nhỏ nào lúc ngâm bào thơ đó vì nó chính là do tôi làm ra cơ mà.Chính trong những ngày đó ,cô gíao cũ bị thuyên chuyển.Thấy giáo mới khi được biết tôi sẽ ngâm thơ trong đêm hội,vội kiểm tra ngay.Sau khi nghe tôi đọc xong,ông nhăm mặt kêu :
- Thế mà gọi là thơ à? Tôi đã bảo em bao nhiêu lần là hãy quên tất cả đi.Tôi sẽ cho em môt bài thơ để em học cho thuộc và sẽ ngâm trong đêm hội, và thầy bắt tôi đọc bài thơ " Đất nước em" trong sách tập đọc.Thầy bảo tôi:
- Em phải học thuộc lòng bài thơ này,đọc sao cho trơn như cháo chảy nghe không?
Nhưng tôi làm sao còn đủ thì giờ để học thuộc một bài thơ vừa dài vừa khó như thế.Chỉ còn hai ngày và một đêm là đã đến tối văn nghệ rồi.Bạn cứ giở sách ra mà xem bài thơ ấy đại lọai thế này:
Hây,nông dân trên đồng,ơi những con người cần cù chăm chỉ
Hây, những bông lúc vàng ,ơi những vụ mùa bội thu
Hây,đất nước như thơ như mộng,sông dài núi cao
....
Hây đất nước ông bà,tổ quốc mẹ cha...Hây hây!
Bài thơ bắt đầu bằng" Hây" và kết thúc cũng bằng "Hây"này rất khó đọc.Tôi đọc mãi mà vẫn không thuộc được.Sở dĩ tôi phải cố gắng vì sợ thầy giáo mới cho là tôi bướng bỉnh không chịu nghe lời thầy.Nhưng thời giờ còn quá ít,tôi không làm sao nhồi nhét hết bài thơ đó vào đầu.Đến ngày thứ hai,mới sáng ,thầy đã đón tôi ở cửa lớp vào bảo:
- Tốt nhất là chúng ta hãy duyệt lại tiết mục trước khi trình diễn.Trước khi lên sân khấu,em nên tập trình bày bài thơ thật diễn cảm.Nào em thử ngâm lên coi!
Tôi nín thở đọc bài thơ một mạch.
- Ô` không,không thể đọc bài thơ như vậy được!
Tôi ngâm lại bài thơ một lần nữa và chú ý diễn cảm.Nhưng thầy giáo vẫn không vừa ý với mọi cố gắng của tôi.
- Này em, một bài thơ người ta không thể đọc lầm bầm như một người hỏi thăm đường đâu.Phải đọc khác kia,thế mới gọi là ngâm thơ!Nghĩa là từng lúc,từng câu phải đọc thật rung cảm,phải thể hiện cái tình của bài thơ,của tác giả chứ.Có lúc phải đọc trầm xuống,có lúc lại phải cao giọng,gào lên.Có câu phải đọc thầm thì,ngọt ngào..Lại có câu phải gào lên như hổ báo trong rừng ấy.Những đọan anh hùng ca,em hãy chống tay vào hông một cách oai vệ,giơ một tay lên trời.Trong bài thơ này,ở mỗi câu khi kêu gọi "Hây"em phải giậm chân thật mạnh.Thầy sẽ ngâm thử cho em làm mẫu,sau khi hiểu rồi em hãy tự mình làm lấy.
Thế là thấy giáo mới của tôi làm đúng như lời nói."Hây",ông nhấc một chân lên như chuẩn bị nhảy rồi bất thình lình giậm thật nhanh và mạng gót chân xuống sàn.
- Hãy trông tôi làm đây này.Phải giẫm thật mạnh như vậy để khán giả có thể tưởng tượng rằng dưới gót chân em,kẻ thù sẽ bị giày xéo tan nát!Em rõ chưa?
Tôi đã cố gắng hết sức mình để làm như thầy nói.Nhưng khổ nỗi một tay chống hông,tay kia giơ lên cao,rồi chân lại phải giậm cho kêu,thành ra tôi đọc cứ nhầm lẫn lung tung.Bạn nghĩ mà xem,tôi ở trong tình thế khó khăn như thế nào.Nếu tôi được tự do đọc bài thơ theo ý muốn thì làm gì đến nỗi!Lại còn thế này nữa chứ:tập chán chê đến khi ông thầy đã hơi vừa ý cách đọc thơ của tôi thì lại không vừa ý cách tôi giậm chân xuống sàn.Mỗi lần tôi gào lên " Hây" và giậm chân thì ông lại ra lệnh:
- Nào,mạnh lên,mạnh nữa! Phải giậm sao cho sàn sân khấu rung lên để người nghe có thể nghe tiếng cơ.Mặc dù tôi đã ráng sức giậm chân, thầy giáo tôi vẫn chưa vừa ý . Cuồi cùng ông cáu lên bảo tôi đứng ra xe mà nhìn ông:
- Xem đây này!Ông la lên" Hây" đồng thời giậm gót xuống sàn mạnh đến nỗi các cửa sổ lớp rung lên như có động đất : Đấy,em phải làm sao cho đất dưới chân mình rung chuyển,hiểu chưa!
Tôi đỏ mặt tía tai,mồ hôi mồ kê tóat ra đầy người vì cố gắng quá sức.Sau cùng tôi đánh bạo nói:
- Thưa thầy...Thầy nặng gầm trăm ký lô còn em thì cân nặng chưa tới 30 kg,làm sao em giậm mạnh được như thầy ạ?
Thầy giáo không muốn nghe,tôi làm thế nào ông cũng không thích.Ông nổi giận thực sự,nhưng rồi lại nén giận và tiếp tục chỉ cho tôi cách thể hiện tình cảm bài thơ.Thầy phải hét lên ngày càng to và giậm chân mỗi lúc một mạnh mẽ hơn.Đến một lúc tự nhiên tôi bỗng nghe ông thét lên:
- Ô'i trời ơi!...
Lúc đầu tôi chưa hiểu có việc gì.Sau đó tôi nhìn xuống thì...Bạn biết không,sàn lớp làm bằng gỗ xấu,đã cũ mà chân thầy lại cứ giẫm lên mỗi lúc một mạnh đến nỗi nó vở ra một mãng,thế là một chân thầy thụt ngay xuống chỗ đó.Vất vả lắm tôi mới rút được chân thầy ra khỏi cái lỗ tai hại ấy.Có mấy thầy giáo ở lớpể3 bên nghe tiếng động hốt hỏang chạy đến hỏi:
- Sao,có việc gì thế?
- Không,không có việc gì đâu!Thầy giáo tôi nén đau trả lời như không có gì xảy ra cả.Vừa khập khiễng đi ra khỏi lớp thầy còn dặn tôi:
- Em cứ tiếp tục như vậy mà làm.Hãy giẫm chân thật mạnh cho sàn sân khấu phải rung lên,nghe chưa?
Thầy đi xa rồi,tôi thấy khó có thể hoàn thành nhiệm vụ.Tôi đã :Dng cả mặt vì phải gào"Hây"mãi và giậm chân.Thế mà còn có nhiều thì giờ nữa đâu,chỉ vỏn vẹn có hai tiếng đồng hồ để chuẩn bị!
Tôi đã bỏ bao nhiêu thì giờ để diễn đạt bài thơ "Con cừu "của tôi.Bây giờ tôi cố quên bài thơ đó mà không được.Miệng đọc bài thơ"Đất nước em"nhưng óc tôi thì cứ nghĩ đến bài thơ"Con cừu".Từ ngữ của bài thơ" Con cừu"cứ rập rình ở đầu lưỡi,chỉ chực bật ra.Thật ra tôi cũng đã kịp thuộc bài thơ" Đất nước em"rồi đấy,nhưng vì luôn luôn phải nghĩ đến việc giậm châm xuống sàn,giơ tay lên cao,nên từ ngữ nó chạy đi đâu mất ráo.Đầu óc cứ lọan lên vì những cái giậm chân liên tục như vậy.
Thế rồi cái giờ phút phải đến đã đến,các bạn gọi tôi rối rít:
- Lên sân khấu đi,đến lượt cậu rồi đấy!Chúng nó đẩy tôi ra giữa sân khấu chan hòa ánh sáng,trước khán giả.Hội trường đông nghẹt,các bậc cha mẹ học sinh.Thầy gíao tôi lo lắng đi đi lại lại ở bên cánh gà để nhắc những câu thơ tôi có thể quên.
Tôi cúi chào khán giả một cách trang trọng.Nhưng lạ chưa,ngay lúc đó tôi quên khuấy mất đầu đề bài thơ cần đọc.Nhưng cũng lúc đó từng lời từng chữ của bào thơ" Con cừu" lại hiện lên trong óc tôi rõ mồn một.Tôi ngây ra,chẳng còn biết làm gì nữa.
Bạn thử tưởng tượng mà xem,tôi ở trong tình thế khốn khổ như thế nào.Tôi đứng yên lặng trên sân khấu và nhìn khác giả ,khán giả cũng im lặng ngắm tôi...cứ thế đến vài chục giây.May sao thầy giáo tôi nhắc khẽ từ bên cánh gà: "Đất nước em"tôi vội vã nhắc lại như cái máy"Đất nước em"...Nhưng kêu xong mấy chữ đó,tôi chẳng biết làm gì thêm vì bài thơ đó tự nhiên biến đi đâu mất cả.Chả le lại đứng như tượng trên sân khấu mãi,tôi gào tướng lên một lần nữa:
"Đất nước em" với hy vọng là sẽ nhớ ra thêm một câu nào đó.Nhưng vô hiệu,tôi kêu lên như thế rồi im luôn.Hội trường ào lên một tràng pháo tay như vũ bão.Tôi ngây ra chẳng hiểu vì lẽ gì người ta lại vỗ tay khi tôi gào" Đất nước em"
Chợt tôi bắt kịp tiếng thì thào nhắc vở của thầy giáo:"Thế là tôi bắt đầu tuôn ra tràng"Hây" vô tận.Khỗ một nỗi,vì đã gào quá to đến hai lần đầu đề bài thơ nên tôi đã bị mất giọng,đến khi đọc thơ thì gịong tôi trở nên khàn khàn như vịt đực,nghe rất lạ tai.Lại vỗ tay ầm ầm,lúc này tôi hòan tòan hoang mang không biết mình đã lạc vào thế giới nào nữa.Tôi đoc thơ lắp ba lắm bắp,run rẩy,câu nọ xọ câu kia.Đến câu"Hây"thứ sáu,thứ bảy gì đó thì tôi không phải nhảy dựng lên như bị bỏng.Bạn biết sao không?Vì tập đi tập lại và giậm chân nhiều quá,có một cái đầu đinh đã nhô lên trong giày của tôi lúc nào chẳng biết.Giờ đây,khi tôi hét lên."Hây" và lấy hết sức mình giậm chân thật mạnh,cái đinh quái ấy đã đâm thủng gót chân tôi.Ôi,trời thật đau buốt lên tận óc.Tôi như bị một lưỡi dao xẻ thịt ra.Đau quá,làm tôi quên cả bài thơ đang đọc dở.Khán giả từ nãy giờ đã cười nhiều vì cách đọc thơ của tôi,nay lại càng buồn cười điệu bộ dở khóc dở mếu của tôi.Còn tôi thì thực sự khó xử chỉ muốn òa lên khóc.Tôi luôn luôn nhìn về phía cánh gà đề cầu cứu thầy giáo nhắc tiếp đọan thơ.Thầy giáo biết tình trạng rối trí của tôi,muốn tôi nghe rõ nên ông bắt đầu đọc to đến nổi cả hội trường cũng nghe thấy:
- Hây,đất ông bà cha mẹ,nơi chôn nhau cắt rốn của ta..
Như sắp chết đuối vớ đuợc cọc tôi vội chụp lấu và đọc tiếp:
- Nơi ấy cha mẹ ta đã sinh ra và...và..
Nhưng rồi tôi lại quên tịt.Hy vọng sẽ nhớ ra những câu tiếp theo,tôi cứ lầm bầm nhắc đi nhắc lại câu thơ đó.Đến chữ"mẹ ta"tôi nhắc hòai đến nỗi chợt nhớ ra cả bài thơ" Con cừu" tôi đọc khá to đọan thơ đó như đề cố nhớ lại những câu thơ trong bài" Đất nước em":
- Mẹ ta...mẹ ta..
Lấy mỡ từ đuôi
Có dòng sữa trắng
Có len mịn màng
Thấy giáo tôi hốt hoảng nhắc to trong cánh gà:
- Hây,giếng mát sông dài,lâu đài thành quách...
Tôi máy móc nhắc lại câu thơ đó và lại đọc tiếp:
...Lâu đài thành quách
Sừng để làm quai
Thịt ăn rất bổ
Xương bón ruộng đồng.Hây!!!
Và tôi chạy vội khỏi sân khấu.Hội trường chỉ tí nữa là sụp xuống vì tràn vỗ tay như bão táp ấy của khán giả.Đến lúc đó,tôi vẫn không hiểu sao người ta lại vỗ tay.Thầy giáo tôi đón tôi một cách giận dữ.
- Em đã làm trò gì thế hả?
- Làm thế nào được thư thầy.Em đã cố quên mà không sao quên được những gì em đã học.Em biết làm sao bây giờ...Súyt nữa thì tôi bật khóc.Thầy giáo im ă5ng và chúng tôi đi khập khiễng cạnh nhau vì cả hai đều bị đau chân....
Lúc về đến nhà, ba tôi khen tôi rối ríy:
- ái chà chà,cậu cả giỏi thật,mọi người suýt chết vì cười,con ba khá lắm!Mẹ tôi thêm,vẻ tự hào:
- Trời,mẹ cười tàn rụa nước mắt.Súyt nữa thì mẹ ngất đi vì cười nhiều quá.
Thế là thế nào nhỉ?Thì ra khán giả đâu có ngờ là tôi nhầm lẫm lung tung.Họ nghĩ rằng người ta có tình làm bài thơ như thế ,một kiểu thơ đùa cợt,chọc cười,vậy là tôi trở thành một nghệ sĩ trình bày thơ chọc cười có hạng.
Thế đấy,Zeynep ạ,những ngày vừa qua rất sôi động làm tất cả chúng tôi bận tối mắt.Tưởng khóc dở mếu dở mà lại tức cười,phải không bạn?
Thư trước bạn hỏi ba tôi có đứng đầu lớp không.Tiếc là ba tôi không xếp đầu lớp vì ông chẳng bao giờ đi học cả.Nếu có đi học chắc thế nào ba tôi cũng bảo là ông đã đứng nhất như các ông bố khác .
Nóng lòng chờ thư bạn.Chúc bạn học tốt.
Bạn cũ


Trả Lời Với Trích Dẫn
  #12  
Old 06-10-2004, 12:28 PM
thuylam's Avatar
thuylam thuylam is offline
Senior Member
 
Tham gia ngày: Mar 2004
Nơi Cư Ngụ: Alameda Ca
Bài gởi: 3,579
Default

Có làm mới có ăn



Ankara 26-11-1963
Acmét thân mến,
Hãy viết kỹ hết tất cả những gì xảy ra ở chỗ bạn cho tôi như bạn đã viết trong thư trước nhé.Tôi rất thích đọc lá ấy của bạn.Tôi đã đọc cho cả một số bạn trong lớp cùng nghe.Cả lũ bò lăn ra mà cười...
ở đây, thời tiết Anakra đã trở lạnh rồi, vì vậy chúng tôi không còn xuống vườn chơi nữa.Về đến nhà là tôi vội học bài và làm bài tập ngay.Tôi muốn giúp mẹ tôi chút ít trong công việc nội trợ.Chị tôi có vẻ không khóai những công việc ấy lắm,nhất là rửa chén dĩa và lau chùi nhà cửa.Chị ấy chỉ thích ngồi hàng giờ trong bếp để chế tạo thử các món bánh ngọt do chính chị ấy tự nghĩ ra.Mẹ tôi lại luôn có ác cảm với ý thích đó của chị tôi.Bởi vì bà phải gánh chịu hậu quả không mấy tốt đẹp của những cuộc thí nghịêm đó.Có khi mẹ tôi phải mất hàng tuần để sắp xếp lại đồ đạc trong bếp.Ôi , chị ấy làm đảo lộn lung tung, cứ nháo nhào cả lên,không còn trât tự gì nữa.
Chị tôi đã lớn, tí nữa thì đã đính hôn rồi cơ đấy.Nhưng sau đó ba mẹ và chị tôi đã suy tính lại và thôi.Chút nữa thì nhà tôi đã có một cuộc vui, một sự kiện quan trọng biết chừng nào.Thế mà cuộc đính hôm phút chốc đã hỏng chuyện vì một lời nói vô tội vạ của chú em tôi, cậu Mentin ấy.
Nhiều lần, vào các buổi tối, bạn của ba tôi đến nhà chơi hoặc chúng tôi qua chơi bên nhà họ.Những cuộc gặp gỡ thăm viếng diễn ra thường xuyên ít nhất là hai lần trong một tuần.Khi có đủ mặt tất cả mọi người, hết chuyện này đến chuyện kia được nói tới, nhưng có lẽ nhiều nhất vẫn là chuyện về ông Zeinel.Ông này thường bị bộ bốn chê bai, nói xấu đủ điều.Chả là ông Zeinel là ông chủ của cả bốn người mà, Mẹ tôi luôn luôn phải gạt đi:
- Gớm, tôi đến phát ngấy lên vì cái ông Zeinel của nhà các ông đấy.Các ông hãy để cho ông ta yên nào. Không lẽ không còn chuyện gì để nói ư?
Nghe mẹ gắt, các ông bèn nói sang chuyện khác.Nhưng cũng chẳng được bao lâu câu chuyện lại xoay về ông Zeinel lúc nào chẳng biết.Nào là ông Zeinel có rất nhiều xưởng may, rằng ông ta có quá nhiều tiền, thế thì làm sao mà chẳng giào hco được.Nhưng mà ông ta lại rất dốt nát,đến nỗi cố sức lắm ông ta mới học hết tiểu học.Một ông bạn của ba mình cùng quê với ông Zeinel đã kể rằng:
- Ông ấy lớn hơn tôi cả chục tuổi.Khi ông ta đã học lớp ba rồi tôi mới bắt đầu đi học lớp một.Thế mà tôi với ông ấy lại cùng tốt nghiệp trường tiểu học.Các anh thử tưởng tượng xem ngài Zeinel nhà ta học mấy năm lớp bốn? ai đời học sinh tiểu học mà râu ria mọc dài chả khác gì mấy ông giáo..
Ông đồng hương của Zeinel còn kể rằng có lần một ông thanh tra đến trường, vào lớp đã tưởng lầm Zeinel là thầy giáo, còn thầy giáo của lớp đó là một học sinh.Vì thế ông thanh tra mới bảo ông giáo:" Nào em ngồi xuống đi chứ!" làm ông giáo bị một phen lúng túng...
- Thế đấy, tôi đã bảo các anh mà: óc nó chỉ chứa tòan là đất sét thôi .Ba tôi chêm vào.
- Còn gì nữa! có khi còn tồi tệ hơn nữa ấy chứ.
Nếu bạn nghe được hết những lời bình phẩm về ông Zeinel nhỉ? Nào là" đó là một trong số những thằng sốt nát hằng trăm năm mới ấ1t hiện một lần trên trái đất..." Nào là..."một hiện tượng ngu muội của nhân lọai"..v.v...v.v..
Một ông kể lại rằng cha ông Zeinel đã bảo 6ong ta: Thôi con ạ.chả cần học làm gì cho uổng công.Thôi thì hãy đi buôn vậy,ba sẽ dạy con cách buôn bán.Zeinel nghe lời cha và chăm chỉ buôn bán đến nỗi vốn liếng cạn sạch và súyt nữa ông ta phá tan hết gia tài của cha.ấy thế mà, giờ đây ông ta lại giàu quá, giàu đến nứt đố đổ vách ra.
Theo lời bình của mọi người thì ông Zeinel là người rất lười biếng, rất cẩu thả,rất luộm thuộm.Nhưng,ông ta lại có biệt tài bắt mọi người dưới quyền phải làm việc.Không nạn thay cho các nhà kiến trúc, các kỹ sư, bác sĩ và luật sư làm việc với ông ta!Họ bị bốc lột đến tận xương tủy...Ba tôi cay đắng nói:
- Thế đấy, bọn mình đã học hành đến nơi đến chôn,đã cố gắng hết sức mình để có bằng nọ bằng kia,rồi cũng chẳng đến đâu!chúng mình đã được gì nào?Hay cả lũ đã phải cầu cạnh đến tay Zeinel dốt nát ấy để có chỗ để làm,có cái ăn...
Về sự dốt nát của ông Zeinel thì...ôi thôi có cả một kho chuyện , chuyện nào cũng buồn cười đến chết được.Có lần ông Zeinel đến Phần Lan với một số giám đốc nhà máy và thư ký riêng của ông ta.Họ đã ở đó káh lâu.Một hôm,lúc gần về ông Zeinel nói với tay thư ký:
- Tôi thích cái nước Thụy Điển này, nó rất đẹp.Nghe đồn là ở Phần Lan cũng thú lắm.Hay chúng ta thử qua Phần Lan ít ngày xem sao đi!
Một lần khác khi được biết tên nước mà ông đang ở thăm được gịoi là nước Thụy Sĩ ông ta rất ngạc nhiên!
- ồ thế mà tôi cứ tưởng là chúng ta đangtham quan Ba Lan cơ đấy.Nào,hay ta thử đi thăm Ba Lan xem sao...
Có một lần,khi mọi người đang say sưa nói chuyện về ông Zeinel như mọi bữa thì Mentin bỗng hỏi chen vào:
- Ba ơi, ê1u ông ta dốt nát,vô học và lại lường biếng quá quắt như vậy thì làm sao ông ấy làm giàu được hả ba/
Mẹ tôi liền mắng át đi:
- Này, mày có im miệng đi không,đừng có nói leo vào chuyện của người lớn!
Ba tôi thấy cần nói thêm cho rõ:
- Đầu óc con chưa thể hiểu được một số chuyện của người lớn,con ạ...
Chị tôi sẽ đính hôn với con trai ông Zeinel.Lễ đính hôn tuy chưa tiến hành nhưng công việc coi như đã xong.Tôi không nhớ là bạn đã nhìn thấy chị tôi chưa nhỉ?Chị ấy không giống tôi lắm,hay nói đúng hơn là tôi không giống chị tôi mấy.Chị tôi đẹp lắm..
Trong nhà,ba mẹ tôi không nói gì về lễ đính hôn với tôi cả,chị tôi cũng không cho tôi và Mentin biết.Nhưng bọn tôi biết hết,Mentin còn biết trước cả tôi vì nó rất nhạy cảm với bầu không khí khác thường trong gia đình.Mẹ tôi có vẻ vui lắm,vừa làm vừa hát luôn,còn chị tôi thì không giấu được sự sung sướng,ngượng ngập.Niềm vui lộ ra ở mỗi bước đi,giọng nói của chị ấy.
Một hôm Mentin thầm thì vào tai tôi:
- Này chị có biết không,chị Hai lấy chồng đấy!
- Thế thì tốt chớ sao?
- Nhưng mà chị có biết chị ấy lấy ai không nào?
- Chị ấy lấy ai thế,em biết không?
- Lầy con ông Zeinel đấy!
Thấy tôi chẳng nói gì sau cái tin mà nó cho là rất giật gân ấy,Mentin nổi cáu:
- Chị không biết gì à?Chị Hai lấy con ông Zeinel đấy.
-Thế thì sao?Làm gì mà em phải nổi giận thế?
- Hừ,như vậy là chị cũng về một phe với ba mẹ chứ gì?
- Chị không quan tâm đến chuyện này...
Trong nhà ,Mentin chơi thân với tôi nhất,thế mà nó cũng giận tôi thật sự.
- Sao chị lại không quan tâm được! Nó hét lên với tôi và bất bình: Chị phải biết là em không muốn thế,Không thể thế này được, chị biết không?
Sợ nó càng cáu hơn nên tôi nhịn,nín thin không nói gì.Lúc đó Mentin lại tiếp,giọng tức tối:
- Thế chị không luôn nghe họ nói nào là cái ông Zeinel con lừa,nào là đồ súc vật và bao nhiêu cái xấu khác của ông ta đó sao? Thế mà họ lại muốn chị Hai lấy con một ông như vậy.
- Chị không thấy có sự liên quan nào giữa bố và con trong chuyện này cả.Tôi định khuyên giả Mentin cho nó bớt giận.
- Thế à.. Nhưng chị có biết con ông ấy ra sao không? cả anh ta cũng không thể học cho xong trung học, mặc dù đã được bố bỏ tiền thuê thầy giáo dạy riêng,đã đút lót tiền của khắp nơi cho anh ta lên lớp...Những lời nói đó của người lớn là dối trá hay sao nào? Ba và các chú khác chả nói thế hàng ngày là gì?
- Này,chớ để mẹ nghe thấy em nói những lời đó.Mẹ sẽ đánh vào đít cho đấy.Người lớn hiểu công việc hơn chị em mình mà em.Tôi lực lời khuyên nó.
Nhưng Mentin giận đỏ mặt tía tai và không chịu thôi:
-đấy em biết chị rồi mà ,chị cũng về phe với họ mà.Em còn mình với cả ba cơ...
- Sao vậy em?
- còn sao nữa.Mọi người đều nói xấu ông Zeinel đủ chuyện,thế mà tất cả vẫn đi làm cho ông ta,phục vụ ông ta. Tại sao lại như vậy?
Nó quay ngoắt về phía khác và bỏ đi.Rõ ràng cu cậu sợ tôi nhìn thấy nó vì khi nó nói những câu cuối cùng tôi đã thấy cậu ta rơm rớm nước mắt rồi.
Từ hôm đó, Mentin trở nên khó bảo và rất lỳ lợm.Bắt đầu có bao nhiêu chuyện không tốt trong sổ liên lạc của nó: Nó hỗn láo,nó không làm bài,không học hành gì cả.Ba tôi rất lo lắng,hết khuyên nhủ đến dọa dẫm nó đủ điều.Nhưng vô hiệu ,nó vẫn chứng nào tật ấy.Tệ hơn nữa, nó còn bỏ học đi hoang nữa kia.Rồi thì nó đua đòi, đánh lộn với bọn trẻ con khác nữa.Sáng ra, mẹ tôi dẫn nó đến trường,vào tận cửa lớp,thế mà khi mẹ tôi vừa đi khỏi là nó cũng biến luôn.
Khi ba tôi muốn hỏi xem tại sao nó lại đổ đốn ra như vậy thì nó chỉ im lặng,nhất định không nói gì.tôi cũng thử dùng tình cảm đề khuyên giải nó một cách nhẹ nhàng,Mentin liền ngắt lời tôi bằng một gịong rất nguời lớn,làm tôi đờ ra không nói thêm được câu nào:
- Chị hiểu làm sao được những chuyện đó!...
Mentin đã làm cả nhà không yên.Mẹ tôi khóc lóc,còn ba tôi thì luôn cáu gắt lo âu.
Một hôm trời tối đã lâu mà vẫn chưa thấy Mentin về ,cả nhà phải chia nhau đi các ngả tìm nó.Tìm khắp nơi chẳng thấy nó đâu cả,cả nhà lo lắng.Mẹ tôi phát khóc lên.Mấy người bạn của ba tôi cũng chạy đến an ủi mẹ tôi.Mọi người đang nghĩ cách đi tìm kiém một lần nữa thì cu cậu mò về.
Trong nhà không khí trầm hẳn xuống,rất khó xửa.Mấy ông hàng xóm trước đó đã khuyên ba tôi đừng có đánh mắng nó.Tất cả coi như không có gì xảy ra.Một lát sau ba tôi gọi Mentin lại và lựa lời khuyên nhủ nó,giọng ba tôi lúc đó sao mà dịu dàng,ngọt lịm:
- Này,con trai của ba,nếu không đi học,đến trường không chịu làm bài,chỉ lêu lỏng thì chẳng nên người đâu con ạ.Người ta ai càng chăm chỉ bao nhiêu thì càng no ấm,hạnh phúc bấy nhiêu.Ngay từ bé cần phải chịu khó học hành để có lưng vốn đảm bảo cho tương lai,cuộc sống sau này thêm dễ chịu.Phải cần cù con à...
Đó là những lời dạy bảo muôn thuở của ba tôi.Lúc đóo mấy chú bạn của ba cũng mỗi người một câu nói thêm vào:
- Tay làm hàm nhai con ạ...
- Có làm thì mới có ăn,con ơi...
- Muốn sung sướng thì phải làm việc và chỉ có làm việc mới khá được, con ạ...
Mentin nãy giờ im lặng ra dáng suy nghĩ,chợt ngửng lên đột ngột hỏi:
- Vậy người đi làm đuợc bao nhiêu tiền?
- Con nói sao? Càng làm nhiều thì lương càng nhiều chứ sao nữa.
- Thế người thật chăm chỉ có được nhiều tên bằng ông Zeinel không ba?
Câu hỏi của Mentin làm tất cả mọi người im lặng.Ai cũng hiểu nó định nói đến điều gì. Một lúc sau ba tôi mới gắng gượng tiếp tục câu chuyện:
- Thì ba mẹ cũng từng là trẻ con.Tất cả mọi người đều đã là trẻ con mà...Nhưng hồi đó ...
Mentin bỗng ngắt lời ba!
- Ai không làm việc thì sẽ có nhiều tiền phải không ba?
Ba tôi phát cáu:
- Thế là thế nào? Vậy ra ba mày nói láo ư?
Mentin khóc òa lên,nó nói qua tiếng nức nở:
- Ba mẹ nói thiệt đi,chăm chỉ hay lười biếng là tốt? Tại sao mọi vẫn chê ông Zeinel lười biếng.Chính ba và mấy chú bảo ông ta ngu, thộn ,đầu bô đấy thôi .Thế mà ông ta có nhà máy,cửa hàng,công ty ..rồi xe hơi,nhà lầu nữa...Con ông ấy cũng lại dốt nát,ngu đần không chịu học hành gì cả...Mentin chợt thôi khóc và gào lạc cả giọng:
- Con không đi học nữa đâu.Con chẳng cần học làm gì hết.Con sẽ gìau hơn cả ông Zeinel cho mà xem.Con sẽ bắt mọi người làm việc cho con.Ông Zeinel chả vẫn làm thế là gì...Rồi nó chạy vào phòng ngủ khóc tức tưởi.Ba tôi lặng nười đi,mãi mới nói được:
- Được rồi, được rồi con ạ,mày muố làm gì thì làm.Nếu mày không muốn đi học nữa thì thôi, ba không ép...
Mẹ tôi vào buồng tắm,dẫn nó đi rửa mặt.Một ông bạn của ba tôi nhận xét:
- Đó là lỗi của chúng ta.Chúng ta đã nói bô bô đủ thứ chuyện trước mắt nó nên mới đến nông nỗi này.Lẽ ra không nên nói những chuyện đó tướng mặt trẻ con.
Vợ ông ta ra hiệu cho ông ta bằng mắt về sự có mặt của tôi ở đó. Một ông khác nói tiếp:
- Nhưng mà thằng cháy nó nói cũng đúng lắm đấy.Chúng ta đã học bao nhiêu năm rồi,kết quả được gì?Có phải tất cả chúng ta đều phải nhờ vả cái lão Zeinel ấy không? Sự thật là như vậy.
Ba mẹ tôi đã hiểu rằng Mentin đổ đốn là do cả nhà cứ muốn cuộc đính hôn giữa chị tôi và con ông Zeinel.Mọi việc được xem xét và bàn bạc lại.Vài ngày sau ba mẹ tôi chính thức từ chối lời cầu hôn của con ông Zeinel.Rồi chị tôi cũng xin được việc làm và đi làm.Chị ấy đã chán ngấy sự nhàn rỗi,ở không ,suốt ngày ngáp ruồi.Thực ra chị ấy cũng chẳng thiết tha gì với việc đính hôn vừa qua.Lúc này chịâ1y có vẻ khoan khóai vì vẫn tự do lại được đi làm.
Sau đó hai ngày Mentin đi học trở lại và như cũ.Nó trở nên một học sinh ngoan và chăm chỉ chả kém gì tước.Có lẽ nó nhận thấy trách nhiện đã làm lỡ cuộc đính hôn của chị tôi nên cu cậu cố gắng học tốt hơn và ngoan hơn chăng?
Không khí gia đình trở lại hòa thuận vui vẻ,nhưng Mentin không còn gần gũi tôi như trước nữa.Nó giận tôi đã không về phe với nó trong chụyên cũ.Thực tình tôi cũng thấy nó đúng.Song tôi làm sao mà có thể làm giống nó được.
Tôi viết thư này cho bạn sau bữa tối.Thư đã dài và tôi cũng rất buồn ngủ.Tôi đi ngủ đây.Mai,chủ nhật mẹ tôi hứa cho chúng tôi đi xem múa rối.
Chào tất cả các bạn.Chúc bạn luôn vui vẻ.
Bạn gái
Zeynep


Trả Lời Với Trích Dẫn
  #13  
Old 06-10-2004, 12:29 PM
thuylam's Avatar
thuylam thuylam is offline
Senior Member
 
Tham gia ngày: Mar 2004
Nơi Cư Ngụ: Alameda Ca
Bài gởi: 3,579
Default

Bài học luân lý (1)



Istanbun 30-11-1963
Bạn Zeynep thân,
Cách đây hai ngày tôi đã nhận được thư bạn.Tôi đã muốn trả lời bạn ngay lập tức nhưng kẹt một nỗi thầy giáo cho nhiều bài tập về nhà quá.Chính vì thế mà mãi tôi chưa viết được dòng thư nào cả.
Dần dần,bọn tôi bắt đầu có cảm tình với thấy giáo mới.Trong lá thư trước,tôi đã kể cho bạn nghe chuyện chúng tôi trả lời thầy hiệu trưởng khi thầy đến thăm lớp tôi.Sau việc đó,bọn tôi tưởng thầy sẽ giận tôi và Đemir lắm.Nhưng không phải vậy.Ngay cả tôi, trong đêm liên hoan đã làm đảo lộn hết cả việc thầy làm,thầy cũng chẳng giận tí nào.
Gần đây,thấy giáo tôi có vẻ chú ý nhiều đến các bài học luân lý,đặc biệt là các bài giảng về sự hy sinh,xả thân vì nghĩa cả.Thấy hay kể một vài câu chuyện về các tấm gương trẻ con biết hy sinh quên mình vì một mục đích nào đó.Kể xong,thầy thường đặt câu hỏi để chúng tôi suy nghĩ:
- Các em học được gì qua chuyện này?Chúng ta có thể rút ra kết luận thế nào?
Bạn có biết tại sao thầy lại khóai tôi không?Bởi vì tôi hay phát biểu và thường tôi rút ra những kết luận đúng theo ý muốn của thầy.Thầy hay khen tôi:
- Hoan hô Acmét! Em nói rất đúng.
Sau đó thầu nói với cả lớp:
- Thế đấy các em ạ.Các em cũng phải luôn luôn có ý thức xả thân vì tổ quốc như em bé trong câu chuyện tôi vừa kể cho các em nghe.
Nhưng có lần,trong lớp tôi đã xảy ra tranh luận.Đó là vì tôi đã chán ngấy cái kiểu rút ra kết luận theo ý thầy. Hôm đó,chẳng hiểu sao tôi lại muốn nói khác đi,tôi muốn nói theo ý riêng của mình.
Đại khái câu chuyện thầy kể cho chúng tôi như sau:
" Hồi chiến tranh có một bé nhà nghèo trạc tuổi bọn mình đã tham gia du kích.Một hôm nó nhận nhiệm vụ canh gác,theo dõi tình hình địch.Nó trèo lên một cây cao ở giữa cánh đồng để quan sát sự di chuyển của quân địch.Thấy giặc vào làng,em chạy về báo cho chỉ huy du kích,đến giữa đường thì trúng đạn.Mặc dù bị thương nặng,em vẫn cố gắng vè được sở chỉ huy báo cáo tin quan trọng cho quân ta.Em tắt thở trên tay những đồng đội lớn tuổi hơn..."
Vừa kể xong thầy vội vàng chỉ tôi:
- Nào,ácmet, hảy cho cả lớp biết chúng ta học được gì qua câu chuyện này?
- Nhưng thưa thầy,sự việc có xảy ra nhưng trong chụyên không ạ? Hay đó chỉ là một câu chụyên sáng tác để chúng em phải rút ra những bài học về sự hy sinh,dũng cảm của một gương sáng thiếu nhi ạ?
Thầy giáo tôi bị một cú bất ngờ, ông không ngờ tôi lại hỏi như vậy.Một lát sau ông hỏi tiếp:
- Em bảo sao?Thật hay không thật có gì quan trọng?
- Thưa thầy, một câu chuyện thật rất khó có thể xảy ra như vậy được ạ.
- Tại sao em nói thế?
- Em không hiểu tại sao việc theo dõi địch là một việc quan trọng,người lớn không làm lại để một đứa trẻ 10-11 tuổi làm.Và chẳng hiểu sao lại đặt trạm quan sát ở giữa đồng trống để một đứa trẻ bị chết oan uổng...
Thầy sốt ruột ngắt lời tôi:
- Tất nhiên,đây chỉ là một câu chuyện sáng tác thôi...sau thầy hỏi cả lớp:-
- Các em cũng suy nghĩ như A'cmet cả ư?
- Không,không ạ? Tất cả lớp kêu kên,Chengis đứng dậy,dõng dạc nói:
- Chúng ta phải luôn sẳn sàng xả thân vì tổ quốc,phải dũng cảm không sự hy sinh.Chuyện kể muốn nhắc nhở ta như vậy.Rồi nó quay nhìn tôi như nhìn một con quái vật.
Chỉ duy nhất có Đenir đồng tình với tôi:
- Thưa thầy, em cũng thấy như A'cmet ạ...
Thấy hỏi cả lớp:
- Theo các em thì tại sao A'cmet và Đenir lại suy nghĩ khác các em ?
Lại Chengis to mồm nói:
- Thưa thầy tại các bạn ấy hay như thế lắm ạ...Ra vẻ ta đây khác người...
Ngay lúc đó chuông báo hết giờ vang lên.Thầy nói:
- Thôi được .Có gì chúng ta sẽ tiếp tục thảo luận vào giờ học chiều nay.
Thật sự tôi thấy rất may vì đã đến giờ nghỉ.Nếu không thầy mà hỏi nữa tôi sẽ chẳng biết nói sao.Ra chơi,Chengis nhái tôi:
- ái chà,ông bạn định chơi trội đấy!
Selma thì đe dọa:
- Muốn khác người ư?Rồi sẽ chẳng hay ho gì đâu!
Tôi hoang mang,chả lẽ mình chơi trội với chúng bạn thật sao?Nhưng sự thật tôi không tin câu chuyện thầy kể chút nào.Trái lại bọn bạn cùng lớp thì tin lời thầy lắm,vì ảnh hửơng của câu chuyện khá rõ.Bằng chứng là giờ ra chơi,nhiều ngọn cây cao trong sân trường đã bị chiếm làm đài quan sát địch.Bọn bạn tôi thi nhau nã súng máy bằng miệng và dùng tập cuốn tròn lại làm ống nhòm nhìn ra xa.Tôi thờ ơ ngồi trên ban công xem, chúng chơi trò chơi mới ấy một cách say mê.Ơ' một ngọn cây ngay gần cửa sổ chỗ tôi,Chengis và Huseyn đang cãi vã:
- Để tao trinh sát cho!
- Tao chứ.
- Tao chứ.
Tiếng Huseyn to nhất:
- Nhiệm vụ này chỉ huy giao cho tao.Đây là đài quan sát của tao chứ!
Chỉ lát sau tôi đã nghe tiéng khóc của nó ở dưới đất chỗ gốc cây.Chúng tôi chạy tới xem thì thấy nó bị thương do ngã từ trên cây xuống.May mà vết thương cũng không nặng lắm và người ta đã băng bó cho nó ngay.Chengis tụt vội từ trên cây xuống,mặt nó xanh như tàu lá.Ai cũng hiểu là hai đứa xô đẩy tranh giành trên cây và Huseyn đã ngã.Nhưng khi thầy giáo hỏi thì Huseyn không nói ai mà nó tự nhận lỗi:
- Thưa , không ai xô em cả ạ,em bị trượt chân ngã đấy ạ. Hành động ấy của Huseyn làm tôi suy nghĩ mãi.
Chiều hôm đó thầy giáo lại nói:
- Nếu sự hy sinh lại có tính chất chủ định cho mọi người biết và khen ngợi hành động đó thì không phải là hy sinh thực sự...
Tôi phân vân,vậy hành động của Huseyn có phải là một sự hi sinh không?
Hôm sau lại một bài giảng về sự hy sinh xả thân vìn ghĩa.Thầy giáo kể một câu chuyện đại ý:"Có một đứa trẻ vì nhà nghèo phải đi ăn cắp để lấy tiền mua thuốc cho mẹ đang bị ốm.Nó bị bắt quả tang khi đang ăn cắp và bị kết tội.Một đứa trẻ khác tự nhận tôi về mình để cứu giúp đứa kia"Câu chụyên khá đơn giản nhưng lại quá vô lý,song tôi không dám nói,chỉ sợ thầy cho rằng tôi muốn chơi trội....Nhưng rõ ràng ở đây ,người ta đã lẫn lộn giữa cái ngốc nghếch trẻ con và sự hy sinh cao thượng.
Thầy giáo tôi thích thú đề tài này đến mức đã bàn với các giáo viên lớp 5 khác và quyết định mở một cuộc thi viết trong học sinh về sự hy sinh,xả thây vì nghĩa.Cuộc thi phát động sôi nổi làm cả trường phải chú ý. ở lớp tôi thầy giáo hy vọng ở tôi rất nhiều.Riêng tôi muốn viết một câu chuyện về đề tài này theo ý thích của tôi.Tôi vùi đầu,chăm chỉ viết ba ngày liền mới xong.
Tóm tắt câu chuyện tôi viết như sau:
Một đứa trẻ có em bị bệnh nặng.Nó rất thương em nên ngày đêm buồn rầu lo lắng.Cẳhng có cách gì hơn vì nghèo không có tiền chạy chữa,nó thường cầu nguyện:"Lạy Trời,Phật, đừng giết em con.Hãy giết con đi! Con xin thế mạng cho đứa em bé bỏng của con".Một đêm trong mơ nó thầy một vị thần hung dữ đến nói với nó:" Nào,hãy theo ta"Như vậy ,lời cầu nguyện của nó được chấp thuận."TRời cho mi thế mạng đứa em.Em mi sẽ được sống".Nhưng đứa trẻ không muốn chết,nó lạy van kêu nài với ông thần:" Đừng giết con!Con chỉ cầu nguyện như mọi người thôi chứ con đâu có muốn chết.Đừng giết con!"Trong giấc ngủ nó la thét đế nỗi mẹ nó phải tỉnh giấc dỗ dành nó:" Ôi, con tôi nằm mơ ghê quá.Tại con đạp tung hết chăn ra ngòai,bị lạnh nên mơ xấu đấy mà.con đắp chăn vào ngủ đi".
Tôi đọc câu chuyện viết xong cho ba,mẹ, tôi nghe.Ba tôi rất hay khen ngợi những cố gắng văn học của tôi,nhưng lần này nghe tôi đọc xong ông nhăn mũi tỏ vẻ không thích thú. Ông chú tôi nghe bài viêt cũng chê tôi dở.Chẳng biết tôi có thể hiện được những hiểu biết của mình về sự hy sinh dũng cảm không? Nhưng trong câu chuyện tôi đã nghĩ ra được đã có ý chọc ghẹo những bài học sáo rộng,không thực tế.
Ngày thi đã đến.Tất cả học sinh lớp 4 và lớp 5 tập trung ở trên hội trường lớn.Các thầy cũng có mặt đông đủ ,thầy hiệu trưởng làm chủ tịch hội đồng thi.Lớp tôi chọn ra được sáu hôc sinh dự thi,lớp 5B có năm.Sau khi rút thăm, tôi là học sinh thứ tám lên đọc bài viết của mình.Đọc xong nhìn qua bàn các thầy cô ngồi,tôi hiểu rằng bài thi của tôi sẽ không đọat gỉai. Nhưng các bạn thì trái lại,chúng nó có vẻ rất thích,tràng vỗ tay trong hội trường kéo dài khá lâu. Khi các bài thi đã được đọc hết ,hội đồng chấm thi vào họp kín để quyết định trao các giải thưởng.Các thầy giáo đi hết, hội trường bắt đầu náo lọan,nô đùa,chạy nhảy,la hét ầm ĩ cả lên.Nhiều đứa dùng dây thun bắn những viên đạn giấy lọan xạ.Những viên giấy vo tròn,tuy nhỏ mà bắn rất đau về chụyên nhắm bắn này tôi không thông thạo lắm.Thậm chí tôi cũng chẳng biết ném một hòn đó trúng địch dù chỉ cách 5-7 mét.Bạn bè vẫn chế diễu tôi là đồ con gái...
Đang thơ tâ3n chơi,bất ngờ tôi bị một viên đạn giấy bắn trúng gáy,đau điếng người.Tức điên người, tôi quơ đại một dây thun của đứa bạn ứung cạnh và bắn một phát thật mạnh về hướng đã bắn tới tôi.Ôi thật là một viên trái phá bất hạnh...Đúng lúc đó ban giám khảo tiến vào hội trường ,đi đầu là thầy hiệu trưởng đáng kính.Viên giấy của tôi bay thẳng vào trán thầy như một viên đạn thật sự.Nét đau đớn lộ rõ trên trán thầy hiệu trưởng,ông vội đưa tay lên xoa xoa trán.Mắt thầy long lên giận dữ.Thầy giáo của lớp 5B đứng ngay lên bục cảnh cáo chúng tôi, thầy ra lệnh:
- Ai vừa bắn hãy bước ra khỏi chỗ ngay lập tức!
Tôi rất sợ hãi, đang định bước ra thú tội thì thầy giáo lớp tôi đã lên bục đe dọa học sinh:
- Nếu kẻ bắn không nhận lỗi ngay thì tất cả học sinh ở đây sẽ bị phạt.Từ nay đến tối không ai được ra khỏi đây, phải ngồi tại chỗ hết!
Cuộc thi thế là hỏng, chả còn ai nhắc đến nó nữa.Tôi đứng dậy buồn rấu thú nhận:
- Thưa thầy, chính em đã bắn ạ...
Thầy hiệu trưởng nhìn tôi từ đầu đến chân:
- không, không phải em bắn...
- Thưa thầy, đúng là em đã bắn đấy ạ.
- ồ, không! Tôi biết đọc ý nghĩ trong mắt người khác.Em không phải là đứa đã bắn viên giấy đó.Kẻ có lỗi nhất định không chịu nhận.Còn em thì sợ các bạn bị phạt oan uổng nên em đã đứng ra nhận hết lỗi về mình có phải không? Em muốn cứu giúp tất cả các bạn chứ gì?
Trong đầu tôi không hề có ý nghĩ đó.Tôi ấp úng:
- Thưa thầy... Em không cố ý.... em không muốn thể...em không nhắm vào thầy.Em nhắm vào chỗ khác nhưng em bị trượt tay.... Xin thầy tha lỗi cho em ạ.
Thầy hiệu trưởng đi lên bục giảng và bằng một giọng nói trang trọng rất cảm động, ông nói:
- Này đây, tất cả chúng ta đã chứng kiến tận mắt một ví dụ điển hình về sự hy sinh,xả thân vì người khác.Bãn của các em đã nêu một tấm gương sáng ngời về lòng dũng cảm.Mặc dù không hề có lỗi, em ấy đã thú nhận lội ,để bị phạt một mình còn hơn để tất cả các em phải chịu.Hành động đẹp đẽ này đã cho các em một bài học, vì thế ,thầy sẽ tha thứ cho tất cả các em .Câu chuyện em ấy viết chưa được hay lắm nhưng hành động của em ấy rất đáng nếu gương.Thay mặt ban giám khảo , thầy tuyên bố em ấy được giải nhất.
Thế đấy,bạn thử nghĩ xem,tôi còn biết làm sao.Mọi sự đã đảo lộn lung tung.Tôi đang ở địa vị một kẻ có tôi trở thành tấm gương về sự hy sinh dũng cảm vì người khác.Bạn có tin được không ,thật là một câu chuyện ngược đời phải không bạn?
Chẳng biết bạn nghĩ sao,chứ tôi thấy ngày tháng như đứng nguyên tại chỗ vậy.Tôi đã chế ra một cuốn lịch đặc biệt để tính xem đến kỳ thi cuối năm còn bao lâu nữa.Bạn phải ế6t rằng chúng chẳng còn bao nhiêu ngày nữa đâu!
Chúc bạn khỏe và vui
Bạn
Acmét
(1):Những đứa trẻ biết hy sinh vì nghĩa cả.




Trả Lời Với Trích Dẫn
  #14  
Old 06-10-2004, 12:30 PM
thuylam's Avatar
thuylam thuylam is offline
Senior Member
 
Tham gia ngày: Mar 2004
Nơi Cư Ngụ: Alameda Ca
Bài gởi: 3,579
Default

:::: Aziz Nesin ::::
Con cái chúng ta giỏi thật!

Sự hối tiếc



Istanbun 7-12-1963
Zeynep,
Bạn rất thích những lá thư của tôi, bạn khen để tôi cố viết cho hay, cho thú vị hơn chứ gì? Dù sao tôi cũng xin cảm ơn bạn đã động viên khuyến khích tôi.Nhưng thư trước có lần bạn viết: Thư tôi tòan những chụyên buồn cười.Rất tiếc lần này tôi bắt buộc phải kể những chuyện không vui lắm.Chính thầy giáo đã kể cho chúng tôi nghe câu chuyện này,làm tôi vô cùng cảm động.
Sáng hôm kia, trong giờ tập đọc,thầy gọi Huseyn lên bảng đọc bài.Khi nó đọc đến đọan nói về sự hối tiếc, thầy giáo đã cho dừng lại để giảng kỹ cho chúng tôi hiểu khái niệm tình cảm này.Sau khi đã nói khá nhiều thầy hỏi cả lớp:
- Các em đã rõ thế nào là sự hối tiếc chưa?
Tất cả đồng thanh trả lời:
- Thưa thầy rõ ạ.Thầy giáo nói tiếp:
- Thế thì bây giờ các em hãy cho thầy một vài ví dụ.Nếu các em đã hiểu cả rồi.
Bạn có nhớ Yasa không?Chắc bạn còn nhớ, lúc nào nó chẳng ngồi bàn cuối lớp.Đó là một học sinh chúa trùm nghịch ngầm,lúc thì nó sọan tem chơi,lúc nó vẽ tranh vui quấy phá.trêu chọc mọi người.Thầy giáo chỉ ngay nó và hổi:
- Yasa, trong đời đã bao giờ em phải hối hận lần nào chưa?
Yasa đâu có nghe thầy giảng cho nên chả hiểu mô tê gì về sự hối tiếc cả.Nhưng là một đứa trả khá láu lỉnh, nhanh trí, nó đắn đo suy nghĩ một giây, nếu trả lời có thế nào thầy cũng hỏi tiếp thì gay, nó liền trả lời :
- Thưa thầy chưa bao giờ ạ,em chưa gặp chuyện đó.
Thầy giáo vặn lại nó:
- Sao vậy? Chả lẽ trên đời có người chưa bao giờ phải hối hận điều gì hay sao?
Nó vẫn kiên quyết trả lời:
- Riêng em thì chưa bao giờ ạ!....
Bạn có nhớ Nese không?cái con bé lắm mồm, lắm miệng và chuyện gì cũng ra vẻ biết hết cả ấy mà.Lúc nào nó cũng ra điều ta đây học giỏi.Nó hay nhìn thẳng vào hai mắt thầy, đợi thầy gọi lên bảng khi nó thuộc bài.Hôm nay nó ngọ nguậy liên tục cho thầy để ý rồi giơ tay rõ cao:
- Thưa thầy em ạ. Em xin nói ạ...
Thầy giáo thấy và chỉ nó:
- Nào, em nói đi.Có phải em đã từng hối tiếc về một hành động nào đó trong đờip , có phải không.Em hãy nói cho các bạn nghe coi.
Con bé vội vàng trả lời theo ý thầy:
- Vâng ạ, em đã từng gặp phải một chuyện hối tiếc...
- vậy thì em kể cho mọi người nghe đi....
Nhưng Nese bị hẫng, chắc nó không ngờ thầy lại bắt nó kể. Để thóat khỏi tình cảnh nan giải đó, nó hỏi lại thầy:
- Em phải kể chuyện nào ạ?
Cả lớp cười ồ.Thật đáng thương cho Nese, chắc nó phải hỏi vậy để có thì giờ mà bịa ra một chuyện gì đó thôi.Thầy giáo tường ngày khá nghiêm nghị , lúc đó cũng mỉm cười.
- sao thế Nese?chả lẽ em đã nhiều lần phải hối tiếc thế rồi kia à?...Thì hãy kể một chuyện nào đó xem sao?.
Cũng như mọi lần,Nese bắt đầu ho khan và nuốt nước miếng liên tục.Sau mỗi câu, thậm chí sau cả mỗi từ nó lại nuốt khan ực một cái.Hôm đó nó nói mãi không hết một câu.Nó bắt đầu câu chuyện đại khái như sau:
- Thưa...chúng ta cần kính trọng nười già và yêu mến trẻ con....
Nese đã làm cả thầy giáo cũng sốt ruột, khong biết nó định kể gì sau lời khuyên chung chung ấy.Thầy hỏi nó:
- Rồi ...sau đó thì sao?
Nese tiếp tục nặn ra,khó nhọc từng câu:
- Có một bài mẹ đang dạy dỗ khuyên bảo đứa con đủ thứ trong nhà thì có một người đến gõ cửa.Bà ta nhìn ra cửa sổ xem ai, đó chính là bố chồng của bà ta. Người đàn bà bảo con: "Hãy ra mở cửa cho ông nội.Nói với ông là mẹ không có ở nhà nhé!" Đứa trẻ ra mở cửa :" Nội ơi, mẹ con đi chợ rồi!" Ông già bảo đứa cháu:" Cháu vào nói với mẹ,đã múôn nói dối thì đừng ra đứng cửa sổ nữa!" Rồi ông ta bỏ về....
Sau khi nuốt khan mấy lần nữa, Nese im lặng không nói gì thêm.Thầy giáo hỏi nó:
- Chuyện xảy ra với em thế à?
Nese đỏ mặt lên:
- Không ạ, đó là em đọc đượcở trong sách.
- Thế thì tại sao em lại hối tiếc?
- Thưa thầy em đâu có hối tiếc, người đàn bà trong chuỵên mới phải hối tiếc, vì đã nói dối bố chồng chứ ạ...
Thầy còn gọi mấy ưúa học sinh nữa, nhưng chẳng có đứa nào nói đựơc một chuỵên gì về sự hối tiếc của bân thân mình.Chúng kể khá nhiều chuyện,nhiều sự việc rất hay,nhưng tòan là chuyện của người khác, giả thiết rằng có sự hối tiếc.
- Có lẽ các em chưa thật hiểu thế nào là sựhối tiếc chăng?Một người sẽ cảm thấy hối tiếc khi gặp chuyện rất buồn.Người đó phải thấy tiếc vì hành động của mình đã làm người khác phải gánh chịu hậu quả xấu...Suy nghĩ một lát thầy nói tiếp:
- Thầy sẽ kể cho các em nghe một câu chuyện làm ví dụ, để các em hiểu rõ việc này.
Chúng tôi im lặng lắng nghe thầy,trong lớp không còn nghe thấy một tiếng động nhỏ ngòai tiếng nói của thầy:
- Hồi đó thầy đang học trường trung học.Thầy hiệu tưởng của trường nổi tiếng là người rất nghiêm khắc...
Tôi vểnh tai lên mà nghe, giọng thầy,tâ2m ấm,â1t cảm xúc:
- Dịp ấy ,khỏang đầu năm học.Lớp thầy có thêm một học sinh mới,từ trường khác chuyển tới.Chúng tôi lcũng chưa kịp biết tên của cậu ta là gì.Chỉ kịp để ý là lúc nào cậu ta cũng đút tay trái vào túi quần. chưa bao giờ chúng tôi thấy cậu ta bỏ cánh tay đó ra ngòai.Chẳng biết vì sao,cậu ta còn rất ít làm quen với các học sinh khác.Vì thế cũng chưa ai có dịp hỏi xem tại sao cậu ta cứ đút tay vào túi quần nhưng vậy. Một hôm, trong giờ ra chơi chúng tôi đang vui đùa trên sân trường thì thấy hiệu trưởng đi qua giữa đám học sinh.Chúng tôi chợt thấy thầy gọi cậu bạn mới lại. Cậu bạn vô tình đi qua trước mặt thầy mà tay vẫn bỏ nguyên trong túi quần.Nghe thầy giáo to tiếng với cậu bạn,cả lũ chúng tôi xúm quanh xem sự thể sẽ ra sao.Tôi đã nói là thầy hiệu tưởng rất nghiêm khắc.Lúc đó ông bắt đầu nổi cáu:
- Tại sao em bỏ tay trong túi?Em không biết xấu hổ à? Cậu bé không trả lời, mặt cúi gầm xuống đất. Học sinh đã quây tròn xung quanh hai thầy trò thành một vòng rộng. thầy hiểu trưởng quát to hơn:
- Em bỏ tay ngay ra khỏi túi!
Cậu bé đứng im , không nói gì.
- Này, mày có nghe thấy gì không hả? Tao nói với mày đấy, mày điếc à?
Cậu bé run run,lắp bắp:
- Thưa thầy con có nghe thấy ạ...
- Thế tại sao mày không rút tay ra? Bỏ ra ngay!
Cậu bé chậm chạp ngẩng đầu lên nhìn các bạn xúm đông xúm đỏ xung quanh rồi nhìn thầy hiệu trưởnglưỡng lự.... rồi tay cậu ta vẫn để nguyên trong túi quần.Thầy hiệu trưởng đã phát cáu lên cực độ,ông hét:
- Mày không muốn bỏ cái thói du công của mày đi, có phải không? Tao bảo lần cuối: rút tay ra!
Cậu bé lắp bắp cái gì đó rồi đứng im như hóa đá.Tức giận quá, ông hiệu trưởng tát cho nó một cái như trời giáng. Bị mất thăng bằng,cậu bé ngã nhào xuống đất. Chúng tôi chết lặng người, không một tiếng động nào.Lúc đó, cả ông hiệu trưởng cũng lặng đi. Tay cậu bé bật ra khỏi túi chống xuống đất như một khúc cây. Đó là một cánh tay cụt, đã mất hết cả bàn tay. Chúng tôi chợt hỉêu rằng cậu bé xấu hổ về cánh tay cụt.Vì thế nó hay né tránh bạn bè và luôn luôn bỏ tay vào túi.
Đột nhiên thầy hiệu tưởng ràn rụa nước mắt. Ông cúi xuống nâng cậu bé dậy và nói với nó bằng giọng thật dịu dàng:
- Trời ơi... Tại sao em không nói cho thầy biết từ đầu .
Sau đó thầy dắt tay nó vào phòng làm việc của thầy. Từ lần xảy ra ấy,chúng tôi không còn gặp lại cậu bé cụt tay ở trường nữa. Về sau chúng tôi được biết, thầy hiệu tưởng đã xin lỗi cậu ta và cả gia đình về chụyên đó. Ông còn xin được đỡ đầu nó mãi mãi...Nhưng cậu bé chẳng bao giờ đến trường tôi nữa. Đó là câu chuyện mà thầy đã được chứng kiến tận mắt.
Thầy đã ngừng kể rồi mà tất cả chúng tôi còn yên lặng không ai nói câu nào, mọi người đều bị câu chuyện thu hút.
Chuông báo giờ nghỉ đã reo vang. Trước khi ra khỏi lớp, thầy giáo còn nói với chúng tôi:
- Thầy tin rằng hồi đó ông hiệu trưởng đã phải hối tiếc mại vì câu chuyện đáng buồn đó. nhưng thế gọi là sự hối tiếc đấy các em ạ.
Một lát sau, chợt Nese nhận xét:
- nhưng mà này, thầy giáo chúng ta cũng kể một câu chuyện hối tiếc của người khác đấy chứ... Chuỵên đó có xảy ra với bản thân ông đâu?
Yasa đã giải thích như thế này:
- Các bạn ơi tôi hiểu rồi.... Chẳng có ai nhớ ra sự hối tiếc của riêng mình.Ai cũng chỉ thấy xúc động về sự hối tiếc mà đáng lẽ ra người khác phải cảm thấy thôi.
Hôm sau đến lớp Đenir đã bô bô nói:
- Hôm qua tôi đã hỏi ba rồi, ba tôi nói đại khái thế này" Trẻ con chưa thể biết đến sự hối tiếc, bởi vì chúng chưa có đủ vốn sống,chúng chưa được chứng kiến nhiều viẹc trong đời để sau đó chúng phải hối hận. Muốn biết đến sự hối tiếc, tước tiên trả con phải lớn lên đã, chúng phải trở thành người lớn, rồi sau đó mới ế6t thế nào là hối hận..."
Tôi thấy lời giải thích này có vẻ hợp lý.Còn bạn, bạn nghĩ sao?
Mỗi buổi chiều đi học về,tôi đến vội hỏi mẹ tôi xem có thư từ gì của bạn không. Tôi hy vọng bạn sẽ luôn luôn trả lời tôi ngay sau khi nhận được thư. Mong bạn có nhiều sức khỏe.
Bạn thân thiết
Acmét.


Trả Lời Với Trích Dẫn
  #15  
Old 06-10-2004, 12:36 PM
thuylam's Avatar
thuylam thuylam is offline
Senior Member
 
Tham gia ngày: Mar 2004
Nơi Cư Ngụ: Alameda Ca
Bài gởi: 3,579
Default

Chúng tôi bước sang năm mới bình an



Istanbun 5-1-1964
Zeynep,
Tôi đã nhận được thư và thiệp mừng năm mới của bạn trước đây hai ngày.Cám ơn bạn về những lời chúc tốt đẹp đến tôi và gia đình nhân dịp mùa xuân và năm mới!
Tết năm nay, gia đình tôi đón năm mới và giao thừa ở nhà ông chú của ba tôi.Ông ấy có một cái nhà rất rộng rãi , ba mẹ tôi thích lắm nên năm nào cũng đến chung vui ở đó.Ngòai chúng tôi ra còn mấy gia đình bà con khác nữa cũng đến cùng vui tết.
Tôi hay đi ngủ sớm nên không bao giờ thức được để đợi Giao Thừa.Hôm vừa qua , có lẽ tôi đã ngủ mất từ lúc 11 giờ đêm. Tôi thiếp đi lúc đang nghe dở cương trình ca nhạc của đài phát thanh...
Hôm sau trong tôi chẳng còn dấu vết gì của lễ mừng năm mới cả.Tất cả lại diễn ra bình tường như những ngày khác trong tuần, trong tháng.Tôi phải nói ngay rằng những chuỵên xảy ra trong nhà bạn năm nay cũng đã từng diễn ra ở nhà tôi mấy năm trứơc.Vì vậy đọc thư bạn tôi hiểu hết vì hình dung rõ cảnh tượng hôm mùng một Tết" nhà bạn".Thậm chí chuỵên thường ngày ở nhà bạn cũng không lạ lắm đối với tôi đâu.Nếu có một hôm nào ba tôi phải tiêu một số tiền nhiều hơn bình thường là y như rằng ở nhà mọi ngừơi sẽ đều cảm thấy ngay.
Đôi khi buổi tối hôm trước ba tôi phải đãi bạn bè ở nhà hàng chẳng hạn.Thế là ngày hôm sau nếu thấy tôi uống không hết nước rót ra ly, lập tức ba la mắng tôi ngay:
- Mày rót nước vừa đủ uống thôi chứ.Đừng có lãng phí hoang tòang như vậy!
Mà nào có nhiều nhặn vì cho cam,ở đây chỉ còn lại độ hơn một đốt tay trước muốn khỏi bị mang tiếng là ăn hoang phá hại thì tốt nhất tôi phải mang ly nước uống dở ấy đi tưới vào các chậu hoa cây cảnh trong nhà, chứ mà đổ đi thì phải biết! Chưa bíêt bài thuyết lý về đức tính tiết kiệm sẽ kéo dài đến bao giờ mới xong.
Có lúc tự nhiên ông quát tôi bất thình lình làm tôi giật nảy mình:
- Mày đừng có bóp nhiều thuốc đánh răng vào bàn chải như tê1! Đồ phá hại!
Thế là tôi biết chắc ba tôi đã phải tiêu một khỏan tiền để đãi bạn bè đi ăn nhậu rồi.
Lại có lúc loay hoay mãi không mở được cái gói, tôi cáu quá định cắt béng cái dây buộc cho tiện.Ba tôi nhìn thấy rồi la lên:
- Này, đừng có hoang phí thế con! Hãy chịu khó mở nút cho đàng hòang rồi giữ dây gói và dây buộc để lần sau mà dùng. Phải tiết kiệm chứ con!
Tôi nghĩ ngay rằng ba tôi đãphải chi một khỏan tìên vô lý nào đó mà ông đang xót.Tính ba tôi rất hay khách khí, ông thích ược bao bạn bè.Tôi đã ược chứng kiến tận mắt rất nhìêu lần":Ba tôi đi ăn nhậu ở một cửa hàng nào đó, thậm chí có khi chỉ một vài ly cà phê hay nước ngọt ông cũng múôn được trả tìên. Bao giờ ba tôi cũng đòi cho được cái quyền đó:" Thôi mà, anh để tôi...Tôi trả tìên cho...Đáng là bao mà...Tôi giận đấy..."
Thế nhưng sau khi đã " được" trả rồi, về nhà ba tôi lại cằn nhằn cả nhà:
- Tại sao các ngừơi lại vất giấy vụn hoang phí thế hả? Gom lại một chỗ đi..Thế nào mà chả có lúc dùng đếnĐể mà bán họăc mồi bếp cũng đựơc đấy.Đừng có hoang phí tiền của!
Cứ thế suốt đấy bạn ạ.
Nếu trong nhà bạn luôn luôn nghe được câu châm ngôn:" Nhìêu giọit nước tạo nên biển cả"thì ở nhà tôi lúc nào ba mẹ tôi cũng nhắc" Hãy cất giữ cả những cọng rơm , sẽ có lúc cần đến chúng" Khi không phải vung tay quá trán trong công việc ăn nhậu vô bổ với bạn bè thì ba tôi cũng rất phóng khóang với lũ trẻ chúng tôi.Tết vừa qua chúng tôi đã được ba mua cho khá nhiều quà đấy.Tôi được một bộ đồ vẽ với thuốc màu rất to và đẹp .Đến kỳ nghỉ Đông tới đây sẽ thỏa sức vẽ theo ý thích.
Như vậy , gia đình tôi đã ước vào năm mới bình yên
Mong sao cho năm mới sẽ mang lại nhìêu may mắn và hạnh phúc cho gia đình bạn.
Chúc bạn học giỏi trong năm nay.
Bạn thân
Acmét


Trả Lời Với Trích Dẫn
  #16  
Old 06-10-2004, 12:37 PM
thuylam's Avatar
thuylam thuylam is offline
Senior Member
 
Tham gia ngày: Mar 2004
Nơi Cư Ngụ: Alameda Ca
Bài gởi: 3,579
Default

Con bé cẩu thả



Ankara ngày 8-1-1964
Acmét thân mến
Trước tiên tôi xin báo cho bạn hay một tin vui của Hicmét bạn tôi.Nó bắt đầu đi học trở lại từ mấy hôm nay.Ba má Hicmét đã giải hòa không còn giận nhau nữa.Vì thế tôi thấy nó có vẻ sung sướng lắm.
Còn một tin nữa tôi muốn thông báo với bạn là tất cả những là thư bạn gửi cho tôi đã được gom góp lại để ngăn nắp trong một cặp hồ sơ.Từ trước, các thư đó tôi để mỗi cái mỗi nơi, bây giờ đã đựơc sắp xếp theo thứ tự ngày tháng rất nghiêm chỉnh.Thú thật đó không phải là sáng kiến của tôi nghĩ ra đâu mà người thân trong gia đình rèn rũa cho đấy.Sự thể là thế nào, tôi sẽ kể chobạn rõ.
Ơ? nhà, mọi ngừơi hay la mắng tôi là cẩu thả, bừa bãi.Ba mẹ và chị tôi lú nào cũng kêu tôi là:" Con bé luộm thuộm , làm đâu bỏ đấy..."Kể cũng lạ, mặc dù đã rất cố gắng sống sao cho trật tự,ngăn nắp nhưng hình như tôi vẫn không đựơc mọi người vừa ý.Sáng chủ nhật vừa uqa, khi bài làm bài tập tóan, tôi phải đi tìm mãi mà không thấy cuốn vở đâu. Nhìn thấy tôi đi nhòm hết cả các xó xỉnh, má tôi bắt đầu mắng tôi:
- Không biết tôi phải hầu cô đến bao giờ nữa đây! Súôt ngày tìm thứ nọ, thứ kia..Mó đến cái gì là hỏng cái đó.
Có lúc tôi đã tự hỏi: "Làmsao thế nhỉ, tại sao tôi lại đỏang vị đến thế không biết?" Và tôi cảm thấy rất buồn.Nhưng khi cả nhà xúm vào , ai cũng thi nhau mắng nhiếc tôi nào là ứua con gái luộm thụôm rồi sẽ chả ra gì, nào là bừa bãi như tôi chỉ có một....v.v...thì tôi lại thấy thế nào ấy, lúc đó trong tôi hình như có sự phản kháng làm tôi chán đi .Đến cả chị tôi cũng mắng tôi nữa mới điên rụôt chứ.Duy nhất chỉ có Mentin là lẳng lặng đến cạnh tôi ra chiều thông cảm.
Tức mình vì bị trách móc tới tấp, tôi vội vã sắp xếp lại bàn học, sách vở, quần áo cho ngăn nắp.Trong khi thu dọn đồ đạc riêng, tôi tìm thấy một cây son môi hai cái bưu ảnh gửi cho chị tôi và một đôi tất đàn ông.Tất đem tất cả vào phòng khách giữa lúc mọi người vẫn chê trách tôi đủ điều.Tay giơ cao"chíên lợi phẩm thu được, tôi hỏi hơi khiêu khích:
- Đôi tất này của ai đây? Con tìm thấy trong đống sách...
Ba tôi ngạc nhiên nhìn mẹ:
- A , thế mà tôi tìm mấy ngày nay không thấy...
- Thế còn cây son của ai?Tôi mạnh dạn tấn công.Mẹ tôi hỏi có vẻ ngượng ngập:
- Ơ? đâu ra thế, mẹ tìm mãi...
- Nó ở ngay trên bàn học của con gĩữa đống chì và tẩy chứ đâu? Mẹ tôi chợt nhớ ra.
- A`, mấy hôm trước mẹ để quên ở đó,
Tôi giơ hai cái bưu ảnh về phía chị tôi:
- Những cái này cóphải của chị không? Chị tôi đỏ mặt tíatai:
- Em lấy ở đâu ra thế?
- Chẳng biết ai kẹp giữa mấy cuốn sách tập đọc của em ấy. Em chưa đọc trong đó viết gì đâu...
Sau khi hòan trả đồ vật đó, tôi nghĩ rằng sự việc thế là đã kết thúc êm đẹp.Tôi ngồi vào bàn và tiếp tục làm tóan.Thế nhưng, cứ như trò qủi thuật , khi tôi cần cây bút chì xanh thì lại chẳng thấy nó đâu. Lại phải loay hoay tìm kiếm khắp nơi.Mẹ tôi không thể bỏ qua chuyện đó:
- Bây giờ con tìm gì? Con còn mất cái gì nữa thế?
-Mẹ có nhìn thấy chiếc bút chì xanh của con ở đâu không?
-Cả ẽl phải có người theo giữ sách vở bút mực cho cô chắc...
Bà tôi nói xen vào:
- Chà, con bé này! Bao giờ cháu mới hết luộm thuộm...Ba khuyên nhỉ:
- này, con gái của ba!Ba đã dặn bao nhiêu lần rồi, phải ngăn nắp con ạ, đồ vận cái nào phải để vào chỗ của nó.Con chẳng chịu nghe lời ba gì cả.
Chị tôi, không chịu thua kém, cũng ra vẻ người lớn dạy đời:
- Thôi, vào đây chị cho mựơn tạm cây bút chì xanh mà dùng, nhưng phải cẩn thận kẻo lại làm mất luôn cả của chị đấy. Nói rồi chị chạy về phòng lấy chì cho tôi.Một lúc sau không thấy chị ấy quay trở lại,rồi có tiếng chị hỏi:" Ai lấy bút chì xanh của tôi thế?Có anh nhìn thấy hộp bút chì màu của con không?"
Bà nội thấy tôi có vẻ buồn chán bèn kéo tôi vào lòng nhẹ nhàng an ủi, song lời lẽ vẫn có phần trách móc:
- Cháu qúi của bà,ở tuổi cháu ngày xưa bà đã phải lo nhiều chuỵên lắm, bằng tuổi cháu bà đã phải lo lắng cho gia đình rồi đấy chứ..Thế mà bây giờ sống sung sướng, cháu vẫn chưa giữ nổi lấy cây bút chì hay cuốn vở .Sao thể hả con? Đừng có bừa bãi luộm thuộm mà hư người đấy cháu ạ.
Mẹ tôi cằn nhằn vẻ không yên tâm:
- Lạ thế cơ chứ, nhà này có ai cẩu thả , bừa bãi đâu.Không biết nó giống ai nữa?...
Bị trách mắng , la rầy nhiều quá đâm ra tôi cũng chai đi.Tôi quá quen lời những lời khuyên tường xuyên ấy. Đến nỗi, nói thực với bạn tôi chẳng còn để ý nhiều đến những lời nói đó nữa.Thành ralại đúng như mẹ tôi nói:" Cứ như nước đổ đầu vịt!"
Tuy nhiên, tôi lại vẫn rất sợ ông nội, mà không riêng gi tôi, hầu như cả nhà đều sợ ông. Trước kia ông nội tôi là đại tá trong quân đội , nay đã về hưu.Ông rất nghiêm khắc và có thể la mắng tất cả mọi người không trừ ai cả.Mẹ tôi cũng sợ ông nội tôi lắm
Ông thường nói với mọi người:
- Điều kiện trước nhất để thànhg công trong cuộc đời là phải sống ngăn nắp , trật tự!
Ba tôi muốn rút lui khỏi tình thế rất nan giải ấy, song có lẽ vẫn muốn vớt vát danh dự bằng cách tìm ra một đồ vật nào đó ở nguyện chỗ của nó nên còn cố:
- Nhưng cuốn sổ ghi của tôi để trên túi ngực áo vét cơ mà.Có nghĩa là ở đây này...
Quyển sổ tay không thấy mà cái túi ba tôi chỉ cũng không có nốt.Có lẽ người ta cũng bỏ nó đi hôm sửa áo rồi.
Ông nội tôi rất thích đùa cợt thấy thế cười, hỏi:
- Nào, lũ quỉ con, các cháu đóan thử xem quyển sổ tay của ba ở đâu?
Trước khi chúng tôi kịp mở miệng, mẹ tôi đã vội nói:
- a, hôm trước đinh khuya áo cho mình, có khi tôi đã khâu áo túi ngực vào rồi cũng nên.
Ba tôi rất bối rối.Lúc đó có lẽ ba tôi sẽ đòi bất cứ giáo nào lấy một vật ở nguyên chổ của nó,trên người ba.Ba tôi lục tung hết cả lên,thậm chí lộn ngược cả mấy cái túi ra.Ông nội tôi vẫn đùa, không để ba yên:
- Này, cậu Cả tìm gì thế? Bị mất cái kim à?
Cười nhiều quá, ông tôi chảy cả nữa mắt, nước mũi rồi đâm ra ho sù dụ kéo dài.Không dứt đựơc cơn ho,ông nội tôi ra hiệu lấy cho cái khăn tay:
- Các cháu lại lấy cho ông.Cái khăn tay ở túi bên phải áo khóac ấy.
Tôi chạy lại hỗ cái áo khóac, đang treo trên móc áo nhưng làm gì có chiếc khăn tay nào.
- Ông ơi, không có khăn tay trong túi bên phải ông ạ.
- Cháu không nghe ông nói gì à?Ông bảo tìm túi áo bên trái cơ mà!
- Túi áo bên trái cũng không có ạ.
- không thể như thế được...mang cái áo lại đây cho ông xem nào.Bốn chục năm nay cái khăn tay nằm ở đó cơ mà...
Tôi mang cái áo khóac nặng nề lại cho ông.Ông nội tôi lục lọi cả hai túi mà chẳng thấy cái khăn tay nào.Ông bèn nói:
- Như vậy chắc có lẽ ai đã lấy cái khăn tay của ông rồi...
Lúc đó mẹ tôi len lén bỏ vào túi phải một cái khăn tay sạch.Chợt sờ thầy nó ông tôi vui hẳn lên:
- Đây rồi, ông đã nói với các cháu là khăn tay của ông bao giờ cũng nằm trong túi phải cơ mà.
Tìm được khăn tay hỉ mũi rồi, sau khi ngưng cơn hom ông lại lục tìm cái gì đó trong túi:
- Hộp thuốc lá của tôi đâu nhỉ? Ai lấy hộp thuốc lá của tôi rồi.Tìm cho tôi hộp thuốc la mau lên.Ông tôi ra lệnh
Sợ ông nội tôi cáu gắt, cả nhà đổ xô đi tìm cái hộp thuộc lá trong mọi xó xỉnh.
Giữa lúc đó thì nhà lại có khách.Hai vợ chồng ông bạn ba tôi đến chơi.Thấy cả nhà bận rộn tìm hộp thuốc lá cho ông nội, họ cũng xúm vào giúp.
Ông tôi đã phát cáu thực sự vì mãi không ai tìm ra , ông quát tháo ầm ĩ. mắng tất cả mọi người:
- Tìm nhanh cho tôi hộp thuốc! Thật chả ra sao .Hộp thuốc lá vừa mới đây mà mất biến!
Ông khách vội vàng chìa gói thuốc ra mời ông nội tôi hút một điếu, hy vọng ông nội tôi bớt giận:
- Mời bác dùng tạm thuốc lá của con.
Ngay lập tức ông ta biết đã lỡ lời vì làm cho ông nội tôi càng giận dữ hơn.
- Tìm nhanh cho tôi hộp thuốc ,không các người chết với tôi! Ông quát chúng tôi.
Tự nhiên Mentin xuất hiện tay cầm đôi găng tay phụ nữ hỏi cả nhà với nét mặt rất bình tĩnh:
- Đôi găng tay này là của ai?
Mẹ tôi chạy đến cạnh nó:
- Con thấy ở đâu thế? Mẹ kiếm mãi không ra....
Mentin trả lời bình thảng:
- Thử đi tùm hộp thuốc cho nội, ngó vào sau cái tủ lạnh, con thấy đôi găng này nằm dưới đất.
Kể ra mà mua cho ông nội một gói thuốc ngòai hiệu thì tiện và dễ dàng hơn nhiều, nhưng ngặt vì cái hộp của nội tôi lại bằng kim lọai có khắc chữ kỷ nê5m thành ra chúng tôi không thể chhơi trò đánh tráo được. Thế là cả nhà phải cố công đi tìm cho bằng được.Hộp thuốc lá đâu chưa thấy mà chúng tôi đã tìm được bao nhiêu là vật dụng cả nhà đã tưởng mất từ lâu. Bỗng nhiên bà khách vở được một cái núm vặn mày thu thanh còn khá tốt nằm dưới ghết tràng kỷ, làm ba tôi mừng rỡ kêu lên:
- Ôi, thế mà tôi tìm cả tháng nay, không thấy đấy....
Sự mừng rỡ đó tỏ ra hơn sớm vì ngay sau đầy ba tôi đã phải buồn.Cây bút máy đáng lẽ phải ở trong túi ba thì tôi lại tìm được trong ngăn tủ đựng chén dĩa.Mẹ tôi tìm ra con dao còn tốt nhà đang dùng, chả hiểu ai vô tình đổ vào một sọt rát cùng với đống vỏ khoai tây.Nhà tôi lúc đó rất nhộn, thỉnh thỏang lại có người kêu:" Của ai cái này, của ai đây?" và người trả lời:" A, của tôi đấy, tìm ra ở đâu thế?"
Tự nhiên ông nội tôi nhảy dựng lên như bị con gì đốt:
- Trời ơi, đứa nào bỏ hộp thuốc lá dưới chỗ ngồi của ông thế này. Ông tôi hỏi giọng vẫn có vẻ bực bội.
Thì ra ông tôi ngồi ngay lên trên hộp thuốc, báo hại chúng tôi tìm cả tiếng đồng hồ.Cả nhà phát điên phát khùng lên vì nó, thế mà nó lại chẳng mất đi đâu cả.Mọi người nín lặng một lúc lâu không ai nói một lời...
Như vậy đấy bạn ạ, bực mình từ hôm đó, tôi quyết dọn dẹp sắp xếp thật ngăn nắp lại phòng riêng của mình. Kể ra hồi trước cũng có vẻ hơi bề bộn thật.Tôi không muốn bị la mắng là đứa con gái cẩu thả,luộm thuộm...Nhân dịp đó tôi đã sắp xếp lại đống thư từ của bạn trước đây bỏ vương mỗi nơi mõi cái.Tôi để chúng trong một cái cặp giấy theo thứ tự ngày thángbạn gửi để tiện dùng khi cần đến.
Chủ yếu là thư của bạn thôi. Đemir , Yase và Mina thỉnh thỏang mới gửi cho tôi một cái bưu ảnh hoặc một lá thư ngắn.Tôi thườngt rả lời chúng ngay khi nhận được.Bạn nhớ viết thường cuyên cho tôi nhé.
Chúc bạn học giỏi
Zeynep


Trả Lời Với Trích Dẫn
  #17  
Old 06-10-2004, 12:37 PM
thuylam's Avatar
thuylam thuylam is offline
Senior Member
 
Tham gia ngày: Mar 2004
Nơi Cư Ngụ: Alameda Ca
Bài gởi: 3,579
Default

Một câu nói tục



Istanbun ngày 11-1-1964
Zeynep thân mến,
Chúng tôi hiểu rõ bạn mà.Bốn năm học cùng trường ,lại chơi thân với bạn,tôi biết bạn là một trong số những học sinh ngăn nắp,cẩn thận nhất.Tôi rất ngạc nhiên khi được biết người nhà bạn cho rằng Zeyneo là một cô bé cẩu thả , luộm thuộm.Còn ôti thì bị ba mẹ coi là một đứa lận đận, đụng đâu hỏng đó.Chỉ có điều cái vụng về, đỏang vị của tôi lại là một sự thật không chối cãi đựơc.Ngay cả đến bây giờ đã lớn, khi ăn cơm tôi còn làm đổ chén cơm hay tô canh nữa.Tôi cũng đã cố gắng chú ý nhiều, song đôi lúc vội vàng làm cái gì đó.Việc đáng tiếc vẫn xảy ra...
Có lần bạn viết cho tôi là mẹ bạn hay la mắng và dọa Mentin bằng câu nói:" Có im đi không, mẹ vả vào miệng bây giờ"(1).Tất cả các bà mẹ đều dọa con như thế hay sao ấy...Mẹ tôi cũng hay mắng Fatos , em gái tôi như thế.Em Fatos của tôi còn nhỏ lắm, hainăm nữa mới đến tuổi đi học.Tôi nhớ,hồi còn nhỏ như Fatos, tôi cũng hay bị mẹ dọa câu đó, nhưng mẹ chưa bao giờ đánh tôi cái nào.
Cách đây vài hôm, Fatos cũng đã làm mẹ tôi tức phát điên lên đấy.Mẹ tôi la mắng nó ầm ĩ cả nhà:" Tao thì cắt lưỡi mày đi..."Đúng là Fatos có lỗi thật, mẹ tôi phát cáu làphải.Tôi kể cho bạn nghe nhé.
Ba tôi thường có thói quen khi nói chuyện bao giờ cũng bắt đầu câu bằng những từ:" Ê..""Này..." Đó là"một chút xíu suồng sã, thô thiển...."như ba tôi thường nói.Fatos đang ở tuổi lên ba, tập nói nên nó nhắc lại như vẹt những lời của người lớn nói mà nó nghe được.Cả nhà nhiều pphen được cười vỡ bụng khi nghe nó nói y như ba tôi:" Ê...""này..."người lớn có vẻ thích chú, có người còn thấy nó đáng yêu khi nói như vậy nữa:" Thế đấy, lúc đầu làm người lớn , sau mới thành trẻ con".
Tối hôm trước, nhà tôi có một ông khách, bạn của ba tôi đến chơi.Bác ấy rất vui tính và có tài kể chuyện rất hay.Chuyện của bác ấy luôn buồn cười đến nỗi hôm ấy nhà tôi vui như tết ấy.Mọi người cười như nắc nẻ, riêng Fatos cười nhiều nhất.Tôi tin rằng nó cười vì thấy cả nhà cười chứ chắc gì nó đã hiểu hết câu chuyện ông khách kể.
Câu chuyện xảy ra ở chỗ làm của ông bạn ba tôi.Ơ? đó có một chuyên gia người Đứa đến làm việc, vì hiểu chuyên môn , lại biết tiếng Đứa nên bác ta phải tiếp xúc trực tiếp với người nước ngòai ấy. Sau mấy hôm làm việc đã quenquen ,ông chuyên gia Đứa mới mạnh dạn hỏi:
- Tôi thấy ở chỗ các anh mọi người thường nói với nhau " Ê..."(2) Tôi đã chú ý nghe rất kỹ.Đó là một từ rất thông dụng trong ngôn ngữ các anh.Tôi đã hỏi nhiều người nghĩa của từ đó, nhưng chưa ai giải thích cho tôi được rõ cả.Anh có thể giảng cho tôi nghe "Ê..."có nghĩa là gì được khơnh?
Ông bạn của ba tôi cảm thấy xấu hổ với người nước ngòai.Nếu nòi thật cho người chuyên gia Đứa kia nghĩa của cái từ suồng sẽ đó thì ông ta sẽ nghĩ sao về đất nước Thổ Nhị Kỳ của chúng ta.Thế là bác ấy bèn lựa lời giải thích bừa đi như sau:
- Vâng,ở đất nước chúng tôi người ta không bao giờ nói thiếu" Ê..."ở đầu câu. Tất cả mọi người: nông dân, công nhân, viên chức đều bắt đầu câu nói bằng" Ê...." Trong tiếng Thổ Nhĩ Kỳ,từ này có nghĩa là "kính thưa..." Ngay cả lúc gọi nhau chúng tôi cũng không quên nói"Kính thưa.."trước...
Sau đó ít hôm , có cuộc họp ban lãnh đạo công tu chỗ bạn của ba tôi làm việc.Ngày Kênan là tổng giám đốc công ty, chủ trì cuộc họp ấy. Ông chuyên gia Đức phải trình bày một số vấn đề kỹ thuật cho ban lãnh đạo công ty nghe.
Nguời Đức muốn gây bầu không khí thân mật với chủ tọa nên khi trình bày bằng tiếng Đức vẫn có chen vào những từ Thổ Nhĩ Kỳ mới học được.Đó là các từ" may mắn","rất mong","rất tốt" và đặc biệt ông ta rất hay nói từ" Ê..." Đến đọan quan trọng nhất của bản báo cáo, ông chuyên gia hướng về chỗ ông tổng giám đốc ngồi và trịnh trọng nói:
- Ê, ông Kênan.
Tất cả mọi người có mặt trong phòng họp đều sửng sốt và ngớ ra.Nhưng ông người Đức một lúc sau lại nhắc lại mấy lần, giọng tỉnh bơ:" Ê, ông Kênan..."
Ngày Kênan rất khó chịu về sự thân mật không đúng lúc ấy, nhưng ông ta vẫn cố kìm mình không để sự bực tức lộ ra trên nét mặt.Có lẽ ông ấy nghĩ rằng có ai đó dạy người Đức một cách sai lầm.Nhưng từ hôm đó ngừơi ta lén gọi ông tổng giám đốc là " Ngày Kênan Ê.."
Ông khách của chúng tôi kể câu chuyện buồn cười đến nỗi là không ai là không cười ngặt nghẽo.Cười nhiều và to nhất vẫn là Fatos , cứ như là nó hiểu hết ấy. Một ông khách nhận xét:
- Đúng là chúng ta quen miệng đi mất rồi. Tôi không tê3 nói một câu nào mà thiếu" Ê..." hoặc "Này..."
Ba tôi hòan tòan tán đồng với khác và đế thêm cho vui. ba cũng kể góp một câu chuyện tương tự. Đó là chuyện xảy ra ở nhà máy ba tôi làm vịêc cũng khá lâu rồi.Hồi đó có một kỹ sư người Mỹ được mời đến để chỉ huy lắp ráp và cho chạy một số máy móc mới nhập vào Thổ Nhĩ Kỳ. Trong nhà máy, mọi nười đã quen nói với nhau một câu khá tục tĩu. Tối hôm ấy ba tôi đã nói nhỏ cho mọi ngừơi nghe, nhưng bây giờ tôi không tịên viết ra đây chắc bãn cũng đã thừa bíêt câu nói đó.Ơ? nước ta trong trừơng học, ngòai đường phố vẫn nghe thấy câu đấy.Chắc bạn đóan ra được rồi.
Vì nghe nói đi nói lại quá nhìêu nên người Mỹ đã thuộc lòng tíêng Thổ Nhĩ Kỳ. Ông ta đem hỏi ba tôi xem câu nói đó nghĩa là gì.Ba tôi phần vì ngượng không dám nói thật, phần vì chẳng bíêt dịch sang tíêng Anh như thế nào nên hơi lúng túng. Sau một lát suy nghĩ ba tôi đành bịa ra một lời giản thích, rằng câu nói ấy dịch sang tiếng Anh à " Thank you"( cảm ơn).
Người Mỹ ngạc nhiên , tròn xoe mắt:
- Thật thế ư? Người nước ông văn minh thật, có giáo dục thật! Thế mà người ta lại bảo rằng ở Châu A' chỉ có người Trung Quốc là lịch sự, còn ở Châu Âu thì người anh là lịch sự nhất.Người Thổ NHĩ Kỳ đã hơn hẳn mọi dân tộc lịch sự nhất trên thế giới.Người ta có thể cám ơn nhau về bất cứ một vịêc gì kia mà.Trong đời mình,tôi đã đi nhiều nước, song chưa ở đâu tôi thấy ngừơi ta cám ơn nhiều như ở đất nước các anh.Sau này đi bất cứ đâu, chắc tôi sẽ phải kể về cung cách đối xử tốt đẹp giữa người với người ởnước Thổ Nhĩ Kỳ. Rất đáng khen , rất xứng đáng để học tập!
Ba tôi mừng quá.Chuyện bịa đơn giản thế mà đâm ra lại có kết quả to lớn không ngờ cho đất nước!
Hôm sau người kỹ sư Mỹ không đến làm việc.Mà cả bốn ngày sau ông ta cũng không đến nhà máy. Không có chuyên gia, công việc bị đình trệ, máy móc không lắp ráp bỏ ngổn ngang.Người ta sốt ruột lo lắng bỏ đi tùm khắp nơi ông ta hay đến chơi đều không thấy.Chả lẽ ông ta bị bắt cóc?! ...Cuối cùng mới thấy ông ta xuất hiện , khắp người bị băng bó kín mít.Ông kỹ sư Mỹ ấy đã gặp phải một tai nạn ô tô khủng khiếp nào chăng? Không phải như vậy, sự thật hòan tòan khác...
Đầu đuôi là thế này: Hôm đó sau khi nghe ba tôi giảng nghĩa câu nói thường nghe thấy.Người Mỹ thuê tac-xi đi từ nhà máy về khách sạn.Con ngừơi thích sử dụng các mình mới có, người Mỹ muốn dùng ngay câu nói hay ho mình mới học đựơc.Lúc xuống xe trả tiền xong , ông ta liền cám ơn trực tiếp bằng tiếng Thỏ Nhĩ Kỳ.Vừa nói xong câu "Cám ơn" ấy, người lái xe đã tức giận quát lên:
- Thằng khỉ đột, mày nói nặng với ông thế à!
Người Mỹ không biết tiếng nên chẳng hiểu sao mình cám ơn mà ông lái xe lại giận dữ,Muốn tỏ ra là mình có thiện chí, ông ta liền "cám ơn "một lần nữa.Điên lên vì bị lăng mạ, ông lái xe liền tống cho viên chuyên gia ngọai quốc một quả vào mặt chảy cả máy mồm máu mũi ra.Người Mỹ hỏang sợ lắp bắp nhắc lại câu nói, còn ông lái xe tức mình càng đấm khỏe.Thấy bị đánh oan ức, người Mỹ cũng bắt đầu đấm trả để tự vệ.,,Khách qua đừơng xúm lại can ngăn và khó khăn lắm người ta mới gỡ đựơc viên kỹ sư Mỹ ra khỏi tay ông lái xe Tắc-xi.Để "cám ơn" sự cứu giúp của mọi người, ông khác nước ngòai lại xổ cái câu tiếng Thổ Nhĩ Kỳ đó ra, lập tức những người tốt bụng liền biến thành những con sư tử trên rừng,họ cho rằng người lái xe làm đúng và xúm vào đánh cho tên Mỹ láo lếu một trận .Muốn tránh dòn, người Mỹ nói tiếngAnh và những câu tiếng Thổ để xin lỗi, nhưng nào có ai chịu kìêm nữa, họ đấm tơi bời.cuồi cùng cảnh sát phải can thiệp vào đám đông và tôi tên "du đãng " ra khỏi tay đám dân chúng cuồng nộ.Để cám ơn , anh "thộn " lại dùng tiếng Thổ Nhĩ Kỳ và lần này thì anh ta phạm tôi " lăng mạ" nhà chức tranh đang thi hành phận sự và bị giải về đồn...
Viên trưởng đồn tra hỏi, biết đó là một người ngọai quốc, bè ra lệnh trả lại tự do cho anh ta. Nhưng hành động hào hiệp đó lại bị trả ơn rằng mộ câu chửi thì cũng tức...Vì vậy dùbiết là người ngọai quốc rồi, viên đồn trưởng cũng không thể tha thứ được.
Mãu sau ông chuyên gia " quá lịch sự" mới thóat nạn nhưng đã nhừ đòn, người ta phải dưa ông ta đến thẳng bệnh viện để cấp cứu. Phải điều trị bốn ngày ông ta mới tạm thời hồi phục để tiếp tục làm công việc chỉ huy lắp máy. Câu chuyện của ba tôi làm mọi nguời có mặt hôm đó cười no bụng.
Một hôm ba tôi báo mẹ tôi chủân bị có khách tới nhà ăn tối.tòan là những ông khách quan trọng ở nhà máy chỗ ba tôi làm việc nên mẹ tôi phải nấu trước một bữa ăn khá thịnh sọan.Tối hôm đó có bốn, năm ông bà tới dùng bữa và ở chơi nhà tôi khá lâu.Họ có vẻ rất thích cô em gái Fatos của tôi:" Ôi, các bác có cháu gái xinh đẹp! Cháu bé ngoan ngõan , dễ thươngq úa nhỉ!" .Họ khen ba mẹ tôi không tiếc lời về cung cách dạy dỗ con cái.Ba tôi không giấu được vẻ tự hào:
- Vâng, được cái chúng tôi rất quan tâm lo lắng đến việc giáo dục các cháu.Nhà tôi không bao giờ để các cháu tự ý đi chơi lông bông ngòai phố...Phải kèm riết chúng, dạy chúng những điều ngoan ngõa.Ngòai đườngbây giờ thiếu gìtrẻ con hư hỏng..
Mẹ tôi cũng được dịp:
- Tôi rất sợ các cháu bị tiêm nhiễm những thói hư tật xấu trong xã hội.Trong phố thiếu gì những đứa trả nhóc mới tí tuổi đầu đã biết văng tục, hút thuốc và đua đòi..Vì thế tôi phải chú ý đến các con tôi hàng giờ hàng phút.
Một bà khách nói như khẳng định lời mẹ tôi:
- Đúng đấy ạ, bác nói rất phải. Có khi ngay cả ở trường trả con cũng bị ảnh hưởng của lối dạy dỗ sai lầm nữa kìa.Rồi các trẻ hư cũng đi học lẫn lộn với con cái chúng ta..nhưng bác khỏi lo, các cháu trong nhà rất lễ độ, đặc biệt cháu gái nhỏ này rất ngoan ngõan dễ thương....
Được khen như thế, Fatos phổng mũi cả lên, nó còn vênh vênh cái mặt trông rất tức cười.Có lẽ nó còn muốn người ta phải thích nó, khen nó, nhiều hơn chăng? Vì thế nó muốn khách khức nhanh :Dng biết rằng nó hiểu biết nhiều lắm.Và thế là...
Tự nhiên nó lớn tiếng gọi ba tôi:
- Ê, này ba, biểu coi!
Chắc Fatos nghĩ khi nó nói câu đó mọi người sẽ cười ghê lắm.Đúng là khách có cừơi , nhưng đó là những cái cừơi gượng gạo,rất không tự nhiên, thật ra chỉ là những cái cười mỉm.Thấy mọi người im lặng không cười như mọi lần khác,Fatos nhăc lại những câu ba tôi thường nói và nhìn tường người một cách vênh váo, ra cái điều:" Bác thấy chưa, cháu biết nhiều không?" Ba tôi muốn cứu vãn tình thế nên cố gắng bình tĩnh nói gịong ngọt ngào với cô con gái yêu quí:
- con bảo sao, con gái ba?
Fatoa vẫn bướng bỉng kêu:
- Ê ba, này..
Ba tôi vẫn cố gắng giữ không cáu,nhưng cao giông:
- Nói đi , con muốn gì hả?
Mẹ tôi mỉm cười gượng gạo, có vẻ giải hòa.Fatos thì lại muốn khách khứa phải cười cơ, cả nhà phải cười như lần ba tôi kể chụyên ấy.Thế là nó nói ra cái câu tục tĩu mà ba tôi đã giảng cho tay kỹ sư người Mỹ...
Tôi nhận thấy, cuối cùng Fatos đã thành công.Mọi người hình như không còn giữ được lịch sự với chủ nhà nữa,họ cười phá lên.Còn ba tôi thì tối sầm mặt lại.Thấy mọi người cười to, tưởng sẽ đượckhen nhiềum Fatos nhắc lại câu nói ấy vài lần nữa.Mẹ tôi thấy trò đùa có vẻ đi xa, chưa chắc nó chịu yên, liền mắng Fatos rất gay gắt:
- Có cấm ngay đi không, tao thì cắt lưỡi mày bây giờ..Đã chẳng được câu khen, lại bị mắng tàn nhẫn Fatos òa lên khóc.Nó khóc tức tưởi với những tiếng nấc oan ức nghe rất tội nghiệp.Chẳng ai dỗ đuợc cho nó nín.Mẹ tôi đành phải bế nó lên rửa mặt và cho nó đi ngủ.Trên giường ngủ nó còn nức nở mãi không thôi...
Một bà ý chừng muốn ba mẹ tôi đỡ ngượng bèn an ủi:
- Không sao đâu chị ạ.Chẳng việc gì phải lo phiền.Con cái nhà tôi còn nói những câu ghê gớm hơn ấy chứ, Cháu bé còn nhỏ mà, nó nói có suy nghĩ gì đâu...
Ba tôi vẻ ngạc nhiên tự hỏi to thành tiếng:
- Chẳng biết nó học ai mà nói thế cơ chứ?.!..
Mẹ tôi nói tiếp:
- Mà tôi thì có lúc nào để nó ra đường chơi một mình đâu. Không biết nó nghe ở đâu những lời tục tĩu thế?
Tưởng ba mẹ tôi hỏi thật, tôi bèn nhanh nhảu giải thích cho mọi người rõ:
- Thì ở đâu xa. Nó nghe được những câu ấy ngay ở trong nhà ta đấy...
Ba tôi bật dậy như bị phỏng lửa:
- Sao , mày nói sao, trong nhà ta mọi ngừơi nói những câu tục tĩu thế à?
Lúc đó, mấy ông bà khách không nhịn đựơc cười họ lại cười phá lên.Ba tôi bắt buộc phải cười theo một cách gượng gạo.
Sau khi mấy ngừơi đó ra về hết rồi, ba tôi mắng tôi như tát nứơc.Tôi thật thà thanh minh:
- Con đâu có biết hỏi một đường phải trả lời một ngõ, con cứ tưởng ba mẹ muốn bíêt sự thật...
Zeynep , tôi định kể vắn tắt thôi thế mà lại viết cho bạn dây củ, dây muống dài dòng quá rồi đấy.
Hè này bạn có ghé về Istanbin chơi không? Nếu có về bạn nhớ ghé qua nhà tôi nhé. Dù sao bạn cũng đựơc biết thêm Ankara.Còn tôi ngòai Istanbun ra, tôi chẳng biết đựơc một chỗ nào khác, chán ghê.
Chúc bạn khỏe mạnh và học tốt.
Bạn thân mến
Acmét.
(1): nguyên văn:Có im đi không, mẹ sát hạt tiêu vào lưỡi bây giờ!
(2): Nguyên văn là " Mơi" ..một từphát xuất dân dã, rất suồng sả, không có từ Tiếng Việt tương ứng chúng tôi tạm dịch là" Ê..."




Trả Lời Với Trích Dẫn
  #18  
Old 06-10-2004, 12:39 PM
thuylam's Avatar
thuylam thuylam is offline
Senior Member
 
Tham gia ngày: Mar 2004
Nơi Cư Ngụ: Alameda Ca
Bài gởi: 3,579
Default

Cái kính



Một hôm, cách đây chừng 7, 8 tháng, có người bạn hỏi tôi:

-Tại sao anh không đeo kính?

-Làm sao tôi phải đeo?

-Tuổi anh bây giờ là phải đeo rồi chứ còn sao nữa. Không đeo, đến lúc mắt hỏng nặng, không nhìn thấy gì đâu!

Từ lúc người bạn đó ra về, mắt tôi tự dưng mờ hẳn. Nhìn gần nhìn xa đều không rõ nữa.

Lâu nay tôi vẫn thầm mong cho tóc :Dng rụng, cho trán hói đi. Rồi đeo thêm chiếc kính vào cho ra dáng trí thức. Vì tôi cho như thế là dấu hiệu của một anh trí thức. Ngay như anh bán thịt bây giờ mà để trán hói và mang kính vào, tôi cho trông cũng không khác gì giáo sư đại học! Nhưng cái mơ ước ấy của tôi không thực hiện được, vì tóc tôi mỗi ngày một dày thêm. Thế thì ít ra tôi cũng nên sắm cái kính mà đeo vậy. Ai nhìn thấy tôi, người ta phải bảo: bác học đấy!

Vậy là tôi đi khám đốc tờ. Khám xong, ông này bảo tôi:

-Anh bị cận thị! 1, 75 đi-ốp!

Theo đơn ông ta dặn, tôi sắm một cái kính. Nhưng cứ động đeo vào là tôi thấy mặt mày sa sầm, buồn nôn không chịu được. Thậm chí có lần, nói vô phép các bạn, tôi nôn thật! Nôn thốc nôn tháo, nôn ra cả mật xanh mật vàng. Không đeo thì không nhìn thấy gì, mà đeo thì tuy nhìn thấy được, nhưng lại bị cảm giác buồn nôn. Thật đúng là khổ!

Một ông bạn khác thương hại bảo tôi:

-Tôi có thể giới thiệu với anh một ông bác sĩ giỏi. Anh hãy đến ông ta khám xem!

Ông bác sĩ này xem mắt tôi, rồi xem chiếc kính.

-Thằng cha lang băm nào cho anh đơn mưa cái kính này thế? Có phải anh bị cận thị đâu!

-Thế tôi bị làm sao ạ?

-Viễn thị ! 2 đi-ốp!

Tôi lại mua kính mới. Ðeo chiếc kính này tôi không còn thấy :Dng mặt buồn nôn nữa, nhưng lúc nào cũng bị chảy nước mắt. Ðâm ra mắt tôi lúc nào cũng đỏ hoe; như khóc ai vậy. Tôi bị cái cảm giác thương xót rất lạ. Cặp kính này chỉ có đeo để đi đưa đám là hợp.

Một ông bạn thân tỏ vẻ ái ngại cho tôi:

-Thế này thì cậu đến mù mất! Cậu phải đi khám bệnh viện nhà nước xem sao! ở đấy họ khám cẩn thận. Lại có giáo sư nhãn khoa nữa, chứ không như mấy ông bác sĩ tư!

Bệnh viện nhà nước quả là có khác thật : máy móc nhiều, mà dụng cụ cái gì cũng sáng loáng.

Tôi được một giáo sư khám. Tôi kể cho giáo sư nghe cái bất hạnh của tôi:

-Người thì bảo tôi là cận thị, người thì bảo là viễn thị!

Giáo sư giận lắm :

-Quân ngu! Anh không phải cân thị, cũng không phải viễn thị, mà là loạn thị!

Theo đơn của giáo sư, tôi mua đôi kính khác. Cặp kính này tôi đeo vừa lắm, trông cái gì cũng rõ. Phải mỗi tội bây giờ cái gì như cũng lùi hẳn ra xa. Mấy bức tường trong căn buồn tôi sống hàng chục năm nay dường như bị lùi xa đến hàng ba chục thước. Tôi giơ tay chực bắt tay người quen, nhưng không sao với tới được. Ðịnh viết, giấy đã chạy xa khỏi tay đến hai thước. Nhìn vật gì cũng thấy bé tí xíu. Người thì chỉ bằng hạt đậu ván... Nhưng hại nhất là tôi không ăn uống gì được. Vì vừa ngồi vào bàn là đĩa thức ăn đã chạy đi xa hai chục thước rồi. Mùi súp nóng bốc ngay dưỡi mũi, nhưng cứ cầm thìa chực múc, thì bát súp đã ở cách xa hàng hai mét! Tôi không ăn uống cử động gì được nữa. Một anh bạn phải dắt tay tôi đến một bác sĩ khác tốt nghiệp ở Mỹ về. Khám xét cẩn thận xong ông ta bảo tôi:

-Ðứa nào cho anh đơn mua cái kính này đây? Ðúng là đồ lang vườn dốt nát ! Anh cứ kiện lên phòng công tố cho nó bỏ mẹ!

-Thôi ! Cứ để thánh Ala trừng phạt hắn ! - Tôi nói.

Tôi lại thay kính mới. Bây giờ mắt tôi nhìn cái gì cũng hoá hai. Nhà tôi đang bảy người, bỗng nhiên thành mười bốn. Mỗi người lại có một người giống hệt mình. Thật tôi chưa bao giờ thấy chuyện lạ như vậy. Chả lẽ lại có những người giống nhau đến mức độ như thế hay sao? Vô lý quá! Nhìn xuống chân thì thấy bốn chiếc ủng, nhìn bàn tay thì thấy có mười ngón!

Tôi đến một ông bác sĩ khác. Ông này học ở Ðức về.

-Ai bảo anh đeo kính này?

-Làm sao ạ?

-Sai chứ còn sao nữa!

Hoá ra một mắt tôi bị viễn, còn mắt kia thì cận. Vị danh y mới lại ghi cho tôi chiếc kính khác. Bây giờ tôi không phân biệt được sáng tối ưữa. Xung quanh tôi tối như hũ nút.

-Ðứa dốt nào ghi cho anh chiếc kính này vậy hả? Mắt anh hoàn toàn bình thường, có làm sao đâu?

-Nhưng tôi không thấy gì cả! Tối cứ như bưng ấy!

-Thế là anh bị quáng gà thôi, chứ chẳng có làm sao hết!

Lại uống thuốc, lại tiêm, lại kính mới... Bây giờ các vật ở xa trông lại hoá gần. Chân đáng lẽ leo lên tàu thuỷ, thì lại bước ngay xuống biển... Vì tàu chưa cập bến, nhưng trông cứ như đã ngay sát bờ. Không còn viên bác sĩ nào trong tỉnh là tôi chưa mò đến! Ông này bảo mắt phải tôi cận, mắt trái viễn thì ông khác nói ngược lại. Ông trước kêu bị loạn thị thì ông sau phán là bị đục nhân mắt. Ðeo kính của cái ông bảo tôi bị đục nhân mắt, thì cái gì cũng xa màu xanh cả. Có ông còn đoán tôi bị chứng mù màu. Nhìn phía trước nhìn sang bên, nhìn xa nhìn gần, cái gì cũng biến thành hai, màu sắc lẫn hết. Ði trên đường thẳng mà tôi có cảm giác như bước xuống cầu thang, mỗi bậc cách nhau hàng bốn năm chục phân. Tôi cứ phải bước từng bước dài như lạc đà vậy.

Một lần, đang đi trên cầu, thế quái nào tôi bước hụt một cái, ngã lăn quay xuống dưới. Vì cứ tưởng những bậc cầu thấp hơn đến một mét. Cái kính bị văng đi làm tôi không nhìn thấy gì nữa. Cái gì cũng mờ mờ ảo ảo. Người ta đỡ tôi dậy:

-Cái kính của tôi đâu rồi? - Tôi hỏi.

Họ tìm thấy kính đưa cho tôi. Tôi đeo kính vào thì... Thánh Ala ơi!... Mọi vật bỗng trở nên sáng sủa rõ ràng quá ! Vật nào đúng vật nấy, rõ mồn một! Rõ như chưa bao giờ tôi có thể nhìn rõ vậy. Hay kính của người khác chăng? Không! Ðích thị kính của tôi đây mà! Ðúng gọng sừng to màu đen đây! Tôi sướng không sao tả được! Bây giờ thì đừng hòng tôi bước chân đến một anh bác sĩ mắt nào nhé! Tôi đã đọc được cả mấy dòng chữ nhỏ nhất trên báo và nhìn rõ cả tên chiếc tàu thuỷ đậu tít ngoài xa. Tôi đi về nhà, lòng vô cùng sung sướng.

-Kính của anh sao thế kia? - Vợ tôi hỏi.

-Làm sao?

Tôi bỏ kính ra xem. Ngón tay thò qua được cả lỗ gọng! Té ra mắt kính đã bị vỡ rơi mất rồi mà tôi không biết.



Trả Lời Với Trích Dẫn
  #19  
Old 06-10-2004, 12:40 PM
thuylam's Avatar
thuylam thuylam is offline
Senior Member
 
Tham gia ngày: Mar 2004
Nơi Cư Ngụ: Alameda Ca
Bài gởi: 3,579
Default

Quê ta vạn tuế



- Nếu cậu tin những chuyện sau đây là thật thì tớ cũng coi như một người đã chết - anh ta nói.

Chúng tôi tựa lưng vào tường ngục sưởi nắng. Viên coi tù Darưpoócxôn chắp tay sau đít đi qua mặt chúng tôi ra vẻ muốn nói rằng hai tay hắn đã đắo lên những ngọn đồi kia.

-Thế thì ai mới là người sống? Cái gì chả thế - tôi đáp - cậu phải cảm ơn trời đất mới phải. Có những người còn cơ cực hơn chúng ta nhiều ấy chứ. Thôi vui lên, còn cái xác là may rồi!

-Ðâu có thế, ông bạn, - anh ta phản đối - không còn ai có thể cơ cực hơn được. Phải khẳng định là tớ đã không còn tồn tại nữa. Bây giờ thậm chí tớ cũng không thể giải thích cho cậu được... Cậu có nhìn thấy tớ thật, nhưng cái đó chẳng nghĩa lí gì : tớ vẫn cứ là đã chết rồi, tớ không còn tồn tại. Ðầu tiên tớ biết là tớ không còn nữa vào lúc tớ 12 tuổi. Trước đó ở quê tớ không có trường công. Năm đó nhà nước công bố bảng chữ cái và những nhà có học ở quê tớ quyết định phải đưa con vào trường công. Bố tớ tự cho mình là người có học thức nên cũng muốn tớ vào đó. Thế rồi ông ấy cầm tay tớ dắt đi. Ông hiệu trưởng đòi bố tớ cho xem giấy khai sinh của tớ.

-Chúng tôi chưa khai cho cháu - bố tớ nói - hay ông lấy giấy của tôi vậy!

Tất nhiên là không được. ở trường Ðavuđa Khôđji, học trò học chữ cũ, không cần khai sinh.

Bố tớ cứ muốn tớ học trường mới...

Phải cầu cứu đến người làm đơn thuê ngồi trước phòng thị chính. Sau đó cầm đơn vào phòng khai sinh... Một thầy ký nhận đơn, rồi rút ra những sổ sách gì gì, sau đó lục mãi mới thấy phần ghi về bố tớ.

-Ông là Rêsít? - người ấy hỏi.

-Dạ phải - bố tớ đáp.

Thầy ký lần sách đọc những số liệu về bố tớ:

-Năm sinh 1897... quận Ðêghimentep phố Tavaxbaga, số nhà cũ là 51, mới là 28... Năm 1911 lấy vợ là Khađgiê. Sinh con trai là Êmin. Phải vậy không?

-Ðúng ạ - bố tớ đáp - Tôi muốn làm giấy khai sinh cho thằng cháu Êmin. Tôi định cho cháu vào học trường công. Trước đây người ta không đòi khai sinh.

Thầy ký nghi hoặc nhìn bố tớ:

-Cha nội ơi, khai sinh nào cơ? Con ông chết lâu rồi còn gì!

-ấy chết, ngài nói vậy! - bố tớ sửng sốt - cháu nó đây, nó đang đứng cạnh tôi mà.

Thầy đọc lại mấy hàng trong sổ:

-Ông là Rêsít?

-Ðúng, Rêsít.

-Bố ông tên là Mêmét?

-Ðúng, điều ấy cũng đúng.

-Ông lấy vợ tên là Khađgiê, sinh con tên là Êmin.

-Hoàn toàn đúng. Ðích thực là vậy. Và bây giờ tôi muốn khai sinh cho thằng cháu Êmin ấy đây.

-Thế là thế nào? Mọi cái đều đúng, mà riêng chuyện thằng Êmin chết thì lại sai? Sổ ghi là nó chết, mà người chết thì làm sao lấy giấy khai sinh được nữa.

Tớ khóc oà lên.

-Nín đi - bố tớ quát - có phải sổ ghi chết là mình phải chết đâu mà sợ.

-Nhưng thầy ký bảo con đã chết rồi, hu...hu...!

-Kệ thầy ấy. Cứ nghe bố nói là đúng.

-Sổ đã ghi là không có bao giờ sai - thầy ký lý sự - đã ghi là y như thực. Ông có mưu gì chăng. Tôi không làm đâu. Không ai đi cấp khai sinh cho người chết rồi.

-Mưu gì là thế nào kia ạ? - bố tớ rụt rè hỏi.

-Nhà các ông bao giờ cũng lắm chuyện lắm - thầy ký đáp - ông muốn mặc cả với người nhà nước đòi người chết ra người sống hả? Tráo trở thật.

-Vậy xin hỏi, cháu nó chết ngày giờ nào ạ? - bớ tớ hỏi thêm.

Thầy ký liếc sổ:

-Ðại chiến thứ nhất nó bị đi lính. Năm 1915 hi sinh ở Tranacal. Nó được xoá sổ vì có giấy báo tử của đơn vị số 331/85.

Bố tớ nổi đoá:

-Bẩm ông, ông nghe đây, ông xem lại sổ xem, tôi lấy vợ năm 1911 cơ mà.

-Phải - thầy ký đáp - có ghi : ông lấy vợ năm 1911.

-Thế cứ cho rằng con trai tôi sinh vào ngày cưới tôi đi, thì năm 1915 nó mới có 4 tuổi. Làm sao trẻ con 4 tuổi lại đi lính và chết trận được.

Thầy ký bối rối, lão nhìn tớ, nhìn sổ, rồi nhìn bố tớ, rồi lại nhìn sổ, cuối cùng kết luận:

-Thằng Êmin nhà ông sinh năm 1896. Vậy là khi chết nó 19 tuổi.

-Con tôi sinh năm 1896? - bố tớ hỏi lại - Thánh Ala phù hộ cho ông, thế còn tôi sinh năm nào, ông xem lại sổ xem.

Thầy ký xem sổ.

-Ông sinh năm 1897. - lão nói.

-Ông ơi, ông chớ có nói rằng hoá ra tôi lại sinh sau con tôi một năm cơ đấy?

Mấy thầy ký khác cùng phòng bước lại, nhưng không ai biết đằng nào mà lần.

-Sổ đã ký như thế thì chịu - thầy ký của tớ bảo thế - Tất nhiên, là có khiếm khuyết gì đây, nhưng chưa biết chỗ nào?

-Thưa các thầy - bố tớ bảo các thầy ký - có thầy nào ở đây đẻ sau con mình không?

Một thầy sửng cồ:

-Ðừng lôi cổ bố người khác vào chuyện của mình. Người chết chúng tôi không cấp khai sinh, thế thôi!

Bố con tớ lên chỗ ông trưởng phòng khai sinh kể lại đầu đuôi. Ông trưởng phòng theo bố con tớ xuống chỗ mấy cuốn sổ cái. Hai bên cùng xem lại hồ sơ.

-Ðúng hết - ông trưởng phòng nói - Sổ đã ghi thế. Con ông hy sinh năm 1915 - Rồi ông lại ra chiều suy nghĩa, cuối cùng lại dứt khoát - Hẳn là thế. Vợ ông nhiều tuổi hơn ông. Ðúng là ông đã lấy một quả phụ. Bà có con riêng tên là Êmin. Thẳng con ghẻ Êmin của ông hơn ông một tuổi, nhưng, sổ vẫn ghi cho ông là bố.

Tớ khóc rống lên.

-Im đi, con - bố tớ giận dữ nói - Ai là người biết rõ bố của con, ta hay là sổ?

Ngài trưởng phòng kính cẩn nói:

-Sao ông nói lạ thế? Rành rành đây còn gì nữa!

Dù bố tớ không biết đọc biết viết nhưng ông không thuộc hạng người dễ dàng đầu hàng.

-Khađgiê, con gái ông Bêkia, sinh năm 1904 - ông trưởng phòng đọc trong sổ.

-Vậy theo ông - bố tớ nói - vợ tôi sinh năm 1904, còn thẳng con Êmin của bà ấy sinh năm 1896, phải vậy chứ gì? Ông nghe tôi nói này, có bao giờ ông thấy con ra đời trước mẹ nó 8 năm không?

Theo cuốn sổ ấy thì tớ sinh trước bố tớ một năm và trước mẹ tớ tám năm. Mẹ tớ lấy bố tớ năm lên 8 tuổi và sinh ra tớ 15 năm rồi mới đến hôn lễ.

Các thầy ký và ông trưởng phòng xúm quanh cuốn sổ, thảy đều cúi đầu trầm tư mặc tưởng. Bỗng ông trưởng phòng nghĩ ra:

-Hẳn là thế này : trước đó bà Khađgiê đã lấy 1 đời chồng, người chồng ấy có 1 đứa con riêng tên là Êmin. Ðứa con ghẻ ấy của bà Khađgiê hơn bà 8 tuổi. Chồng chết, bà không bỏ rơi cậu nghĩa nam kia mà vẫn nuôi nó khi lấy ông Rêsít. Thấy chưa, thằng Êmin hơn mẹ kế nó 8 tuổi và hơn bố dượng nó 1 tuổi.

-Ðúng thế - thầy ký của chúng tớ nói - chỉ có thể là như vậy.

-Quỷ thật! - bố tớ phát cáu - Lại còn thế nữa! Vợ tôi lấy tôi năm lên 8 tuổi, mà trước đó lại còn 1 đời chồng nữa?

-Hẳn chứ - ông trưởng phòng nói - làm sao khác được? Nếu nhà ông giải nghĩa được đúng hơn, xin mời!

Tớ lại khóc.

-Làm gì mà gào lên thế con - bố tớ an ủi - Thôi, vào trường Ðavađa Khôđji mà học, thế là xong.

Nhiều năm sau, lúc tớ lớn lên, lại có chuyện.

Các cậu có thể tin được rằng người ta bắt tớ vào lính hay không? Vì tớ chết rồi cơ mà. Tớ đã chết ở Tranacal rồi. Làm sao ngườ chết còn đánh nhau được? Nhưng bố con tớ không làm sao cho họ hiểu ra. Bọn cảnh sát tóm được tớ dẫn đến bàn tuyển quân. Bố tớ cũng đi theo.

-Bẩm ngài, trong sổ đã có mục khai tử cho nó rồi đấy ạ. Cháu nó có đâu. Nếu nó sống thật thì nó đã được cấp giấy khai sinh.

Bố tớ chưa kịp nói hết câu, lão trưởng ban đã gào lên:

-Sao, nhà ông muốn giấu thằng này khỏi quân dịch à?

Tớ bị đưa về đơn vị ngay tút suỵt. Thực ra, tớ cũng mừng. Như thế nghĩa là tớ vẫn còn sống. Tốt quá. Rồi đến lúc mãn hạn. Bạn bè tớ được giải ngũ, còn tớ không được cấp giấy cho về. Làm sao lại cho một thằng như tớ xuất ngũ được? Muốn xuất ngũ phải có giấy nhập ngũ đã chứ. Mà tớ lại không có cái giấy ấy. Ðơn vị tớ người ta gửi lên ban quân ngũ xin giấy cho tớ. Chưa đầy 1 tháng có giấy báo về : "Người mà các anh đòi xin giấy đã hy sinh năm 1938 khi thi hành quân lệnh trong chiến dịch Ðécxim."

-Người ta nhầm đấy - tôi nói với ngài sĩ quan chỉ huy đại đội - không phải tôi chết ở Ðécxim, mà là ở Tranacal cơ. Tốt nhất là ngài hỏi về phòng khai sinh, ở đấy có đủ số liệu.

Tớ đã tốn bao nhiêu công sức để đi chứng minh rằng mình vẫn còn sống. Không chứng minh thế, không giải ngũ được. Cuối cùng người ta cấp cho tớ một tờ giấy in nói rằng tớ đã mãn hạn quân dịch và được thả về.

Ðến nhà, tớ mới hay rằng bố tớ đã chết, nhưng ông ấy còn một món nợ ngân hàng 5000 đồng vào 2000 đồng thuế nhà nước chưa trả. Mà tớ lại là kẻ nối dõi tông đường duy nhất, tớ đành phải gánh nợ. Mấy ông phán sở tái chính không cho tớ một phút nào yên tĩnh.

-Các ông ơi, tôi có còn sống đâu! Ông nào không tin cứ đến phòng quân vụ mà hỏi. Ðến đấy chưa tin xin hỏi tiếp đến phòng khai sinh. Người chết làm sao trả nợ thay bố?

-Thế anh không phải là con trai ông Rêsít hay sao? Anh định trốn nợ cha đấy hả?

-Không, tôi nào có trốn. Nhưng tôi chết thật rồi mà...

Chà! Giải thích thế nào được! "Muốn sao thì sao anh cũng phải trả nợ cho cha!" Tớ đã định bụng không trả, nhưng bọn họ nói rằng còn nợ thì chưa được thừa kế gia sản. Bố tớ lại còn một ít ruộng, một nhà ở và một cửa hàng. Tớ bèn vay tiền trả nợ. Tớ nghĩ, được hưởng gia tài rồi tớ sẽ trả hết. Lúc trả nợ thậm chí tớ còn thấy vui trong bụng. ít ra khi trả nợ người ta cũng còn cảm thấy được rằng người ta còn sống. Nhưng đến cái khoản gia tài thì lại khắc hẳn! Làm sao chứng minh được rằng tớ là con bố tớ? Lại phải khai sinh! "Nhà anh chết rồi, sao còn thừa kế được gia tài? Mà anh còn chết trước bố anh nữa ấy chứ."

- người ta tuyên bố với tớ như vậy. Thế là tớ lại không chứng minh được rằng tớ còn sống. Tớ bảo họ: "Thôi được, thế bây giờ tôi có đứng trước mặt các ngài hay không? Các ngài có nhìn thấy tôi hay không đấy? Ðứng trước mặt các ngài là người thật hay tượng gỗ? Tôi có tòng quân không? Có trả nợ không?"

-Những cái đó chẳng có nghĩa lý gì - họ bảo - Trước pháp luật anh là kẻ chết.

-Nhưng tôi đã chết đâu - tớ cãi.

-Không chết, nhưng liệt hạng chết!

Tớ đâm đơn ra toà. Tớ thuê thầy cãi. Trước toà, luật gia bộ tài chính phản bác tớ. Vì đại diện cho quyền lợi ngân khố quốc gia, lão ta khẳng định rằng một khi bố tớ đã không có người thừa kế thì tài sản kia phải nộp ngân khố. Lão cứ khăng khăng một lẽ : người thừa kế đã chết. Trạng sư của tớ nói rằng tớ sống, còn lão ta thì rằng tớ chết. Cứ thế cãi nhau tùm lum. Luật gia bộ tài chính đưa ra những giấy tờ hợp thức đến nỗi suýt nữa tớ cũng phải đồng ý và thừa nhận rằng tớ chết thật rồi.

Vụ kiện kéo dài 2 năm. Không có giấy khai sinh tớ không xin đâu được việc làm. Nợ nần ngập cổ, một hôm tớ điên đầu lên và nói lảm nhảm những gì không nhớ. Tớ bị bắt và bị tống ngục. Tớ bảo : Này các người, sao lại bắt tôi? Tôi chết rồi mà! Làm sao còn bắt người chết?

-Anh bạn ơi! Người chết thì sao lại nói được? Tán như ranh mà kêu là chết rồi!

Các cậu thấy không? Bị vào tù, tớ lại thấy vui là khác. ít ra trong lòng tớ còn loé lên một niềm tin rằng tớ vẫn sống.

Ra tù tớ lại thấy buồn vì mình chẳng được hưởng cái gia tài kia. Các chủ nợ bắt đầu thúc ép. Tớ phủi tay chuồng đi Xtămbun, nhưng vẫn không được đi làm. ở đó tớ gặp một cô gái và định cưới. Nhưng cưới sao được khi phòng khai sinh chỉ cho giấy khai tử? Tớ đành sống ngoại hôn với nàng. Nhưng lấy gì mà sống? Tớ đành tìm một người đứng tên để mở cửa hàng. Tớ là người chết thì sao làm được chủ tiệm. Ðược một năm thì người đứng tên cuỗm tiền của tớ chuồn mất. Tớ phải nộp thuế. Tớ tuyên bố rằng tớ chết rồi, nhưng ma nào tin.

Làm thế nào được? Tớ đành đi ăn cắp. Bị tóm, tớ bảo rằng: "Trước pháp luật tôi là người chết.", nhưng không ai thèm nghe. Người chết mà lại ăn cắp được! Ðã ăn cắp được nghĩa là vẫn sống. Sự thể thế đấy : mày muốn đi học, người ta bảo mày chết rồi, lúc có quân dịch mày là người sống, lúc cần giải ngũ - lại chết, trả nợ cho bố thì sống, còn hưởng gia tài - mày có sống đâu, nhưng cần bỏ từ thì mày lại sống.

Tớ cũng vui vì lại vào tù. Dù sao bây giờ trước mắt mọi người tớ cũng hiện hữu, mặc dầu chính thức thì đã là chết. Nhưng tớ còn 4 đứa con, chúng không ra sống cũng chẳng ra chết; trước pháp luật chúng chưa ra đời. Bố chúng không có thì sao chúng ra đời được?... Thôi, còn 3 ngày nữa tớ ra tù rồi, tớ sẽ lại không còn sống trước pháp luật nữa.

Viên cai ngục nâng coi lên miệng.

Tù nhân dạo chơi phải vào khám, chúng tôi cũng đứng lên.

-Cậu ạ - anh ta nói - trước pháp luật chúng ta không sống, nhưng dẫu chúng ta có sống phỏng đã ích gì? Cái chính là làm sao đất nước hùng cường phải không? Quê ta vạn tuế. Còn chúng ta, chúng ta không sống chăng, cũng được.



--------------------------------------------------------------------------------

33
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #20  
Old 06-10-2004, 12:40 PM
thuylam's Avatar
thuylam thuylam is offline
Senior Member
 
Tham gia ngày: Mar 2004
Nơi Cư Ngụ: Alameda Ca
Bài gởi: 3,579
Default

Aziz Nesin ::::
Những người thích đùa

Có nên làm bác sĩ không con?



Chúng ta thiếu thầy thuốc là thế, nhưng một số người vẫn phải chạy sang Âu, sang Mỹ kiếm ăn ! Thì ra có những nhà thông thái nửa mùa của chúng ta muốn rằng các bác sĩ trẻ học ở nước ngoài trở về trước hết phải qua một kỳ sát hạch rồi mới được hành nghề.

-Anh về nước làm gì? - một bác sĩ già, giàu kinh nghiệm, làm giám khảo hỏi.

-Ðể làm việc, để chữa bệnh ạ.

-Hừm, tất nhiên... Ngoài ra anh còn biết làm gì nữa?

-Thế là thế nào ạ?

-Thế là thế, chứ còn thế nào nữa? Thí dụ, biết sáng tác nhạc, làm thơ, đóng phim, buôn bán... Hay cũng có thể anh có khả năng làm nghị viện, làm bộ trưởng, làm chính khách... Tất nhiên anh sẽ phải làm một việc gì như thế chứ.

-Dạ, không. Cháu chỉ chữa bệnh thôi ạ. Cháu con nhà nghèo, làm cho nhà nước lương không đủ ăn, nên cháu sẽ làm tư...

-Hà... hà... hà... Không có ham chánh, phó giáo sư mà đòi làm tư? Thế lấy ai dẫn khách cho anh lúc đó?

-Tức là dẫn bệnh nhân ấy ạ?

-Phải, khách ấy mà...

-Chắc là bệnh nhân tự đến lấy...

-Làm sao bệnh nhân tự đến được?

-Nếu bệnh nặng thì có xe chở đến...

-Ðược rồi, vậy cái người chở bệnh nhân ấy tên là gì?

-Làm sao cháu biết được tên anh ta, anh ta đã chở cho cháu bao giờ đâu.

-Tôi không hỏi tên riêng mà hỏi cái loại người chở khách bệnh nhân ấy gọi là gì?

-?...

-Loại đó gọi là lái, như là lái buôn ấy... Ðằng này là lái y học. Như anh chẳng hạn, anh cũng không bao giờ gửi bệnh nhân phòng khám công đến bác sĩ tư, phải không nào? Nếu không ai chỉ thì sao bệnh nhân đến chỗ anh được? Một điều như thế mà ở nước ngoài người ta cũng không dạy anh hay sao? Thôi được, bây giờ anh nói đi, thế nào là hữu ái nghề nghiệp?

-Là tương trợ lẫn nhau, phải không ạ?

-Thế là anh không biết rồi, để tôi giảng cho mà nghe. Giả dụ bây giờ có người đến kêu với anh là bị bệnh trĩ. Anh khám xong rồi gửi đến cho một người chuyên về phụ khoa...

-Người ta bị trĩ sao lại gửi đi phụ khoa?

-Bạn anh ăn tiền rồi lại gửi cho một người bạn káhc chữa răng...

-Nhưng...

-Tay nha sĩ ấy lại gửi đi da liễu, da liễu lại gửi đi chiếu điện, chiếu điện lại gửi đi nhãn khoa. Cuối cùng hắn ta bị gửi đi thần kinh. Ðến lúc ấy thì thần kinh của hắn cũng suy sụp thật... Nếu hắn còn đủ cơm ăn nước uống thì rồi tự hắn sẽ khỏi bệnh, nhược bằng không thì hắn sẽ chết và bệnh cũng hết. Chết rồi hắn lại còn phải rơi vào tay thầy thuốc một lần nữa, đó là tay giải phẫu lâm sàng. Thôi, bây giờ anh nói đi, anh phải làm gì để được nổi tiếng?

-Cháu sẽ cố gắng điều trị giỏi và sống có lương tâm...

-Hức!... Nghe đây! Anh phải lăng xê lên báo một câu quảng cáo : "Người nghèo khám không lấy tiền. Hàng ngày khám sau bữa cơm trưa." Khi khách đến hơi đông anh rút xuống chỉ khám thứ hai, thứ năm... Sau đó mỗi tuần một lần, sau đó mỗi tháng một lần... Khi khách đã kéo đàn kéo lũ mà đến thì anh thôi không khám xuông nữa. Từ đó về sau anh cứ tăng dần tiền khám. Người ta sẽ nghĩ rằng chắc anh phải có những bí quyết gì ghê gớm lắm thì mới lấy đắt như vậy. Thế là tất cả bệnh nhân đổ xô đến... Sau đó anh lại phải cho đăng báo những lời bệnh nhân gửi đến tri ân... Thôi, còn trường hợp này, nếu một bệnh nhân đến mà anh không tìm thấy bệnh gì thì anh xử lý như thế nào?

-Cháu sẽ bảo rằng anh ta khoẻ...

-Chặc... chặc...! Thế mà cũng đòi làm bác sĩ! Chẳng lẽ trên đời lại có người hoàn toàn khoẻ mạnh? Mà nếu như quả thật hắn ta không có bệnh gì thì anh cũng phải cho hắn một cái đơn chữ rất ngoáy đến nỗi hắn không tài nào đọc được rồi bảo hắn ra hiệu thuốc... Dù anh có viết trời đất gì đi nữa thì thằng chủ hiệu rất tâm lý kia sẽ tìm ra ngay vô khối bệnh tật cho khách... Hừ, anh càng viết mờ mịt bao nhiêu thì tờ hoá đơn lại càng rành mạch bấy nhiêu... Ngoài ra anh lại phải thường xuyên viết báo về nhiều vấn đề khác nhau, chẳng hạn "Bàn về chế độ thuê nhà", "Công tác bảo vệ rừng", "Ðạo đức người lái xe", "Vì sao người ta mất trí"... như thế là để tên tuổi anh thường xuyên xuất hiện trên mặt báo và mọi người sẽ nói rằng : anh ta hiểu biết ghê thật! Phải khéo léo làm sao sau này lên được chức thị trưởng, tỉnh trưởng, nghị sĩ hoặc thậm chí bộ trưởng... Ðó, ta nhìn thấy rất rõ rằng anh không thể làm nổi bác sĩ đâu... Tốt nhất là anh nên quay lại chỗ anh mới học bên Ðức, bên Mỹ gì đó!

-Cháu xin cám ơn, chúc bác khoẻ!

-Anh cũng khoẻ nhé, đừng có ốm đấy!


Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời


Ðiều Chỉnh
Xếp Bài

Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn
Bạn không được quyền gởi bài
Bạn không được quyền gởi trả lời
Bạn không được quyền gởi kèm file
Bạn không được quyền sửa bài

vB code đang Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển đến


Múi giờ GMT. Hiện tại là 08:26 AM.


Powered by: vBulletin Version 3.6.1 Copyright © 2000 - 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.