Go Back   Vina Forums > Thư Viện Online > Kho Tàng Truyện > Truyện Nguyễn Nhật Ánh
Hỏi/Ðáp Thành Viên Lịch Tìm Kiếm Bài Trong Ngày Ðánh Dấu Ðã Ðọc

Trả lời
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
  #11  
Old 08-14-2004, 09:19 AM
^_^ ^_^ is offline
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2004
Bài gởi: 102
Default

Ngày 28/3 tới đây, tập đầu tiên của bộ truyện dài Chuyện xứ Lang Biang (tên ban đầu là Xứ Woopy - theo báo Lao Động) của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh sẽ được NXB Kim Đồng chính thức phát hành nhân Hội chợ sách Thiếu nhi toàn quốc tổ chức ở TP.HCM.

Các tập tiếp theo sẽ được phát hành hàng tuần vào ngày thứ hai. Được biết bộ truyện này gồm 4 tập lớn, dày khoảng 2.000 trang, lần in đầu tiên sẽ phát hành thành 20 - 30 tập mỏng để phù hợp với túi tiền của các độc giả nhỏ tuổi.

Đây là bộ truyện được xây dựng trên nền tảng của óc tưởng tượng phong phú theo kiểu Animorphs, Harry Potter, Sabrina - cô phù thủy nhỏ... Nội dung truyện xoay quanh hai chú bé Nguyên (dân tộc Kinh) và Kăply (dân tộc Chăm), do một âm mưu bí mật tày đình, bị bắt cóc vào xứ Lang Biang ở thế giới phù thủy dưới tên K'Brăk và K'Brêt. Trong khi theo học ở trường Đămri, cả hai đã chơi thân với Păng Ting, K'Tub, Êmê, Bolobala và giữa nhóm bạn đã xảy ra những chuyện dở cười dở mếu.

Ở Chuyện xứ Lang Biang, mặc dù bối cảnh khác lạ so với những tác phẩm quen thuộc của Nguyễn Nhật Ánh nhưng anh đã phát huy được những mặt mạnh “độc quyền” xưa nay: tính hài hước, dí dỏm, những câu thoại thông minh và diễn biến truyện càng đọc càng hấp dẫn. Về tên gọi các nhân vật đậm "chất" Tây Nguyên, nhà văn giải thích: "Lang Biang là một xứ sở không có thật. Nhưng vì đây là truyện dành cho trẻ em Việt Nam nên các nhân vật của tôi đều mang những cái tên có "màu sắc" dân tộc thiểu số Việt Nam như K'Tub, Ka Ming, Y Nali, Kan Tô, Đam Pao, Ama Êban, Pi Năng Súp...".

Được biết, để tạo cảm hứng sáng tác cho bộ truyện này, nhà văn đã phải nghiên cứu nhiều tác phẩm viết về dân tộc Việt Nam như: Một số vấn đề phát triển kinh tế xã hội buôn làng các dân tộc Tây Nguyên, Các dân tộc ít người ở Việt Nam, Các huyền thoại phương Đông... Các bạn có thể “nhâm nhi” trước những trích đoạn của bộ truyện này khi bấm vào đây.

Năm 2003 vừa qua là một năm thành công của Nguyễn Nhật Ánh. Anh là nhà văn duy nhất được bạn đọc báo Mực Tím bình chọn là gương mặt nghệ sĩ được yêu thích nhất trong năm (cùng với 4 nghệ sĩ khác ở lĩnh vực biểu diễn: Mỹ Tâm, Đan Trường, Phương Thanh, Minh Thư). Bộ truyện Kính vạn hoa của anh được Trung ương Đoàn TNCS HCM trao huy chương “Vì thế hệ trẻ” và được tặng thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam.

Hy vọng bộ Chuyện xứ Lang Biang cũng sẽ thành công vang dội như các tác phẩm trước đây của anh để anh vững tâm trên con đường “tuyên chiến với truyện ngoại” đầy gay go, vất vả.

Trả Lời Với Trích Dẫn
  #12  
Old 08-14-2004, 09:21 AM
^_^ ^_^ is offline
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2004
Bài gởi: 102
Default

"Mắt biếc" lên đường đến xứ sở mặt trời


Dịch giả Kato Sakae và nhà văn Nguyễn Nhật Ánh.
Là một người bạn thân của Việt Nam từ thời còn là sinh viên, vào thập niên 1980, Kato Sakae trở thành dịch giả, đã giới thiệu nhiều tác phẩm văn học Việt Nam cho độc giả Nhật Bản. Tác phẩm gần đây nhất chị đã dịch là "Chim én bay" của nhà văn Nguyễn Trí Huân. Sắp tới sẽ là "Mắt biếc", truyện dài viết cho tuổi mới lớn của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh.


- Vì sao chị lại chọn "Mắt biếc" để giới thiệu với độc giả Nhật Bản?

- Cách đây vài năm, khi một nhà xuất bản (NXB) yêu cầu tôi viết bài tiểu luận có chủ đề về trẻ em Việt Nam, tôi tìm đọc nhiều tài liệu, trong đó có văn học VN dành cho trẻ em. Trong những tác phẩm ấy có một số truyện dài của Nguyễn Nhật Ánh. Tôi bị cuốn hút ngay vào thế giới trong truyện vì các nhân vật được miêu tả rất gần gũi với giới trẻ hiện tại trong học hành, trong các trò chơi, trong tình cảm giữa bạn bè đồng và khác giới tính. Câu văn trong truyện ngắn gọn nhẹ nhàng, đối thoại rất sinh động và triển khai cốt truyện nhanh :Dng có sức cuốn hút, đã bắt đầu thì không thể không đọc liền một mạch. Sau đó có một NXB khác yêu cầu tôi dịch một truyện VN dành cho thanh thiếu niên Nhật Bản, tôi chọn truyện của Nguyễn Nhật Ánh.

Tôi chọn dịch Mắt biếc vì tôi tin rằng truyện "già nhất" của tác giả này được độc giả Nhật Bản cả lớp trẻ lẫn lớp già hoan nghênh. Mắt biếc là truyện tình yêu trong trắng của lớp trẻ VN. Tôi nghĩ rằng lớp trẻ Nhật Bản không hiểu biết nhiều về VN, không thích đọc văn học VN cũng ưa thích truyện này. Bên cạnh đó, truyện này mang đậm màu sắc dân tộc. Sau khi đọc, họ sẽ tìm hiểu thêm về nhiều khía cạnh đời sống và tâm lý lớp trẻ VN. Còn độc giả lớp già Nhật Bản sẽ thú vị hơn ở những đoạn nói đến vấn đề xã hội. Mặc dù bối cảnh truyện này là trước năm 1975 nhưng vẫn phản ảnh được một số vấn đề giống xã hội VN hiện đại như chênh lệch giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn, gia đình ly tán bởi nghèo khó v.v... Độc giả sẽ suy nghĩ thêm về vấn đề xã hội các nước châu Á nói chung và xã hội VN nói riêng.

- Chị có đọc nhiều tác phẩm dành cho thiếu nhi của Việt Nam? Chị có nhận xét gì?

"Qua ba lần gặp Nguyễn Nhật Ánh trong năm nay, tôi khám phá ra rằng "Mắt biếc" là bài ca nhớ tiếc gia đình ly tán và thổ lộ tình yêu sâu sắc với quê hương của nhà văn chứ không đơn thuần chỉ là chuyện yêu đương thôi".
Dịch giả Kato Sakae

- Theo ý kiến riêng của tôi, ở VN văn học dành cho lớp trẻ, nhất là lớp trẻ mới lớn chưa phát triển nhiều. Trẻ em tuổi dậy thì có tâm lý phức tạp và có nhiều lo nghĩ không chia sẻ được với bố mẹ và người lớn xung quanh. Nếu không đối xử với họ một cách đúng đắn, họ sẽ hư và có lúc gây sự. Người lớn phải nghiên cứu tâm lý và vấn đề riêng của họ và đôi lúc phải lắng nghe ý kiến của họ chứ không nên ràng buộc họ vào khuôn khổ chật hẹp, gò bó. Theo tôi biết, chức năng giáo dục đóng vai trò rất quan trọng trong văn học dành cho trẻ em VN. Tôi thừa nhận tầm quan trọng của chức năng đó. Nhưng tôi nghĩ rằng nó chỉ hiệu lực trong văn học thiếu nhi. Với trẻ em tuổi dậy thì, họ đã hiểu rằng chuyện ngoài đời không đơn giản như trong truyện. Vì thế nhà văn phải quan tâm nhiều hơn đến tâm lý riêng của họ và phân biệt văn học dành cho thiếu nhi với văn học dành cho trẻ em từ tuổi dậy thì. Ở VN hiện nay lớp trẻ chiếm tỷ lệ khá cao. Dù vậy không rõ vì sao ít thấy tác phẩm văn học hợp với tâm lý và tình cảm riêng của họ. Tôi thấy kỳ lạ về điều đó.

- Chị cho biết vì sao ở Nhật Bản, truyện tranh lại thịnh hành đến thế?

- Ở Nhật Bản, trẻ em ưa thích truyện tranh bởi nhiều lý do. Có người nói là do người Nhật có năng khiếu vẽ tranh, có truyền thống xem truyện tranh từ cách đây mấy trăm năm. Cũng có người nói khi chiến tranh thế giới thứ II chấm dứt, trong lúc chưa có phương tiện nào đáp ứng được nhu cầu văn hóa cho lớp trẻ, một số tác giả truyện tranh có tài như ông Tezuka Osamu đã khai thác ngành văn hóa mới mẻ này, cuốn hút lớp trẻ đang không thỏa mãn với văn học thời kỳ đó. Sau đó nhiều người có nhu cầu sáng tác theo con đường của ông Tezuka, ra mắt bạn đọc được nhiều truyện hay. Từ đó, ngành này tập họp được nhiều tài năng giỏi. Trong những truyện tranh Nhật Bản, có nhiều truyện dở, thậm chí có cả truyện gây hại cho trẻ em. Tuy nhiên cũng có nhiều truyện thật hay, không thua kém tác phẩm văn học.

- Giới trẻ ở Nhật Bản nói riêng và người dân Nhật Bản nói chung đang tìm gì trong văn học nghệ thuật?

- Trong những biểu hiện nghệ thuật có nhiều hình thức, văn học chỉ là một trong những hình thức đó. Về khía cạnh này văn học cũng phải cạnh tranh với những hình thức khác. Khi thưởng thức văn học, chúng ta được đòi hỏi phải cố gắng nhiều hơn so với những hình thức khác vì việc đọc sách mất nhiều thời gian hơn và cần có nhiều sự hiểu biết hơn. Nếu muốn sống còn trong cuộc cạnh tranh này, văn học phải cung cấp giá trị tương xứng với những cố gắng đó. Nhiều phương tiện nghe nhìn đang phát triển, văn học bị thách thức trước thời đại. Văn học Nhật Bản cũng không phải ngoại lệ. Gần đây lớp trẻ Nhật Bản thích xem ti vi hay video, nghe nhạc và chơi trò chơi điện tử hơn đọc sách. Tuy vậy hình như lớp trẻ Nhật Bản chưa bỏ quên văn học. Năm ngoái hai nhà văn nữ rất trẻ - một người 19, một người 20 tuổi - được giải văn học có uy tín trong nước. Và các nữ sinh trường cấp 3 vẫn ham đọc truyện ngắn của các nhà văn trẻ được phát trên màn hình điện thoại cầm tay.


Trả Lời Với Trích Dẫn
  #13  
Old 08-14-2004, 09:21 AM
^_^ ^_^ is offline
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2004
Bài gởi: 102
Default

"Mắt biếc" lên đường đến xứ sở mặt trời


Dịch giả Kato Sakae và nhà văn Nguyễn Nhật Ánh.
Là một người bạn thân của Việt Nam từ thời còn là sinh viên, vào thập niên 1980, Kato Sakae trở thành dịch giả, đã giới thiệu nhiều tác phẩm văn học Việt Nam cho độc giả Nhật Bản. Tác phẩm gần đây nhất chị đã dịch là "Chim én bay" của nhà văn Nguyễn Trí Huân. Sắp tới sẽ là "Mắt biếc", truyện dài viết cho tuổi mới lớn của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh.


- Vì sao chị lại chọn "Mắt biếc" để giới thiệu với độc giả Nhật Bản?

- Cách đây vài năm, khi một nhà xuất bản (NXB) yêu cầu tôi viết bài tiểu luận có chủ đề về trẻ em Việt Nam, tôi tìm đọc nhiều tài liệu, trong đó có văn học VN dành cho trẻ em. Trong những tác phẩm ấy có một số truyện dài của Nguyễn Nhật Ánh. Tôi bị cuốn hút ngay vào thế giới trong truyện vì các nhân vật được miêu tả rất gần gũi với giới trẻ hiện tại trong học hành, trong các trò chơi, trong tình cảm giữa bạn bè đồng và khác giới tính. Câu văn trong truyện ngắn gọn nhẹ nhàng, đối thoại rất sinh động và triển khai cốt truyện nhanh :Dng có sức cuốn hút, đã bắt đầu thì không thể không đọc liền một mạch. Sau đó có một NXB khác yêu cầu tôi dịch một truyện VN dành cho thanh thiếu niên Nhật Bản, tôi chọn truyện của Nguyễn Nhật Ánh.

Tôi chọn dịch Mắt biếc vì tôi tin rằng truyện "già nhất" của tác giả này được độc giả Nhật Bản cả lớp trẻ lẫn lớp già hoan nghênh. Mắt biếc là truyện tình yêu trong trắng của lớp trẻ VN. Tôi nghĩ rằng lớp trẻ Nhật Bản không hiểu biết nhiều về VN, không thích đọc văn học VN cũng ưa thích truyện này. Bên cạnh đó, truyện này mang đậm màu sắc dân tộc. Sau khi đọc, họ sẽ tìm hiểu thêm về nhiều khía cạnh đời sống và tâm lý lớp trẻ VN. Còn độc giả lớp già Nhật Bản sẽ thú vị hơn ở những đoạn nói đến vấn đề xã hội. Mặc dù bối cảnh truyện này là trước năm 1975 nhưng vẫn phản ảnh được một số vấn đề giống xã hội VN hiện đại như chênh lệch giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn, gia đình ly tán bởi nghèo khó v.v... Độc giả sẽ suy nghĩ thêm về vấn đề xã hội các nước châu Á nói chung và xã hội VN nói riêng.

- Chị có đọc nhiều tác phẩm dành cho thiếu nhi của Việt Nam? Chị có nhận xét gì?

"Qua ba lần gặp Nguyễn Nhật Ánh trong năm nay, tôi khám phá ra rằng "Mắt biếc" là bài ca nhớ tiếc gia đình ly tán và thổ lộ tình yêu sâu sắc với quê hương của nhà văn chứ không đơn thuần chỉ là chuyện yêu đương thôi".
Dịch giả Kato Sakae

- Theo ý kiến riêng của tôi, ở VN văn học dành cho lớp trẻ, nhất là lớp trẻ mới lớn chưa phát triển nhiều. Trẻ em tuổi dậy thì có tâm lý phức tạp và có nhiều lo nghĩ không chia sẻ được với bố mẹ và người lớn xung quanh. Nếu không đối xử với họ một cách đúng đắn, họ sẽ hư và có lúc gây sự. Người lớn phải nghiên cứu tâm lý và vấn đề riêng của họ và đôi lúc phải lắng nghe ý kiến của họ chứ không nên ràng buộc họ vào khuôn khổ chật hẹp, gò bó. Theo tôi biết, chức năng giáo dục đóng vai trò rất quan trọng trong văn học dành cho trẻ em VN. Tôi thừa nhận tầm quan trọng của chức năng đó. Nhưng tôi nghĩ rằng nó chỉ hiệu lực trong văn học thiếu nhi. Với trẻ em tuổi dậy thì, họ đã hiểu rằng chuyện ngoài đời không đơn giản như trong truyện. Vì thế nhà văn phải quan tâm nhiều hơn đến tâm lý riêng của họ và phân biệt văn học dành cho thiếu nhi với văn học dành cho trẻ em từ tuổi dậy thì. Ở VN hiện nay lớp trẻ chiếm tỷ lệ khá cao. Dù vậy không rõ vì sao ít thấy tác phẩm văn học hợp với tâm lý và tình cảm riêng của họ. Tôi thấy kỳ lạ về điều đó.

- Chị cho biết vì sao ở Nhật Bản, truyện tranh lại thịnh hành đến thế?

- Ở Nhật Bản, trẻ em ưa thích truyện tranh bởi nhiều lý do. Có người nói là do người Nhật có năng khiếu vẽ tranh, có truyền thống xem truyện tranh từ cách đây mấy trăm năm. Cũng có người nói khi chiến tranh thế giới thứ II chấm dứt, trong lúc chưa có phương tiện nào đáp ứng được nhu cầu văn hóa cho lớp trẻ, một số tác giả truyện tranh có tài như ông Tezuka Osamu đã khai thác ngành văn hóa mới mẻ này, cuốn hút lớp trẻ đang không thỏa mãn với văn học thời kỳ đó. Sau đó nhiều người có nhu cầu sáng tác theo con đường của ông Tezuka, ra mắt bạn đọc được nhiều truyện hay. Từ đó, ngành này tập họp được nhiều tài năng giỏi. Trong những truyện tranh Nhật Bản, có nhiều truyện dở, thậm chí có cả truyện gây hại cho trẻ em. Tuy nhiên cũng có nhiều truyện thật hay, không thua kém tác phẩm văn học.

- Giới trẻ ở Nhật Bản nói riêng và người dân Nhật Bản nói chung đang tìm gì trong văn học nghệ thuật?

- Trong những biểu hiện nghệ thuật có nhiều hình thức, văn học chỉ là một trong những hình thức đó. Về khía cạnh này văn học cũng phải cạnh tranh với những hình thức khác. Khi thưởng thức văn học, chúng ta được đòi hỏi phải cố gắng nhiều hơn so với những hình thức khác vì việc đọc sách mất nhiều thời gian hơn và cần có nhiều sự hiểu biết hơn. Nếu muốn sống còn trong cuộc cạnh tranh này, văn học phải cung cấp giá trị tương xứng với những cố gắng đó. Nhiều phương tiện nghe nhìn đang phát triển, văn học bị thách thức trước thời đại. Văn học Nhật Bản cũng không phải ngoại lệ. Gần đây lớp trẻ Nhật Bản thích xem ti vi hay video, nghe nhạc và chơi trò chơi điện tử hơn đọc sách. Tuy vậy hình như lớp trẻ Nhật Bản chưa bỏ quên văn học. Năm ngoái hai nhà văn nữ rất trẻ - một người 19, một người 20 tuổi - được giải văn học có uy tín trong nước. Và các nữ sinh trường cấp 3 vẫn ham đọc truyện ngắn của các nhà văn trẻ được phát trên màn hình điện thoại cầm tay.


Trả Lời Với Trích Dẫn
  #14  
Old 08-14-2004, 09:22 AM
^_^ ^_^ is offline
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2004
Bài gởi: 102
Default

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh là một trong những cây viết gắn bó với lứa tuổi bẻ gãy sừng trâu. Anh không chỉ được biết đến như một cây bút chuyên viết về những rung động đầu đời của những cô cậu lứa tuổi ô mai với những kỷ niệm khó quên thuở cắp sách đến trường mà còn được biết đến như một nhà văn viết truyện trinh thám cho các bạn ở lứa tuổi này nữa. Đây là bộ truyện trinh thám nhiều tập kể về xứ Langbiang của tác giả. Tập Pho tượng của Baltalon gồm nhiều chương viết về cuộc truy tìm pho tượng quý kỳ lạ của Baltalon. Trong bối cảnh cao nguyên hoang vắng với những bộ tộc thiểu số và những câu bùa chú.. là những khám phá thú vị của các bạn trẻ về những bí ẩn của những con số kỳ lạ, về pho tượng và những kẻ dấu mặt. Từ những câu chuyện xảy ra trên đồi phù thủy, gặp những kẻ lạ mặt, cho đến khi giải mã những con số bí ẩn và tìm ra pho tượng… tác giả đã dẫn dắt người đọc vào thế giới đầy huyền bí, với cách kể chuyện hóm hỉnh, lôi cuốn. Hãy đọc để thấy một Nguyễn Nhật Ánh biết tự làm mới mình qua những chủ đề kỳ bí mà không xa rời với nhịp sống của chúng ta. Trong truyện còn có sự góp mặt của giáo sư Haifai và những người bạn ngộ nghĩnh khác.
Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời


Ðiều Chỉnh
Xếp Bài

Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn
Bạn không được quyền gởi bài
Bạn không được quyền gởi trả lời
Bạn không được quyền gởi kèm file
Bạn không được quyền sửa bài

vB code đang Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển đến


Múi giờ GMT. Hiện tại là 12:55 PM.


Powered by: vBulletin Version 3.6.1 Copyright © 2000 - 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.