Go Back   Vina Forums > Vườn Thơ > Vườn Tao Đàn > Thơ Tiếu Lâm
Hỏi/Ðáp Thành Viên Lịch Tìm Kiếm Bài Trong Ngày Ðánh Dấu Ðã Ðọc

Trả lời
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
  #1  
Old 06-07-2013, 01:14 AM
HongLoan's Avatar
HongLoan HongLoan is offline
Moderator
 
Tham gia ngày: Jul 2011
Bài gởi: 333
hoa Thơ Nguyễn Bảo Sinh

Thơ Nguyễn Bảo Sinh

Nguyễn Bảo Sinh, Đồng Đức Bốn cùng Bùi Giáng rất xứng đáng với danh hiệu mà người đọc xưng tụng: “Nhà thơ dân gian”. Điểm chung của thơ các ông là sự thông thoáng, thuần khiết, vần điệu, và đặc biệt là chứa đựng yếu tố triết lý mộc mạc và sâu sắc. Trước thời các ông, có lẽ chỉ có thơ Nguyễn Bính là có được thành công này. Nhiều bài thơ của các ông sáng tác còn bị nhầm là ca dao, có lẽ cũng là do tính thuần khiết và trí tuệ của chúng.


Vợ
Vợ là cửa cái, Bạn gái là cửa sổ.
Càng nhiều cửa sổ càng sang,
Cửa cái anh vẫn đàng hoàng vào ra.
Vợ là cửa cái nhà ta,
Lại là cửa sổ thằng cha láng giềng.

Vuông tròn
Ngày xưa trái đất hình vuông
Cho nên đi đứng trên đường thẳng hơn
Bây giờ trái đất hình tròn
Cho nên bao kẻ lom khom định bò.

Tu
Tự trói thì gọi là tu
Bị trói thì gọi là tù mọt gông!

Mê ngộ
Khi mê bùn chỉ là bùn
Ngộ ra mới biết trong bùn có sen
Khi mê tiền chỉ là tiền
Ngộ ra mới biết trong tiền có tâm
Khi mê dâm chỉ là dâm
Ngộ ra mới biết trong dâm có tình
Khi mê tình chỉ là tình
Ngộ ra mới biết trong tình có dâm!
Khi yêu cái xích dưới chân
Thì xiềng xích ấy là thần Tự do!


Mê là mê theo cách mê của người
Ngộ là mê theo cách mê của mình.

Tự do
Tự do sướng nhất trên đời
Tự lừa lại sướng hơn mười tự do!

Tại sao?
Trẻ thơ mở trí nhìn đời
Cho nên luôn hỏi những lời: Tại sao?
Người lớn nhắm mắt ra vào,
Nhờ người dắt hộ, “Tại sao” không cần!

Bịt tai
Muốn bịt hết miệng trần ai
Hãy bịt ngay chính lỗ tai của mình.

Yêu
Yêu là nhớ ít tưởng nhiều
Yêu là chẳng biết mình yêu cái gì
Yêu nhau đâu bởi hàng mi
Đắm say đâu phải chỉ vì đôi môi
Yêu là yêu, có thế thôi…

Nợ
Nợ tiền trả hết là xong,
Nợ tình càng trả càng phong lưu tình.

Đời người
Đời người như tốt qua sông
Tiến ngang, tiến dọc chứ không được lùi.

Sang, về ?
Cùng chung một chuyến đò ngang
Kẻ thì sang bến,người đang trở về
Lái đò lái mãi thành mê
Sang về chẳng biết mình về hay sang

Tu
Trốn chợ lên đỉnh núi tu,
Họ bê cả núi hoang vu về phường.
Tiếng chuông vào phố lạc đường,
Sư già khất thực, luôn mồm “Thanh-kiu”

Nhân Cảnh
Ngồi nhìn non bộ đứng im,
Ngắm cá trong chậu, xem chim trong lồng.
Cây si bẻ quặt uốn cong,
Còn mình tự nhốt vào trong lẽ đời.

Ly thân
Vì yêu tha thiết con người,
Cho nên mới lánh về nơi không người.
Quạnh hiu ngay giữa đất trời,
Còn hơn hiu quạnh giữa người thân thương.
Con ta không phải của ta
Tai họa của nó mới là của ta
Của chìm của nổi trong nhà
Của ta rồi sẽ lại là của con
Con ta không phải của ta vì nó không phải của nó.
Vợ là thánh chỉ vua ban
Có sao dùng vậy không bàn đúng sai!
Làm thơ anh chỉ nghiệp dư
Hội thơ chuyên nghiệp họ chưa cho vào
Yêu em anh cũng nghiệp dư
Hội yêu chuyên nghiệp họ chưa cho vào!

Độc thân
Những người quyết chẳng lấy ai
Là người chỉ quyết một hai lấy mình
Tương tư trong mọi mối tình
Là tương tư chính bóng hình của ta.

Tự hiểu
Nếu mình tự hiểu được mình,
Trương Chi đâu có thất tình Mỵ Nương.
Nếu mình tự hiểu quê hương,
Thì Từ Thức chẳng lạc đường trần gian.

Tình đầu
Tình nào cũng mối tình đầu,
Không ai đến được nơi đâu hai lần.
Không gì cũ như mùa xuân,
Mỗi khi xuân đến vẫn lần đầu tiên.
Gần chùa gọi bụt bằng anh,
Anh hùng nhìn mãi cũng thành thường thôi.
Tiên nữ cũng chỉ là người,
Từ Thức yêu chán bỏ trời về quê

Tri âm
Mới yêu nhìn đã tri âm,
Lâu dần tiếng Việt nghe nhầm tiếng Tây.
Nói toàn ngoại ngữ với nhau,
Không người phiên dịch, ngẫm đau nhân tình.
Mình ngu nhiều kẻ ngu hơn
Cho nên được gọi là khôn hơn người
Em xinh đâu bởi nụ cười
Em xinh là bởi nhiều người xấu hơn.
Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời


Ðiều Chỉnh
Xếp Bài

Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn
Bạn không được quyền gởi bài
Bạn không được quyền gởi trả lời
Bạn không được quyền gởi kèm file
Bạn không được quyền sửa bài

vB code đang Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển đến


Múi giờ GMT. Hiện tại là 12:21 PM.


Powered by: vBulletin Version 3.6.1 Copyright © 2000 - 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.