Go Back   Vina Forums > Thư Viện Online > Kho Tàng Truyện > Truyện Ngắn - Truyện Học Trò
Hỏi/Ðáp Thành Viên Lịch Tìm Kiếm Bài Trong Ngày Ðánh Dấu Ðã Ðọc

Trả lời
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
  #1  
Old 09-15-2005, 09:38 PM
PhuongOanh PhuongOanh is offline
Senior Member
 
Tham gia ngày: Sep 2005
Nơi Cư Ngụ: Florida USA
Bài gởi: 82
Send a message via ICQ to PhuongOanh Send a message via AIM to PhuongOanh Send a message via MSN to PhuongOanh Send a message via Yahoo to PhuongOanh
Người giàu nhất Bạc Liêu xưa là ông Hội Đồng Trạch, tên thật là Trần Trinh Trạch, xuất thân là thư ký làng. Có người đã viết : Nghèo đến thằng mình còn chạy quýnh, Giàu như ông Trạch cũng buồn thiu " Hội đồng Trạch có cả chục mẫu ruộng. Còn đất muối theo lời cháu chắt ông kể lại, toàn tỉnh Bạc Liêu lúc bấy giờ (Gồm 4 quận Vĩnh Lợi, Cà Mau, Vĩnh Châu, Giá Rai ) có 13 lô thì hết 11 lô là của ông Hội Đồng Trạch, một lô còn lại của cha sở và một lô của dân thường. Ông Trạch có 7 người con, 4 gái, 3 trai. Trong 3 người con trai của ông Trạch (Trần Trinh Đinh, Trần Trinh Huy và Trần Trinh Khương) thì cậu Ba Huy là ăn chơi hơn hết, nỗi tiếng đến độ "danh bất hư truyền". Thành ngữ "Công Tử Bạc Liêu " xuất phát từ cuộc đời và "sự tích" ăn chơi của "cậu ba". NHỮNG GIAI THOẠI VỀ CẬU BA Ông Trạch giao cho cậu ba Huy việc trông coi điền sản. Ruộng bạc ngàn, mỗi lần đi thăm, cậu ba chơi sang mướn một nguyên chiếc máy bay và phi công người Pháp chở. Đi đòi nợ ở các tỉnh, cậu ba lấy chiếc Ford Vedette của "papa". Còn đi chơi, cậu ba có chiếc Peugeot thể thao, sản xuất năm 1922. Loại xe này miền Nam lúc bấy giờ chỉ có hai chiếc, một chiếc của cậu ba, một chiếc của ... Bảo Đại! Có lần cậu ba không thèm đi hóng gió bằng xe Peugeot, mà mướn cả chục chiếc xe kéo, cậu ba ngồi một chiếc, còn lại mỗi chiếc chở một món đồ của cậu ba như cái nón, cây "can" ...Người ta đồn ba Huy là người "ngon" nhứt Nam Bộ thời đó, dám mướn Tây làm công cho mình. Chuyện này có thiệt. Người làm công cho ba Huy là ông Henri, người Pháp, chồng bà tư Nhớt, một người trong gia tộc Trần Trinh. Ông này làm quản lý, điều hành gia sản cho ông Hội ĐỒng Trạch, dưói quyền ba Huy. Theo hợp đồng, quản lý được hưỏng 10% trên tổng số lợi tức thu được hàng năm. Chính vì vậy ngài Henri mới bỏ "mẫu quốc" qua làm mướn cho bên vợ, mãi tháng 4 năm 1975 mới về nước. HAI CHÀNG CÔNG TỬ VÀ CUỘC CHƠI "NGÔNG" LỊCH SỬ Ba Huy da ngăm đen, nên người ta gọi là "Hắc Công Tử" để phân biệt với "Bạch Công Tử" là Phước George, còn gọi là Dù Hột, sau là Ban biên Hột. Phước người Mỹ Tho, con ông Đốc phủ Sảng, da trắng, nhà giàu, ăn chơi cũng chẳng kém gì Hắc Công Tử (HCT) nên được gọi là Bạch Công Tử (BCT). Phước có máu mê cải lương, từng du học Pháp về ngành sân khấu. Năm 1928, 1929 BCT lập luôn hai gánh cải lương là Phước Cương và Huỳnh Kỳ, mời hai cô Đào tài sắc thời đó là cô Năm Phỉ và cô Bảy Phùng Há về thủ vai chính cho hai đoàn. Một lần, đoàn Huỳnh Kỳ có cô Bảy Phùng Há về Bạc Liêu diễn, BCT mời HCT đi xem. Đang xem, BCT móc thuốc hút, vô ý làm rớt tờ giấy con công (giấy 5 đồng thời đó). BCT gạt chân HCT kiếm. HCT thấy vậy hỏi: Toa kiếm gì vậy? Kiếm tờ con công . HCT mỉm cười nói: Để moa đốt đuốc cho toa kiếm. Nói rồi HCT móc tờ giấy bạc bộ lư (giấy 100 đồng) châm lửa soi cho BCT kiếm (nên nhớ thời đó lúa chỉ có 8, 9 cắc một giạ). Bị một vố quá mạng, vãn tuồng, BCT mới nói: Toa chơi moa một cú đau quá. Bây giờ nếu toa ngon, toa với moa cân mỗi người ký đậu xanh, rồi lấy tiền ... nấu, ai sôi trước ngươì ấy thắng? HCT há chịu thua. Tối hôm sau, HCT cho trải thảm đỏ từ ngoài cổng vào tận thềm nhà (nay là bảo tàng tỉnh Minh Hải) cứ mỗi thước cho một gia nhân cầm đuốc soi đường, nghinh đón phái đoàn của BCT. Hai nồi đậu xanh được nhắc lên bếp, hai chàng công tử lấy tiền ra ...đốt. Nồi đậu xanh của BCT hôm đó sôi trước. Những năm 60, mặc dù đã ngoài 70 nhưng HCT vẫn còn rất "phong độ". Thỉnh thoảng người ta vẫn thấy HCT lái xe chở các cô ca sĩ phòng trà đi chơi. ĐỜI THẬT HẮC CÔNG TỬ Ba Huy sinh khoảng 1890, có bà vợ đầm lấy từ hồi đi học bên Pháp. Về nước, ba Huy có nhiều bà vợ Việt và hàng lố nhân tình nữa. Bà đầu tiên mà ba Huy cưới tại Bạc Liêu tên Ngô Thị Đen. Bà này ở với Ba Huy sinh được người con gái là cô hai Lưỡng. Sau cô hai Lưỡng qua Pháp sống. Từ năm 1945, ba Huy lên Sài Gòn ở hẳn. Cậu ba lấy một bà nữa, sinh được 3 người con, đặt tên rất "lễ giáo": Nghĩa, Nhơn, Đức. Bà "chánh thức" cuối cùng mà người ta biết là một "hoa khôi chân đất", làm nghề gánh nước mướn. Bà này rất đẹp, nhỏ hơn cậu ba ... 50 tuổi. Khoảng năm 68, cậu ba dọn về căn phố đưòng Nguyễn Du, Sài Gòn. Mỗi sáng đứng trên lầu nhìn xuống thấy có nhỏ con gái gánh nước qua lại đẹp quá, cậu ba đem lòng "cảm". Hỏi thăm thì đựơc biết cô gái đó là con ông già làm nghề sửa xe đạp. Cậu ba tìm đến "đặt vấn đề" liền, xin "đổi" căn nhà đang ở lấy cô gái. Ông già sửa xe bàn với con gái, cuối cùng đồng ý. Từ đó người đẹp gánh nước mướn trở thành "phu nhơn" của HCT, thuỷ chung đến ngày ông nhắm mắt. Hai người có với nhau hai cậu con trai, đặt tên là Hoàn và Toàn. Hiện hai "cậu ấm" vẫn còn ở địa chỉ cũ Ngoài những bà "chánh thức" vừa kể, những bà "bên lề" và tình nhân thì không sao "thống kê" Dấu vết và thời thời vàng son của của dòng họ Trần còn lại hiện nay là căn nhà Bảo tàng tỉnh Minh Hải, sắp tới nó sẽ được trùng tu để trở thành di tích văn hoá lịch sử của tỉnh ...
__________________
(¯`°•.¸¯`°•.¸ •:*´¨¨`*:•. .¯`'•.¸ \*/ ¸.•'´¯.•:*´¨•:*´¨¨`*:•:*´¨¨`*: ??. .¯`'•.¸ \*/ ¸.•'´¯.•:*´¨•:*´¨¨`*:•:*´¨¨`*: ??. .¯`'•.¸ \*/
VINA NET-WORK nằm lòng
Lập ra là để cho người mua vui
Đời như con nước ngược xuôi
Nó trôi trôi mãi lênh đên giữa dòng
Ví như phận gái đục trong
Mười hai bến ấy long đông chãy hoài
Thôi thì mời gái mời trai
Mời anh mời chị vào chơi diễn đàn...
(¯`°•.¸¯`°•.¸ •:*´¨¨`*:•. .¯`'•.¸ \*/ ¸.•'´¯.•:*´¨•:*´¨¨`*:•:*´¨¨`*: ??. .¯`'•.¸ \*/ ¸.•'´¯.•:*´¨•:*´¨¨`*:•:*´¨¨`*: ??. .¯`'•.¸ \*/
Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời


Ðiều Chỉnh
Xếp Bài

Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn
Bạn không được quyền gởi bài
Bạn không được quyền gởi trả lời
Bạn không được quyền gởi kèm file
Bạn không được quyền sửa bài

vB code đang Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển đến


Múi giờ GMT. Hiện tại là 07:58 AM.


Powered by: vBulletin Version 3.6.1 Copyright © 2000 - 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.