Go Back   Vina Forums > Câu Lạc Bộ Giao Lưu > Hạnh Phúc Gia Đình > Phong Thủy
Hỏi/Ðáp Thành Viên Lịch Tìm Kiếm Bài Trong Ngày Ðánh Dấu Ðã Ðọc

Trả lời
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
  #1  
Old 01-25-2008, 04:02 PM
NhongNhong's Avatar
NhongNhong NhongNhong is offline
Senior Member
 
Tham gia ngày: Sep 2006
Bài gởi: 359
Default Xem Ngày-Kén Giờ !

Việc cưới xin, việc làm nhà cửa, việc vui mừng khai hạ, việc xuất hành đi xa, việc khai trương cửa hàng, cửa hiệu, việc gieo mạ cấy lúa, việc tế tự, việc thương biểu, việc nhập học, việc xuất quân, việc an táng... Việc gì thường cũng bắt đầu làm việc gì, hoặc động thổ hoặc xuất hành, hoặc khai bút, khai ấn... lại cần xem ngày lắm. Ðến những việc vụn vặt như cạo đầu xỏ tai cho trẻ thơ, việc tắm gội, may áo... cũng có người cẩn thận quá trong kén ngày.

Kén thì phải xem đến lịch. Sách lịch do toà khâm thiên giám soạn ra. Mỗi năm về ngày mồng một tháng chạp, Hoàng Ðế ngự điện khai trào, các quan Khâm thiên giám cung tiến Hiệp Kỷ Lịch, rồi khâm mạng vua mà ban lịch khắc nơi... Ban lịch trọng thể nhất là để cho thiên hạ biết chính xác nhất tiết khí, tháng thiếu tháng đủ, ngày tốt ngày xấu, để tuân hành được đều nhau.

Ðại để ngày nào có nhiều sao cát tinh như thiên đức, nguyệt đức, thiên ân, thiên hỷ... hoặc là ngày trực khai, trực kiến, trực bình, trực mãn thì là ngày tốt. Ngày nào có những sao hung tính như sao trùng tang, trùng phục, thiên hình, nguyệt phá thì là ngày xấu.

Kiêng nhất là ngày sát chủ, ngày thụ tử, việc gì cũng phải tránh. Mỗi tháng có ba ngày là ngày năm, mười bốn, hai mươi ba, gọi là ngày nguyệt kỵ, việc gì cũng nên kiêng và nhất là nên kiêng nhập phòng. Trong một năm lại có mười ba ngày gọi là ngày Dương công kỵ nhật, hết thảy việc gì cũng phải tránh những ngày ấy.

Những ngày ấy là:

1. Ngày 13 tháng giêng
2. Ngày 11 tháng hai
3. Ngày 9 tháng ba
4. Ngày 7 tháng tư
5. Ngày 5 tháng năm
6. Ngày 3 tháng sáu
7. Ngày 8 tháng bảy
8. Ngày 29 tháng bảy
9. Ngày 27 tháng tám
10. Ngày 25 tháng chín
11. Ngày 23 tháng mười
12. Ngày 21 tháng một
13. Ngày 19 tháng chạp


Hễ phạm phải ngày ấy thì việc gì cũng hư hỏng không thành. Phàm việc lại cần kén ngày hợp mệnh, mà kiêng ngày tuổi. Ngoại giả lại còn những ngày thập linh, ngày đức hợp là tốt, ngày thập ác đại bại, ngày tứ lỵ, ngày tứ tuyệt là xấu. Nói qua mấy việc dân gian cần dùng nên kén nên kỵ.

Cưới xin nên tìm ngày thiên đức, nguyệt đức, kỵ ngày trực phá, trực nguy. Làm nhà nên tìm ngày thiên ân. Thiên hỷ, kỵ ngày thiên hoả, địa hoả và ngày kim lâu. Xuất hành nên tìm ngày lộc mã, hoàng đạo, kỵ ngày trức phá, trực bế. An táng nên tìm ngày thiên hỷ, thiên đức, kỵ ngày tử khí quan phù... Còn như kén giờ thì việc gì lúc mới bắt đầu như lúc mới xuất hành, lúc mới ra ngõ đi cưới, lúc mới dựng nhà, lúc hạ huyệt... Thường đều kén lấy giờ hoàng đạo.

Phép tính giờ hoàng đạo phải nhớ bốn câu thơ:
Dần, thân gia tý mão dậu dần
Thìn, tuất tầm thìn: tý ngọ thân
Tị, hợi thiên cương tầm ngọ vị
Sửu mùi tòng tuất định kỳ chân

Lại cần phải nhớ hai câu:
Ðạo viễn kỷ thời thông đạt
Lộ dao hà nhật hoàn trình.

Lúc đánh giờ trước hết phải biết ngày gì, rồi dùng hai câu thơ dưới mà bấm theo giờ ở bốn câu thơ trên. Hễ bấn mà gặp cung nào có chữ "đạo, viễn, thông, đạt, dao hoàn" thì giờ ấy là giờ hoàng đạo... Xét phép chọn ngày, từ đời Ðường, Ngu, Tam đại đã có. Song khi bấy giờ thì chỉ tuỳ việc mà chọn ngày: Nội sự dụng nhu, ngoại sự dụng cương.

Nội sự là việc trong như việc tế tự cưới xin... thì dùng những ngày âm can là các ngày: ất, đinh, kỷ, tân, quý. Ngoại sự là việc ngoài như đánh dẹp, giao thiệp... thì dùng ngày dương can là các ngày: Giáp, bính, mậu, canh, nhâm. Dùng như thế chỉ có ý làm các việc êm ái, hoà nhã thì theo về ngày âm, việc cứng cáp mạnh mẽ thì theo về ngày dương, nghĩa kén lấy ngày có chút ý nghĩa hợp với nhau mà thôi.

Ðến đời sau các nhà âm dương thuật số mỗi ngày mới bày thêm ra ngày tốt, ngày sao xấu, ngày này nên là việc nọ, ngày kia nên làm việc kia. Hết ngày rồi lại có giờ sinh, giờ hợp, giờ xung, giờ khắc, động làm việc gì cũng phải xem ngày, kén giờ, thực là một việc phiền toái quá. Ðã đành làm việc gì cũng nên cẩn thận, mà chọn từng ngày, kén từng giờ mà phí câu nệ khó chịu.

Mà xét cho kỹ thì có ích gì đâu, chẳng qua việc thành hay bại cốt do ở người chớ có quan hệ gì ngày tốt hay ngày xấu. Nếu cứ chọn ngày giờ mànên việc thì không cần gì phải dùng đến sức người nữa hay sao ?
ST
__________________
Đời Tôi Buồn Tôi Yêu Màu Tím
Màu Tím Buồn Màu Tím Thuỷ Chung
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #2  
Old 08-14-2012, 03:26 AM
phuongnamsea's Avatar
phuongnamsea phuongnamsea is offline
Junior Member
 
Tham gia ngày: Aug 2012
Bài gởi: 26
Default

phuongnamsea là thành viên vừa mới đăng gia nhập diễn đàn, nên cũng chưa khám phá được nhiều chương mục của trang Web. Mấy hôm nay chủ yếu xem bố cục tổng thể và đọc chút về trang thơ. Sáng nay có đọc Mục Phong Thuỷ, thấy có mấy bài hay. Đọc xong bài này của Bạn Nhong Nhong tôi xin có vài lời đến cùng Quý bạn quan tâm chuyên mục này:
Các bạn cũng biết Phong thuỷ thực chất là một sự chắt lọc kiến thức kinh nghiệm từ bao đời nay của con người nhằm lựa chọn, cải tạo thiên nhiên để tạo dựng cho mình một không gian sinh sống phù hợp nhất trong điều kiện thực tế cho phép. Phong thuỷ là khoa học chứ không huyền hoặc như bao người lợi dụng lòng tin để thêu dệt nhằm mục đích cá nhân. Thiết nghĩ sống giữa địa cầu thì thời gian có ngày có đêm, ngày xưa các Cụ của mình thường có câu:"Đêm năm canh, ngày sáu khắc" Đất địa nơi ta ở theo mặt phẳng địa bàn có 4 phương tám hướng. Toàn Vũ trụ mênh mông có bao la trời đất hướng. Ngay cả 12 giờ trong ngày từ:Tý, Sửu.....đến Tuất Hợi cũng chưa có tài liệu nào thật chuẩn xác để nói giờ Tí bắt đầu từ 0h hay 23 giờ của ngày trước. Chỉ biết Chính Tý là 0h; Chính Ngọ là 12h. Không lẽ Giớ Tý từ 23h thì phải lấy mất 1 giờ của ngày trước. Như vậy hàng năm sao có Phút Giao Thừa. Trong các sách mà tôi có đọc tới thấy 2 cuốn Tam ngươn Tiểu và Đại Lược chọn đặt giờ theo tháng là tương đối hợp lý. Ví dụ trong tiết Hạ chí (21 hoặc 22/6 Dương lịch), lúc đó mặt trời chiếu gần vuông góc đường xích đạo của địa cầu, thì giờ Dần đúng từ 4h đến 6h sáng, tức là Giớ TÝ đúng 0h không lậm vào giờ ngày trước. đến những tiết khác như Thu Phân, Đông chí, Xuân phân…, Trục địa cầu không còn vuông góc hướng mặt trời nên mốc giờ giấc cũng thay đổi theo là phù hợp. Ngoài ra, một số sách còn hướng dẫn điều chỉnh giờ theo vĩ độ của tọa độ nơi ở xét thấy cũng rất đúng.
Việc ngày tốt ngày xấu trên thế gian này và việc chọn ngày tốt ngày xấu của con người sống trên trần gian theo tôi nghĩ và nhận định là có, nhưng việc lựa chọn và áp dụng cho từng nơi lại là một vấn đề khác. Việc có ngày tốt xấu xem xét một cách khách quan thì con người sống giữ địa cầu bị ảnh hưởng chi phối trực tiếp tổng hợp các lực tác động của bản địa cầu và của các thiên thể trên vũ trụ, gần nhất và mạnh nhất là mặt trời và mặt trăng. Cho nên mỗi biến động của một thiên thể tùy theo khoảng cách và đặc điểm của nó mà địa cầu và các loài sinh vật nói chung sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều. Cũng một công việc nhưng khởi sự vào lúc trăng lên, gió bắt đầu thổi, không khí lưu chuyển con người khỏe khoắn minh mẫn hơn. Khởi sự vào cuối giờ Ngọ (quá trưa),là lúc cao điểm đốt nóng của mặt trời, có khỏe mấy cũng hoa mắt, khởi sự nhằm vào giông bão thì có mà chảy cả nước mắt. Nhưng để áp dụng phong thủy thì phải nghiên cứu học hỏi một cách nghiêm túc mới có tác dụng thực sự. Nếu chưa am tường tốt nhất nhờ trợ giúp của các Nhà Phong thủy học chính thống.
Về cách tính giờ Hoàng Đạo trong ngày bản thân cũng có sưu tầm được bài thơ lục bát rất dễ thuộc và áp dụng xin chia sẽ cho mọi người:
- Trước hết xem lịch để biết ngày hàng chi là ngày nào (từ tý đến hợi).

Một ngày đêm âm lịch là 12 giờ (2 tiếng đồng hồ là một giờ), bắt đầu là giờ tý (chính tý là 12 giờ đêm) theo thứ tự : Tý, sửu, dần, mão, thìn, tị, ngọ, mùi, thân, dậu, tuất, hợi.

Mỗi câu lục bát sau đây có 14 chữ: Hai chữ đầu chỉ 2 ngày, chữ thứ 3 chỉ giờ tý, chữ thứ 4 chỉ giờ sửu, lần lượt theo thứ tự từ chữ thứ 3 đến chữ 14. Chỉ từ giờ tý, sửu, dần, mão...xem trong bảng, thấy chữ nào có phụ âm đầu là chữ "Đ" thì đó là giờ hoàng đạo. Phân tích tỷ mỉ hơn thì đó là các giờ: Thanh long, Minh đường, kim đường, thiên lương, ngọc đường, hoàng đạo (Mỗi ngày có 6 giờ Hoàng đạo)

(Dần Thân) Đi đứng Bình yên
Đến đâu cũng được người quen đón chào
(Mão Dậu) đến cửa Động Đào
Có tiên đưa đón qua đèo thiên thai.
(Thìn Tuất) ai ngóng đợi ai
Đường đi suôn sẻ đẹp đôi bạn đời
(Tỵ Hợi) cuối đất cùng trời
Đến nơi đắc địa còn ngồi đắn đo.
(Tý Ngọ) đẹp đẽ tiền đồ
Qua sông đừng vội đợi đò sang ngang
(Sửu Mùi) Sẳn kẻ đưa đường
Băng đèo vượt suối đem sang đồn điền
Xem câu đầu ta biết ngay ngày Dần, ngày Thân Giờ Hoàng đạo sẽ vào giờ Tý, Sửu, Thìn, Tị, Mùi và Tuất.
Xin chân thành chia sẽ chút kinh nghiệm cùng tất cả các bạn.
Tp.Vũng Tàu Việt Nam, ngày 14.8.2012
phuongnamsea
Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời


Ðiều Chỉnh
Xếp Bài

Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn
Bạn không được quyền gởi bài
Bạn không được quyền gởi trả lời
Bạn không được quyền gởi kèm file
Bạn không được quyền sửa bài

vB code đang Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển đến


Múi giờ GMT. Hiện tại là 08:07 PM.


Powered by: vBulletin Version 3.6.1 Copyright © 2000 - 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.