Go Back   Vina Forums > Thư Viện Online > Kho Tàng Truyện > Truyện Ngắn - Truyện Học Trò
Hỏi/Ðáp Thành Viên Lịch Tìm Kiếm Bài Trong Ngày Ðánh Dấu Ðã Ðọc

Trả lời
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
  #11  
Old 09-11-2005, 10:39 PM
vui_la_chinh vui_la_chinh is offline
Senior Member
 
Tham gia ngày: Feb 2005
Nơi Cư Ngụ: Trum Yeu Gai
Bài gởi: 4,697
Send a message via Yahoo to vui_la_chinh
Default

Hơi Thở

Hồi 1


Ấm nước sôi đã hơi lâu, dễ chừng tới mươi lăm phút. Mấy lần Dung định đưa tay nhấc cái ấm xuống, tắt lửa. Nhưng nàng không làm được việc đó. Tiếng nước reo sao không ròn như niềm vui, mà nhắc đi, nhắc lại trong lòng nàng một điệu sầu. Tâm hồn nàng chán nản kỳ lạ. Tình trạng như nàng mang thai đứa con đầu lòng. Đứa con. Vết thương cày sâu, êm ái làm nàng muốn ngất lịm. Nhưng rồi Dung cũng nhấc ấm xuống. Phải có một phích nước sôi. Một gói trà thứ tốt. Hiệp thích uống trà vào buổi tối, trước khi đi ngủ, Dung đứng lên, đi tìm cái phích. Dung hơi bực bội, cái phích để lâu ngày không dùng, bụi bám đầy trông dơ dáy quá.Nàng không ngac nhiên gì, chính nàng, dù có chồng, vẩn chưa thể rời rức hẳn cuộc sống độc thân. Hiệp đổi đi xa. Lính tráng ngày nay ấy mà . Còn Dung đời sống công chức, ngày hai buổi đi về, cơm hàng cháo chợ. Hiệp viết thư về nói: Anh muốn em bỏ con mẹ nấu cơm tháng tháng. Mỗi ngày nhai đi nhai lại mấy món thức ăn, lập y từng ngày trong tuần lễ. Hiệp không đề nghị nàng tự nấu ăn lấy. Nàng không hiểu tại sao? Cuộc sống lông bông của chàng khiến chàng chưa nghĩ tới một thứ tự trong gia đình. Dung cũng vậy,một căn phòng thuê trong buiding , đồ vật ngổn ngang, đồng lão với sự lười biếng. Những giờ rảnh, không đi đâu, Dung thường nằm như liệt giường. Đôi lúc, chẳng thiết tới ăn uống nữa.Lấy nước. Tắt lửa. Dung đem phích nước để lại chỗ cũ. Có lẽ phải lau sạch bụi bặm trên giường một tí. Nàng vụng về sút làm đổ cái bình nước. Khi xê dịch bình nước đi chỗ khác, nàng lại đánh rơi một mẫu giấy nhỏ. Dung cúi xuống lượm lên. Điện tín của Hiệp đây thôi. Anh về ngày thứ sáu, 13. Đừng có sợ. Chắc chắn gặp nhau vào khoảng 3 giờ tại P.N.L. Dung đọc lại và tức cười. Điện tín dài dòng đủ thứ lại viết tắt ba chữ Phạm Ngũ Lão. Thứ sáu, mười ba thì ăn nhằm gì. Dung chẳng tin. Chẳng tin một thứ dị đoan nào hết. Nếu có số mệnh, có duyên số, Dung đã không lấy Hiệp. Trước khi lấy Hiệp, Dung đã có người tình. Làm đủ cách, bói toán, ở đâu cũng cam kết hai người lấy nhau. Hai người sinh ra để lấy nhau. Vậy mà vuột. Hiệp ở đâu,lò dò tới, Hiệp đã có một đời vợ. Cuộc tình với Hiệp sao buồn hiu. Toan xa cách.
Dung nhìn đồng hồ. Còn sớm quá. Phải nằm nghĩ một chút. Lưng nàng mỏi đừ. Có lẽ vì sáng nay đánh máy hơi nhiều. Mấy thứ giấy tờ pha3i thanh toán cho xong trước khi xin phép ông trưởng phòng nghĩ một buổi:- Cô Dung, cô nói thiệt đi, cô có chuyện gì? Dung cố dấu vẻ khó chịu:- Dạ việc riêng gia đình.Há việc riêng? Tôi biết rồi nhé. Cô không nói thật tôi không cho nhỉ. Có phải anh ấy về không? Tha hồ....May, lúc nào hắn cũng kịp gượng lại câu nói sau cuối. Dung đã sửa soạn vẻ mặt nghiêm trang. Nàng đâu có quên được nụ cười quá khổ cuả ông trưởng phòng. Mắt ti hí, lẳng, lúc nào cũng sẳn sàng bắt bồ với ai muốn hợp tác. Thế cô có cần nghỉ vài hôm không? Chắc cô cũng cần...Bao nhiêu lần hắn muốn nói nham nhở với Dung rồi nhỉ? Dung cố trầm tỉnh: Thưa ông, một buổi đủ cho tôi thu xếp công chuyện.
- Trông cô Dung có vẻ nghiêm trọng quá, chắc hờn mát nhau chăng?
Ai? Ai hờn mát? Dung ngạc nhiên. Nhưng nàng mỉm cười quay đi. Đàn ông, thì ra ông trời cho chung một nết. Dung nghĩ tới Hiệp, nhớ lại những tưởng tượng của mình. Nàng cay đắng. Biết đâu đó. Đi xa như thế. Một lần, mới đây lúc về phép, một người bạn hỏi:
- Sao mày, đi xa, mày có nên cơm cháo gì chưa?
À, chuyện nọ kia hả? Tao luôn luôn sẳn sàng theo luật người cày có ruộng.
Lúc đó, chỉ có bọn đàn ông ở phòng ngoài. Dung đang ở trong toa - lét súc bình cà phê. Giả dụ có Dung thì Hiệp có nói vậy không? Và nghe như vậy, Dung có phản ứng gì? Làm sao Dung biết được.
Dung nằm duổi thẳng tay chân. Nàng tự kiểm điểm coi lòng mình có chút nô nức nào không? Không thấy gì lạ hết. Tại sao? Mà hình như trạng thái này có từ lâu rồi. Có lẽ tại Hiệp đi xa đều đều, và nhiều lần về phép, những mong đợi, náo nức trong tâm hồn nàng đã bị diệt lần mònh hết rồi chăng? Chẳng phải đâu. Chính chuyện đó....Dung rùng mình, nhớ lại lần Hiệp đưa nàng vào nhà hộ sinh. Xong xuôi, Dung khóc, Hiệp vỗ về:
-Chẳng sao đâu em. Với lại, mình còn nghèo, còn lông bông quá, anh chưa muốn bó buộc. Kể ra cũng buồn, nhưng cũng là cái hay. Mắt Dung ráo hoảnh, khi nghe Hiệp nói xong câu đó, mặc dù lòng nàng như bị ai xé. Một núm ruột đã đứt lìa. Một phần thịt da, xương cốt của mình đã gữi trong đất. Về sau, chỉ có Dung thường đi thăm mộ đứa nhỏ. Hiệp luôn luôn bực dọc:
- Em lúc nào cũng mơ mộng, lãng mạn. Thăm làm gì. Nó đã đi đầu thai. Dung sững sờ, Sao đi thăm mộ con lại là một chuyện mơ mộng, lãng mạn? Hiệp làm Dung chết dần mòn tình cảm. Lỗi ở Hiệp.
Dung đặt một tay lên ngực mình. Ở đó, trái tim đập nhịp nhàng. Trái tim đã đập nhịp nhàng như thế này từ lúc mối tình đầu tan nát. Dung lạ lùng không hiểu mình có nhớ thương gì không. Có điều, khi lấy Hiệp rồi, Dung coi như mình chấm dứt hết. Dung có một cô bạn gái lúc còn đi học tới bây giờ hai đứa vẩn còn liên lạc. Con nhỏ tên Thùy Mỵ nhưng nó lại rất loạn. Chưa có chồng. Nó thường tới nằm dài ra với Dung nói đủ thứ chuyện. Dung nhớ mới ngày hôm qua, buổi chiều đi làm về đã thấy nó đợi ở hành lang. Lúc nào nó cũng ồn ào:
- Trời ơi, mày đi xe gì về đây. Mày biết ,tao đợi mày cả tiếng đồng hồ rồi.
Dung cười:
- Tao biết. Vì cái tật đến sớm, xem đồng hồ nhầm mà kép nó cho mày rơi hoài.
- Con quỷ. Mày cười được hả. Cười nữa đi. tao cá với mày, ông Hiệp của màycó một tá con mèo.
- Cũng được. Miễn là không có mày trong số đó.
Nó đấm Dung tới lọi lưng luôn. Vô phòng, chưa kịp cho Dung thay áo dài, nó đã xô Dung nằm xuống giường:
- Thôi mày, thay làm gì. Nằm đây, Ơi, tao leo cầu thang nhà mày mỏi đừ giò. Tao chỉ có một cặp giò thôi....Ủa sao mày buồn quá vậy Dung. Mày có nhớ ông lúc ông đi với mèo.
Dung mỉm cười. Trong lòng Dung lúc này cũng nhen một khối nghi hoặc. Lần về mới duy nhất, Hiệp không báo tin. Lúc Dung đi làm về thấy Hiệp đứng ở dưới đường đợi:
- Anh về từ lúc nào?
- Lúc ba giờ.
Đáng lẽ Dung hỏi tiếp sao về lúc ba giờ mà không gọi điện thoại cho em, hay sau lúc năm giờ không đón em. Dung chỉ hỏi:
- Anh ăn cơm chưa? Rồi, anh ăn cơm tiệm. Dung cố không thốt ra câu anh ăn cơm tiệm với một ai? Hỏi làm gì, chắc hiệp đi với một người. Buổi tối Hiệp không rủ Dung đi ciné gì hết, mà nói : Chiều xem phim hay quá. Dung làm thinh. Đến phiên Hiệp thắc mắc:
- Em không cần biết anh đi với ai à?
Dung trả lời không. Hiệp cười:
- Anh gặp một cô bạn cũ. Em buồn không?
Dung bật cười, Hiệp nói: Em chỉ thiệt. Buổi sáng hôm Hiệp đi, Dung tình cờ đọc được mẩu giấy nhỏ trong túi áo bẩn của chàng:
- Anh Hiệp, đợi anh ở quán Nhớ. Giờ như mọi lần.
Cô gái ký tên tắt, một chữ H. Biết thêm làm gì? H là Hoa, là Hồng, là Huệ. Dung không cần. Chỉ cần biết là Hiệp đã phụ bạc.
- Mày có vẻ tin ở ông Hiệp quá Dung ạ.
Dung mím môi. thùy Mị tiếp:
- Hồi còn đi học tao thấy mày hay đa nghi. bây giờ mày đổi tính nết rồi. Mày hiền quá
- Chuyện mày đến đâu?
- Chuyện gì? Chuyện nào?
- Tao muốn biết mày với thằng kép mới.
Thùy Mị cười rú lên:
- Tao có tới ba thằng kép mới. Mày nói đứa nào mới được chứ. Mày đừng để ý chuyện của tao làm gì. Tao đang lo cho mày.
Dung, sao dạo này tao thấy mày sút quá. O coi cổ tay mày gầy nhom. Mắt mày sâu hỏm. Hiệp có làm gì mày không? Hay ở sở mày có chuyện gì...
- Đâu đến nổi. Mày ăn cơm chưa?
- Có lẽ nên đi ăn. hay thôi. Mày xuống mua bánh mì lên hai đứa đớp. Nhớ mua hai bịch nước ngọt. Cho nhiều đá vào. Nhớ....hihi, răng tao sắp rơi hết mà tao vẩn khoái nước đá như thường.
Hiệp nói với Dung:
- Cô bạn của em có ít nhất là năm cái răng giả. Dung tò mò ngó Thùy Mỵ. Con bé câng cái mặt lên:
- Mày ngó gì? Mặt tao có lọ nồi không? Dơ không? Mày ngó gì? Mặt tao có lọ nồi không? Dơ không?Không. Dung lắc đầu, ngồi dậy. Nàng mở ví lấy tiền. Nhưng Thùy Mỵ cũng nhổm dậy theo:
- Tao đi với. Nằm một mình buồn chết. Ăn bánh mì, nói chuyện gẩu tới đêm, lúc về Thùy Mỵ còn thắc mắc: - Hay mày với ông Hiệp làm sao rồi? Dung đưa bức điện tín ra: - Coi có làm sao không? Thùy Mị cười lớn lên: A há, khi người ta hạnh phúc quá, người ta cũng sửng người, ngó như đồ ngu.


__________________




**************************************************
TRUM YEU GAI , CHET VI GAI
SONG DE YEU , CHET VI YEU
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #12  
Old 09-11-2005, 10:40 PM
vui_la_chinh vui_la_chinh is offline
Senior Member
 
Tham gia ngày: Feb 2005
Nơi Cư Ngụ: Trum Yeu Gai
Bài gởi: 4,697
Send a message via Yahoo to vui_la_chinh
Default

Hơi Thở

Hồi 2 (hồi cuối)


Dung dụi đầu vào gối. Nàng muốn không nghĩ gì hết. Nhưng làm sao mà không nghĩ được. Có lẽ lần này, nàng phải nói với Hiệp. Nói về mảnh giấy, nói về những hồ nghi trong lòng nàng. Hay không nói gì hết? Tâm hồn nàng mệt mỏi, chán nản lạ lùng. Từ mấy hôm nay. Dung có ý nghĩ ly dị. Thật tức cười. tại sao nàng có ý nghĩ đó? Dung hoàn toàn không hiểu. Nàng chỉ biết nàng rất chán, chán tới độ tránh nhìn cả bức hình của Hiệp, lúc nào cũng ngó nàng chằm chặp, cười diễu cợt.
Rồi mình sẽ làm gì? Tiếp tục cuộc đời độc thân. Thì bây giờ đâu có gì thay đổi. vẩn đời độc thân, trừ những khi có Hiệp. Nhưng hình như Dung có ao ước một điều gì đó chưa rõ rệt. Hình như Dung cũng chán cuộc đời độc thân, trơ trọi này rồi. Nghĩ tới Hiệp, lúc này có lẽ đang từ giã cô gái tên H nào đó. Dung hình dung ra hiệp đang đóng bộ mặt buồn bã:- Anh chỉ về với vợ anh vài hôm. Anh sống bên em nhiều hơn. Dung lăn người một vòng, rồi trườn đầu lên cao để mặt lên gối như cũ. Có lẽ mình không đi đón Hiệp ở nhà ga. Mình đợi Hiệp ở nhà . Có lẽ lần này mình phải nói hết...
Nghĩ như vậy nhưng Dung vùng ngồi dậy. Nàng ngó mặt mình trong gương. Tò mò nhìn mấy dấu nhăn ở mép môi, ở đuôi mắt. Nàng nhướng mắt lên, mỉm cười. Nàng thất vọng. Không nhìn thấy nét trẻ trung đâu nữa. Mình xuống dốc quá. Làm gì đến nổi thế này. Dung đưa tay xoa xoa mấy nếp nhăn. nàng nghĩ tới một thứ mỹ phẫm quảng cáo trên báo. Có lẽ phải làm đẹp một tí. Dung bắt đầu trang điểm. Lúc trang điểm xong, chuông đồng hồ mới điểm có hai giờ. Nhưng có lẽ nên ra ngoài thôi. Ngồi rán lại, chắc Dung sẽ không đi đâu nữa hết.
Lâu lắm Dung mới ghé vào cái quán nước này. Quán nước còn ghi một kỷ niệm buồn của nàng. Nhưng không hiểu sao Dung đã quả quyết bước vào đó. Ngồi một mình với ly cô ca lạnh ngắt. Dung tưởng mình sẻ chết vì kỷ niệm. Tưởng như vậy là lầm. Lâu nay, mỗi khi nhớ tới chổ ngồi này, Dung nghĩ rằng, có lẽ mình sẽ khóc, sẽ tê lịm người khi kỷ niệm thôi thúc. Nhưng Dung cũng chẳng cảm thấy gì hết
Thình lình, Dung bắt gặp một khuôn mặt quen. Một người đàn ông làm chung sở. Hắn đi với một cô gái lạ không phải là vợ hắn.Dung biết mặt vợ hắn, vì một lần hắn đã dẩn vợ tới dự một đám cưới bạn bè. Hắn chưa nhìn thấy Dung. Rồi cũng thình lình nữa, vợ hắn xuất hiện ở một cánh cửa ra, vô. Hắn đứng bật dậy, như phóng ra một cửa khác, mở cữa một xe tắc xi rất nhanh và mất hút. Chỉ cỏn lại hai người đàn bà. Người đàn bà dợm bước theo người đàn ông. Cô gái mở ví đặt vội tờ giấy năm trăm lên bàn rồi cũng lật đật đi. Ra tới cửa, người đàn bà trông thấy, lật đật đi theo. Dung nghe một tiếng gọi khá hằn học:
- Ê, cô kia.
Rồi họ khuất mất ở đâu, chuyện gì sau đó, Dung không biết nữa.
Dung uống nốt ly cô ca. Câu chuyện vừa xảy ra không đem tới cho Dung chút giải trí nào, như nhiều người khác ở trong quán. Chì có một câu duy nhất lập đi lập lại: - Đàn ông, trời cho nết giống nhau. Dung nghĩ tới Hiệp. Lúc này, chắc chàng ở trên máy bay. Và trước đó, ho5 chia tay nhau. Hai người đã hôn nhau. Cầm tay bịn rịn. Rồi gì nữa. Hẹn hò, bi thảm. Nước mắt. Ôi, chỉ là kịch. Với dung, đời sống vợ chồng giữa hai người cũng là kịcfh. Vở kịch chưa buông màn đúng lúc cũng tẻ nhạt, chẳng ra cái gì. Lòng Dung nguội ngắt.
Ở quán nước ra, Dung leo lên một chuyến xe buýt. Con đường từ quán ra tới da Phạm Ngũ Lão ngắn thôi. Nhưng khi thấy chuyến xe buýt ngừng. Dung leo lên, rồi lại hối hận. Xe buýt chật ních không còn một chổ ngồi. Dung đứng, vịn tay vào ghế. Người đàn bà mập bự, đưa cái lưng ép vào tay Dung. trước mặt Dung, một bà bầu, bám chặt cả hai tay vào thanh sắt. không ai nhường nhịn ai nữa. Ngay sát chổ bà bầu đúng, hai thanh niên ngồi hút thuốc lá phì phèo. Xe dừng lại, Dung bước xuống. Nàng có thể đợi thêm mõt trạm nữa thì gần ga hơn. Dung đã không đợi. Nàng lội bộ. Suýt nữa Dung bị một chiếc xe xích lô đâm vào người. Chưa hết, nàng tông vào một đứa nhỏ chạy băng ngang. Đứa nhỏ dừng lại định sừng sộ. Rồi có vẻ nhìn thấy vẻ mặt ngơ ngác của nàng, nó nhe răng, làm mặt khỉ, rồi cười ré lên, bỏ chạy.
Dung đâm ra cáu kỉnh. Có điềm xui gì đây. Có thể hôm nay Hiệp sẽ không về. Phích nước sôi của nàng đun sẳn sẽ nguội ngắt, và như thế, để chờ tới lúc nào nàng nhận một tờ điện tín khác, phích nước mới được thay. Nhớ lần vừa rồi, vì về bất chợt. Hiệp hấp tấp lấy bình trà rót một ly, đưa lên miện uống. Dung ngăn cản không kịp, Hiệp phun ra giữa nhà, chưa hết, thiếu điều chàng móc miệng cho nôn mửa ra. Bình trà đóng mốc xanh, mốc đen. Làm sao được.
- Dung. Dung. Ê.
Thùy Mị vừa dừng xe vừa đưa tay vẫy rối rít. Cô hét lớn tiếng:
- Ê, đi đâu vậy Dung.
Dung tới gần cười:
- Đi đón ông Hiệp.
- Trời ơi, đi đón chồng mà mày đủng đỉnh như đi dạo phố. Lên đây tao đèo. Ê, Dung. Tao ngạc nhiên, trông mày giống con mlụ thất tình quá.
Thùy Mị cưới ngất. Vài người ngó hai đứa. Đúng là con điên. Dung nghị thầm. Nàng vẩn giữ nụ cười dịu dàng:
Thôi cám ơn mày. Nàng chỉ về phía ga. Tao đón anh Hiệp ở đàng kia. cám ơn mày nghe.
- Dung...
- Hử ?
- Thôi. Nhưng sao tao tức cười quá.Khỉ. Thôi tao đi không cười chết mất.
Thùy Mị chưa đi, còn nói với:
- Cho tao gửi lời thăm ông Hiệp nghe mày. Nói với ông...
Tự nhiên Thùy Mị cắt ngang . Nói với ông cái gì? Nhưng Dung không hỏi lại mà gật đầu. Còn một khoảng quá ngắn thì tới ga. Lạ chưa, Dung càng thấy lòng trống rỗng tợn.
Vì Hiệp mà Dung mới tới chỗ này. Dung ghét nhà ga chi lạ. Vừa vô tới, Dung đã bị bao quanh bởi các người bán hàng. Mua ổ cô. Mận ngọt cô. Chục xòai có nghìn rưởi cô. Vé số cô. Cô mua giúp em. Thật khó nho5c, Dung mới thoát được đám người đó. Nàng đi vào bên trong, đứng ở một mái hiên. Hình như mới có một chuyến xe vừa về. Chiếc xe trống đang de tìm chổ đậu. Một vài người đứng từ trước, ngó Dung, cứ coi đồng hồ hoài. Dung chăm chú nhìn người đàn bà bán hàng đang bóc một quả bưởi bằng con dao nhỏ. Bà ta bóc rất khéo tay. Những múi bưởi, chẳng mấy chốc được tách ra, trắng nỏn, mọng căng nước mà vẩn được bao bằng lớp màng mỏng dính. Thấy Dung ngó bà cười xã giao: Bưởi Biên Hòa cô. Dung lắc đầu nữa. Có mấy đứa trẻ chắc chờ lâu quá, bày đặt tró chơi trốn tìm . Chúng kéo cả vạt áo của Dung mà núp. Người đàn ông chắc là ông bố, gọi con lại phàn nàn, rồi ngó Dung , ra điều cô thông cảm, cháu nó dại. Ông mua mấy múi bưởi. Lần này, tụi nhỏ đứng vyên một góc, cắm cúi chấm chấm mút mút với một gói muối ớt thật nhiều. Dung trả lời nụ cưới ngượng nghịi của người đàn ông bằng một nụ cười vu vơ.
Dung nghĩ tới Hiệp. Liệu chàng có vui mừng gì khi trông thấy mình tới tận đây đón chàng không? Chàng đi một mình hay với ai nữa? Có thể chàng cùng về với cô nhân tình trẻ, mới mẻ. Họ sẽ đóng kịch trước mặt mình. Nàng lại mỉm cười chua xót. Roi-éi nàng giận cả lòng mình, cho rằng, mình đã trở thành một con người chối bỏ hết ý nghĩa của cuộc sống. Không ham thích, không thiết tha. Đúng không? Vẩn không thể chắc được gì. Hình như nghĩ tới Hiệp , nàng chỉ thấy chán ngắt. Tại sao? Dung cố bác bỏ ý nghĩ là mình ghen tuông. Ghen với một cái tên tắt? Với một người không hề biết mặt? Không, Dung không muốn nghĩ tiếp nữa.
Cô gái đứng bên Dung bỗng bắt chuyện:
- Bà đi đón người nhà.
Dung gật đầu.
- Hôm nay chắc máy bay trễ. Bà đi đón chuyến nào? Qui Nhơn hay Ban Mê Thuột?
- Cô đón chuyến nào?
- Em đón chuyến Qui Nhơn.
Và cô gái như không dừng lại được. Cô có nhu cầu phải nói, phải thố lộ. Sự chờ đợi đã làm lòng cô đầy tràn.
- Em đi dón từ trưa. Nhà em nói sẽ tới lúc hai giờ. Lúc nào em cũng đi đón sớm. Anh ấy thích vậy. Tới mà chưa thấy em là mặt sụ một đống. Nhà em con nít lắm chị ơi. Tụi em mới lấy nhau, nhà em bỉ đổi. Em xin theo mà má em không cho . Tại bị em con một đó chị. Nhà em về hoài, lấn này là lấn thứ ba trong một tháng. Buồn cười, hồi nảy có một chuyến, có ai giống nhà em quá trời, tí nữa em túm lấy rồi...Nhà em....
Dung cắt:
- Mấy giờ rồi?
Cô gái đưa đồng hồ lên:
- Ui da, Ba giờ rưỡi rồi cô. Dễ chừng tời bồn giờ. Đồng hồ của em chạy ẩu một cây. Ít nhứt cũng gần bồn giờ. Lạ quá, sao hôm nay tàu trễ vậy. Trời ơi, em lo là lo.
Bốn giờ. Vậy chuyến tàu từ Đà Nẵng vô cũng trễ sao. Cô gái lại hỏi:
- Chị đón chuyến nào?
- Đà Nẵng.
- Ý . Đà Nẵng tới rồi. Đó, cái xe trống đang đõ hàng xuống đó chị. Tới lúc ba giờ. Đông ơi là đông.
Dung thở dài. Còn cách nào hơn là trở về. Hiệp đã có mặt ở sài gòn. Và chắc giờ này cũng đang lang thang đâu đó. Có thể lát nữa chàng đón nang ở sở. Cũng có thể chàng sẽ trở về nhà muộn. Dung quay lưng đi.
- Ủa, chị không đợi...
- Không.
Dung trả lời. Bước nhanh . Ra khỏi ga đường phố phường trước mặt. Dung nghĩ về nhà lúc này cũng vô ích. nằm, đầu óc sẽ mệt mỏi thêm. Vì vậy, nàng đi ra phố, và để giết thì giờ, nàng cứ chúi đầu, dí mắt vào những cửa hàng ngắm đồ đạc. Những thứ đồ dùng mà ngươì nội trợ nào cũng ước mơ. Chỉ với nàng, nàng thấy dửng dưng. Nàng tưởng chừng như mình còn thích đời sống độc thân lắm. Thực ra nàng đã chán ngấy.
Chẳng qua, nàng đã quá lười biếng, lười biếng kinh niên, đã giết hết mọi sự tha thiết của tâm hồn nàng.
Nàng đi lang thang mãi, trong thàng phố nàng biết đang có Hiệp, cho tới lúc đèn đỏ.
Thật tình cờ, hai người đi ngược chiều nhau, đụng độ nhau trước building, nơi Dung cư ngụ. Hiệp tươi cười, trong khi Dung cố nhếch mép:
- Không đi đón anh há. Nhận đượcđiện tín không?
- Có. Nhưng em đi đón trể giờ.
Rồi Dung hỏi khi hai người đứng trong tháng máy:
- Anh có tới sở làm kiếm em không?
- Không .
- Em nghỉ sở chiều nay .
Nàng tưởng chàng sẻ hỏi nàng đi đâu, giờ này mới về. Nhưng chàng nói huyên thuyên chuyện này, chuyện nọ. Mà chuyện nào nàng cũng chán ngắt. Cuối cùng họ cũng lên tới phòng . Nàng tra chìa khóa vào ổ xoay mạnh. Chàng đẩy lưng nàng vô trước
- Có áo sạch không. Cho anh một cái. Mặc đồ lính, nặng như chì. Mệt.
Nàng đang bận ngó chiếc đồng hồ treo tường. Nàng hỏi:
- Đồng hồ anh mấy giờ?
- Tám giờ. Đúng lúc quả lắc đồng hồ như rung mạnh. Rồi đổ bảy tiếng. Mèn ơi. Dung kêu.
- Tại cái đồng hồ chết tiệt. Cái đồng hồ này điên, muốn chạy ra sao thì chạy. Nàng chỉ biết trách mà không biết nghĩ cho nó. Có tới hai năm, nàng không cho nó ăn một chút dầu mỡ, mà nó đã làm việc tận lực để đúng giờ cho nàng bao nhiêu ngày rồi.
- Lấy áo cho anh đi.
- Anh đã ăn gì chưa?
- Rồi. Anh gặp một cô bạn cũ nữa. Còn em. Em ăn gì chưa?
Dung chưa có gì trong bụng, nhưng nàng đáp:
- Em cũng ăn rồi. Em cũng gặp một anh bạn cũ.
- Thế à.
Chàng trả lời không chút nào nhạc nhiên. Nàng hơi sùng.
- Để em pha trà.
- Ấy đừng, trong mồm anh còn mùi trà mốc. Lần này, chắc mùi còn đặc hơn nữa.
Chàng cười lớn. Tự nhiên Dung sững người lại. Nàng nhìn chàng đăm đăm. Lúc đó, nàng đứng ở phía sau lưng chàng, và Hiệp đang bỏ sơ mi ra. Rồi Hiệp quay phắc lại.
- Lại đây.
Dung đi tới. Hiệp mở rộng vòng tay. Nàng dúi mặt vào ngực chồng. Nàng vừa hít được hơi thở thơm tho, hơi thở như chất hồi sinh, làm nàng tỉnh táo lại. Và nàng tiếp tục hít hơi hướm trên vùng ngực rộng mênh mông của Hiệp. Nàng vít cổ Hiệp xuống:
- Trả lời cho em biết H là ai?
Hiệp ngẩn ra một lúc. Rồi chàng cười rộ:
- H à? H là Hoa, một cái hoa bên đường lúc anh đi qua. Được chưa.
- Đồ kim sanh.
Nàng bổng nghiêm nghị:
- Anh Hiệp.
- Cắm nước sôi đi. Anh phải uống trà nóng.Dung lắc đầu. Nước mắt muốn ứa ra:
- Không. Anh Hiệp. Chắc mình phải ly dị.
Hiệp nâng mặt Dung lên, nhưng nàng nhất định vùi mặt mình xuống.
- Đúng.
- Cám ơn anh.
- Đúng. Phải ly dị, phải bỏ cái đời sống này đi. Em không thể ở một mình như gái độc thân thế này được. cuộc sống này giết chết tâm hồn em.
Dung bổng khóc thành tiếng. Nàng tiếc quay mắt. Nhưng nàng không hiểu tiếc cái gì. Tiếc không mất Hiệp? Tiếc đời sống y như còn độc thân? Hay tiếc là những điều mình đã nghĩ, đã quyết định, đã bị hơi thở của chàng xóa sạch.
Chàng lại phà hơi vào mặt nàng. Và chàng đẩy nàng ra xa:
- Thôi, đủ rồi cô. Để cho người ta gội rửa cái hơi hướm của những bông hoa bên đường đi đã. Đừng có khóc. Em con nít quá.
Nàng cứ khóc. Khóc như bị một nỗi oan khiên không cách gì chứng minh được. Khóc tới chàng phải ngạc nhiên, không giỡn được nữa.
- Em. Em làm sao vậy.
- Em ghét anh. Em ghét anh.
Và nàng đấm thùm thụp vào ngực chàng, vào tay chàng. Chàng giữ tay nàng lại, và ôm chặt lấy nàng:
- Em có điên không. Có gì nói đi.
- Em không nói được. Không nói được.
Nàng vùng vẫy, rồi nàng chợt như không còn phút sức lực nào khi bắt gặp hơi thở nồng mùi quen thuôc, mùi thuốc lá, mùi nhựa răng. Nàng khóc nữa.
Lúc chàng vào buồng tắm. Nàng nhìn căn phòng, nhìn phích nước đã đun lúc trưa. Nàng nhìn tới chiếc cà mên dựng ở một góc. Rồi nàng ngồi thu chân trên giường. Bổng dưng, nàng mỉm cười trong khi nước mắt vẫn còn thi nhau rơi.
Nàng lắng nghe tiếng nước dội ở trong phòng tắm. Chàng đang gội rửa những mùi vị của những bông hoa bên đường.
Nàng ngạc nhiên quá vì nụ cười mới mẻ đó.

__________________




**************************************************
TRUM YEU GAI , CHET VI GAI
SONG DE YEU , CHET VI YEU
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #13  
Old 09-11-2005, 10:41 PM
vui_la_chinh vui_la_chinh is offline
Senior Member
 
Tham gia ngày: Feb 2005
Nơi Cư Ngụ: Trum Yeu Gai
Bài gởi: 4,697
Send a message via Yahoo to vui_la_chinh
Default

Xuân muộn

Hồi 1


Đợi mẹ ngủ say, Bình mới rón rén sửa soạn quần áo. Nàng đứng trước tủ kính ướm thử chiếc áo màu xanh da trời vào người, rồi mới mặc vào. Chiếc áo xanh da trời này may đã lâu lắm, dạo hết tang chồng, mẹ nàng đã mua cho xấp hàng này để mặc Tết. và chiếc áo này cũng di cư cùng Bình vào nam, Bình nghĩ mà buồn cười, dạo trước, cổ áo may thấp, tà áo hơi ngắn, mấy năm qua đã lổi thời bây giờ lại trở thành mốt mới. Chỉ có dạo đó eo áo may rộng, và Bình mập nữa. Chiếc áo này đã được sữa lại nhiều lần, những đường chỉ tháo ra may lại còn để nhiều tì vết. Bình không hiểu tại sao mõi lần tới thăm Định nàng thích mặc chiếc áo này. Chiếc áo đã cũ mang một dĩ vãng không mấy tươi vui, và rất ít khi Bình dùng đến. Có tiếng máy đan rè rè ở phòng Trâm. Bình mở quạt máy cho mẹ rồi đi_ vào phòng em dâu, kêu nhỏ:
- Cô Trâm gài cửa hộ, tôi đi có chút việc.
Nghĩ là Bình về thăm nhà chồng, Trâm hỏi:
- Chị có về ăn cơm không, em để phần.
- Thôi khỏi, tôi đi công việc tiện thể ghé thăm mấy con bạn cũ. Cô và Mẹ ăn trước, tôi về có lẽ muộn.
Tiếng máy đan ngừng lại. Bình đi ra, khép hờ cửa. Không hiểu nghĩ sao nàng dừng lâi dưới hàng cây vú sữa một lát. Buổi trưa nắng thật gắt, và chưa ra khỏi nhà mồ hôi Bình đã nhỏ giọt. Bình thong thả đi ra đường, tà áo xanh của nàng quyện vào nắng tung tăng theo mỗi nhịp bước của Bình. Tâm hồn Bình bổng cảm thấy hết sức êm ả, và sức nóng của mặt trời cũng bớt hung hăng khi chạm vào vạt áonắng của nàng.
Bình gọi một chiếc xích lô. lâu lâu cũng phải xài sang một bữa. Biết đâu Định đã ngũ dậy, chàng đang mở cửa sổ trên căn gác, ngóng xuống đường trông nàng. Giờ này đáng lẽ ra Định còn ngũ, nhưng chàng thức đợi nàng tjhì thực thú vị biết bao. Căn gác nhỏ với những màu cửa màu xanh, chiếc bàn viết gọn gàng, hai chiếc ghế. Lúc nào cũng phải có hai chiếc ghế cho hai người. Và bốn đôi mắt nhìn, lúc nào cũng thế, khi Bình và Địng đdã ngồi yên, sau khi đã mừng gọi nhau, hai người ngồi nhìn nhau như thế. Bốn con mắt đều dịu dàng, đều chìm đắm thật dể yêu, và đôi mắt của người này đều trôi êm ái trong mắt của người kia. Chỉ nghĩ tới đó, Bình đã náo nức và cảm thấy chiếc xe thật chậm chạp. Bình dựa người vào nệm xe, nhìn xuống đôi mũi giầy của mình, và thêm một nhận xét mới là đôi chân của nàng đã được biến thành một đôi hia bảy dặm.

Bình không ngờ nàng lại yêu được dễ dàng như thế. Thật ra trong những ngày đầu tiên khi chồng nằm xuống, nàng chẳng có bao giờ nghĩ rằng mình có thể chung thủy sẽ làm một người đàn bà góa trọn đời. Dù trước kia nàng lấy Đan chẳng vì tình yêu, nhưng khi Đan chết, Bình cũng cảm thấy cuộc đời mình như đã chấm hết và dừng lại ở đó. Lấy Đan không vì yêu, nhưng trước ngày cưới. Bình đã đi với mẹ chống lên quảng Yên thăm Đan, và qua một vài lần gặp gỡ, Bình thấy Đan, và qua một vài lần gặp gỡ, Bình thấy Đan chững chạc, nghiêm nghị, có thể trở thành một ngươì chồng tốt được. Với lại mẹ nàng thường bảo:
-Không yêu ở với nhau rồi cũng yêu nhau, ngày xưa thầy mẹ có biết gì nhau, mà ở với nhau vẫn êm đẹp.
Nhưng buồn thay, nàng chưa biết mùa Xuân thời con gái như thế nào đã trở thành đàn bà góa bụa. Những giờ phút gần nhau thật ngắn ngủi, giấy phép chỉ được ba hôm, hai ngày chuẩn bị cưới xin, một đêm động phòng, rồi Đan phải ra trận, một tháng sau, Bình chưa kịp đi thăm chồng, đã nhận được xác chồng. Bình đã khóc rất nhiều, nàng hiểu rằng, tình thương yêu chồng không đậm đà lắm, nhưng Bình đau đớn khổ sở muốn lịm người di, nàng thương người chết thì ít mà thương cho thân phận mình thì nhiều. Nghĩ tới một cuộc đời cơ cực làm dâu, những ngày cô đơn dài lê thê chỉ chấm dứt được khi chết, Bình đã thấy mất hết can đảm và cũng muốn chết đi. nhưng không ai để cho bình chết, cuối cùng nàng vẫn sống nhăn ra với niềm đau đớn riêng tư, mà ai cũng cho là vì xót xa người chồng bạc mệnh . Nhiều lúc Bình soi gương coi khuôn mặt mình có dấu hiệu gì là sát phu không. Không, khuôn mặt Bình đầy đặn, phúc hậu như mẹ. tại sao như mẹ mà cũng góa bụa, không có gò má cao, không có nốt ruồi thương phu trích lệ. Chỉ tại định mệnh bắt buộc như thế. Bình chì còn lấy cớ đó mà tự an ủi thân phận mình. Mười mấy năm sống âm thầm cuộc đời làm dâu, chỉ đánh đổi được một đêm vui ân ái, Bình đã thấy chán nản tột độ. Bà mẹ chồng tới bây giờ vẩn còn canh giữ nàng, như sợ nàng một ngày nào đósẽ vuột khỏi vòng kiềm tỏa của gia đình bà. Bà ta coi nàng như đã bị cột chặt với bà. Bình đã chịu đựng trong bao năm, đôi lúc nàng cũng nghỉ rằng, thôi cho qua, tuổi thanh xuân của mình cũng không còn gì nữa.
Nhưng khi gặp Định nàng mới biết là ý nghĩ đó thật điên cuồng.Nàng không còn trẻ nhưng cũng chưa già, đủ thì giờ để lập một cuộc cđời khác. Nàng yêu thật tình cờ, thật bất chợt, ngay từ phút đầu gặp Định.
Từ phút đầu. Ôi, thật quý giá biết bao, phút đầu tiên, người đàn ông đó như một xoáy nước cuốn chụp mất tích cả con thuyền đang trôi chậm rề với giòng nước lặng.
Còn một ngã rẻ nữa, chiếc xe chậm chạp đến mấy rồi cùng tới đích. Một căn nhà. Thôi đầu ngõ đây rồi, làm ơn cho tôi xuống. Bình bảo người phu đạp xích lô dừng lại. Nàng trả tiền xe rồi đi vào con ngã cũng đầy nắng. Nàng bước những bước thật nhẹ nhọm, thật thư thái nâng niu bằng những bồn chồn ấp ủ trong lòng nàng từ lúc ngồi trên xe. Suốt đời tôi, cầu còn mãi những phút bồn chồn thần tiên này. Anh Định, cánh cửa mở đó chứ , và đôi mắt anh nhìn xuống, nhìn bước em đi đấy chứ? Phải rồi, cánh cửa mở đó. Gắng môi bước nữa, khi lên, khuôn mặt mình sẽ đối diện vớ khung cửa sổ, và đôi mắt chàng sẽ trong như hai hòn bi vừa vớt ra khỏi một ly nước . Mình đừng nhìn cứ đi thẳng và đôi mắt chàng sẽ dán lên người mình. Phải bước uyển chuyển thêm một chút nữa. Bình ơi, cớ chi mà mày nhảy nhót thế? Cớ chi tim mày đập mạnh thế? Đâu phải là lần đâu mày bước chân lên căn gác này. Ôi mày ngây thơ như một đứa con gái trinh nguyên mới yêu lần đầu. Tôi là một gái góa còn tội nghiệp hơn cả gái già nữa. Không, tôi lại vừa gái góa, vừa gái già, vừa mới biết yêu lần đầu tiên. Tội nghiệp cho tôi biết mấy. Đẩy nhẹ cánh cửa rào rồi bước lên cầu thang gỗ. Căn gác này đã ọp ẹp quá, thuê mỗi tháng bốn ngàn bạc, thời giá bây giờ như thế này là rẻ rồi. Bình tự cám ơn những may mắn đã cho mẹ con Bình có một căn nhà ở ngọai ô, dù căn nhà cũng cũ kỹ, cổ xưa như nếp sống hoài không thay đổi của mẹ con nàng.
Cánh cửa thần thọai đã được nàng đẩy ra, và nàng công chúa gặp được khuôn mặt của vị hoàng tử. Anh. Em, những tiếng gọi, cái cảnh đó cũng đã cũ rích, nhưng không một mối tình nào thiếu vắng nó. Em sắp sữa ngã vào lòng anh đây, anh Định. Nhưng bước chân Bình vội vã khựng lại, những điều Bình tưởng tượng đều đã sai hết. Không có con mắt nào nhìn xuống cửa sổ, không có nụ cười nào nhìn xuống cửa sổ, không có nụ cười nào chuẩn bị đón tiếp nàng. Định đang nằm quay tên chiếc giường nhỏ xinh xắn và ngon lành ngủ. Sự hiểu lầm làm cho Bình ngỡ ngàng một chút, đôi thaóng buồn cũng biến đi rất nhanh, nàng mỉm cười. Người tình đang ngủ với đôi mắt khép kín bình yên, với hơi thở đều hòa và một ít mồ hôi rịn trên trán. Khi Định ngủ, khuôn mặt già hơn. Tại sao tôi lại so sánh tuổi già tuổi trẻ lúc này. Dể gì Định cũng gần bốn mươi, người đàn ông tới tuổi này đã chín mùi làm tôi yêu đến cuống quít. Tôi yêu đến cuống quít mất rồi. Thật là bậy, nhưng tâm hoàn tòan yên tâm, đôi mắt của người đàn ông đầu tiên trong cuộc đời chồng vợ đã khép kín, không còn một kỷ niệm nào để ám ảnh tôi nữa. Cuộc chiến cũng đã kéo dài từng ấy năm, bao nhiêu người ra đi rồi cho hai cuộc chiến tranh trong một đời người của tôi, trong một đời người của Định, cũng như của bao nhiêu người khác. Phải, tôi có quyền sống vội vã cho tôi đôi chút, tôi có quyền được hưởng bởi tôi đã già khằn bởi nhiều định mệnh. Bình đi tới gần người tình, nàng ngồi xuống mé giừơng, và chiếc khăn mùi xoa trong tay nàng đang được đứa lên lau những giọt mồ hôi trên trán Định.
Mười mấy năm tôi mới có được giây phút quí hóa này. Trước kia khi lấy đan, làm vợ Đan, tôi cũng đã mơ ước được những giây phút thến này, nhưng Đan đã ra đi quá vội vàng. Anh Định, đổi lấy cả cuộc đời buồn tẻ, cô đơn để lấy một phút này thôi, em chấp nhận hết. Em bất cần hết. Chiến tranh đã đến tận nơi, đã vào tận thành phố. Cho em xin những phút vội vàng, những đam mê chất ngất. Chiến tranh đã đuổi em theo từ Hà Nội, vào tới đây, nhưng cuộc chiến tranh nào cũng không vượt qua quá cuộc chiến trong em, sự chiến đấu với cô đơn, và bây giờ chiến đấu với cả hạnh phúc. Hạnh phúc đã gọn trong lòng tay, nhưng được
để nắm chặt như thế, em còn qua bao nhiêu đèo ải đọa đày như thế. Phải mở cánh cửa sổ lớn hơn cho gió lùa vào, phải để khuôn mặt của chàng chan hòa với ánh sáng. Phải để giấc ngủ chàng bình yên, nhưng khốn nạn quá, xung quanh tôi như một hàng rào
kiểm soát bằng những đôi mắt hung dữ. Giọng bà mẹ chồng kém thân ái: Dạo này trông mợ trẻ ra, vui hơn, tôi mừng cho mợ.
Tiếng mừng thoát ra ra khỏi cửa miệng mỏng như một lời đay nghiến. Bình cũng đã nhìn ra điều đó, nàng soi gương và ngạc nhiên cho sự nẩy nở của thân thể của nàng. Trước đây Bình đã tưởng da thịt nàng đã khô héo cùng với tháng năm tuyệt vọng. Anh định, tất cả là nhờ anh, nhờ ái tình mầu nhiệm như chén thuốc ngọt. Tôi mừng cho mợ, Bình rùng mình khi nhớ lại tiếng nói đó của bà mẹ chống. Đôi mắt nghi ngờ, luôn luôn kéo một làn mây mỏng, nhìn suốt thân thể cùng đọc hết ý nghĩ của nàng. Đôi mắt của ngưòi sống theo dõi còn rùng rợn hơn đôi mắt ngươì chết. Không, tôi phải vất hết những ý nghĩ buồn chán đó. Trước
mắt tôi giờ chỉ có Định. Tôi đưa tay lên đặt nhẹ trên vừng trán hồn nhiên của chàng, dù một người đàn ông đã từng trải lúc ngủ cũng trở nên vô tư, tôi muốn uống hết vẻ vô tư của người tình lúc đó.
- Em đến lúc nào vậy?
Định trở mình và mở mắt. Chàng vẫn nằm yên nhìn bình đang cúi xuống. Đôi mắt chìm đắm của Định làm Bình thẹn thùng và bật ngồi thẳng dậy. Anh Định. Định mỉm cười, nhìn dáng ngúng nguẩy của Bình bỏ đi đến chiếc ghế kê sát bàn viết. Còn một chiếc bỏ trống đó dành cho anh đó anh Định. Bình quay lại. Định vẩn nằm, nhìn theo từng cử chỉ của Bình. Lúc em đến anh đã ngũ. Thế à? Anh có muốn lúc em đi anh còn ngủ không? Anh muốn lắm, anh muốn ngủ luôn trọn phần đời còn lại. Anh lại nói nhảm. Bình muốn kêu lên câu đó để trấn an sự sợ hải đang dấy động trong lòng nàng, nhưng Bình chỉ đứng im hờn dổi.
Định ngồi hẳn dậy, người đàn bà quá ba mưoi, lúc làm nũng cũng còn thừa sức duyên dáng, nhưng anh thích em trang trọng hơn, người đàn bà góa phụ thân yêu của anh, Định đi đến vổ nhẹ vào vai Bình:
- Góa phụ của anh ngồi đợi anh đi rửa mặt nhé.
Định bỏ đi xuống thang gác. Còn Bình ngồi một mình ở chiếc ghế trống và vui thích một cách trẻ thơ. Lần dầu tiên tôi biết đến những kỳ diệu của những phút hẹn hò. Đố an làm gì được, nghĩ gì được trước những giờ khách chờ đợi giờ hẹn. Bữa cơm trưa, Bình đã ăn rất ít mẹ nàng không tìm ra dấu khả nghi nào, bởi Bình nói dối là buổi ăn sáng quá trể nhưng thật ra, những nao nức, những lời dự trữ ân tình đã chất ngất trong lòng nàng làm sao nàng ăn ngon được. Bình vui tay xếp gọn mấy cuốn sách bừa bãi. Mười phút sau thì Định lên tới, đầu tóc chàng còn ướt sũng nước.
- Anh không định ngủ tiếp sao?
Bình hỏi với giọng cố giả vờ hờn dỗi.
- Định nói chuyện đứng đắn với em đây.
- Thế ra chuyện từ trưóc tới nay không đứng đắn.
- Sức mấy mà đứng đắn hả em. Anh tưỏng tới tuổi em không thể lầm lẩn ngu si như thế.
Định ngồi chiếc ghế đối diện với Bình. Bình mở to mắt nhìn người yêu. Tôi mà ngu, tôi mà lầm lẩn. Còn chuyện gì gọi là không đứng đắn. Cái dáng điệu của Định có thể là một tên sở khanh không? Không, Bình ơi mày đã nghĩ gì ngu xuẩn vậy, mày không tin tưởng gì hết sao? Còn gì nơi một cô gái già như mày để người ta quyến rũ, lợi dụng. Bình lắc đầu, giọng thực thà:
- Chẳng thà em ngu si.
Định đưa tay cầm lấy bàn tay của Bình, chàng đặt trên mu bàn tay nàng một chiếc hôn. Dáng điệu trịnh trọng của Định làm Bình bật cười:
- Anh lại không đứng đắn.
- Em cho như vậy là không đứng dắn. Thôi vậy.
Định ngồi yên lặng, hai mắt chàng mơ màng nhìn ra cửa sổ. Người đàn ông có một cặp mắt đen với hàng mi dài như một thiếu nữ như thế không thể là một người đàn ông cứng rắn. Nhưng Định khác với tứơng mạo của chàng, bù lại đôi mắt, định có chiếc mũi nở, cao, và chiếc miệng khi cười rất tươi, mà khi nghe nghiêm cũng rất cương nghị.
Tôi phải thua Định trước sự nghiêm nghị đó rồi. Thôi em muốn lăn vào anh đây, em lăn như một hòn bi bị búng mạnh. Bình bị ý nghĩ của nàng xô bật dậy, tiến đến. Nhưng không được đâu, ngồi xuống đi Bình. Ngồi xuống và nhắm mắt lại, mình phải là một vật mà người ta đi kiếm tìm. Bình ngỡ ngàng ngồi xuống ghế. Nhưng Định đã tiến tới kéo bình dậy và đặt nàng ngồi lên lòng chàng:
- Phải em ao ước phút này không?
Bình không không nói gì nửa, miệng nàng đã bị gắn bởi một chiếc hôn dài, đắm đuối sôi nổi, con góa bụa đã trở nên hư đốn như thế này trong bao nhiêu lần rồi, đừng để hư thêm nữa. Bình đẩy Định ra, và cố gắng thuyết phục Định trở lại ghế ngồi. Tôi không thể dấu lòng là tôi đang muốn. Phải làm sao tôi có thể tự chống trả, mười mấy năm, tôi mới tìm lại giây phút quí giá đến vậy. Anh Định, anh ngồi im cho em nói. Anh ngồi xuống đi, ngồi xuống. Tôi tự mắngmỏ mình , tự kếm chế lần nữa.
Nhưng rồi Bình vẫn thua Định. Nàng van vỉ:
- Anh Định.
- Em lại không đứng đắn rồi.
Bình thoát khỏi vòng tay Định, nàng ngồi xuống chiếc ghế mà Định vừa đối diện với nàng:
- Anh Định.
- Anh đây.
- Hôm nay chúng ta nói chuyện gì đây? Sao anh chả nói gì với em hết cả vậy?
- Nói gì bây giờ.
- Anh không yêu em?
- Ai bảo với em điều đó?
Bình cứng họng, nàng ngồi im rơm rớm nước mắt.
- Em muốn anh nói chuyện gì bây giờ ngoài chuyện anh yêu em. Bình nghĩ tới lời nói của mẹ chồng, của em chồng, nàng muốn Định cùng chịu chung sự lo lắng với nàng:
- Anh Định, mẹ chồng em đã bắt đầu nghi ngờ. Chúng ta có thể đàng hoàng làm lễ cưới được không? Em không muốn mang tiếng đi hoang mà không được gì.
- Anh yêu em, không ai bảo em đi hoang được.
Định tâm sự:
- Anh tưởng đây là một cuộc đùa như mọi cuộc đùa khác, nhưng anh đã bị rơi vào chính cái bẩy của mình giăng ra. Đầu tiên anh không nghĩ gì hết, yêu em như đã yêu bao nhiêu người khác vậy thôi. Nhưng bây giờ em khác họ rồi.
Bình hiểu ra những tiếng không đứng đắn mà Định đã nói lúc này. Bình không buồn gì hết về những đi-éu đó. Nhưng nàng cũng không thể tham dự trò đùa nguy hiểm này được nữa. Bình hỏi:
- Không đùa nghĩa là mình sắp sống chung.
- Anh đang ao ước điều đó.
- Em sẽ thưa với bà mẹ em, mẹ em sẽ nói với bà mẹ chồng . Em làm dâu mười mấy năm, em
đổi hết cả tuổi thanh xuân cho bà ấy.
- Em thù hận bà mẹ chồng?
- Không, em vẫn thương bà ấy. Bà ấy ở cái tuổi trước chúng ta.
- Còn anh, anh ở cái tuổi của Đan. Hồi trước anh cũng cùng một lò Quảng yên. Chúng ta chống đối bà ấy được rồi.
- Em nghĩ chuyện em đi lấy chồng là một sự hợp lý. Em chưa có con.
- Anh có con.
- Con anh cũng là con em vậy.
Định mỉm cười, nụ cười không tin tưởng mấy. Phải làm sao có thể tin tưởng được ở lời nói trong lúc cuồng nhiệt của một người đàn bà. Anh không tin như vậy cũng phải. Tôi cũng thế, mặc dù lúc này đây lòng tôi đang ao ước được thương yêu đứa bé, nhưng sự ao ước đó là vì tại tôi thương yêu tôi quá. Hình như đọc được ý nghĩ của Bình, Định vẫn thong dong mỉm cười, dôi mắt vẩn tinh quái dò xét. Nhưng Bình không chịu nụ cười đó, mặc dù nhận rằng sự diểu cợt của Định có lẽ phải, nhưng Bình vẩn chạm tự ái.
- Có phải đó là ký do anh không tiến tới hôn nhân?
- Không phải vậy.
-Hay anh sợ gia đình bên chồng em?
- Còn khuya.
- Vậy anh sợ gì?
Định thôi cười, chàng nhìn Bình và bỗng vui lòng về đôi mắt đang nhìn mình đầy vẻ thực thà.

__________________




**************************************************
TRUM YEU GAI , CHET VI GAI
SONG DE YEU , CHET VI YEU
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #14  
Old 09-11-2005, 10:42 PM
vui_la_chinh vui_la_chinh is offline
Senior Member
 
Tham gia ngày: Feb 2005
Nơi Cư Ngụ: Trum Yeu Gai
Bài gởi: 4,697
Send a message via Yahoo to vui_la_chinh
Default

Xuân muộn

Hồi 2 (hồi cuối)


Bình không thể là người xấu, nhưng trong vấn đề con chung con riêng, Bình cũng không thể là một ngưòi tốt được. Định cảm thấy thương bình hơn bao giờ hết, chàng còn xót xa hơn nữa khi nhận thấy trong tình yêu còn lẩn chút tình thương hại. Nàng dáng thương hại lắm, nàng chì là một người đàn bà góa, yếu đuối, cố hết sức mình để chịu đựng. Có thể Bình đang hết dần mức chịu đựng đó rồi. Nhưng Bình, Bình nghĩ khác. Bình ngỡ rằng chàng không thực sự tin nàng, vì nàng không còn đũ nhan sắc để quyến rủ chàng nữa. Bình chìm xuống và muốn rơi lệ. Đôi mắt của Bình làm Định cảm động trong một lúc, Định không muốn dấu diếm người yêu một điều gì nữa. Chàng đắn đo:
- Bình ạ, anh muốn chúng ta còn phút nào vui được bên nhau thì cứ vui, còn yêu được nhau bao nhiêu cứ việc yêu.
- Bình choáng váng như vừa đang tận hưởng những giây phút hạnh phúc nhất, bổng chớp mắt, tất cả đều tan ra mây khói, và sự thật là một phủ phàng ngoài sức chịu đựng của nàng:
- Em đâu có phải một cô gái còn nhỏ, em đâu còn những mơ mộng con nít.
- Em tưởng anh con nít sao? Khổ nỗi anh già không ra già, trẻ không ra trẻ. Em đừng khóc như thế, bình tĩnh anh nói cho nghe.
Bình đưa tay lau lệ. Nàng khóc từ lúc nào. Chiếc khăn mù xoa vừa mới đây thấm những giọt mồ hôi cho Định với tấm lòng nàng nồng nàn hạnh phúc, bây giờ đưa lên lau những giòng lệ thảm sầu. Tôi khong đủ bình tĩnh nữa. Chẳng thà tôi chịu những điều gian dối, còn hơn chứng kiến những sự thực. Anh Định, xin anh đừng nói gì, xin anh cho em hưởng nốt những giờ phút hạnh phúc còn lại. Một ngày hôm nay, một tuần lễ, một tháng, một năm. Ôi em đã tham lam , thứ tham lam rất đàn bà ....cho em là đàn bà để sống trong thương yêu và chết trong thương yêu. Anh Định, Nhưng Định không nghe những lời nàng đdang thổn thức. Định thực thà không chút lương lẹo nào:
- Bình, anh tin là em có đủ bình tĩnh để nghe anh nói. Không phải vì lời hứa với người đã khuất. Hồi đó, anh từng nói với Vi là không bao giờ anh lấy vợ nữa. Có thể anh chỉ lăng nhăng....điều đó anh còn vẵn nghĩ như thế từ khi gặp em, quen em và yêu em. Nhưng tình yêu đã thay đổi hết. Bây giờ là lúc anh ao ước xây dựng hạnh phúc với em. Người như em không thể là những hạng người để qua đừơng, để mua vui trong một ngày một tháng. Em hiểu anh nói không?
Bình gật đầu và bắt đầu hy vọng lại. Định nói tiếp:
- Nhưng bây giờ thì lại khác rồi.
- Anh...
Giọng Bình hoảng hốt.
- Em để yên nghe anh nói. Em có đọc báo không? Sắp sửa động viên rồi.
Bình tưởng sắp khóc, thì ngưng lại được
- Anh mà còn trong tuổi quân dịch sao?
- Anh mới 37 tuổi, mặc dù tuổi thực ngoài đời anh nhiều hơn.
Khuôn mặt bà mẹ chồng thoáng hiện rất nhanh trong cái chớp mắt của nàng với nụ cười đắc thắng;
- Mày tưởng có người sẽ cưới mày, cưới một con đàn bà góa trên mười năm. Chuyện đó làm gì xảy ra được? Thôi con ơi, ở vậy làm gái trung trinh cho người ta thương, tập tánh lăng loàn làm chi cho người ta chửi.
Rồi nàng sẽ nghe những lời như thế hoặc tương tự như thế. Rồi Mai, cô em chồng, rồi Phúc, chị chồng, những người này đều đã lập gia đình, có con cái, nhưng họ không thương xót gì hoàn cảnh của nàng. Phải cướp cho được Định dù bằng một giá nào. Đàn bà có bao nhiêu vũ khí, bao nhiêu chiến lược. Bình ơi, mày hãy bình tĩnh giương nanh áp vuốt ra đi. Đi lính, động viên có phải là một cái cớ không?
- Em có nghe anh nói không?
Bình không trả lời, nàng đâu còn đủ sức chịu đựng đôi mắt nhìn của Định nữa. Bình muốn bỏ đi ra khỏi căn gác, lúc này nếu được đi la,h thang một mình, chắc Bình sẽ bớt đau khổ hơn. Bình đứng lên, nhưng thay vì đi xuống thang gác, Bình ngã dụi xuống chiếc giường sắt nhỏ, nằm úp mặt xuống gối.
Bình nằm như thế rất lâu, nàng không hiểu nàng đã nghĩ gì, đang mong muốn gì nữa. Tôi đã kiệt lực, chưa bao giờ tôi tuyệt vọng đến thế. Tôi muốn chết, lúc này chết thật bình yên. Còn Định, tại sao Định có đủ lý do như thế? Đi lính, động viên, đóng chức binh nhì. Cuộc đời của tôi rồi sẽ trôi qua như Trâm? Không, như Trâm là cả một hạnh phúc. Chiến tranh từ đâu tới, chiến tra nh dai dẳng cả mấy chục năm, chịu đựng thiệt thòi như từ mấy kiếp. Lệnh động viên cho những đứa con yêu nước. Tôi nhìn ra rồi, thấy rõ rồi, chiến tranh đã đến tận thành phố.
Bình nhớ lại có lần Định nói với nàng hoàn cảnh này sự sống chết tùy rủi may, anh có thể chết bất cứ lúc nào. Anh không muốn em trở nên goá một lần nữa. Anh ơi, tại sao anh nghĩ thế, lấy đứa niên thiếu rồi lớn lên đến tuổi nó cũng phải đi lính. Đi lính, ở đâu cũng thấy lính, trong phòng trà, trong rạp ciné, ngoài đường, trong bữa cơm. Và Định nữa, chàng sẽ trở thành một ông lính già, hai cái ria được chăm bón kia sẽ cạo nhẵn, mái tóc húi ngắn sẽ làm khuôn mặt chàng trang nghiêm hơn, nồng nàn, chín chắn hơn.
Trong lúc lòng Bình tê lịm, Bình cảm thấy tiếng thở của Định nóng ran bên tai nàng.
Bình không nghĩ gì nữa hết. Tôi sống một hôm nay, ngày mai, ngày mai có còn gì hay không còn gì? Tôi bất lực. Bình đưa cả hai cánh tay lên kéo Định nằm xuống cạnh nàng. Không còn hình ảnh mẹ chồng, chị chồng. Tôi phớt hết mọi lời đay ghiến, tôi coi thường hết dư luận. Tại sao dư luận? Tại sao dư luận lại khắc khe bó buộc tôi phải trung trinh với một xác chết. Bó buộc tôi, lên án tôi mà có chia xẻ với những đêm dài quá đời người của tôi không? Chấp hết, tôi chấp đó. Anh Định, Anh Định ơi, Bình muốn kêu lên để vỡ tung niềm sung sướng, cùng sự nổi loạn đang thành hình. Phải vậy, Bình phải chiếm đoạt cho được Định. Nhan sắc của một người đàn bà phải chín mùi, phải bắt cho được, đuổi cho được tới kỳ cùng chổ người tình trú ẩn. Đừng bao giờ bỏ em, anh Định.
Bình không nhớ gì nữa hết, nàng lịm đi trong chiếc hôn dài. Quên đi, quên hết. Con góa phụ lại sẵn sàng hư hỏng.
Nhưng niềm sung sướng không bất tận. Sau chiếc hôn dài, Định buông Bình ra. Nàng nằm vật xuống giường, cảm giác vẩn còn rung động ở đầu môi. Định lại lặng lẽ ngồi bật dậy. Anh Định, em muốn biết anh đang nghĩ gì trong đầu?
Định cầm lấy tay Bình, giọng thật nhỏ:
- Em Bình.
- Dạ.
- Em dám liều cùng anh không?
- Em không hiểu.
- Chúng mình sống chung với nhau từ bây giờ nhé.
Không đợi Bình kịp phản ứng. Định say sưa:
- Từ bây giờ em ở luôn đây, mình là vợ chồng cho tới khi anh vào quân đội.
- Anh cho em đi theo đến đơn vị anh không?
- Lương lính mình không đủ sống.
- Em không cam đảm trở về nếp sống cũ.
- Đành vậy.
Bình nhỏm người lên:
- Anh nói đành vậy là thế nào.
- Thôi, em ngồi dậy, sửa soạn anh đưa về.
Bình bật khóc:
- Em không hiểu gì cả, tại sao anh vừa nói thế này đã nói thế nọ. Anh Định, em hỏi thật là anh có yêu em không?
Giọng Định đang nồng nàn, sôi nổi, bỗng tẻ ngắt:
- Bình, anh xin lỗi, em nên hiểu hoàn cảnh của chúng ta.
Bình lau nước mắt. Tất cả không còn gì khó hiểu nữa hết, nhưng sự bất hạnh có thể chờ chực nàng từ bây giờ. Bình đứng lên:
- Đúng, em nên về
- Bình, anh xin lổi...
- Chúng ta đâu có lỗi gì, anh.
- Anh đưa em về nhé.
- Dạ
Giọng Bình cố gắng để khỏi bật tiếng khóc. Đĩnh đi thay áo. Chàng đưa nàng xuống đường, gọi một chiếc tắc xi. Khi Bình vừa Định đóng cửa lại thì Định đã lên theo.
Chiếc xe chạy hết con đường, sang một đường khác. Bình ngồi tựa người vào nệm xe. Tay Định vẫn nắm chặt tay Bình. Dù sao cũng còn được gần nhau phút nào cứ nuôi ảo mộng phút đó. Nhưng Bình buồn ngay sau đó, khi nghĩ đến đêm nay, nàng sẽ qua một đêm dài khó ngủ, sẽ nghe những tiếng thở dài của Trâm, và nét im lìm của mẹ, Bình gỡ tay Định:
- Tự nhiên em thấy :Dng mặt quá.
Định kéo đầu Bình ngã vào vai chàng, nhưng Bình vội dang ra xa, người tài xế liếc nhìn vào tấm gương rtước mặt rồi yên lặng lái. Chiếc xe tắc xi từ từ trườn vào con đường đầy nắng bụi.
Nhưng bỗng nhiên bình chọt sợ hãi, xe gần tới nhà bao nhiêu sự liều lĩnh của Bình tan biến đi bấy nhiêu. Mẹ nàng sẽ buồn như thế nào khi biết nàng tư tình vụng trộm. Bình hốt hỏng bảo người tài xế cho xe đỗ lại. Tình cờ xe đỗ lại cách nhà Thùy, một bạn gái của Bình một khỏang ngán. Định ngạc nhiên.
- Sao không để anh đưa về tận nhà.
- Em còn chút việc bận, em phải găạp cô bạn gấp, có chuyện cần lắm.
Định bắt bí:
- Chuyện vừa nghĩ ra phải không?
Bình cười ngượng ngập:
- Ngang qua nhà nó em mới sực nhớ em có chuyện cần thật. Thôi anh về nhé.
- Bao giờ em đến anh.
Bình ngập ngừng:
- Em cũng chưa biết nữa.
- Hư
- Em quen hư hỏng rồi.
Nụ cười của Định vụt biến mất, cánh cửa xe đóng mạnh lại. Bình đứng nhìn theo chiếc xe quẹo sang ngã khác mới tới bấm chuông nhà Thùy. Không hiểu Thùy sẽ nghĩ như thế nào về cuộc viếng thăm bất đắc dĩ này. Mặc kệ, Bình bấm mạnh chuông. Cách cửa mở, Thùy hiện ra trong bộ quần áo mặc ở nhà gọn gàng. Thấy Bình, Thùy chưng hửng:
- Ủa. Mày.
Bình đưa tay vỗ vai Thùy:
- Bộ mày lạ lắm sao. Mời khác vào đi chứ?
Thùy chợt vui vẻ:
- Ai nghĩ là mày tới thăm chứ. Chắc chiều nay trời mưa.
Thùy là một bạn gái rất thân của Bình từ hồi còn ở ngoài Bắc. Thùy có chồng, có con, trước đi dạy học nhưng nay đã nghĩ ở nhà lo việc nội trợ. Căn nhà Thùy ờ là một căn phố nhỏ, có lầu. Thùy kéo Bình lên tận phòng ngủ:
- Hôm nay ông xã mày đâu?
- Ổng đi Trung cả tuần nay rồi, ổng đi hoài, ít khi ở nhà lắm.
- Mấy đứa nhỏ?
Đi học hết. lâu quá mày không đến, bây giờ chúng nó lớn hết rồi, tao lại khỏe.
Bình nhìn quanh nhà:
- Dạo này anh chị có vẻ giàu ra, căn nhà này đã mua được chưa
- Mua rồi . Con mẹ chủ nhà đuổi hoài không được phải bán cho tao. Tiên sư nó, nghèo cũng khổ.
- Có tủ lạnh, có Tivi mà nghèo cái nỗi gì. Ông xã mày vẫn làm chỗ cũ.
- Ừ, thì vẫn đại diện cho hãng Vitico. Chắc cũng sắp tái ngũ.
- Hắn mười mấy năm công vụ rồi?
- Có chín năm.
Bình thành thạo:
- Chín năm đi là cái chắc. Mày sợ không?
- Sợ thà gì, không đi lính ở nhà lạc đạn mau chết nữa. Hôm vừa rồi tưởng sự nghiệp tiêu ma luôn. Mày biết không, cháy sát đít nè.
Bình bỡ ngỡ:
- Nhà cửa san sát vậy mà mày bảo cháy. Tao thấy gì đâu?
- Xây lại mấy hồi mày. Nhà Sài Gòn vậy đó.
- Gia Định mà.
- Gia Định giàu thua gì Sài Gòn. Ở đây nghèo nhứt cũng là giàu nhứt xứ khác. Che cái bạt lên là có nhà, sướng thật. Mày xem cái nhà này cũng mấy chục vạn bạc, ở ngoài Bắc mình gió quạt khẽ cũng đổ cha nó rồi.
Bình cười:
- Sao dạo này mày ăn nói bạt mạng vậy. Chắc ở nhà hoài buồn rồi nói bậy hả.
Thùy chớp mắt, giọng tâm sự
- Tại lâu mày không tới nên không biết chuyện gì xảy ra đó thôi. Tao mấy lần đi kiếm nhà mày mà kiếm hoài không được. Mày ở cái xó tỉnh gì mà khó khăn quá.
- Tìm làm gì?
- Thì tâm sự chơi đỡ buồn.
- Mày không biết sao, thằng cha có vợ nhỏ.
- Úi trời đất.
Bình kêu khẽ. Hiền lành như Toan mà cũng có vợ lẽ sao. Bình nhớ tới lời nói của Định khi phê bình về đàn ông:
- Đàn ông giống nhau hết, em đừng thần thánh làm chi. tên nào hiền vợ lầm tưởng lành là dấu vợ giỏi đó thôi. Bình hỏi.
- Cô ta ở đâu?
- Ở sài gòn này.
- Vậy há. Mày có ghen không?
- Sao lại không. Nhưng mỗi người ghen một cách. Ấy t(ao đem chuyện buồn tới cho mày. Dẹp đi. Bây giờ hỏi chuyện mày, mày có gì lạ không?
Bình cũng muốn có một người để bầu bạn, để trút tâm sự. Mình chọn Thùy được không? Có nên không? Thùy đang đau khổ, mình không nên bày cái hơn của mình cho Thùy biết . Tuy vậy, Bình cũng nói:
- Tao lấy chồng được không mày?
- Được, moiển là mày đừng giết cái bà già chồng mắc dịch của mày mà bị tù oan.
- Bà ấy cũng hiền.
- Ở đó mà hiền. Tao có con bạn quen với bà Phúc nhà mày, bà chị dâu mày đó. Ôi thôi, nghe bà đó kể tội mày đủ thứ, tao tưởng mày hư thân mất nết rồi.
- Thì hư thân mất nết lâu rồi.
-Tội gì không hư.
Thùy kéo lăn Bình nằm xuống giường, lâu lắm Bình mới tìm thấy không khí thương yêu thân ái giữa bè bạn. Bình hỏi thăm Thùy về chuyện chồng con, Thùy thật tình kể hết cho bạn nghe. Bình nhiều lần muốn tâm sự chuyện mình với bạn nhưng cứ ngại ngùng. Em không muốn cho ai biết chuyện chúng mình hết. Nhưng rồi mọi người sẽ biết. Đâu có dấu hoài được. Bình gạ ý bạn:
- mầy coi tao có nên lấy chồng nữa không?
- Sao không? Miễn là người đàng hoàng. Tao ngán gặp đứa không ra gì lắm. Nhưng mầy cũng nên coi chừng đừng kén cá chọn canh lắm. mày có dè được người như Toa mà cũng ngọai tình không?
- Thấy hoàn cảnh mầy tao cũng hơi ngán, mình lớn tuổi rồi.
- Cái đó tao không có ý kiến.
Thùy chợt hỏi tiếp:
- Thằng cha đó làm gì?
- Sắp tái ngũ.
- Vậy là lớn tuổi hơn mầy hả. Được lắm rồi. mai mốt giới thiệu đi, tao đãi cơm.
Bình thấy vui lây với tính hồn nhiên của Thùy:
- tao thấy mầy càng già càng ngây thơ, lúc nào cũng vui.
- sao mầy không nói là tao càng già càng trẻ. Buồn làm khỉ gì cho nó mệt. Ban đầu tao cũng ghen nhưng riết rồi cũng làm lơ, kệ đâu có mất mát gì, cho cu cậu chơi chán cu cậu bò về. Tao chỉ sợ con nhỏ nó cuỗm tiền bạc thiệt hại cho con tao thôi.
Bình băng khoăn:
- Mày nghĩ tao có thể thương một đứa con không phải do mình đẻ ra được không?
- Sao không được. Thằng cha có con hả? Như thế càng chắc ăn. Vô tình, Bình đã thố lộ gần hết tâm trạng mình cho Thùy nghe. hai đứa nằm gác nhân nhau kể chuyện mình, chuyện đời, gợi lại những kỷ niệm ở miền Bắc. Cho tới khi lũ nhỏ con Thùy đi học về. Thùy xách cả lũ con cùng Bình ra tiệm ăn cơm. Thằng con lớn của Thùy mách rằng nó gặp cô vợ nhỏ của Toan đi chơi dung dăng với một thanh niên trong sở thú. Nghe xong, Thùy không giận mà cười:
- Mầy thấy không, của Tây lại giả cho tàu, mấy đời con điếm....
- Thôi mầy. Mầy phải giữ cho tụi nhỏ đừng có nghe chuyện đó chứ.
Thùy nói:
- Hôm nay vui quá tao phá lệ, tưởng mầy đi lấy chồng xứ nào rồi chớ.
Bình nghĩ lại hơn một năm nàng không tới thăm Thùy. Chỉ một năm thôi, Thùy và Bình đã biết bao thay đổi. Cho tới lúc đèn đường bật sáng. Bình mới từ giả Thùy ra về. Thùy dặn dò mãi là
rỗi nhớ tới chơi . Mấy đứa con của Thùy lao nhao dặn theo. Nhìn những khuôn mặt trẻ thơ. Bình nghĩ rằng nàng cũng sẽ thương yêu được con của Định. Định cũng có một đứa con ngộ nghĩnh như thế, nhưng ngộ nghĩnh như thế nào thì Bình không biết vì Bình chưa được gặp bao giờ. Trong một ngày gần đây. Bình nhất định bắt Định Phải cho nàng gặp mặt đứa bé.
Mỗi tuần lễ Định dành hai ngày cho con chàng. Bình không ganh bì vào đâu được nữa.
Bình dừng xe ở đầu đường, mua một trăm giò về cho Trâm. Tội nghiệp Trâm, lúc này là lúc mệt mỏi nhất trong thời kỳ thai nghén. Bình chợt nhớ tới khuôn mặt của Vũ và nụ cười nó. Nụ cười của Vũ y hệt như ngày còn bé, khó làm ai giận lâu cậu bé
đưọc. Bất giác Bình cũng có niềm ước ao được như Trâm mang giòng máu người yêu trong người. Hình ảnh một đứa nhỏ kháu khỉnh cứ quyấn quít trong ý nghĩ của Bình. Nhưng tiếng kinh đều đều của mẹ vọng từ xa làm Bình hổ thẹn, nàng nhớ tới
những lần hư hỏng của mình và rùng mình. Mẹ làm sao hiểu được cho con. Liệu anh có hiểu được em và tha thứ? Bình nói thầm mà nàng không hiểu được là đang nói với người sống hay người chết.
Nàng bước vào sân,và hình ảnh đầu tiên mà nàng thấy là Trâm đang ngồi trên chiếc ghế đẩu nhỏ kê trước hiên. Bên cạnh lồng chim hoàng anh. Thấy Bình, Trâm đứng dậy mìm cười:
- Chị đã về, chị ăn cơm chứ?
- Rồi . Em ngồi đó đi. Để chị thay áo.
Bình nghe Trâm dạ nhỏ. Nàng đi vào cánh cửa và nhìn bà mẹ chồng đang ngồi trước bàn Phật. Bất giác nàng đa tay ôm ngực kêu lên một tiếng nhỏ:
- Phật ơi! Nàng cũng không hiểu tiếng kêu vui hay là tiếng kêu sam hối nữa.
Và Bình lẩn vào trong căn buồng tối với giọt lệ long lanh nơi khóe mắt, khóc cho một mùa Xuân muộn.

__________________




**************************************************
TRUM YEU GAI , CHET VI GAI
SONG DE YEU , CHET VI YEU
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #15  
Old 09-11-2005, 10:44 PM
vui_la_chinh vui_la_chinh is offline
Senior Member
 
Tham gia ngày: Feb 2005
Nơi Cư Ngụ: Trum Yeu Gai
Bài gởi: 4,697
Send a message via Yahoo to vui_la_chinh
Default

Đôi dòng về Nhã Ca

Bài của Tường Vi

Nhà văn nữ có số tác quyền lớn nhất




" ....Từ lâu nay, chúng ta đã nói nhiều tới việc trao đổi văn hóa, giới thiệu văn hóa Việt Nam với ngoại quốc. Nhưng mãi tới nay, mới có một tác phẩm văn chuơng Việt Nam hiện đại đuợc chọn dịch và xuất bản bên Mỹ. Cũng mãi tới nay, mới có một dịch giã nguời Mỹ thông thạo tiếng Việt, để dịch một tác phẩm Việt Nam trực tiếp từ tiếng Việt sang tiếng Anh ngữ. Hợp đồng xuất bản giữa Nhã Ca và ông Barry Hilton hôm nay, vì vậy, phải đuợc coi là bước khởi đầu quan trọng cho việc giới thiệu văn chương Việt Nam với thế giới ".
Trên đây là lời Linh Mục Thanh Lãng, chủ tịch Trung Tâm Văn Bút Việt Nam; tuyên bố trong buổi lễ ký hợp đồng phiên dịch và xuất bản tác phẩm Nhã Ca tại Hoa Kỳ, do Trung Tâm Văn Bút bảo trợ tổ chức hôm chủ nhật 13/09 vừa qua.
Cũng cùng một quan dđiểm như linh mục Chủ Tịch Trung Tâm Văn Bút Việt Nam. Ông Đổ văn Rở, Phụ tá Tổng trưởng Giáo Dục và Thanh Niên đặc trách Văn hóa, khi đến chủ tạo buổi lễ ký kết và tâm sự là ông đã phải hy sinh việc chủ tạo một buổi lễ quan trọng khác được tổ chức cùng ngày, để tới đây chia vui với văn giới " .
Tác phẩm được phiên dịch và xuất bản tại Hoa Kỳ là một chuyện dài vừa hoàn thành của Nhã ca, có tựa đề là " The Short Timers " và dịch giả người Mỹ ông Barry Hilton, khi tuyên bố thành thạo bằng tiếng Việt với quan khách trong buổi lễ, đã ca ngợi tác phẩm này là " là một bi kỳ cổ điển, có giá trị tiêu biểu cho một giai đoạn đặc biệt của hai dân tộc Hoa Kỳ và Việt Nam ".
Hợp đồng xuất cảng văn chương sang Hoa Kỳ kể trên, đã khiến Nhã Ca trở thành tác giả được chú ý nhất trong thời gian vừa qua . Tin tức về buổi lễ ký kết hợp đồng xuất bản đã được loan báo đầy đủ cả trong và ngoài nước. Nhật báo The New York Times, tờ báo lớn nhất tại Hoa Kỳ, đã cho các phái viên ở Sài Gòn tiếp xúc với Nhã Ca để thực hiện một cuộc phỏng vấn đặc biệt. Tại các nhà sách, những tác phẩm mới của Nhã Ca như " Hiền như mực tím, Yêu một người viết văn...." số báo tăng vọt hẳn lên.
Sau đây, là phần đặc ký của chúng tôi về nhà văn nữ đang làm sôi nổi dư luận này, do Đặng Tường Vi phỏng vấn và trình bầy.





Nhã Ca, Nhà Thơ Nữ




Tác giã hơn 30 cuốn sách đã xuất bản, hai lần được trao tặng giải thưởng văn chương tòan quốc, một về thi ca năm 1965, một về văn xuôi năm 1966. Nhã Ca là một trong vài ba tác giả được đọc và biết đến nhiều nhất suốt mười năm qua tại Việt Nam.
Sinh năm 1936. tại Huế, khởi viết ngay từ thuở còn là nữ sinh Trung Học trường Đồng Khánh, những bài thơ, truyện ngắn đầu tay của Nhã Ca đã xuất hiện trên các tuần báo ở Saigon từ năm 1957, với tên thật Trần thị Thu Vân. Tuy nhiên, phải ba năm sau đó, bút hiệu Nhã Ca mới chính thức có cơ hội xuất hiện.

Vào giữa năm 1960, nhà thơ Nguyên sa cùng một số bạn hữu cho xuất bản tạp chí văn nghệ Hiện Đại. Ngay trong số ta mắt, tạp chí này đã dành hẳn mấy trang để giới thiệu một loạt thơ của một cô gái Huế mang bút hiệu Nhã ca. Cũng ngay trong lời giới thiệu, người chủ trương Hiện Đại đã xác nhận không một chút ngần ngại: Dàây là một thi tài đặc biệt.
Sự xác nhận của nhà thơ Nguyên Sa đã được chứng minh ngay những năm sau đó . Tập thơ đầu tay của Nhã ca đọat giải thi ca toàn quốc. Nhà. Nhà phê bình Đaặng Tiến viết trên báo văn:
" Vẻ đẹp Nhã ca thật như một giấc chiêm bao, và giả như con sông Hoàng Hà từ trời cao đổ về biển cả. Thơ Nhã Ca sẽ dựng lên một thần thoại về người con gái Huế...."
Nhà thơ Bùi Giáng, trong cuốn Đi vào cỏi thơ, khi đề cập tới thơ Nhã ca cũng đã viết: " Thơ nghe như giọng tiên nữ xuống khép nép xin vào hội hè trần gian. Lời thơ xô ùa tới trùng trùng điệp điệp như ngọn triều đại hải.
Nhà báo Phan Lạc Phúc, nguyên chủ bút nhật báo Tiền Tuyến, người đựơc các nhà văn, nhà thơ coi là " mắt xanh của văn giới "; vì sự thưỡng ngoạn văn chương tinh tế của ông, khi đề cập tới Nhã Ca, đã dùng tiếng " đệ nhất nữ thi sĩ ", thay vì gọi bà là" nhà văn nữ hàng đầu ", như ngôn ngữ của ấy tạp chí và mấy nhà xuất bản.
Cho tới nay, cuốn " Thơ Nhã Ca " vẫn là một trong những thi tập đựoctái bản và có số in rất nhiều.





Nhã Ca, Nhà Văn Nữ Có Số Tác Quyền Cao Nhất.




Thơ Nhã Ca đã mang được cho tác giả của nó những lời khen tặng. Nhưng phải chờ đến văn Nhã Ca, những lời khen tặng mới được cụ thể hóa, thành những khoản tiền tác quyền lớn lao: cả chục triệu bạc, cho hơn 30 cuốn sách đã xuất bản và tái bản.
Cùng lúc với những bài thơ đầu tiên, các truyện ngắn, truyện dài mang bút hiệu Nhã Ca đã xuất hiện trên các tuần báo, tạp chí. Nhưng mãi đến năm 1963, tiểu thuyết Nhã Ca mới được in thành sách. Cuốn đầu tiên: Đêm nghe tiếng Đại bác, do nhà văn Nguyễn Mạnh Côn đề tựa giới thiệu





Nhã Ca, Tên Một Giải Thưởng Luận Án Tiến Sỹ.




Trên những đặc san cuối năm do Đại Học Y Khoa Huế xuất bản, trong phần tin tức, thường có loan báo " luận án tiến sỹ y khoa đoạt giải thưởng Nhã Ca " hàng năm. Đây là một giải thưởng được thiết lập từ năm 1969 và do chính nữ văn sỹ Nhã Ca bỏa trợ. Khoản tiền dùng cho giải thưởng này chính là tác quyền cuốn " Giải khăn sô cho Huế "một bút kỳ nổi tiếng của nhà văn nữ này, viết về biến cố Mật Thân tại Huế.

Ngày 23 tháng chạp năm Mùi ( 1967) đang sống ở Sàigòn, Nhã Ca nhận được điện tín của gia đình từ Huế gọi về chịu tang thân phụ của bà vừa từ trần. Bảy ngày sao, cuộc tổng công kích tết Mật Thân bùng nổ, và nhà văn nữ này, ngoài cái tang gia đình, đã phải chịu cái tang chung cho cả thành phố bị tàn phá.

Những điều tai nghe mắt thấy trong hơn hai tháng lưu lạc trong biến cố tết Mậu Thân tại Huế được Nhã Ca viết lại thành tác phẩm " Giải khăn sô cho Huế "và toàn bộ tác quyền đầu ntiên của cuốn sách nổi tiếng nàyđược dành tặng cho Huế. Một phần góp vào việc cho trường nữ trung học Đồng Khánh. Một phần được trao tặng cho Đại Học Y Khoa Huế, và vị khoa trưởng y khoa Hu-&u thời đó là bác sỹ Bùi Duy Tâm đã dùng khoảng tiền này để thiết lập một giải thưởng mệnh danh là" giải thưởng Nhã Ca " dành cho luận án tiến sỹ y khoa xuất sắc nhất hàng năm.






Độc Giả Nhã Ca




Trên nhật báo Chính Luận, trong một bài liệt kê các khoản fchi tiêu cần thiết để đối chiếu với số lương tháng ít ỏi, một nữ giáo chức đã ghi: sách Nhã Ca. Như vậy trong những món ăn tinh thần của một lớp người, sách Nhã Ca đã được kể vào loại nhu cầu cần thiết và bền bỉ.
Tạ
Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời


Ðiều Chỉnh
Xếp Bài

Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn
Bạn không được quyền gởi bài
Bạn không được quyền gởi trả lời
Bạn không được quyền gởi kèm file
Bạn không được quyền sửa bài

vB code đang Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển đến


Múi giờ GMT. Hiện tại là 05:19 PM.


Powered by: vBulletin Version 3.6.1 Copyright © 2000 - 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.