Go Back   Vina Forums > Câu Lạc Bộ Giao Lưu > Nhịp Đập Trái Tim > Nghệ Thuật Sống
Hỏi/Ðáp Thành Viên Lịch Tìm Kiếm Bài Trong Ngày Ðánh Dấu Ðã Ðọc

Trả lời
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
  #1  
Old 11-11-2007, 04:14 PM
laitutran247 laitutran247 is offline
Member
 
Tham gia ngày: Aug 2007
Bài gởi: 47
Default Giăng câu cứu người… chán sống

Giăng câu cứu người… chán sống
18/01/2007 09:38

Ông Chúc trên chiếc thuyền cơ nghiệp của mình gần 25 năm qua
Gần 25 năm lênh đênh trên sông nước dưới chân cầu Bình Lợi - nối đôi bờ quận Bình Thạnh và Thủ Đức - TP.HCM, ông Nguyễn Văn Chúc đã cứu sống nhiều người trước miệng thủy thần...

Cầu Bình Lợi - nối đôi bờ quận Bình Thạnh và Thủ Đức- TP.HCM, bao nhiêu năm nay được mệnh danh là “cửa tử” bởi nơi đây đã chứng kiến hàng chục số phận kết thúc cuộc đời bằng nhảy cầu.

Gần 25 năm lênh đênh trên sông nước dưới chân cầu Bình Lợi, với chiếc thuyền cũ nát giăng lưới thả câu, ông Nguyễn Văn Chúc, 51 tuổi, đã chứng kiến không ít cái chết đau lòng từ nạn nhảy cầu tự tử. Thế là ông đau đáu một tâm nguyện: Phải cứu sống họ trước miệng thủy thần!

Chuỗi ngày không bình yên

Ngồi trên chiếc thuyền cơ nghiệp gắn với cuộc đời của đôi vợ chồng ông 25 năm qua giờ đã cũ nát, ông Chúc dõi mắt về phía chân cầu Bình Lợi - nơi đã có biết bao nhiêu người được ông cứu sống trước khi bị thuỷ thần cướp đi mạng sống.

Ông Chúc hồi tưởng lại những ngày không bình yên dưới chân cầu. Ngày mà ông nhớ như in mỗi khi có ai nhắc đến “thằng con nuôi”. Ông Chúc nhớ lại: “Đầu năm 2004 có một tốp công nhân của Cty đường sắt 796 sửa chữa cầu Bình Lợi bỗng nhiên bị sập sàn, 5 công nhân rơi tõm xuống sông. 2 người bơi được vào bờ còn 3 người chới với giữa dòng.

Tiếng kêu cứu vang lên cả khúc sông làm tôi đang ngồi giăng lưới cách chân cầu Bình Lợi hơn 100m giật mình. Tôi buông lưới, nổ máy cho thuyền lao tới khi ấy cả 3 người đã… no nước, rồi đưa họ vào bờ. Cả 3 người ngồi thẫn thờ trên bờ đến hơn 1 tiếng mới hoàn hồn, biết mình còn sống.

Sau đó một công nhân tên Nguyễn Đức quê ở Nghệ An ngồi khóc sướt mướt, nó nói sẽ không theo nghề này nữa, rồi xin vợ chồng tôi nhận làm con nuôi. Tôi đồng ý. Bây giờ nó sống ở Q. Bình Thạnh, có vợ và con rồi, tuần nào cũng dắt díu vợ con lên cầu Bình Lợi thăm tôi”.

Tưởng chừng đó là một sự cố hy hữu, nhưng mấy tháng sau khi ông Chúc cùng vợ- bà Nguyễn Thị Hinh đang ăn cơm tối trên thuyền thì bỗng nhiên tiếng va đập nước vang lên. Linh tính mách cho ông Chúc biết có người… chán sống, ông vội vàng buông đũa, nổ máy cho thuyền chạy tới, rồi lao xuống dòng nước chảy xiết.

Đó là một cô gái, tuổi mới tròn trăng nhưng vì bị một tên họ “Sở” lừa lọc nên chán đời ra cầu tự tử. Ông Chúc kể: “Vớt nó lên, bà Hinh - vợ tôi dẫn vào bờ, lấy vội chiếc áo khoác lên người cho nó đỡ lạnh, rồi cả hai vợ chồng ngồi “giáo huấn” cho con bé gần cả tiếng đồng hồ”…

Một vụ khác mà ông Chúc còn nhớ như in, đó là vào tháng 4 năm 2006. Khoảng nửa đêm, ông Chúc lọ mọ dậy rít điếu thuốc đã thấy một bóng đen dựng xe máy ở giữa cầu.

Ông Chúc gọi vợ ngồi dậy cùng “theo dõi” bóng đen có manh động gì không, lúc ấy đã 12 giờ khuya. Bỗng một tiếng “ùm” vọng lên từ dòng nước, ông Chúc ném vội điếu thuốc, nổ máy lao ra. Bóng đen đã chìm nghỉm. Bà Hinh chạy lên phía cầu dắt chiếc xe vào trình Công an phường 13, quận Bình Thạnh, rồi ra tiếp sức cùng chồng.

Cuộc vật lộn với sông nước kéo dài đến tận sáng nhưng chẳng thấy tăm hơi, cả vợ chồng ông buồn bã, tuyệt vọng. Hôm ấy ông Chúc bỏ cả công việc đánh cá nuôi - nghề mưu sinh của vợ chồng ông, kêu gọi “đồng nghiệp” lấy thuyền rảo khắp sông Sài Gòn và đến chiều mới tìm được xác của người xấu số...

Ông lật cuốn sổ ghi rõ ngày giờ từng người được ông cứu, có người sống, có người ông không kịp cứu được, rồi đưa tôi xem. Tôi thấy trong mắt ông ngấn lệ.

Ông chỉ vào cuốn sổ, nói: “Đây là vụ một cậu học sinh nhảy cầu ngày 27/7/2006. Hơn 18 giờ chiều, tôi đang giăng câu dưới chân cầu thì nó nhảy xuống, tôi nhảy theo vớt lên, đưa vào thuyền nằm nghỉ đến khi tỉnh mới cho nó về. Nó bảo buồn chuyện cha mẹ ly dị, bỏ con cái nên muốn chết”.

Chỉ cách đây một tháng, 4 cậu học trò ra cầu Bình Lợi thách đố nhau: “Nhảy xuống sông rồi bơi vào bờ. Thằng nào vào được thì cả bọn khao đi ăn”. Ông Chúc đang đứng trên bờ nghỉ ngơi thì thấy một cậu nhảy xuống, thấy chuyện chẳng lành ông vội lấy thuyền bơi ra vừa đúng lúc cậu học trò bị cóng chân không bơi được.

Sau trận này ông dọa sẽ tới trường để nói với thầy cô nhưng cả 4 đứa bám theo ông van xin tha thứ. Ông Chúc nói: “Làm nghề đánh cá nhưng khi nào cũng phấp phỏng lo sợ có ai đó lỡ dại… nhảy cầu. Ngày nào yên là ngày đó lòng mình thanh thản”.

Cứu người vì tình người

Ông Chúc trầm ngâm nhớ lại đã cứu không biết bao nhiêu người, đã nhận không biết bao nhiêu lời cảm ơn và những câu chúc phúc từ những người chỉ một phút nông nổi mà định kết liễu cuộc đời. Nhưng chuyện “làm ơn bị mắc oán” thì cho đến chết vợ chồng ông vẫn nhớ như in.

Vào cuối năm 2006, một thanh niên to khỏe, nhậu tưng tưng đi qua cầu Bình Lợi không biết tại sao lại rơi tõm xuống sông. Vừa uống nước, hắn chới với kêu: “Chú ơi cứu con” rồi chìm luôn. Ông Chúc lại một lần nữa buông chén trong bữa cơm, lao mình ra chỗ nước xoáy, đánh vật với gã thanh niên to khoẻ cả 30 phút mới kéo được anh ta vào bờ.

Ông Chúc xoài người ra vì mệt, còn gã thanh niên vẫn chưa hết cơn say rượu đòi đánh vợ chồng ông Chúc. Bà Hinh- vợ ông Chúc ngao ngán kể lại: “Nó bảo: “Tao muốn chết sao mày cứu tao”, rồi đòi đuổi đánh ông Chúc, tôi sợ quá liền chạy vào nhờ bà con ra can thiệp”.

Sau lần “bị mắng” vì cứu người này chưa được bao lâu, ông Chúc lại gặp thêm “sự cố” nữa, đó là trường hợp ông Xải, 60 tuổi ở phường 13 ra sông Sài Gòn tắm. Đang tắm ngon lành thì gặp chiếc xà lan chở cát chạy qua cuốn ông Xải theo ra giữa dòng nên kêu cứu. Đúng lúc ông Chúc có mặt liền chạy thuyền tới vớt lên. Ông Xải không những không cám ơn, mấy ngày sau đó còn loan tin “cho người đem tiền tới giúp vợ chồng ông Chúc”. Nhưng ông Chúc bảo: “Tôi cứu người đâu phải vì tiền”.

Sau mấy vụ này, nhiều người chứng kiến, bảo vợ chồng ông Chúc: “Biết vậy để cho nó chết luôn!”, nhưng ông Chúc chỉnh ngay: “Mình cứu người là vì tình người, vì cuộc sống của họ chứ ai màng đến danh lợi làm gì”.

“Mới đây thấy tui khó khăn, Khu quản lý đường sông Sài Gòn đã hợp đồng với tui bảo vệ phao trên sông, tránh cây lục bình che lấp và tàu thuyền chạy qua làm hư hỏng. Mặc dù không kiếm được nhiều tiền nhưng tôi rất yêu công việc và cuộc sống sông nước. Điều mà tôi tâm nguyện nhất là mọi người hãy tôn trọng sự sống, đừng vì chút nông nổi để đánh mất mình” - Ông Chúc bộc bạch.

================================================== ===================

Lời Bàn:

Đời nào cũng có chư Bồ Tát hóa thân làm người thường để gần gũi, cứu đời. Vợ chồng ông Chức cứu người nhảy sông tự tử mà không vì tiền tài danh vọng. Đó là gương lành cho người đời biết thương tưởng, cứu giúp lẫn nhau, cũng như cho hàng Phật tử biết xả thân giúp những người túng quẫn hay si mê.
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #2  
Old 11-11-2007, 04:16 PM
laitutran247 laitutran247 is offline
Member
 
Tham gia ngày: Aug 2007
Bài gởi: 47
Default

mot nguoi Nhat Ban sua, lam moi nha va ke lai cau chuyen nay. Nha o nhat thuong co vach tuong bang van ngan phong, moi vach co 2 mat bang van, ben trong vach bong.

Khi pha vach tuong ra ong thay mot cho ben trong vach, co mot con (tam goi la) con Kác kè. Con nay bi dong dinh xuyen qua chan no. Sau khi to mo xem xet thi day la cay dinh cu da dong vao vach luc moi lam nha - 10 nam truoc day. Co le khi dong vach tuong 10 nam truoc day nguoi tho dong dinh tu ben ngoai va con cac ke nay dang o ben trong vach ngay sau cay dinh nen bi dong xuyen qua chan. Cai hy huu la con nay van song nhan rang sau 10 nam dai trong tinh trang bi dong dinh nhu vay. Lam sao ma con cac ke nay song ben trong buc tuong toi den, trong tinh trang chan bi dong dinh vao vach nhu vay, khong bo di dau duoc, trong muoi nam? Chuyen khong the co the xay ra duoc, nhung cay dinh la cay dinh cu, khong ai dong dinh gi ca trong muoi nam qua!

Nguoi Nhat nay khong tiep tuc pha tuong nua ma de thi gio quan sat tim cho ra nguyen nhan nao con cac ke nay song sot duoc. Trong luc rinh mo quan sat ong tim ra nguyen nhan, ngac nhien, su that lam ong xuc dong ngoai suc tuong tuong … Thi ra co mot con cac ke khac, can trong mieng thuc an va dem lai cho con bi dong dinh nay hang ngay trong muoi nam qua!

Mot chuyen ve Tinh thuong trong loai thu, ve su hy sinh, trung thanh, kien nhan va nuoi hy vong.

-------------------------

A Beautiful Story of Care & Love

In order to renovate the house, someone in Japan tear open the wall. Japanese houses normally have a hollow space between the wooden walls.

When tearing down the walls, he found that there was a lizard stuck there because a nail from outside hammered into one of its feet. He sees this, feels pity and at the same time curious, as when he checked the nail, it was nailed 10 years ago when house was first built. What happened..?

The lizard has survived in such position for 10 years!!! In a dark wall partition for 10 years without moving, it is impossible and mind boggling. Then he wondered, how this lizard survived for 10 years without moving a single step - since its feet was nailed!

So he stopped his work and observed the lizard, what has it been doing and what it has been eating? Later, don't know from where appears another lizard, with food in its mouth... AHHH! He was stunned and touched deeply. For the lizard that was stuck by nail, another lizard has been feeding it for the past 10 years.

Such a love, such a beautiful love!!

Such love happened even on this tiny creature... What can love do? It can do wonders!! Imagine it has been doing it for a tiredsome 10 yrs, without giving up hope on its partner. Imagine what a small creature can do that a creature blessed with the brilliant mind can't.
Mot Phat tu ten Thanh song tai Uc Suu tam cau chuyen nay
Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời


Ðiều Chỉnh
Xếp Bài

Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn
Bạn không được quyền gởi bài
Bạn không được quyền gởi trả lời
Bạn không được quyền gởi kèm file
Bạn không được quyền sửa bài

vB code đang Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển đến


Múi giờ GMT. Hiện tại là 10:38 PM.


Powered by: vBulletin Version 3.6.1 Copyright © 2000 - 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.