Go Back   Vina Forums > Thư Viện Online > Kho Tàng Truyện > Truyện Cổ Tích - Truyện Lịch Sử
Hỏi/Ðáp Thành Viên Lịch Tìm Kiếm Bài Trong Ngày Ðánh Dấu Ðã Ðọc

Trả lời
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
  #21  
Old 05-04-2005, 10:44 AM
vui_la_chinh vui_la_chinh is offline
Senior Member
 
Tham gia ngày: Feb 2005
Nơi Cư Ngụ: Trum Yeu Gai
Bài gởi: 4,697
Send a message via Yahoo to vui_la_chinh
Default

Con Cóc là Cậu Ông Trời




Ngày xửa ngày xưa, con cóc vẫn sần sùi xấu xí như ngày nay, nhưng cóc nổi tiếng giữa muôn loài là một con vật tuy bé nhỏ nhưng rất gan dạ. Gan cóc tía mà lại. Vào một năm không nhớ rõ năm nào, trời làm hạn hán khủng khiếp. Nắng lửa hết tháng này đến tháng khác thiêu cháy cây cối, hút cạn nước sông ngòi, đầm hồ. Muôn loài không còn một giọt nước để uống. Các con vật to lớn hùng mạnh xưa nay tác oai tác quái trong rừng đều nằm lè lưỡi mà thở để đợi chết, không ai nghĩ được kế gì để cứu mình, cứu muôn loài. Sức mạnh của chúng chỉ để bắt nạt nhau thôi chứ đâu có thể làm gì nổi ông trời. Duy có anh chàng Cóc tía bé nhỏ, xấu xí kia là có gan to. Anh tính chuyện lên thiên đình kiện Trời làm mưa cứu muôn loài... Khởi đầu chỉ có một mình nhưng anh đâu có nản. Đi qua một vũng đầm khô, Cóc tía gặp Cua càng. Cua hỏi Cóc đi đâu. Cóc bèn kể rõ sự tình và rủ Cua cùng đi kiện Trời. Ban đầu Cua định bàn ngang. Thà chết ở đây còn hơn chứ Trời xa thế đi sao tới mà kiện với tụng. Nhưng những con vật ở quanh Cua nghe Cóc nói lại tranh nhau mà bàn ngang bàn lùi, làm cho Cua nổi giận. Nói ngang bàn ngang là chuyện ngang của Cua thế mà họ lại dám tranh mất cái quyền ấy, cái quyền được phép ngang như cua cơ mà. Thế là Cua làm ngược lại, Cua tình nguyện cùng đi với Cóc.



Đi được một đoạn nữa, Cóc lại gặp Cọp đang nằm phơi bụng thở thoi thóp. Gấu đang chảy mỡ ròng ròng và khát cháy họng. Cóc rủ Gấu và Cọp đi kiện trời. Cọp còn lưỡng lự thì Gấu đã gạt đi mà nói rằng:



- Anh Cóc nói có lý, chẳng có lẽ chúng mình cứ nằm ở đây đợi chết khát cả ư... Ta theo anh Cóc thôi. Đến ngang như anh Cua còn theo anh Cóc được thì tại sao chúng mình không theo.



Cả bọn nhập lại thành đoàn. Đi thêm một chặng nữa thì gặp đàn Ong đang khô mật và con Cáo bị lửa nướng cháy xém lông. Cả hai con vật này cũng hăng hái nhập vào đoàn loài vật đi kiện Trời do Cóc dẫn đầu.



Cóc dẫn các bạn đi mãi, đi mãi đến tận cửa thiên đình. Khi đi trên đường cả bọn đều hăng hái nhưng đến trước cửa Trời oai nghiêm, bọn Cọp, Gấu, Cáo, Ong, Cua đều sợ, duy chỉ có Cóc là gan liền dõng dạc ra lệnh:



- Bây giờ các anh phải nghe lời tôi. Kia là chum nước của Trời, anh Cua vào nấp trong ấy. Anh Cáo nấp ở phía bên trái tôi, anh Gấu nằm ở phía bên phải tôi, còn anh Cọp chịu khó nằm đằng sau tôi. Các anh có nghe lệnh của tôi thì mới thắng được Trời.



Tất cả đều nghe lệnh của Cóc. Sắp đặt xong đâu đấy Cóc mới nhảy lên mặt trống đánh ba hồi ầm vang như sấm động.



Ngọc Hoàng đang ngủ trưa một cách lười biếng bị tiếng trống lôi đình đánh thức dậy nên bực tức, bắt Thiên Lôi ra xem có chuyện gì. Thiên Lôi lười biếng vội phủi bụi và mạng nhện giăng đầy trên lưỡi búa tầm sét cắm cổ chạy ra. Thiên Lôi ngạc nhiên vì ở ngoài cửa thiên đình chẳng thấy có một người nào cả chỉ thấy mỗi một con Cóc xù xì xấu xí đang ngồi chễm trệ trên mặt trống của nhà Trời. Thiên Lôi hết nhìn con Cóc lại nhìn lưỡi búa tầm sét khổng lồ của mình và thở dài vì cái búa to quá mà Cóc bé quá, đánh chưa chắc đã trúng được. Thiên Lôi bèn cắm cổ vào tâu Ngọc Hoàng. Ngọc Hoàng nghe xong bực lắm bèn sai con gà trời bay ra mổ chết chú Cóc hỗn xược kia.



Gà trời vừa hung hăng bay ra thì Cóc đã nghiến răng ra hiệu, lập tức chàng Cáo nhảy ra cắn cổ gà tha đi mất. Cóc lại đánh trống lôi đình. Ngọc Hoàng càng giận giữ sai Chó nhà trời xổ ra cắn Cáo. Chó vừa xồng xộc chạy ra thì Cóc lại nghiến răng ra hiệu. Lập tức anh Gấu lừng lững xổ ra đón đường tát cho Chó một đòn trời giáng. Chó chết tươi.



Cóc lại thúc trống lôi đình đánh thức Ngọc Hoàng. Ngọc Hoàng bèn sai Thiên Lôi ra trị tội gấu. Thiên Lôi là vị thần trời có lưỡi tầm sét mỗi lần vung lên thì thành sét đánh ngang trời, thành sấm động bốn cõi. Sức mạnh của Thiên Lôi không có ai bì được. Ngọc Hoàng yên trí lần này cử đến ông Thiên Lôi ra quân thì cái đám Cóc, Cáo ắt hẳn là tan xác. Vì thế khi ông Thiên Lôi vác lưỡi tầm sét đi là Ngọc Hoàng lại co chân nằm trên ngai vàng mà ngủ tiếp.



Thiên Lôi vừa hùng hổ vác búa tầm sét ra đến cửa thiên đình thì Cóc đã nghiến răng ra lệnh, lập tức chàng Ong nấp trên cánh cửa bay vù ra và cứ nhè vào mũi Thiên Lôi mà đốt. Nọc ong đốt đau lắm, mũi Thiên Lôi rát như phải bỏng. Nhớ là ở cửa trời có một chum nước. Thiên Lôi vội vàng vứt cả búa tầm sét nhảy ùm vào chum nước chạy trốn. Nào ngờ vừa nhảy ùm vào trong chum nước thì anh Cua càng nấp trong đó từ bao giờ đã chờ sẵn để giương đôi càng như đôi gọng kìm cắp chặt lấy cổ. Thiên Lôi đau quá gào thét vùng vẫy vỡ cả chum nước nhà Trời. Thiên Lôi tìm đường chạy trốn thì Cóc tía lại nghiến răng ra lệnh. Lập tức Cọp nấp sau Cóc tía nhảy bổ ra gầm lên một tiếng vang động xé tan xác Thiên Lôi thành hai mảnh.



Ngọc Hoàng thấy thế sợ quá bèn xin giảng hoà với Cóc, và xin Cóc cho nhận lại xác của Thiên Lôi để cứa chữa. Cóc bằng lòng ngay. Theo lệnh nghiến răng của Cóc, Cọp và Gấu vác xác Thiên Lôi về xếp lại ở giữa sân điện thiên đình. Ngọc Hoàng phải ra tay làm phép tưới nước cam lồ vào cái xác đầy thương tích đó. Nhờ phép của Ngọc Hoàng, Thiên Lôi mới được sống lại. Ngọc Hoàng nghĩ mình đường đường là một ông Trời mà lại chịu thua Cóc thì thật là điều sỉ nhục, nên tính lật lọng, sai Thiên Lôi vác búa tầm sét chống lại Cóc và các bạn của Cóc. Biết thế nào Ngọc Hoàng cũng tính chuyện lật lọng nên Cóc lại nghiến răng. Lập tức các bạn của Cóc dàn trận. Ong giương nọc, Cáo giương nanh, Cọp giương vuốt, Cua giương càng, Gấu giương cánh tay đầy sức mạnh... Thiên Lôi vừa mới thoát chết hoảng quá lui lại không dám tiến lên, mà thụt vào nấp sau chiếc ngai vàng của Ngọc Hoàng. Các tướng nhà Trời oai phong lẫm liệt thấy đến ông Thiên Lôi còn sợ sệt như thế thì hoảng quá tìm kế thối lui.



Thấy tướng nhà trời của mình như vậy, Ngọc Hoàng biết không thể thắng nổi Cóc và các bạn của Cóc. Đến lúc bấy giờ Ngọc Hoàng mới thực bụng giảng hoà, và hỏi Cóc lên tận thiên đình có việc gì. Cóc oai phong nhảy hẳn lên tay ngai vàng và dõng dạc thưa:



- Đã bốn năm nay ở dưới trần gian hạn hán kéo dài, không một giọt mưa. Muôn cây khô héo, vạn vật chết khát... Tưởng Ngọc Hoàng bận gì hoặc là Ngọc Hoàng giận gì trần gian mà ra phúc hoạ, ai ngờ lên đây mới biết Ngọc Hoàng và các tướng nhà trời ngủ quên không nhớ đến việc làm mưa cứu muôn vật muôn loài dưới trần thế... Chúng tôi phải lên tận đây đánh thức Ngọc Hoàng, xin Ngọc Hoàng làm mưa ngay cho trần gian được nhờ.



Thấy Cóc nói giọng oai phong và bạn bè Cóc lại đằng đằng sát khí, Ngọc Hoàng vội cuống quýt chống chế:



- Cóc với ta là chỗ thân thích, việc gì mà cậu phải mất công đến như vậy, ta sẽ sai thần mưa, thần gió xuống hạ giới làm mưa ngay bây giờ... Cậu Cóc có bằng lòng thế không nào.



Cóc gật gù thưa:



- Muôn tâu Ngọc Hoàng, trần gian được một trận mưa cứu khát thì còn gì bằng nữa... Anh em tôi vô cùng đội ơn Ngọc Hoàng... Nhưng nếu ở hạ giới mà hễ bị hạn hán là bọn anh em chúng tôi lại lên đây kêu với Ngọc Hoàng đấy.



Nghe Cóc hẹn lại lên thiên đình, Ngọc Hoàng hoảng hồn rối rít lắc đầu xua tay:



- Thôi khỏi, thôi khỏi phải bận đến cậu như thế... Chỗ cậu và ta là tình thân thích, cậu chả nên bầy vẽ vất vả mệt nhọc như vậy làm gì. Cậu không phải lên thiên đình nữa... Khi nào có hạn hán cậu muốn ta làm mưa, cậu chỉ cần ngồi dưới đất nghiến răng là ta nghe thấy liền.



Để chứng tỏ lòng thành thật không lật lọng của mình, Ngọc Hoàng sai rồng đen bay xuống phun mưa, và đưa Cóc cùng các bạn về hạ giới. Cơn mưa cứu hạn làm cây cối tươi tốt, muôn loài nhảy múa chào đón anh em Cóc trở về. Từ đó hễ Cóc nghiến răng là trời lập tức đổ mưa; nên đồng dao của trẻ nhỏ ngàn năm vẫn có câu hát rằng:



Con Cóc là cậu ông Trời
Ai mà đánh nó thì Trời đánh cho


__________________




**************************************************
TRUM YEU GAI , CHET VI GAI
SONG DE YEU , CHET VI YEU
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #22  
Old 05-04-2005, 10:44 AM
vui_la_chinh vui_la_chinh is offline
Senior Member
 
Tham gia ngày: Feb 2005
Nơi Cư Ngụ: Trum Yeu Gai
Bài gởi: 4,697
Send a message via Yahoo to vui_la_chinh
Default

Hòn Vọng Phu




Ngày xưa, có đôi vợ chồng nghèo sinh được hai mụn con.
Năm đó, đứa lớn là trai mười một tuổi, đứa bé là gái lên sáu tuổị Mỗi lần hai vợ chồng đi làm đồng hay đi đâu vắng thường để hai con ở nhà, dặn anh trông nom em gái.
Một hôm trước khi đi làm, người mẹ trao cho hai con một cây mía, bảo con lớn ở nhà chặt cho em ăn.
Đứa anh ở nhà tìm dao chặt míạ Không ngờ khi nó vừa đưa dao lên chặt, thì lưỡi dao sút cán văng vào đầu em. Cô bé ngã quay ra bất tỉnh nhân sự, máu đỏ lênh láng cả một vạt đất.
Thấy thế, thằng anh tưởng em gái đã chết, hoảng sợ bèn bỏ nhà mà trốn đi.
Cậu bé đi, đi mãị Trên bước đường lưu lạc, hắn ở nhà này một ít lâu rồi bỏ đi đánh bạn với nhà khác. Trong hơn mười lăm năm, hắn không biết mình đi những xứ nào, cơm ăn của bao nhiêu nhà. Cho đến lần cuối cùng, hắn làm con nuôi một người đánh cá ở miền vùng biển Bình Định. Nghề chài lưới giữ chân hắn lại ở đây.
Ngày lại ngày nối nhau trôi quạ Rồi hắn kết duyên cùng một người đàn bà. Vợ hắn cũng thạo nghề đan lướị Mỗi lúc thuyền của chồng về bãi, vợ nhận lấy phần cá của chồng, quảy ra chợ bán. Sau hai năm có được mụn con, hai vợ chồng cảm thấy sung sướng vô hạn.
Hôm ấy biển động, chồng nghỉ ở nhà vá lưới. Cơm trưa xong, vợ xõa tóc nhờ chồng bắt chấy, đứa con đi chập chững trước sân nhà, bốc cát chơi một mình. Thấy vợ có một cái sẹo bằng đồng tiền ở trên tai bên phải, chồng lấy làm ngạc nhiên vì bấy lâu nay mái tóc đen của vợ đã hữu ý che kín cái sẹo không cho một người nào biết, trong số đó có cả chồng. Anh liền hỏi về lai lịch chiếc sẹọ Vợ vui miệng kể: "Ngày đó cách đây hơn hai mươi năm, tôi mới bằng một tí đã biết gì đâu. Anh ruột của tôi chặt mía. Chao ôi! Cái mũi mác tai hại. Tôi ngất đi. Sau này, tôi mới biết, lúc đó hàng xóm đã đổ tới cứu chữa rất lâu cho đến khi cha mẹ tôi về thì mới chạy tìm thầy thuốc. May làm sao tôi vẫn sống để nhìn lại cha mẹ tôi. Nhưng tôi lại mất đi người anh ruột vì anh tôi sợ quá bỏ trốn. Cha mẹ tôi cố ý tìm tòi nhưng tuyệt không có tin gì. Rồi đó, cha mẹ tôi thương con buồn rầu quá, thành ra mang bệnh, kế tiếp nhau qua đờị Về phần tôi, không có người nương tựa, lại bị người ta lập mưu cướp hết của cải và đem tôi đi bán cho thuyền buôn. Tôi không ở yên một nơi nào, nay đây mai đó, cuối cùng đến đây gặp anh...
Sau lưng người vợ, nét mặt của chồng mỗi lần một biến sắc khi biết là lấy nhằm phải em ruột. Lòng người chồng càng bị vò xé vì tin cha me, tin quê quán do vợ nói ra. Nhưng chồng vẫn cố ngăn cảm xúc của mình, gói kín sự bí mật đau lòng đó lại, không cho vợ biết.
Qua mấy ngày sau, sóng gió yên lặng, người chồng chở lưới ra biển đánh cá. Nhưng lần này một đi không bao giờ trở lạị
Người vợ ở nhà trông đợi chồng ngày một mòn mỏị Tại sao sau khi đánh cá xong, giữa lúc đêm tối, mọi người đều cho thuyền chở về đất liền, thì chồng mình lại dong buồm đi biệt.
Mỗi chiều nàng lại bồng con trèo lên hòn núi ở cửa biển, con mắt đăm đăm nhìn về phía chân trời mù mịt. Tuy nước mắt bấy giờ đã khô kiệt, nhưng người đàn bà vẫn không quên trèo núi trông chồng.
Cái hình bóng ấy đối với dân làng thành ra quen thuộc. Về sau cả hai mẹ con đều hóa ra đá, trở thành hình bóng quen thuộc vĩnh viễn.
Hòn đá ấy ngày nay vẫn còn trên đỉnh núi ở bên cửa biển Đề Gi, thuộc huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. Người ta vẫn gọi là đá Trông Chồng hay đá Vọng Phu.


__________________




**************************************************
TRUM YEU GAI , CHET VI GAI
SONG DE YEU , CHET VI YEU
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #23  
Old 05-04-2005, 10:45 AM
vui_la_chinh vui_la_chinh is offline
Senior Member
 
Tham gia ngày: Feb 2005
Nơi Cư Ngụ: Trum Yeu Gai
Bài gởi: 4,697
Send a message via Yahoo to vui_la_chinh
Default

Núi Bà Đen




Ngày xưa, núi Bà Đen có tên gọi là Núi Một. Trên đó có một tượng Phật bằng đá, rất linh thiêng. Dân chúng rủ nhau chặt cây lá dọn đường lên núi cúng Phật. Người lên núi thường phải đi từng đoàn, vì dọc đường có rất nhiều beo cọp. Có một người con gái tên là Lý Thị Thiên Hương, văn hay võ giỏi, gốc ở Trảng Bàng. Vào mỗi ngày rằm trăng sáng, cô hay lên núi lễ Phật. Trong làng, có chàng trai tên là Lê Sĩ Triệt để ý cô, đem lòng thương mến.
Vì thấy cô có nhan sắc, một ông quan nọ định dùng võ lực bắt cô đem về làm thiếp. Ông ra lệnh cho một thầy võ thi hành kế gian. Khi cô Lý bị thầy võ kia đánh bại, sắp gặp nạn, thì Lê Sĩ Triệt xông ra cứu thoát. Về nhà, cô thuật truyện lại, được cha mẹ đồng ý gả cô cho chàng trai cứu mạng. Vào lúc ấy, Võ Tánh đang chiêu binh giúp Gia Long đánh nhà Tây Sơn, Lê Sĩ Triệt ra tòng quân. Một hôm, giữa lúc đang chờ chồng trở về đoàn tụ, cô đang cầu khẩn trên núi thì có một bọn cướp đến vây bắt. Cô chạy thoát vào rừng trốn, rồi mất tích luôn.
Sang đời vua Minh Mạng, có một vị hoà thượng trụ trì trên núi Tây Ninh ngày kia đang niệm Phật, bỗng thấy một người con gái mặt đen nhưng xinh đẹp hiện ra nói văng vẳng:
- "Ta đây họ Lý, khi 18 tuổi bị rượt bắt nên té xuống hố chết. Nay ta đã đắc quả, xin Hoà Thượng xuống triền núi phía Đông Nam tìm thi hài ta mà chôn cất dùm". Vị hoà thượng này y lời, đi tìm xác cô, đem về chôn cất.
Câu chuyện đồn đãi ra tới tai Thượng Quốc Công Lê Văn Duyệt. Ông bèn lên núi tìm hiểu hư thực, và hứa dâng sớ về triều phong chức cho cô gái họ Lý này, nếu cô linh hiển cho ông thấy tận mắt sự thật. Cô bèn nhập vào xác một đưá con gái, nói rằng: "Hồn của thượng quan sau này sẽ được chức thần kỳ vinh hiển, nhưng xác của thượng quan sẽ bị hành hạ". Lê Văn Duyệt nói:
-"Bổn chức không cầu xin cho biết tương lai mình, mà chỉ muốn biết rõ căn nguyên của nàng".
Xác cô gái rơi nước mắt, kể lại câu chuyện chết oan ức của mình, và nhắc lại duyên nợ tiền định với chàng Lê Sĩ Triệt.
Theo lời kể, sau khi Võ Tánh tự hoả thiêu ngày thành Bình Định thất thủ, Lê Sĩ Triệt được phong chức chỉ huy 2 tỉnh Khánh Hoà và Bình Thuận. Hai người vì chưa sống chung chạ nhau, nên được trường sinh bất tử. Nhờ vậy, nàng trở thành tiên thánh, xuống cõi trần thế để cứu nhân độ thế. Kể dứt lời, cô gái nọ té nhào, bất tỉnh hồi lâu mới dậy.
Lê Văn Duyệt đã thay mặt vua, phong cho cô Lý thị Thiên Hương chức vị "Linh Sơn Thánh Mẫu", ngự ở Núi Một, tức là núi Bà Đen ngày nay ở Tây Ninh. Núi Bà Đen nổi danh là một địa thế linh hiển, kỳ bí, nhiều phép lạ, khó ai giải thích được.

__________________




**************************************************
TRUM YEU GAI , CHET VI GAI
SONG DE YEU , CHET VI YEU
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #24  
Old 05-04-2005, 10:49 AM
vui_la_chinh vui_la_chinh is offline
Senior Member
 
Tham gia ngày: Feb 2005
Nơi Cư Ngụ: Trum Yeu Gai
Bài gởi: 4,697
Send a message via Yahoo to vui_la_chinh
Default

người con gái thần rắn




Về phía Nam suối Ngọc có cái miếu cổ, hư sập rồi không ai chữa lại. Dựa bên miếu có cây đào to lớn, cành lá um tùm. Trong miếu có hang, hang sâu thăm thẳm. Dưới hang có một con rắn to lớn không biết ngần nào. Rắn sống lâu năm, linh thiêng hoá hình người được. Cây đào bên miếu sống cũng lâu và cũng thiêng. Mỗi năm đến cuối mùa đông,bắt đầu mùa xuân, khi hoa đào đua nở, thì trong những cành sây bông hiện ra một giai nhân đẹp tươi như hoa đào; cứ
mỗi đêm ca hát trước miếu. Mãn mùa xuân, lúc hoa tàn, cánh hoa đào rơi trước gió, người ấy biến mất, chờ mùa xuân sang năm lại ra.
Chốn ấy hoang vu, không ai lai vãng. Có người bảo đấy là ổ trăn, vì họ thấy mang máng nhiều sọ người nằm trong bụi rậm. Có hôm mưa giông người ta gặp một con rắn lớn dị thường bò trước miếu, hoặc khoanh tròn dưới gốc đào, lúc
tạnh thì biến mất. Từ đấy họ sợ thêm, và lần lần quanh miếu thành một khu rừng nhỏ, không dấu chân người.
Bấy giờ cuối mùa đông, cây cỏ đâm chồi, trên nhành đào lấm tấm lộc non. Khi xuân đến, hoa điểm hồng mơn mởn.

Một đêm nồng, giai nhân hiện ra tha thướt. Nàng cất tiếng hát. Rắn thần đang yên giấc thức dậy lắng nghe. Đêm trong, ngàn sao lóng lánh, từng trận gió thoảng rải hương ngào ngạt. Thần rắn nhìn giai nhân nhởn nhơ bên những cành đào, lòng thần hồi hộp. Rồi uốn thân mình, thần hoá một trang thanh niên tuấn tú. Chàng là một tài tử, tiếng sáo véo von, nhịp nhàng với lời ca thanh tao của giai nhân...

Từ đó hai người quen biết nhau, thân mật nhau rồi trở nên vợ chồng.

Mùa xuân năm ấy hoa đào lộng lẫy hơn các hôm khác. Đêm đến, trong không uyển chuyển tiếng yêu đương của chàng và nàng.

Những chim én đưa thoi, dệt thời gian lẹ làng và thấm thoắt. Sang hè, cuộc ái ân tạm ngừng. Giai nhân tuy buồn về nỗi tạm biệt chàng, nhưng vui tươi bày tỏ cùng chàng một mầm hy vọng. Rắn thần dẫu bịn rịn khúc chia ly, nhưng khấp khởi mừng thầm vì ái ân đã kết quả. Rồi một tia nắng nồng, một ngày nồng nực làm héo những đáo hoa cuối mùa. Luồng gió nồm thoảng nhẹ, rải trên bờ cỏ úa vàng bao cành hoa đẹp. Giai nhân từ biệt thần rắn và biến theo vẻ đẹp cây đào.

*
* *

Mùa xuân năm sau, hoa đào nở rất ít nhưng màu sắc đậm đà. Thần rắn trông chờ giai nhân, và, một tối đầu mùa xuân nàng trở về. Sắc nàng kém tươi nhưng thâm thuý. Nàng sinh một gái, xinh đẹp hồng hào. Thần rắn vui mừng khôn xiết, nhưng một cái buồn tự đâu xâm về chiếm lấy tâm linh chàng. Giữa mùa xuân, trong lúc cây cỏ xanh tươi, trăm hoa đến lúc dậy thì dưới ánh vàng ấm áp, giai nhân than thở cùng chàng:

- Thiếp không dè ái ân của đôi ta đến đây kết liễu. Thiếp không còn sống nữa để cùng chàng sum họp và nuôi con. ái tình đã đem cho thiếp tất cả nhan sắc và đẹp đẽ của sự sống. Ăn ở với chàng được một mụn con, đó là kỷ niệm êm đềm trong đời hai ta. Chàng sống lâu vì chàng là sức mạnh. Chàng sẽ ở lại săn sóc con thơ. Thiếp là sự đẹp rất mong manh. ái tình đã làm cho thiếp thêm xuân nhưng cũng làm cho thiếp :Dng tàn. Bây giờ thiếp chết, nhưng thiếp còn để dấu vết nhan sắc lại cho con. Chàng nuôi con hết lòng, đó cũng như chàng tỏ tình còn mến thiếp. Nhưng thiếp xin nhờ chàng một điều: lúc con khôn lớn, chàng nên căn dặn nó, đừng lâm vào vòng ái ân mà kiếp sống phải ngắn lại. Nếu nó muốn sống đời đời kiếp kiếp, trẻ mãi, vui tươi mãi, thì phải xa lánh ái tình.

Nói xong, nàng khóc rất lâu, trao con cho thần rồi biến mất. Hôm sau, những hoa đào tàn rụng. Cây đào khô héo lần rồi chết.

*
* *

Thần rắn chắt chiu nuôi con thơ, dấu tích của người yêu quý. Ngày ngày chàng vào rừng xa tìm sữa đem về. Ngày qua, nàng lớn khôn; đúng mười sáu năm thì nàng đẹp đẽ và thông minh hơn loài người. Nhan sắc nàng chính là nhan sắc của mẹ ngày xưa; nhưng trong nhan sắc ấy ẩn vẻ huyền bí của cha. Thông minh của nàng là thông minh của loài rắn. Đôi mắt của nàng trong như trời quang không mây. Cái nhìn nàng chính cái nhìn thôi miên thu cả tâm hồn người và vật của tổ tiên loài rắn để lại. Miệng nàng cười xinh đẹp như hoa đào. Nàng đi tha thướt, yểu điệu, uyển chuyển.
Tất cả tính nết và sắc đẹp của cha mẹ, nàng đều thọ lãnh.

Thần rắn thấy con lớn khôn và xinh đẹp thì lo âu. Ngày ngày dặn con chơi quanh nơi miếu, không được đi xa. Thần lo sợ nàng bị ái tình quyến rũ. Thần chưa dám ngỏ cái sợ ấy cho con biết, cùng nói lại lời trối của giai nhân cho con nghe. Thần cũng không nói câu nào với con mà có lẫn hai tiếng ái tình vào, vì thần biết hai tiếng ấy có sức mạnh vô ngần. Ngày ngày nàng quanh quẩn bên miếu, tâm hồn ngây thơ và chất phác.

Hàng ngày, thần rắn ra sức tìm thức ăn về cho con. Cực nhọc, nhưng thần vẫn sung sướng vì thấy con :Dng lớn và khôn ngoan. Nhiều lần suýt chết với thú dữ trong rừng, thần trở về buồn rầu, gương mặt còn in nét sợ. Nhưng khi thấy
nàng chạy đến mừng rỡ, nói những lời ngây thơ, thần bỗng quên tất cả ưu tư, trở lại vui vẻ, nô đùa với con.

Một buổi chiều, trời mưa tầm tã, thần quảy thức ăn về xong, hồi tưởng đến ngày xưa... Thuở ấy, thần hống hách oai linh, không ai dám phạm đến tên tuổi. Thú dữ, người vật thảy đều xa lánh. Thần rất khoẻ mạnh, không biết mệt nhọc là gì. Nhưng từ lúc yêu cho đến bấy giờ, linh tính phai dần, để san sẻ cho con. Ngày trước, thần muốn đi đâu, chỉ uốn mình hoá gió bay đi. Bây giờ phép ấy không linh nghiệm. Thần đã mất thiêng. Nhưng mất phép màu nào, thì con thần được thêm một đức tính. Cảm nhận bấy nhiêu, thần tự an ủi: ?Dẫu sao, ta sẽ còn sống mãi mãi, bởi đứa con ta?.
Cứ như thế mà ngày tháng trôi đi. Rồi một hôm, thần mệt nhọc, biết mình sắp chết. Thần gọi con lại bên mình trối rằng:

- Con chắc không biết ta là ai và mẹ con ở đâu. Ta xưa là rắn, rất công phu luyện tính mình. Trải mấy trăm năm lao khổ, tính mới được linh và hoá được làm người. Ta phải trau dồi trong mấy trăm năm lòng ta trong sạch, trí ta sáng suốt để hơn cả mọi người và thành thần. Ta ước ao sống đời đời kiếp kiếp dung dưỡng tính tình, nhưng vì ta yêu mà sự sống phải bớt lại để trao sự sống cho con. Mẹ con trước kia là cây đào, cùng trải mấy trăm năm chất chứa tinh hoa, gộp cả nhan sắc từ đời nào mới hoá hình người được. Rồi cũng vì yêu, mà đem cả vẻ đẹp san lại cho con để phải bỏ mình.
Chúng ta đều vì yêu mà chết, vì con mà hy sinh tất cả thông minh, tất cả vẻ đẹp của chúng ta. Ngày ấy, lúc mẹ con sắp mất, có lời trối này mà cũng là lời trối của ta: ?Con là kết quả ái tình của một thần linh và một nhan sắc tuyệt trần. Con
là một giai nhân của những giai nhân trong đời, một thần linh trong những thần linh. Đời con sẽ là đời của mẹ con và của ta hợp lại. Nhưng nếu con muốn giữ vẹn toàn đức tính, con phải xa lánh tình yêu đi; gương mẹ con ngày trước và
của ta bây giờ đủ cho con thấy xa...?.

Nói xong, thần rắn thấy lòng bứt rứt, giãy giụa. Một lát sau lăn lộn dữ dội, biến hình rắn hổ mang mà chết...

Nàng thương tiếc khôn xiết, đem thây cha chôn cạnh gốc đào. Từ ấy nàng ghê tởm ái tình. Nàng không biết là gì, nhưng cũng nguyện trước mồ cha mẹ, hễ gặp ái tình chốn nào sẽ tiêu diệt đi.
*
* *

Nhan sắc và thông minh của nàng quyến rũ các loài vật. Những con ong về đóng ổ nhả mật cho nàng, những chim trĩ, gà rừng đẻ trứng và để nàng bắt làm thịt. Sự sinh sống như vậy mà dễ dàng, sung sướng.

ở mãi một nơi, nàng thấy bực dọc muốn đi xa, tìm cảnh mới, muôn dịp tìm ái tình để trả thù cho cha mẹ. nàng hoá một bà cụ già, đầu tóc bạc phơ xuống kinh đô, hỏi thăm ái tình ở đâu. Những người nghe hỏi đều mỉm cười chế nhạo.
Họ bảo nhau:

- Đã già từng ấy tuổi mà còn đi tìm thú nguyệt hoa.

Nàng thấy họ chế nhạo mình, tưởng rằng ái tình không có đây, và mình tìm một việc không có cho nên họ cười. Nàng
đi nơi khác, thay hình một trang thanh niên tuấn tú. Gặp đoàn thiếu nữ đang chuyện trò với nhau, vui cười thích chí,
nàng đến gần hỏi có biết ái tình không. Bọn ấy cả thẹn, đôi má mỗi người đều ửng hồng, họ nhìn nhau e lệ, rồi tản lạc
bỏ nàng đứng đấy.

Hoài công tìm kiếm, nàng trở lại chốn cũ, và nản chí tưởng không cách gì gặp được ái tình.

Một buổi chiều, nàng ra bờ suối Ngọc. ánh chiều rọi trên dòng, gió mát từng chặp thoảng qua, nàng nghe lòng lâng
lâng bát ngát. Một đôi chim song song, bay về phương xa, tận chân trời, rồi khuất trong làn sương; nàng cảm thấy
buồn vơ vẩn, một thứ buồn nhẹ nhàng và vô cớ, nương theo gió theo mây, để tràn thấm vào tâm tư nàng.

Từ đấy không đi đâu nữa, chiều đến, nàng chỉ ra nhìn làn nước suối để lắng nghe cái cảm giác ấy, như ru như cám
dỗ. Nàng không biết cảm giác ấy là gì, nàng thấy một ngày một lẻ loi, và lòng mang mang khát khao thèm thuồng.
Đôi khi nàng hổ thẹn với nàng, nhưng có lúc, dường táo bạo hơn nữa, nàng trông chờ..., nhưng nàng cũng không rõ
mình trông chờ sự gì nữa.

Bỗng một buổi chiều gần tàn. Vòm trời phương Tây trong như nước biếc, tha thướt một vài áng mây hồng. Mặt trời đã
khuất lâu rồi, nhưng :Dt vót mấy ngọn thông cao, còn nhuộm một ít điểm vàng của ngày sắp tắt. Gió thổi, cành lá
đong đưa. Nàng nhìn màu chiều biến đổi trên dòng như mọi ngày. Bỗng nàng e thẹn tránh núp vào một khóm lau để
xem. Một thanh niên dắt một bầy trâu xuống bờ bên kia uống nước. Thanh niên an nhiên cởi trần, tắm vào dòng mát.
Chàng lội bơi nô đùa, tưởng chốn ấy vắng vẻ, không còn giữ gìn lo sợ điều gì. Nàng nghe má nóng bừng, muốn quay
đi. Nhưng chàng trai có một hấp lực gì, khiến nàng đứng yên một chỗ để trộm nhìn chàng. Tắm xong, chàng dắt trâu
đi. Cảnh đẹp, chàng ngồi trên lưng trâu lấy tiêu ra thổi. Tiếng tiêu uyển chuyển trong không khí tịch mịch. Nàng nhìn
chàng đến lúc khuất đằng sau những nẻo quanh, nhưng thanh âm vẫn trầm bổng du dương trong không khí, lòng đê
mê phập phồng, nàng khóc lúc nào cũng không hay.

Từ đó, như hẹn với dòng nước, cứ chiều đến, chàng trai ấy trở lại suối tắm mát. Khi trời còn sớm, chàng ngồi trên bờ
xanh lấy tiêu ra thổi. ở bên này, nàng vẫn lắng nghe cái âm thanh kỳ diệu ấy như cám dỗ nàng, và gợi cho nàng một
cảm giác say mê.

*
* *

Thế rồi một hôm nàng gặp chàng trai, vì nàng cảm thấy tiếng tiêu của chàng mỗi ngày thêm thiết tha, quyến luyến.
Nàng không cần giấu thân thể nàng được nữa. Hai người yêu nhau, nhưng nàng vẫn ngây thơ, không biết mình đang
yêu, chỉ cảm nhận mơ hồ đang chiều theo một sự kích thích nào của cơ thể. Nàng rất ưa cái sức khoẻ cuồng bạo của
chàng, cái luồng điện ngây ngất của chàng truyền sang người nàng. Những đêm trăng sáng, trong như ngọc, chàng lại
với nàng, thổi tiêu cho nàng nghe, rồi cả hai mê nhau đắm đuối.

Một đêm như thế, nàng nằm trong lòng thanh niên, nhìn chàng và hỏi:

- Sao chàng mạnh khoẻ vậy?

Trang thanh niên cười đùa mà đáp:

- Ta mạnh khoẻ vì muốn sống lâu dài.

Rồi chàng sẽ nâng mặt nàng lên, nhìn đôi mắt trong. Nàng lim dim đê mê chờ đợi...

... Lúc tỉnh, chàng còn thiêm thiếp ngủ, nàng mệt nhọc thấy mình oán hận sự gì. Nhìn lại chàng, nàng đột nhiên nhớ
lời của chàng đã thốt trong cơn âu yếm, và liên tưởng đến lời trối của cha; chàng muốn sống lâu dài, cha mẹ nàng
cũng muốn sống lâu dài.

Nàng nghe mình yếu ớt vì mệt mỏi; cái yếu ớt do sức mạnh của chàng gây ra. Nàng bỗng sợ hãi cái sức cuồng bạo ấy
đã làm giảm sức nàng. Nàng nghĩ đến cái hoạ ái tình, và cho cái sức mạnh của chàng là ái tình đáng ghê kia vậy.

Một áng mây qua, làm mờ ánh sáng trăng. Bóng tối trùm lên gương mặt thanh niên. Một hình ảnh tiều tuỵ hiện ra
trước mắt, nàng sực nhớ đến cái chết của cha. Nàng ngồi phắt dậy, lần tay vào mái tóc lấy một mũi kim dài và sắc của
cha nàng để lại, chích sâu vào ngực của chàng. Chàng thanh niên rú lên:

- Nàng làm gì thế?

- Thiếp giết ái tình.

Mũi kim truyền nọc độc của loài rắn vào mạch máu. Mắt thanh niên hoa lên, cả người chàng mềm nhũn. Rất khẽ,
chàng bảo nàng trong một hơi thở.

- Không, nàng giết ta chớ không giết được ái tình.

*
* *

Lòng nàng không yên. Chiều chiều nàng vẫn ra bờ suối trông chàng, vì nàng không tin chàng đã chết. Nàng chỉ giết
ái tình. Trong gió chiều, nàng còn vẳng nghe tiếng sáo của chàng. Lắm lúc ở bên này nhìn sang bờ bên kia, nàng mơ
thấy chàng cởi áo, rồi nhảy vào dòng suối. Làn nước nổi sóng và bọt trắng tung toé trên dòng. Nhưng, đó chỉ là bông
lau bị gió hốt rải trên mặt nước.

Nàng trở lại chốn đêm xưa, một mùi hôi tanh xông lên. Thây chàng thanh niên túa ra những đường nước vàng mà
từng đám ruồi đáp xuống. Đôi mắt chàng chỉ là hai hố sâu, lúc nhúc những ký sinh trùng. Nàng quay đi, ghê tởm cái
chết của ái tình. Nhưng còn chàng thanh niên xinh đẹp kia, chàng không thể chết, vì chàng không phải ái tình. Trong
gió chiều, nàng còn vẳng nghe tiếng sáo của chàng. Chàng trai ấy không bao giờ trở lại, và nàng cũng không thôi
trông mong.

Một hôm, ngồi nhìn dòng nước, hồi tưởng chuyện đêm xưa, nàng bỗng nghe ngóng. Một tiếng người êm ả rót vào tai
nàng:

- Không, nàng giết ta chớ không giết được ái tình.

Nàng run lên sợ hãi. Một luồng gió nhẹ lướt qua: khóm lau nghiêng đầu về một phía. Nàng bịt tai chạy trốn để không
nghe lời kỳ dị ấy. Nàng hãi hùng, tưởng tượng ái tình còn đeo đuổi, hãm hại nàng. Nàng bỏ chốn cũ, lìa mồ mả đi
lang thang. Nàng tìm nơi nào có thể không còn nghe tiếng kêu gọi tha thiết ấy.

Nàng tìm khắp nơi, và lúc đi tìm, nàng nhận thấy người nàng đổi khác. Dạ dưới của nàng mỗi ngày một lớn thêm. Có
người bảo nàng có thai, nàng lắc đầu không hiểu, và không biết họ bảo gì. Nàng cảm nhận mỗi ngày, đức tính của
cha mẹ để lại kém sút lần, và không rõ những đức tính ấy san sẻ về đâu. Nàng bớt nhanh nhẹn, bớt vui tươi như ngày
còn nhỏ, sức mạnh kém thuở nàng gặp chàng thanh niên. Một hôm, uống nước trên sông, nước trong in bóng nàng.
Nàng bỗng rú lên ngạc nhiên. Nàng không còn vẻ đẹp lộng lẫy ngày trước. Dòng nước lặng lẽ bảo nàng: đôi má hóp,
đôi mắt lờ đờ, đôi môi lợt lạt. Nàng ôm mặt khóc rưng rức như trẻ con.

... Mấy tháng sau, một hôm nhớ cha mẹ, nàng trở về thăm mả cũ. Cảnh điêu tàn. Nàng bùi ngùi nhớ lời dặn của cha
mẹ ngày xưa. Nàng lưỡng lự không biết có theo lời dạy của cha mẹ nàng không; sau rồi nàng quả quyết rằng có, và
không bao giờ nàng bị ái tình quyến rũ. Hơn nữa, nàng đã giết ái tình và rửa thù cho cha mẹ.

Đêm ấy, nàng thấy trong người đau tức, không sao chịu nổi. Nàng rên xiết lăn lộn. Đến khuya, trăng mờ, hệt như đêm
xưa, nàng khát, nước, ôm bụng lần ra bờ suối. Uống xong, mệt lả người, nàng gục xuống bờ cỏ, rồi ngất đi.

*
* *

Sáng hôm sau, một lữ khách qua đấy nghe tiếng trẻ khóc, bèn vạch lau đi tìm. Trên nỗng cỏ, một đứa bé hồng hào
vừa lọt lòng, nằm khóc vì khát sữa. Cạnh đứa nhỏ, một con rắn - lưng điểm những chấm hồng xa trông như lấm tấm
hoa đào - nằm khoanh thiêm thiếp. Nơi bụng con rắn, đứt một lằn dài. Lữ khách sợ hãi, cầm đòn đập chết con vật, rồi
vội vã bồng đứa bé đi.

__________________




**************************************************
TRUM YEU GAI , CHET VI GAI
SONG DE YEU , CHET VI YEU
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #25  
Old 05-04-2005, 10:49 AM
vui_la_chinh vui_la_chinh is offline
Senior Member
 
Tham gia ngày: Feb 2005
Nơi Cư Ngụ: Trum Yeu Gai
Bài gởi: 4,697
Send a message via Yahoo to vui_la_chinh
Default

Sự Tích con Dã Tràng




Có hai vợ chồng một ông già tên là Dã Tràng. Trong vườn họ có một hang rắn. Thường ngày làm cỏ gần đấy, ông già vẫn thấy có một cặp vợ chồng rắn hổ mang ra vào trong hang .
Một hôm, con rắn chồng bò ra khỏi hang một mình. Ông nhìn vào, thấy rắn vợ nằm cuộn ở trong. Vì mới lột nên mình mẩy của nó yếu ớt không cựa quậy được. Một lúc lâu rắn chồng bò trở về, miệng tha một con nhái đút cho vợ ăn .



Ít lâu sau . Dã Tràng lại thấy rắn vợ bò ra khỏi hang một mình. Lần này rắn chồng đến kỳ lột, nằm im thiêm thiếp, lốt da cũ còn bỏ lại bên hang . Hồi lâu, rắn vợ trở về, theo sau một con rắn đực khác khá lớn. Dã Tràng thấy hai con bò đến cửa hang thì dừng lại rồi quấn lấy nhau như bện dây thừng. Một lát sau, con rắn đực một mình bò vào hang . Dã Tràng biết con rắn đực này toan làm gì rồị Ổng cảm thấy ngứa mắt, muốn trừ bỏ con rắn đó đi để cứu con rắn chồng đang lúc suy nhược. Lúc đó bên mình không có cái gì cả, ông bèn rút một mũi tên nhằm con rắn đực mới đến, bắn ngay một phát. Không ngờ mũi tên lại trúng vào đầu con rắn vợ chết tươi, còn con kia hoảng hồn chạy mất. Dã Tràng nghĩ cũng thương con rắn cái, nhưng trong cái thương có lẫn cả giận, nên ông chán nản bỏ đi về nhà. Từ đó ông không thèm để ý đến hang rắn nữạ Chừng dăm bảy ngày sau, một hôm Dã Tràng nằm võng thuật chuyện vợ chồng con rắn cho vợ nghe và vui miệng, ông kể luôn những việc mình đã thấy và đã làm. Ông kể vừa dứt lời thì bỗng nghe trên máng nhà có tiếng phì phì. Cả hai người hốt hoảng nhìn lên thì thấy có một con rắn hổ mang rất lớn, đuôi quấn lấy xà nhà, đầu vươn gần chỗ ông nằm, miệng nhả một viên ngọc. Ông vừa cầm lấy thì bỗng nghe được tiếng rắn nói :



- Ông là ân nhân mà tôi cứ ngỡ là kẻ thù. Mấy hôm nay tôi đợi ông trên máng này chỉ chực mổ chết để báo thù cho vợ tôi . Nhưng hồi nãy nghe ông kể chuyện rõ ràng, tôi mới biết là lầm. Xin biếu ông viên ngọc nghe nàỵ Đeo nó vào mình thì có thể nghe được mọi tiếng muông chim ở thế gian .



Từ kinh ngạc đến sung sướng, Dã Tràng nhận viên ngọc quý và từ đó không bao giờ rờị



Một hôm, Dã Tràng đang hái rau, tự dưng có một bầy quạ đến đậu ở mấy ngọn cau nói chuyện lao xao . Chúng nó bảo Dã Tràng như thế này : "Ở núi Nam có một con dê bị hổ vồ. Hãy lên đó lấy về mà ăn nhưng nhớ để lòng lại cho chúng tôi với". Dã Tràng làm theo lời quạ, quả thấy xác một con dê trên núi Nam . Ông xẻo lấy một ít thịt xâu lại xách về. Đến nhà, ông vội mách cho xóm giềng biết mà đi lấy, không quên dặn họ để bộ ruột dê lại cho bầy quạ. Nhưng ông không ngờ người trong xóm nghe tin ấy, đua nhau đi đông quá, thành ra họ lấy tất cả, chẳng chừa một tí gì.



Lũ quạ không thấy ruột dê, cho là Dã Tràng đánh lừa, bèn đổ xô đến vườn ông réo om sòm. Thấy vậy ông biết là người trong xóm đã làm hại mình, không giữ chữ tín với bầy quạ. Ông phân trần mấy lần nhưng bầy quạ không nghe, cứ đứng đó chửi mãị



Tức mình, ông bèn lấy cung tên ra bắn vào chúng. Chủ ý là để đuổi chúng đi chứ không định giết. Chẳng ngờ bầy quạ thấy vậy cho là ông lấy oán trả ân, liền cắp mũi tên có tên Dã Tràng ở đuôi, tìm dịp báo thù. Lúc bay qua sông, thấy một cái xác chết trôi, đàn quạ bèn đem mũi tên ấy cắm vào yết hầu xác chết. Khi quan sở tại đến làm biên bản, thấy mũi tên, liền đoán Dã Tràng là thủ phạm, sai lính bắt ông, hạ ngục.



Dã Tràng bị bắt bất ngờ, hết sức kêu oan, nhưng mũi tên là một chứng cớ sờ sờ làm cho ông đuối lý, đành chịu chui đầu vào gông . Tuy nhiên, ông vẫn một mực xin quan xét giải ông về kinh để vua phân xử.



Từ đề lao tỉnh, ông bị điệu đi . Dọc đường trời tối, bọn lính dừng lại quán ăn uống và nghỉ ngơi . Dã Tràng cổ bị gông, chân bị xiềng nằm trên đống rơm buồn rầu không ngủ được. Lúc trời gần rạng, ông nghe có một đàn chim sẻ bay ngang đầu nói chuyện với nhau :



- Nhanh lên ! Chuyến này sẽ không lo đói nữa mà cũng chả sợ ai đánh đuổi cả.



Một con khác hỏi :



- Của ai mang đến bỏ vương vãi như thế ?



Con nọ trả lời :



- Của Vua nước bên kia . Họ toan kéo sang đánh úp bên nàỵ Ngày hôm qua, quân đội giáo mác kéo đi liên miên không ngớt. Nhưng xe thóc vừa sắp đến biên giới thì bị sụp hầm đổ hết. Họ đang trở về lấy thứ khác cho nên chúng ta tha hồ chén.



Nghe đoạn, chờ lúc bọn lính thúc dục lên đường, Dã Tràng bảo họ :



- Xin các ông bẩm lại với quan rằng việc oan uổng và nhỏ mọn, không nên bận tâm, mà giờ đây chỉ nên lo việc quốc gia trọng đại thôi, và còn cấp bách nữa là khác.



Bọn lính tra gạn ông mãi nhưng ông không nói gì thêm, chỉ nài rằng hễ có mặt quan, mình mới tỏ bày rõ ràng.



Khi gặp mấy vị quan đầu tỉnh, Dã Tràng liền cho họ biết rằng Hiến Đế ở phương bắc đã sai tướng cầm quân sang đánh úp nước mình. Hiện họ đang đóng quân đầy ở biên giới, chỉ vì bị sụp hầm, xe lương đổ hết, chưa tấn công được. Bây giờ họ đang vận thêm lương, chờ đầy đủ sẽ vượt cửa ải sang Nam . Bọn quan tỉnh lấy làm lo lắng nhưng cũng cố hỏi ông có dám chắc như vậy không . Dã Tràng chỉ vào đầu mình mà đoan rằng nếu có sai, ông sẽ xin chịu chết. Nhưng nếu lời của ông đúng thì xin bề trên thả ra cho . Ngay lúc đó, những tên quân do thám được tung đi tới tấp mọi ngõ để lấy tin . Và nội ngày hôm sau, Dã Tràng được thả vì lời mách của ông quả không sai và vừa vặn đúng lúc để chuẩn bị đối phó với địch.



Được tha, Dã Tràng đi bộ lần về quê nhà. Bóng chiều vừa ngả, ông mới đến vùng Hồng Hoa . Ông tìm vào nhà người bạn rất thân là Trần Anh nghỉ chân .



Gặp lại bạn cũ, vợ chồng Trần Anh vui mừng khôn xiết. Nghe tin ông bị tra tấn giam cùm và suýt mất đầu, hai vợ chồng rất cảm thương bạn. Thấy bữa ăn tối thết bạn không có gì, Trần Anh xuống bếp bảo vợ :



- Bạn ta đến, lại gặp lúc trong nhà chả có gì ăn . Sẵn có cặp ngỗng, con nó đã khôn, ta làm thịt một con, ngày mai đãi bạn lên đường.



Người vợ bằng lòng nhưng dặn chồng sáng sớm bắt ngỗng và cắt tiết vặt lông giúp mình một tay .



Trong khi hai vợ chồng bàn tính thì cặp ngỗng ở ngoài chuồng nghe được câu chuyện. Ngỗng trống bảo ngỗng mái :



- Mình ơi ! Mình hãy ở lại nuôi con, tôi sẽ đứng sẵn cho chủ nó bắt. Ngỗng mái không nghe, xin chết thay cho chồng. Nhưng ngỗng trống nhất quyết hy sinh, nên chạy ra sân từ giã đàn con :



- Con ơi ! Các con ở lại với mẹ nghe . Cha sẽ không bao giờ gặp lại các con nữạ



Song ngỗng mái vẫn lạch bạch chạy theo, đòi chết thay chồng cho bằng được.



Lúc bấy giờ Dã Tràng nằm trên bộ ván đặt kề cửa sổ nên nghe được tiếng ngỗng than thở. Ông bỗng thấy thương con vật vô tội chỉ vì mình mà phải lìa đàn con bé bỏng. Ông toan nói trước với bạn, nhưng thấy bất tiện. Ông đành nghe ngóng ở chỗ chuồng ngỗng chờ lúc bạn ra bắt thì sẽ cản lạị



Suốt đêm hôm đó tuy mệt mà ông không dám ngủ. Quả nhiên, vào khoảng canh tư, Trần Anh thức dậy bước ra chuồng. Ngỗng trống xua ngỗng mái chạy rồi vươn cổ để cho bắt. Trần Anh sắp cắt cổ ngỗng thì Dã Tràng đã lật đật chạy xuống bếp nắm lấy đao . Ông nói :



- Xin bạn thả nó ra . Tính tôi không hay sát sinh . Tình thân của đôi ta lọ phải cỗ bàn mới thân . Nếu bạn giết nó thì tôi lập tức đi khỏi chỗ nàỵ



Thấy bạn có vẻ quả quyết, Trần Anh đành thả ngỗng ra, rồi giục vợ chạy đi mua tép về đãi bạn.



Cơm nước xong, Dã Tràng từ giã bạn lên đường về nhà. Đến ao, ông đã thấy vợ chồng ngỗng cùng với bầy con đứng chực ở đấỵ Ngỗng đực tặng Dã Tràng một viên ngọc và nói :



- Đa tạ ân nhân cứu mạng. Không biết lấy gì báo đền, chúng tôi xin tặng người viên ngọc này, mang nó vào người có thể đi được dưới nước dễ dàng không khác gì trên bộ. Nếu đem ngọc này xuống nước mà khoắng thì sẽ rung động đến tận đáy biển.



Ngỗng lại nói tiếp :



- Còn như con tép là vật đã thế mạng chúng tôi thì từ nay, dòng dõi chúng tôi sẽ xin chừa tép ra không ăn, để tỏ lòng nhớ ơn !



Dã Tràng không ngờ có sự báo đáp quá hậu như thế, sung sướng nhận lấy ngọc rồi về.



Khi đến bờ sông, Dã Tràng muốn thử xem công hiệu của viên ngọc mới, liền cứ để nguyên áo quần đi xuống nước. Thì lạ thay, nước rẽ ra thành một lối cho ông đi thẳng xuống đáy sông . Ông dạo cảnh hồi lâu rồi cầm viên ngọc khoắng vào nước nhiều lần để thử xem thế nàọ



Hôm đó, Long Vương và các triều thần đang hội họp ở thủy phủ bỗng thấy nhà cửa lâu đài và mọi kiến trúc khác bỗng nhiên rung động, cơ hồ muốn đổ. Ai nấy đều nháo nhác không hiểu duyên cớ. Vua lập tức truyền cho bộ hạ đi dò la sự tình.



Bộ hạ Long Vương theo con đường sóng ngầm lọt vào cửa sông thì thấy Dã Tràng đang cầm ngọc khoắng vào nước. Mỗi lần khoắng như thế, họ cảm thấu xiêu người nhức óc. Tuy biết đích là thủ phạm, họ cũng không dám làm gì, chỉ tiến đến dùng lời nói khéo mời ông xuống chơi thủy phủ.



Gặp Long Vương, Dã Tràng cho biết đó là mình chỉ mới làm thử để xem phép có hiệu nghiệm chăng . Long Vương và triều thần nghe nói, ai nấy đều xanh mặt. Nếu hắn làm thật thì thế giới thủy phủ sẽ còn gì nữa ! Vì thế, Long Vương đãi Dã Tràng rất hậụ Ông muốn gì có nấỵ Cho đến lúc ông ra về, Long Vương còn đem vàng bạc tống tiễn rất nhiều để mong nể mặt.



Dã Tràng lên khỏi nước có bộ hạ của Long Vương tiễn chân về tới tận nhà mới trở lạị Bà con xóm giềng thấy ông đã không việc gì mà lại trở nên giàu có thì ai cũng lấy làm mừng cho ông . Từ đó Dã Tràng rất quý hai viên ngọc. Ông may một cái túi đựng chúng và luôn luôn đeo ở cổ.



Một hôm Dã Tràng đi bộ nửa ngày đường đến nhà một người bà con ăn giỗ. Lúc đến nơi Dã Tràng sờ lên cổ giật mình mới nhớ ra vì vội vàng quá nên ông đã bỏ quên mất túi ngọc ở nhà. Ông thấy không thể nào an tâm ngồi ăn được. Mọi người đều lấy làm ngạc nhiên thấy ông vừa chân ướt chân ráo đến nơi đã vội cáo từ về ngay .



Nhưng khi về đến nhà, ông tìm mãi vẫn không thấy túi ngọc đâu cả. Ông rụng rời cả ngườị Đi tìm vợ, vợ cũng không thấy nốt. Nóng ruột, ông lục lọi khắp nơi . Cuối cùng ông bắt được một mảnh giấy do vợ ông viết để lại gài ở chỗ treo áọ Trong đó, vợ ông nói rằng có người của Long Vương lên bảo cho biết hễ ai bắt được túi ngọc đưa xuống dâng Long Vương thì sẽ được phong làm hoàng hậụ Bởi vậy bà ta đã trộm phép ông, đưa túi ngọc xuống thủy phủ rồi, không nên tìm làm gì cho mệt. Đọc xong thư vợ. Dã Tràng ngất đi . Ông không ngờ vợ ông lại có thể như thế được. Ông cũng không ngờ âm mưu của Long Vương thâm độc đến nước ấỵ Nghĩ đến hai thứ bảo vật, ông tức điên ruột. Sau cùng, ông dự tính chở cát lấp biển thành một con đường đi xuống thủy phủ để lấy lại túi ngọc vì ông còn nhớ cả đường lối đến cung điện của Long Vương . Mặc dầu mọi người can ngăn, ông cũng không nghe, bèn dọn nhà ra bờ biển làm công việc đó. Ngày ngày ông xe cát chở đến bờ quyết lấp cho bằng được. Cho tận đến chết, Dã Tràng vẫn không chịu bỏ dở công việc. Chết rồi ông hóa thành con còng còng hay cũng gọi là con Dã Tràng ngày ngày xe cát để lấp biển. Tục ngữ có câu :



Dã Tràng xe cát biển Đông .
Nhọc lòng mà chẳng nên công cán gì.


__________________




**************************************************
TRUM YEU GAI , CHET VI GAI
SONG DE YEU , CHET VI YEU
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #26  
Old 10-08-2009, 10:38 AM
be_nghich18's Avatar
be_nghich18 be_nghich18 is offline
Senior Member
 
Tham gia ngày: Sep 2009
Bài gởi: 1,039
Default Con cóc là cậu ông trời

Ngày xửa ngày xưa, con cóc vẫn sần sùi xấu xí như ngày nay. Nhưng cóc nổi tiếng giữa muôn loài là một con vật tuy bé nhỏ nhưng rất gan dạ, gan cóc tía mà lại. Vào một năm không nhớ rõ năm nào, trời làm hạn hán khủng khiếp, nắng lửa hết tháng này đến tháng khác thiêu cháy cây cối, hút cạn nước sông ngòi, đầm hồ. Muôn loài không còn một giọt nước để uống. Các con vật to lớn hùng mạnh xưa nay tác oai tác quái trong rừng đều nằm lè lưỡi mà thở để đợi chết, không ai nghĩ được kế gì để cứu mình, cứu muôn loài. Sức mạnh của chúng chỉ để bắt nạt nhau thôi chứ đâu có thể làm gì nổi ông trời. Duy có anh chàng Cóc tía bé nhỏ, xấu xí kia là có gan to. Anh tính chuyện lên thiên đình kiện Trời làm mưa cứu muôn loài.

Khởi đầu chỉ có một mình nhưng anh không nản. Ði qua một vũng đầm khô, Cóc tía gặp Cua càng. Cua hỏi Cóc đi đâu, Cóc bèn kể rõ sự tình và rủ Cua cùng đi kiện Trời. Ban đầu Cua định bàn ngang, thà chết ở đây còn hơn chứ Trời xa thế đi sao tới mà kiện với tụng, nhưng những con vật ở quanh Cua nghe Cóc nói lại tranh nhau mà bàn ngang bàn lùi, làm cho Cua nổi giận. Nói ngang bàn ngang là chuyện ngang của Cua thế mà họ lại dám tranh mất cái quyền ấy, cái quyền được phép ngang như cua cơ mà. Thế là Cua làm ngược lại, Cua tình nguyện cùng đi với Cóc.

Ði được một đoạn nữa, Cóc lại gặp Cọp đang nằm phơi bụng thở thoi thóp, Gấu đang chảy mỡ ròng ròng và khát cháy họng. Cóc rủ Gấu và Cọp đi kiện trời, Cọp còn lưỡng lự thì Gấu đã gạt đi mà nói rằng:

- Anh Cóc nói có lý, chẳng có lẽ chúng mình cứ nằm ở đây đợi chết khát cả ư? Ta theo anh Cóc thôi! Ðến ngang như anh Cua còn theo anh Cóc được thì tại sao chúng mình không theo.

Cả bọn nhập lại thành đoàn. Ði thêm một chặng nữa thì gặp đàn Ong đang khô mật và con Cáo bị lửa nướng cháy xém lông. Cả hai con vật này cũng hăng hái nhập vào đoàn loài vật đi kiện Trời do Cóc dẫn đầu.

Cóc dẫn các bạn đi mãi, đi mãi đến tận cửa thiên đình. Khi đi trên đường cả bọn đều hăng hái nhưng đến trước cửa Trời oai nghiêm, bọn Cọp, Gấu, Cáo, Ong, Cua đều sợ, duy chỉ có Cóc là gan liền dõng dạc ra lệnh:

- Bây giờ các anh phải nghe lời tôi. Kia là chum nước của Trời, anh Cua vào nấp trong ấy. Anh Cáo nấp ở phía bên trái tôi, anh Gấu nằm ở phía bên phải tôi, còn anh Cọp chịu khó nằm đằng sau tôi. Các anh có nghe lệnh của tôi thì mới thắng được Trời.

Tất cả đều nghe lệnh của Cóc. Sắp đặt xong đâu đấy Cóc mới nhảy lên mặt trống trờ đánh ba hồi trống ầm vang như sấm động.

Ngọc Hoàng đang ngủ trưa một cách lười biếng bị tiếng trống lôi đình đánh thức dậy nên bực tức, bắt Thiên lôi ra xem có chuyện gì. Thiên lôi lười biếng vội phủi bụi và mạng nhện giăng đầy trên lưỡi búa tầm sét cắm cổ chạy ra. Thiên lôi ngạc nhiên vì ở ngoài cửa thiên đình chẳng thấy có một người nào cả chỉ thấy mỗi một con Cóc xù xì xấu xí đang ngồi chễm trệ trên mặt trống của nhà Trời. Thiên lôi hết nhìn con Cóc lại nhìn lưỡi búa tầm sét khổng lồ của mình và thở dài vì cái búa to quá mà Cóc bé quá, đánh chưa chắc đã trúng được. Thiên lôi bèn vào tâu Ngọc hoàng, Ngọc hoàng nghe xong bực lắm bèn sai con gà trời bay ra mổ chết chú Cóc hỗn xược kia.

Gà trời vừa hung hăng bay ra thì Cóc đã nghiến răng ra hiệu, lập tức chàng Cáo nhảy ra cắn cổ gà tha đi mất. Cóc lại đánh trống lôi đình. Ngọc hoàng càng giận giữ sai Chó nhà trời xổ ra cắn Cáo. Chó vừa xồng xộc chạy ra thì Cóc lại nghiến răng ra hiệu. Lập tức anh Gấu lừng lững xổ ra đón đường tát cho chó một đòn trời giáng. Chó chết tươi.

Cóc lại thúc trống lôi đình đánh thức Ngọc hoàng. Ngọc hoàng bèn sai Thiên lôi ra trị tội gấu. Thiên lôi là vị thần trời có lưỡi tầm sét mỗi lần vung lên thì thành sét đánh ngang trời, thành sấm động bốn cõi. Sức mạnh của Thiên lôi không có ai bì được. Ngọc hoàng yên trí lần này cử đến ông Thiên lôi ra quân thì cái đám Cóc, Cáo ắt hẳn là tan xác. Vì thế khi ông Thiên lôi vác lưỡi tầm sét đi là Ngọc hoàng lại co chân nằm trên ngai vàng mà ngủ tiếp.

Thiên lôi vừa hùng hổ vác búa tầm sét ra đến cửa thiên đình thì Cóc đã nghiến răng ra lệnh, lập tức đàn Ong nấp trên cánh cửa bay vù ra và cứ nhè vào mũi Thiên lôi mà đốt. Nọc ong đốt đau lắm, mũi Thiên lôi rát như phải bỏng. Nhớ là ở cửa trời có một chum nước. Thiên lôi vội vàng vứt cả búa tầm sét nhảy ùm vào chum nước chạy trốn. Nào ngờ vừa nhảy ùm vào trong chum nước thì anh Cua càng nấp trong đó từ bao giờ đã chờ sẵn để giương đôi càng như đôi gọng kìm cắp chặt lấy cổ. Thiên lôi đau quá gào thét vùng vẫy vỡ cả chum nước nhà Trời. Thiên lôi tìm đường chạy trốn thì Cóc tía lại nghiến răng ra lệnh. Lập tức Cọp nấp sau Cóc tía nhảy bổ ra gầm lên một tiếng vang động xé tan xác Thiên lôi thành hai mảnh.

Ngọc hoàng thấy thế sợ quá bèn xin giảng hoà với Cóc, và xin Cóc cho nhận lại xác của Thiên lôi để cứu chữa. Cóc bằng lòng ngay. Theo lệnh nghiến răng của Cóc, Cọp và Gấu vác xác Thiên lôi về xếp lại ở giữa sân điện thiên đình. Ngọc hoàng phải ra tay làm phép tưới nước cam lồ vào cái xác đầy thương tích đó. Nhờ phép của Ngọc hoàng, Thiên lôi mới được sống lại. Ngọc hoàng nghĩ mình đường đường là một ông Trời mà lại chịu thua Cóc thì thật là điều sỉ nhục, nên tính lật lọng, sai Thiên lôi vác búa tầm sét chống lại Cóc và các bạn của Cóc. Biết thế nào Ngọc hoàng cũng tính chuyện lật lọng nên Cóc lại nghiến răng. Lập tức các bạn của Cóc dàn trận. Ong giương nọc, Cáo giương nanh, Cọp giương vuốt, Cua giương càng, Gấu giương cánh tay đầy sức mạnh... Thiên lôi vừa mới thoát chết hoảng quá lui lại không dám tiến lên, mà thụt vào nấp sau chiếc ngai vàng của Ngọc hoàng. Các tướng nhà Trời oai phong lẫm liệt thấy đến ông Thiên lôi còn sợ sệt như thế thì hoảng quá tìm kế thối lui.

Thấy tướng nhà trời của mình như vậy, Ngọc hoàng biết không thể thắng nổi Cóc và các bạn của Cóc. Ðến lúc bấy giờ Ngọc hoàng mới thực bụng giảng hoà, và hỏi Cóc lên tận thiên đình có việc gì. Cóc oai phong nhảy hẳn lên tay ngai vàng và dõng dạc thưa:

- Ðã bốn năm nay ở dưới trần gian hạn hán kéo dài, không một giọt mưa. Muôn cây khô héo, vạn vật chết khát. Cứ tưởng Ngọc hoàng bận gì hoặc là Ngọc hoàng giận gì trần gian mà ra phúc họa, ai ngờ lên đây mới biết Ngọc hoàng và các tướng nhà trời ngủ quên không nhớ đến việc làm mưa cứu muôn vật muôn loài dưới trần thế. Chúng tôi phải lên tận đây đánh thức Ngọc hoàng, xin Ngọc hoàng làm mưa ngay cho trần gian được nhờ.

Thấy Cóc nói giọng oai phong và bạn bè Cóc lại đằng đằng sát khí, Ngọc hoàng vội cuống quýt chống chế:

- Cóc với ta là chỗ thân thích, việc gì mà cậu phải mất công đến như vậy, ta sẽ sai thần mưa, thần gió xuống hạ giới làm mưa ngay bây giờ. Cậu Cóc có bằng lòng thế không nào.

Cóc gật gù thưa:

- Muôn tâu Ngọc hoàng trần gian được một trận mưa cứu khát thì còn gì bằng nữa. Anh em tôi vô cùng đội ơn Ngọc hoàng. Nhưng nếu ở hạ giới mà hễ bị hạn hán là bọn anh em chúng tôi lại lên đây kêu với Ngọc hoàng đấy.

Nghe Cóc hẹn lại lên thiên đình, Ngọc hoàng hoảng hồn rối rít lắc đầu xua tay:

- Thôi khỏi, thôi khỏi phải bận đến cậu như thế. Chỗ cậu và ta là tình thân thích, cậu chả nên bầy vẽ vất vả mệt nhọc như vậy làm gì. Cậu không phải lên thiên đình nữa, khi nào có hạn hán cậu muốn ta làm mưa, cậu chỉ cần ngồi dưới đất nghiến răng là ta nghe thấy liền.

Ðể chứng tỏ lòng thành thật không lật lọng của mình, Ngọc hoàng sai rồng đen bay xuống phun mưa, và đưa Cóc cùng các bạn về hạ giới. Cơn mưa cứu hạn làm cây cối tươi tốt, muôn loài nhảy múa chào đón anh em Cóc trở về. Từ đó hễ Cóc nghiến răng là trời lập tức đổ mưa nên đồng dao của trẻ nhỏ ngàn năm vẫn có câu hát rằng:

Con Cóc là cậu ông Trời
Ai mà đánh nó thì Trời đánh cho.
Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời


Ðiều Chỉnh
Xếp Bài

Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn
Bạn không được quyền gởi bài
Bạn không được quyền gởi trả lời
Bạn không được quyền gởi kèm file
Bạn không được quyền sửa bài

vB code đang Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển đến


Múi giờ GMT. Hiện tại là 11:04 AM.


Powered by: vBulletin Version 3.6.1 Copyright © 2000 - 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.