Go Back   Vina Forums > Thư Viện Online > Kho Tàng Truyện > Truyện Tiểu Thuyết - Truyện Dài
Hỏi/Ðáp Thành Viên Lịch Tìm Kiếm Bài Trong Ngày Ðánh Dấu Ðã Ðọc

Trả lời
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
  #1  
Old 05-27-2012, 09:47 PM
Tiêu Dao's Avatar
Tiêu Dao Tiêu Dao is offline
Thèm Bú Quanh Năm !
 
Tham gia ngày: Jan 2007
Bài gởi: 843
hoa Hồn Bướm Mơ Tiên - Khái Hưng



Hồn Bướm Mơ Tiên
Khái Hưng


Tựa

Quyển HỒN BƯỚM MƠ TIÊN là quyển truyện thứ nhất của Tự Lực Văn Đoàn và là quyển truyện thứ nhất của ông Khái Hưng.

Lối viết truyện này có hai đặc sắc khác những lối viết truyện xưa nay.

Tác giả không tả cảnh rườm rà, chỉ một vài nét chấm phá thanh đạm như những bức thủy họa của Tầu ; cảnh tượng truyện nhiễm vẻ nào là tùy theo tâm hồn của người trong truyện ; cảnh đối với người có liên lạc nhịp nhàng và linh động.

Tác giả không bàn luận lôi thôi : ông khéo đem một vài nhận xét tinh vi, một vài việc thích đáng để phô diễn tâm lý những nhân vật trong truyện.

Vì hai lẽ đó nên truyện HỒN BƯỚM MƠ TIÊN có vẻ hoạt động, xem ham mê từ đầu tới cuối ; độc giả tưởng như được cùng với người trong truyện cùng sống quãng đời diễn trong truyện.

Vì hai lẽ đó.

HỒN BƯỚM MƠ TIÊN là một truyện tình dưới bóng Từ bi, một truyện tình cao thượng và trong sạch của đôi thanh niên yêu nhau "yêu nhau trong linh hồn trong lý tưởng" như lời tác giả nói. Tác giả đặt câu truyện vào trong một cảnh chùa ở miền trung du Bắc Việt và khéo phô diễn những vẻ đẹp thiên nhiên của miền ấy khiến ta đem lòng yêu những cảnh đồi núi nó khác hẳn cái cảnh "bùn lầy nước đọng" miền hạ du phẳng lỳ và buồn tẻ.

Lại thêm được lối văn giản dị, nhanh nhẹn, tuy vui vẻ mà làm cho người ta cản động vô ngần. Cái cảm ấy là một cái cảm nhẹ nhàng, phảng phất vui buồn tựa như nhừng ngày thu nắng nhạt điểm mưa thưa.

NHẤT LINH
Hà Nội, ngày 27 tháng 5 năm 1933


Phần 1

Trên con đường Bắc Ninh Đông Triều chiếc ô xe ô tô hàng bon bon chạy. Bỗng một người hành khách vận âu phục thò đầu ra cửa ngơ ngác nhìn rồi kêu:

- Cho tôi xuống đây!

Sau một tiếng còi lanh lãnh, xe từ từ đỗ. Người hành khách xuống xe, đi rẽ sang tay phải theo con đường đất gồ ghề, cong queo.

Tuy lúc đó đã vào quãng năm giờ chiều, mà lửa tháng năm hãy còn gay gắt. Mặt trời xiên ánh sáng xuống cái lạch nước phía bên đường, rồi phản chiếu lên, khiến người lữ hành phải đội nghiêng cái mũ dạ về bên trái để che cho khỏi chói mắt.

Hai bên đường, lúa chiêm vàng ối. Từng bọn vừa đàn ông, đàn bà, con gái, cúi khom lưng cầm liềm nhỏ cắt lúa trông dáng vội vàng chăm chỉ lắm, như sợ trời sắp tối không đủ thời giờ mà gặt xong thửa ruộng. Một bọn nữa phần đông lực lượng, người thì lấy sức rít dây lạt bó các lượm lúa lại thành từng bó, người thì cắm đòn sóc xuống đất đứng bắt chéo chân, nhìn vơ vẫn.

Trong một thửa ruộng ngay sát chân đồi, một đám hơn mười người con gái, công việc đã xong, ngồi nghỉ trên những bó lúa xếp thành từng đống ở bên vệ đường để chờ bọn đàn ông trở lại gánh nốt.

Thấy người lữ hành một cô trỏ bạn:

- Chị em ôi, nhà tôi đã về kia kìa...

Mọi người cười rộ. Một cô nữa hát ví:

Hỡi anh đi đường cái quan

Dừng chân đứng lại em than vài nhời

Đi đâu vội mấy anh ôi?

Công việc đã có chị tôi ở nhà.

Các cô vỗ tay, cười rũ rượi. Lữ khách như đã biết tiếng con gái vùng Bắc đáo để, cắm đầu rảo bước trên đường, không ngảnh cổ lại. Thì cô hát ví lại đứng dậy như muốn chạy đuổi theo và gọi:

- Này anh, anh đưa va li đây em xách cho. Khốn nạn, thương hại! Nhà tôi đi đường mệt nhọc, mồ hôi, mồ kê thế kia kìa...

Lữ khách đi đã xa, còn nghe văng vẳng sau lưng câu hát ghẹo:

Anh về kẻo tối, anh ơi, Kẻo bác mẹ mắng rằng tôi dỗ dành.

Qua cánh đồng lúa, lữ khách đi vào một con đường tối, giữa hai đồi cây cối um tùm. Đường đã gồ ghề lại phải lên dốc, nên lữ khách mệt nhoài, đặt va li xuống, ngồi thở.

Lúc bấy giờ, ở vườn sắn bên đồi một chú tiểu quần nâu áo nâu, chân đi đôi dép quai ngang sơ sài, đầu đội cái thúng đầy sắn, đương lần từng bước leo xuống con đường hẻm. Thốt gặp người lại, chú bẽn lẽn, hai má đỏ bừng. Có lẽ vì chú tu hành ở vùng quê, không trông thấy người vận tây mấy khi, nên chú sợ hãi chăng?

Người kia thấy chú giật lùi lại một bước, thì mỉm cười ngả mũ chào, rồi hỏi:

- Thưa chú, chú làm ơn bảo giùm cho từ đây vào chùa Long Giáng đường còn xa hay gần?

Chú tiểu tò mò nhìn lữ khách, hỏi lại:

- Thưa ông, ông có phải là ông Ngọc không?

- Vâng chính phải tôi là Ngọc, nhưng sao chú biết?

Chú tiểu hai má càng đỏ ửng, cúi đầu trả lời:

- Thưa ông, vì mấy hôm nay cụ thường nhắc đến ông, cụ nói ông sắp lên chơi vãn cảnh chùa.

- Vậy ra chú cũng ở chùa Long Giáng?

- Vâng.

- Thế chú cũng về chùa?

- Vâng.

- Gần đến nơi chưa, chú?

- Đi hết con đường đồi này thì trông thấy chùa.

Ngọc đứng dậy xách va li nói:

- Vậy ta cùng về chùa?

Ngọc đi bên cạnh chú tiểu liếc mắt nhìn trộm, nghĩ thầm:

"Quái lạ! Sao ở vùng nhà quê lại có người đẹp trai đến thế, nước da trắng mát, tiếng nói dịu dàng trong trẻo như tiếng con gái."

Rồi chàng quay lại hỏi chú tiểu:

- Chú tu ở chùa này từ bao lâu?

- Thưa ông, mới hơn hai năm nay.

Chú tiểu chừng muốn đổi sang câu chuyện khác thốt nhiên hỏi Ngọc:

- Thưa ông, ông là cháu cụ Long Giáng tôi?

- Phải.

- Cháu gọi bằng bác.

- Phải.

- Ông học trường Canh Nông?

- Phải, chú biết tường tận lắm nhỉ?

Chú tiểu cười gượng:

- Ấy, cụ tôi vẫn nói chuyện đến ông luôn.

Lúc hai người ở con đường hẻm đi ra, thì mặt trời đã khuất sau đồi. Gió chiều hây hẩy đã mát, mùa lúa chín bốc lên thơm phức, khiến Ngọc ngắm cảnh nơi thôn dã êm đềm, trong lòng xiết bao tình cảm.

- Chú tu ở vùng này thú nhỉ?

- Thưa ông, đã xa nơi trần tục mà mến cảnh chiền am thì không còn lấy gì làm vui thú nữa.z Nghe câu nói có vẻ con nhà có học, Ngọc mỉm cười hỏi chú tiểu:

- Chú biết chữ nào?

- Vâng, nhờ ơn cụ dạy bảo, tôi cũng võ vẽ đọc được kinh kệ.

- Thế thì đi tu sướng lắm, chú ạ. Có cảnh đẹp... Lại có sách kinh phật mà đọc để quên cuộc đời náo nhiệt phiền phức... Hay tôi xin phép cụ ở lại chùa, tu với chú nhé?

Chú tiểu quay mặt nhìn sang phía bên đường rồi giơ tay trỏ bảo Ngọc, như muốn nói lảng:

- Thưa ông, chùa Long Giáng kia rồi.

Hai người đứng lại ngắm chùa. Lưng chừng một trái đồi cao, mái ngói mốc rêu chen lẫn trong đám cây rậm rịt, bốn góc gác chuông vượt lên trên từng lá xanh um.

- Chùa đẹp quá, chú nhỉ?

- Vâng, Long Giáng là một danh lam thắng cảnh ở vùng Bắc. Cụ tôi thường thuật cho tôi nghe rằng chùa này dựng lên đời Lý Nhân Tôn. Trước chỉ là một cái am nhỏ lợp gianh, sau vì có một bà công chúa đơn xin nương nhờ cửa Phật, nên nhà vua mới sửa sang nguy nga như thế. Câu chuyện thụ pháp của công chúa thực tỏ ra rằng phép Phật huyền diệu biết bao.

Chú làm ơn kể lại cho tôi nghe có được không?

- Vâng, tôi xin thuật hầu ông nghe những lời cụ tôi đã kể. Chắc ông cũng biết đức Thái Tổ nhà Lý, khi còn hàn vi, nhờ đạo Phật rất nhiều nên lúc Ngài lên ngôi rồi, Ngài dốc lòng chăm chỉ sửa sang các chùa chiền. Đến đức Nhân Tôn vì bận việc chinh phục Chiêm Thành và chống chọi với nước Tàu nên trễ nãi đạo Phật.

"Ngọc Hoàng Thượng đế muốn giúp nhà vua tỉnh ngộ, liền cho một nàng tiên nga giáng thế đầu thai, tức là Văn Khôi công chúa. Công chúa nhan sắc diễm lệ một thời, nhưng khi lớn lên, chỉ ngày đêm học đạo tu hành. Sau vì nhà vua cố ý kén phò mã, công chúa liền đương đêm lẻn bước trốn đi, nhờ có các thần tiên đưa đường tới nơi này xin thụ pháp đức Cao Huyền hòa thượng.

"Về sau có thám tử báo tin, đức vua mấy phen cho quan quân đến chùa đón công chúa về triều. Công chúa nhất định không nghe. Nhà vua nổi giận, truyền quan quân phóng hỏa đốt chùa. Ngọn lửa vừa nhóm, bổng một con rồng vàng hiện lên phun nước tắt ngay. Vì thế chùa này mới lấy tên Long Giáng từ thuở ấy. Nhà vua nghe tin cả sợ. Từ đó Ngài dốc lòng tin theo phép mầu nhiệm của đức Thích Ca Mâu Ni và lập tức cho sửa sang chùa để công chúa ở lại tu hành. Chùa này vì thế bắt đầu trùng tu từ thời ấy, đã bao phen tu bổ lại, nhưng kiểu chùa vẫn y nguyên như cũ.

Ngọc mỉm cười:

- Chú biết rộng lắm nhỉ?

Chú tiểu cúi mặt nhìn xuống đất, se sẽ đáp:

- Thưa ông, đấy là cụ tôi kể cho nghe, tôi chỉ thuật lại mà thôi.

- Nhưng chú thuật khéo lắm. Lại thêm chú có cái giọng dịu dàng êm ái quá.

Lần này là lần thứ ba, chú tiểu nói lảng:

- Chết chửa, đi mãi. Nay đến phiên tôi thỉnh chuông. Ta đi thôi, không về trễ cụ quở...

- Ở chùa không còn ai?

- Có chú Mộc nhưng nay đến phiên tôi.

- Cụ chưa thấy chú về, chắc cũng bảo chú Mộc đánh chuông thay chứ gì?

Nói dứt thời thì ngẫu nhiên chuông đâu như đáp lại, khoan thai dõng dạc buông tiếng. Ngọc mỉm cười:

- Đấy, chú coi, tôi nói có sai đâu.

Phía tây, sau dãy đồi cỏ biếc, sắc trời đỏ ửng, lấp loáng qua các khe đám lá xanh đen. Mái chùa rêu phong đã lẫn màu cùng đất, cùng cây, cùng cỏ. Khỏanh khắc, mấy bức tường và mấy cái cột gạch quét vôi chỉ còn lờ mờ in hình trong cảnh nhuộm đồng một màu tím thẩm.

Trong làng không khí yên tĩnh, tiếng chuông thong thả ngân nga như đem mùi thiền làm tăng vẻ đẹp cảnh thiên nhiên. Lá cây rung động, ngọi khói thướt tha, bông lúa sột soạt, như cảm tiếng gọi của Mâu Ni muốn theo về nơi hư không tịch mịch.

Ngọc liếc mắt nhìn chú tiểu, thấy chú vừa đi, miệng vừa lâm râm cầu nguyện, nét mặt có vẻ mặt tưởng trầm tư.

Cái buồn rất hay lây. Đi cùng đường với một người, hình dung cho chí tâm hồn phải đều nhuộm một vẻ ủ ê chán ngán, Ngọc cảm thấy trong lòng nảy ra mối sầu vẫn vơ, man mác và đoái nghĩ tới cảnh náo nhiệt phiền phức ở Hà Thành.

Nhưng tuổi thanh niên dễ buồn mà cũng dễ vui. Lúc ấy lên đồi, đường đi khấp khểnh, đá sỏi thì trơn, lại thêm trời nhá nhem sắp tối, nên Ngọc trượt chân suýt ngã, văng cái va li xuống sườn đồi. Chú tiểu vội kêu:

- Chết chửa! Ông có can gì không?

- Không.

Ngọc toan trèo xuống dốc nhặt va li thì chú tiểu đã vội đặt thúng sắn, thoăn thoắt chạy xách lên.

- Cảm ơn chú.

Hai người cười ồ. Chú tiểu nói:

- Ông nên cẩn thận, gần đến chùa rồi có cái giếng cạn ở bên đường khéo mà ngã xuống đấy thì khốn. Để tôi đi trước dẫn đường cho.

- Cảm ơn chú. À quên, tôi chưa hỏi tên chú gì?

- Tôi là Lan.

Rồi chú trỏ tay bảo Ngọc:

- Tam quan đây rồi.

Tam quan chùa Long Giáng cũng như nhiều tam quan các chùa vùng Bắc, cách kiến trúc rất sơ sài. Trông như cái quán, có ba gian hẹp, trên nóc làm dô lên một cái mái nhỏ giống hệt cái miếu con. Vả tam quan không có cánh cửa mà hình như chỉ một cảnh để bài trí cho đẹp mắt chứ không dùng để ra vào. Vì thế tam quan xây ngay trên sườn đồi đứng thẳng như bức tường không ai leo lên được. Còn ra vào đã có cái cổng con.

Chú tiểu Lan đưa Ngọc đi qua một cái vườn sắn, rồi vòng quanh một bức tường hoa. Một người điền tốt, cởi trần, quần nâu ống xoắn lên qua gối ở trong bếp chạy ra. Anh ta chưa kịp trông thấy Ngọc, vội vã gắt với chú tiểu:

- Kìa chú Lan, cụ vừa quở chú đấy.

- Cụ đâu?

- Cụ đương làm lễ ở trên chùa. Sao hôm nay chú về muộn thế?

Chú tiểu vừa nói vừa trỏ Ngọc đứng cách đấy mấy bước:

- Tôi gặp ông Ngọc là cháu cụ đến vãn cảnh chùa nên đi hơi chậm, chú bảo chú Mộc lấy gạo tám thổi cơm nhé, để ông Ngọc xơi cơm.

Ngọc đỡ lời:

Thôi đi, chú cho tự nhiên, tôi ăn cùng một thứ cơm với các chú cũng được mà.

Anh điền tốt cười:

- Thưa ông, chúng tôi ăn cơm hẩm với dưa xơi sao được.

Chú tiểu Lan mỉm cười:

Vâng, ông nói rất phải. Đã đến cảnh chùa thì cũng phải ăn kham khổ. Trước cụ tôi cũng chỉ xơi cơm hẩm. Mấy năm nay, vì cụ tuổi tác, yếu đuối mà xơi mỗi bữa có một chén, nên nhà chùa cấy riêng một mẩu tám để cụ dùng. Nhưng mời ông hãy vào nghỉ trong nhà tổ để đợi cụ xuống.

Ngọc theo chú tiểu đi vào một tòa nhà gỗ thấp lợp ngói, bên trong bày trí rất sơ sài. Ở gian giữa sau cái bệ đất trên giải chiếc chiếu đã cũ là bàn thờ Tổ đặt trong một cái hậu cung xây thùng ra như cái miếu. Ngọc vén bức màn vải tây đỏ lên thấy bày xếp hàng đến hai chục pho tượng, liền hỏi chú tiểu:

- Đây là các vị sư tổ có phải không, chú?

Không nghe tiếng trả lời, Ngọc quay lại thì chú tiểu đã đi từ bao giờ. Ngồi đợi một lúc lâu, Ngọc vẫn không thấy ai ra vào.

Trời dần dần tối. Một lát sau, trông không rõ các thứ bày trong nữa. Lại thêm ngoài sân lờ mờ có bóng trăng, nên ở chỗ tối nhìn ra, thấy như mình ngồi trong một cái hang sâu vậy.

Ngọc vừa mệt, vừa khát đương mong có người nào để xin chén nước thì qua cái giại che hiên thấp thoáng có ánh đèn từ dưới bếp đi lên. Rồi tiếng người nói:

- Này chú Mộc, tôi đã bạch cụ rồi. Cụ sắp xuống đấy. À, trong khi tôi bận làm đèn thì chú đã lấy nước để ông Ngọc rửa mặt chưa?

Tiếng trả lời:

- Chưa, tôi đang bận giã vừng.

- Thế bà Hộ đâu? Nhưng thôi, tôi đem đèn lên rồi tôi lấy cũng được.

Chú Lan bước vào. Cây đèn dầu quả hình búp măng chiếu sáng lên, mặt chú trông càng xinh lắm. Ngọc ngắm chú lại tưởng đến bức tranh người con gái Nhật cầm chiếc đèn xếp của họa sĩ Ung đang mang to. Nụ cười tự nhiên trở trên môi Ngọc khiến chú tiểu ngước mắt trông thấy, ngượng nghịu lúng túng, đặt cây đèn xuống thư rồi vội bước ra ngoài.

- Này chú Lan, chú làm ơn cho tôi xin ấm nước nhé.

Chú tiểu, chân trong chân ngoài quay cổ lại trả lời:

- Vâng, mời ông ngồi chơi, rồi lát nữa xuống nhà trai xơi nước và xơi cơm.

- Thì chú đi đâu vội thế? Hãy vào đây tôi hỏi câu chuyện đã.

Chú Lan ngần ngừ bước vào:

- Thưa ông, đây là nhà tổ; sư Tổ thụ trai, nghĩa là xơi cơm ở buồng bên. Còn khách thập phương thì xơi cơm nước ở nhà trai, cũng như nhà khách của các ông.

- Phải đấy, chú giảng nghĩa cho tôi biết ít nhiều phong tục nhà chùa. Này chú, ở nhà Tổ thì thờ các sư Tổ, nhưng hai gian bên cạnh này thờ ai thế?

- Đấy là các hậu. Nghĩa là những người không có thừa tự, bầu hậu ở chùa thì nhà chùa cúng cho.

Có tiếng guốc lộp cộp ở ngoài hiên. Ngọc nhìn ra: Một vị hòa thượng mình mặt áo vải nâu rộng, chân đi đôi guốc gốc tre già, tay chống cái gậy trúc, ung dung bước vào.

Ngọc đứng dậy chấp tay vái:

- Lạy bác ạ.

- Cháu đấy à? Cháu đã được nghỉ hè rồi?

- Vâng.

- Me cháu được mạnh chứ?

- Cảm ơn bác, me cháu nhờ giời vẫn mạnh.

Chú Lan nghe Ngọc nói, tủm tỉm cười, đi ra. Mấy phút sau chú bưng lên thau nước, Ngọc trông thấy vội vàng đứng ra hiên:

- Cám ơn chú, chú để đấy cho tôi.

Sư cụ nói tiếp:

- Sao không lấy ghế đẩu? Chú không thấy thầy ấy vận quần áo tây à?

Ngọc đỡ lời:

- Được, bác để mặc cháu.

Rồi trỏ vào cái khăn mặt vải ta nhuộm màu nâu còn mới, hỏi chú tiểu:

- Khăn của chú đấy chứ, chú Lan?

- Thưa ông, khăn mới lấy ở hòm ra đấy ạ.

Sư cụ mắng:

- Sao không lấy khăn mặc bông để thầy ấy dùng?

Rồi quay lại hỏi Ngọc:

- Cháu mới đến nhà chùa mà đã biết tên chú ấy là Lan?

- Thưa bác, cháu gặp chú Lan hỏi chuyện nên biết.

Lúc đó Ngọc lại thấy chú tiểu cười. Liền hỏi thầm:

- Sao chú cười tôi?

Lan khẽ đáp:

- Vì thấy ông xưng cụ là bác. Ông nên bạch cụ. Đã xuất gia tu hành thì người nhà dẫu thân đến đâu cũng không nhận được họ.

Ngọc mỉm cười:

- Thế à? Cảm ơn chú, nhé. Xưa nay tôi không hỏi tường tận nên không biết.

Một lát, chú Mộc lên mời Ngọc xuống nhà trai ăn cơm. Ngọc đứng lên xin phép sư cụ rồi theo chú tiểu đi qua sân, tới một nếp nhà ngang dài đến mười gian, nhưng chỉ để ba gian làm nhà tiếp khách thập phương, còn thì ngăn ra từng buồng làm phòng ngủ. Ở đây bài trí có phần lịch sự hơn ở nhà Tổ: gian giữa, giáp cái sạp gỗ mít, kê một cái bàn, và đôi tràng kỷ lim lâu ngày đã đen bóng. Trên xà treo một cái đèn ba giây, có chụp thủy tinh men trắng. Hai bên kê sát từ tường ra tới gưỡng cửa ba bộ ghế ngựa quang dầu ghép liền với nhau.

Ngọc nhác nhìn mâm cơm đặt trên bàn mủm mỉm cười. Buổi tối thấy nhà chùa có vẻ náo nhiệt, nhộn nhịp, kẻ lên người xuống, lách cách bát đĩa, nồi mâm, chàng vẫn tưởng các chú tiểu sửa soạn một bữa tiệc sang để thết khách quý. Ai ngờ trên chiếc mâm gỗ vuông chỉ lỏng chỏng có đĩa dưa, đĩa cà và đĩa muối vừng.

Lúc đó chú Lan bưng lên một bát đậu phụng kho tương, khói bay nghi ngút. Chú hơi cau mặt, hỏi chú Mộc:

- Sao chú không bảo bà Hộ rán đậu?

- Dầu lạc hết rồi, mai mới mua được.

Chú Lan quay lại nói với Ngọc:

- Thưa ông, bữa nay ông hãy xơi tạm. Nếu mai ông muốn dùng cơm mặn, xin bảo bà Hộ làm riêng để ông dùng.

Ngọc tươi cười đáp:

- Cảm ơn chú, nhưng tôi thích ăn cơm chay.

- Ông quen ăn mặn nên dùng vài bữa cho biết mùi, chứ ông ăn mãi cơm chay thế nào được.

- Được chứ. Bên tây cũng có người chỉ ăn rau cùng hoa quả quanh năm mà lại khỏe mạnh hơn là ăn thịt.

- Thế à, thưa ông? Nếu vậy càng hay.

- Không những tôi thích ăn chay, tôi lại muốn xin phép cụ được cùng ăn với hai chú cho vui.

Chú Lan cười:

- Thế không được.

- Sao vậy? Tôi chỉ muốn nếm mọi sự tham khổ của đạo Phật, vì tôi thấy tôi yêu đạo Phật lắm, nhất từ ngày tôi bị....

Nói đến đấy, Ngọc ngừng ngay lại. Suýt nữa chàng đem chuyện riêng của mình ra thổ lộ với chú tiểu. Ngọc không hiểu vì đâu lúc mới gặp chú Lan chàng đã có lòng quyến luyến, và, như người gặp bạn thân, muốn đem hết những sự đau đớn phiền muộn của mình cùng chú chia xẻ.

Ngọc ngồi âm thầm nghĩ ngợi, hình như đương ôn lại một quãng đời dĩ vãng thì chú Lan đã xới bát cơm đặt lên mâm, nói:

- Mời ông xơi cơm.

- Cảm ơn chú. Sao chú bảo tôi không thể ngồi ăn với các chú được?

- Thưa ông, có hai cớ: một là, như thế người ta cười, hai là, chúng ta đã tu hành, thì không phải ăn kham khổ, mà lại không được ngồi cùng mâm với...

- Với người trần tục, phải không?

- Nghĩa là người không tu hành. Như đến mai có dọn cơm ông ngồi xơi hầu cụ cũng phải bưng hai mâm, chứ không được ngồi cùng mâm với cụ.

- Lạ nhỉ? Nhưng nếu như tôi cũng đi tu thì được chứ?

Chú Lan mỉm cười:

- Vâng, nếu ông thụ giới, nhưng khi nào ông lên chức sư cụ thì mới được, nghĩa là ít ra cũng ba mươi năm nữa.

Lúc đó nghe có tiếng mõ. Chú Lan vội vàng chạy lên nhà tổ. Ngọc cũng bắt đầu ăn cơm. Quay ra phía bên thấy chú Mộc đứng khoanh tay, Ngọc liền hỏi:

- Sao chú Lan nghe tiếng mõ lại chạy hấp tấp đi đâu thế?

- Bẩm, sư tổ gọi.

- Cụ gõ mõ gọi à?

- Vâng. Nếu có hiệu lệnh mà không thưa khiến cụ đánh đến tiếng thứ tư thì chúng tôi phải ra ngay sân quì để chịu tội.

- Luật nhà chùa uy nghiêm nhỉ?

- Chả cứ chúng tôi, đến sư bác, sư ông cũng vậy. Năm ngoái sư ông đến đây cũng quỳ đến nửa ngày.

- Thế à? Vậy bây giờ sư ông đâu?

- Bẩm, cụ cho đi trụ trì ở chùa gần đây.

- Vậy ở đây chỉ có chú với chú Lan?

- Vâng.

- Chắc rồi hai chú cũng lên sư bác chứ gì?

- Thưa ông, tôi thì còn lâu lắm. Nhưng chú Lan rất sáng dạ. Mới thụ giới hai năm nay kinh kệ đã thông lắm. Có lẽ ít nữa thế nào cũng được lên sư bác.

- Bẩm nghe đâu chú ấy ở Ninh Bình, cha mẹ mất cả.

- Nhưng kìa, sao chú không đi ăn cơm?

- Thưa ông, ở chùa chỉ ăn có hai bữa, một bữa sáng sớm, một bữa đúng ngọ.

- Thế không đói à?

- Khổ hạnh lâu ngày quen đi chứ. Chính phép nhà chùa, thì chỉ dùng được một bữa cơm trưa mà thôi.

- Nhưng tối chắc đó chỉ là luật pháp nhà chùa, đã dễ ai tuân theo.

- Ấy, những người không tu hành vẫn đều tưởng thế. Có người lại ngờ chúng tôi ăn thịt, ăn cá nữa, nhưng chẳng bao giờ có thế. Nhất là ở đây sư tổ tôi lại nghiêm giới lắm. Sai một tí là cụ phạt ngay.

Ngọc phần thì đói, phần thì cơm chay lạ miệng, nên ăn ngon lắm. Chàng nghĩ bụng: cứ bảo ở chùa kham khổ, nhưng đậu, vừng cùng dưa, cà chẳng kém gì thịt cá. Tự nhiên trong trí Ngọc nẩy sinh ra cái ý tưởng muốn xa lánh chốn phồn hoa.

Ngoài sân ánh trăng chiếu lờ mờ, rặng tường hoa lồng bóng xuống lối đi lát gạch, mấy cây đại không lá ẻo lả, uốn thân trong vườn sân um tươi. Vạn vật có vẻ dịu dàng như muôn màu thiền êm đềm tịch mịch....

xin đọc tiếp phần 2
__________________
thành tình nhân đứng giữa trời không
khóc mộng thiên đường .. vta
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #2  
Old 05-27-2012, 09:55 PM
Tiêu Dao's Avatar
Tiêu Dao Tiêu Dao is offline
Thèm Bú Quanh Năm !
 
Tham gia ngày: Jan 2007
Bài gởi: 843
Default

Phần 2

Sáng hôm sau, Ngọc đương ngủ say, bỗng tiếng chuông chùa inh ỏi đánh thức. Ngọc giật mình, mở choàng mắt, ngơ ngác, không nhớ mình nằm ở đâu. Thấy chú tiểu Mộc bưng đặt thau nước trên chiếc ghế đẩu, Ngọc chợt nhớ ra và hỏi:

- Mấy giờ rồi chú?

- Thưa ông, vào khỏang cuối giờ dần, sang đầu giờ mão.

Ngọc nghe nói, mỉm cười, súng sính bộ quần áo "pijama" ra hiên rửa mặt. Trong vườn trước sân, các lá sắn hình hoa thị còn đọng giọt sương lóng lánh. Dưới chân đồi một dòng nước bạc thấp thoáng lượn trong sương mù.

Mặc xong quần áo, Ngọc vội vàng lên chùa.

Trên chiếc bục gỗ, trải chiếu đậu, sư cụ ngồi tụng kinh, mắt đâm đâm nhìn thẳng vào quyển sách có chữ to đặt trên cái kỷ nhỏ gỗ mộc. Tay phải sư cụ gõ mõ như để chấm câu, cứ đọc bốn chữ lại đánh một tiếng. Tay trái sư cụ đặt trên quyển Kinh, thỉnh thoảng lại rời trang giấy, nhắc chiếc dùi gõ vào thành cái chuông con hình dáng như cái lon sành.

Sư cụ có vẻ tôn nghiêm lắm. Bao nhiêu tâm trí thu cả vào quyển Kinh, không hề thấy cụ liếc mắt ra chỗ khác. Các pho tượng ngồi trên bệ gạch như đương lắng tai nghe, có vẻ trầm tư mặc tưởng.

Tiếng kinh du dương, mùi trầm ngào ngạt, Ngọc tưởng tượng sống trong một thế giới khác, thế giới mộng ảo thần tiên... Bỗng một tiếng chuông. Ngọc giật mình ngỏanh lại. Theo tiếng ngân, chàng lần tới một cái bậc gạch bên tả, rón rén lần từng bước leo lên cái gác chuông con. Tới bận thượng cùng, vừa nhô đầu lên, chàng nghe có tiếng "đà Phật" rồi kế tiếp một tiếng chuông. Ngước mắt nhìn, chàng gặp chú Lan tay cầm chiếc vỗ gỗ.

Thấy Ngọc, Lan hơi đỏ má, mỉm cười ngả đầu chào.

Đôi bạn mới gặp nhau hôm qua nay đã như có chiều thân mật. Song chú tiểu vẫn chăm chú vào phận sự: đọc đứt một câu lại đánh chuông. Những câu niệm Phật ấy dần dần ngắn bớt, và những tiếng chuông kế tiếp một lúc một thêm gần nhau cho tới khi đổ hồi.

Ngọc đứng chờ đến mười lăm phút cho chú tiểu đánh xong hồi chuông cuối cùng, đặt vồ xuống gác.

- Sao chú phải cầu kinh thế mới đánh được chuông?

Lan cười:

- Đánh chuông phải đọc thần chú, chứ.

- Thần chú! Hay nhỉ?

- Nghĩa là mười câu niệm Phật, ba hồi, một trăm hăm ba tiếng.

- Vậy nhớ được cũng khó lắm nhỉ?

- Phải học thuộc lòng chứ.

- Những ba hồi, một trăm hăm ba tiếng! Thảo nào mãi bây giờ mới dứt hồi. Tiếng chuông thứ nhất của chú làm tôi thức giấc. tôi tiếc quá, vì đương giở cái chiêm bao.

Lan dịu dàng hỏi:

- Thưa ông, chiêm bao lành hay dữ?

- Chiêm bao thú lắm. Tôi thấy tôi đi với một người sư trẻ tuổi, chỉ vào trạc tuổi chú mày mà thôi. Chúng tôi đi trên con đường quanh co ngoắt ngoéo, ở giữa hai trái đồi. Cây cối um tùm, ánh trăng chiếu sáng qua những khe lá, bóng in xuống đất như gấm như hoa. Một lát sau chúng tôi đến một cảnh bồng lai. Dưới chân một ngọn núi, dòng nước chảy róc rách như tiếng gõ mõ, tên cành, chim hót véo con, bên mình, ai cười khanh khách. Tôi quay đầu lại, thì lạ quá! Bạn tôi đã biến thành một trang tuyệt thế giai nhân... Ấy chính lúc đó, tiếng chuông của chú làm tôi thức giấc.

Chú Lan bẽn lẽn:

- Mộng mị của ông đầu Ngô, mình Sở đến buồn cười!

- Lạ nhất là người con gái ấy lại là chú.

Chú tiểu hai má ửng đỏ. Chú cười sằn sặc như muốn giấu hổ thẹn rồi đáp lại:

- Nam mô A di đà Phật! Kẻ đã quả quyết xuất gia tu hành thì trai cũng thế mà gái cũng thế, có khác chi. Vậy bây giờ giá đức Thích già có dùng phép mầu nhiệm bắt tiểu này hóa ra làm gái, cũng không có gì thay đổi cả, kia mà. Tôi còn nhớ một hôm sư tổ giảng sự tích Phật, có dạy rằng:

"Phật bình sinh đối với đàn bà, con gái vẫn có bụng nghi ngờ, cho rằng bọn họ không những không đủ tư cách để tu hành được trọn vẹn mà lại thường làm sự ngăn trở sự tu hành của những kẻ thành tâm mộ đạo. Cho nên ngài thường dạy các môn đồ đối đãi với đàn bà con gái rất nên cẩn thận, phải xa lánh họ và ra công ngăn ngừa cho khỏi mắc vào lưới dục tình."

Sư tổ lại theo gương Phật mà dạy chúng tôi rằng: "Đối với đàn bà con gái phải coi họ như mẹ mình, khi họ hơn tuổi, hay bằng tuổi mình, và nếu họ kém tuổi mình thì nên coi em ruột mình, lúc nào cũng phải yên tâm yên trí như thế mới mong tránh được sự cám dỗ."

Tôi đã hết sức luyện tâm trí tôi được như lời sư tổ dạy, nên tôi coi đàn ông hay đàn bà không khác nhau chút nào, và ví phỏng bây giờ tôi hóa ra làm con gái, tôi cũng không biết là trai hay gái, chỉ nhớ rằng mình là người xuất gia tu hành mà thôi."

Ngọc ngờ Lan là gái, nên bịa đặt ra câu chuyện chiêm bao để dò ý tứ. Khi nghe Lan cố lấy giọng tự nhiên, diễn lời Phật dạy, Ngọc lại càng ngờ lắm. Chàng vừa cười vừa bảo chú tiểu:

- Chú cứ dốc lòng cầu nguyện được cãi nam vi nữ đi, đức Thích già sẽ chuẩn y cho sự ước vọng của chú được thành sự thật đấy.

Lan có vẻ ngẫm nghĩ, rồi đột nhiên hỏi Ngọc:

- Đời nay có thể có bậc Quan Âm Thị Kính không nhỉ?

Ngọc ngơ ngác hỏi lại:

- Thị Kính là ai thế, chú?

Lan mỉm cười:

- Vậy ra về đạo Phật ông kém cỏi lắm nhỉ? Thế mà muốn đi tu sao được! Bà Thị Kính tức Quan Âm, là một người Triều Tiên cải dạng nam trang để xuất gia đầu Phật...Chắc nay trong đám phụ nữ chả ai có gan dám cải dạng như thế.

Ngọc ngẩn người ra, nghĩ vơ nghĩ vẫn có ý buồn rầu. Quay lại thì Lan đã bước xuống thang.

- Chú xuống đấy à?

- Vâng, tôi đi thắp hương.

xin đọc tiếp phần 3
__________________
thành tình nhân đứng giữa trời không
khóc mộng thiên đường .. vta
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #3  
Old 05-27-2012, 09:58 PM
Tiêu Dao's Avatar
Tiêu Dao Tiêu Dao is offline
Thèm Bú Quanh Năm !
 
Tham gia ngày: Jan 2007
Bài gởi: 843
Default

Phần 3

Ngọc nấn ná ở chơi chùa Long Giáng đã mười hôm, tình thân mật đối với chú tiểu Lan một ngày một thêm khăng khít, đến nỗi cả chùa sư cụ cho chí ông Thiện, bà Hộ, đều biết rằng hai người là một cặp tri kỷ, ý hợp tâm đầu.

Từ hôm nói chuyện với chú tiểu ở trên gác chuông, mối hoài nghi của Ngọc một ngày một tăng. Trí nghĩ lúc nào cũng nhắc tới câu hỏi:

- Gái hay trai?

Hỏi rồi lại tự trả lời:

- Chả có lẽ là gái, những lời bàn về đạo Phật của chú tiểu có ý khinh bỉ cánh phụ nữ... Nhưng ta cũng ngốc tệ! Phải, nếu hắn là gái thì hắn càng cần phải làm thế để giấu ta chứ... Đích rồi, chính hắn là gái.

Hôm ấy Ngọc hai tay chắp sau lưng, thung thăng đi bách bộ dưới rặng thông già.

- Ta hẹn cho ta mười hôm nữa là cùng, phải tìm ra sự bí mật này.

Lúc ấy có tiếng ai gọi:

- Thầy phán!

Ngọc quay đầu lại. Một bà lão cắp rổ chè tươi rảo bước đi tới.

- Bà cụ gọi tôi?

- Thầy có phải ở chùa Long Giáng không?

- Phải, cụ hỏi điều gì? Hay cụ muốn bán chè?

- Tôi nhờ thầy bảo giùm chú Lan cho rằng đừng chờn vờn đến nhà tôi nữa mà có ngày què cẳng.

- Sao vậy cụ?

Bà lão mặt hầm hầm tức giận:

- Ai lại đã tu hành còn ghẹo gái...

- Cụ lầm đấy? Chẳng khi nào chú Lan lại bậy thế.

- Chả khi nào! Con cháu nhà tôi từ ngày nó gặp chú ấy nó sinh ốm, sinh đau, mất ăn, mất ngủ.

Ngọc cười:

- Thế thì lỗi ở cháu cụ, chứ ở đâu chú Lan! Đừng ngờ cho người ta tội nghiệp, cụ ạ.

- Nếu nhìn nó, chú ấy không cười cợt nhí nhãnh thì đâu nên nỗi.

- Được, cụ để tôi về bảo chú ấy cho.

Bà lão vui vẻ:

- Vâng, thầy giúp cho. Tôi chào thầy ạ.

- Không dám, chào cụ.

Ngọc chau mày, lo lắng tự hỏi:

- Lạ nhỉ, có lẻ hắn là trai thật sự ư? ... Mà sao hắn lại không phải là trai? Trí ta tiêm nhiễm tiểu thuyết quá, hóa quẩn mất rồi.

Ngọc loay hoay suy nghĩ vừa đi vừa nhìn xuống đất. Bỗng nghe tiếng sột soạt trong vườn chè bên con đường hẻm. Kiễng chân nhìn qua hàng rào, thấy chú Mộc đương buộc bó cành khô, Ngọc chào:

- Kìa, chú tiểu.

Chú Mộc chưa kịp đáp lại, chàng đã lấy tay rẽ một lối bước vào vườn:

- Chú đã nhặt đủ hai ôm rồi à? Đưa lạt tôi bó giúp cho một bó.

- Thôi, ông để mặt tôi, không bẩn áo.

Ngọc ngắm chú Mộc từ chân đến đầu, mủm mỉm cười. Chú Mộc ngước mặt thấy chàng cười chẳng hiểu chi cũng cười, có biết đâu rằng Ngọc đang so sánh chú với chú Lan, một người quê mùa cục mịch, một người trắng trẻo xinh xắn. Ngọc thốt nhiên hỏi:

- Sao tên chú ấy lại là Lan nhỉ? Như tên con gái ấy.

Mộc giảng nghĩa:

- Lan là tên cụ đặt cho. Tên chú ấy chính là Thận kia.

- Sao cụ lại đổi tên cho chú ấy thế nhỉ? Tên Thận cũng hay chứ.

- Vì ai mới tu hành cũng phải bỏ tên cũ, rồi sư tổ đặt cho một tên mới, chọn trong các giống huê, chẳng hạn huê lan, huê quỳ, huê hồng...

Ngọc nghĩ thầm:

- Ra ta lầm to, ta cứ tưởng Lan là tên con gái, té ra chỉ là một tên sư cụ đặt cho. Khen thay sư cụ cũng khéo tìm được cái tên xứng đáng...

Chú tiểu lại nói:

- Chú đặt cho chú ấy cái tên Lan là vì chú ấy tới chùa vào đầu mùa xuân.

Ngọc muốn gợi chuyện:

- Nghe đâu chú ấy không được đứng đắn thì phải.

- Không, chú ấy đứng đắn lắm, mộ đạo lắm.

Ngọc lẩn thẩn hỏi:

- Chú ngủ cùng buồng với chú Lan chứ?

- Không tôi vẫn ngủ ở nhà trai. Còn chú Lan, cụ tin yêu giao cho giữ buồng kho, nên hôm nào cũng ngủ trong buồng kho, cài then kỹ lưỡng lắm. Nhiều hôm đêm khuya gọi, lay thức gì rất khó khăn.

Một tia ngờ nẩy trong trí Ngọc: làm gì mà cẩn thận quá thế? Thôi, chắc hắn là con gái rồi.

Ngọc ở nương chè về, dáng điệu buồn rầu đứng tựa cột hiên chùa, nhìn vơ vẫn. Dưới chân đồi, thẳng cửa Tam Quan trông ra, con đường đất đỏ ngòng ngoèo đi tít về phía rặng tre xanh biếc, bao bọc mấy xóm xa xa. Bên đường lạch nước vẳng lặng phản chiếu ánh mặt trời lấp lánh như tấm kính dài.

Cảnh đẹp bỗng gợi lòng thích hội họa của Ngọc.

Xưa nay chàng đi chơi đâu cũng thường đem theo giấy cùng hộp màu thủy họa. Chàng liền xuống nhà trai mở va li lấy các họa cụ lên ngồi vẽ.

Đương hý hoáy trộn pha màu, nghe có tiếng cười khúc khích sau lưng, Ngọc quay lại và kêu: "Chú Lan!" Đương buồn, gặp chú tiểu, chàng lại thấy lòng vui. Chàng cũng chẳng hiểu vì sao cứ vắng chú lâu lâu, là cảm thấy mình nhớ vơ, nhớ vẫn như thiếu cái gì mà không nhận ra. Song ở nơi hẻo lánh không mấy ai biết nói câu chuyện cho ra câu chuyện thì hai người trí thức làm gì mà chẳng chóng thành một cặp tri kỷ. Cái đó có chi lạ!

Chú Lan nghiên đầu ngắm nghía bức tranh rồi bình phẩm:

- Cây đại ông vẽ sao không có ngọn?

- Không cần có ngọn.

- Vẽ thế sái.

Ngọc mỉm cười:

- Nhưng gần quá thì trông sao đủ toàn thân cây được?

- Thêm vào chứ! Mà cảnh của ông không có người.

- Ấy tôi cũng biết thế, chính tôi đương muốn tìm một người làm kiểu mẫu hộ. Hay chú đứng cho tôi vẽ nhé?

- Cứ nghĩ ra mà vẽ không được à?

- Cũng được, nhưng không đẹp, vì không giống hệt dáng bộ... đi, chú làm ơn ra đứng tựa gốc cây đại cho một lát.

- Vâng, thì ra. Nhưng ông vẽ mau lên nhé.

Ngọc đặt cái bìa cứng lên hai đùi, cầm bút chì ngồi nghĩ ngợi:

- Chú nhìn ngang về phía rặng đồi bên tả. Được đấy. Chú đứng yên cho.

Độ mười lăm phút sau, Ngọc hai tay cầm giơ bức tranh. Nhắm một mắt lại ngắm nghía rồi mủm mỉm cười:

- Xong rồi, cảm ơn chú.

Lan vội vàng bước lại gần ngưỡng cửa, chỗ Ngọc ngồi. Thoạt nhìn, chú kinh ngạc:

- Chết! Sao lại vẽ tôi mặc áo tứ thân như con gái thế?

- Không hề chi. Tôi chỉ mượn chú làm mẫu để vẽ một người con gái đẹp thôi mà.

Chú Lan có dáng không bằng lòng, nguây nguẩy quay đi. Ngọc vội giật lại:

- Này chú, chú giận tôi đấy à?

Lạnh lùng, chú tiểu đáp:

- Ông khinh tôi quá. Lần này không biết là lần thứ mấy, ông chế riễu tôi, ông coi tôi như một người con gái.

- Không phải là tôi dám khinh chú. Chỉ vì chú đẹp trai lắm kia. Mọi lần, tôi không nhớ, nhưng lần này thì tôi xin lỗi chú, quả thực tôi không có ý gì chế riễu chú, tôi chỉ muốn vẽ bức tranh cổ tích.

Chú Lan tuy giận mà cũng không nhịn được bật cười:

- Tranh cổ tích thì cần gì có hình tôi?

- Ấy thế mới vẽ chú ra một người con gái... Chính tôi muốn thuật lại bằng nét bút sự tích bà công chúa đời đức Nhân Tôn xuất gia đầu Phật, câu chuyện chú kể cho nghe bữa nọ ấy mà...

- À ra thế.

- Đây chú coi: công chúa vừa tới chùa, đứng tựa gốc đại già, nhìn về phía Thăng Long, nghĩ tới đức vua cha cùng hoàng hậu, rầu rầu giọt lệ rơi trên má...

- Thế thì ông vẽ sai rồi. Công chúa quả quyết đi tu, mới tới chùa là vui đạo Phật ngay...

- Truyện thực tế vẫn thế. Nhưng tôi muốn tả cái tâm tình công chúa lúc bấy giờ đương phân vân nửa muốn quay về nơi đế đô vì sơ cha mẹ nhớ thương, nửa muốn ở lại mà tu thành quả phúc.

Lan mỉm cười, Ngọc thấy Lan cười cũng cười theo, rồi nói luôn:

- Lúc bấy giờ có tiếng chuông chùa ngân nga như để đánh tỉnh cơn mê, như để gột rửa linh hồn trần tục của công chúa...

Lan lại cười:

- Ông vẽ sao được tiếng chuông?

- Vẽ được. Nghĩa là vẽ công chúa, con mắt lờ đờ ngước nhìn trời như đương nghe chuông chùa mà cầu khấn đức Thích già Mâu ni, xin ngài cứu vớt cho thoát được chốn trầm luân.

- Nếu ông vẽ được thế thì khéo lắm. Còn vẽ công chúa mặc áo tứ thân thì chắc ông theo sự tích Phật và Phật tổ khi đã rời bỏ cung điện, liền cởi bộ gấm đổi lấy áo cà sa của một vị hòa thượng...

Ngọc tuy không hiểu sự tích Phật cũng trả lời liều:

- Ấy chính thế.

Một lúc lâu, hai người ngồi im lặng trên thềm hiên chùa, mỗi người như đương theo đuổi một ý tượng riêng.

Về phía đông nam mấy trái đồi phản chiếu ánh chiều tà nhuộm một sắc da cam. Nền trời xanh nhạt, lơ thơ mấy áng mây hồng. In trên cánh đồng lúa chín, màu vàng thẫm, con cò trắng thong thả bay về phía tây, đôi cánh lờ đờ cất lên đập xuống loang loáng ánh mặt trời. Bên cái quán gạch cũ, ẩn núp dưới đám mây đen, trên con đường hẻm, và ba đứa mục đồng cưỡi trâu hát ngêu ngao trở về trong xóm.

Ngọc cất tiếng hỏi Lan:

- Trong cảnh này tôi tưởng tượng như còn thiếu một thứ gì.

- Ấy là ông tưởng tượng đó thôi.

- Phải. Cái cảnh đẹp thế kia, êm đềm thế kia, dịu dàng thế kia, tôi coi vẫn như không có linh hồn. Cũng như lúc nãy chú bình phẩm bức tranh của tôi, chê rằng thiếu vẻ hoạt động vì không có vẽ người...

Lan cười hỏi:

- Vậy thiếu cái gì?

- Thiếu ái tình... vì cảnh yên lặng, diễm lệ này. Tạo hóa chỉ để riêng cho những người biết yêu thưởng thức.

Lãnh đạm Lan trả lời:

- Không phải. Thiếu tiếng chuông, vì đến giờ thỉnh chuông rồi mà tí nữa tôi quên baÜng.

Dứt lời Lan vội vàng cắm đầu chạy. Ngọc gọi: Đợi tôi với!

Rồi cũng chạy theo sau.

Khi lên đến đầu thang gác chuông, bỗng Lan kêu rú lên một tiếng, lùi lại. Ngọc vừa bước tới, thành thử Lan ngã ngay vào lòng chàng. Ngọc ôm bạn lim dim cặp mắt:

- Cái gì thế?

Câu hỏi như đánh thức linh hồn chú tiểu. Chú giật mình ẩy mạnh Ngọc ra rồi chạy tuột xuống chân thang. Ngọc theo xuống:

- Cái gì mà chú sợ hãi quá thế?

Lan thở hồng hộc ngồi xệp xuống bậc thang, nói không ra tiếng:

- Con.... rắn!

Ngọc ngơ ngác:

- Con rắn à? Chú trông thấy ở đâu? To hay bé?

Lan, mặt còn tái như gà cắt tiết, nhưng đã hơi hoàn hồn, mỉm cười gượng, trả lời:

- Bằng cái đũa cả ấy. Nó có đốm hoa.... Giời ơi! Hú vía!

- Chú để nó đấy cho tôi.

Ngọc quay đi tìm khí giới. Mấy phút sau chàng trở lại đem theo một cây đòn sóc. Lan đã hết sợ, ngăn lại:

Thôi, ông đừng đánh người phải tội. Ở nhà chùa không được sát sinh.

- Thế nó cắn mình nó có phải tội không.

Vừa nói chàng vừa xăm xăm chạy lên thang. Khi chàng gần tới nơi, Lan ngửa mặt trông, lo lắng:

- Ông hãy đứng lại nhìn quanh xem nó nằm ở chỗ nào đã, chẳng nhở vô ý dẫm phải nó, nó cắn thì khốn.

Ngọc theo lời, kiễng chân nhìn khắp một lượt rồi cúi xuống gọi:

- Chú Lan! Cứ lên. Nó chạy rồi, không thấy nó đâu nữa.

Chàng rón rén bước lên rồi xem xét lại một lượt khắp các xó gác chuông. Chú Lan cũng đã tới, nhớn nhác nhìn chung quanh chưa hết sợ.

- Bây giờ thì chú cư yên tâm niệm Phật thỉnh chuông. Rắn có trở lại đã có tôi tiếp chiến.

Câu nói khôi hài đã khiến hai người cười ran.

Rồi Lan bắt đầu thỉnh chuông. Còn Ngọc thì chống đòn sóc tựa vào tường, đứng khoanh tay, phưỡn ngực hút thuốc lá, trông ra dáng một tay hào hiệp và có vẻ tự phụ bênh vực được một người yếu đuối đã saÜn lòng ký thác sự bảo hộ cho mình.

Đêm hôm ấy, Ngọc trằn trọc loay hoay trên chiếc giường tre, không sao ngủ được, trong lòng nghĩ vẫn, nghĩ vơ. Vì lúc chú tiểu sợ hãi ôm chầm lấy Ngọc, Ngọc có một cảm giác khác thường. Cảm giác ấy vẫn còn man mác trong lòng. Ngọc tự hỏi: "Sao khi anh em bạn ta đùa ôm ta như thế, ta không thấy tim hồi hộp? ... À phải rồi, chỉ vì ta yên trí rằng chú Lan là con gái".

Ngọc bỗng bật cười, cười sằng sặc. Đêm khuya thanh vắng, Ngọc tự nghe tiếng cười của mình khanh khách giữa khỏang im lặng thì rùng mình ghê sợ.

Nằm mãi không ngủ được, Ngọc liền dậy mặc quần áo đi bách bộ ngoài hiên. Hôm ấy vào hạ tuần, trăng vừa mọc, trông như cặp sừng trâu treo ngược trên đỉnh đồi. Cũng là trăng khuyết nhưng đối với trí tưởng tượng của Ngọc thì trăng thượng tuần trông dịu dàng âu yếm mà trăng hạ tuần trông lạnh lẽo buồn tẻ.

Ngọc đi đi lại lại không biết bao nhiêu lượt trên hiên nhà trai. Khi tới phòng chứa là chỗ chú Lan ngủ thì như có sức mạnh thiêng liêng gì giữ chàng lại. Chàng dừng bước đứng lắng tai nghe. Không một tiếng gì lạ, chàng lại đi.

Một lần, Ngọc áp má vào cánh cửa buồng. Bỗng cánh cửa mở tung ra, làm Ngọc suýt té nhào. Thì ra buồng kho không có ai. Ngọc đứng nhìn quanh khắp một lượt, nghĩ thầm:

"Quái! chú này đêm khuya đi đâu thế? Được, ta cứ thung thăng bách bộ, thế nào hắn cũng trở về buồng." Khi đến đầu hiên bên kia, Ngọc trông lên chùa trên, nhác thấy ở chỗ khe cửa tò vò có một vật đen đen vừa đi vụt qua. Liền lần tới, se sẽ ẩy cửa bước vào.

Trong chùa lờ mờ tối. Trên bàn thờ, ngọn đèn dầu lạc leo lét chiếu ánh. Một cái bóng đen với bó hương tỏa khói.

Ngọc trụt giầy rơm, rón rén lại gần, thì thấy chú Lan cắm hương vào bát hương, rồi quỳ trên bục gỗ, chấp tay lâm râm cầu khẩn. Ngọc tuy núp sau cái cột ngay bên cạnh, nhưng vì Lan khấn nhỏ quá, không nghe rõ; chỉ thỉnh thỏang lọt vào tai Ngọc những mẩu câu, đại khái "Phù hộ cho đệ tử... đủ nghị lực... xa chốn trầm luân..." Lạ nhất là luôn luôn Ngọc nghe rõ Lan nhắc đến tên mình đi liền với một tên khác, hình như Thi thì phải.

Ngọc liền ở chỗ ẩn núp đi ra, định đến vỗ vai chú tiểu. Nhưng bấy giờ tâm trí để cả vào sự cầu nguyện, Lan không biết rằng Ngọc lại gần, thành thử chàng đứng ngay sau lưng mà chú vẫn không ngờ. Ngọc bỗng giật mình kinh sợ, vì chàng vừa nghe chú tiểu khấn một câu ghê gớm:

"Đệ tử đã dốc lòng tin mộ đạo, không ngờ nay mới biết lòng trần tục vẫn chưa rũ sạch. Nhưng đệ tử xin thề ở trước mặt đức Từ bi..."

Nghe tới đó, Ngọc rón rén lui về phía cửa, rồi lẳng lặng bước ra.

xin đọc tiếp phần 4
__________________
thành tình nhân đứng giữa trời không
khóc mộng thiên đường .. vta
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #4  
Old 05-27-2012, 10:00 PM
Tiêu Dao's Avatar
Tiêu Dao Tiêu Dao is offline
Thèm Bú Quanh Năm !
 
Tham gia ngày: Jan 2007
Bài gởi: 843
Default

Phần 4

Sáng hôm sau rong chùa Long Giáng kẻ tới, người lui, có vẻ tấp nập rộn rịp.

Dưới nhà ngang đối diện với nhà trai, ông Hộ và ba, bốn người làng đến giúp việc đứng bên chiếc bàn dài, kẻ lau lá mít kẻ đóng oản, tiếng kêu chí chát. Chốc chốc lại thấy có người đội voi giấy, ngựa giấy và những hình nhân đến.

Ngọc tuy lần đầu được mục kích quang cảnh ấy ở chùa, nhưng cũng chẳng lưu ý tới. Lòng chàng đương băn khoăn về câu chuyện tối hôm qua, nên nhớt nhác chàng đi tìm Lan để dò cho ra bí mật.

Lên trên chùa chàng gặp chú Lan đương cầm phất trần phẩy bụi ở các pho tượng, còn chú Mộc thì lúi húi lau các cây đèn nến và bình hương, ống hoa. Ngọc lại gần hỏi:

- Chùa ta sắp có việc gì mà có vẻ náo nhiệt thế?

Chú Mộc quay lại trả lời:

- Hôm nay bắt đầu làm chay cho vong linh ông Hàn.

- Thảo nào ở nhà tổ thấy nhiều đồ mã thế.

Ngọc chỉ hỏi, chỉ nói cho qua quýt, nhưng bao tinh thần đều chăm chú cả vào Lan, mong cho chú Mộc bỏ đi để được ở lại một mình với Lan. Im một lúc lâu, chàng lại vơ vẫn hỏi Mộc:

- Chú không xuống nhà giúp việc đóng ỏan?

- Không phải việc của tôi.

Câu trả lời cộc lốc khiến Ngọc khó chịu. May sao, chú Lan như giúp nguyện vọng của chàng, bỗng bảo chú Mộc chạy qua xuống nhà tổ xem sư cụ có truyền điều gì không, vì hai người cắm cúi suốt từ sáng sớm đến giờ ở trên chùa. Ngọc nghĩ thầm: "Hắn vô tình hay hắn muốn ở lại một mình với ta? " Song tuy được như lòng ước mong mà chàng cũng chẳng biết hỏi câu gì? Quái lạ, trước chàng mới ngờ bạn là gái thì đứng trước mặt bạn, cử chỉ ngôn ngữ còn được tự nhiên. Nay đoán chắc bạn là gái rồi thì lại thấy mình bẽn lẽn, ngượng nghịu. Có lẽ đó là tính nhút nhát của con người có giáo dục, có lương tâm. Hay đó chính là ái tình?

Ngọc mủm mỉm cười. Trong lòng sung sướng, chàng đương tìm cách khai mào câu chuyện. Bỗng có tiếng guốc lộp cộp. Ngoảnh lại, thì sư cụ đã đến gần, cười bảo Ngọc:

- Cháu lên đây để nghỉ ngơi, cần được yên tĩnh mà gặp tuần chay thế này chắc phiền cho cháu lắm nhỉ?

- Bạch cụ, cũng không sao ạ. Nhưng cháu ở chùa làm phiền cụ và làm khó nhọc cho các chú tiểu, tới nay đã hơn nửa tháng, nên cháu muốn xin phép cụ mai cháu về Hà Nội.

Ngọc vừa nói vừa nhìn Lan xem Lan có tỏ ra vẻ mặt vui, buồn chăng, nhưng vẫn thấy Lan điềm nhiên đứng cầm phất trần phẩy bụi, không hề lưu ý đến mình.

Sư cụ ngẫm nghĩ một lát, rồi trả lời:

- Nếu cháu sợ chuông trống làm ầm ỹ thì bác chả dám giữ.

- Bạch cụ, không phải thế.

- Hay cháu sợ ngăn trở việc học của cháu. Nếu chỉ có thế thì cháu cứ kê các tên sách cháu cần dùng, vài hôm nữa bác bảo chú Lan về Hà Nội lấy lên cho cháu.

Ngọc ngỏ lời xin về là chỉ để dò ý tứ Lan, nên thấy sư cụ giữ thì đứng im. Sư cụ biết Ngọc thuận ở lại quay ra bảo Lan:

- Xong việc làm chay, chú về Hà Nội...

Ngọc vội đỡ lời:

- Bạch cụ, cháu đã đem đủ các sách rồi.

- Thế thì càng hay. À, này cháu, bác nghe nói Tây người ta cũng dịch kinh Phật, có phải không?

- Bạch cụ, vâng. Nhất là một quyển của người Đức, cháu nghe nói có giá trị lắm, nhưng cháu chưa đọc.

- Cháu biết tiếng Đức à?

- Bạch cụ không, nhưng sách ấy có bản dịch chữ Pháp.

- Vậy thì cháu nên mua mà xem để biết qua đạo Phật.

Ngọc nhìn Lan mỉn cười:

- Bạch cụ, để rồi cháu nhờ chú Lan giảng cho cũng đủ.

- Chú ấy đã biết gì. Nhưng cháu còn bận bao nhiêu thứ. Khi nào thi đỗ đã rồi hãy khảo cứu về đạo Phật cũng được. Cháu chỉ nên biết rằng đạo Phật huyền bí lắm, chứ những điều trông thấy ở trước mắt không phải là điều cốt yếu của đạo Phật đâu. Cho chí những việc lễ bái, đàn chay cũng là phải có để khuyên đàn bà và những kẻ vô học làm điều thiện đó thôi.

Sư cụ đứng nhìn quanh một lượt rồi hỏi chú Lan:

- Chú Mộc đâu?

- Bạch cụ, chú Mộc vừa xuống nhà Tổ.

- Chú ấy chưa đi mời các sư ông chùa Long Vân, Hàm Long đến dự lễ à?

- Bạch cụ, chưa.

- Thôi chú ở lại sửa soạn, quét tước để ta bảo chú Mộc đi ngay kẻo muộn.

Sư cụ vội vàng đi ra.

Ngọc đứng ngắm chú Lan làm việc, cố tìm cách gợi câu chuyện bí mật. Chàng đến gần nói:

- Tôi xin về, cụ chưa cho về, chán quá!

Lan không quay lại, trả lời:

- Ông quen ở nơi đô hội náo nhiệt, lên đây thấy cảnh chùa chiền tịch mịch chắc buồn lắm.

- Không phải thế. Tôi chỉ sợ tôi ở đây lâu làm phiền chú, mà lại phiền cả cho tôi.

- Sao lại phiền đến tôi được, thưa ông? Còn như ở đây có ai làm phiền ông thì ông cứ lên bạch cụ.

Nghe câu trả lời gióng giẳng. Ngọc mủm mỉm cười, rồi bạo dạn nhìn thẳng vào mắt chú Lan và nói:

- Có gì phiền đâu, chỉ vì trước kia tôi yêu một người hình dung, diện mạo như hệt chú...

Chú Lan điềm nhiên nói tiếp:

- Nên nay ông gặp tôi lại nhớ tới, A di đà Phật, người tình nhân của ông, phải không?

- Chính thế! Tình nhân của tôi tên là Thi.

Lan khẽ hỏi:

- Tên là Thi?

Chú mặt ngẫm nghĩ, rồi ngẩng phắt lên mạnh bạo nhắc lại:

- Tên là Thi, thưa ông?

- Phải, tên là Thi, Chú là lạ chăng?

- Cũng hơi lạ.

Lan chỉ mỉm cười không trả lời. Ngọc càng ngờ lắm giả vờ kể lể chuyện riêng:

- Tôi yêu cô Thi, sắp sửa hỏi làm vợ thì bỗng cô ấy đi đâu mất. Dáng chừng chú cũng quen biết cô ta nên cho là một sự lạ chứ gì? Có người bảo tôi rằng cô ấy đi tu, nên tôi cứ lần mò các chùa chiền để đi tìm...

Lan nghe tới đó cười khanh khách nói tiếp theo:

- Vậy ra ông tới chùa Long Giáng chỉ có một mục đích ấy? Nhưng cô Thi tôi quen biết chắc không phải là cô Thi của ông đâu, xin ông đừng vội mừng. Đáng lẽ ở trước cửa từ bi chẳng nên nói tới câu chuyện nhăng nhít, nhưng xin Ngài cũng thấu nỗi khổ tâm của kẻ tu hành này mà tha thứ cho. Ông nghe câu chuyện của tôi sắp kể đây xin giữ bí mật cho, nhé!

- Được, tôi xin giữ bí mật.

- Có gì đâu! Gần đây, một người thiếu nữ hơi có chút nhan sắc, hễ gặp tôi là thả lời chòng ghẹo, tôi van thế nào cũng không được. Tên cô ấy là Thi. Vì thế thường thường đêm khuya tôi vẫn lên Chùa cầu nguyện đức Thích ca phù hộ và giáng phép mầu nhiệm cho cô ta tỉnh ngộ mà buông tha cho kẻ tu hành này ra.

Ngọc nghe câu chuyện, ngẫm nghĩ: "Có lẽ nào lại thế? Hay hắn biết ta đã khám phá được sự bí mật của hắn nên hắn bịa ra câu chuyện ấy? " Đã toan hỏi căn vặn, thì bỗng chú Lan nói một mình:

- Chết chửa! Chưa bảo ông Hộ đi mượn bàn.

Rồi chú hấp tấp chạy xuống nhà.

Lan tưởng làm thế để đánh trống lảng, nhưng ngờ đâu càng khiến Ngọc đoán chắc chú là gái. Vì Ngọc nhận ra rằng hễ khi nào câu chuyện đến chỗ nguy hiểm là Lan tìm cớ nọ cớ kia để xa lánh. Ngọc mừng thầm nói một mình: "Có tài thánh cũng không giấu nổi ta".

Vừa nói rứt câu đã thấy Lan ở dưới chạy lên, nét mặt thản nhiên tươi cười. Ngọc ỡm ờ hỏi:

- Chắc tối hôm nay làm chay có chạy đàn, thì thế nào cô Thi cũng đến xem nhỉ?

Lan vô tình không hiểu:

- Cô Thi nào?

- Cô Thi của chú, chú đã quên rồi.

- Nam vô A di đà Phật! Ông chớ nói đùa, nhỡ đến tay cụ thì còn ra sao?

- Nhưng chuyện có thực đâu mà chú sợ... Chú ạ, cô Thi của chú yêu chú, mà chú không thể yêu được, còn cô Thi của tôi, thì tôi yêu mà cô lại không thể yêu được tôi, hay cô không muốn yêu tôi.

Chú Lan nghiêm sắc mặt trả lời:

- Nếu ông còn muốn tôi nói chuyện với ông thì xin từ nay ông đừng đem những chuyện bậy bạ kể cho tôi nghe nữa.

- Xin vâng. Chỉ vì tôi coi chú là người bạn thân của tôi nên mới dám ngỏ tâm sự với chú. Nhưng chú không muốn nghe thì thôi, can chi mà chú phải giận.

Lan, mặt đỏ bừng, trách Ngọc:

- Xin ông biết cho rằng vì tôi thấy ông là người có lễ độ, có học vấn nên thỉnh thỏang muốn đem đạo Phật ra bàn cùng ông, cho rộng kiến thức. Nhưng nếu chỉ là câu chuyện bất chính, phạm tới tám điều răn thì xin từ nay ông tha cho.

Ngọc cười gượng:

- Thôi, xin lỗi chú.

° ° °

Luôn hai tối các nhà sư ở những chùa lân cận tiếp được giấy mời của sư cụ Long Giáng về tề tựu đến dự lễ rất đông.

Ngoài sân chùa, ở giữa bày ba tầng án thư chồng lên nhau theo hình bậc thang. Hai bên cũng đều có án thư. Nến thắp linh tinh, ánh sáng phản chiếu vào những mặt kính tròn ở các mũ giấy bày la liệt, trong lấp lánh tựa những ngôi sao.

Đêm nào các nhà sư cũng cắt lượt nhau tụng kinh đến tận hai, ba giờ sáng, hoặc ngồi ở chiếu giữa, hoặc đứng sát các án thư bên. Cứ xong một lần tụng niệm lại có đánh trống lớn, trống con, thanh la, não bạt, nghe rất là inh ỏi.

Đêm thứ ba vào đàn giải kết.

Sư cụ chùa Long Giáng vì già yếu, mà việc đàn chay lại khó nhọc, nên một đồ đệ của cụ là sư ông chùa Long Vân đứng chủ trương. Sư ông ngồi ở chiếu giữa, tụng kinh một lúc lại chạy vòng quanh đàn vài vòng, nhanh hay chậm tùy theo nhịp trống. Sau lưng sư ông gần hai chục người chạy theo, nào tiểu, nào vãi, nào thiện nam, tín nữ cùng là những người nhà sự chủ.

Đứng ngắm một tràng người, tay chấp ngực chạy lượn quanh co, khi tiến, khi lui rất nhẹ nhàng, ăn nhịp, như lăn trên đôi bánh xe nhỏ, Ngọc tưởng tượng đến những người bằng giấy trong chiếc đèn kéo quân đêm hôm rằm tháng tám.

Chạy xong một tuần, sư ông lại vào chiếu giữa múa mênh quyết ấn trông rất dẻo tay, rồi cầm kéo cắt những đồng tiền kết giấy thành hình người và treo lủng lẳng ở ba hàng giây chăng quanh bàn. Mỗi lần cắt bốn, năm đồng kỳ cho hết là tan đàn.

Trong khi ấy thì những người tì tùng hoặc ngồi lễ ở sau lưng sư ông, hoặc đứng sang một bên, lẩn vào chỗ người đi xem.

Ngọc đứng chờ ở một xó, hễ thấy chạy xong một lần lại vẫy gọi chú Lan nhờ giảng nghĩa hộ. Đến lần thứ ba, thứ tư, Ngọc chỉ gật sẽ một cái, Lan đã vội chạy lại.

Ngọc cười, hỏi Lan:

- Này chú, sau lại có cả hai người kia cũng chạy đàn?

- Hai người nào?

- Một người gánh một gánh cỏ và một người buộc con ngựa giấy vào mình trông như cưỡi ngựa vậy, nhất nghe tiếng nhạc kêu càng thấy hệt lắm.

- Đấy là người giữ ngựa và người cắt cỏ cho ngựa ăn, đi theo hầu thầy Đường Tăng sang Tây Trúc thỉnh kinh. Đàn này tức là ôn những sự tích đi lấy kinh.

Bấy giờ có tiếng ai the thé trả lời ở sau lưng:

- Sự tích ấy tôi cũng biết, chép trong chuyện Tây Du chứ gì?

Ngọc quay lại thấy một cô xinh xắn, nước da bánh mật, con mắt ti hí, vận gọn gàng như phần nhiều các cô gái quê vùng Bắc. Chàng nói đùa một câu:

- Cô bảo cô biết sự tích thì cô thử kể lại cho tôi nghe xem nào?

Cô kia cho là Ngọc chế nhạo, cúi đầu không trả lời. Ngọc đoán ngay là cô con gái phải lòng chú, liền lại hỏi:

- Có phải cô Thi của chú đây không?

- Nam mô A di đà Phật!

Ngọc chưa kịp hỏi câu thứ ba, chú Lan đã vội vã trông đàn, vì lúc bấy giờ cắt kết xong, sư ông đã trở ra sân để chạy. Ngọc nhìn theo thấy người con gái ban nảy cũng chạy, liền ngay đằng sau chú Lan, nét mặt hớn hở, khiến chàng không thể nhịn cười được.

Đàn vừa tạm nghỉ, Ngọc lại ngay chỗ hai người, mỉm cười và khen ngợi:

- Chú chạy đẹp quá, nhất có cô... Cô gì, à cô Thi, chạy theo sau càng đẹp lắm.

Người con gái nghe gọi đến tên Thi thì ngơ ngác nhìn Ngọc rồi lại nhìn chú Lan. Ngọc thấy thế nhớ ngay đến câu chuyện khấn khứa đêm hôm nào. Chàng nghĩ thầm: "Thôi đích rồi, hắn bịa ra câu chuyện để chống chế chứ gì." Tuy biết vậy chàng vẫn vờ như không lưu ý đến vẻ mặt ngạc nhiên của cô gái quê. Không những thế, chàng còn cố làm lạc hẳn câu chuyện đi và vẫn vơ hỏi cô kia:

- Cô biết chuyện Tây Du à?

- Vâng, tôi biết! Em tôi vẫn mượn sách của con ông Bá về nhà đọc, tôi được nghe... Truyện vui lắm kia... nhỉ, chú Lan nhỉ?

Lan nghiêm nghị trả lời:

- Tôi không biết mà tôi xin cô đừng nói chuyện với tôi nữa, tôi nghe chuyện cô đâu.

Cô ả cười, ngả nghiêng cái đầu và cất giọng nủng nịu:

- Không nghe tôi cũng cứ nói.

Chú tiểu càng giận:

- Mà tôi bảo cho cô hay, cô không được phép vào trong đàn. Chỉ các sư, các tiểu, các vãi, cùng người nhà sự chủ là được phép chạy đàn mà thôi.

Cô kia vẫn nhoẻn cặp môi đỏ thắm quết trầu:

- Tôi cứ chạy...Tôi sắp xin làm vãi kia.

Ngọc thấy cô ả đỏng đảnh quá cũng phải gượng và đâm cáu:

- Rõ khéo cô này, người ta đã xuất gia tu hành lại còn cứ trêu chọc người ta mãi.

Cô gái quê xấu hổ đứmg im. Lan mỉm cười nhìn Ngọc như để cảm ơn, rồi nói luôn:

- Phải không, ông? Người ta đã xuất gia tu hành thì không nên trêu ghẹo người ta nữa chứ?

- Phải lắm.

Ngọc trả lới ngớ ngẩn như vậy vì trí chàng đương bận tới câu hỏi của Lan. Chàng cho câu hỏi rất đáng ngờ và có một ý nghĩa trực tiếp đối với mình, chứ không liên can gì đến cô kia. Tuy đoán chắc thế, chàng vẫn tảng lờ như không biết gì hết, vì chàng đã nghĩ ra được một kế rất diệu sắp đem thi hành.

Đến đàn thứ năm, chú Lan mỉm cười gật chào Ngọc ở lại để vào chạy đàn. Nhưng Ngọc giữ vẻ mặt lãnh đạm, rồi quay sang phía cô gái quê, ghé mồm vào tận tai, thì thầm:

- Cô ở lại, đừng vào trong đàn nữa, tôi nói cho cô nghe một câu chuyện hay.

Cô ả đỏ bừng mặt không trả lời, nhìn theo Lan. Còn chú tiểu thì có dáng tức giận lắm.

Trong khi chạy đàn, hễ chú Lan đến gần chỗ hai người đứng thì Ngọc lại làm bộ ghé gần vào cô láng giềng chuyện trò thân mật. Ngọc hỏi:

- Tên cô là Thi, phải không?

- Không, tên em có là Thi đâu? Em là Vân kia mà. Ban nãy em thấy ông gọi em là Thi, em buồn cười quá....

- À, ra là cô Vân. Nhưng cô chớ nói với chú Lan rằng tôi biết tên cô là Vân nhé, chú ấy ghen đấy. Vậy, này cô Vân, sao chú Lan tu hành mà cô cứ trêu ghẹo chú ấy thế?

Vân giả vờ không nghe rõ, nhìn đi nơi khác.

Ngọc nói lại:

- Quyến rũ người tu hành, tội chết!

Câu chuyện đến đấy thì chú Lan ở trong đàn đi ra, mặt hầm hầm, đứng gần lại chỗ hai người. Ngọc làm bộ như không trông thấy chú, vẫn cứ nghiễm nhiên thì thầm với Vân.

Lan cười gằn:

- Này cô...kia, khuya rồi đi về chứ, chẳng mai bà cô chửi chết.

Ngọc không để Vân kịp trả lời, nói đỡ ngay:

- Thì việc gì đến chú đấy, để mặc cô ấy xem chứ.

Nhưng Vân nói sẽ với Ngọc:

- Thôi để em về, không chú Lan giận.

Ngọc cũng hỏi sẽ:

- Cô sợ chú Lan giận à?

Rồi chàng nói to cốt để Lan nghe tiếng:

- Chốc nữa, có sợ tối thì tôi đưa về tận nhà.

Lan nguẩy một cái quay đi nơi khác. Vân tưởng chú giận mình đứng nói chuyện với trai, liền từ biệt ra về.

Nàng vừa đi khỏi, Ngọc đã thấy Lan lại gần, ôn tồn bảo bạn:

- Tính ông trai lơ lắm.

- Việc gì đến chú đấy.

- Nhỡ cụ biết, cụ quở chết.

- Ai dám mách mà cụ biết? Vả cụ biết cũng chẳng sao. Cụ đi tu chứ tôi có đi tu đâu. Nhưng chú thì chú vô ơn lắm.

- Thế nào là vô ơn?

- Cô Thi phải lòng chú, tôi có ý giúp việc tu hành của chú thành chánh quả, nên vì chú tôi muốn quyến rủ cô ta để cô ta buông tha chú ra...

Lan đỏ mặt:

- Đứng trước người tu hành mà ông ăn nói tự do quá.

Ngọc lạnh lùng đáp:

- Xin chú đại xá cho.

Nói xong quay lưng đi thẳng. Lan gọi với:

- Ông đi đâu đấy?

Ngọc ngoái cổ lại, cười gằn:

- Tôi đi đâu thì can gì đến chú?

- Lại đi...

Lan như tắc họng không nói được, hai giọt nước mắt long lanh dưới cặp mi đen quầng.

xin đọc tiếp phần 5
__________________
thành tình nhân đứng giữa trời không
khóc mộng thiên đường .. vta
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #5  
Old 05-27-2012, 10:02 PM
Tiêu Dao's Avatar
Tiêu Dao Tiêu Dao is offline
Thèm Bú Quanh Năm !
 
Tham gia ngày: Jan 2007
Bài gởi: 843
Default

Phần 5


Sáng hôm sau cảnh chùa Long Giáng trở lại yên lặng như mọi ngày thường, vì việc đàn chay đã kết liễu.

Mãi hơn bảy giờ, Ngọc mới thức giấc, mắt nhắm mắt mở nhìn qua cửa sổ ra ngoài, thấy ngổn ngang các án thư bỏ lổng chổng ở giữa sân. Gần tường hoa, một đống tro tàn cao ngất, đó là đồ mã đốt tối hôm qua.

Sau mấy buổi huyên náo, sự tĩnh mịch của nơi tam thanh càng thấy rõ rệt hơn trước.

Ngắm cảnh tẻ ngắt, Ngọc có cảm tưởng buồn rầu, như sau mấy ngày tết Nguyên Đán. Chùa Long Giáng ủ rũ chẳng khác một cô con gái thôn quê trong ba hôm tết thắng bộ cánh đẹp, rồi hết tết lại cởi ra mà mặc bộ quần áo nâu sồng.

Ngọc ngồi nghĩ vơ nghĩ vẫn, hồi nhớ đến câu chuyện tối hôm qua. Sau khi rời chỗ đàn chay, chàng ra đường, đi lang thang mãi đến một hai giờ sáng mới trở về chùa. Đi đâu? Chàng cũng chẳng biết đi đâu, và cũng chẳng định đi đâu, chí cốt vắng chùa trong một thời gian khá lâu để chú Lan ngờ vực mà thôi. Vì nay chàng đã yên trí, chàng đã chắc chắn rằng chú là gái cải nam trang.

Ôn lại các việc xảy ra, những sự mắt thấy tai nghe, từ dáng điệu, nước da, lời nói, cho tới những ý tứ giữ gìn, khép nép, Ngọc không còn thể nào cho rằng chú tiểu xinh xắn kia là trai được nữa. Chàng mừng thầm sung sướng, và hi vọng.

Cánh cửa khẽ đẩy, chú Lan rón rén bước vào phòng, nét mặt nghiêm trang. Chú đặt một bao chè tàu xuống bàn, nói:

- Cụ truyền biếu ống bao chè để ông xơi nước. Chè này của bà Hàn cúng cụ hôm qua.

- Chú bạch cụ hộ tôi rằng tôi xin đa tạ cụ nhé. Ý hẳn cụ cũng biết tôi có cái ấm cồn.

- Ông để chúng tôi hầu cũng được, can chi lại phải đun nước lấy.

Ngọc mỉm cười nhìn Lan:

- Ấy vì tôi sợ làm phiền chú, nên tôi viết giấy về nhà xin gửi lên cho đủ thứ.

- À, ra bữa nọ anh người nhà mang lên ở trong bồ đấy?

- Chính phải.

- Tôi thấy có cả quyển Kiều và quyển Phật Giáo Đại Quan nữa.

Ngọc mừng rỡ vội hỏi:

- Chú biết quốc ngữ?

Lan điềm nhiên:

- Vâng. Chữ quốc ngữ học dễ, học chỉ độ mươi hôm là đọc được. Làm gì mà không biết.

- Ồ, thế thì hay quá nhỉ?

Ngọc nghĩ đến việc đương dự định, buột miệng nói ra câu ấy, nhưng Lan lại hiểu theo một cách khác, nên trả lời:

- Đời bây giờ, ai không biết quốc ngữ? Lạ! Sao ông cứ nhìn tôi, ông cười vậy?

- Chú ạ, tôi đương nghĩ đến chú thì thấy chú vào. Tôi cho rằng tư tưởng chúng ta có liên lạc với nhau nên chúng ta mới có thể viễn cảm tới nhau như vậy. Vì thế nên tôi cười, chú đừng vội giận.

- Ông nói những gì, tôi không hiểu.

Lan đứng đưa mắt nhìn quanh phòng, rồi mỉm cười khen:

- Cái buồng này ông mới bài trí lại trông đẹp nhỉ.

- Phải, tôi trang hoàng thế để khi chú có bước chân vào trông đỡ bề bộn, chướng mắt.

Lan, hai má đỏ bừng, cúi mặt trả lời.

- Ông cứ dạy quá lời, tôi chỉ đáng là đầy tớ ông.

Ngọc nói đùa: "A di đà phật!". Rồi cười khanh khách, khiến Lan xấu hổ cắm đầu chạy thẳng.

Rửa mặt xong, Ngọc đem ấm cồn ra đun nước. Ngắm lại phòng một lượt, và nhớ tới câu khen ngợi của Lan, Ngọc lại mỉm mỉm ngồi cười.

- Thực ra cái phòng của ta giống như phòng riêng của một sinh viên trường Đại học.

Mà thực vậy, cái giường mắc màn ren, cái bàn thờ dùng làm án sách, cái án thư trên phủ lá cờ dạ xanh dùng làm bàn viết trông đều sáng sủa, sạch sẽ. Khác hẳn hôm mới tới, trong phòng trơ trọi cái giường buông chiếc màn nâu. Các tranh ảnh cùng những bức thủy họa của chàng treo ở tường càng tôn vẻ nhã nhặn, âu yếm của gian nhà trai con con.

Ngọc tự hỏi: Trang hoàng như thế để làm gì?

Chàng tự hỏi rồi nhách một nụ cười: Thôi, ta yêu mất rồi!

Mà chính thế. Phải tay thần Ái tình mới có cho bày trí một cảnh u ám, buồn rầu nên cảnh dịu dàng ngộ nghĩnh thật, lên ở chùa mới biết yêu, mới biết yêu là có thú vị... Song chẳng lẽ ta cứ yêu cuồng, yêu bóng mãi? Thế thì cũng uổng, thà chả yêu cho xong.

Liên tưởng của ý nghĩa tự nhiên nhắc Ngọc ôn lại một câu Kiều, chàng buột miệng ngâm nga:

Yêu nhau thì lại bằng mười phụ nhau.

Ừ phải, người ta tu hành. Tội nghiệp!

Muốn cố giữ cho khỏi nghĩ vơ vẫn, Ngọc lấy quyển sách bàn về đạo Phật của David mà chàng vừa mua tuần lễ trước ra coi. Nhưng mới đọc được vài trang đã chán ngắt, chàng lại gấp sách lại. Bỗng chàng giật mình, mấy giọt nước nóng bắn vào tay. Thì ra ấm nước đặt trên bếp cồn sôi từ bao giờ mà chàng vẫn không biết. Đến cả tiếng nước reo, chàng cũng không nghe thấy.

Ngọc xoa tay mỉm cười, lấy ấm ra pha chè. Uống mấy chén liên tâm, chàng thấy tinh thần tỉnh táo, tâm trí hớn hở và ngắm cuộc đời, chàng có rất nhiều tư tưởng lạc quan. Rồi nghĩ chuyện nọ nhảy sang chuyện kia, lẩn mẩn chàng tự đặt mình vào địa vị Từ Thức sống trong cảnh động Phi Lai.

Bấy giờ nhìn qua cửa sổ, ngắm cảnh đồi thoai thoải sau chùa, chàng thấy hiện ra nhiều vẻ xinh đẹp, những vẻ xinh đẹp huyền bí. Chàng tưởng tượng dưới đám lá chè lấp lánh, rung động bởi ngọn gió dịu dàng mơn trớn, một cô tiên yểu điệu đương ngồi mơ màng thầm nhớ tới ai.

Chàng mỉm cười, mỉm cười với cảnh vật, mỉm cười với làn không khí bao bọc người yêu...

Cúi nhìn xuống cái vườn con bên cạnh cửa sổ, bỗng chàng chú ý, và mắt chàng đăm đăm không chớp: Trong hai khỏang tròn đất mới xới, bên cây đại cành khô khan, da mốc thếch, có hai cây ngọc lan nhỏ mềm mại, ai vừa trồng, mỗi cây ngọn nở một bông hoa trắng muốt.

Chàng chú ý đến là vì tâm trí đương bị cái tên Lan đẹp đẽ ám ảnh... Chàng ngây ngất người ngẫm nghĩ:

"Ngọc Lan! Có lẽ thế chăng? Âu yếm mà kín đáo lắm!

Chàng thấy lòng phấn khởi, mạnh bạo, và chàng chép miệng nói một mình: Chà, thì ta cứ thử liều một chuyến xem nào! Không vào hang hổ sao bắt được hổ con?

Câu nói có vẻ "tuồng" khiến chàng cũng phải phì cười. Mà vào hang hổ thì đã lấy gì làm nguy hiểm. Chỉ có việc đem giấy bút ra viết một bức thư.

Bức thư ấy, trước kia, đã ba bốn lần Ngọc viết rồi, nhưng mỗi lần viết xong, chàng lại xé nhỏ vứt đi, vì một là chàng sợ Lan không biết quốc ngữ, hai là chàng sợ bị cự tuyệt. Lần này thì chàng nhất định quả quyết. Liền mở hộp giấy viết thư màu tím lấy một tờ ngồi viết:

Chú Lan mới được hai chữ, Ngọc đã chau mày tắc lưỡi xóa đi.

- Không được. Chẳng chú nữa.

Chàng liền lấy tờ giấy khác viết lại:

Cô Thi

Nam mô A di đà Phật! Tôi bắt đầu bức thư của tôi bằng một câu niệm Phật, để xin Phật độ trì cho kẻ khổ sở này, như Phật đã độ trì cho hết thảy các chúng sinh. Vì tôi chỉ là một người lạc lối trong rừng người, như một hạt cát bị vùi trong bãi cát sông Hằng Hà.

Nhưng cô cũng là một người, cũng chỉ là một người. Dù cô muốn xa lánh cõi tục, rứt bỏ trần duyên, song cái bản tính của con người dễ một lúc mà cô xóa bỏ nổi được. Cái bản tính ấy là Tình, là... A di đà Phật! Là Ái tình.

Ái tình là bản tính của loài người, mà là hạnh phúc của chúng ta. Tôi yêu cô, và nếu tôi đoán không lầm thì cô cũng chẳng ghét tôi, vậy can chi ta lại làm trái hạnh phúc của ta?

Đức Thích Ca Mâu ni xuất thế để đưa linh hồn chúng sinh tới cõi Nát bàn mà hưởng hạnh phúc bất vong bất diệt.

... Nhưng hạnh phúc của chúng ta chỉ ở ái tình. Đó là... A di đà Phật! đó là Nát bàn của chúng ta.

Mấy hôm nay tôi đọc quyển Phật giáo, tôi thấy tôi yêu đạo Phật. Tôi yêu đạo Phật thì tôi lại càng yêu cô, tôi yêu một cách chân thành, tôi yêu trong linh hồn, trong lý tưởng. Cô tha thứ cho tôi, tôi không thể cứ yêu mãi chú Lan, phải cho phép tôi yêu cái linh hồn thực của chú Lan mới được: cái linh hồn ấy, là cô Thi.

Cô xem thư mà xét thấu lòng này, thì tức là cô vâng ý Phật cứu vớt được một linh hồn đương bị đắm đuối ở cõi nhân gian.

NGỌC

Ngọc chải chuốt y phục, rồi gấp thư cho vào phong bì, bỏ túi ra đi. Lên chùa trên, gặp chú Mộc, Ngọc đột nhiên hỏi:

- Chú Lan đâu?

Chú Mộc thấy Ngọc ngơ ngác, tưởng mới xảy ra sự gì:

- Chú Lan ở vườn sắn sau chùa. Có chuyện gì đấy ông?

Ngọc chỉ kịp trả lời một tiếng: "không", rồi lật đật đi thẳng, khiến chú Mộc ngạc nhiên đứng nhìn theo.

Ra tới vườn sắn, vì sắn lá cao mà lại trồng bên sườn đồi, chỗ hiện, chỗ khuất, nên đến năm phút sau, Ngọc lại nghe rõ tiếng sột sạt, mới tìm thấy nơi Lan đứng. Bên cạnh chú ngổn ngang một đống cây sắn nhổ lên còn để nguyên củ, cành và lá.

Ý chừng Lan làm việc nhiều mệt nhọc, đứng thở, một tay để vào ngực. Ngọc rón rén đến sau lưng, ỡm ờ chào:

- Kìa, cô Thi!

Lan thong thả quay mặt lại, điềm nhiên trả lời:

- Không, tôi đây mà. Cô Thi nào dám vào vườn sắn của nhà chùa?

Nói xong chú cười rũ rượi, chảy cả nước mắt, đỏ ửng cả hai má. Rồi lại nói tiếp:

- A di đà Phật! ông muốn gặp cô Thi thời ra nhà cô ấy chứ.

- Không, cô Thi khác, cô Thi của tôi kia.

Lan không để ý đến câu trả lời của Ngọc, nhìn trời, nói:

- Mặt giời đã lên cao, phải mang sắn về mới được, chẳng cụ quở.

Chú liền lấy dây lạt buộc qua quýt lại bó sắn. Còn Ngọc thì thò tay vào túi rút bức thư ra, lại ấn bức thư vào, như thế đến ba bốn lượt.

Lan vác bó sắn lên vai chào:

- Thôi ông ở lại, tôi về chùa.

Ngọc nói lúng túng: Được... này... tôi... à! Sao chú không bẻ lấy sắn đem về, còn cành lá thì bỏ đi có nhẹ việc không?

- Cành để giồng và đun chứ.

Lan vừa trả lời, vừa bước xuống đồi.

Ngọc đi theo như toan níu lại: Thì hãy ở lại, chờ tôi rồi cùng về một thể.

Lan sợ hãi, đặt vội bó sắn xuống đất:

- Vâng, thì ở lại. Nhưng ở lại làm gì mới được chứ?

- Ở lại ngắm cảnh.

- Giời nắng còn ngắm cảnh gì?

- Nắng thì ta ngồi xuống dưới bóng lá sắn. Này cô... Ngọc vừa nói vừa rút bức thư, này chú...

- Ông dạy?

- Hôm nay chắc mát giời...

- Vâng, chắc mát giời...

Hai người lại nhìn vớ vẫn. Ngọc toan đưa bức thư.

- Chú... ạ.

- Dạ.

- Sắn ăn ngon đấy chứ?

- Vâng ngon. Nhưng ông để tôi đội về chẳng cụ kêu.

- Chú để tôi mang đỡ.

Lan không trả lời, đội bó sắn chạy vùn vụt xuống đồi, để trơ Ngọc đứng lại một mình, bâng khuâng.

Ngọc chép miệng thở dài. Rồi quả quyết lấy bức thư ra xé làm tư, vứt xuống đất.

Về đến cổng chùa, Ngọc gặp chú Lan đi ra, có dáng vội vàng, hấp tấp. Chàng buồn rầu, chẳng thèm chào hỏi.

Lan chạy một mạch lên đồi sắn. Đến chỗ ban nãy, chú vui cười, nói:

- Đây rồi!

Thì ra chú bỏ quên con dao nhọn dùng để đào và chặt sắn. Bỗng chú đâm đâm cúi nhìn, nói một mình: "Không biết giấy gì của ông ấy thế này? "

Ngắm kỹ Lan nhận ra cái phong bì bì xé làm bốn mảnh. Trên một mảnh thấy có hai chữ:

Cô Thi thốt nhiên Lan buột ra câu hỏi: "Cô Thi nào? "

Lan ngồi cặm cụi chắp lại các mảnh thư ở trong phong bì.

Bên mình gió thổi xô xát lá sắn, tiếng kêu lạt sạt. Những mảnh giấy tím chỉ chực bay. Lan phải lấy những viên gạch chặn lên trên.

Một lát sau, khi đã đọc xong bức thư, Lan còn thơ thẩn trên đồi.

Gió càng thổi dữ, các tà áo Lan bay phấp phới mà tim Lan đập mạnh như cũng bị sức gió làm xao xuyến.

Lan buồn rầu nghĩ ngợi, hai má có ngấn hai hàng lệ.

Bỗng tiếng mõ tụng kinh ở chùa đưa tới. Một nụ cười kín đáo nở trên môi, Lan thong thả trở về.

Qua dãy phòng nhà trai, Lan liếc mắt thấy Ngọc ngồi ngưỡng cửa tay tì vào má có dáng tư lự. Thoáng thấy Lan, Ngọc khẽ gật chào, nhưng Lan yên lặng, rảo bước đi thẳng lên chùa trên.

Lan khẽ ẩy cửa rón rén đến gần bàn thờ nhìn trước nhìn sau, như người mới phạm một trọng tội mà có kẻ biết sắp đem tố giác.

Ngửi thấy mùi trầm ngào ngạt, nghe thấy tiếng tụng kinh dịu dàng, Lan tươi cười thở dài, như kẻ ngã xuống sông vừa ngoi lên được mặt nước.

Làn không khí êm đềm tịch mịch bao bọc những pho bụt khổng lồ, nét mặt thản nhiên. Trên bụt gỗ, sư cụ khoác áo cà sa ngồi ngay thẳng như một pho tượng, chỉ hơi mấp máy cặp môi, và động đậy cánh tay gõ mõ.

Lan đứng sững hồi lâu, mắt nhắm lim dim hai tay chắp ngực, rồi thong thả, nhẹ nhành như cái bóng, mon men lại sau lưng sư cụ, ngồi xệp xuống đất lâm râm khấnm khứa...

xin đọc tiếp phần 6
__________________
thành tình nhân đứng giữa trời không
khóc mộng thiên đường .. vta
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #6  
Old 05-27-2012, 10:05 PM
Tiêu Dao's Avatar
Tiêu Dao Tiêu Dao is offline
Thèm Bú Quanh Năm !
 
Tham gia ngày: Jan 2007
Bài gởi: 843
Default

Phần 6

Trưa hôm ấy sư cụ gọi chú Lan bảo:

- Thôi, chú đừng đi hái chè nữa, ta nhờ mang bánh vớt chè sang tạ sư ông bên chùa Long Vân.

Ngọc tiến lên nói:

- Bạch cụ, cho phép cháu cùng đi với chú Lan sang Long Vân. Cháu nghe nói chùa Long Vân có cái giếng thờ, nước uống mát lắm.

Sư cụ ngần ngại: đường nhiều dốc, sợ cháu đi mệt nhọc.

Ngọc cười:

- Bạch cụ, cháu học ở trường Canh nông, cày ruộng còn được nữa là trèo dốc, đã lấy gì làm khó nhọc.

- Cái đó tùy cháu.

Khi xuống nhà trai, Ngọc vui sướng chạy lại hỏi chú Lan:

- Chú có bằng lòng để tôi cùng đi không?

Lan cười gượng:

- Càng hay cho tôi, đi đường xa đỡ buồn chứ sao?

Rồi chú lẳng lặng xếp các thức vào trong chiếc tay nải nâu, thắt miệng lại. Ngọc đứng sát gần khiến Lan né người xích ra. Ngọc nhắc cái tay nải vắt lên vai một cách gọn gàng.

Lan cười nói:

- Ông vác nhẹn, nhỉ!

Ngọc nói đùa: đi làm phu gạo mãi lại chẳng vác nhẹn.

Lan cố giữ nét mặt lãnh đạm, cắn môi, chau mày, ngỏanh nhìn ra ngoài sân. Nhưng lần nào chỉ giữ nghiêm klhắc được một lúc, rồi thấy Ngọc vui vẻ nói bông đùa, chú lại quên baÜng đi mà cùng cười, cũng nói bông đùa với bạn:

- Ông phu gạo này, nghe chừng yếu ớt lắm. Hôm mới đến chùa xách có cái va li còn thở hồng hộc, leo lên dốc khó khăn nặng nhọc là thế, nữa là vai vác bao gạo.

- Chú nhớ lâu nhỉ? Ngọc, nét mặt tươi cười sung sướng, hồi tưởng lại hôm mới tới chùa. Chàng nghĩ thầm: "Hắn không có cảm tình với ta thì sao hắn nhớ kỹ càng cái buổi mới gặp nhau như thế? "

Chàng chợt nhớ đến hai cây ngọc lan, liền quay lại hỏi:

- Hai cây ngọc lan, ở bên cửa sổ buồng tôi, chú giồng đấy, phải không?

Lan luống cuống, không trả lời. Ngọc lại nói:

- Cảm ơn chú nhé! Tên cái cây ấy hay nhỉ, chú nhỉ? Mà có ý nghĩa lắm.

Lan đáp:

- Vâng, rất có ý nghĩa: sắc trắng như Ngọc, hương thơm như Lan.

Ngọc cười:

- Còn ý nghĩa khác nữa kia. Chắc chú cũng biết chuyện Nhị Độ Mai?

Lan quay nhìn ra sân đáp:

- Không.

- Chú ạ, đối với hai cây ngọc lan của chú, tôi sẽ là chàng Mai Sinh trong truyện Nhị Độ Mai, sáng chiều nào cũng xin chăm nom vun tưới, cho chóng nẩy nở hoa thơm.

Lan hai má hồng hồng, ngượng nghịu vắt tay nải lên vai giục bạn:

- Thưa ông, ta đi thôi.

Hai người lẳng lặng cùng đi, không ai nói năng chi nữa...

Ở một ngọn đồi xuống phía bên kia, phong cảnh khác hẳn, không còn thấy cánh đồng chân rạ, mà chỉ nhan nhản thấy nương khoai, cùng vườn mía. Hai người không bảo nhau mà cùng đứng lại ngắm cảnh, vì gặp chỗ có bóng mát.

Đi một quãng nữa, bỗng phải dừng lại ở trước một cái suối, dưới có vạch nước chảy róc rách trong veo, giữa lòng cát trắng. Bên bờ suối mấy gốc cây thông già gió chiều hiu hắt, lá thông khô lác đác rơi xuống suối rồi theo giòng nước trong trôi đi.

Lan bảo bạn:

- Thôi nguy rồi. Ta đi nhầm đường rồi.

Ngọc ngơ ngác hỏi:

- Bây giờ làm thế nào?

-Chỉ có một cách là đi vòng lại, chứ qua sao được cái suối này?

Ngọc vừa nói, vừa nhảy sang bờ bên kia, rất nhẹ nhàng. Lan cười:

- Ông nhảy giỏi quá!

Nói chưa dứt lời thì Ngọc lại đã nhảy sang bờ bên này. Ngọc bảo Lan:

- Chú đưa tay nải cho tôi.

- Đưa làm gì?

- Chú cứ đưa đây.

- Thì đây.

Ngọc đỡ tay nải nhảy ngoắt sang bên kia đặt xuống, đứng nhìn Lan, cười. Lan ngạc nhiên hỏi:

- Thế còn tôi?

Ngọc cố nhịn cười:

- Hay chú để tôi cõng.

Lan giẫy nẩy:

- Ấy chết, sao lại thế?

Ngọc nghiễm nhiên:

- Được mà, không hề gì mà.

Lan làm mặt điềm tĩnh:

- Thôi ông đợi đấy, nghỉ chân, để tôi đi vòng sang đồi kia.

Lan miệng nói, chân bước. Ngọc vội nhảy sang, giữ lại:

- Tôi nghĩ ra cách này rồi.

- Cách gì?

- Tôi sang bên kia đưa tay cho chú nắm, để kéo chú sang.

Lan ngẫm nghĩ một lát rồi tắc lưỡi:

- Thôi cũng liều, ngã chết thôi.

- Không hề gì đâu chú đừng sợ.

Ngọc nhảy sang bên kia, nghiêng mình trên dòng nước. Lan ngần ngừ một lúc mới nắm tay chàng. Ngọc nói:

- Chú giữ chặt... Nào, ...hấp!...

Lan nhắm mắt nhảy liều. Ngọc kéo mạnh quá khiến chú tiểu mất thăng bằng ôm lấy chàng, Lan bẽn lẽn vội cuối xuống cầm tay nải đặt lên vai đi liền. Ngọc cười mủm mỉm, như nói một mình:

- Tay chú xinh quá, nhỏ và mát như tay con gái.

Lan không trả lời, giơ tay trỏ về phía trái bảo Ngọc:

- Chùa Long Vân kia rồi.

Hai người đi quanh co, vòng hai đồi cỏ nữa và nửa giờ sau trèo tới chùa. Lan thuộc lối đưa Ngọc đi thẳng vào nhà trai, mời chàng ngồi ở trường kỷ, bày các phẩm vật lên bàn, rồi vội vàng xuống nhà tổ. Một lát, Lan theo sư ông đi lên. Sư ông đã gặp Ngọc ở Long Giáng hôm đàn chay nên vui mừng chào hỏi:

- Nam mô A di đà Phật! Quý hóa quá. Xa xôi thế mà quan tham cũng chịu khó sang thăm.

Nói chuyện một lát, sư ông quay lại hỏi Lan:

- Chú xuống nhà xem cơm nước chú Quì chú ấy làm có ăn được không.

Ngọc đỡ lời:

- Thôi, sư cho chúng tôi về kẻo tối.

- Không được. Chả mấy khi quan đến văn cảnh bản am, thế nào cũng phải mời quan xơi bữa cơm chay. Lúc khác thì thực không dám giữ quan ở lại vì cơm nhà chùa muối dưa thanh đạm chả có gì. Nhưng hôm nay vừa có bà Cửu biếu mâm cổ chay, nên mới dám mời quan...

Ngọc nhìn Lan, hỏi:

- Sư ông cho ăn cơm, chú nghĩ sao?

Lan ngượng nghịu mãi mới ấp úng trả lời:

- Thưa quan, sư ông tôi đã có lòng quý mến giữ quan xơi cơm thì quan nên nhận lời, giời hãy còn sớm.

Ngọc thấy Lan gọi mình là quan thì không nhịn cười được, khiến sư ông ngơ ngác nhìn không hiểu. Rồi sư ông cũng cười, cho rằng cánh tây học họ vẫn trẻ con như thế.

Một lúc lâu chú Quì bưng lên một mâm gỗ vuông sơn son, trong có hai cái bát nấu có giò, nem chay, trông rất long trọng.

Ngọc và sư ông ngồi xuống ghế ngựa sắp sửa cầm đũa thì bỗng trời tối sập lại, gió thổi dữ dội, mây đen kéo đến rất mau, cát sỏi bay tứ tung, ầm ầm như phá phách. Sư ông vội vàng đứng dậy cùng hai chú tiểu đóng hết các cửa lại, rồi thắp đèn lên: Nhà trai như đương ở vào trong cảnh ban đêm vậy.

Bên ngoài gió thổi càng mạnh, rồi mưa đổ xuống như trút nước, sấm sét vang động tựa hồ trời long đất lở, làm át hẳn câu chuyện của Ngọc, và sư ông. Chú Lan đứng hầu cơm, ngắm hai người chuyện trò, tưởng tượng họ nói thầm với nhau.

Cơm nước xong, thì trời đã nhá nhem tối. Mưa vẫn không ngớt. Lúc bấy giờ sư ông ở nhà tổ đi vòng hiên, đem lên một cây đèn dầu hỏa, và nói với Ngọc:

- Chả mấy khi quan tham đến chơi trời lại đổ mưa xuống để giữ hộ, thực là may mắn cho bần tăng quá. Thôi, xin mời quan đi nghỉ để mai dậy sớm về Long Giáng cho mát.

Rồi quay lại bảo Lan:

- Chú Lan làm ơn sang phòng khách bên cạnh giải chiếu, buông màn để quan tham đi nghỉ.

Lan vâng lời vào buồng sửa soạn, trong khi Ngọc thở dài, đứng nhìn trời.

Mãi khuya mưa mới tạnh.

Cả chùa đã yên giấc, mà Ngọc và Lan vẫn ngồi thơ thẩn ở hiên trai, buồn rầu nghĩ ngợi.

Da trời như giội lượt nước, trong vắt một màu. Trăng thượng tuần tươi sáng trên đỉnh đồi. Những vũng nước đọng ở sân phản chiếu ánh trăng lấp lánh như những mảnh gương lớn vỡ vứt rải rác.

Thốt nhiên, Ngọc hỏi Lan: Chú có buồn không?

- Thưa ông, không.

- Còn tôi thì tôi buồn lắm, buồn vơ buồn vẫn như nhớ ai. Cũng nhớ vơ nhớ vẫn. Có lẽ vì tôi xa cách chùa của chúng ta chăng?

Dưới ánh trăng, hai người ngồi cạnh nhau... Lan rùng mình. Ngọc lại nói:

- Chú ạ, cái cảnh xa lạ gợi trong tâm trí tới những tư tưởng từ biệt, chia rẽ... khiến tôi nghĩ tới ngày tôi rời chân, phải xa chú.

Lan im lặng, hé cặp môi cười với bóng trăng trong. Một con cóc nhảy vào vũng nước, Lan giật mình đứng dậy bảo Ngọc:

- Thôi, mời ông đi nghỉ.

Ngọc cũng đứng dậy. Nhìn quanh mình cũng không thấy ai, từ nhà trai đến nhà tổ im phắc. Chàng liền như điên cuồng, nắm lấy tay Lan: Ừ, phải đấy. Chúng ta đi ngủ, mai dậy sớm chắc hết buồn.

Lan tuy sợ hãi, nhưng cố làm ra bình tĩnh, thong thả nói:

- Vâng mời ông vào buồng, an nghỉ. Tôi xin ngủ ở ngoài nhà trai này.

- Vẽ! đi có hai người, ở nơi xa lạ, nằm cả một giường nói chuyện cho vui, ngủ ở ngoài muỗi nó tha đi.

- Thưa ông, không tiện, sư ông biết, ngài quở chết.

Lúc ấy hai người tới chỗ có ánh trăng. Liếc nhìn nét mặt Ngọc thấy dữ tợn, Lan kinh hỏang giật tay toan chạy. Chẳng may Ngọc nắm chặt quá, vì thế người lôi đi kẻ lôi lại, áo dài, áo ngắn của Lan đều tuột cúc, trễ vạt ra. Ngọc bỗng kêu rú lên một tiếng, buông tay Lan ra. Chàng thoáng trông thấy ngực Lan quấn vải nâu.

Lan đứng lại thở, cười gượng:

- Gớm quan trẻ con quá. Làm gì mà lôi kéo kẻ tu hành này thế?

Ngọc hối hận cố trấn tĩnh. Chàng vờ như không biết gì, trả lời:

- Chú cũng trẻ con quá. Cứ gọi mãi người ta là quan. Nhưng thôi, đừng đùa nữa, ta đi ngủ chẳng khuya quá rồi.

- Vâng, xin mời ông đi ngủ trước, tôi xuống dưới nhà dặn chú Quì điều này đã.

Miệng nói, chân đi, Lan vùn vụt qua sân.

Ngọc ngồi chờ Lan, băn khoăn mong ngóng. Vào khỏang mười lăm phút sau, vẫn không thấy Lan trở lại, Ngọc liền cũng xuống sân theo lối Lan đi ban nãy, lang thang tới một cái cổng chống. Nghĩ ngợi thế nào, chàng cúi xuống nhìn, thì cái chốt có dây buột rời ra ngoài mà cả cây tre dùng để chống cũng không đặt vào cọc. Ngắm kỹ cánh cổng rào khô thì quả ai vừa lách để ra ngoài.

Ngọc không còn ngờ gì nữa: Lan sợ hãi vừa đi trốn. Lúc bấy giờ chàng hối hận vô cùng, nói một mình: "Đó, cố tìm cho biết hắn là gái, phỏng có ích lợi gì? Để vậy còn thú, chứ thế này thì không biết chừng.... Không biết sao lúc ấy mình lại hung tợn đến thế? Thôi mỗi cái ta theo giữ hắn ở lại, thề với hắn rằng giữ bí mật cho hắn rồi mai về Hà Nội, cố quên câu chuyện, câu chuyện cảm động...đau đớn."

Bóng trăng đã xế về tây, chiếu ánh lờ mờ.

Các cây cỏ hãy còn đầm đìa nước mưa ban chiều. Những đồi xa, trông như đàn rùa khổng lồ nằm vọng nguyệt. Nhưng Ngọc chẳng nghĩ gì tới phong cảnh, cứ cắm cổ bước mau như một tên ăn trộm sợ có người đuổi chạy trốn.

Đi một quãng dài, Ngọc nhìn đằng trước mặt ngay trên đỉnh một trái đồi, thấp thoáng có bóng người in lên nền trời. Chàng chắc chắn lắm rồi, cắm đầu chạy một mạch tới nơi. Quả cái bóng ấy là Lan. Nghe có tiếng người chạy thình thịch sau lưng. Lan ngoái cổ lại. Gặp Ngọc chú kêu rú lên một tiếng, rồi ngất nguời ngã gục xuống gốc cây thông bên đường. Ngọc vội quì xuống nâng dậy và ngọt ngào nói:

- Lan không sợ, tôi xin viện lòng từ bi của đức Quan Âm, tôi thề với Lan rằng tôi không phải là hạng gió trăng bậy bạ. Lan tỉnh dậy, tôi nói câu chuyện, rồi mai tôi xin từ biệt Lan, tôi về Hà Nội.

Lan mở bừng mắt nhìn, rơm rớm hai giọt lệ lấp lánh dưới ánh trăng. Ngọc lại nói đùa:

- Thôi, xin ni cô tha cho.

Lan lúc ấy đã tỉnh hẳn, ngồi dậy lau nước mắt nói:

- Vâng, tôi là gái. Tôi biết thế nào chẳng giấu nổi ông. Nhưng còn câu chuyện vì sao tôi phải cải trang, thì tôi chưa thể thổ lộ cùng ông được. Chỉ xin ông buông tha kẻ tu hành này, kẻ tu hành khốn khổ này ra mà thôi.

Ngọc thở dài:

- Thưa ni cô, ni cô không ngại. Tôi xin thú thật với ni cô rằng tôi yêu ni cô, tôi yêu ngay từ lúc còn tưởng ni cô là trai. Ni cô là một người thông minh đĩnh ngộ, xinh đẹp như thế thì ai lại không yêu được... Mà lạy Phật tha tội cho, có lẽ ni cô cũng đôi lần cảm động.

Ngọc vừa nói vừa nhìn Lan. Lan nức nở:

- Tôi chỉ còn... có một cái chết. Nếu tôi có thể thổ lộ can trường cho ông biết vì sao tôi phải cải trang, vì sao tôi phải quy y đầu Phật... Nhưng sự bí mật ấy, tôi nhất định sống để dạ, chết mang theo.

- Ni cô chả nên nghĩ ngợi, ni cô nên coi tôi như một người bạn thành thực có thể vì ni cô hy sinh hết mọi sự, cho đến cả hạnh phúc của tôi, cho đến cả ái tình của tôi, ái tình có lẽ tuyệt vọng của tôi.

- Vâng, nếu ông có lòng quân tử như thế thì còn gì sung sướng cho tôi hơn nữa. Phải biết hy sinh thì đời ta mới có ý nghĩa cao thượng.

- Thưa, ni cô...

- Thưa ông, xin ông cứ gọi tôi là chú như trước, vì tôi đã thưa cùng ông nhiều lần rằng người xuất gia đầu Phật chỉ là một kẻ tu hành, dù là gái hay trai cũng vậy. Vả nếu ông cứ gọi đùa tôi là ni cô như thế, sợ khi trở về Long Giáng ông quen mồm đi... Ông đã hứarằng đối với kẻ tu hành này, ông chỉ là một người bạn từ bi, thì xin ông giữ lời cho, đừng để xảy ra sự không may cho....

Ngọc nói luôn:

- Cho đôi ta.

Lan trau mày, trách:

- Ấy đấy, ông lại cợt nhả rồi, thưa ông bạn từ bi.

- Thưa ni cô, thưa chú... Xin chú tha thứ cho, tôi sung sướng quá, nên tôi lỡ lời. Hạnh phúc của tôi....Nếu mục đích đời người là tìm hạnh phúc thì tôi đã tới mục đích rồi.

- Nhưng đã tới rồi thì nên dừng lại, chờ bước thêm một bước nữa.

- Mà nếu đức Thích Ca xuất thế để tìm hạnh phúc cho nhân loại và đưa linh hồn chúng sinh tới cõi Nát bàn, thì tôi cũng xin dừng chân ở gốc cây thông này, chứ chẳng muốn đi đến Nát bàn làm gì.

Lan đứng phắt dậy, nghiêm trang đáp lại:

- Người quân tử phải giữ lời hứa, nhất khi lời hứa ấy lại là một lời thề.

Ngọc cũng đứng dậy. Hai người nhìn nhau. Bóng trăng khuyết rọi đầu cành, lá không thưa nhặt, cỏ xơ xác mặt đồi lấp lánh giọt sương. Hai người nhìn nhau....

Dưới chân đồi làng mạc ngủ yên. Cây cối lờ mờ đen, giòng sông con thấp thoáng dưới bóng trăng như một vải lụa trắng, rồi ra xa lẩn trong sương mù. Bỗng có tiếng gà gáy nửa đêm dưới xóm. Lan giật mình lẩm bẩm:

- Giá gặp nhau hai năm trước...

- Vậy bây giờ muộn quá rồi hay sao?

- Muộn quá rồi. Vì tôi thề trước Phật tổ thì đến chết tôi cũng phải giữ lới thề. Đời còn chả tiếc, tiếc gì một sự cỏn con... nhỏ nhen.

- Nhỏ nhen, nếu đem lòng ví với lòng bác ái. Vì lòng bác ái mà Phật tổ xa vợ, xa con, xa cha, xa mẹ, lang thang khắp bốn phương giời đã tìm phương giải thoát cho chúng sinh. Vậy xin ông cũng vì bác ái mà xóa bỏ trong lòng những tên chú Lan, cô Thi, như thế, ông sẽ cứu sống một nhân mạng, cứu vớt được một linh hồn. Trên đời chỉ có lòng bác ái là đáng kể.

Ngọc ngẫm nghĩ rồi quả quyết nói:

- Vâng, tôi xin thuận theo những lời vàng ngọc của chú. Vậy bây giờ muốn tránh khỏi sự ngờ vực thì ta trở lại Long Vân. Tôi xin cam đoan rằng ngoài tôi ra không ai biết rõ được sự bí mật của chú.

Hai người yên lặng cùng trở lại chùa. Đêm khuya trăng lặn, gió réo cành thông, vạn vật chìm đắm trong cõi hư vô tịch mịch.

Tiếng côn trùng rì rì dưới cỏ liên miên không dứt càng làm rõ rệt sự yên lặng của một cảnh đồi hoang vắng.

Ngọc bỗng giật mình quay lại. Chàng vừa nghe thấy một tiếng thở dài, mà trong lúc mơ màng, chàng tưởng tượng ra một làn hơi nhẹ ở sườn đồi sương ướt bốc lên. Nhưng sau lưng chàng Lan vẫn dịu dàng đều đều đặt bước, như bộ máy êm lặng nhẹ nhàng.

Về tới chùa, Ngọc rón rén vào buồng, còn Lan thì ngồi tựa án phòng trai, băn khoăn suốt đêm không ngủ, ngổn ngang trăm mối bên lòng...

xin đọc tiếp phần 7
__________________
thành tình nhân đứng giữa trời không
khóc mộng thiên đường .. vta
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #7  
Old 05-27-2012, 10:06 PM
Tiêu Dao's Avatar
Tiêu Dao Tiêu Dao is offline
Thèm Bú Quanh Năm !
 
Tham gia ngày: Jan 2007
Bài gởi: 843
Default

Phần 7

Trên sườn đồi, nhìn về phía tây, nương chè nằm phơi dưới nắng gay gắt mùa hè. Sau trận mưa hôm qua, các lá sạch hết bụi, như có người lấy khăn lau đi một lượt, lóng lánh phản chiếu ánh thái dương, bóng loáng tựa trăm nghìn chiếc gương bầu dục.

Dựa lưng vào gốc một cây chè cỗi, cành lá rườm rà, bên cạnh cái rổ không, Lan ngồi ngẫm nghĩ đến những sự xảy ra từ tối hôm trước, vẻ lo buồn in trên nét mặt rầu rầu. Lan đâm đâm nhìn trời, lâm râm khấn Phật tổ, xin ngài xuống cứu vớt tấm linh hồn sắp đắm đuối. Bỗng có tiếng động bên mình. Lan giật mình quay lại: Con vành khuyên đương lách tách nhảy trên cành lá rậm. Lan ngắm nghía con chim nhỏ, xinh xắn mượt lông, rồi giơ bàn tay ra vẩy. Con chim sợ hãi bay vụt, tiếng khẽ sột soạt trong lá. Lan thở dài, nói một mình:

- Trốn, thế nào cũng phải trốn.

Sáng hôm ấy ở chùa Long Vân về, hai người cùng nhau chỉ trao đổi một vài câu vơ vẫn. Lan chưa hiểu ý bạn định xử trí ra sao, chẳng biết bạn có về Hà Nội ngay như đã hứa lời không? Ngọc có lòng quân tử, nhưng đứng trước Ái tình, bạn có giữ mãi lòng quân tử ấy không? Hay là bí mật kia sẽ bị khám phá? Cái đó cũng chưa biết chừng. Lòng người, ... Ai hiểu được lòng người!

Lan đưa mắt ngắm phong cảnh quanh mình. Lòng hoài nghi man mác đến cả cỏ, cây, mây, nước. Cúi nhìn giòng bạc lấp lánh dưới chân đồi quanh co uốn khúc, rì rì lướt giữa dọc cát vàng: Trong cảnh êm đềm ấy, biết đâu không ẩn núp những loài rắn độc hại người. Cho chí đám mây dịu dàng theo chiều gió thổi, làn khói lờ đờ bay lẩn lá xanh, biết đâu không trở nên sức mạnh phá phách của con Tạo vô tình...

Vô tình! Luồng gió khẽ thỏang động cành chè như phản thanh của ý nghĩ. Lan buồn rầu nói một mình: Vô tình! Ước gì ta được vô tình như vạn vật vô tri vô giác!

Tư tưởng của Lan lúc đó lại rời bỉ cảnh ngoại vật mà thu vào trong tâm trí. Những lý thuyết "Tứ diệu đế", "Thập nhị nhân duyên" cùng là cái đời cao thượng của Phật tổ lộn xộn trong trí nhớ Lan.

Rồi nghĩ điều nọ nhảy sang điều kia, Lan lại ôn tồn tới cái đời ký vãng. Lan con nhà giòng dõi, bẩm tính thông minh, thủa bé được theo học chữ nho. Ông thầy học lại là một người mộ đạo Phật thường đem Phật giáo ra giảng, khiến Lan yêu mến cái đạo rất dịu dàng êm ái. Rồi cha mẹ Lan mất, Lan ở với chú, chú muốn ép gả Lan vào nơi phú quý. Linh hồn trong sạch đã tiêm nhiễm những tư tưởng cao thượng của Phật giáo nên Lan cho thế là nhỏ nhen. Nhất Lan lại nhớ tới lời thề cùng mẹ trong khi mẹ hấp hối. Lan liền bỏ nhà đi trốn, cải nam trang để thụ giới tại chùa Long Giáng. Lan không khéo để lại nhiều tang vật trên bờ sông, khiến nhà yên trí rằng Lan tự vận.

Nương nấu cửa từ bi hơn hai năm nay, được sư tổ quý mến truyền giáo đạo Phật, Lan dốc lòng ngày đêm dùi mài kinh kệ, đã tưởng dứt bỏ được tần duyên. Ai ngờ...

Lan giật mình ngước mắt ngơ ngác nhìn. Trên cành cây trẩu, con chim gáy đương gật đầu, xù lông cổ, gù ở bên con mái. Lan nhắm mắt rồi đi phía khác, thì kia trên cành xoan khô khan, hai con quạ khoang đương rỉa lông cho nhau. Lan lại nhắm mắt, thở dài cuốn quýt, như bị vây vào trong cảnh chết mà khó tìm được lối ra: "Ước gì ông ấy đi..."

Bỗng có tiếng chú Mộc gọi ở chân đồi:

- Chú Lan!

Lan sợ hãi đứng phắt dậy đáp:

- Cái gì đấy chú?

Chú Mộc vẫn đứng ở chân đồi nói lên:

- Cụ cho tìm chú đấy.

- Tôi về đây, chú cứ về trứơc đi.

Lan vội vàng hái chè đầy rổ, rồi hấp tấp xuống đồi trở về chùa, đi thẳng vào buồng kho đóng cửa ngồi núp một xó, như sợ ai. Sau, vì ở mãi ngoài nắng nên thấy nhức đầu, Lan liền ngả lưng xuống giường, thiu thiu ngủ lúc nào không biết.

Tiếng chuông chiều đánh thức Lan dậy. Mở bừng mắt trông ra sân, Lan thấy trời đã nhá nhem tối. Chợt nhớ đến giờ làm đèn, nghĩ là đèn ở buồng Ngọc, vì ở nhà tổ chỉ thấp có ngọn đèn dầu lạc. Lan lo sợ, run lẩy bẩy bước vào phòng chàng, nhưng may không nghe thấy ai lên tiếng. Lan liền cầm vội cây đèn búp măng đem xuống bếp rót dầu.

Khi mang đèn lên, ánh sáng rọi khắp gian buồng con con. Liếc mắt nhìn không thấy Ngọc đâu, trong lòng sinh bạo dạn, Lan đứng lại ngắm kỹ các vật: Trên bàn trơ trọi cái bếp cồn cùng cái ấm sắt nhẹ. Vứt trên chiếc giường không màn, quyển Phật giáo và hai ba cuốn tiểu thuyết tây. Mà cái va li, Lan không thấy đâu hết.

Lan nhìn quanh ngẫm nghĩ. Bỗng chú hấp tấp chạy xuống nhà ngang hỏi chú Mộc:

- Này chú, ông Ngọc đâu?

- Ông Ngọc về Hà Nội từ sáng kia mà.

Lan hoảng hốt:

- Về lúc nào?

- Lúc chú ở vườn chè. Ông ấy nhắn nhời chào chú đấy. Tôi quên baÜng mất.

Lan vơ vẫn, mắt lờ đờ, ngớ ngẩn hỏi:

- Sao lại về Hà Nội?

- Rõ chú lẩn thẩn lắm. Còn ai biết tại sao ông ấy lại về Hà Nội nữa. Muốn biết thì hỏi ông ấy.

- Sao lại về Hà Nội? Về rồi à?

- À, ông Ngọc cho chú quyển sách để ở trên buồng ấy.

- Được, để tôi lên lấy.

Lan lại có cớ lên buồng Ngọc. Vào buồng, Lan khép cửa rồi mở lấy quyển sách ra xem, vì chắc thế nào Ngọc về Hà Nội cũng có một vài lời từ biệt. Quả Lan đoán không sai: Một tờ giấy viết thư gập trong quyển Phật giáo có mấy hàng vắn tắt.

Giữ lời hứa hôm qua, tôi xin kính chào chú ở lại tu cho thành chánh quả... Chú có còn tưởng nhớ tới tôi, tới người bạn khốn khổ này, tôi xin chú cầu nguyện cho linh hồn tôi chóng lên cõi Nát bàn.

Lan cầm mảnh giấy ghé gần đèn, đọc đi đọc lại ba, bốn lượt, rồi tắc lưỡi cuộn nhỏ lại thò vào trong thông phong châm lửa đốt. Nét mặt rầu rầu, Lan nhìn ngọn lửa cháy cho đến khi tờ giấy thành than.

Bỗng Lan ngồi phịch xuống giường lấy tay bưng mặt khóc nức nở không ra tiếng. Nỗi sầu muộn trong lòng như theo hai hàng lệ dần dần tiêu tán. Lan thấy đỡ thổn thức, tim bớt đập mạnh, rồi Lan như người sực tỉnh:

- Thôi, ta điên mất rồi! Chẳng lẽ...

Lan đứng phắt dậy, tắt đèn rồi lau nước mắt, quả quyết lên chùa trên, vừa đi vừa lẩm bẩm: "Quên, phải quên! Lời thề trước linh hồn mẹ, ta hãy còn nhớ đinh ninh trong trí. Đó là cái bùa để trừ bỏ những sự cám dỗ của tình ái nhỏ nhen nơi dương thế."

Nhưng con người ta vẫn thế. Bao nhiêu cũng phải trái với sự thực. Một người hay do dự, luôn luôn nghĩ tới sự quả quyết, hoặc nói mình phải quả quyết. Người nhút nhát đêm đi đường vắng một mình thường hay huýt sáo làm ra bộ mạnh bạo lắm, nhưng kỳ thực trong lòng lo sợ, chân tay run lẩy bẩy. Lan cũng vậy luôn mồm nói phải quên. Nhưng đó là cái triệu chứng của sự nhớ.

Thật ra, cái tình mà Lan cố ra tưởng tượng nhỏ nhen, nó to tát, nó đầy rẫy, nó chứa chan khắp linh hồn Lan: Câu nói, dáng đi, điệu nhìn, giọng cười, ý nghĩ đều là hình ảnh của ái tình.

Lan lẩm bẩm: "Ta rất có tội với đức Phật tổ."

Lúc đó Lan thỏang ngửi thấy mùi trầm. Thì ra lên tới chùa trên từ bao giờ mà Lan không biết, vẫn tưởng còn ngồi ở buồng Ngọc. Ngước nhìn thấy các tượng thấp thoáng trong bóng đèn lù mù dầu lạc: Tuy không trông rõ, Lan cũng tưởng tượng ra các vẻ mặt tươi cười, khoan dung mà lãnh đạm. Từ từ, Lan cúi đầu như người ta vừa bị quở mắng, rồi rón rén tới bục gỗ quỳ xuống, thì thầm khấn khứa....

xin đọc tiếp phần 8 và 9 Hết
__________________
thành tình nhân đứng giữa trời không
khóc mộng thiên đường .. vta
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #8  
Old 05-27-2012, 10:09 PM
Tiêu Dao's Avatar
Tiêu Dao Tiêu Dao is offline
Thèm Bú Quanh Năm !
 
Tham gia ngày: Jan 2007
Bài gởi: 843
Default

Phần 8

Chùa Long Giáng vắng Ngọc như thiếu hẳn vẻ hoạt động. Một tháng Ngọc ở chùa làm biến cải hẳn các sinh hoạt của mấy người tu hành. Sư cụ, trước kia ngoài giờ tụng kinh, niệm Phật, thường chỉ tĩnh tọa để trầm tư mặc tưởng tới những vấn đề giải thoát linh hồn. Chú Mộc ngoài việc chú dọn dẹp, quét trước, rót nước, bưng cơm, chỉ ngồi lì ở nhà ngang trò chuyện cùng ông Thiện và bà Hộ. Còn chú Lan thì ngày đêmchỉ biết chăm nom việc trên chùa, thắp nhang, đốt đèn, thỉnh chuông và học tập kinh kệ. Các công việc nhắc lại hằng ngày đã khiến năm linh hồn kia trở nên năm cái máy, giờ nào làm việc nào, ngày ngày, tháng tháng, năm năm không hề thay đổi.

Từ ngày có Ngọc ở chùa thì năm bộ máy khi mau khi chạy sai lạc đi nhiều. Tuy công việc vẫn có thế, song những giờ tĩnh tọa của sư cụ nhiều khi đã đổi thành những cuộc nói chuyện về đạo Phật, về sự tích Phật tổ. Sư cụ bản tính thâm trầm nghiêm khắc, mà có lần cũng phải cười về những câu hỏi ngớ ngẩn, những ý tưởng ngộ nghĩnh của Ngọc.

Nhất là khi có chú Lan đứng hầu bên cạnh, Ngọc càng thấy phấn khởi tâm hồn, và cuộc đàm luận càng có vẻ náo nhiệt lắm. Những thuyết đề thái tây, những tư tưởng triết lý của Ngọc không thể lọt tai nhà tu hành được, nhất Ngọc lại đem những ý tưởng trong các sách của phái Tiểu thừa mà bàn tới đạo Phật ở nước ta theo về phái Đại thừa, nên hai bên thực không thể nào hợp ý nhau được. Có những cuộc đàm đạo ấy, sư cụ cũng thấy vui vui. Và cụ cũng lo tới ngày cùng Ngọc biệt ly.

Đến cả bà Hộ, ông Thiện, chú Mộc trong khi có Ngọc, cũng bận suốt ngày, nhưng tuy bận bịu, rộn rịp hơn xưa mà vẫn lấy làm vui thích. Nào hai bữa cơm sửa sang cho lịch sự, nào hầu hạ pha nước, lấy thau. Chú Mộc thấy Ngọc tính rất dễ dãi lại càng hay lên gẫu chuyện.

Nay Ngọc về Hà Nội, năm người cùng thấy những công việc hằng ngày buồn tẻ. Mấy cái máy uể ỏai nay càng uể ỏai hơn xưa.

Nhưng người thấy buồn tẻ nhất là chú Lan.

Ba, bốn ngày sau hôm Ngọc đi, chú chẳng biết làm gì, chẳng muốn ăn uống gì. Đến nổi sư cụ và chú Mộc phải lấy làm lạ rằng cái tình bằng hữu của chú đối với Ngọc không ngờ th ân mật đến thế.

Chiều hôm ấy, mặt trời đã lặn sau rặng đồi tây, Lan còn thơ thẩn ở vườn sắn sau chùa. Ngồi trên là cành lẫn lá để ngổn ngang chưa buộc, Lan đăm đăm nhìn về phía xa. Linh hồn Lan như đang theo áng mây hồng bay vào nơi hư vô tịch mịch. Lan thở dài, buột miệng thong thả nói: "Nát bàn! Bồng lai!"

Hai ý tưởng "tôn giáo" và "ái tình" hình như đương công kích nhau trong tâm trí.

Bỗng Lan giật mình tỉnh bằng giấc mộng. Tiếng chuông chùa như cất vọng từ bi vỗ về an ủi, dỗ dành. Lan mỉm cười lẩm bẩm: "Thế nào cũng phải lánh xa nơi trần tục!"

Tiếng chuông đổ hồi như vui mừng, cười reo vì đã giải thoát được linh hồn Lan.

Lan cười theo hồi chuông, tiếng cười lanh lảnh trong làn không khí yên lặng dưới ánh lờ mờ thảm đạm buổi chiều tà.

Phần 9

Ánh trăng trong vắt của vầng thái dương tháng chạp, chiếu qua rặng lim um tùm. Mấy cây trầu chung quanh vườn sắn xơ xác cành khô. Luồng gió thoảng qua, lá vàng rơi lác đác...

Lan ngồi sưởi thì thầm đọc kinh, thỉnh thoảng lại đặt quyển sách xuống, ngơ ngác nhìn. Tiếng lá rụng trên vườn sắn như có mãnh lực khiến Lan ôn lại những mẩu đời ký vãng, Lan nhắm mắt, trí lại tưởng tượng ra cái cảnh lá rụng khi sang chùa Long Vân, cái cảnh bên bờ suối mấy gốc thông già gió chiều hiu hắt, lá thông khô, theo dòng suối trôi đi...

Lá rụng!

Từ đó đến nay đã qua sáu tháng. Lan trải bao buồn, nhớ, mừng, lo.

Trong khoảng mười hôm đầu, Lan ủ rủ âu sầu. Rồi dần dần ngày đêm vui đạo Phật, lòng cũng nguôi nguôi.

Tuy những khi chiều tà gió thổi, đêm khuya thức giấc, trăng mọc đầu non, dung nhan người bạn cũng còn phảng phất trong tâm hồn, nhưng đạo từ bi vẫn thắng nổi ái tình. Chỉ ít lâu là ảnh ai đã mờ hẳn trong trí nghĩ. Rồi buồn nhớ đổi ra mừng vui. Lan hớn hở rằng đã qua được một bước khó khăn trên con đường tu hành.

Lá rụng!

Tiếng lá tí tách trên bờ rào khô bỗng gợi tới chuyện cũ đã hầu quên. Lan nghĩ mà lo, lo một ngày kia bí mật của mình sẽ bị khám phá. Biết đâu trong khi vui anh em, chàng chẳng thuật câu chuyện gặp gỡ. Nếu chàng quên, nhưng nào chàng có quên được! Đã có một lần chàng đi xe đạp đến gần chùa, rồi nghỉ ở quán một lúc rồi lại quay xe trở về Bắc. Tuy Lan cho là Vân trông lầm, nhưng tâm trí Lan vẫn thì thầm với Lan rằng đó là chuyện thực.

Mặt trời đã xế về tây. Một luồng gió lạnh.

Lá rụng!

Lan rùng mình ngơ ngác nhìn quanh, như sợ có người đứng nghe trộm được nhưng ý nghĩ bất chính của mình. Lan cố không tư tưởng nữa, muốn theo gương sư cụ ngồi tĩnh tọa để tìm chân lý.

Bỗng có một tiếng sột soạt sau lưng. Lan quay lại. Ngọc đương rón rén đi tới. Lan mừng quýnh thốt nhiên kêu rú lên:

- Ông Ngọc!

Ngọc khẽ gật, không trả lời. Lan sực tỉnh, bẽn lẽn, trách bạn:

- Ông đã hứa với tôi rằng ông quên, sao ông còn lên?

Ngọc mỉm cười, đáp:

- Tôi vẫn cố quên, nhưng nào có quên được!

Rồi Ngọc buồn rầu, kể lể:

- Nếu chú thấu nổi đau đớn, khổ sở của tôi thì chú cũng saÜn lòng tha thứ cho tôi.

- Mời ông hãy vào chùa chào cụ, cụ nhắc đến ông luôn... Cụ nhớ ông lắm.

Ngọc vội gạt:

- Không, không. Tôi không lên thăm cụ. Tôi chỉ lên thăm chú một lát rồi lại về ngay bây giờ.

Lan đỏ bừng mặt, Ngọc tưởng Lan xấu hổ, nhưng chính Lan sung sướng quá.

Ngọc nói tiếp:

- Tôi lên thăm chú, vẫn biết đối với lời hứa, đối vời lời thề, tôi rất có lỗi, mà nhất đối với đời tu hành của chú, tôi rất là người có tội. Nhưng chắc Phật tổ cũng thấu lòng chân thành, rõ nỗi đau đớn của tôi mà xá tội cho tôi.

Lan mắt lờ đờ nhìn phía xa:

- Nhưng gần tối rồi, ông về bằng gì?

- Tôi về bằng xe đạp. Xe tôi để tựa ngoài hàng rào kia.

- Nhưng... Từ đây về Bắc cũng đã xa rồi, lại còn từ Bắc về đến Hà Nội, ông đạp sao nổi?

- Cũng phải nổi. Lần này là lần thứ ba rồi, hai lần trước tôi cũng đã lên, nhưng lại về ngay, sợ hãi, không dám vào thăm chú.

- Giá lần này ông cũng về ngay thì phải.

Ngọc không để ý đến câu trả lời của Lan, lại gần đứng tựa vào cây trầu, ngay chỗ Lan ngồi, nhìn Lan, không nói.

Lá rụng!

Lan giật mình bảo bạn:

- Nhỡ cụ biết...

Ngọc vẫn nhìn Lan, đôi mắt âu yếm, nồng nàn:

- Cụ biết thì ta thú tội với cụ là cùng chứ gì.

Lan cười nhạt, nói:

- Tôi tưởng ông là bậc quân tử đáng kính, đáng tôn. Ai ngờ thắm thoát mới sáu tháng giời, ông đã quên được lời thề.

Ngọc nghiêm sắc mặt trả lời:

- Chỉ vì tôi không quên được lời thề, nên tôi mới khổ. Bản tính con người là quên. Mà muốn đi tới hạnh phúc thì càng phải quên. Nếu tôi quên được hết, quên lời thề, quên cái đêm trăng rọi trên đồi, quên lời ăn tiếng nói của chú, quên sự gặp gỡ của đôi ta, quên chú, quên hết, thì đâu đến nổi... Nhưng trái lại, tôi nhớ, tôi tưởng tượng như mọi sự vừa mới xảy ra hôm qua, nào phải chăng tôi sống trong cảnh mộng?

Lan ngồi nghe, cặp môi hơi hé mỉm cười, mắt lim dim như đương thiu thiu trong giấc mộng.

Ngọc nói, lời rầu rầu, se sẽ, như người ru em.

Mặt trời đã gần lặn sau đồi, mặt trời lạnh lẽo mùa đông. Gió chiều thỏang qua.

Lá rụng!

Lan mở bừng mắt, thở dài:

- Không, không bao giờ thế.

Ngọc vẫn như người mê man, nói luôn:

- Phải, nào phải đâu tôi sống trong cảnh mộng, sáu tháng tôi ở xa chú, tôi coi như sáu năm...

Lan giọng hơi run run:

- Ông điên mất rồi, ông tha lỗi cho tôi, nhưng thực ra ông điên mất rồi, ông nên cưỡi xe đạp trở về ngay không cụ biết thì bí mật đến tiết lộ mất, vì ông điên mất rồi.

Ngọc cười gằn:

- Tôi về ngay đây, nhưng tôi thú thực với chú rằng không bao giờ trí tôi lại sáng suốt như bây giờ. Những lời tôi nói với chú, tôi nguyện có Phật tổ chứng minh, thật ở tận đáy tâm can mà ra. Tôi vẫn biết lòng chân thành của tôi không thể cảm được linh hồn chú, nên hôm nay tôi chỉ lên để từ biệt chú một lần cuối cùng mà thôi. Từ nay kẻ bắc người nam, xin khôn gặp mặt nhau nữa.

Lan hai tay bưng mặt, nước mắt ràn rụa ướt cả vạt áo. Lan cố giữ linh hồn lãnh đạm, nhưng chỉ giữ được đến thế.

- Ngọc vội cúi xuống đỡ tay Lan, kêu van:

- Ngọc xin lỗi Lan. Đấy Lan nghĩ mà xem. Lan có thể không yêu Ngọc được đâu. Cặp linh hồn đôi ta như một điệu âm nhạc, không cảm động nhau sao được?

Dưới chân đồi, mấy đứa trẻ mục đồng cưỡi trâu về chuồng, cười đùa vui vẻ. Trên cây trầu, đàn chim sẻ đuổi nhau tiếng kêu chiếp chiếp.

Lá rụng!

Lan đứng phắt dậy, khẽ ẩy bạn ra:

- Không, không bao giờ như thế được!

Ngọc lắc đầu, thở dài:

- Tôi thương hại chú quá. Tôi cũng đáng thương, nhưng chú còn đáng thương gấp trăm, gấp nghìn lần. Linh hồn chú bị ái tình và tôn giáo, hai bên lôi kéo, mà lạy Trời, lạy Phật, hai cái mãnh lực ấy lại tương đương, nên tâm trí chú càng bị thắt chặt vào hai tròng...

Lan nhíu đôi lông mày lùi lại một bước:

- Thôi, ông đừng nói nữa, mỗi lời nói của ông như đốt xé ruột gan kẻ tu hành này. Ông nên về ngay đi.

Ngọc dịu dàng:

- Vâng thì tôi về. Xin kính chào chú ở lại nhé.

Nói xong, Ngọc quay đi. Lan ngồi xuống bưng mặt khóc. Ngọc rón rén trở lại, yên lặng đứng ngắm Lan.

Mặt trời đã lặn sau dãy đồi tây. Vạn vật nhuộm màu ảm đạm.

Lá rụng!

Lan mở choàng mắt, ngơ ngác nhìn. Rồi mỉm cười:

- Ông vẫn chưa về?

- Lan coi, Lan đuổi Ngọc về, mà Lan vẫn còn mừng Ngọc ở lại. Trí Lan đi một đường, tâm Lan đi một lối. Ngọc thương Lan, Ngọc muốn hy sinh vì Lan, nhưng chẳng biết xử trí ra sao bây giờ.

Lan đăm đăm nhìn về phía chùa, se sẽ nói:

- Quên, phải quên.

- Nhưng nào quên được?

- Nếu thế thì chỉ có một cách bỏ chùa đi trốn.

Lan sợ Ngọc hiểu lầm, nói tiếp luôn:

- Bỏ chùa đi trốn, đến tu một chùa khác, một ngôi chùa trên thượng du.

Ngọc có vẻ sợ hãi, vội gạt:

- Không nên. Nếu Lan đi thì Ngọc sẽ chết khô héo mất. Ngọc chẳng dám mơ màng nọ kia, chỉ ao ước thỉnh thoảng lên chùa nhìn thấy mặt Lan đủ rồi. Vậy xin Lan cứ ở đây tu hành, rồi ngày Ngọc được nghỉ, lại cho phép Ngọc phóng xe đạp lên chùa thăm Lan, Lan có ưng như thế không?

Lan mỉm cười:

- Nếu được mãi như thế?

- Tôi xin thề với Lan rằng tôi giữ được mãi như thế. Tôi xin viện Phật tổ tôi thề với Lan rằng suốt một đời, tôi sẽ chân thành thờ trong tâm trí cái linh hồn dịu dàng của Lan.

- Thế nghĩa là thế nào?

- Nghĩa là suốt đời tôi, tôi không lấy ai, chỉ sống trong cái thế giới mộng ảo của cái tình lý tưởng, của ái tình bất vong bất diệt.

Lan hai giòng nước mắt đầm đìa, dịu dàng bảo bạn:

- Không được. Còn gia đình ông?

Ngọc lạnh lùng:

- Gia đình? Tôi không có gia đình nữa. Đại gia đình của tôi nay là nhân loại, là vũ trụ, mà tiểu gia đình của tôi là... Hai linh hồn đôi ta, ẩn núp dưới bóng từ bi Phật tổ.

Lan tươi cười, ôn tồn bảo bạn:

- Tôi không ngờ Phật giáo đã cảm hóa ông đến như thế! Ngọc vui vẻ:

- Yêu là một luật chung của vạn vật, là bản tính của Phật giáo. Ta yêu nhau, ta yêu nhau trong linh hồn, trong lý tưởng, Phật tổ cũng chẳng cấm đoán đôi ta yêu nhau như thế.

Lan đưa vạt áo lau nước mắt:

- Tôi hiểu ông lắm rồi. Tôi xin ông lại nhà kẻo giời sắp tôi.

Ngọc vui vẻ:

- Vậy chào Lan ở lại nhé. Ngày khác sẽ gặp nhau...

Lan nghĩ ngợi nhìn Ngọc, khẽ gật đầu mỉm cười không nói.

Ngọc từ giã Lan, dắt xe đạp xuống đồi.

Bây giờ sắc trời dìu dịu, vạn vật như theo tiếng chuông chiều thong thả rời vào quãng êm đềm, tịch mịch.

Lan đứng chắp tay tụng niệm, mắt lờ đờ nhìn xuống con đường đất quanh co, lượn khúc dưới chân đồi.

Gió chiều hiu hiu...

Lá rụng!

HẾT.
__________________
thành tình nhân đứng giữa trời không
khóc mộng thiên đường .. vta
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #9  
Old 05-27-2012, 10:48 PM
TT_LưuLyTím_TT's Avatar
TT_LưuLyTím_TT TT_LưuLyTím_TT is offline
 
Tham gia ngày: Mar 2004
Bài gởi: 7,757
Default

Đừng xin, để Lan đọc ! Kk
__________________
http://Taochu.Uhm.vN
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #10  
Old 05-27-2012, 11:08 PM
Tiêu Dao's Avatar
Tiêu Dao Tiêu Dao is offline
Thèm Bú Quanh Năm !
 
Tham gia ngày: Jan 2007
Bài gởi: 843
Default

Trích:
Nguyên văn bởi TT_LưuLyTím_TT View Post
Đừng xin, để Lan đọc ! Kk
ô kìa Lan, Ngọc đây
__________________
thành tình nhân đứng giữa trời không
khóc mộng thiên đường .. vta
Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời


Ðiều Chỉnh
Xếp Bài

Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn
Bạn không được quyền gởi bài
Bạn không được quyền gởi trả lời
Bạn không được quyền gởi kèm file
Bạn không được quyền sửa bài

vB code đang Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển đến


Múi giờ GMT. Hiện tại là 07:54 PM.


Powered by: vBulletin Version 3.6.1 Copyright © 2000 - 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.