Go Back   Vina Forums > Vườn Thơ > Tủ Sách Văn Học
Hỏi/Ðáp Thành Viên Lịch Tìm Kiếm Bài Trong Ngày Ðánh Dấu Ðã Ðọc

Trả lời
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
  #21  
Old 12-27-2012, 02:09 AM
TT_LưuLyTím_TT's Avatar
TT_LưuLyTím_TT TT_LưuLyTím_TT is offline
 
Tham gia ngày: Mar 2004
Bài gởi: 7,757
Default

Thánh Quát Mà Không Biết Chữ “ Chi”

Cao Bá Quát từ kinh đô ra chịu tang cha. Một đám tang lớn trong vùng đúng gia lễ. Khách ra vào tấp nập. Đó là những người quen biết của cụ thân sinh ra Quát và của bản thân Quát. Trong dịp tang lễ có một cụ già đầu râu tóc bạc, phong thái trang nghiêm bước vào nhà từ đường của gia đình người quá cố. Sau khi làm lễ phúng điếu xong, ông tìm gặp Quát và nói:

- Thủa sinh thời của cụ, tôi có đến đây vài lần song không gặp được ông. Hôm nay tôi đến đầu tiên là kính viếng hương hồn cụ, chia buồn cùng ông và quý quyến, sau đây tôi xin có câu đối để kính phúng cụ. Ông làm ơn cho tôi mượn bút và nghiên mực.


Bẩm cụ, có đây ạ. Quát nói xong, tới án thư lấy bút và nghiên mực nhưng tay cụ run rung, không hiểu vì cảm động hay vì tuổi già nên sinh ra vậy. Cụ đặt bút xuống và nói.

Tôi nay tay run mất rồi. Viết chắc chữ sẽ xấu. Không hiểu lúc sinh thời các cụ có cho ông ăn học hay không?

Dạ, bẩm có ạ - Quát thưa.

May quá, tôi nhờ ông viết giúp cho.

Xin lĩnh ý cụ, xin cụ cứ đọc ạ

- Chi.

Thưa cụ chữ chi nào ạ! Quát hỏi lại.

Chữ chi là chưng. Cụ trả lời.

Rồi Quát cúi xuống viết xong. Quát thưa:

- Xong rồi ạ! Xin cụ đọc tiếp.

Ông cụ lại đọc.

Chi!

Quát thấy hơi lạ và lại hỏi.

Chữ chi nào ạ!

Ông cụ lẩm bẩm: “ Tiếc cho công lao dạy dỗ của quý hữu làm sao quý tử của bác lại không biết viết đến cả chữ chi”.

Quát nghe lỏm thấy vậy thì điếng người nhưng quả thực là Quát không biết chữ chi thứ hai này là chi nào vì trong chữ Hán có ba chữ chi. Chi là chưng viết khác, chi là tri lại viết khác và chữ chi là cành lại được viết khác nữa.

Cao Bá Quát thấm thía về sự kém cỏi của mình. Rồi cụ lấy tay chấm vào nước trà viết chữ chi lên mặt án thư và nói.

Chữ chi này rất dễ, thế mà ông cũng không biết được! Đáng tiếc ! Đáng tiếc!

Nói xong cụ liền đọc chi Quát viết một câu đối cực hay như sau:

- Chi ngũ bách niên tiền, lục thụ thanh sơn hà xử tại!

- Tại tại tam thiên lý ngoại, đào hoa lưu thủy cách hà chi.

Dịch là: “ Đâu đâu, khoảng trước năm trăm năm, cây biếc non xanh nào chốn ấy!

Ấy ấy chừng ngoài ba ngàn vạn dặm, hoa đào nước chảy lại về đâu.

Chờ cho Quát viết xong, ông cụ cảm ơn và nói lời chào tạm biệt rồi ung dung đi ra ngoài với dáng dấp đàng hoàng tự tại như một tiên ông giáng thế.

Quát thầm nghĩ. Quả là trong thiên hạ lắm người tài. Ta cũng được gọi là kẻ có học có tài mà vẫn thua ông cụ. Cụ lập mưu đưa ta vào tròng mà ta không biết. Đáng trọng thay! Đáng trọng thay “ Lão túc đa mưu” là thế. Ta bị cụ mắng đúng.
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #22  
Old 12-28-2012, 05:21 AM
AiTinh's Avatar
AiTinh AiTinh is offline
@->Trùm Yêu...*muahzz*<-@
 
Tham gia ngày: Aug 2008
Nơi Cư Ngụ: In your heart :)
Bài gởi: 2,741
Default

Lỳ đã sưu tầm những câu chuyện thật hay và ý nghĩa
__________________



Thương yêu trải hoa từ bi nở rộ
Khắp gian trần mừng rỡ giữa hoan ca
Yêu thật nhiều yêu say đắm thiết tha
Yêu nhân loại thiện lành ...tâm bác ái !


Trả Lời Với Trích Dẫn
  #23  
Old 12-28-2012, 05:28 AM
TT_LưuLyTím_TT's Avatar
TT_LưuLyTím_TT TT_LưuLyTím_TT is offline
 
Tham gia ngày: Mar 2004
Bài gởi: 7,757
Default

Trích:
Nguyên văn bởi AiTinh View Post
Lỳ đã sưu tầm những câu chuyện thật hay và ý nghĩa
Dạ sis Ái, you're welcome
Hồi nhỏ hay nghe Mom hay anh chị lớn đọc truyện xưa và nghe đài radio nữa, nghe Mom giảng giải, nghe lời người ta bình hay thật hay nhưng em chỉ nhớ mang máng vài chuyện. Vô tình search được mấy bài này, em thích lắm, bưng về chia xẻ liền hihihihi
__________________
http://Taochu.Uhm.vN
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #24  
Old 01-06-2013, 05:44 AM
AiTinh's Avatar
AiTinh AiTinh is offline
@->Trùm Yêu...*muahzz*<-@
 
Tham gia ngày: Aug 2008
Nơi Cư Ngụ: In your heart :)
Bài gởi: 2,741
Default

Trích:
Nguyên văn bởi TT_LưuLyTím_TT View Post
Dạ sis Ái, you're welcome
Hồi nhỏ hay nghe Mom hay anh chị lớn đọc truyện xưa và nghe đài radio nữa, nghe Mom giảng giải, nghe lời người ta bình hay thật hay nhưng em chỉ nhớ mang máng vài chuyện. Vô tình search được mấy bài này, em thích lắm, bưng về chia xẻ liền hihihihi
Yes Lỳ, lúc mình còn nhỏ mà nghe được thì tới lớn cũng không có nhớ nổi. Những bài như vầy đọc thật là giá trị áh cưng
__________________



Thương yêu trải hoa từ bi nở rộ
Khắp gian trần mừng rỡ giữa hoan ca
Yêu thật nhiều yêu say đắm thiết tha
Yêu nhân loại thiện lành ...tâm bác ái !


Trả Lời Với Trích Dẫn
  #25  
Old 04-30-2013, 03:35 AM
TT_LưuLyTím_TT's Avatar
TT_LưuLyTím_TT TT_LưuLyTím_TT is offline
 
Tham gia ngày: Mar 2004
Bài gởi: 7,757
Default

Học vấn người quân tử

Quan niệm Nho giáo xưa chia con người ta thành hai hạng chính là quân tử và tiểu nhân. Để cho mọi cá nhân hoàn mỹ, nền văn hoá cổ đưa ra hàng loạt khái niệm quan trọng: nhân, đức, lễ,hiếu, nghĩa nhằm ràng buộc, chế ngự hành vi con người, mong muốn con người nhanh chóng được hoàn thiện.

Cần phải hiểu rõ các danh từ riêng quân tử và tiểu nhân thì mới biết xã hội xưa đã đề cao nhân cách cao đẹp trong cuộc sống biểu hiện qua tư duy biểu đạt, giáo dục và hành vi của bậc chính nhân quân tử.

Con người ta đi trên đường đời cũng giống như người lữ khách nhìn thấy trước mặt rất nhiều lối rẽ phải lựa chọn. Nếu đi đường thẳng quang minh thì sẽ đến đích suôn sẻ, nếu đi đường cong queo sẽ lạc bước sa chân, vì thế người quân tử bao giờ cũng xác định chọn đường thẳng, còn kẻ tiểu nhân toàn chọn những đường gấp khúc ngoắt ngoéo.

Hai danh từ chủ yếu trong các sách vở, ngôn từ, sinh hoạt cổ này thoạt đầu chỉ đề cập đến địa vị trong xã hội, về sau mở rộng nghĩa ra thành người quân tử luôn đàng hoàng, phẩm cách cao thượng. Hiên ngang chính đại, vì nghĩa quên thân, kẻ tiểu nhân chí khí bạc nhược, hèn hạ cúi luồn, hám lợi bỏ nghĩa. (1. Vì Sắc 2. Tiền /sai bảo)

Ngay cả trong những người có văn hoá giáo dục, cũng vẫn chia làm hai loại là nho quân tử và nho tiểu nhân Nho quân tử là người học và làm theo đạo thánh hiền, lo tu thân sửa mình để hoàn thiện nhân cách chứ không nghĩ học lấy bằng cấp chỉ cốt lấy nghề kiếm ăn.

Người quân tử làm việc dựa vào sức mình là chính, làm sai điều gì trước hết phải tự trách mình rồi sửa mình,khi thấy việc thiện thì phải cố làm cho được thấy điều ác thì phải sợ hãi tránh xa.

Muốn học làm quân tử cần phải thành thực, không bao giờ tự lừa dối mình mà làm hại sự hiểu biết của chính bản thân và biết giữ chất phác trong nội dung và văn hoá ngoài hình thức.

Đối với một người nhân nghĩa trung chính thì học vấn là điều tối quan trọng. Người quân tử bao giờ cũng muốn có đức' nhưng phải có học thì cái đức mới có giá trị bởi nhân, trí tín trực dũng, cương đều là đức tốt cơ bản để tư thân,nhưng nếu chỉ muốn đức mà không muốn học để hiểu lý lẽ hay dở, đúng sai thì rất sai lầm.

Muốn nhân lại bị tình cảm chi phối, che mờ đi thành ra ngu tối.
Muốn trí lại bị ham muốn phân tâm thành mông lung.
Muốn tín lại cố chấp hẹp hòi đâm ra ích kỷ.
Muốn trực lại bị nóng nảy khống chế đâm ra ngang ngạnh.
Muốn dũng lại không kiềm chế được thành ra bạo loạn.
Muốn cương nhưng cố bảo thủ kiểu gàn dở đâm ra ngông cuồng... hậu quả của việc có đức nhưng không có học vấn là vậy.

Sự học cũng như việc trồng lúa, có cây lúa mọc lên không tốt, có cây mọc tốt lại không có hạt. Người đi học thì có người học mãi vẫn không giỏi, có người giỏi thì đức lại không ra gì, vì thế mà con người ta cần giáo dục bồi đắp, tu dưỡng đạt được cả tài và đức.

Người đi học thì phải say mê thì mới mong tiến bộ, nhất là đừng vội đặt ra mục đích cầu danh, kiếm lợi thì kiến thức mới sâu sắc, chắc chắn.

Người quân tử phải chuyên tâm nghiên cứu mọi diều hay, điều tiết trên lý thuyết và trong thực tế cuộc sống chứ không phải học vẹt, khoe mồm chỉ biết nghe qua tai rồi nói ra miệng lấy mẽ thì học kiểu gì cũng vô bổ.

Khổng tử còn cho rằng:"Người quân tử có ba điều lo nghĩ không thể không xét đến. Trẻ mà không học thì khi lớn lên không có tài năng gì.

Già mà không chỉ dạy người, khi chết rồi không ai tưởng nghĩ đến mình. Khi giàu có mà không đem của giúp người thì lúc cùng quẫn không ai giúp mình.

Cho nên người quân tử lúc trẻ nghĩ đến tuổi già mà lo học, lúc già nghĩ đến cái chết mà lo dạy người, lúc thịnh nghĩ đến lúc suy mà lo giúp người".

Sách Đại học xưa cũng dạy rằng: từ vua đến dân ai cũng phải lây tự sửa mình làm gốc vì kết quả học vấn là biểu hiện rõ nhất của phép tu thân. Muốn hoàn thiện mình, quan trọng nhất phải giữ được tâm và ý.

Giữ được tâm cho chính tức là không bị chi phối và điều khiển của tức giận, sợ hãi, vui say. Còn khi tâm đã loạn thì mắt trông không thấy, tai nghe không hiểu, mồm ăn không biết mùi vị.

Giữ được ý cho thành nghĩa là không bao giờ tự lừa dối mình, đối với mọi việc đều thành thực như như ghét mùi thối, yêu sắc đẹp. Nho giáo lấy thành ý là chìa khóa của phép tư thân.

Khi đã biết cách sửa được mình thì biểu hiện đầu tiên là không làm điều gì bất thường, trái đạo, không dùng lời nói khéo mà hại đạo đức, không nóng nảy làm bậy, không bo bo tính lấy lợi ích của riêng mình, tuy ai cũng muốn có phẩm giá nhưng không được dựa trên danh lợi phi nghĩa.

Đã là người quân tử thì không bao giờ thấy điều lợi mà bỏ việc nghĩa, nếu làm việc phi nghĩa mà được phú quý thì đành chịu bần tiện còn hơn. Sách Luận ngữ nhận xét: "Quân tử lo nghĩ giữ đức hạnh, tiểu nhân chỉ nghĩ đến địa vị mình.

Quân tử nghĩ sợ pháp luật,tiểu nhân chỉ nghĩ đến sự lợi lộc. Quân tử có tính cách trung hoà mà không a dua bè phái, tiểu nhân thích a dua bè phái mà không có tính dung hoà".

Vì vậy mà trong mọi hoàn cảnh, người quân tử đều tím thấy niềm vui kể cả khi ăn gạo hẩm, uống nước lã, nằm đất. Ngoài ra, người quân tử có học vấn thật sự còn biết tuỳ vị trí và cảnh ngộ của bản thân để ứng xử cho đúng.

Phú quý thì hành lễ theo cách phú quý, bần tiện thì hành xử theo cảnh bần tiện, gặp người hoang dã thì đối xử theo cách hoang dã, khi lâm nạn thì hành động theo cảnh ngộ hoạn nạn.

(Mình có học giúp người được học, không có hành vi dùng cái học của mình, để trêu chọc và phỉ bang kẻ khác)

Trong mọi lúc, mọi nơi, mọi điều kiện đểu biết cách ứng xử cho thích hợp, đó là thành quả của học vấn, hiểu biết, giáo dục trong đối nhân xử thế của người quân tử, như Mạnh tử đã nói:

“Người quân tử lấy đức nhân làm nhà ở, lấy đức nghĩa làm đường đi, lấy lễ làm cửa. Chỉ có mỗi người quân tử mới có thể đi đường ấy, ra vào cửa ấy mà thôi".

Đỗ Hoàng Linh
Tạp chí Hà Nội ngàn năm
__________________
http://Taochu.Uhm.vN
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #26  
Old 05-03-2013, 12:58 AM
TT_LưuLyTím_TT's Avatar
TT_LưuLyTím_TT TT_LưuLyTím_TT is offline
 
Tham gia ngày: Mar 2004
Bài gởi: 7,757
Default

Viên Đá Của Người Phụ Nữ Thông Thái




Một người phụ nữ thông thái đang trên đường vào vùng núi đã tìm thấy một viên đá quý ở con suối. Ngày hôm sau cô ấy gặp một người du khách khác đang đói, người phụ nữ đã mở chiếc túi ra chia sẻ thức ăn với anh ta. Người khách đói bụng nọ đã nhìn thấy viên đá quý hiếm và hỏi xin người phụ nữ viên đá. Cô ấy đã cho anh ta mà không do dự. Người du khách ra đi, vui mừng với sự may mắn tốt lành của mình. Anh ta biết là viên đá đáng giá đủ để cho anh sung túc suốt đời. Nhưng một vài ngày sau đó anh ta trở lại để trả viên đá cho người phụ nữ thông thái. Anh ta nói “Tôi đã suy nghĩ nhiều; tôi biết viên đá rất có giá trị, nhưng tôi trả nó lại với hy vọng là cô có thể cho tôi một thứ gì quý giá hơn. Hãy cho tôi cái mà cô có trong tâm cô, cái có thể khiến cô tặng cho tôi viên đá đó”.

Không rõ tác giả.
Trần Thanh Thủy chuyển dịch.

Câu chuyện mang một ý nghĩa rất tuyệt ! Con người – bởi sự khống chế của lòng tham – luôn có xu hướng làm tất cả chỉ vì lợi lộc cho riêng mình. Chỉ khi được ” Giác Ngộ”, như là một căn duyên, họ mới hiểu ra giá trị đích thực mà mọi lòng tham hợp lại cũng chẳng bao giờ tìm thấy. Ai cũng đam mê vật chất trần gian mà không thấy đó rốt cuộc chỉ là ảo mộng. Thương thay hai chữ “Giác Ngộ” vì nó đậu trên vai chỉ vài người !

St
__________________
http://Taochu.Uhm.vN
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #27  
Old 05-03-2013, 01:09 AM
TT_LưuLyTím_TT's Avatar
TT_LưuLyTím_TT TT_LưuLyTím_TT is offline
 
Tham gia ngày: Mar 2004
Bài gởi: 7,757
Default

Lệch Thừa Không Bằng Ngay Thiếu




Kiềm Lâu là một bậc cao sĩ nước Tề thời Xuân Thu, tính tình ông cương trực, lúc nào cũng trọng nghĩa khinh tài, không màng danh lợi.

Nhiều nước chư hầu mời ông ra làm khanh tướng nhưng ông không nhận. Vua Uy Vương nhà Chu kính thờ ông như thầy.

Ông nghèo lắm, lúc mất chỉ có cái chăn ngắn, không liệm đủ thân thể. Thầy Tăng Tử đến viếng thấy vậy nói:

- Để lệch cái chăn đi thì liệm đủ thân thể.

Bà vợ ông bảo:

- Lệch mà có thừa, không bằng ngay mà chẳng đủ. Lúc sinh thời, tiên sinh chỉ vì tính thẳng mới được như thế. Bây giờ tiên sinh mất mà liệm lệch cho người thì chắc không được hợp ý tiên sinh.

Tăng Tử nghe, trong lòng thán phục:

- Chỉ có người chồng như thế mới có được người vợ như thế! (Theo Cổ học tinh hoa)

Bài học đạo lý:

Kiềm Lâu là một bậc ẩn sĩ có tri thức và chí khí cao vời. Ông giỏi có tiếng nhưng không chịu ra làm quan vì chẳng muốn vướng vào vòng lợi danh quan lại. Sống trong cảnh nghèo mà "không lấy sự nghèo hèn làm buồn rầu, không lấy sự giàu sang làm hâm mộ". Kiềm Lâu sống cao khiết đến độ khi mất chẳng có bất cứ vật gì trừ cái chăn ngắn không liệm đủ thân thể. Thầy Tăng Tử đến viếng khuyên nên để lệch cái chăn cho đủ, nhưng bà vợ của ông nhất quyết: "Lệch mà có thừa, không bằng ngay mà chẳng đủ!".

Người sống trên đời trong sạch và liêm khiết như Kiềm Lâu thì lúc sinh thời cho đến mất đi, không những vợ con, họ hàng mà cả thiên hạ đều vô cùng thương tiếc, kính phục. Chí khí thanh cao, xem thường lợi danh của ông là một bài học quý giá để mọi người noi theo.

Ở đời, sống ẩn dật và chối từ danh lợi như ông Kiềm Lâu đã là hiếm có. Tuy vậy, tìm ra một người vợ chịu chấp nhận cuộc sống nghèo nàn và ủng hộ quan điểm sống thanh cao của chồng như bà Kiềm Lâu lại càng hiếm hoi hơn. Bởi có không ít những đức ông chồng vốn chuộng cái tính "thẳng" để chí ít là sống cho ra người, ngẩng cao đầu trong thiên hạ mà các bà vợ không cam nổi nghèo khó nên đã biến cái tính "thẳng" ấy thành "lệch". Cho nên, có người chồng như thế lại gặp người vợ như thế, thật là xứng đôi và hiếm có nên thầy Tăng Tử khen rất phải.

Câu chuyện về đức liêm khiết của Kiềm Lâu dẫu là chuyện rất xa xưa trong bối cảnh xã hội thời Xuân Thu nhưng vẫn là một bài học đạo đức rất đáng để cho tất cả chúng ta học tập, noi gương, nhất là trong bối cảnh tham nhũng đang là quốc nạn hiện nay. Bởi vì có thể, có một lúc nào đó vì chuyện áo cơm vất vả lo toan, sợ thua chúng kém bạn nên cố chạy theo vật chất xa hoa mà chúng ta sống không "thẳng", bị "lệch" đi theo chiều hướng hưởng thụ, vị kỷ.

Cho nên, "Lệch thừa không bằng ngay thiếu", sống liêm khiết mà thanh cao và thảnh thơi là một trong những đạo lý sống có từ ngàn xưa mà vẫn còn nguyên giá trị cho đến tận hôm nay và cả ngày mai.

Lê Đàn
__________________
http://Taochu.Uhm.vN
Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời


Ðiều Chỉnh
Xếp Bài

Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn
Bạn không được quyền gởi bài
Bạn không được quyền gởi trả lời
Bạn không được quyền gởi kèm file
Bạn không được quyền sửa bài

vB code đang Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển đến


Múi giờ GMT. Hiện tại là 09:58 PM.


Powered by: vBulletin Version 3.6.1 Copyright © 2000 - 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.