Go Back   Vina Forums > Thư Viện Online > Kho Tàng Truyện > Truyện Ngắn - Truyện Học Trò
Hỏi/Ðáp Thành Viên Lịch Tìm Kiếm Bài Trong Ngày Ðánh Dấu Ðã Ðọc

Trả lời
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
  #1  
Old 04-09-2004, 05:11 AM
trinh gia trinh gia is offline
Senior Member
 
Tham gia ngày: Apr 2004
Nơi Cư Ngụ: noi khong co nguoi o
Bài gởi: 114
Talking

<span style='color:green'>Tiếng còi tàu
Tôi không hình dung là có một ngày tôi phải làm quen với tiếng còi tàu và cả tiếng những toa tàu lăn trên những đường ray. Bởi nhà Kim ở gần sân ga. Mỗi chuyến tàu trước khi rời ga đều phải đi một vòng ngang qua nhà anh để giã từ thành phố. Những lần tôi đến chơi, khi có chuyến tàu rời ga tôi vẫn thường bước ra sau cùng anh nhìn con tàu đang kéo những toa tàu nặng trĩu để ra đi. Rồi tôi nói với Kim:

- Anh cứ nghe mãi tiếng con tàu chạy ngang qua nhà mình mà không mất ngủ sao?

Kim cười:

- Cũng như em luôn làm cho anh mất ngủ mà anh có chán đâu?

Ai lại ví người yêu của mình với tiếng chuyển bánh của những con tàu trên đường ray bao giờ? Nhưng tôi biết rồi có một ngày tôi sẽ về cùng anh trong căn nhà mỗi ngày có biết bao nhiêu chuyến tàu chạy qua đó. Tôi chuẩn bị cho mình thói quen nghe tiếng còi tàu réo giục bởi vì tôi không thể thiếu anh.

Trước khi quen Kim, tôi cũng đã trải qua dăm lần yêu đương, nhưng những cuộc tình ấy chẳng đâu vào đâu khiến tôi mệt mỏi, cho đến khi tôi gặp anh. Kim nói: "Lấy anh, em sẽ phải ở trong căn nhà hàng đêm có tiếng tàu lửa chạy qua. Em sẽ phải dỗ anh khi anh hờn dỗi". Tôi ngước mắt nhìn anh: "Và không được ngó tới ngó lui một ai khác. Chỉ biết có anh duy nhất trong cuộc đời này". Kim cười khoái chí khi tôi nói lên điều đó.

Kim là một người đàn ông tốt. Nếu anh không tốt với tôi thì hai người đã chẳng nên nghĩa vợ chồng. Về với anh, tôi gói những kỷ niệm xưa cũ vào một góc riêng trí nhớ của mình. Nguyên xuất hiện khi tôi bươn chải tìm việc làm. Nguyên đã tạo điều kiện để tôi có thể làm việc ở nơi mà tôi thích và hợp với nghề của tôi, đó là công việc thuyết minh ở bảo tàng. Bảo tàng nơi tôi làm việc gần biển, cũng là nơi Nguyên thường lui tới vì anh đang giảng dạy môn sử ở Trường Cao đẳng Sư phạm. Tôi với Nguyên đã có những ngày tươi đẹp. Nhưng chỉ như là mưa bóng mây khi anh chuyển công tác đi Hà Nội, chẳng một lời hứa hẹn.

Tôi không giấu Kim chuyện giữa tôi và Nguyên, bởi với tôi tình yêu là biết nói thật và biết tha thứ, Kim của tôi đã thế. Trước ngày cưới tôi đã đốt hết những tấm ảnh kỷ niệm. Tôi chỉ giữ lại duy nhất bên mình bức ảnh tôi và Nguyên ngồi dưới tàn phượng đang bung nở những cánh hoa thắm đỏ. ánh nắng mặt trời hắt lên gương mặt tôi rạng rỡ. Dường như khi đó Nguyên đang nói một câu chuyện gì vui lắm. Tôi giữ tấm ảnh lại bởi vì nó quá đẹp, một cách hoàn toàn vô tâm.

Tôi về ở với Kim. Những đêm đầu tôi rúc mình trong chăn bởi tiếng bánh xe lửa lăn trên đường ray làm tôi không ngủ được. Thế rồi quen với tiếng bánh xe lửa lăn trên đường ray tự lúc nào tôi không hay. Khi đó Kim mới pha trò: "Em thấy ở nhà anh sướng chưa? Có nhạc ru ngủ mà chẳng phải mất tiền mua". Tình yêu chính là điều kỳ lạ như thế, yêu người là ta chấp nhận cách sống của người khác hoàn toàn tự nguyện. Tôi lắng nghe tiếng xe lửa rời khỏi sân ga cùng anh là tự nguyện.

Đó là một ngày thứ bảy tươi đẹp. Kim hẹn tôi về sớm để cùng anh đi xem kịch nói. Kim rất thích xem kịch cho nên anh rất ít khi bỏ qua những vở kịch hay. Hôm đó tôi phải dự cuộc họp tổng kết của cơ quan, sau đó là một buổi tiệc. Tôi về nhà khá trễ. Kim ngồi thầm trong bóng tối khiến tôi phải lên tiếng: "Sao anh ngồi trong bóng tối vậy?". Tôi mở đèn lên, tôi nhìn thấy Kim của tôi đang nhìn tôi như nhìn một người xa lạ. Kim nói: "Cô có bao giờ trễ hẹn với thằng Nguyên không?". Tôi trừng mắt nhìn anh, Nguyên đã ở phía sau lưng quá khứ nhòa khuất, nhưng giờ phút này nó lại trở thành ngọn lửa muốn đốt cháy hạnh phúc của tôi sao? Tôi nói với Kim: "Anh uống rượu phải không? Em không thích anh uống rượu đâu!". Kim lại gằn giọng: "Chỉ có thằng Nguyên uống là được phải không?".

Thỉnh thoảng anh lại nói khi hai đứa sửa soạn đi chơi: "Anh chấm thêm một nốt ruồi ngay má phải cho giống Nguyên, em nhỉ?". Câu nói tưởng vô tình nhưng thật ra là dao nhọn. Tôi im lặng mà không lên tiếng phản đối. Dường như anh rất thoả lòng khi nói với tôi những lời đắng cay. Anh nói: "Ngày xưa Nguyên của em có thích ăn mực chiên giòn không?". Tôi nhăn anh: "Mệt quá, anh làm ơn đừng có nhắc chuyện cũ". Kim gằn giọng: "Với em đó là chuyện cũ có phải không? Thế tấm ảnh em cất kỹ để làm gì?". Anh đưa tấm ảnh ra cho tôi xem. Trời ơi, thì ra là vậy người đàn ông tôi yêu thương ghen với tấm ảnh thuở xưa. Vậy mà tôi đâu biết!

Đêm nay dường như có bão ở miền Trung cho nên những con tàu về trễ. Tôi đợi tiếng còi tàu rúc lên báo hiệu đang vào khu dân cư đông người để dỗ giấc ngủ. Kim vẫn còn thức, anh đang ngồi trước tivi, xem một phim video nào đó nhưng tôi đoán chắc là đôi mắt anh đang nhìn màn hình nhưng anh sẽ không nhìn thấy gì. Anh đợi tôi ngủ rồi mới bước vào. Tôi vẫn đợi anh ôm tôi trong vòng tay rắn chắc của anh mà nói: "Anh xin lỗi". Nhưng anh vẫn ngồi thầm trong ánh sáng của chiếc tivi phát ra.

Tôi tìm bức hình cũ, thắp lên một ngọn nến, đốt nó trước mặt anh. Tấm ảnh cong lại và cháy hết chỉ còn lại một nhúm tro đen: "Em quên hết chuyện cũ rồi mà. Bức ảnh này em cũng đã quên luôn. Chính anh lại đã nhắc em nhớ. Em yêu anh". Tôi bật khóc. Kim thảng thốt như nhận ra điều gì, cuống quýt dỗ: "Đừng khóc nữa em, đừng khóc nữa mà".

Khuya. Dường như có con tàu đang trở về sân ga của tôi, thoảng xa đã có tiếng còi vọng. Trong cơn mê ngủ tôi có cảm giác như tiếng còi tàu đêm nay sao lạ quá. Ừa, tiếng còi tàu như có thêm hơi thở của Kim. Anh đang nhìn tôi ngủ và hơi thở của anh đã làm cho tiếng còi tàu thay đổi. Kim nói vu vơ trong bóng tối: "Khi giận, em đẹp quá". Tôi trở mình nói với anh: "Vậy ngày xưa cô bồ cũ của anh có thích ăn mực chiên giòn hay không?". Tôi và anh cùng cười, tiếng cười của hai đứa át cả tiếng tàu và trên những đường ray. Ôi! tiếng còi tàu đêm nay sao lạ quá! Khuê Việt Trường

Kỷ niệm mối tình đầu của tôi
Trên đời này có lẽ không có quán cà phê nào ngon hơn quán cà phê ấy và trên đời này có lẽ cũng không có ai xinh đẹp bằng nhỏ ấy.Tương tự như vậy, trên đời này có lẽ không có ai ái mộ nhỏ ấy bằng tôi. Đó là 3 điều “nhất trên đời” mà dường như không một ai trong lớp học lại chẳng đồng ý với tôi được.

Bởi thế cho nên suốt 3 niên học vừa qua ở bậc Đại học tôi cứ mang tai tiếng là một tay nghiện cà phê thứ thiệt. Ừ! Mà thà rằng cứ “nghiện” đi, nghe nó còn đỡ chướng tai hơn là “tông si”, “lý tình tang” và còn tệ hơn nữa là “chà bóng”, “khô keo”. Tôi đã và đang trở thành một đề tài rất gợi hứng cho đám bạn ác mồm ác miệng có máu sáng tạo từ ngữ, bóp méo văn học và sát thủ thơ ca, chẳng hạn như:

“Hôm qua uống nước đầu làng

Cái quần rách đít mà chàng không hay

Có may thì đưa em may

Hay là chàng để giả ngây giả khờ”

Đúng là nhất quỷ nhì ma thứ ba…tụi nó! Nhưng lùi bước trước dư luận là một hành động ngốc nghếch, nhất là trong trường hợp này sẽ thua trắng, sẽ trúng kế “khích tướng” của bọn … “tiểu nhân”. Bởi vì chỉ cần tôi nhích ra một mi li mét thôi là sẽ tuột đi một dặm không vé khứ hồi. Tại sao vậy? Ắt rằng một tên nào đó sẽ ngay lập tức hộc tốc nện mông vào chỗ trống ấy ngay chớ còn sao nữa. Xời ơi! Mấy cái ghế mòn lẳn ở quán ấy đâu phải chỉ có mùi của mỗi mình tôi. Có đứa nào mà không “chà bóng”, có đứa nào mà chả “khô keo”. Cho nên đều đặn mỗi chiều –sau giờ ngồi mài đũng quần ở giảng đường- tôi lại tỏ ra bình thường , thản nhiên vác cây đàn guitar đến quán nhỏ ấy, thản nhiên “du ca từ thiện” và sau buổi “xướng ca vô hại” ấy tôi cũng thản nhiên chi “cà phê phí” một cách hào phóng hơn bất cứ nghệ sĩ nào trên cõi đời này. Thật ra thì buộc phải hào phóng thôi, bởi vì chung quanh tôi bao giờ cũng có một tá “cổ động viên” ăn theo. Tôi rất cần sự cổ võ khí thế còn chúng nó thì cần…giải khát. Sát cánh nhất mà cũng “sát thủ” nhất trong đám bạn có lẽ chính là thằng Hưng Khủng Minh .Gọi biệt danh “Khủng Minh” vì nó lắm mưu nhiều kế, quỷ khóc thần sầu, và đang đảm đương nhiệm vụ “cố vấn” cho tôi. Nó thường tỉnh queo Number One , Red Bull , Pepsi , Coca Cola, cà phê sữa đá trong khi tôi chỉ dám nhấm nháp đỡ một tách đen. Nó cũng hay tỉnh queo bánh ngọt, bánh phồng ,snack ,khoai tây chiên …trong khi tôi phải “giữ bụng rỗng để gìn hơi”. Nhưng cái nhiệt tình ăn uống của nó không làm tôi lo lắng bằng cái nhiệt tình “cố vấn”. Lắm khi tôi có cảm tưởng rằng nó đang “cố quấn” thì đúng hơn. Nhưng mặc! Muốn:

Qua sông phải bắc cầu kiều

Muốn quen… nhỏ ấy phải chiều Khủng Minh.

Thằng Hưng đã tuyên bố chắc như “đanh đóng gỗ lim” như vậy.

Thế rồi vào một ngày chủ nhật đẹp trời nọ, những sáng tác tuyệt vĩ đại của tôi đã làm nhỏ ấy rung động. Nhỏ bật cười không giấu được trong lúc tôi đang nức nở gào thét một bài tình ca thiết tha. Thấy vậy Hưng Khủng Minh toát mồ hôi lạnh ngửa mặt than “Mưu sự tại đàn mà hỏng sự tại nàng”.

Hôm sau, trong giờ nghỉ giữa tiết học, tôi và “cố vấn” thảo luận sôi nổi:

“Cố vấn”:

- Hỏng! Hình như cô bé chỉ rung động có…đôi vai.

Tôi:

- Không! Khi con tim rung động thì đôi vai ắt phải rung động. Ta vẫn biết rằng cái nắp nồi rung leng keng thì chắc rằng ta cũng biết nước trong nồi đang sôi.

“Cố vấn” cãi:

- Nhưng khi đôi môi bật ra tiếng hô hố ta biết người ấy đang…nhột chớ không phải xúc động.

Tôi cự:

- Người ta sẽ khóc khi cảm xúc dâng trào trước một đoạn nhạc nhưng sẽ cười khi cảm xúc dâng trào trước một nhạc sĩ tài hoa…tương lai

“Cố vấn” khoát tay:

- Nhưng hình như cô bé ấy có thói quen cười nhe cả lợi.

Tôi giậm chân:

- Thì thây kệ cái hàm răng cởi mở của người ta!

Cuối cùng “cố vấn” đành chịu thua.Sau đó Khủng Minh lại đề ra kế hoạch:

- Chúng mình chơi kế nghi binh đã lâu, túi đã hao, tiền đã cạn…Bây giờ phải tiến công. Mày phải làm bộ “bỏ quên cây đàn”.

- Điên hay sao Khủng Minh ? Mày không nhầm lẫn giữa quán cà phê và tiệm cầm đồ đó chớ?

- Tao rất tỉnh táo là đàng khác.Nghe tao nói nè : Đây là kế “Tâm ẩn mộc cầm” nghĩa là trong cây đàn gỗ có trái tim chì. Mày viết thư “giao cảm”cho nàng ,sau đó bỏ vào cây đàn còn cây đàn bỏ quên lại quán.

- Nhưng…

- Không nhưng nhị gì hết trọi. Thời cơ đã đến ,đã chín muồi như …mít rụng. Cô bé đã cười. Hãy nhảy ngay vào nụ cười ấy trước khi hai hàm răng của nàng ta cắn lại.

- Nhưng làm sao cô bé biết được có thư trong cây đàn guitar bây giờ?

- Dễ ẹc! Cột cái lục lạc vào lá thư. Tiếng lục lạc reo leng keng khi nhấc cây đàn lên sẽ gợi tính tò mò của cô bé.

- Nhưng kiếm đâu ra cái lục lạc bây giờ hả?

- Càng dễ ẹc! Trên cổ con chó của chú Năm bảo vệ trường.

- Nhưng làm sao…? Tao sợ…Nó sẽ cắn…

- Chuyện ấy tao lo cho. Mày chỉ cần chi cho tao ba gói khô mực cán sẳn và “cây đàn sinh viên” để tao thiết kế “bộ phận rung cảm”.

- Nhưng khô mực cán sẳn dùng để làm gì vậy Khủng Minh?

- Để chinh phục con chó Ki của chú Năm bảo vệ chớ tao…chẳng lẽ tính công với mày à? Thôi vậy nha! OK ,coi như xong!

Và rồi mọi việc đều tốt đẹp. Bài thơ tình yêu đầu tiên đã được tôi nắn nót suốt đêm không ngủ. Con Ki của chú Năm bảo vệ trường cũng ngoan ngoãn đóng góp chiếc lục lạc. Thằng Hưng cũng lo xong “bộ phận rung cảm” và cuối cùng cây đàn guitar nọ cũng được “bỏ quên” đúng lúc, đúng vị trí quy định theo kế hoạch “chinh phục trái tim người đẹp” của Khủng Minh vạch ra.

Mấy ngày sau …

Buổi sáng của những ngày cuối đông ấy thật lạnh, tôi và Khủng Minh co ro bước vào quán. Cô bé vẫn ngồi sau quầy nhưng nét mặt dễ thương hôm nay sao bỗng hình như lạnh hơn mùa đông. Tôi chợt thấy mất bình tĩnh đến phát rét. Quay qua Khủng Minh, tôi định nhờ nó “cứu bồ” nhưng ô kìa, mặt nó cũng đang tái xanh, môi run run, mặt gằm xuống đất. Khủng Minh hôm nay cũng “rét” đến vậy ư? Tôi dậm mạnh vào chân nó dưới gầm bàn ngầm nhắc nhở. Như chợt tỉnh, nó ngước lên nói nhỏ, giọng như tiếng muỗi kêu:

- Có lẽ hôm nay …thời tiết xấu…Mày hỏi…hỏi cây đàn lẹ đi rồi chuồn!

Trời ơi! Cái tài mồm mép của “cố vấn” đâu rồi?

Tôi đành phải liều vậy, bởi vì cây đàn là của tôi mà! Không quen được nàng thì cũng không thể mất được cây đàn guitar. Tôi thu hết can đảm:

- Nhỏ…ơ…Thảo ơi!

Cô bé đáp nhưng mặt vẫn nhìn ra ngoài cửa sổ:

- Xin lỗi, các anh đến quá sớm nên nước chưa sôi, chờ tí nhé!

Thật là lạnh lùng! Thật là băng giá! Tôi khều thằng Hưng:

- Mày hỏi đi, Khủng Minh.

Hưng nhún vai đáp nhỏ:

- Thua! Khủng Minh không bằng …Khủng Long.

Tôi lại phải lên tiếng:

- Ơ…ơ!…Cây đàn của tôi…hôm nọ

Tôi chưa nói dứt câu, cô bé đã đáp gọn lỏn:

- Nó bị bể rồi!

Trời đất! Tôi muốn té xỉu. Khủng Long?Thằng Hưng nói đúng.Đây quả là một cô …Khủng Long xinh đẹp. Tôi thừ người ra, chân tay như tê cứng. Ngay lúc ấy tôi nghe tiếng Khủng Minh gọi nhỏ:

- Quang! “Tẩu vi thượng sách”.

Và nó vụt ra khỏi quán nhanh như cơn gió. Tôi muốn vụt chạy theo nó nhưng vẫn còn chìm trong trạng thái bàng hoàng chưa tỉnh. Tôi mơ hồ thấy những khúc nhạc bay bảng lảng trên không rồi rơi xuống vỡ nát thành những giọt sương li ti giá lạnh.

Nhưng tôi chợt nghe giọng cô bé gọi bên tai:

- Anh Quang nè!

Cô bé đã ngồi đối diện tôi tự lúc nào.

- Thảo…xin lỗi…Thảo sẽ đền cho anh Quang cây đàn khác nghen ,được hông ?

Tôi muốn hét lên:Thôi đi ,đồ… Khủng Long! Đừng vờ lỗi phải nữa. Bắt đền à? Đền bằng chính cô ư? Tôi không dám khảy cô đâu. Mà cô làm gì có tình ca mà khảy cơ chứ.

Nhưng tiếng lục lạc leng keng làm tôi giật bắn người lên. Cô bé để lên bàn chiếc lục lạc và mảnh giấy học trò xếp nhỏ:

- Xin lỗi…Thảo rất mến anh nhưng không thể làm theo những yêu cầu của anh được…

Tôi ngớ người ra hỏi:

- Giấy gì vậy? Giấy …yêu cầu à? Tôi có…giấy yêu cầu gì đâu?

Cô bé cười rất tươi:

- Thì đây là lá thư của anh chớ còn gì nữa!

Tôi bỗng tỉnh hẳn người ra. Cái gì vậy? Sao có chuyện thay hình đổi dạng kỳ cục vậy. Tôi còn nhớ như in “lá thư” của tôi là một cuộn to tướng gồm 12 tờ giấy màu hồng ghi 10 bài nhạc và 2 bài thơ ký tặng riêng cho cô bé mà thôi, bởi tôi định viết thư nhưng cuối cùng cũng chả biết viết gì. Tôi chộp lấy mảnh giấy thô kệch ấy ,đọc nghiến ngấu mấy dòng như sau:

“Thảo ơi ! Thảo biết không ,thằng Hưng hay đi uống cà phê với tôi thực tình nó yêu cô lắm! Những bài tình ca tuyệt vời ấy là của Hưng sáng tác hết. Tôi chỉ là tên “cố vấn” suốt mấy năm nay mượn tiếng hát tạm xài đỡ của mình để diễn cảm nhạc của Hưng với mong ước được làm nhịp cầu giao cảm giữa cô và nó…Hưng yêu cô đến bỏ ăn bỏ ngủ cả tuần nay…Tôi lo cho nó quá nên viết thư cho cô rõ, hãy viết thư cho Hưng cô bé nhé!…”

Cuối thư nó mạo chữ ký của tôi. Thằng xỏ lá! Đúng nét chữ của Khủng Minh. Tôi xé nát tờ giấy ném vào một góc, cô bé hốt hoảng:

- Ơ kìa! Đừng giận Thảo. Thảo biết anh rất mến bạn nên muốn giúp bạn. Anh tốt lắm. Nhưng yêu cầu Thảo như thế là không nên. Tuổi của chúng ta còn nhỏ lắm mà anh cũng còn phải học cho xong Đại học thì chớ nên sớm nghĩ đến chuyện yêu đương, phải thế không? Anh nhớ chuyển lời Thảo đến anh Hưng như vậy nghen!

Tôi gật đầu và nhìn vào mắt cô bé, nãy giờ tôi đã thật bình tĩnh để khẳng định thêm một điều nữa là trên đời này không có nhỏ nào thông minh hơn nhỏ ấy. Ngừng lại một chút cô bé nói tiếp, giọng trở nên ngọt ngào kỳ lạ!

- Mà Thảo nói thật lòng nghe, Thảo không tài nào thưởng thức nổi những bài nhạc rên ư ử như đám ma, lời lẽ lại lẩm cẩm vụng về của anh ấy. Nếu anh thương bạn anh nên khuyên anh Hưng đừng sáng tác kiểu nhạc như vậy nữa, nghe chán muốn chết!…Riêng anh, Thảo rất mến tính hào phóng với bạn bè của anh, giọng hát và cái dáng cầm đàn nghiêng nghiêng đó. Thỉnh thoảng anh hãy đến hát cho Thảo nghe và dạy Thảo đàn với nhé?

Tôi như từ cung trăng rơi xuống, ngơ ngẩn buồn vui. Chợt nhớ tới cây đàn tôi hỏi:

- Nhưng tại sao Thảo lại đập bể cây đàn của tôi?

Cô bé bỗng cười khúc khích. Tiếng cười hồn nhiên thân thiện mà tôi chưa được nghe bao giờ:

- Ai dám đập cây đàn guitar của anh đâu? Tại anh vô ý để sát kẹt cửa, ai mà thấy được! Lúc dẹp quán Thảo cũng vô tình đóng mạnh cánh cửa thế là…Thảo hứa sẽ đền anh một cây guitar khác mà!

Những giọt sương cuối cùng của buổi sáng mùa đông đã tan biến. Tia nắng ấm đầu tiên đang dần trở lại từ bên kia địa cầu. Mùa xuân dần đến.Rồi sau đó các bạn biết thế nào không? Chuyện gì đến rồi cũng đã đến.Tôi thường xuyên lui tới quán cà phê của Thảo hơn ,nhưng từ lần ấy chỉ có một mình .Và tranh thủ những tối rãnh rổi không phải làm nhiều bài tập để tới dạy đàn cho Thảo.Hết mấy năm Đại học ,cuối năm đó tôi tốt nghiệp ra Trường.Tôi nhớ nhất mình đã thiếu nợ quán của Thảo một khoản tiền cà phê khá bộn nhưng Thảo cũng không thèm đòi.Đơn giản thôi : tôi và Thảo đã yêu nhau sau cái kỷ niệm buồn cười ấy và bây giờ Thảo cũng chính là vị hôn thê của tôi đó.


Đất đỏ Anh phụ lái vỗ đùng đùng vào hông xe, và cái xe than dừng lại một cách khó nhọc, đít xe mở ra xọc xạch, thả xuống hai đứa con gái rũ rượi như hai con bụi đời. Hai bên bờ là rừng cao su đều thẳng tắp, quy củ mà hoang sơ trong trời xám đất đỏ; trước, sau, đường nhựa uốn dốc, tôi và Hà nhìn nhau bối rối: "Sao mới đến mà buồn thế này ?"

Hai đứa đi giữa lô cao su, vắng lặng và trơn trợt, Hà chỉ lên cao: "Móng rồng kìa !", rồi chỉ vào gốc cây: "Chén đựng mủ kìa !" xong nhìn tôi thăm dò, xem thử may ra mấy cái vặt vãnh lạ lùng ấy có thể làm tôi vui lên chăng. Tôi chưa từng có một mùa hè vui, hè nào cũng đau ốm, hoặc không thì nhân tình nhân ngãi bỏ, mà chủ yếu là nhân tinh nhân ngãi bỏ. Ðể đỡ buồn, tôi là vài việc, khi thì học cắt giấy, tỉa tót những nét tranh bằng cái kéo to cộ; khi thì cùng một đám bạn đi sưu tầm các quán cafe và ngồi quán nào cũng thấy buồn... Hè năm nay, một chuyện hiểu lầm vặt vãnh, và Tuyển biến mất, tôi hiểu rằng đó chỉ là một cái cớ và người ta đi chỉ vì người ta chán, vậy nên tôi nằm nhà, lôi một chồng tạp chí cũ ra xem, vừa xem vừa ngủ vật vờ, chán nản. Hà bảo: "Mày thảm quá, xem tao này, tao có buồn đâu nên tao mập !". Tôi cười, nó mập thật, mặt không một nếp nhăn, mắt không một quầng thâm mất ngủ... Rồi nó cười: "Ở Suối Tre, nhà cậu tao, mùa này chôm chôm còn nhiều lắm !..."

Có vườn chôm chôm nào đâu, nhà cậu Hà nằm cô độc trên một khu đất không biết nên gọi là đồi hay ụ. Một ngôi nhà kiểu Tây đỏ quạch đất bùn, quanh nhà, cỏ mọc ẩm ướt, buồn thảm. Vài đứa trẻ con trông cũng uể oải như cảnh vật, ngồi trên thành xi măng bể nước, dùng mấy cành cây ngó ngoáy xuống mặt đất... Thấy Hà, bọn nó nhảy xuống, rồi nắm níu, rồi hỏi han: "Mẹ đâu, bố đâu ?"... ầm ĩ; còn tôi, hoàn toàn dửng dưng, tôi chỉ muốn có ngay một cái giường để ngủ !

Trong nhà đầy trẻ con. Ðứa nào cũng lem nhem, tưởng chừng như đất đỏ ngấm vào cả da thịt chúng. Cơm chiều, cả nhà quây quần lại nghiêm túc, mấy đứa bé lâu lâu kêu lên: "Nhặt con đậu đen kìa, cạnh bát canh kìa !"... Hà trấn an tôi: "Ðừng sợ, con này không bẩn, không cắn". Cả nhà nhìn tôi có vẻ hơi ngộ nghĩnh rồi lại tiếp tục ăn, chỉ một người, một chị tóc dài, thưa thớt, vàng hoe, mặt thuột ra; chị buông bát đũa, nhìn tôi chăm chú và cười, cười mãi. Mợ Hai đút bát vào tay chị, và chị ăn, chậm rãi, có vẻ ăn cho mợ vui lòng, vậy thôi, còn công việc chính lúc này là phải nhìn tôi, nhìn cái đứa sợ giống đậu đen hiền lành kia, và cười. Hà thầm thì: "Chị Hai đó, ăn đi !", rồi nó ngạc nhiên hỏi: "Hoài đâu ?". Cậu mợ thản nhiên: "Nó đi chơi rồi !".

Bọn trẻ con vác bộ cờ cá ngựa ra, giảng giải: "Ở đây tối chẳng có chỗ nào để đi, mưa nữa, bẩn lắm... Sáng mai em dẫn xuống vườn mua sầu riêng... Mấy chị chơi cá ngựa không ?" Và cứ hai người một màu ngựa mà đấm mà đá lẫn nhau. Hà trầm ngâm trước bàn cờ: "Bọn này hiếu chiến lắm, mình muốn về chuồng cũng không được. Tao với mày đi thế này nhé, đá là chủ yếu, đừng cho đứa nào qua !". Rồi rình rập nhau, trẻ con cay cú hờn dỗi, người lớn mưu mô, rồi la hét ầm ĩ, giường chiếu run bần bật... Tôi dựa lưng vào cái bàn máy may kê đầu giường, thấy chị Hai đứng đó từ lúc nào, tóc xõa, miệng vẫn cười cười, mắt ngây ngô vô hồn. Tôi bảo: "Ngồi xuống giường này, chị Hai, đứng chi cho mỏi !". Không nói tiếng nào, chị vuốt ve cạnh bàn, ngơ ngẩn... Hà lại hét lên: "Con Thảo sắp về chuồng rồi, bỏ mẹ rồi !", thế là huỳnh huỵch đuổi theo con ngựa của Thảo, những cục xí ngầu vội vàng tung lên, rơi xuống, bọn trẻ con lại rên rỉ...

Cứ vậy đến đêm, mưa ngoài kia rả rích, đậu đen rớt xuống bàn cờ, tôi quay lại, vô tình tìm thấy chị Hai, và hoảng sợ. Trong ánh đèn nê-ông xanh xao khuất bóng, một khuôn mặt biến dạng, nó dài ra kì lạ, u uẩn như chìm trong một cơn đau dai dẳng. Tôi bấm tay Hà: "Chị Hai kìa !". Hà ngước lên nhìn rồi bình thản bảo tôi: "Tại tụi mình vui quá đó !", quay lại, chị đã biến mất, như ma, và tôi không còn tâm trí đâu mà chặn đường đấm đá với mấy con ngựa nữa.

Ván cờ kết thúc trong những cái ngáp dài, những bóng dáng trẻ con, người lớn nghiêng ngả dựa nhau. Hà bảo: "Không có tiền là không thắng nổi"... Bọn trẻ hỏi: "Hai chị ngủ đâu ?". "Cho tao cái giường cạnh cửa sổ, không cần gối, với một ly nước để nửa chừng tỉnh dậy tao uống". Rồi hai đứa tựa thành cửa nhìn xuống khoảng đất dông dốc mờ ảo ngoài kia. Mưa đã tạnh và trời lạnh lẽo, cây lá thả nước lộp độp theo mỗi trận gió, tôi chợt thắt lòng mà nghĩ đến Tuyển, giờ này hẳn đang ngủ, mắt xếch mày dài khép lại, cái mặt luôn hờn dỗi ngoẹo qua một bên gối, và tôi thấy buồn cười... Chợt Hà lẩm bẩm: "Vì tình !". Tôi hỏi: "Cái gì ?". Nó chỉ về một gốc cây gần bể nước: "Chị Hai !". Chi Hai ngồi đấy, một cái bóng thẳng đuột như một khúc cây trông có vẻ ngây ngô, biếm họa hơn là u uẩn hay mơ mộng. Tôi hỏi Hà: "Lâu chưa ? Vì ai vậy ?". Nó cười ruồi: "Mấy năm! Thằng cha nào làm bên bệnh viện, không biết. Mà cũng không hẳn vì tình hoàn toàn, xưa kia bả cũng tàng tàng rồi, cái ông quỉ kia chỉ là cái cớ thôi..." Tôi cười: "Tàng tàng mà cũng có người yêu sao ?" Hà phì cười: "Yêu hồi nào? Bả lên khám bệnh, mê ổng, còn ổng có biết chị Hai tao là ai đâu !"... À thế là điên thật, điên có sẵn ! Tôi thấy buồn cười, trước đây tôi vẫn quen với hình ảnh những thiếu nữ thất tình xinh đẹp của tiểu thuyết, đầu đội hoa chẳng hạn, quần áo vẫn sạch sẽ, đi lang thang vơ vẩn giữa những hàng cây, để lại sau lưng những chuyện tình đẹp như truyền thuyết. Còn chị Hai của Hà, một mối tình "độc mã", một gương mặt dài ngây dại, một dáng ngồi thẳng đơ giữa một đêm miền Ðông, trong tiếng côn trùng rỉ rả chán đời !

... Hà khép hai cánh cửa sổ ẩm ướt lại: "Ngủ đi, mai còn ra rẫy !". "Có gọi chị Hai vào không ?". "Không, hồi nữa tự chị vào, mày ngủ đi !". Tôi chui vào màn, chăn chiếu nồng mùi nước đái, nước rãi trẻ con mê sảng nhả ra trong đêm, thật khó ngủ. Hà cũng vậy, nó xoay xở như con mậy lộn, gãi lưng, gãi cổ: "Có kiến". Cửa lớn vẫn mở hé, gió lùa vào lạnh toát, tôi lay Hà: "Sao không ai gọi chị vào, cảm lạnh chết ?". "Gọi thì không vào, mà không ai muốn nhắc đến chị Hai". "Cậu mợ mày không thương chị sao ?". Hà thì thào: "Dĩ nhiên cậu tao không thương, mợ tao thương nhưng ngượng, mà chán nữa. Chị Hai là "kỷ vật" của mối tình đầu đó, cậu tao lấy về sau này mới vỡ lở, mà quê thật, tưởng cái kỷ vật ấy nó lãng mạn ra làm sao, cuối cùng lại tòi ra cái của này !" Rồi Hà cười, khịt khịt mũi có vẻ rất vênh váo, bề trên...

Tôi không thích cái lối kể về những ngóc ngách tối tăm của gia đình một cách lạnh lùng như Hà. Tự nhiên tôi sợ, tôi quay mặt vào tường, nghe bên ngoài rào rạt lá, biết đâu sẽ có lúc Hà kể lại chuyện không hay của tôi cho một người bạn thân khác nghe, rồi cũng khịt khịt mũi diễu cợt như đêm nay ?

Chúng tôi tỉnh giấc vì qua cửa sổ, nắng chiếu vào thẳng mặt. Ngoài kia, một giống chim gì đó loé choé, kêu chứ không phải là hót. Giường bên kia, một đứa con gái lạ, đầu mới gội, mặt đẹp và ngang tàng nhổ tóc ngứa cho chị Hai. Hà hỏi: "Mày đi đâu bây giờ mới về vậy Hoài ?", nó đùa: "Ði ngựa !" rồi hỏi lại: "Hai chị ăn xôi nha ! Ăn đi rồi đi vườn chơi !" Hà rỉ tai tôi: "Hoài, em tao, quậy lắm !". "Nó học lớp mấy rồi ? ", tôi hỏi, "Ðang đợi kết quả rớt đại học ! Nó mà học gì ! Bồ không hà !". Tôi lại liếc nhìn Hoài, nó cũng nhìn tôi, cười vui vẻ, ý như muốn nói: "Thôi tôi biết tỏng các chị đang thầm thì cái gì rồi ! Mà đâu có sao, phải không ?". Chị Hai ngồi dưới chân giường, mắt vẫn lờ đờ, miệng cười cười, thỉnh thoảng kêu lên: "Ôi, đau ! Nhổ đau quá !". Hoài ấn vai chị "Im để tôi tết lại nào!", rồi nó bảo: "chừng nào em có tóc bạc tới phiên chị Hai nhổ cho em nha !". Tôi nằm, nhìn tóc Hoài đen nhánh che nửa mặt, nửa mặt còn lại trắng như ngọc với mắt rợp, miệng ngang, đẹp như những hình quảng cáo trang họa báo nước ngoài... mà nghĩ: "Ðẹp thế này làm sao già nổi !"

... Cả lũ kéo nhau vào rẫy. Trời chợt âm u, đường đi lúc lên dốc, lúc xuống dốc... đến mệt. Hoài khoác tay chị Hai đi cạnh Hà và tôi, mấy đứa em ríu rít sau lưng, bọn nó gọi: "Xuống rẫy ông Cụt nha chị Hoài !". Hoài giải thích cho chúng tôi: "Vào rẫy ông Cụt là thoải mái nhất, vừa bán vừa cho...", rồi nó dựa vào người chị Hai, cười: "Mốt em có rẫy, cho chị Hai coi việc bán trái cây, nha ! Bán được không ?" Chị Hai cười, ngơ ngẩn: "Ðược". Mấy đứa trẻ con kêu lên: "Trời ! Ai dám cho bà ở chung, thấy bả, ai dám mua mà bán !". Tôi giật mình, thầm trách sao bọn trẻ con mà độc miệng. Hoài cũng vừa quay lại, nó hất tóc ra sau, không có vẻ gì là giận dữ: "Không ở với tụi mày thì ở với tao!", rồi lại ngả vào chị Hai, cặp chặt tay chị hơn, nó hỏi: "Bà chịu về với tôi không ?", chị Hai lại đờ đẫn cười: "Chịu".

Vào đến rẫy thì trời đổ mưa. Cả lũ chạy vào một căn nhà lụp xụp, trong nhà ngào ngạt mùi sầu riêng, một ông già cụt tay đang hút thuốc lào lọc xọc, nhìn tụi tôi, nói: "Mới sáng mà đã mưa há tụi bây!". Trên cái võng mắc chéo ở góc nhà một anh chàng mắt một mí, có vẻ như mới tập để ria, đang nằm. Thấy Hoài vào, anh ta ngồi bật dậy, lúng túng nhường võng. Hoài "Ứ" một cái rồi liếc anh: "Chủ nhật mà không đi chơi sao ông ?". "Có ai đâu mà đi". Hoài giới thiệu với tụi tôi: "Anh Lương, bác sĩ bệnh viện công ty". Bọn trẻ con lại nhao nhao với tôi: "Công ty cao su gần nhà đó !"... Mưa tạnh, ông Cụt vô ý giục anh bác sĩ: "Tạnh rồi kìa! Ði lẹ không lại mưa !", anh chàng đến góc nhà, xách một cái túi to đầy chôm chôm, giải thích: "Người nhà anh dưới Saigon lên ! Anh về nha !". Hoài lại "Ứ", liếc anh: "Về sao, vậy thôi sao ?". Anh bác sĩ hiểu ra, cười: "Em thích gì, lựa đi !". Hoài bảo: "Cho chị Hai lựa sầu riêng đó !", và chị Hai tình ngay vào góc nhà lựa trái, anh bác sĩ sung sướng trả tiền cho người đẹp, lũ trẻ con lem nhem đứng cười rạng rỡ, nghĩ rằng phe ta kì này thế là đã thắng to.

Loanh quanh trong vườn một chút, trời lại mưa, lần này mưa dai dẳng, trời sũng nước, mấy đứa bé sau khi đã ăn chôm chôm mỏi miệng, đòi: "Về luôn đi chị Hoài, không tạnh đâu !". Hà cũng nhìn tôi: "Về luôn nha !". Hoài nhìn trời, ước lượng, rồi "Ừ". Nó bảo ông Cụt: "Bác cho con mượn cái áo mưa, con đưa chị con về, lát hồi con đem qua." Ông Cụt chỉ lên vách: "Có tấm ni-lông với cái nón thôi, tao không có áo !" Hoài cười: "Tốt rồi !", xong gọi: "Chị Hai lại đây !". Nó đội nón cho chị, choàng tấm ni-lông qua vai rồi buộc lại bằng cái nút to tướng ở cổ, nó ra lệnh: "Ðưa chân ra đây tôi sắn quần cho không té !", rồi dặn: "Ði từ từ thôi nhe chị Hai !". Chị Hai cười, ngu ngơ, lũ em, tay xách giỏ, tay nắm quần, cùng cười. Cả bọn lại dò dẫm trên con đường về nhà, đất đỏ giờ nhão ra, trơn như sáp. Những lô cao su bên đường vắng lặng, gây cảm giác sờ sợ... Tôi thì thầm vào tai Hà: "Hoài nó thương chị Hai quá ha !". Hà gật đầu, cười: "Ờ, cả nhà được mình nó, hên mà có nó, không có nó, sau này chị Hai biết sống với ai !". Tôi thấy điều này hơi ngây ngô, tin sao được tình cảm một đứa bé mười tám, mười chín, nhất lại là một đứa lang bạt như Hoài ! Vậy nên, tôi chỉ cười nghi hoặc, Hà trợn mắt nhìn tôi: "Thật đó! Nó đi suốt, nhưng nó mà ở nhà đừng có ai hó hé gì với chị Hai", rồi cũng như nghĩ lại, Hà buông một câu: "Mà bây giờ thì thế, sau này còn biết bao nhiêu chuyện, phải không ?".

Về thành phố, nghỉ được một tháng, đi học lại được khoảng hai tuần nữa thì tôi nhận được tin Hoài mất. Một cái chết đuối như mọi trường hợp chết đuối khác, rủi ro xảy ra trong một cuộc picnic nào đó trên hồ. Người ta phải đau lòng chờ chực để vớt được xác Hoài, đã căng đầy nước và hồn phách có lẽ đang lang thang ở một góc trời nào đó. Ðưa Hoài về, chị Hai hỏi mợ: "Em đâu ?", mọi người lại òa khóc, khóc nhiều hơn là khi nghe các câu kể lể, than thở khác. Tôi muốn biết chị Hai có khóc không, Hà bảo: "Tao không hỏi !". Có lẽ cũng không ai để ý đến điều này.

Lại mưa, mùa mưa. Tôi nghĩ rừng cao su, với những chiếc chén đựng mủ đeo bên hông cây, giờ này hẳn buồn lắm. Và trong cái nhà ẩm ướt đỏ quạch màu đất ba gian ấy, chị Hai chắc đang ngơ ngẩn nhìn mưa trong đồi cỏ, tóc dài không ai tết hộ, lại xõa ra, vô hồn. </span>
__________________

Trả Lời Với Trích Dẫn
  #2  
Old 04-09-2004, 05:20 AM
trinh gia trinh gia is offline
Senior Member
 
Tham gia ngày: Apr 2004
Nơi Cư Ngụ: noi khong co nguoi o
Bài gởi: 114
Exclamation

<span style='color:green'> Ðơn Phương
Em bước đi với lòng đầy thanh thản. Chẳng còn nghĩ suy, xây đắp những mộng tưởng hão huyền. Tất cả đã trôi đi, chỉ còn kỷ niệm ngọt ngào đọng lại trong trái tim tuổi hai mươi.
Em mỉm cười nhìn lại tháng ngày qua.

Trong đôi mắt của tuổi mười bảy mộng mơ, anh hiện lên như bảy sắc cầu vòng lộng lẩy. Anh là thiên thần là thần tượng của lòng em. Em luôn nghĩ về anh với những gì đẹp nhất. Anh là kỹ sư mới ra trường, tiếng Anh và vi tính giỏi nhất văn phòng. Nếu chỉ như vậy thôi thì rất nhiều chàng trai như anh. Trái tim em rung động bởi cái khác nữa kia. Bấy giờ em nghĩ lại: Em tôn thờ anh bởi cũng chính sự bảnh trai của anh. Anh đẹp. Ðẹp một cách kỳ lạ. Ðã có lần em tuyên bố với bạn bè: “Quách Phú Thành, Lê Tuấn Anh chưa là gì cả”. Anh đẹp hơn nhiều. Ở đâu có lời bàn tán về anh là em lại lắng nghe, em chỉ nơm nớp lo sợ người ta cướp mất “anh của em”. Ðối diện với anh, em run rẩy trong xúc động. Trái tim em đập, loạn nhịp. Còn anh, anh vẫn nói chuyện với em một cách nghiêm túc đứng đắn. Em lóa mắt. Em đâu biết được điều đó, chỉ thấy sự dịu dàng, thi vị trong từng lời nói của anh. Em nghĩ là anh cũng dành cho em những tình cảm như em hằng mong đợi. Anh cho em mượn sách. Em nâng niu nó như báu vật của mình. Anh nhận biết được điều đó. Anh nói: “Sách anh quý, anh cho mượn để đọc chứ không phải để làm kỷ niệm”. Em cảm thấy mình bị xúc phạm. Nhưng ánh mắt của anh lại đánh gục lòng tự trọng của em. Trái tim em luôn hướng về anh ngay cả trong những phút giây học bài. Thành ra từ một học sinh giỏi, dần dần em học sa sút đi. Nhiều khi em nghĩ cũng buồn, nhưng nghĩ đến anh, em thấy cuộc đời sao đẹp thế! Còn anh, anh chỉ coi em như một người em gái. Ðiều đó làm cho em đau khổ nhất. Ai đó trêu anh, anh chỉ cười và nói: “Em gái nhỏ ấy mà”. Anh biết rằng giờ đây em đã là nữ sinh lớp mười hai, hai kỳ thi đang chờ trước mắt. Anh cứ xa em dần và luôn cầu mong cho em học giỏi, thành đạt.

Em nhận thấy sự xa lánh của anh và giật mình... Nếu thi trượt đại học???... Nếu... Trời ơi! Vậy thì... Lúc đó anh... Nghĩ đến đó em rùng mình hốt hoảng. Từ đó em dồn hết sức lực vào học. Ngồi vào bàn học, nghĩ đến ngày báo kết quả thi đại học mà em toát hết mồ hôi, run sợ, lo lắng... Ðược cái bản chất chăm chỉ sẵn có và trí thông minh không đến nỗi tồi nên em học rất vào và tiến bộ cũng rất nhanh. Lúc nào, ở đâu em cũng có thể ghi: “Cố quyết tâm thì nhất định thành công”. Trên bàn học của em lúc nào cũng có một ấm chè đặc quánh - bảo bối chống ngủ gật. Vậy là em say sưa học, em quên anh lúc nào không hay... Những lúc nghĩ đến anh, em tưởng tượng ra cảnh cầm giấy báo điểm đổ đại học đến khoe với anh. Nghĩ đến hai tiếng “Ðại học” mà em sung sướng trong ngất ngây.

Em đỗ đại học cũng là lúc nghe tin anh có người yêu. Em sung sướng trong đau khổ tuyệt vọng. Em không có quyền oán trách anh cũng như sự giận hờn. Anh vẫn nghiêm túc đứng đắn - chỉ coi em là người em gái mà thôi!

Chỉ có em - một tình yêu đơn phương luôn cháy bỏng...

Anh vẫn đẹp đi bên cạnh người yêu mà em cứ ngỡ đó chính là em...

Em mỉm cười... Em đã là sinh viên.



Tài sản : Biếu : Giao dịch


Back to top


langtukiemkhach
Nhập Môn



Công lực: 10
Bạc: 21 Biếu
Gửi vào: Fri Nov 22, 2002 12:40 am Tiêu đề: Tình yêu màu xanh

--------------------------------------------------------------------------------

Đã từ hơn một tháng, quán chè của chị Thanh trở thành nơi "trú chân" của Linh sau buổi học chiều, để chờ học tiếp một ca lúc 16 giờ sắp tới. Cái Hiền bảo, nếu thời gian ôn thi đại học cứ kéo dài khoảng 4, 5 tháng thế này thì Linh sẽ lên cân một cách "tự do". Linh tự nhủ : "Học gì thì cũng phải "nạp năng lượng" đã chứ! Hơn nữa đường về lại xa, làm sao mà kịp.

Xuất hiện đến tuần thứ hai thì chị chủ quán đã quá quen với sở thích của Linh : Một chiếc ghế mây, một góc bàn khuất sau chậu cảnh dù lúc đó quán vắng teo. Và khi Linh đến, dù cassette đang rên rỉ hát hò kiểu gì cũng "stop" và thay vào đó bản nhạc không lời Linh rất mê : "Tình yêu màu xanh". Có gì tuyệt hơn vừa nhâm nhi ly chè, vừa thả hồn theo bản nhạc. Không gian sẽ rộng ra, chẳng còn bàn còn ghế, chẳng còn những bức tường nữa, mênh mông trước mắt Linh là thảo nguyên đầy hoa và cỏ, là bầu trời xanh như cổ tích, là một cảm giác ngọt ngào và êm ái.

Có lần, đang mơ màng gõ gõ chiếc thìa lên miệng ly, Linh chợt giật mình khi "chạm" phải một ánh mắt đang nhìn mình chăm chú từ dãy bàn bên kia. Hậm hực cúi xuống với ly chè, Linh cũng đã kịp liếc thấy "thủ phạm" làm đứt mạch cảm hứng âm nhạc của mình. Đó là một tên "đực rựa" có mái tóc bồng bềnh chải hất lên với một chiếc cặp sách trên mặt bàn (chắc cũng dân "dài lưng tốn vải" đây!). Ly chè vơi đi tới hai phần ba, Linh ngẩng lên và ngạc nhiên thấy tên đối diện mình đang ngả người trên ghế vẻ mặt mơ màng như cũng đang bị cuốn theo tiếng nhạc. "Thì ra đó cũng là sở thích của ngươi. Tại sao lại dám "phạm thượng" như vậy?" Linh bật cười với ý nghĩ của mình và lặng lẽ rút lui khỏi quán, không biết rằng tên kia cũng đang nhìn theo.

Dần dần, Linh và "tên ấy" đã quen với sự có mặt của nhau trong quán chè vào đúng giờ tan học chiều như có một quy ước ngầm. Có điều cả hắn và Linh chẳng bao giờ nói với nhau câu nào, vẫn góc của ai người ấy ngồi, chỉ chung một thứ duy nhất là bản nhạc. Có một lần Linh dám táo bạo ngồi "ngắm nghía" hắn một lúc lâu như khiêu khích. Hắn ngẩng lên, ban đầu thoáng nét bối rối, nhưng ngay sau đó lấy lại sự bình thản, thậm chí ánh mắt nhìn Linh còn như cười cười làm Linh "đầu hàng" nhìn xuống. Trời mưa, hắn vắng mặt, Linh mặc kệ ly chè đang tan dần đá lễnh loãng, băn khoăn đoán định nguyên nhân để rồi tự cười mình vớ vẩn. Và bản nhạc trôi hết lúc nào chẳng biết. Chắc hắn cũng như Linh, đang ôn thi đại học. Nếu không, ai dở hơi mà vào quán chè "nghỉ ngơi" trong lúc lẽ ra phải về nhà với mâm cơm hấp dẫn của mẹ đang chờ sẵn.

Cái Hiền chuyển từ ngạc nhiên sang bái phục khi Linh trở thành đệ tử ruột của quán chè. Nó chọc Linh : "Ắn chè tăng trí nhớ và sự thông minh có phải không? Hay nó giúp mày "nuốt" gọn gần hai trăm đề Văn - Sử - Địa một cách dễ dàng?". Linh cười bí mật, chợt nhớ đến một hôm mình nhìn thấy cuốn bộ đề Văn để trên bàn của tên người lạ trong quán chè.

Quãng thời gian ôn thi rút ngắn dần. Linh phải bù đầu với hàng núi bài vở, thậm chí trong quán chè còn phải lôi bài ra lẩm nhẩm, có điều là vẫn lẩm nhẩm trong tiếng nhạc. Như bắt chước, ở dãy bàn bên kia, tên "người lạ" cũng chúi mũi vào mấy cuốn vở. Sự trùng hợp ngẫu nhiên hay cố tình bắt chước? - Linh nghĩ thầm. Nhưng nhìn thái độ chăm chú ấy, Linh biết hắn lôi vở ra không phải để chơi. Hai tuần nữa thi tốt nghiệp, Linh chợt thấy buồn buồn khi nghĩ đến những ngày sắp tới không còn được đến trường, không còn những ca học ồn toát mồ hôi và cả những chiều nghỉ chân trong quán chè thế này. Rồi sẽ tất bật vì thi cử, sẽ phải đi xa, chia tay với từng góc phố, gốc cây quen thuộc của thị xã nhỏ bé và thân thương. Thỉnh thoảng, tên "người lạ" nhìn Linh với vẻ ngập ngừng như muốn nói một câu gì đó, nhưng khi thấy Linh nhìn sang lại hiền lành cúi xuống trang vở và ly chè của mình. "Đúng là đồ con gái - lại còn thích ăn chè nữa chứ!

Thi tốt nghiệp xong môn cuối cùng, vẫn sớm, Linh cùng Hiền và nhóm "tam quái" của Phương ra công viên chụp ảnh. Lang thang chán, giỏ xe của đứa nào cũng đầy phượng vĩ và hoa bằng lăng. Đến lúc cả bọn chia tay ở ngã ba đầu vườn hoa, Linh đạp xe quay lại. Linh hiểu cảm giác thiêu thiếu của mình là chưa rẽ qua quán chè quen thuộc của chị Thanh. Quán vắng teo, cả tên "người lạ" cũng không nốt. Có gì như là thất vọng. Linh chậm chạp đi vào chỗ ngồi quen thuộc của mình và chợt sững người khi thấy ở trên bàn băng nhạc hằng yêu thích : "Love is blue" chặn ngang mảnh giấy nhỏ : "Thân tặng người cùng sở thích!". Chị Thanh mang ly chè đến, cười cười : "Cậu thường ngồi ở góc kia nói là gửi cho em đấy. Hôm nay cậu ta đi đâu vội, chỉ ghé qua một chút dặn chị". Linh cảm thấy ly chè hôm nay buốt lạnh hơn và bản nhạc thêm da diết lạ lùng.


Tháng bảy, nắng bỏng rát và từng quầng hoa phượng nở tung đỏ nhoi nhói. Tiến ve rền rĩ khắp các nẻo đường. Qua kỳ thi đại học, Linh gầy đi trông thấy. Mẹ xót xa nhường luôn cho con gái xuất đi nghỉ mát nửa tháng ở Sầm Sơn. Rồi quê nội, quê ngoại vẫy gọi. Bố đùa : Linh đang nghỉ "báo thù" những ngày vùi đầu vào học. Cảm giác thấp thỏm vỡ òa thành niềm vui khi giấy báo điểm quá mức học bổng là 5 điểm. Cu Tuấn còn mơ màng : "Liệu chị Linh có được thủ khoa không nhỉ?". Buổi liên hoan cho Linh đi học đại học có đầy đủ bạn bè và các thầy cô giáo. Hoa, quà tặng và lời chúc mừng tới tấp.

Buổi chiều, Linh đạp xe đến quán chè chị Thanh, ngồi lặng người với bản nhạc không lời quen thuộc và khoảng trống ở dãy đối diện. "Người lạ" ơi! Mùa hè đã vơi đi quá nửa rồi. Bản nhạc được tặng, Linh chưa một lần mở nghe.


Nhập trường, Linh ngẩn ngơ nhìn dãy nhà cao tầng đồ sộ với sự nhộn nhịp, huyên náo. Thật khác xa với nhịp sống yên ả trong thị xã của Linh. Chẳng một ai quen biết, những dáng người, khuôn mặt lướt qua Linh đều thấy giống nhau lạ lùng. Ước gì gặp được một đứa bạn - dù đó có là con nhỏ Mai "la sát" lớp bên cạnh - thì cũng tốt biết bao!

"Chào bạn!" - Linh chợt giật mình ngoảnh lại, một gương mặt rất quen và nụ cười tươi tắn. Trời ơi! Còn cả mái tóc chải bồng bềnh lên nữa. Linh buột miệng "Ôi! Người cùng sở thích!". "Người lạ" nhìn Linh cười lém lỉnh : "Và giờ là cùng trường nữa. Tình yêu màu xanh ạ!".

</span>
__________________

Trả Lời Với Trích Dẫn
  #3  
Old 04-09-2004, 05:25 AM
trinh gia trinh gia is offline
Senior Member
 
Tham gia ngày: Apr 2004
Nơi Cư Ngụ: noi khong co nguoi o
Bài gởi: 114
Exclamation

<span style=\'color:red\'>Nữ sinh __Nguyễn Nhật Ánh
CHƯƠNG 1
Quán nằm hơi chếch với cổng trường về mé phải, cách một con đường hẹp vừa đủ hai xe ô-tô đi lọt.
Ở đây, người ta có bán cà phê nhưng chính là bán các loại chè, xi-rô và kem. Ngay hôm đầu tiên đặt chân vào quán, anh đã nhận thấy điều đó. Cũng chẳng có gì lạ bởi khách thường xuyên của quán là đám học sinh của ngôi trường cấp ba đối diện. Trước và nhất là sau giờ học, từng nhóm học sinh kéo nhau vào quán ăn chè, uống nước và đấu láo . Trống vừa đánh thùng thùng, học sinh đã ùa ra khỏi cổng trường, vội vã băng qua đường và kéo vào đầy quán. Những lúc ấy, chủ quán phải kê thêm chiếc ghế trước hiên, dưới bóng cây sứ xum xuê đằng trước.
Chè ở đây ngon, thậm chí khá ngon. Ăn thử một ly, anh biết. Nhưng khách đến không chỉ để ăn chè mà còn để ngồi trò chuyện, thường là chuyện tầm phào, cà kê dê ngỗng. Cũng có khi khách bàn chuyện học tập. Thậm chí, có một lần, anh bắt gặp một học sinh ngồi ôn bài nơi góc quán.
Chủ quán là một phụ nữ đẫy đà, khoảng năm mươi tuổi, tính tình vui vẻ, xuề xòa, coi chuyện học sinh vào quán ngồi tán láo hằng giờ hay ôn bài cả buổi là chuyện bình thường. Hai cô con gái giúp việc cũng đối xử với khách theo một phong cách cởi mở không kém. Tất cả những điều đó khiến anh có cảm giác nơi đây giống một câu lạc bộ hơn là quán nước.
Anh thường đến quán vào sáng sớm, lúc giờ học chưa bắt đầu . Anh chọn một chỗ ngồi kín đáo nhưng không đến nỗi khuất tối lắm để có thể nhìn thấy ngôi trường bên kia đường và lắng nghe những tiếng rì rầm từ các lớp học vọng lại . Sau đó, anh kêu một ly cà phê đen, vừa nhâm nhi nhìn ngắm các khách hàng ôm cặp vào quán và lắng nghe họ trò chuyện. Những lúc ấy, anh thường mỉm cười vẩn vơ và lặng lẽ theo đuổi những ý nghĩ của riêng mình.
Đến ngày thứ ba thì Xuyến nhận ra sự khác thường. Nó khều Cúc Hương, giọng bí mật:
- Có hiện tượng lạ, mày biết chưa ?
Cúc Hương rụt cổ:
- Gì mà ghê gớm vậy ? Đuôi sao chổi sắp quét trúng trường mình hả ?
Xuyến nhăn mặt:
- Mày lúc nào cũng tếu được! Tao nói nghiêm chỉnh mà !
Cúc Hương nheo mắt:
- Nhưng mà chuyện gì nói đại ra cho rồi ! Mày lúc nào cũng làm bộ bí mật. Theo dõi nét mặt mày còn mệt hơn theo dõi số phận nô tỳ Isaura .
Xuyến nghiêm giọng:
- Có một anh chàng...
- ... Từ trên trời rơi xuống? - Cúc Hưng chêm tiếp.
- Cũng có thể ! Không biết ở đâu rơi xuống ngay trước cổng trường mình. Ba ngày nay rồi .
- Anh chàng bán kẹo kéo chứ gì ?
Xuyến phớt lờ sự pha trò của Cúc Hương. Nó cố giữ vẻ mặt nghiêm nghị :
- Anh chàng ngồi bên quán cây Sứ.
Cúc Hương chớp mắt:
- Tao biết rồi . Chân đi săngđdan. Áo sơ mi bỏ vô thùng.
- Ngay :Dc!
Xuyến reo lên. Đột nhiên nó nhìn sững Cúc Hương:
- Chà, mày để ý kỹ quá hén!
Cúc Hương cười:
- Thấy người lạ mặt mình phải cảnh giác chứ !
Xuyến hạ giọng:
- Nhưng mày có nghi gì không?
- Nghi gì ?
- Anh chàng đó.
- Gián điệp chứ gì !
- Hừm! Tao đoán anh chàng đang "trồng cây si" một đứa nào trong trường mình.
- Đứa nào đó chắc là mày .
Xuyến phát vào vai Cúc Hương:
- Tao nói thật mà mày cứ giễu hoài !
Đúng lúc đó, Thục trờ tới .
Cúc Hương nháy mắt với Thục:
- Có một người đang tìm mày .
Thục tròn mắt:
- Thật không?
- Thật. Tìm ba ngày nay rồi .
Thục bán tín bán nghi:
- Ai vậy ?
- Một anh chàng rất bảnh trai . Từ trên trời rơi xuống.
Thục cười :
- Mày lúc nào cũng pha trò được.
Cúc Hương chỉ tay qua bên kia đường:
- Tao đùa mày làm gì ! Anh chàng đang ngồi đợi bên quán cây Sứ kia kìa !
Thục nhìn theo tay chỉ của bạn:
- Đâu ?
- Đó ! Anh chàng đang ngồi tuốt bên trong đó !
Thục nhún vai:
- Tao không thấy gì hết!
Xuyến chen vào :
- Mày muốn thấy thì qua bên đó với tụi tao .
Nói xong Xuyến cầm tay Thục kéo đi . Thục níu lại :
- Thôi, tao không đi đâu !
- Sao lại không đi ?
Thục nhăn mặt:
- Không đi là không đi chứ sao ! Mày với con Cúc Hương chỉ giỏi bịa !
Cúc Hương hắng giọng:
- Bịa đâu mà bịa ! Qua bên đó, mày không hỏi thì tụi tao hỏi giùm cho .
Vừa nói, Cúc Hương vừa đẩy Thục tới trước. Không biết làm sao, Thục đành phải bước theo hai bạn.
Anh đang ngồi thì thấy ba cô gái bước vào quán và xăm xăm đi lại phía mình. Cô đi trước có vẻ bạo dạn, cô đi giữa khoan thai hơn còn cô đi sau cùng thì lộ vẻ rụt rè. Trong một thoáng, anh nhận ra ba cô gái này là khách thường xuyên của quán. Nhưng mọi hôm, ba cô thường ngồi ở chiếc bàn bên trái, sát cửa ra vào, không hiểu sao hôm nay họ lại kéo vao phía trong và lại có vẻ như muốn ngồi chung bàn với anh.
Anh chưa kịp suy nghĩ thì các cô gái đã ngồi xuống những chiếc ghế trống bên cạnh. Tự nhiên anh có cảm giác mình mình bao vây . Ý nghĩ đó bất giác khiến anh bật cười . Anh cố nén mà không được.
Nghe tiếng anh cười khẽ, Xuyên quay sang Cúc Hương:
- Mặt tao có dính lọ nồi không?
- Không! - Cúc Hương hùa theo .
- Xuyến làm mặt tỉnh:
- Không sao có người cười ?
Cúc Hương nhún vai :
- Khi không mà cười mới giỏi chứ ! Còn thọt lét mới cười thì ai cười chả được!
Biết gặp thứ dữ, anh vội vàng nghiêm mặt và đưa mắt nhìn ra đường, ra vẻ như không quan tâm đến những vị khách ngồi cùng bàn.
Thấy anh ngó lơ, Xuyến khều Thục:
- Mày hỏi đi !
- Hỏi gì ?
- Hỏi anh tìm tôi có chuyện gì không?
Thục rụt cổ :
- Thôi đi ! Tụi mày chuyên môn phá người ta không hà !
Xuyến trừng mắt:
- Mày không hỏi tao hỏi à !
Thục cười :
- Mày ngon thì hỏi đi !
- Đừng có thách!
Nói xong, Xuyến đằng hắng một tiếng thật to . Thấy anh vẫn không động tĩnh, nói gọi giật:
- Này, anh ... bạn!
Anh quay mặt lại :
- Cô gọi tôi ?
Xuyến chun mũi :
- Không gọi anh thì gọi ai !
Anh hỏi, giọng cảnh giác:
- Cô gọi tôi có chuyện gì không?
Xuyến chỉ Thục:
- Nó đây nè !
Anh ngơ ngác nhìn Thục. Nhưng Thục đã cúi mặt xuống, anh chỉ thấy cái "đuôi gà" vắt trên vai nó. Mãi một lúc sau, anh mới ấp úng hỏi lại :
- Là sao ? Tôi không hiểu .
Xuyên nheo mắt:
- Anh không hiểu thật à ?
- Thật.
Xuyến nhún vai :
- Thật thì thôi ! - Rồi nó giả vờ chép miệng - Vậy mà tôi tưởng anh tìm nó.
Anh nhìn về phía Thục:
- Tìm cô này hả ?
Xuyến "sửa lưng" anh liền:
- Anh đừng gọi nó là cô này ! Nó tên Thục.
Anh đỏ mặt:
- Xin lỗi ! Tại tôi không biết tên các cô .
Xuyến cười :
- Tên tụi này rất đẹp và dễ nhớ lắm. Nó là Thục. Tôi tên Xuyến. Còn con nhỏ này tên Cúc Hương.
Anh gật gù :
- Ừ, tên ai cũng đẹp.
- Còn anh? - Cúc Hương im lặng từ nãy đến giờ, đột ngột lên tiếng hỏi .
- Tôi sao ?
- Tên anh là gì ?
- À, tôi tên Gia .
- Gia hay Da ? - Gia .
Cúc Hương gục gặc đầu :
- Tên anh cũng đẹp. Nhưng không đẹp bằng tên tụi này .
Anh cười :
- Tôi cũng nghĩ vậy .
- Anh nghĩ vậy thật à ?
- Thật. Tôi không biết nói dối .
Xuyến reo lên:
- Thế thì hay quá ! Anh khai thật đi ! Anh "kết môđden" cô nào ở trường này ?
- Đâu có ! - Anh đáp, giọng bối rối .
Thấy anh đỏ mặt, Cúc Hương động viên:
- Anh cứ nói thật đi ! Có gì tụi này hỗ trợ cho !
Xuyến hùa theo :
- Ừ, tôi sẽ làm "chú bé liên lạc" cho anh. Đảm bảo không đọc trộm thư !
Anh nhăn nhó :
- Các cô đoán trật rồi . Không hề có chuyện đó ở đây !
Xuyến quắc mắt:
- Có hề ! Anh đừng chối !
- Tôi không chối ! - Anh thở dài, vẻ khổ sở.
Thấy vậy Thục lên tiếng:
- Người ta đã bảo không có, sao tụi bây cứ bắt ép hoài vậy !
Xuyến nạt Thục:
- Mày sao ngây thơ quá ! Không có gì sao ngày nào cũng đến đây .
Anh rên rỉ :
- Tôi đến uống cà phê .
- Uống cà phê mà ngồi từ sáng đến trưa . Anh nói dối !
- Tôi đã nói rồi ! Tôi không biết nói dối .
Thấy anh khăng khăng, Xuyến hạ giọng nhỏ nhẹ :
- Không nói dối thì anh khai thật đi !
Anh chớp mắt:
- Khai gì bây giờ ?
Xuyến tiếp tục dụ dỗ :
- Khai tai sao anh ngồi uống cà phê cả buổi vậy .
Anh tặc lưỡi :
- Tại tôi không biết đi đâu .
Thục chen vào :
- Bộ anh không đi làm hả ?
- Không.
- Vậy là anh thất nghiệp?
- Ừ, thất nghiệp.
Cúc Hương nhìn anh bằng ánh mắt nghi ngờ :
- Thất nghiệp sao mà quần áo láng coóng vậy ?
Anh nhún vai :
- Các cô không biết gì hết! Phải ăn mặc đàng hoàng thì mới dễ xin việc làm.
Thấy không thể khai thác gì thêm được ở đối tượng khả nghi này, Xuyến hắng giọng tuyên bố :
- Thôi được rồi, tạm thời tụi này tin anh! Nhưng tôi không hiểu ...
Đang nói tự nhiên Xuyên ngừng lại . Anh nhìn nó, hồi hộp:
- Không hiểu chuyện gì ?
Xuyến nháy mắt:
- Anh bảo thất nghiệp sao lại có tiền uống cà phê ?
Anh cười :
- Tưởng gì ! Tiền cà phê đâu có bao nhiêu !
Xuyến hỏi bằng giọng tinh quái :
- Vậy tiền chè có "bao nhiêu" không?
Anh ngớ người ra :
- Cô nói gì tôi không hiểu .
Cúc Hương cười cười giải thích:
- Anh chậm hiểu quá ! Ý nó muốn hỏi là anh có thể trả tiền ba ly chè của tụi này không.
Anh cũng cười :
- Đượ thôi ! Để đó tôi trả cho !
Thấy anh đồng ý ngay như vậy, Xuyến nhận xét:
- Anh chỉ mắc tội chậm hiểu thôi . Nhưng khi hiểu ra, anh trả lời không đến nỗi chậm lắm!
Ý nó khen anh là con người mau mắn. Và anh không biết mình có nên vui với lời khen đó hay không.
Trước khi ba cô gái kéo ra khỏi quán, Cúc Hương còn quay lại buông thõng một câu :
- Từ trước đến nay chưa có ai được vinh dự trả tiền cho bọn này như anh đâu !
Nhìn ba cô gái vừa đi vừa đấm vai nhau và trong thoáng mắt mất hút sau cổng trường, anh bâng khuâng tự hỏi không biết cái "vinh dự" mà Cúc Hương gán cho anh sẽ còn lặp lại bao nhiêu lần nữa . Nghĩ đến tình cảnh vừa rồi, anh thấy mình giống hệt như một bị cáo ra trước vành móng ngựa, phải trả lời những câu chất vấn ngược ngạo của các quan tòa, bất giác anh mỉm cười . </span>
__________________

Trả Lời Với Trích Dẫn
  #4  
Old 04-09-2004, 05:26 AM
trinh gia trinh gia is offline
Senior Member
 
Tham gia ngày: Apr 2004
Nơi Cư Ngụ: noi khong co nguoi o
Bài gởi: 114
Exclamation

<span style='color:green'>CHƯƠNG 2
Quán nằm hơi chếch với cổng trường về mé phải, cách một con đường hẹp vừa đủ hai xe ô-tô đi lọt.
Ở đây, người ta có bán cà phê nhưng chính là bán các loại chè, xi-rô và kem. Ngay hôm đầu tiên đặt chân vào quán, anh đã nhận thấy điều đó. Cũng chẳng có gì lạ bởi khách thường xuyên của quán là đám học sinh của ngôi trường cấp ba đối diện. Trước và nhất là sau giờ học, từng nhóm học sinh kéo nhau vào quán ăn chè, uống nước và đấu láo . Trống vừa đánh thùng thùng, học sinh đã ùa ra khỏi cổng trường, vội vã băng qua đường và kéo vào đầy quán. Những lúc ấy, chủ quán phải kê thêm chiếc ghế trước hiên, dưới bóng cây sứ xum xuê đằng trước.
Chè ở đây ngon, thậm chí khá ngon. Ăn thử một ly, anh biết. Nhưng khách đến không chỉ để ăn chè mà còn để ngồi trò chuyện, thường là chuyện tầm phào, cà kê dê ngỗng. Cũng có khi khách bàn chuyện học tập. Thậm chí, có một lần, anh bắt gặp một học sinh ngồi ôn bài nơi góc quán.
Chủ quán là một phụ nữ đẫy đà, khoảng năm mươi tuổi, tính tình vui vẻ, xuề xòa, coi chuyện học sinh vào quán ngồi tán láo hằng giờ hay ôn bài cả buổi là chuyện bình thường. Hai cô con gái giúp việc cũng đối xử với khách theo một phong cách cởi mở không kém. Tất cả những điều đó khiến anh có cảm giác nơi đây giống một câu lạc bộ hơn là quán nước.
Anh thường đến quán vào sáng sớm, lúc giờ học chưa bắt đầu . Anh chọn một chỗ ngồi kín đáo nhưng không đến nỗi khuất tối lắm để có thể nhìn thấy ngôi trường bên kia đường và lắng nghe những tiếng rì rầm từ các lớp học vọng lại . Sau đó, anh kêu một ly cà phê đen, vừa nhâm nhi nhìn ngắm các khách hàng ôm cặp vào quán và lắng nghe họ trò chuyện. Những lúc ấy, anh thường mỉm cười vẩn vơ và lặng lẽ theo đuổi những ý nghĩ của riêng mình.
Đến ngày thứ ba thì Xuyến nhận ra sự khác thường. Nó khều Cúc Hương, giọng bí mật:
- Có hiện tượng lạ, mày biết chưa ?
Cúc Hương rụt cổ:
- Gì mà ghê gớm vậy ? Đuôi sao chổi sắp quét trúng trường mình hả ?
Xuyến nhăn mặt:
- Mày lúc nào cũng tếu được! Tao nói nghiêm chỉnh mà !
Cúc Hương nheo mắt:
- Nhưng mà chuyện gì nói đại ra cho rồi ! Mày lúc nào cũng làm bộ bí mật. Theo dõi nét mặt mày còn mệt hơn theo dõi số phận nô tỳ Isaura .
Xuyến nghiêm giọng:
- Có một anh chàng...
- ... Từ trên trời rơi xuống? - Cúc Hưng chêm tiếp.
- Cũng có thể ! Không biết ở đâu rơi xuống ngay trước cổng trường mình. Ba ngày nay rồi .
- Anh chàng bán kẹo kéo chứ gì ?
Xuyến phớt lờ sự pha trò của Cúc Hương. Nó cố giữ vẻ mặt nghiêm nghị :
- Anh chàng ngồi bên quán cây Sứ.
Cúc Hương chớp mắt:
- Tao biết rồi . Chân đi săngđdan. Áo sơ mi bỏ vô thùng.
- Ngay :Dc!
Xuyến reo lên. Đột nhiên nó nhìn sững Cúc Hương:
- Chà, mày để ý kỹ quá hén!
Cúc Hương cười:
- Thấy người lạ mặt mình phải cảnh giác chứ !
Xuyến hạ giọng:
- Nhưng mày có nghi gì không?
- Nghi gì ?
- Anh chàng đó.
- Gián điệp chứ gì !
- Hừm! Tao đoán anh chàng đang "trồng cây si" một đứa nào trong trường mình.
- Đứa nào đó chắc là mày .
Xuyến phát vào vai Cúc Hương:
- Tao nói thật mà mày cứ giễu hoài !
Đúng lúc đó, Thục trờ tới .
Cúc Hương nháy mắt với Thục:
- Có một người đang tìm mày .
Thục tròn mắt:
- Thật không?
- Thật. Tìm ba ngày nay rồi .
Thục bán tín bán nghi:
- Ai vậy ?
- Một anh chàng rất bảnh trai . Từ trên trời rơi xuống.
Thục cười :
- Mày lúc nào cũng pha trò được.
Cúc Hương chỉ tay qua bên kia đường:
- Tao đùa mày làm gì ! Anh chàng đang ngồi đợi bên quán cây Sứ kia kìa !
Thục nhìn theo tay chỉ của bạn:
- Đâu ?
- Đó ! Anh chàng đang ngồi tuốt bên trong đó !
Thục nhún vai:
- Tao không thấy gì hết!
Xuyến chen vào :
- Mày muốn thấy thì qua bên đó với tụi tao .
Nói xong Xuyến cầm tay Thục kéo đi . Thục níu lại :
- Thôi, tao không đi đâu !
- Sao lại không đi ?
Thục nhăn mặt:
- Không đi là không đi chứ sao ! Mày với con Cúc Hương chỉ giỏi bịa !
Cúc Hương hắng giọng:
- Bịa đâu mà bịa ! Qua bên đó, mày không hỏi thì tụi tao hỏi giùm cho .
Vừa nói, Cúc Hương vừa đẩy Thục tới trước. Không biết làm sao, Thục đành phải bước theo hai bạn.
Anh đang ngồi thì thấy ba cô gái bước vào quán và xăm xăm đi lại phía mình. Cô đi trước có vẻ bạo dạn, cô đi giữa khoan thai hơn còn cô đi sau cùng thì lộ vẻ rụt rè. Trong một thoáng, anh nhận ra ba cô gái này là khách thường xuyên của quán. Nhưng mọi hôm, ba cô thường ngồi ở chiếc bàn bên trái, sát cửa ra vào, không hiểu sao hôm nay họ lại kéo vao phía trong và lại có vẻ như muốn ngồi chung bàn với anh.
Anh chưa kịp suy nghĩ thì các cô gái đã ngồi xuống những chiếc ghế trống bên cạnh. Tự nhiên anh có cảm giác mình mình bao vây . Ý nghĩ đó bất giác khiến anh bật cười . Anh cố nén mà không được.
Nghe tiếng anh cười khẽ, Xuyên quay sang Cúc Hương:
- Mặt tao có dính lọ nồi không?
- Không! - Cúc Hương hùa theo .
- Xuyến làm mặt tỉnh:
- Không sao có người cười ?
Cúc Hương nhún vai :
- Khi không mà cười mới giỏi chứ ! Còn thọt lét mới cười thì ai cười chả được!
Biết gặp thứ dữ, anh vội vàng nghiêm mặt và đưa mắt nhìn ra đường, ra vẻ như không quan tâm đến những vị khách ngồi cùng bàn.
Thấy anh ngó lơ, Xuyến khều Thục:
- Mày hỏi đi !
- Hỏi gì ?
- Hỏi anh tìm tôi có chuyện gì không?
Thục rụt cổ :
- Thôi đi ! Tụi mày chuyên môn phá người ta không hà !
Xuyến trừng mắt:
- Mày không hỏi tao hỏi à !
Thục cười :
- Mày ngon thì hỏi đi !
- Đừng có thách!
Nói xong, Xuyến đằng hắng một tiếng thật to . Thấy anh vẫn không động tĩnh, nói gọi giật:
- Này, anh ... bạn!
Anh quay mặt lại :
- Cô gọi tôi ?
Xuyến chun mũi :
- Không gọi anh thì gọi ai !
Anh hỏi, giọng cảnh giác:
- Cô gọi tôi có chuyện gì không?
Xuyến chỉ Thục:
- Nó đây nè !
Anh ngơ ngác nhìn Thục. Nhưng Thục đã cúi mặt xuống, anh chỉ thấy cái "đuôi gà" vắt trên vai nó. Mãi một lúc sau, anh mới ấp úng hỏi lại :
- Là sao ? Tôi không hiểu .
Xuyên nheo mắt:
- Anh không hiểu thật à ?
- Thật.
Xuyến nhún vai :
- Thật thì thôi ! - Rồi nó giả vờ chép miệng - Vậy mà tôi tưởng anh tìm nó.
Anh nhìn về phía Thục:
- Tìm cô này hả ?
Xuyến "sửa lưng" anh liền:
- Anh đừng gọi nó là cô này ! Nó tên Thục.
Anh đỏ mặt:
- Xin lỗi ! Tại tôi không biết tên các cô .
Xuyến cười :
- Tên tụi này rất đẹp và dễ nhớ lắm. Nó là Thục. Tôi tên Xuyến. Còn con nhỏ này tên Cúc Hương.
Anh gật gù :
- Ừ, tên ai cũng đẹp.
- Còn anh? - Cúc Hương im lặng từ nãy đến giờ, đột ngột lên tiếng hỏi .
- Tôi sao ?
- Tên anh là gì ?
- À, tôi tên Gia .
- Gia hay Da ? - Gia .
Cúc Hương gục gặc đầu :
- Tên anh cũng đẹp. Nhưng không đẹp bằng tên tụi này .
Anh cười :
- Tôi cũng nghĩ vậy .
- Anh nghĩ vậy thật à ?
- Thật. Tôi không biết nói dối .
Xuyến reo lên:
- Thế thì hay quá ! Anh khai thật đi ! Anh "kết môđden" cô nào ở trường này ?
- Đâu có ! - Anh đáp, giọng bối rối .
Thấy anh đỏ mặt, Cúc Hương động viên:
- Anh cứ nói thật đi ! Có gì tụi này hỗ trợ cho !
Xuyến hùa theo :
- Ừ, tôi sẽ làm "chú bé liên lạc" cho anh. Đảm bảo không đọc trộm thư !
Anh nhăn nhó :
- Các cô đoán trật rồi . Không hề có chuyện đó ở đây !
Xuyến quắc mắt:
- Có hề ! Anh đừng chối !
- Tôi không chối ! - Anh thở dài, vẻ khổ sở.
Thấy vậy Thục lên tiếng:
- Người ta đã bảo không có, sao tụi bây cứ bắt ép hoài vậy !
Xuyến nạt Thục:
- Mày sao ngây thơ quá ! Không có gì sao ngày nào cũng đến đây .
Anh rên rỉ :
- Tôi đến uống cà phê .
- Uống cà phê mà ngồi từ sáng đến trưa . Anh nói dối !
- Tôi đã nói rồi ! Tôi không biết nói dối .
Thấy anh khăng khăng, Xuyến hạ giọng nhỏ nhẹ :
- Không nói dối thì anh khai thật đi !
Anh chớp mắt:
- Khai gì bây giờ ?
Xuyến tiếp tục dụ dỗ :
- Khai tai sao anh ngồi uống cà phê cả buổi vậy .
Anh tặc lưỡi :
- Tại tôi không biết đi đâu .
Thục chen vào :
- Bộ anh không đi làm hả ?
- Không.
- Vậy là anh thất nghiệp?
- Ừ, thất nghiệp.
Cúc Hương nhìn anh bằng ánh mắt nghi ngờ :
- Thất nghiệp sao mà quần áo láng coóng vậy ?
Anh nhún vai :
- Các cô không biết gì hết! Phải ăn mặc đàng hoàng thì mới dễ xin việc làm.
Thấy không thể khai thác gì thêm được ở đối tượng khả nghi này, Xuyến hắng giọng tuyên bố :
- Thôi được rồi, tạm thời tụi này tin anh! Nhưng tôi không hiểu ...
Đang nói tự nhiên Xuyên ngừng lại . Anh nhìn nó, hồi hộp:
- Không hiểu chuyện gì ?
Xuyến nháy mắt:
- Anh bảo thất nghiệp sao lại có tiền uống cà phê ?
Anh cười :
- Tưởng gì ! Tiền cà phê đâu có bao nhiêu !
Xuyến hỏi bằng giọng tinh quái :
- Vậy tiền chè có "bao nhiêu" không?
Anh ngớ người ra :
- Cô nói gì tôi không hiểu .
Cúc Hương cười cười giải thích:
- Anh chậm hiểu quá ! Ý nó muốn hỏi là anh có thể trả tiền ba ly chè của tụi này không.
Anh cũng cười :
- Đượ thôi ! Để đó tôi trả cho !
Thấy anh đồng ý ngay như vậy, Xuyến nhận xét:
- Anh chỉ mắc tội chậm hiểu thôi . Nhưng khi hiểu ra, anh trả lời không đến nỗi chậm lắm!
Ý nó khen anh là con người mau mắn. Và anh không biết mình có nên vui với lời khen đó hay không.
Trước khi ba cô gái kéo ra khỏi quán, Cúc Hương còn quay lại buông thõng một câu :
- Từ trước đến nay chưa có ai được vinh dự trả tiền cho bọn này như anh đâu !
Nhìn ba cô gái vừa đi vừa đấm vai nhau và trong thoáng mắt mất hút sau cổng trường, anh bâng khuâng tự hỏi không biết cái "vinh dự" mà Cúc Hương gán cho anh sẽ còn lặp lại bao nhiêu lần nữa . Nghĩ đến tình cảnh vừa rồi, anh thấy mình giống hệt như một bị cáo ra trước vành móng ngựa, phải trả lời những câu chất vấn ngược ngạo của các quan tòa, bất giác anh mỉm cười .</span>
__________________

Trả Lời Với Trích Dẫn
  #5  
Old 04-09-2004, 05:27 AM
trinh gia trinh gia is offline
Senior Member
 
Tham gia ngày: Apr 2004
Nơi Cư Ngụ: noi khong co nguoi o
Bài gởi: 114
Default

<span style='color:green'>CHƯƠNG 3

Mặc dù Xuyến đã "ra lệnh" cho anh như vậy nhưng anh cũng chỉ đến quán vài ba ngày rồi lại bỗng nhiên biến mất. Xuyến tức điên lên:
- Anh chàng này vô kỷ luật quá ! Vắng mặt không có phép tắc gì hết !
Thục tỏ vẻ lo lắng:
- Biết đâu anh ta gặp chuyện gì !
Xuyến "hừ" một tiếng:
- Chuyện gì thì chuyện chứ ! Ta đã dặn rồi . Muốn đi đâu phải xin phép, không có tự ý như vậy được !
Thục nhăn mặt:
- Mày làm như anh ta là học trò của mày không bằng !
Cúc Hương lên tiếng:
- Con Thục nói vậy không được. Hôm trước anh ta đã đồng ý như vậy rồi . Bây giờ anh ta phạm "nội qui", phải phạt !
Xuyến reo lên:
- Đúng rồi, phải phạt ! - Rồi Xuyến ngó Cúc Hương - Nhưng phạt gì bây giờ ?
Cúc Hương cắn môi:
- Để tao nghĩ coi !
Cúc Hương nghĩ lâu thật lâu . Nhưng nó vẫn chưa tìm ra hình phạt thích hợp đối với anh chàng "vô kỷ luật" này .
Xuyến giục:
- Nghĩ ra chưa ?
- Chưa .
- Sao lâu quá vậy ?
- Khó quá ! Chờ tao chút xíu nữa đi !
Thêm chút xíu nữa, Cúc Hương vẫn tắc tị . Thấy vậy, Xuyến nói:
- Thôi đi ăn chè đi ! Vừa ăn chè vừa nghĩ.
Cả bọn kéo qua quán cây Sứ.
Nhưng mỗi người ăn hết hai ly chè mà hình phạt dành cho anh vẫn chưa nghĩ ra .
Thục chép miệng:
- Hay là... tha cho anh ta đi !
Xuyến quắc mắt:
- Tha sao được mà tha ! Mày thì lúc nào cũng bênh anh chàng chằm chặp !
Thục phản ứng:
- Bênh đâu mà bênh ! Tại tụi mày nghĩ hoài không ra thì tao nói vậy thôi .
Xuyến khoát tay:
- Không tha gì hết ! Trước khi vô lớp phải nghĩ cho ra ! - Đang nói, đột ngột Xuyến cười toe, mặt nó tươi hơn hớn - A, có cách rồi !
Thục tò mò:
- Cách gì ?
Xuyến làm bộ quan trọng:
- Bây giờ tụi mình vào lớp.
Thục ngơ ngác:
- Thì ăn chè xong phải vào lớp chứ sao !
- Thì vậy .
- Vậy thì nói làm gì !
- Nhưng tụi mình khỏi trả tiền chè.
- Mình không trả thì ai trả ?
- Anh chàng Gia .
- Anh ta ở đâu đây mà trả ?
Xuyến nhún vai:
- Lo gì ! Khi nào anh ta tới anh ta trả. Đó là hình phạt thích hợp nhất.
Cúc Hương phân vân:
- Chắc gì bà chủ quán chịu ?
- Chịu chứ sao không ! Để tao nói !
Nói xong, Xuyến bước lại chỗ quầy thu tiền, thì thầm gì đó với bà chủ quán. Thục thấy bà ta gật đầu lia lịa, miệng cười cười . Một lát, Xuyến đi ra, mặt mày tươi tỉnh, tuyên bố:
- Xong rồi !
Hôm nay, anh lại xuất hiện ở quán cây Sứ, cũng đột ngột như khi anh biến mất. Nhưng lần này, anh đến hơi trễ so với thường lệ . Lúc đó, khoảng mười giờ, các lớp đang vào học, cổng trường đóng im ỉm. Trong quán lác đác các học sinh nghỉ hai tiết sau . Khi anh ngồi vào ghế, mặt trời đã lên khá cao, không khí bắt đầu nóng bức và trước hiên cây sứ đang thu bóng lại . Theo thói quen, anh kêu một ly cà phê mặc dù sáng nay anh đã uống cà phê với mấy người bạn quen trước đây cùng học chung một lớp. Bà chủ quán đích thân mang cà phê ra cho anh. Đặt ly cà phê xuống bàn, bà chìa ra trước mặt anh một mảnh giấy nhỏ. Anh cầm lấy và đọc thấy trong đó dãy số tiền, bên cạnh là một hàng chữ trong ngoặc đơn chừng để chú thích. Hàng chữ ghi: "Tiền sáu ly chè". Anh lật tới lật lui tấm giấy rồi đưa mắt nhìn bà chủ quán:
- Giấy gì đây bác ?
- Tiền chè của mấy cô đó ! - Bà chủ quán giải thích.
- Mấy cô nào ?
- Ba cô hay ngồi chung với cậu đó. Họ nói họ là bạn của cậu .
Anh đóan ra ngay Xuyến, Thục và Cúc Hương. Nhưng anh cũng chưa hiểu họ định giở trò gì với anh. Anh lại hỏi:
- NhưNg bác đưa tấm giấy này cho tôi làm gì ?
- Đây là tiền sáu ly chè mấy cô ăn hôm qua . Họ bảo để anh tới trả tiền.
Tình huống bất ngờ khiến anh dở cười dở khóc. Anh móc túi trả tiền, bụng không biết cái "vinh dự" này còn đeo đuổi anh đến bao giờ.
Buổi trưa, trường tan học. Trong đám học sinh đang chen chúc nhau ra cổng, anh nhìn thấy ba cô gái . Bọn họ đang cười nói ríu rít, hình như không ai thấy anh. Khi đi ngang qua quán, bất giác Thục quay đầu nhìn vào . Phát hiện ra anh, nó vội vã quay đi và lấy tay khều Xuyến và Cúc Hương. Trong thoáng mắt, cả ba ập vào quán. Như thường lệ, Xuyến đi đầu, hùng hùng hổ hổ . Lần này chưa kịp ngồi xuống ghế, Xuyến đã bô bô :
- Chào ông anh ! Mạnh khoẻ chứ ?
Anh mỉm cười:
- Cũng bình thường.
Xuyến hừ mũi :
- Vậy hả ? Vậy mà tụi này tưởng ông anh chẳng bình thường chút nào !
Giọng lưỡi khiêu khích của Xuyến khiến anh ngạc nhiên. Nhưng anh chưa kịp nghĩ ngợi, nó đã "đốp" luôn:
- Ông anh biết khuyết điểm của mình rồi chứ ?
Anh ngẩn người ra:
- Khuyết điểm gì ?
Xuyến không trả lời . Nó quay qua Cúc Hương, chép miệng:
- Hóa ra ông anh của mình quên sạch mọi thứ rồi !
Cúc Hương nhún vai:
- Một trí nhớ khủng khiếp !
Xuyến bồi thêm:
- Một tinh thần vô kỷ luật...
- ... Trong một bộ quần áo láng coóng ! - Cúc Hương tiếp.
Xuyến và Cúc Hương cứ kẻ tung người hứng khiến anh chẳng hiểu đầu cua tai nheo ra làm saọ Trong ba cô gái, anh thấy Thục có vẻ dịu dàng, khác hẳn Xuyến và Cúc Hương. Thục không bao giờ nghịch phá anh, nó chỉ im lặng theo dõi trò đùa của hai bạn. Vì vậy, anh nhìn Thục, hỏi :
- Chuyện gì vậy, Thục ?
Thục cười:
- Chuyện anh không tới quán đó. Anh không tới quán mà không xin phép.
Anh vẫn không hiểu :
- Xin phép ai ?
Xuyến hắng giọng:
- Xin phép tụi này chứ xin phép ai ! Hôm trước tôi nói chuyện đó, anh đã gật đầu đồng ý rồi . Bây giờ anh lại giả bộ quên.
Bây giờ anh mới chợt nhớ ra và anh cảm thấy mình đang rơi vào một tình thế khó khăn, hệt như con chim mắc bẫy . Tuy vậy anh vẫn gật gù thừa nhận:
- Đúng rồi ! Tôi nhớ rồi !
Cúc Hương ngó anh chăm chăm:
- Chứ không phải anh cố tình quên hả ?
- Đâu có ! Tôi quên thật.
Xuyến khoát tay:
- Nếu quên thật thì thôi ! Nhưng như vậy là anh thừa nhận mình có khuyết điểm rồi chứ ?
Anh tặc lưỡi :
- Ừ, thừa nhận.
Xuyến "cật vấn" tiếp:
- Có khuyết điểm thì phải làm sao ?
- Phải sửa chữa ! - Anh đáp như cái máy .
Xuyến gục gặc đầu :
- Đúng rồi ! Phải sửa chữa ! - Nó ngừng một chút rồi nói tiếp, giọng chậm rãi - Nhưng trước khi sửa chữa thì phải kỷ luật.
Anh giật thót:
- Kỷ luật ?
Xuyến nhướng mắt:
- Chứ gì nữa ! Có khuyết điểm thì phải kỷ luật. Ai mà chẳng vậy . Anh đồng ý không ?
- Nhưng kỷ luật gì mới được chứ ?
Cúc Hương lên tiếng, giọng bí mật:
- Gặp bà chủ quán anh sẽ biết.
Nghe vậy, anh thở phào:
- Nếu vậy thì tôi biết rồi !
Vừa nói anh vừa cầm tờ giấy ghi tiền chè trên bàn và đưa cho Cúc Hương. Xuyến và Thục cùng chụm đầu vào xem. Đọc xong nội dung ghi trong tấm giấy, Thục cười khúc khích. Còn Cúc Hương thì xuýt xoa :
- Tờ "quyết định kỷ luật" này cần được lưu giữ cho đời sau học tập !
Xuyến thực tế hơn. Nó nhìn anh bằng ánh mắt ranh mãnh:
- Nhưng mà anh đã thi hành kỷ luật chưa ?
Anh cười:
- Rồi ! Ngay từ khi nhận được "quyết định" !
Nói xong, anh giật mình nhận ra anh đã nhiễm phải lối ăn nói tếu tếu của Cúc Hương.
Xuyến khen anh:
- Nhanh nhẹn như vậy là tốt ! Nhưng đó mới chỉ là phần một. Còn phần hai ...
Câu nói lấp lửng của Xuyến làm anh toát mồ hôi . Tưởng đâu thoát nạn, ai dè mới hết tập một. Không biết cái trò kỷ luật trời ơi này còn kéo dài bao nhiêu tập nữa . Thật ra, ngay cả Thục và Cúc Hương cũng ngơ ngác không biết Xuyến định dẫn dắt trò chơi này đến đâu . Cái vụ tập một, tập hai này là do Xuyến bịa ra chứ không có trong kế hoạch chung của cả bọn.
- Gì nữa đây ? - Anh nhăn nhó hỏi .
Xuyến tỉnh bơ:
- Sắp tới tụi này than gia biểu diễn văn nghệ trong trường.
- Chuyện đó liên quan gì đến tôi ?
- Có chứ sao không ! Tụi này biễu diễn tiết mục múa "Bài ca trên sóng".
- Thì sao ? - Anh vẫn chưa hiểu Xuyến định giở trò gì. Nhưng Xuyến vẫn không trả lời thẳng câu hỏi của anh. Nó cứ nói vòng vo:
- Trong tiết mục đó, con Cúc Hương và con Thục đóng vai người cá, còn tôi là anh chàng lính thủy .
Anh sốt ruột:
- Chắc Xuyến định nhờ tôi đóng vai lính thủy thế cho Xuyến phải không ?
- Xuyến lườm anh:
- Tướng anh là tướng học trò, đóng vai lính thủy sao nổi .
- Vậy thì chuyện lính thủy dính dáng gì ở đây ?
- Dính dáng chứ sao không ! Bởi vì tôi đóng vai lính thủy nhưng không thể nào tìm ra một bộ đồ lính thủy .
Anh nhìn nó :
- Xuyến định nhờ tôi kiếm giùm chứ gì ?
Xuyến gật đầu, miệng nó cười toe .
- Vậy thì nói ngay từ đầu cho rồi . Xuyến cứ nói vòng vòng, nghe phát mệt !
Cúc Hương nói:
- Anh thông cảm cho nó đi ! Tật của nó trước nay là vậy . Tụi này can hoài mà nó hổng chịu bỏ, cứ giữ làm của .
Xuyến cười hì hì:
- Ngu sao bỏ !
Rồi nó quay sang anh:
- Như vậy là anh chịu rồi hén ?
Anh ấp úng:
- Tôi không thể hứa chắc. Nhưng tôi sẽ cố gắng.
Nghe anh trả lời vậy, Xuyến nghinh mặt:
- Tôi không cần anh cố gắng. Tôi chỉ cần anh hứa chắc thôi .
Thục liếc Xuyến:
- Ai lại nói như mày !
Xuyến nhướng mắt:
- Kệ tao !
Anh vuốt tóc:
- Chuyện đó khó đấy !
Tự nhiên Cúc Hương thấy tội nghiệp anh. Nó nói:
- Đúng là khó thật ! Trong chuyện này con Xuyến hơi xử ép.
Xuyến nguýt Cúc Hương:
- À, mày hùa theo con Thục hén ! Nếu ngon, sao mày không nhờ Hùng quăn kiếm giùm đi !
Cúc Hương nhăn mặt:
- Dẹp chuyện Hùng quăn đi ! Mày lãng xẹt !
Anh can:
- Thôi các cô đừng cãi nhau nữa ! Để tôi nghĩ coi !
- Ừ, anh nghĩ đi ! - Xuyến nói, vẻ khoái chí.
Trầm ngâm một hồi, anh nói, giọng không được tự tin cho lắm:
- Chỉ có cách đến Bộ Tư lệnh Hải quân hỏi mượn.
Xuyến reo lên:
- Vậy anh đến đó đi !
Anh tặc lưỡi:
- Dễ gì mà đến đó ! Phải có giấy giới thiệu !
- Thì anh làm giấy giới thiệu .
- Giấy giới thiệu ở đâu mà làm.
Xuyến lo lắng:
- Phải tìm ra cách gì chứ ? Chẳng lẽ anh chịu thua ?
Anh cúi đầu suy nghĩ:
- Để tôi tính cách khác ! - Chợt anh ngẩng lên, mắt long lanh - À, được rồi ! Tôi sẽ đến đoàn ca nhạc Hương Miền Nam.
- Đoàn Hương Miền Nam ? - Xuyến trố mắt.
- Ừ. Cách đây mấy năm, đoàn này có một tiết mục múa về biển. Tôi nhớ họ có mặc đồ lính thủy .
- Anh quen họ hả ? - Cúc Hương hỏi .
Anh lắc đầu:
- Không quen. Nhưng tôi cứ đến hỏi đại . Biết đâu họ cho mượn.
Xuyến gật đầu:
- Ừ, sáng kiến hay đấy ! Chiều nay anh đến đó đi !
- Tối nay mới gặp họ được. Chiều tôi còn phải đi tìm tờ báo đọc xem tối nay họ diễn ở rạp nào . Có vậy mới biết đường mà tìm.
- Vậy chừng nào anh đem đồ lính thủy đến cho tụi này ?
Anh nhíu mày:
- Gấp không ?
- Rất gấp.
- Khoảng ba ngày nữa được không ?
- Ba ngày thì được ! Nhưng anh nhớ đúng hẹn nghen !
- Ừ, đúng hẹn !
Tuy nói như vậy, thật bụng anh không tin vào kết quả công việc bao nhiêu . </span>
__________________

Trả Lời Với Trích Dẫn
  #6  
Old 04-09-2004, 05:29 AM
trinh gia trinh gia is offline
Senior Member
 
Tham gia ngày: Apr 2004
Nơi Cư Ngụ: noi khong co nguoi o
Bài gởi: 114
Exclamation

<span style='color:green'>CHƯƠNG 4

Hẹn với Xuyến ba ngày nhưng mới đến ngày thứ hai, anh đã có mặt ở quán.
Xuyến hỏi:
- Đồ lính thủy đâu ?
Nhìn gương mặt rạng rỡ hy vọng của nó, anh áy náy kinh khủng. Sau một thoáng ngập ngừng, anh nói, giọng bối rối:
- Không mượn được.
Giọng Xuyến xìu hẳn đi:
- Sao vậy ? Anh có đến đoàn Hương Miền Nam không ?
Anh gật đầu:
- Có. Nhưng họ bảo tiết mục đó lâu rồi không biểu diễn. Những bộ đồ lính thủy cũ hết rồi .
Xuyến trách:
- Anh thật cù lần. Cũ cùng mượn. Tụi này đâu có cần đồ mới .
- Nhưng đồ đó cũ quá, họ đem làm giẻ lau hết rồi .
Xuyến thở dài:
- Vậy thì thôi .
Cúc Hương và Thục ngồi bên cạnh cũng buồn xo . Anh cũng buồn. Không hiểu sao anh có cảm giác mọi chuyện đều do lỗi của mình. Anh liền lấy mấy tấm giấy màu xanh cắt sẵn trong túi xách ra, dè dặt nói:
- Tôi cắt mấy tấm giấy này ...
- Gì vậy ? - Xuyến hỏi .
- Giấy màu .
Xuyến ngạc nhiên:
- Anh cắt giấy màu làm gì ? Tụi này lớn rồi, đâu có học môn thủ công.
- Không phải! Cái này để làm đồ lính thủy .
Trong khi Xuyến đang trố mắt thì Cúc Hương reo lên:
- Tôi hiểu rồi . Anh định dán những đường sọc xanh lên áo trắng chứ gì ?
- Ừ . Chỉ có cách làm như vậy .
Xuyến hiểu ra và nó nhìn anh bằng ánh mắt trìu mến. Lần đầu tiên nó nhìn anh như vậy . Và nó khen:
- Anh thật thông minh.
Ngập ngừng một chút, nó nói thêm:
- Và thật tốt.
Lời khen của Xuyến làm anh ngượng đỏ cả mặt.
Cúc Hương cười cười nhìn anh:
- Vậy là may cho anh đó. Nếu không có mấy tấm giấy này "cứu mạng", con Xuyến nó đã kỷ luật anh rồi .
Xuyến nạt Cúc Hương:
- Mày đừng có nói oan cho tao ! Kỷ luật cũng tùy chuyện chứ!
Nghe Xuyến nói, anh buồn cười nhưng cố nén. Nó làm như anh là học trò của nó, muốn phạt lúc nào thì phạt.
Cúc Hương hỏi anh:
- Tối mốt, anh có muốn đến xem tụi này biểu diễn văn nghệ không?
Anh chưa kịp trả lời thì Thục can:
- Thôi, anh đừng đi! Tụi này múa xấu hoắc à!
Cúc Hương lườm Thục:
- Xấu đâu mà xấu! Mày đừng có khiêm tốn mà mất uy tính của cả bọn. Tao thấy tụi mình múa không thua gì chương trình ca nhạc nước ngoài trên ti-vi .
Xuyến khịt mũi:
- Còn hơn nữa ấy chứ!
Xuyến nói xong, cả bọn cười khúc khích. Anh cũng cảm thấy vui lây niềm vui hồn nhiên và nhí nhảnh của các cô gái .
Cúc Hương lại hỏi:
- Sao ? Anh đi không?
Anh ngập ngừng:
- Tôi chưa thể nói trước.
Cúc Hương nheo mắt:
- Anh ngại phải không?
- Không. Tôi có ngại gì đâu . Nhưng tối mốt có thể tôi bận.
- Thôi, bây giờ như thế này . Tối mốt, nếu anh rảnh thì anh đến trước cổng trường lúc bảy giờ, tụi này sẽ đưa anh vào . Được không ?
- Còn nếu trễ thì tôi vào một mình ?
Cúc Hương nhún vai:
- Sợ đi một mình anh không vào được. Ông bảo vệ sẽ đuổi anh ra liền. Phải có tụi này bảo lãnh mới được. Nhớ nghen, lúc bảy giờ.
Anh gật đầu .
Nhưng vào buổi tối liên hoan văn nghệ, Xuyến, Cúc Hương và Thục chờ mỏi con mắt vẫn không thấy anh tới . Đến bảy giờ, cả ba đành phải kéo vào hội trường.
Mấy hôm sau, gặp anh, Xuyến hỏi:
- Bảy giờ tối bữa đó sao anh không tới ?
- Tôi kẹt.
Cúc Hương trách:
- Tụi này chờ anh đến dài cả cổ luôn!
Anh đùa:
- Tôi thấy cổ của mấy cô đâu có dài .
- Dài chứ! Hôm đó dài lắm. Bữa nay thụt lại rồi .
Xuyến tỏ vẻ tiếc rẻ:
- Tụi này múa đẹp quá trời mà anh không được xem, uổng thật!
Thục chớp mắt:
- Cái áo lính thủy trông giống lắm!
Anh gật đầu:
- Ừ, trông rất giống. Nhưng mấy cô dán không kỹ, Xuyến múa nửa chừng, một đường viền bị bong ra . Trông như cái đuôi diều .
Xuyến trố mắt:
- Ủa, sao anh biết?
Rồi nó quay sang Thục:
- Mày len lén mày kể phải không?
Thục nhăn mặt:
- Hỏi vô duyên!
Anh cười:
- Không phải Thục kể đâu! Hôm đó tôi có xem!
Cúc Hương bán tín bán nghi:
- Anh có xem?
- Ừ.
- Anh tới hồi nào ?
- Khoảng tám giờ. Tôi tới trễ.
- Làm sao anh vô được?
- Tôi ... đi vô .
- Nhưng màai cho anh vô ?
- Thì bác bảo vệ .
Cúc Hương nghi ngờ:
- Bác bảo vệ mà để yên cho anh vô ? Bác ta đuổi anh ra đấy chứ!
- Bác ta không đuổi . Tôi nói: bác cho cháu vào xem văn nghệ. Bác ta bảo: vào đi! Chỉ có thế thôi!
Cúc Hương khịt mũi:
- Chỉ có thế thôi! Thật khó tin!
Xuyến cũng đồng ý với Cúc Hương. Nó nói:
- Quả là khó tin! Bác bảo vệ của tụi này rất khó tính. Không bao giờ bác ta cho kẻ lạ mặt vào trường xem văn nghệ. Tôi nghi là anh leo hàng rào!
Thục phản đối:
- Hàng rào trường mình toàn kẽm gai làm sao leo được?
Xuyến hắng giọng:
- Biết đâu được! Nếu không thì chắc anh năn nỉ ỉ ôi với bác bảo vệ. Không chừng anh hối lộ bác ta nữa!
Anh nhún vai:
- Tôi chẳng năn nỉ cũng chẳng hối lộ. Mấy cô không tin thì thôi! Bác ta chỉ nói: vào đi! Thế là tôi vào!
Kỳ công của anh khiến ba cô gái đều ngạc nhiên. Nhưng chỉ có Xuyến là nghi hoặc. Cúc Hương cười cười nhưng nó tin là anh nói thật. Còn Thục thì ngay từ đầu đã chẳng nghi ngờ gì. Nhưng nó chẳng hiểu anh làm cách nào mà lọt qua được bác bảo vệ vốn nổi tiếng là bảo thủ nhất trường. Hôm sau, anh còn làm ba cô gái ngạc nhiên hơn nữa khi anh đột nhiên hỏi Thục:
- Thục giỏi văn nhất lớp phải không?
Thục giật mình ấp úng:
- Đâu có!
Anh cười:
- Thục đừng chối . Tôi biết hết. Còn Cúc Hương thì giỏi toán. Đúng không?
Cúc Hương ngẩn người ra nhưng nó chưa kịp trả lời, Xuyến đã vọt miệng:
- Còn tôi thì sao ? Anh có biết gì về tôi không?
- Xuyến hả ? Xuyến thì giỏi đều các môn. Ngoài ra, Xuyến còn là lớp trưởng!
Xuyến thè lưỡi:
- Cha mẹ ơi! Thế này thì anh nhất định là công an rồi!
- Không phải công an. Mà là thám tử! - Cúc Hương nhận xét. Và nó dòm anh, nói - Anh khai thật đi! Anh không phải tên Gia . Anh là Maigret hay Sherlock Holmes?
Anh tròn mắt nhìn Cúc Hương:
- Chà, Cúc Hương rành chuyện trinh thám quá hén!
Cúc Hương vênh mặt:
- Phải đọc truyện trinh thám để cảnh giác những kẻ khả nghi chứ! - Rồi nó cười tủm tỉm, nói - Như anh chẳng hạn.
- Như tôi ?
- Ừ, như anh. Nhưng mà tôi nhớ ra rồi . Anh không phải là Maigret hay Sherlock Holmes. Anh là Arsène Lupin.
Anh gật gù:
- Tôi biết rồi . Đó là nhâ vật của Maurice Leblanc. Nhưng tại sao Cúc Hương bảo tôi là Arsène Lupin?
Cúc Hương nói mà mắt nhìn lên trần nhà:
- Bởi vì Arsène Lupin cũng trẻ như anh. Cũng... đẹp trai như anh. Lúc nào cũng ăn mặc láng coóng. Ngoài ra, Arsène Lupin lại rất láu cá và rất khoái "trồng cây si" các cô gái .
- Nè, nè, Cúc Hương đừng có nói bậy! Tôi láu cá hồi nào ?
- Thì anh không láu cá.
- Tôi cũng chẳng "trồng cây si" ai hết. Tôi đã nói rồi . Tôi đến đây chỉ để uống cà phê .
- Thì anh không "trồng cây si" nhưng mà cây si trồng anh.
Anh cau mặt:
- Nếu mấy cô còn nghĩ như vậy thì tôi sẽ không đến đây nữa .
Thấy anh có vẻ giận thật sự, cả bọn phát hoảng. Thục giảng hòa, vẻ lo lắng:
- Con Cúc Hương nói đùa, anh giận làm chi!
Cúc Hương cũng nhân nhượng:
- Vậy thôi, tôi rút lời lại . Anh không láu cá, cũng không "trồng cây si". Chỉ còn mỗi khoản trẻ và đẹp trai thôi . Anh đồng ý chưa ?
Đang bực mình nhưng nghe giọng lưỡi của Cúc Hương, anh cũng phải phì cười:
- Không đồng ý. Chỉ trẻ thôi . Nhưng không đẹp trai .
Cúc Hương chép miệng:
- Đẹp thật mà. Y chang thần Apollon trong thần thoại Hy Lạp.
Xuyến gật đầu và nói bằng giọng tỉnh khô:
- Con Cúc Hương nói đúng đó. Từ khi cha sinh mẹ đẻ đến giờ, tôi chưa từng thấy một người nào đẹp trai mà lại quí phái, sang trọng như anh.
- Thôi đi mấy cô ! - Anh xua tay - Mấy cô đừng có chọc quê tôi !
Xuyến làm ra vẻ thật thà:
- Chọc quê gì đâu! Không tin, anh hỏi con Thục coi! - Rồi nó quay sang Thục, hỏi - Phải không Thục?
Anh nhìn Thục. Nhưng Thục đã ngó lơ chỗ khác.
Xuyến hùng hồn:
- Đó, anh thấy chưa! Con Thục ngó lơ tức là nó đồng ý rồi đó!
Trước lối diễn giải ngang phè của Xuyến, anh chỉ biết mỉm cười . Anh biết có cãi nhau với Xuyến cũng vô ích, Xuyến sẽ át giọng anh. Vả lại, cũng không nên làm như vậy . Cô này mà làm lớp trưởng thì đáo để phải biết! Cả lớp nghe lời cứ là răm rắp! - Anh nghĩ thầm và khẽ ngước nhìn ba cô gái đang ngồi ríu rít trước mặt bằng ánh mắt trìu mến. Họ đều là những học sinh ưu tú. Chỉ có mỗi cái tội nghịch phá, trời cũng sợ! Và không hiểu ma xui quỉ khiến thế nào mà anh lại ngẫu nhiên trở thành nạn nhân khốn khổ của họ.
Hôm đó, anh không phải trả tiền cà phê . Khi anh kêu tính tiền, bà chủ quán bảo Xuyến đã trả rồi . Anh đoán rằng đó là cách họ cảm ơn anh về chuyện chiếc áo lính thủy .</span>
__________________

Trả Lời Với Trích Dẫn
  #7  
Old 04-09-2004, 05:32 AM
trinh gia trinh gia is offline
Senior Member
 
Tham gia ngày: Apr 2004
Nơi Cư Ngụ: noi khong co nguoi o
Bài gởi: 114
Exclamation

<span style='color:green'>CHƯƠNG 5
Mặc dù rất cảm kích về chiếc áo lính thủy, Xuyến vẫn cảm thấy ấm ức về anh, nhất là về cái "thân thế và sự nghiệp" mơ hồ của anh. Cho đến nay, Xuyến, Thục và Cúc Hương chỉ mới biết đó là một anh chàng đẹp trai (chọc quê), tuổi con ngựa (đoán mò) và thất nghiệp (do anh chàng tự khai nhưng chắc gì đã đúng!) Còn ngoài ra, không đứa nào biết gì thêm về anh cả.
Trong khi đó, chẳng biết anh điều tra bằng con đường bí mật nào mà lại biết khá rõ về bọn họ. Càng nghĩ, Xuyến càng thắc mắc. Thắc mắc nhưng không giải đáp được, Xuyến đâm ra tức mình.
Xuyến nói với Thục, giọng ấm ức:
- Vậy là bọn mình đã thua 0-1.
Thục không hiểu:
- Làm gì mà thua ? Mà thua ai ?
- Thua anh chàng Gia chứ thua ai !
Thục ngây thơ:
- Sao lại thua anh ta ? Thua cái gì ?
Cúc Hương nhạy hơn Thục. Nó hiểu liền:
- Anh ta biết rành về tụi mình, trong khi tụi mình mù tịt về anh ta, vậy là thua chứ là gì nữa !
- Ừa hén ! - Thục gật gù.
Xuyến liếc xéo Thục:
- Mày lúc nào cũng ngơ ngơ ngác ngác, cứ như đang ở trên mây !
Thục vùng vằng:
- Thì tao ở trên mây, còn mày với con Cúc Hương ở dưới đất. Tụi mày muốn làm gì thì làm !
Cúc Hương giảng hòa:
- Thôi, đừng cãi nhau nữa ! Nhiệm vụ hàng đầu của tụi mình bây giờ là phải xác định xem anh chàng ...
Thục ngó Cúc Hương:
- Xác định sao ?
Cúc Hương cười hì hì:
- Xác định xem anh chàng đã có ... vợ chưa !
- Dẹp mày đi ! Giỡn hoài !
Cúc Hương hít vào một hơi dài . Nó lấy bộ nghiêm chỉnh:
- Nhiệm vụ hàng đầu của tụi mình là xác định xem anh chàng là người thế nào, học hành ra sao, biết đọc biết viết hay mù chữ...
Trong khi Cúc Hương đang hoa chân múa tay "thuyết minh" về "nhiệm vụ" thì Thục ôm bụng cười . Bao giờ cũng vậy, hễ Cúc Hương pha trò là Thục không nhịn được cười . Chỉ có Xuyến vẫn giữ được vẻ mặt nghiêm nghị. Nó coi những điều Cúc Hương đưa ra là hoàn toàn đứng đắn mặc dù chẳng bao giờ Cúc Hương nói về những điều đứng đắn bằng phong cách đứng đắn thật sự.
Đợi Cúc Hương nói xong, Xuyến phát biểu:
- Đúng là phải kiểm tra trình độ học vấn của anh chàng, xem anh ta có phải là người học hành đàng hoàng không. Nhưng làm thế nào để kiểm tra điều đó.
Cúc Hương nhún vai:
- Dễ ợt !
Anh vẫn không hay biết gì về toan tính của ba cô nữ sinh tinh nghịch. Anh đang ngồi trong quán thì Xuyến, Thục và Cúc Hương kéo vào như thường lệ. Anh mỉm cười chào họ với vẻ thân mật như mọi ngày . Ánh mắt láu lỉnh của Xuyến và Cúc Hương không còn khiến anh phải cảnh giác. Bây giờ, phần nào anh đã làm quen với tính cách nghịch ngợm của hai cô .
Như đã bàn tính, sau những câu chuyện trò vớ vẩn, Xuyến đột ngột hỏi anh:
- Anh biết làm toán không?
Anh giật mình:
- Toán gì ?
- Thì toán chứ toán gì ! Toán tụi này đang học đó ! Có một bài toán khó quá, tụi này định nhờ anh giải giùm.
Anh nhìn Xuyến bằng ánh mắt nghi hoặc:
- Chắc các cô làm bộ chứ cả Xuyến lẫn Cúc Hương đều giỏi toán, lẽ nào làm không ra !
Cúc Hương chép miệng:
- Tụi này bí thật mà ! Anh giải giùm đi ! Hay là anh cũng bí !
Anh tặc lưỡi:
- Tôi cũng không biết nữa ! Có thể tôi cũng giải không ra . Nhưng thôi, các cô cứ đưa đây tôi xem thử !
Chỉ đợi có vậy, Xuyến rút cuốn tập trong cặp ra đặt lên bàn. Nó lật lật vài trang rồi chỉ vào bài toán "tụi này đang bí".
Anh nhìn vào cuốn tập và bất giác buộc miệng khen:
- Đẹp quá !
Xuyến trố mắt:
- Toán mà đẹp?
Anh đính chính:
- Không phải ! Tôi không nói bài toán !
- Chứ anh bảo cái gì đẹp?
Cúc Hương vọt miệng trả lời thay:
- Anh Gia khen bàn tay của mày đẹp đó !
Cúc Hương vừa nói, Xuyến đã vội vã rụt tay về.
Anh cười:
- Cúc Hương chỉ giỏi xuyên tạc. Tôi khen là khen chữ viết. Chữ con gái mà viết đẹp, đều và mạnh mẽ không thua gì chữ con trai !
Cúc Hương liếc Xuyến:
- Thích nhé ! Con gái mà như con trai !
Anh nhìn Cúc Hương:
- Cô lại xuyên tạc nữa rồi !
Cúc Hương sợ anh nổi giận như bữa trước, liền thè lưỡi:
- Thôi, thôi, tôi không "phụ đề việt ngữ" nữa đâu! Anh làm toán đi !
Anh lại cúi nhìn vào bài tập. Bài toán Xuyến đưa chỉ là một bài toán về đại số véctơ . Bài toán không có gì là phức tạp lắm. Anh lấy cây viết trong túi áo ra và giải nhoáng một cái là xong.
Giải xong, đẩy cuốn tập về phía Xuyến, anh nói:
- Chắc các cô âm mưu chuyện gì chứ bài toán này các cô thừa sức giải .
Xuyến cầm cuốn tập lên làm bộ săm soi, nói:
- Tụi này bí thật mà !
Thục nhìn anh bằng ánh mắt long lanh:
- Anh giải lẹ ghê ! Anh mà xin vô học chung lớp với tụi này, chắc là anh sẽ đứng nhất.
Cúc Hương hùa vô:
- Và tụi này sẽ cóp-pi bài của anh tha hồ.
Anh xua tay:
- Thôi, thôi, các cô đừng có mà bốc tôi lên mây !
Cúc Hương nheo mắt:
- Bộ anh không thích lên mây hả ? Lên mây, anh sẽ được ở với con Thục !
- Sao lại ở với Thục ?
- Bởi vì khi nãy con Xuyến bảo con Thục lúc nào cũng ngơ ngơ ngác ngác, y như đang sống ở trên mây . Anh lên đó là gặp nó liền.
Nhìn Thục đang ngồi sượng sùng, anh trách Cúc Hương:
- Cô thì lúc nào cũng đùa được !
- Thôi, tôi sẽ không đùa nữa ! - Cúc Hương rụt cổ.
Đột nhiên, Xuyến lên tiếng:
- Còn một bài nữa !
Anh quay nhìn Xuyến:
- Xuyến nói sao ?
Xuyến rút một cuốn tập khác trong cặp ra, nói:
- Còn một bài toán khó nữa ! Anh giải giùm đi !
Anh giơ hai tay lên trời:
- Trời ơi, cô làm như tôi là máy tính không bằng !
Xuyến cười:
- Anh còn giỏi hơn máy tính nữa ấy chứ ! Bài này khó lắm, máy tính chưa chắc đã giải ra !
Anh nheo mắt:
- Khó bằng bài khi nãy chứ gì !
- Khó hơn nhiều !
Vừa nói Xuyến vừa đẩy cuốn tập tới trước mặt anh.
Anh nhìn cuốn tập như nhìn một cái bẫy, không hiểu trong đó chứa những thách đố gì. Thấy vậy, Xuyến nói:
- Làm gì anh dòm lom lom vậy ! Không có gì nguy hiểm đâu !
- Nguy hiểm hay không có trời mà biết !
Nói vậy nhưng anh vẫn kéo cuốn tập lại gần, chăm chú đọc. Quả thật, đúng như Xuyến đã cảnh cáo trước, bài toán lần này là một bài giải tích khá rắc rối . Anh nhíu mày, cố nhớ lại những kiến thức về hàm số anh đã học qua trước đây . Anh lôi từ trong quá khứ đầy bụi ra những sin, arcsin, cos, arccos và tìm cách hệ thống lại một cách vất vả để cố vượt qua cuộc kiểm tra không được báo trước. Những đường đồ thị chạy ngoằn ngoèo trong óc anh như những tia chớp. Anh học môn văn là chủ yếu, từ lâu không còn đụng đến những con số rối rắm này nên phải mất một thời gian khá lâu anh mới giải xong bài toán.
Anh thở phào, đưa trả cuốn tập cho Xuyến và nói:
- Xuyến xem lại đi ! Không biết tôi giải có sai chỗ nào không.
Cả ba cô gái châu đầu dòm vô cuốn tập.
Thục reo lên:
- Đúng rồi !
Xuyến gật gù:
- Đúng là một "em" học sinh xuất sắc !
Còn Cúc Hương thì nhìn anh, khen:
- Anh có thể lên thẳng lớp mười hai được rồi . Khỏi phải lưu ban !
Nghe khen, anh chẳng cảm thấy sung sướng một chút nàọ Anh nhìn ba cô gái với vẻ băn khoăn:
- Các cô định thử tôi chứ gì ?
Xuyến làm mặt tỉnh:
- Thử gì đâu! Tụi này làm không ra, nhờ anh giải giùm vậy thôi !
Anh thở dài:
- Tôi không chuyên về toán. May mà tôi chưa quên hết mọi thứ.
- Chứ anh chuyên môn gì ? - Thục hỏi .
- Tôi học văn.
Cúc Hương nhướng mắt:
- Vậy là anh hợp với con Thục rồi .
Phớt lờ câu châm chọc của Cúc Hương, anh nói:
- Xuyến và Cúc Hương cũng đâu có kém môn văn.
Xuyến nhún vai:
- Tôi với con Cúc Hương học dở ẹc!
- Đó là Xuyến nói vậy thôi!
Xuyến gục gặc đầu:
- Con Xuyến nói thật đó. Tụi tôi học văn thua xa con Thục. Học truyện Kiều cả tháng trời mà tôi chỉ nhớ có mỗi một câu .
Anh tò mò:
- Câu gì?
- "Mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao". Nhờ gặp anh tôi mới nhớ, chứ nếu không tôi đã quên tuốt rồi!
Câu Kiều mà Cúc Hương đọc là câu Nguyễn Du tả Mã Giám Sinh, một nhân vật bịp bợm. Ý nó muốn chọc anh. Nhưng anh không giận Cúc Hương, anh chỉ bẻ lại:
- Nhưng Mã Giám Sinh trên bốn chục tuổi kia mà! Nguyễn Du đã viết là: "Quá niên trạc ngoại tứ tuần".
- Anh nhớ lộn rồi! - Cúc Hương cãi - Nguyễn Du viết là "Quá niên trạc ngoại tứ tuần... chia hai"!
Nói xong, nó cười hích hích.

Sau lần "kiểm tra" trình độ văn hoá của anh, ba cô gái đã không còn thắc mắc về "học lực" của anh nữa . Cả ba đều thống nhất ý kiến: anh không mù chữ, học hành đàng hoàng, ít nhất cũng học hết bậc phổ thông trung học (mặc dù có thể sau đó đã thi rớt đại học và lâm vào tình trạng thất nghiệp).
Những lần gặp gỡ sau đó, họ không còn nhờ anh giải "thử" nữa mà giải "thật" những bài làm khó, nhất là chẳng còn mấy ngày nữa họ phải thi kiểm tra học kỳ một. Thật ra, về các môn khoa học tự nhiên, Xuyến, Thục và Cúc Hương không hề ngán. Duy chỉ có môn văn, phân tích tới, phân tích lui rắc rối, ba cô hơi ngài ngại . Ngay cả Thục, giỏi văn nhất lớp, cũng luôn phải dè chừng các bài nghị luận. Phân tích một đoạn văn hay một đoạn thơ, Thục thừa sức làm. Nhưng khi đi vào giải thích và chứng minh các nhận định văn học, Thục thường cảm thấy lúng túng. Không phải bao giờ Thục cũng tìm ra những lập luận thuyết phục nhất. Đó là vấn đề của Thục, của Xuyến, của Cúc Hương. Và cả của anh, khi ba cô gái tin cậy hỏi:
- Vậy ta phải làm sao ?
Anh cười:
- Để giải quyết vấn đề này, trước tiên các cô phải giành lấy cái "vinh dự" của tôi .
Mãi chú tâm vô bài học, không người nào trong ba cô gái nhớ lại những trò chơi quỉ quái của mình. Ba đôi mắt đều giương tròn nhìn anh, ngơ ngác. Cúc Hương hỏi:
- Vinh dự gì?
- Vinh dự trả tiền cà phê chứ vinh dự gì!
Cúc Hương chun mũi:
- Chà, anh thù dai quá hén!
Anh đằng hắng:
- Đây không phải là thù dai . Tôi chỉ lập lại những gì các cô đã làm.
Xuyến bình luận:
- Cái đó người ta gọi là hối lộ.
Anh lắc đầu:
- Chữ hối lộ ở đây không chính xác. Gọi là bồi dưỡng thì thích hợp hơn.
Xuyến khịt mũi:
- Thôi, anh muốn gọi là hối lộ hay bồi dưỡng gì kệ anh. Tụi này đồng ý tất. Miễn là anh chỉ cho tụi này một vài "bí quyết" để làm bài nghị luận.
Anh mỉm cười:
- Tôi nói đùa thôi chứ chẳng bắt các cô trả tiền cà phê đâu mà sợ . Còn về loại văn giải thích và chứng minh các nhận định văn học thực ra chẳng có bí quyết gì ghê gớm, cái chính là phải nắm được những ý tưởng chủ chốt trong nhận định, thông qua những khái niệm chính trong câu . Sau đó, thiết lập mối tương quan giữa nội dung nhận định và nội dung tác phẩm...
Sau đó, anh bắt đầu hướng dẫn cho các cô gái cách tiến hành một bài nghị luận văn học như thế nào cho khoa học, rõ ràng, xuất phát từ những điểm chú ý được xác định trước. Anh giảng giải tận tình, dễ hiểu, và với những cô gái thông minh như Xuyến, Thục và Cúc Hương thì sự tiếp thu không gặp phải khó khăn nào .
Khi anh giảng xong, Xuyến gật gù:
- Trình bày khúc chiết, mạch lạc, có đầu có đũa, xứng đáng được điểm mười .
Thục khen:
- Anh thi vào trường sư phạm coi bộ hợp lắm!
Cúc Hương thì chọc:
- Ý kiến con Thục hay đấy! Anh ráng chờ một, hai năm nữa, tụi này tốt nghiệp phổ thông xong, sẽ rủ anh đi thi đại học chung cho vui .
Ba cô gái thi nhau nói, còn anh thì ngồi ngắm họ . Những gương mặt hồn nhiên, nghịch ngợm và ham học kia bao giờ cũng đem lại cho anh những ý nghĩ và những xúc cảm tốt đẹp.
Cúc Hương cứ xuýt xoa luôn miệng:
- Chà, chà, có một ông anh như anh kể cũng thú vị thật!
Xuyến "kê" Cúc Hương:
- Mới hôm trước mày còn bảo anh Gia láu cá như thằng cha Aresène Lupin gì đó, bữa nay mày lại trổ tài nịnh rồị Cúc Hương chẳng hề bối rối, nó cười hì hì:
- Thì con người ta phải biết phục thiện chứ! Tao đâu có ngoan cố như mày!
Xuyến cự nự:
- Tao làm gì mà ngoan cố?
Cúc Hương nghinh mặt:
- Chứ gì nữa! Anh Gia giảng toát mồ hôi, mày không nịnh được một câu mà còn bày đặt bắt bẻ tao .
Xuyến bĩu môi:
- Tao không quen nịnh! Tao hành động thực tế hơn!
Cúc Hương ngạc nhiên:
- Mày định làm gì?
- Tao đi trả tiền cà phê .
Vừa đáp, Xuyến vừa đứng lên khỏi ghế. Anh hốt hoảng:
- Thôi, thôi, Xuyến đừng làm vậy! Kỳ lắm!
- Có gì đâu mà kỳ! Hôm trước anh trả tiền chè cho tụi này thì bây giờ tụi này trả tiền cà phê cho anh. Coi như huề! Nói xong, không để anh kịp ngăn cản, Xuyến vội vã đi lại chỗ quầy thu tiền.
Anh chỉ biết nhìn theo, lắc đầu .

CHƯƠNG 6
Có một điều mà Xuyến, Thục và Cúc Hương lấy làm lạ là cho đến hôm nay, sau gần một tháng trời quen biết, anh chưa một lần mở miệng rủ chúng nó đi chơi, dù là đi xem phim, xem diễn kịch hoặc xem ca nghe ca nhạc. Anh chỉ gặp gỡ và trò chuyện với các cô gái ở một địa điểm bất di bất dịch là quán cây Sứ. Và trong những lần gặp gỡ đó, anh luôn luôn đối xử với họ một cách đàng hoàng, tử tế, tất nhiên mỗi ngày một thân mật hơn, nhưng vẫn giữ một khoảng cách nhất định. Điều đó khiến ba cô gái ngày càng quí mến và tin cậy anh hơn. Trong bọn, Thục là đứa đa cảm và kín đáo nhất nên Xuyến và Cúc Hương không hề biết nó thường nghĩ ngợi vẩn vơ về anh, mặc dù thường ngày Xuyến và Cúc Hương vẫn hay gán ghép anh và Thục để đùa cợt. Thấy anh không bao giờ nói đến chuyện đi chơi, Xuyến kết luận:
- Đây là một anh chàng cù lần!
Cúc Hương lắc đầu:
- Chưa chắc!
Xuyến vẫn khăng khăng:
- Chứ gì nữa! Chẳng bao giờ anh ta rủ bọn mình đi xem văn nghệ!
Cúc Hương nhún vai:
- Anh ta không rủ thì mình rủ. Biết đâu anh ta cũng thích rủ bọn mình đi chơi nhưng còn ngại nên chưa dám mở miệng.
Xuyến trầm ngâm:
- Nhưng đi chơi với anh ta, tụi mình phải đề cao cảnh giác.
Cúc Hương cười:
- Mày khéo lo! Anh chàng này không có vẻ gì nguy hiểm đâu! Chính mày chẳng nhận xét anh ta nhát gái là gì!
Xuyến tặc lưỡi:
- Ừ thì tao có bảo vậy . Nhưng ở đời chính những người bề ngoài không có vẻ gì nguy hiểm mới là những người nguy hiểm thật sự .
Thục cười khúc khích:
- Mày nói cứ như là lõi đời lắm vậy!
Cúc Hương phẩy tay:
- Ối, bọn mình ba đứa mà sợ gì! Ông bà ta đã dạy rồi! Ba người đánh một không chột cũng què!
Thục lè lưỡi:
- Tụi mày hung hăng quá hén! Dám đe dọa tính mạng anh ta một cách trắng trợn!
Xuyến liếc Thục:
- Mày hở ra là bênh anh chàng!
Bàn định xong, ba cô gái đi gặp anh.
Vừa giáp mặt anh, Xuyến đề nghị thẳng:
- Tối nay anh đi xem văn nghệ với tụi này không?
- Xem gì vậy ?
- Ca nhạc.
- Ở đâu ?
- Ở Nhà văn hóa quận ba . Hay lắm!
Anh lắc đầu:
- Tôi không thích xem ca nhạc ở các tụ điểm. Tối nay ở nhà hát thành phố có đoàn ca múa nhạc trung ương biểu diễn, sao các cô không đến đó xem?
Xuyến nhăn mặt:
- Ở đó khó mua vé thấy mồ! Đâu phải muốn đi xem lúc nào cũng được như anh tưởng!
- Nếu các cô muốn đi, tôi mua vé giùm cho .
Ba cô gái cùng reo lên:
- Thật không?
Cúc Hương hỏi:
- Anh quen cô với cô nào trong đoàn ca nhạc phải không?
- Không. Nhưng tôi có một anh bạn lam ở Công ty tổ chức biểu diễn. Tôi sẽ nhờ anh ta mua giùm.
Thục băn khoăn:
- Bây giờ chưa mua vé, làm sao tối nay đi coi kịp?
- Kịp chứ! Lát nữa tôi đi lấy vé.
- Nhưng làm sao anh đưa vé cho tụi này ? Đưa vào lúc nào ? - Xuyến hỏi .
- Chiều nay đưạ
- Đưa ở đâủ
- Ở đâỵ
Xuyến tặc lưỡi:
- Buổi chiều tụi này đâu có đi học.
- Vậy thì ... vậy thì ... - Anh lưỡng lự nói - Một ai đó trong các cô đến đây . Tôi sẽ đợi .
- Mấy giờ ?
- Khoảng ba giờ.
- Được rồi! Khoảng ba giờ, con Thục sẽ đến gặp anh! - Vừa nói, Xuyến vừa liếc Thục.
Trước khi chia tay, Cúc Hương còn "dặn":
- Anh ráng đừng để lặp lại chuyện chiếc áo lính thủy nghen! Coi chừng con Xuyến nó sẽ "kỷ luật" anh đấy!

*
* *
Đúng ba giờ, Xuyến, Thục và Cúc Hương đến quán đã thấy anh ngồi đợi ở đấy . Thấy ba cô gái cùng xuất hiện, anh ngạc nhiên hỏi:
- Sao lại đến đông đủ thế này ?
Xuyến nhe răng cười:
- Tụi này tính để con Thục đi, nhưng lại sợ anh bắt nạt nó nên phải đi theo bảo vệ .
- Hừm! Các cô làm như tôi là ... là ...
Anh chưa tìm ra từ thích hợp thì Xuyến đã cướp lời:
- ... là Hùng quăn không bằng!
Xuyến nói vừa dứt câu, Cúc Hương đã nhanh tay cấu nó một cái đau điếng khiến nó la lên oai oái .
Anh nhìn Cúc Hương:
- Hùng quăn nào vậy ?
Cúc Hương nhún vai:
- Ối, hơi đâu anh nghe lời con Xuyến! Nó chuyên môn nói bậy không hà!
Rồi như để cho anh không kịp "chất vấn" tiếp chuyện Hùng quăn, Cúc Hương chìa tay ra:
- Vé đâu ?
Anh rút mấy chiếc vé trong túi áo ra đưa cho Cúc Hương. Nó lật tới lật lui mấy tấm vé rồi đột ngột kêu lên:
- Ủa, sao chỉ có ba vé ?
- Thì ba vé chứ mấỷ Các cô chỉ có ba người kia mà!
- Còn anh nữa chi !
- Không, tôi không đi . Tôi xem đoàn này rồi .
Cúc Hương thở dài thất vọng:
- Vậy mà tụi này tưởng có anh cùng đi chứ !
Cả Xuyến và Thục cũng nhìn anh với vẻ thắc mắc. Nhưng không để cho các cô gái kịp "hạch hỏi", anh vội vã cáo từ và lên xe phóng đi .
Xuyến nheo mắt nhìn Cúc Hương, kết luận:
- Mày nói đúng. Đối với anh chàng này, không cần phải cảnh giác!
Cúc Hương gật gù, giọng thản nhiên:
- Còn mày thì nói sai ! Anh ta không phải tuổi con ngựa mà là tuổi con... thỏ.
Thục không nói gì. Nó chỉ thở dài một cách kín đáo .

*
* *
Những lần sau cũng vậy . Anh thường mua giùm vé cho ba cô gái đi xem các chương trình văn nghệ nhưng chẳng bao giờ anh đi cùng. Mặc cho Xuyến và Cúc Hương giở đủ mọi lý lẽ, anh vẫn một mực thoái thác.
Xuyến làm mặt giận:
- Anh khi dể tụi này phải không?
Anh nhăn nhó:
- Đâu có! Xuyến đừng có nói oan cho tôi !
- Chứ tại sao anh không chịu đi xem văn nghệ với tụi này ?
- Tôi bận.
- Anh nói xạo . Bận gì mà bận hoài vậy ?
Anh chưa kịp trả lời, Cúc Hương đã hằm hè tuyên bố:
- Nếu anh còn "làm cao", tụi này không nhờ anh mua vé nữa đâu !
Anh gãi đầu:
- Xuyến và Cúc Hương kỳ quá! Tôi đã nói tôi bận mà!
Thục hỏi:
- Anh chưa đi làm sao bận dữ vậy ?
Cúc Hương reo lên:
- Đúng rồi ! Thất nghiệp mà bận ! Anh xạo !
Anh cười khổ sở:
- Tôi đã nói rồi . Các cô không tin thì thôi .
Xuyến hắng giọng:
- Thôi được rồi, tụi này tin anh. Nhưng với một điều kiện.
Anh thấp thỏm:
- Điều kiện gì ?
Xuyến nheo mắt:
- Tụi này đến nhà anh kiểm tra xem có đúng là anh bận không.
Anh lắc đầu ngầy nguậy:
- Không được đâu !
Xuyến nghinh mặt:
- Sao không được?
Anh chép miệng:
- Nhà tôi xa lắm.
- Xa thì xa! Tụi này không ngại thì thôi chứ mắc mớ gì đến anh!
Cúc Hương "xì" một tiếng:
- Anh nói sao mà khó tin quá! Nếu nhà xa sao anh không đi uống cà phê ở quán nào gần đó lại chạy tuốt đến đây ngồi ?
Lý lẽ Cúc Hương đưa ra khiến anh đớ lưỡi, không biết cách nào trả lời . Mãi một lúc, anh mới tìm ra cách giải thích:
- Tại tôi thích quan này . Cà phê ở đây ngon.
Xuyến "hừ" mũi:
- Nói như anh, con nít cũng không tin nữa là tụi này !
Nhưng mặc cho Xuyến và Cúc Hương khích bác, anh cứ ngồi cười trừ. Ba cô gái thấy chẳng lay chuyển anh được, liền giận dỗi bỏ đi .</span>
__________________

Trả Lời Với Trích Dẫn
  #8  
Old 04-09-2004, 05:36 AM
trinh gia trinh gia is offline
Senior Member
 
Tham gia ngày: Apr 2004
Nơi Cư Ngụ: noi khong co nguoi o
Bài gởi: 114
Exclamation

Vàng và máu - Thế Lữ
Kể từ châu Kao Lâm ở phía đông và miền bản Slay ở phía tây mà đến, từ mạn bản Pắc đi xuống, và từ bản Hạ trở lên, cách non mười dặm chung quanh chỉ có quả núi đá Văn Dú là cao lớn nhất.
Sừng sững giữa trời, bao quát đồi cây gò đất, núi ấy trông đường bệ hách dịch như đứng làm chúa tể cho cả một vùng phong cảnh hoang vu. Dân Thổ ở các làng gần đó, ngày nào cũng trông thấy ngọn núi mù mù lam tím, nhô lên trên những hàng rừng xanh chi chít um tùm.
Những buổi hoàng hôn bóng chiều soi riêng một phía cũng như các ngày ủ dột âm u, Văn Dú lại hiện ra với một vẻ riêng oai linh và mầu nhiệm.
Đối với ngọn núi lớn, người Thổ không chỉ có tấm lòng kính cẩn phảng phất đối với mọi cảnh bát ngát cao cả, họ còn sợ hãi Văn Dú như một vật có tri giác, có quyền phép làm hại người. Ở những miền quanh đó và trong thời bấy giờ, ai nói tới Văn Dú là một sự gở lạ. Họ chỉ gọi đến tên quả núi trong những khi tức giận nhau mà chửi rủa hay những khi thề bồi. Một người say rượu lớn tiếng xúc phạm đến Văn Dú cũng đủ làm cho khắp cả một châu biết đến tên mình; họ thuật lại những lời nói và cử chỉ của anh ta một cách e dè, nhưng đó là thứ chuyện họ ưa nghe ưa kể nhất.
Núi Văn Dú có một cái hang lớn. Đó là nơi chứa những tai hoạ ghê gớm cho giống người Thổ và là cái nguồn những sự khủng khiếp và những chuyện kinh hoàng. Người ta gọi hang là hang Thần, vì đó là chỗ thần núi ở.
Thần núi Văn Dú linh thiêng lắm, lại rất độc ác và hay nghi ngờ. Người nào hoặc vô tình, hoặc cả gan đến gần thần núi là bị thần hang bắt vào giết đi. Cho nên từ Văn Dú trở ra chừng hai ba dặm chỉ toàn thấy rừng xác, đất hoang; người Thổ không dám đến khai phá để cày cấy.
Trong một năm có nhiều khi trời đất đang yên bỗng đùng đùng một cơn sấm sét. Trên không gió vù, chớp loáng như gươm thiêng vung tít; cây cối vật vã tan nát, người vật lo sợ mất hồn. Khắp mọi nhà đều khua gõ inh ỏi cùng với các bà then thầy pháp kêu khấn cho đến khi nguôi cơn. Nhưng thế mới đỡ tai hoạ.
Lại nhiều khi, sau một hồi giông tố dữ dội, mây đen biến hết, ánh nắng lại soi xuống; bấy giờ trên :Dnh núi chập chờn một tầng khói phủ dần dần bay đi. Trong đám hơi trắng mà người ta bảo là nộ khí của thần hang, có người nói rằng thường trông thấy những hình bóng kỳ dị.
Trong trí tưởng tượng của người Thổ thì cửa hang Thần trông như mồm con yêu hay hổ quái gở. Cái mồm ấy phun ra những hơi độc làm thành dịch tễ, gió bão để phá huỷ các làng. Trước cửa hang Thần, người thì bảo có toàn đầu lâu, người thì bảo có đủ các rắn rết. Lại có người khoe đã nằm mơ vào tận trong hang xem. Qua khỏi những chỗ nguy hiểm rồi thì đến nơi ruộng nương tươi tốt, suối chảy thong dong, cây lá rườm rà, bò lợn từng đàn ăn trên những bãi cỏ xanh non, lại có các nàng tiên nhởn nhơ chăn dắt. Song cái tấm ảnh đào nguyên kia, người tả cũng cho là một cảnh mai mỉa không thể làm dịu được vẻ độc ác của núi Văn Dú gây nên bởi những truyện phao truyền từ trước đến giờ. Những người già cả trong làng thì cho rằng hang Thần hoá thiêng là vì trong đó chôn cất không biết bao nhiêu thây của quân giặc Khách. Bọn giặc này sang tàn phá nước Nam khi trước bị quân ta đuổi riết, túng thế ẩn vào Văn Dú rồi bị hãm chết đói trong hang. Đứa nào cũng mang theo rất nhiều vàng đã cướp của dân lành. Nay những của ấy hãy còn, nhưng chúng thành thần để giữ lấy.
Về đời ông cha họ thì dân cư vẫn thường cấy cầy được ở gần hang Văn Dú; bấy giờ những tai hoạ chưa có mấy, nhưng mỗi khi sụt sùi mưa gió lại văng vẳng như có tiếng khóc thảm thiết lẫn với tiếng cười gằn; chốc chốc một cơn gió là là mặt đất chạy qua, cửa hang bỗng gầm rít lên một cách giận dữ.
Gần làng kia thuộc châu Kao Lâm có một cái suối chảy đến. Suốt phát nguyên từ Văn Dú và chạy ngang mặt đông bắc quả núi, là phía hang Thần trông ra. Như thế là một sự nguy khốn cho làng ấy. Đã có một hồi, muốn phòng những tai nạn, người ta đặt ra lệ tế thần Văn Dú hàng năm. Vật hy sinh là một người con gái đẹp. Tiếng oán khóc của các cha mẹ những người gái trinh bị giết quăng xuống suối nghe bi thảm đầy trời đất, nhưng không hề cảm được lòng những dân làng độc ác vì ngu dại kia.
May sao được mấy năm sau, có một ông quan trấn người Kinh nghiêm cấm không cho giết người như thế nữa.
Về sau họ thấy trong châu động dữ và đã mấy phen toan giữ lại lệ xưa nhưng đều không thành.
Song cái tục vô đạo này tuy mất đi, cái linh thiêng của tà thần Văn Dú mỗi ngày một lớn, lòng mê muội và khiếp sợ của người miền ấy ngày một tăng thêm.
***
Một buổi chiều mùa đông, trời rét căm căm, mưa phùn bay mù mịt.
Từ miền bản Đông thuộc châu Kao Lâm đến mạn Văn Dú, có hai người đàn ông Thổ đang rảo bước đi. Hai người mặc quần áo vải chàm; áo cộc thắt lưng chẽn ngoài quần ngắn và chít ống. Một người trạc ngoại bốn mươi, nét mặt già dặn, mắt sâu, miệng nhỏ, thở hơi ra như khói, cái quai nón mắc xuống cằm đè lấy bộ râu lưa thưa còn lấp lánh những giọt nước mưa. Thỉnh thoảng ông ta ngoảnh bảo người đi sau mấy lời. Người này không nói gì cứ ra chân bước. Hắn còn trẻ; trông rắn rỏi và khoẻ mạnh không kém người trước; hai môi dẩu, trán nhô và cao; đầu quấn một cái khăn lớn. Một tay hắn thủ vào trong áo, còn tay kia thì nắm một cái lao dài.
Hai người cứ trông thẳng phía núi đá mà tiến lên, lúc xéo lên những lối rậm rạp bên đồi, lúc giẫm gẫy những nấm rạ cụt ở ruộng lúa. Qua hết đồi này lại đến những gò khác; những bụi cây xanh mưa ám mỗi ngày một rậm, đồng ruộng ngày một thưa; ngọn núi đá mờ mờ trong đám sương mù cũng ngày một rõ.
__________________

Trả Lời Với Trích Dẫn
  #9  
Old 04-09-2004, 05:37 AM
trinh gia trinh gia is offline
Senior Member
 
Tham gia ngày: Apr 2004
Nơi Cư Ngụ: noi khong co nguoi o
Bài gởi: 114
Exclamation

Vàng và máu - Thế Lữ 2

Gió bấc thổi bên tai vù vù từng trận. Trước mấy rặng rừng hay trước những khóm cây nặng nề ướt át, những làn mưa bụi trắng từng lớp bay qua.
Chân tay mặt mũi hai người tái cứng đi. Giá cấu chắc không biết đau, có lẽ cũng không biết rét nữa. Quần áo phía trước, mưa hắt nhiều nên ướt đẫm. Từ đầu gối trở xuống toàn những đất đỏ với bùn; mỗi lúc qua một đám cây thấp nào thì cành lá gột sạch gần hết.
Đi tới miền đồi núi và bụi cây chen chúc nhau, không còn dấu vết cày cấy nữa, hai người Thổ trông thấy quả núi Văn Dú đứng chắn trước mặt, hình vóc cao lớn như ngăn đôi phần đất, :Dnh núi như chạm bầu trời.
Họ dừng chân ở cạnh một cái suối lòng sâu như vực. Nước suối xanh đặc như rêu thẫm, đang lừ lừ đi vào một cái hốc to dưới mấy cụm cây lá xoè ra và phủ xuống như cánh tàn.
Họ cởi đôi hài xảo chùi xuống cỏ ướt rồi nhét vào trong nải.
Rồi họ đứng thẳng dậy, ngoảnh trông lại quãng đường họ vừa đi qua. Bấy giờ vào khoảng cuối giờ Thân (bốn giờ chiều), mưa đã gần tạnh. Bao nhiêu rừng núi đằng xa đều tan thành hơi trong đám sương dày đặc trắng đục. Chân trời một màu xám như bạc cũ, làm nổi bật những bụi rậm ở gần bên.
Trông sang mạn bờ suối bên kia, thì Văn Dú như sát lại cạnh mình. Quả núi lồng lộng đen sì làm át cả những đống gò nhỏ mọn. Một vài bụi cây xơ xác chen lách dưới những tảng đá lớn mốc rêu. Về phía trong cùng, một rặng rừng thấp và lưa thưa như không dám xanh tốt.
Hai người lẳng lặng tìm một chỗ đỡ trơn và hẹp nhất, lần lần bám víu lấy cành lá rễ cây mà xuống rồi lại chậm chạp khó nhọc như thế mà leo lên bờ suối bên kia.
Từ bờ suối bên kia là địa phận của sự ghê gớm.
Sang tới nơi, họ lại xỏ chân vào đôi giày rơm, rồi cùng nhau đi đến chân núi.
Lần này, người tuổi trẻ phải cầm lao đi trước. Họ bước đi rón rén, cẩn thận, bốn mắt liếc đây liếc đó. Hơi có tiếng lạ cũng dừng lại bởi vì họ yên trí rằng họ đã đi vào nơi hoang dã có lẽ chưa bao giờ có vết chân người.
Mưa đã tạnh hẳn rồi. Gió cũng đã ngớt. Chim :Dc bắt đầu lên tiếng ở trên mấy ngọn cây cao hay trong ngách đá. Thỉnh thoảng một vài con quạ vừa bay ngang núi vừa kêu.
Đường đất cũng không đến nỗi khó đi quá như họ tưởng. Nhưng họ cũng không dám bước bạo.
Đi khỏi một cái đồi, qua mấy tảng đá nằm nghiêng trên đám cỏ lau đến một tụm cây họp lại thành gần như một cái miếu. Thấp thoáng trong đám lá xanh um, thấy như có dấu vết một bức tường đổ nát. Hai người không đứng lại. Dấn lên mươi bước nữa, đi về phía chân núi, qua khỏi cái miếu nhỏ, thì hang Thần hiện ra.
Hang Thần trông cũng không to: bề cao bằng nửa cây gạo già mọc trước cửa. Miệng hang loe ra như cái miệng hũ. Phía trên toác ra như cái môi rách, phía dưới có hai tảng đá dài và nhọn đâm lên ở hai bên mép như hai cái nanh. Trông vào trong hang càng xa càng rộng, càng đen tối thêm thăm thẳm sâu vô cùng tận. Trên cửa hang chi chít các giống thảo mộc kỳ dị lấp lánh vì nước mưa phùn mới rửa. Từ trong kẽ đá, bò ra những khúc cây tròn và mốc, bám chặt vào miệng hang. Những dây những rễ; những lá đỏ, lá xanh, lớn bé lẫn lộn, mọc đầy mép hang; những cụm trúc rất nhỏ với những đám cỏ xác xơ chen nhau ở bên những khóm si con và những vừng tóc tiên xanh tốt.
Tiếng hạt nước đọng trên cao vẫn rơi xuống lộp độp lẹt đẹt không dứt, nghe mạnh hơn tiếng chim kêu ríu rít ở những ngọn cây nào. Bỗng chốc cơn gió thổi qua, một loạt nước đổ ào xuống như muôn nghìn quả chín rụng.
Hai người Thổ cùng nín tiếng, hai mắt mở lớn, người thì đưa nhìn tả, người liếc hữu, rồi lại trông vào cái lỗ hang đen tối âm thầm. Họ đã chực lẳng lặng đi vào. Nhưng lại cùng nhau dấn bước qua, đi sang phía hữu hang Thần đến bên lớp dứa ông xúm quanh chân mấy cây dại hình thù kỳ quặc: những cây này đang uốn éo sát chân núi; cây thì chui ra khỏi một tảng đá vỡ, cây thì để cho dây leo quấ chằng chịt, nhiều cây đã đổ, gãy, bật hẳn rễ, mà vẫn còn sống như thường.
Đang tha thẩn nhìn, không có mục đích, hai người bỗng trông thấy một vật gì màu lam ở dưới một cụm dứa. Nhìn kỹ thì hình như một bọc vải, một cái khăn gói màu lam, nằm trong đám lá dại với cỏ cao trên mặt đất. Nhưng không ai dám nói gì hết: nhiều vật tương tự như nhau có thể làm cho mình trông lầm được. Họ bèn bước lại gần để xem sao.
Thì ra một cái khăn gói thực. Một cái khăn gói đã mở, ướt như mới lấy dưới nước lên bên cạnh cái khăn gói ấy còn thấy một con dao rừng và một cái gậy lớn.
Hai người Thổ cùng kinh ngạc như nhau, mỗi người toan kêu lên: “Có ai tới đây rồi!” nhưng không thể nào dám thốt ra miệng một điều quái lạ như thế.
Ông già ngập ngừng một chút, rồi cúi xuống giở cái bọc ra xem: một cái áo chàm vải thô, gói lấy hai nén bạc còn nguyên, với lại…
Bỗng một tiếng khiếp sợ rú lên ở bên cạnh. Ông già đứng phắt dậy, nhìn, thì thấy người con trai mặt tái mét, hai mắt mở to lạ, vừa chỉ về cái miếu trước mặt vừa lớn tiếng nói:
-Kòi ka! Kòi ka! (Kìa trông! Kìa trông!)
Vang núi cũng đáp lại hai tiếng “Kòi ka!” nghe như lời quát tháo.
Ông già trông theo ngón tay trỏ thì thấy trong đám miếu nhỏ, một người chết treo dưới một cây bàng trụi lá, mọc bên một bức tường đổ nát và mốc rêu:
Người chết hình vóc to lớn, đầu có bím vắt ra sau lưng. Chiếc dây chão thõng xuống thắt nút ở gáy và lằn vào cổ, làm cho cái mặt phị, xám hơn bộ quần áo chàm ướt, cúi gằm xuống mà nhìn người ta bằng con mắt không có tròng đen. Hai bàn tay buông thõng, để cho nước mưa ở năm đầu ngón rỏ xuống như giọt tranh. Hai bàn chân đen sì kiễng trên không, như muốn với lấy đám lá sắc cỏ nhọn mọc ở mặt đất.
Các nhánh cây cao chung quanh thỉnh thoảng lại đưa đẩy. Một đàn quạ đen sợ người không dám xuống, gọi nhau bằng những tiếng thê thảm lạnh lùng.



__________________

Trả Lời Với Trích Dẫn
  #10  
Old 04-09-2004, 05:38 AM
trinh gia trinh gia is offline
Senior Member
 
Tham gia ngày: Apr 2004
Nơi Cư Ngụ: noi khong co nguoi o
Bài gởi: 114
Exclamation

Vàng và máu 3 - Thế Lữ

Hai bác Thổ nắm chặt lấy tay nhau, không dám tiến, không dám lùi: quanh mình chỗ nào cũng thấy toàn sự chết.
Họ liếc nhìn vào chỗ tường đổ, trên mặt những gạch còn lại rêu non và những lá nhỏ bám xanh lè. Ở quãng giữa những mảnh tường, tự do mọc lên những cây lá lạ kỳ, rậm rạp. Dây bìm nửa tươi nửa chết bò leo ra tới mấy cây ở gần và rủ xuống phất phơ bên cạnh đùi cái thây ma in lẳn trong hai ống quần đẫm nước.
Một trận gió lạnh buốt ào ào chạy đến làm rung động cả một phía rừng cây. Người Thổ già rùng mình một cái, còn người con trai thì bắt đầu run. Anh ta lẩm nhẩm trong mồm những câu gì mà người kia đứng bên cũng không nghe rõ. Dần dần ông già như đã định trí, bèn dắt người con trai quay lại, toan cùng đi tới cửa hang. Song anh chàng càng đi càng run thêm, phải níu lấy ông già, van đừng tiến lên nữa.
Người Thổ già đứng lại, ngẫm nghĩ một lát, rồi lẩm bẩm mấy tiếng, trong lúc ấy người con trai một tay nắm chặt lấy lao chống xuống đất, còn một tay nhất định không chịu buông ông già.
Yên lặng hồi lâu.
Trời đất hình như chỉ riêng u ám ở chỗ hoang dại ấy.
Mặt ông già không còn nét kinh hãi nữa. Ông ta đang cúi đầu nghĩ, bỗng ngẩng lên, rồi nói:
- Bây giờ đi vào trong hang.
Anh con trai mở mắt rõ to:
- Hử? Đi vào hang à?
- Chứ gì!
- Không! Tôi sợ lắm!
Ông già cau mặt:
- Sợ gì mà sợ! Đằng nào cũng phải vào trong ấy xem đã, rồi còn đi về nữa kia mà?
- Không! Không! Đi về thôi! Không vào! Vào thì chết!
Ông già lấy trong mình ra một mảnh giấy. Trên đó có mấy hàng chữ nhỏ mà ông ta không đọc, chỉ để mắt tới những hình vẽ ngòng ngoèo như hình sông núi của bức địa đồ. Ông ta ngẩng nhìn thân quả núi cao, trông vào cái hang cách độ mươi bước và lãnh đạm nhìn cái xác treo lủng lẳng kia.
Rồi ông ta thản nhiên nói:
- Nào! Ta đi vào đi.
Người con trai lắc đầu không thôi:
- Không có vào! Vào thì chết! Vào chết đấy!
Ông già cứ trông kia thì biết. (Hắn vừa nói vừa chỉ vào thây người Khách). Người ta nói không sai đâu.
- Mày không vào thì tao vào một mình. Đừng có nói lôi thôi. Rồi về đừng kể công đấy… Đi vào không?
- Không… vào thì chết thôi! Vào thì chết!
Người Thổ già thấy vậy bực mình để mặc người trẻ tuổi đấy, xăm xăm bước lại cửa hang.
Đến nơi, ông ta lấy trong bọc ra mấy thanh củi thông, một ít bùi nhùi với một hòn đá lửa.
Lúc bó đuốc thông đã cháy, ông già một tay cầm bó đuốc giơ lên ngang trán, một tay cầm thanh đao to bản, quay lại mắng người con trai là nhát, rồi bước thẳng vào hang Thần. Người con trai cuống cuồng chạy vôi lại cửa hang, cất tiếng gọi.
Nhưng ông già đã lẩn vào trong bóng tối. Ngọn lửa đỏ ngùn ngụt cũng dần dần bé, rồi biến hẳn đi.
Ở ngoài này, anh ta lắng nghe còn thấy đằng hắng một vài lần và thỉnh thoảng có tiếng chân thong thả khua trong một vũng nước.
Anh con trai chợt nghĩ đến những chuyện ma quỷ ám ảnh người chết mà dẫn vào chỗ chết. Anh ta thốt nhiên hối hận rằng không nhẩy xổ vào mà kéo ông già lại. Chắc hẳn ông già này lại bị thần núi bắt vào hang. Anh chàng cố nín hơi nghe tiếng chân dần dần bước còn thấy đưa ra là ông già vẫn còn sống…
Gió bên ngoài thổi qua không buốt bằng hơi lạnh ở hang đá. Anh ta run cầm cập, hai hàm răng va nhau ngày một mạnh.
Bước chân đã thấy im từ lâu.
Chốc chốc lại có tiếng kêu “chít chít” nhỏ, với tiếng thì thầm lớn, tưởng như lời mỉa mai độc ác của yêu quái, ngồi xổm đang vừa ngáp vừa bàn nhau. Thỉnh thoảng hình như cả cái hang thở dài. Rồi, im lặng. Không thể nào đoán được những việc xảy ra trong cái miệng tối bí mật ấy.
Anh Thổ nghe thấy tiếng lạ thì sợ. Anh ta thấy yên lặng lại càng sợ già.
Anh ta muốn hắng giọng lên, hay nói đùa một câu gì để phá cái tịch mịch nặng nề kia; nhưng không dám. Anh ta cũng không dám nhìn về phía cái xác chết; lại tưởng người thắt cổ sắp đứng xuống đất, sắp đi lại gần mình. Anh ta rợn người lên, khẽ ngảnh đầu nhìn lại.
Những bụi cây rậm rịt chung quanh như vây chắn lấy mình: chưa bao giờ anh ta thấy có cái cảm giác vắng vẻ biệt tịch bằng lúc ấy!
Thế mà có một người đi cùng, thì lại vào trong hang mất, lại vào đấy sau khi gặp người thắt cổ! Chẳng hiểu bụng dạ ông thế nào. Mà sao mãi không thấy ông ta ra? Mãi không thấy tiếng gì hết! Hay lạc mất lối? Hay bị mê mẩn sợ hãi quá? Hay gặp ma quỷ? Chết rồi cũng không biết chừng!
Trong lòng người con trai nôn nao như điên dại.
Anh ta nghĩ: hay là gọi thực to lên cho lão già đáng giận kia nghe thấy. Nhưng anh ta lẳng lặng trông xuống dưới chân.
Bên những cái màng đeo những hạt sương sáng đẹp như thuỷ tinh, anh Thổ trông thấy những hòn đá sỏi lăn dưới cỏ. Chợt nẩy ra một ý kiến. Anh ta nhìn vào trong đám tối: cúi xuống nhặt ba bốn hòn to nhất, nghĩ ngợi một lát, rồi đánh liều vứt mạnh vào hang. Hòn sỏi hình như bị rơi xuống chỗ có nước, vì nghe đánh “bõm” một cái. Anh ta lại ném hòn đá nữa, lần này ném thẳng không rụt rè.
Tức thì trong hang có tiếng rên hừ hừ đưa ra. Anh này chưa hiểu sao, bỗng lại nghe thấy tiếng bịch bịch rất mạnh và rất nhanh, rồi như có muôn vàn đá sỏi đổ mưa xuống một cái vũng nước không trông thấy.
Ngay lúc đó, ông già ở trong đám tối hiện ra, nét mặt ông đổi hẳn đi; hai mắt kinh sợ mở đến rách kẽ; nón lật ra đằng sau, khăn buột xuống quanh vai, tóc xoã ra rũ rượi.
Người trai Thổ chưa kịp kêu hỏi thì ông già đã loạng choạng bước vội đến bám lấy hắn, vừa rên, vừa thở hồng hộc, lưỡi líu lại không nói được nên lời nào. Anh chàng điên cuồng vội quăng cái lao đang cầm đi, rồi vực ông già ngồi xuống một bên, một cánh tay đỡ lấy sau vai, tay kia rờ lên trán ông già thì thấy toát ra một thứ mồ hôi lạnh và dính nhơm nhớp. Anh ta rối rít gọi ông già tiếng kêu vang động cả quả núi; nhưng ông ta đã rũ xuống, chỉ lắc đầu không thưa. Ngực ông ưỡn lên, hơi thở càng ngắn càng tức tối. Hai mắt ông trợn ngược nhìn về phía cửa hang là phía ông quay đầu vào. Mồm thì há cứng đờ, thỉnh thoảng như muốn hớp lại. Một dòng máu từ mũi chảy ra, đen và loãng, lẫn vào bọt dãi ở hai bên mép, rồi cùng chảy xuống cái cổ xanh xám, đầu ngoặt ra đằng sau. Người trai thổ vừa run run kéo vạt áo lau cho ông già, bỗng trông thấy trong cái tay co quắp của ông ta một mẩu giấy nhỏ.
Ông già lúc ấy không thở được nữa.
Anh ta không thể nào biết được vì sao mà ông ta đến thế, thấy mẩu giấy lạ, bèn cậy tay ông già ra xem: đó là một mảnh giấy khổ vuông, to bằng hai bàn tay màu hung hung vàng, dầy và dai lắm.
Trên mặt giấy, về phía tả, có vẽ một người quỳ, cầm một tờ giấy lớn giơ lên ngang mặt; ở phía hữu vẽ một bó đuốc đang cháy; nét vẽ rất ngây dại. ở hai hình vẽ có mấy hàng chữ Hán, nghĩa như sau:
Miệng có hai răng
Ba chân bốn tay
Mày vào trăm chân
Mày lên ba tay
Tên mày là đá
Đá sinh trứng đá
Trứng đá giữ của
Mày có sức mang
Mày giầu mày chết.
__________________

Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời


Ðiều Chỉnh
Xếp Bài

Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn
Bạn không được quyền gởi bài
Bạn không được quyền gởi trả lời
Bạn không được quyền gởi kèm file
Bạn không được quyền sửa bài

vB code đang Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển đến


Múi giờ GMT. Hiện tại là 02:31 PM.


Powered by: vBulletin Version 3.6.1 Copyright © 2000 - 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.