Go Back   Vina Forums > Vườn Thơ > Vườn Tao Đàn > Xướng Hoạ Thơ Đường Luật
Hỏi/Ðáp Thành Viên Lịch Tìm Kiếm Bài Trong Ngày Ðánh Dấu Ðã Ðọc

Trả lời
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
  #31  
Old 07-20-2005, 10:06 AM
Glc
 
Bài gởi: n/a
Default

Thiệt tình không ngờ Chí Mè Phủ rành tiếng Tây pạo nha . Dịch như thế thì thông dịch viên cũng bò lăn :lol:
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #32  
Old 07-20-2005, 10:31 AM
Glc
 
Bài gởi: n/a
Default

Hai thầy TQ với AH,

Glc không biết thơ BHTQ có dùng "phù bình thanh" hay có bị "khổ độc" không chứ chỉ thấy Glc phù mỏ vì khổ tâm. Hai thầy mần ơn thoả thuận dắt tay nhau vô phòng riêng khoá trái cửa lại rồi bầm chém, đè nhau hay gì gì thì làm . Hai thầy cứ thọt cù lét hoài làm sao học trò biết đâu mà rờ .

Tuy nhiên nếu hỏi ý kiến của Glc thì Glc nói,nhưng chỉ là ý kiến của Glc thui nha, đúng sai khó mà kiểm chứng vì Glc ra xứ ngoài nầy gần 30 năm rồi (pháo nầy nổ như pháo đại à nha) , không sách vở, không dử liê(u chỉ nói những gì mình nhớ còn lại trong đầu thôi . Quí vị không đồng ý thì cứ ngậm bồ hòn kêu đắng đi há .

- Nếu Glc chưa đến nỗi già lú lẫn (mà cũng dám lắm, ở với bà Lú Lỳ mà không Lú Lẫn cũng không được :lol: ) Nguyễn Huệ đánh trận Xoài Mút, Rạch Gầm ở miệt trong của Mỹ Tho . Rạch gầm không có nghĩa là có con rạch đâu . Ngày trước phần lớn miền Nam thuộc về của người Miên bây giờ nên tên Xoài Mút là lấy từ tên củ của người Miên . Sau nầy Việt Hoá và qua 2 thời đệ nhất và đệ nhị cộng Hoà lại cộng thêm chính phủ bây giờ, qua bao thời đại có lẽ tên và vùng đã thay đổi và sát nhập với vùng khá để có 1 tên khác .
Kiến Phước hay Kiểng Phước, thật ra Glc đi cũng khá miền Nam nhưng chưa nghe Kiến Phước bao giờ,chỉ nghe Kiểng Phước thôi .

- "Khổ độc" :Trong bài thơ TNBC, chử thứ ba các câu chẵn và chữ thứ 5 các câu lẻ đúng ra là từ bằng mà làm thành từ trắc .

- Phong yêu hạc tất (Lưng ong gối Hạc): Từ thứ 4 và từ thứ 7 trùng một âm . Trong luật làm bài Phú cũng có phần Hạc Tất nầy .

- Phù trầm Thanh thật ra Glc không có nghe, chỉ biết là Phù bình Thanh(chử không có dấu) và Trầm thượng Thanh(chử có dấu huyền) mà thôi . Những danh từ Hán Việt nầy khi dạy học trò về thi luật sẽ nói đến .


Hai thầy có không hài lòng chổ nào xin PM cho Glc,Hichic vì ngày mai Glc đi thăm gíp những em nghèo khổ gòi :rolleyes:

Thân
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #33  
Old 07-20-2005, 11:43 AM
chiconuong chiconuong is offline
Senior Member
 
Tham gia ngày: Apr 2004
Bài gởi: 152
Default

Trích:
Originally posted by Glc+Jul 20 2005, 10:06 AM--><div class='quotetop'>QUOTE(Glc @ Jul 20 2005, 10:06 AM)</div>
Trích:
Thiệt tình không ngờ Chí Mè Phủ rành tiếng Tây pạo nha . Dịch như thế thì thông dịch viên cũng bò lăn :lol:
[snapback]79558[/snapback]
[/b]
thầy, chỉ có thầy mới hiểu tài lăng phiên dịch ( bị bệnh dịch phiên phiến á thầy :huh: ) của Chí , củm ơn củm ơn

<!--QuoteBegin-Glc
@Jul 20 2005, 10:06 AM
Hai thầy mần ơn thoả thuận dắt tay nhau vô phòng riêng khoá trái cửa lại rồi bầm chém, đè nhau hay gì gì thì làm
[snapback]79558[/snapback]
Tạo điều kiện quá thầy Rùa :lol: mà tạo cho ông già kia á, tội nghiệp em của em nhé, <_< Thầy có tạo phòng nào riêng gọi Chí vào với nhé :lol:

__________________
Đói đói đói
Khát khát khát
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #34  
Old 07-20-2005, 06:15 PM
Glc
 
Bài gởi: n/a
Default

Trích:
Originally posted by chiconuong@Jul 20 2005, 01:43 PM
thầy, chỉ có thầy mới hiểu tài lăng phiên dịch ( bị bệnh dịch phiên phiến á thầy :huh: ) của Chí , củm ơn củm ơn
Đi hóng gioooóo với em mấy chục lần mà không hiểu nữa thì đâu còn biệt danh thầy rùa 4 chân ha :P

Trích:
Tạo điều kiện quá thầy Rùa :lol: mà tạo cho ông già kia á, tội nghiệp em của em nhé, <_< Thầy có tạo phòng nào riêng gọi Chí vào với nhé :lol:
[snapback]79565[/snapback]
Ông già đó sắp hết hơi gòi cho ổng hưởng phước chút xíu đi em :lol:
Phòng riêng cho em thì thầy lúc nào cũng có sẵn :P Chỉ e là nữa đêm em không dám bỏ vườn tulipe mà trốn đi đàm luận chuyện đời ... Thầy thui :lol:
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #35  
Old 07-20-2005, 10:03 PM
Tố Quyên Tố Quyên is offline
Member
 
Tham gia ngày: Aug 2004
Bài gởi: 85
Default

Trích:
Originally posted by Glc@Jul 20 2005, 04:31 AM
- Phù trầm Thanh thật ra Glc không có nghe, chỉ biết là Phù bình Thanh(chử không có dấu) và Trầm thượng Thanh(chử có dấu huyền) mà thôi . Những danh từ Hán Việt nầy khi dạy học trò về thi luật sẽ nói đến .
Hai thầy có không hài lòng chổ nào xin PM cho Glc,Hichic vì ngày mai Glc đi thăm gíp những em nghèo khổ gòi :rolleyes:

Thân
[snapback]79563[/snapback]
Phù bình thanh và Trầm bình thanh chứ không phải Phù trầm thanh đâu chú Trùm Khó Tánh ui.




Trả Lời Với Trích Dẫn
  #36  
Old 07-20-2005, 10:08 PM
Tố Quyên Tố Quyên is offline
Member
 
Tham gia ngày: Aug 2004
Bài gởi: 85
Default

Trích:
Originally posted by Glc@Jul 20 2005, 04:31 AM
- Nếu Glc chưa đến nỗi già lú lẫn (mà cũng dám lắm, ở với bà Lú Lỳ mà không Lú Lẫn cũng không được  :lol: ) Nguyễn Huệ đánh trận Xoài Mút, Rạch Gầm ở miệt trong của Mỹ Tho . Rạch gầm không có nghĩa là có con rạch đâu . Ngày trước phần lớn miền Nam thuộc về của người Miên bây giờ nên tên Xoài Mút là lấy từ tên củ của người Miên . Sau nầy Việt Hoá và qua 2 thời đệ nhất và đệ nhị cộng Hoà lại cộng thêm chính phủ bây giờ, qua bao thời đại có lẽ tên và vùng đã thay đổi và sát nhập với vùng khá để có 1 tên khác .
Kiến Phước hay Kiểng Phước, thật ra Glc đi cũng khá miền Nam nhưng chưa nghe Kiến Phước bao giờ,chỉ nghe Kiểng Phước thôi .

-Thân
[snapback]79563[/snapback]
TQ có post cho chị chiconuong bài nói về lịch sử 2 địa danh "Rạch Gầm" và "Xoài Mút" theo Địa Phương Chí của Trịnh Hoài Đức nhưng khi send thì click lộn nên bị bay mất.
Hôm nào rảnh TQ sẽ viết lại để thấy rằng không phải là "Rạch Gầm" và "Xoài Mút".
Đó là tên do người Việt (di dân vào thời các chúa Nguyễn) đặt chứ không phải tên Miên.


Trả Lời Với Trích Dẫn
  #37  
Old 07-24-2005, 05:58 PM
Tố Quyên Tố Quyên is offline
Member
 
Tham gia ngày: Aug 2004
Bài gởi: 85
Default


Trích: Nhà Tây Sơn
(của Quách Giao)


Quân Xiêm kéo vào Gia Ðịnh một cách rầm rộ.

Trấn thủ Gia Ðịnh là Trương Văn Ða thấy sức giặc quá mạnh, ra lệnh cho các nơi vừa chận đánh vừa rút lui từng bước để bảo toàn lực lượng.

Quân Tây Sơn giữ đạo Kiên Giang ở Rạch Giá và đạo Châu Ðốc ở biên cương rút về Cần Thơ. Quân giặc đuổi theo. Quân Tây Sơn theo bờ sông Bassac lui dần xuống Ba Thắc.

Ba Thắc là một vùng rộng lớn bao trùm Sóc Trăng, Bạc Liêu... Dân cư phần đông là người Cao Miên. Ðất đai phần lớn là rừng và bưng biền nước ngập.

Quân Xiêm đuổi đến Ba Thắc bị quân Tây Sơn phục kích đánh cho một trận tơi bời phải thối lui. Quân Tây Sơn thừa thế vượt sông Bassac sang Trà Ôn để rồi lui về Ðông Khấu đạo ở Sa Ðéc. Quân đóng ở An Xuyên đạo (Cà Mau) bị cô thế cũng rút về Trà Ôn. Giặc lại đuổi theo... Nhưng đến Mang Thít thuộc Vĩnh Long thì gặp đạo quân của Trương Văn Ða từ Sa Ðéc kéo xuống đánh kịch liệt. Tướng giặc bị Trương Văn Ða chém chết. Quân giặc rút lui xuống Trà Cú. Nhưng Trương Văn Ða liệu thế không thắng nổi giặc bèn bỏ vùng đất miền Tây về phía hữu ngạn sông Mekong, kéo đại binh về đóng ở Định Tường.

Vì mất người hướng đạo, giặc Xiêm không dám sang sông, lấy Ðông Khấu đạo ở Sa Ðéc làm Tổng Hành Dinh.

Sau trận kịch chiến ở Mang Thít vào khoảng trung tuần tháng 10 năm Giáp Thìn (tháng 11/1784) có vài trận nhỏ kế tiếp, đáng kể là trận tháng 11 năm Giáp Thìn (tháng 12 năm 1784) tại đồn Ba Lai ở giữa Ðịnh Tường và Vĩnh Long. Giặc đương tính đem quân đánh úp quân Tây Sơn. Chẳng ngờ bên Tây Sơn đã phòng bị trước, cho phục binh ở ngoài, đợi quân Xiêm vào đồn rồi trong đánh ra ngoài đánh vô. Khí thế quân Tây Sơn rất mạnh, quân Xiêm không chống nổi bị giết gần hết. Tướng giặc bị tướng Tây Sơn là Nguyễn Văn Kim chém chết.

Từ đó quân Xiêm đóng yên một chỗ.

Trương Văn Ða với số quân không quá 10 ngàn, phải tận lực giữ vững nửa phần đất còn lại ở phía Ðông từ sông Mekong trở ra. Vùng đất phía Tây từ sông Mekong, Bassac trở vô đều thuộc quyền kiểm soát của quân Xiêm.

Chiếm được nửa phần đất Gia Ðịnh, tướng sĩ Xiêm sanh ra kiêu căng. Chúng xem thường quân Tây Sơn, không lo chiến đấu mà chỉ lo tìm cách cướp bóc của cải, hãm hiếp phụ nữ, sát hại những người Việt Nam tỏ thái độ hay có hành động chống đối. Chúng đã dùng chiến thuyền chở về Xiêm không biết bao nhiêu con gái, vàng bạc của cải đã cướp được. Nhân dân ta thán. Hành động bạo ngược của quân giặc đã gây lòng căm thù của toàn dân miền Tây và cả miền Ðông Gia Ðịnh, căm thù quân Xiêm và hết lòng ủng hộ tướng sĩ Tây Sơn.

Nhờ lòng dân ủng hộ mà Trương Văn Ða với một số quân ít ỏi có thể chặn đứng được bước tiến của giặc. Nhưng liệu thế không thể kéo dài được mãi. Cuối năm 1784 Trương Văn Ða sai Ðô úy Ðặng Văn Trấn về Quy Nhơn báo cáo rõ tình hình ở Gia Ðịnh.

Nghe qua lời tấu của Ðô úy Ðặng Văn Trấn, triều đình Tây Sơn biết rằng lực lượng của giặc mạnh hơn mấy lần trước thập bội, Vua Thái Ðức liền sai Nguyễn Huệ, Võ Văn Dũng, Trần Quang Diệu cùng bộ tướng đem đại binh vào tảo trừ. Bùi Thị Xuân xin tòng chinh.

Binh Tây Sơn xuống thuyền vào Nam khoảng hạ tuần tháng 11 năm Giáp Thìn (tức khoảng đầu năm 1785). Quân thiện chiến chừng 2 vạn, danh tướng, ngoài Võ, Trần, Bùi, còn có Ðô úy Ðặng Văn Trấn và một số thuộc tướng.

Thủy binh Tây Sơn vào cửa Cần Giờ, nhưng không vào Vũng Tàu để lên Gia Ðịnh như mấy lần trước, mà đi thẳng vào Nam theo cửa sông Mekong kéo đến Định Tường. Chủ lực của Tây Sơn do Trương Văn Ða chỉ huy đóng tại thành Mỹ Tho là lỵ sở của Định Tường.

Nguyễn Huệ sai Trương Văn Ða ra giữ thành Gia Ðịnh, còn mình thì đóng quân tại thành Mỹ Tho quyết một trận tiêu diệt toàn bộ quân Xiêm.

Trước hết Nguyễn Huệ thân hành đi xem xét địa hình địa thế, và cho người do thám tình hình của giặc.

Thành Mỹ Tho lúc bấy giờ gọi là Trường Ðồn, đất đai phì nhiêu, rừng núi hiểm trở, sông ngòi lưu thông. Có thành bằng đất, chu vi độ bốn dặm, có hai cửa tả hữu, hào rộng 4 trượng, ngoài cửa có cầu ván vững chắc để qua hào, ngoài hào còn có lũy che chở. Trước mặt đồn có sông Ðại Giang tục gọi là sông Mỹ Tho, một chi lưu của sông Mekong. Mặt sau có sông Vàm Cỏ Tây. Nước sông theo thủy triều mà lên xuống, rất tiện cho việc giao thông. Ở phía tây đồn lại có một cánh rừng rộng làm hào thành. Rừng ngập sình lầy và mọc toàn dừa nước, nên tục gọi là Rừng Dừa.

Ðịa thế khá hiểm trở.

Trên sông Ðại Giang tức sông Mỹ Tho lại có một khúc vừa sâu vừa rộng vừa dài. Ðó là nhờ nước sông Sầm Giang và sông Hiệp Ðức chảy vào tăng lưu lượng cho nước sông Mekong. Từ sông Sầm Gang đến sông Hiệp Đức dông dài 5 dặm (khoảng 6 cây số), và rộng gần cả dặm (1 cây số). Thủy triều lên thì tràn đầy, khi xuống vẫn không cạn. Giữa sông có một gò đất bồi chu vi khoảng 5 dặm, gọi là Cù lao Thới Sơn và một cù lao nhỏ gọi là cù lao Hộ hay bãi Tôn. Hai bên bờ sông và trên cù lao lau lách và cây bần mọc um tùm và không có vết chân người qua lại.

Nguyễn Huệ dùng khúc sông Sầm Giang - Hiệp Đức và Rừng Dừa làm trận địa để tiêu diệt quân Xiêm. Vì quân Xiêm tập trung toàn bộ lực lượng, cả thủy quân tại đạo Ðông Khấu ở Sa Ðéc, lực lượng quá lớn (300 chiến thuyền và 5 vạn thủy lục quân), không thể nào đánh thẳng vào đại doanh của giặc với số quân không đầy một nửa. Nguyễn Huệ phải dụ địch ra ngoài nơi có lợi thế cho mình. Nguyễn Huệ cho thủy binh mai phục trong các nhánh sông Sầm Giang, Hiệp Đức và trong các con sông nhỏ chảy quanh các cù lao. Còn bộ binh thì một đạo mai phục ở hai bên bờ sông và trên cù lao Thới Sơn, trên bãi Tôn, một đội mai phục nơi Rừng Dừa. Thủy binh do Nguyễn Huệ và Võ Văn Dũng chỉ huy. Bộ binh do vợ chồng Trần Quang Diệu điều khiển.

Vạn sự cụ bị Nguyễn Huệ cho Võ Văn Dũng kéo binh đến khiêu chiến. Ðó là chiều ngày mùng 9 tháng chạp năm Giáp Thìn, tức 19 tháng 11 năm 1785.

Quân Xiêm khi được tin binh Tây Sơn kéo đến Mỹ Tho thì liền chuẩn bị sẵn sàng để đối phó. Nhưng do chưa biết được rõ lực lượng của địch mạnh yếu thế nào nên chưa tấn công. Bị khiêu chiến, Chiêu Tăng liền cắt Sạ Uyển cùng một vạn bộ binh ở lại giữ đại bản doanh và các nơi hiểm yếu, còn mình thống lãnh đạo thủy lục quân đi đánh Tây Sơn.

Bộ binh do Lục Côn chỉ huy theo tả ngạn sông Mekong đi xuống.

Thủy binh do Chiêu Sương làm tiên phong kéo thẳng xuống sông Mỹ Tho.



Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời


Ðiều Chỉnh
Xếp Bài

Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn
Bạn không được quyền gởi bài
Bạn không được quyền gởi trả lời
Bạn không được quyền gởi kèm file
Bạn không được quyền sửa bài

vB code đang Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển đến


Múi giờ GMT. Hiện tại là 05:58 PM.


Powered by: vBulletin Version 3.6.1 Copyright © 2000 - 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.