Go Back   Vina Forums > Vườn Thơ > Vườn Tao Đàn > Xướng Hoạ Thơ Đường Luật
Hỏi/Ðáp Thành Viên Lịch Tìm Kiếm Bài Trong Ngày Ðánh Dấu Ðã Ðọc

Trả lời
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
  #11  
Old 07-18-2005, 12:53 AM
AiHoa's Avatar
AiHoa AiHoa is offline
thích gõ đầu trẻ
 
Tham gia ngày: Feb 2005
Bài gởi: 2,072
Default

Trích:
Originally posted by chiconuong@Jul 17 2005, 06:34 AM
Toàn bài là tưởng tượng đấy bé ạ, miền Bắc chị đi hết rồi, chứ miền Nam thì phải đọc tư liệu để làm thôi :lol: , cho nên nói thế cũng chẳng có gì ngoa, không biết tưởng tượng sao làm được thơ :P Còn suy diễn là quyền của mọi người, không thích thì không đọc là tốt nhất bé ạ :)

Chị có 1 vị thầy đầu tiên rất giỏi về Đường luật là Viết Ý đã chỉ dẫn những chỗ sai và cách chơi thơ. Tuy chị nhận ông Gái Làng chơi làm thầy nhưng học được từ em ấy là nhiều. Sau đó nhận một ông sư phò chơi, vì thích thơ lịch sử của ông này, sư phò chị nếu em đọc bài lê thê khúc đó thì biết rồi, còn hỏi làm gì thế ?
[snapback]79372[/snapback]
này này, tui trả cô về cho thầy VY đó nhá, hỏng dám nhận làm sư phò cô đâu, có ngày bị người ta tới mắng vốn! :ph34r:
__________________
Sầu mong theo lệ khôn rơi lệ
Nhớ gởi vào thơ nghĩ tội thơ (Quách Tấn)




Trả Lời Với Trích Dẫn
  #12  
Old 07-18-2005, 01:46 AM
AiHoa's Avatar
AiHoa AiHoa is offline
thích gõ đầu trẻ
 
Tham gia ngày: Feb 2005
Bài gởi: 2,072
Default

Trích:
Originally posted by Tố Quyên+Jul 16 2005, 10:57 PM--><div class='quotetop'>QUOTE(Tố Quyên @ Jul 16 2005, 10:57 PM)</div>
Trích:
chị chiconuong ui, vị sư phò đó là ai dzị ?
nhiều ngừ đọc tới bài nói về tỉnh Tiền Giang mà thấy nói Vàm Láng thuộc Gò Công tên là xã Kiến Phúc đó, ai nấy cười bò lăn cả, họ nói làm gì có xã Kiến Phúc, từ đó họ suy ra toàn bài (liên hoàn) cũng chỉ là tưởng tượng ra các địa danh để cho chỉnh luật, đối ... mà thôi.
vị sư phò đó đã từng đi tới Vàm Láng chưa dzị ?

:P :P :P
[snapback]79362[/snapback]
[/b]
<!--QuoteBegin-Aihoa


Tiền Giang

Tiếng chèo khua
mặt nước mênh mông
Về miệt Tiền Giang lúa ngập đồng
Chợ nổi Cái Bè ghe mắc cửi
Thuyền hoa Vàm Láng hội nghênh ông
Vĩnh Tràng khói toả đài La Hán
Kiến Phước cờ che điện Tướng Công
Cuồn cuộn Rạch Gầm vang sóng dậy
Một vườn cây trái ngọt hương nồng

AH

(1) Chợ Cái Bè là chợ đầu mối lớn nhất ở miền Tây Nam Bộ. Chợ diễn ra trên sông, họp suốt ngày đêm trên quy mô lớn. Hàng hoá rất đa dạng, phong phú. Khu chợ nổi Cái Bè là trạm trung chuyển trái cây và các sản vật đi khắp mọi miền (sang cả Trung Quốc). Nét độc đáo của chợ nổi là ghe thuyền bán thứ gì thì treo thứ ấy lên đầu ngọn sào để người mua biết, không phải rao mời. Giá cả ở đây rẻ đến bất ngờ. Ban đêm chợ nổi đèn đóm sáng trưng trông như sao sa.
(2) Hội Vàm Láng rước cá ông tổ chức vào 10 tháng 3 âm lịch. Nghênh ông bằng thuyền được trang hoàng lộng lẫy, thắp đèn, kết hoa, trên đặt mâm cỗ mặn rước từ rạch Vàm Láng ra sông Soài Rạp. Lễ rước có tấu nhạc, ca xướng.
(3) Chùa Vĩnh Tràng là ngôi chùa thờ Phật lớn nhất tỉnh Tiền Giang. Chùa do ông bà Bùi Công Ðạt xây dựng vào khoảng đầu thế kỷ 19. Ðến năm 1849, Hòa thượng Huệ Ðăng ở chùa Giác Lâm (Gia Ðịnh) về trụ trì đã tổ chức xây dựng thành ngôi đại tự và đặt tên chùa Vĩnh Tràng. Năm 1907, Hòa thượng Chánh Hậu đã cho trùng kiến ngôi chùa mang cả kiến trúc Angkor và kiến trúc châu Âu. Quanh chùa có nhiều mộ tháp của những vị sư đã trụ trì và được trang trí với các phiến đá chạm trổ công phu. Trong điện Phật có 60 pho tượng bằng gỗ quí, đặc biệt bộ tượng thập bát La Hán được tạc vào năm 1907 là đỉnh cao của nghệ thuật tạc tượng vùng đồng bằng sông Cửu Long.
(4) Ở Gò Công có lăng Trương Công Định. Lúc triều đình Nguyễn ký hòa ước Nhâm Tuất (1862) nhường 3 tỉnh miền Đông cho Pháp, ra lệnh cho ông về giữ chức lãnh binh An Giang không được đối đầu với địch. Ông kháng lệnh, tiếp tục ở Gò Công, xưng là Bình Tây Đại Nguyên Soái, tổ chức chiến khu Bình Xuân-Kiến Phước- chống Pháp gây nhiều thiệt hại cho giặc.
(5) Chiến thắng Rạch Gầm, Nguyễn Huệ đại phá quân Xiêm do Nguyễn Ánh cầu viện.
(6) Tiền Giang là vựa trái cây lớn nhất đồng bằng sông Cửu Long với những vườn sầu riêng, bưởi, nhãn, xoằi, sapôchê, ổi, táo, quýt, mít, mận, hồng đào... So với các miệt vườn ở miền Tây, miệt vườn Cái Bè thuộc hạng “phong phú vào bậc nhất”, trái cây có 4 mùa, mùa nào thức ấy nên du khách đến Cái Bè dù ở mùa nào cũng đầy ắp nhiều loại trái cây chín thơm ngon.





Trong toàn bài không hề nói Vàm Láng tên là xã Kiến Phúc . Lễ hội Vàm Láng là lễ hội rước cá voi của ngư dân tổ chức vào tháng 9 âm lịch tại xã Vàm Láng huyện Gò Công Đông .

Chiến khu Bình Xuân - Kiến Phước là căn cứ của Trương Công Định kháng Pháp dựa theo tài liệu của xuquang.com.
http://xuquang.com/dialinhnk/danhnha...gcongdinh.html

AH nhớ là hồi nhỏ học sử cũng thấy nói là Trương Công Định bị giặc bắn gãy xương sống ở Kiến Phước, tra tài liệu thì ở Gò công có xã Kiểng Phước, không biết có phải cùng chỗ mà do biến âm không .
__________________
Sầu mong theo lệ khôn rơi lệ
Nhớ gởi vào thơ nghĩ tội thơ (Quách Tấn)




Trả Lời Với Trích Dẫn
  #13  
Old 07-18-2005, 01:59 AM
AiHoa's Avatar
AiHoa AiHoa is offline
thích gõ đầu trẻ
 
Tham gia ngày: Feb 2005
Bài gởi: 2,072
Default

Trích:
Originally posted by Tố Quyên@Jul 17 2005, 08:04 AM
Chị chiconuong ui, thật ra một bài thơ Đường Luật, điều kiện cần và đủ để đánh giá bài thơ đúng là chỉ cần hoàn hảo 4 điểm căn bản nhất là luật, vần, niêm, đối mà thôi. Còn khổ độc và phong yêu hạc tất là thuộc về kỹ thuật thơ, nếu chúng ta không phạm 2 lỗi này thì bài thơ "toàn bích" không ai chê vào đâu được về mặt hình thức (trừ phần ý tưởng bài thơ, bố cục và nội dung). Nhưng nếu như chúng ta bị kẹt từ, không thể tìm được chữ nào khác hay hơn thì cũng đành chịu phạm lỗi khổ độc hoặc phong yêu hạc tất vậy. Chính Bà Huyện Thanh Quan mà còn vẫn bị phạm phải thì nói gì chúng ta chỉ là hàng cháu chắt của Bà.
Thí dụ:

NHỚ NHÀ

Vàng tỏa non tây bóng ác tà
Ðầm đầm ngọn cỏ tuyết phun hoa
Ngàn mai lác đác chim về tổ
Dặm liễu bâng khuâng khách nhớ nhà
Còi mục thét trăng miền khoáng dã
Chài ngư tung gió bãi bình sa
Lòng quê một bước càng ngao ngán
Mấy kẻ tình chung có thấu là

Bà Huyện Thanh Quan
QUA ĐÈO NGANG

Bước tới đèo ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá lá chen hoa
Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông rợ mấy nhà
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia
Dừng chân ngoảnh lại trời non nước
Một mảnh tình riêng ta với ta

Bà Huyện Thanh Quan
Bài trước bị khổ độc, bài sau bị phong yêu hạc tất.
Và, còn một số thi sĩ tiền bối nữa cũng vẫn thỉnh thoảng bị phạm một hoặc hai trong hai lỗi trên.
Tố Quyên

[snapback]79378[/snapback]
Theo AH nhận định thì 2 bài thơ của BHTQ không phạm lỗi "khổ độc", cũng chẳng phạm "phong yêu hạc tất".

Thơ BHTQ được coi là mẫu mực tiêu biểu của thể thơ ĐL.

Thơ của các thi nhân danh tiếng thời xưa mà AH đã đọc qua không bao giờ phạm lỗi khổ độc . Hoạ hoằn lắm mới có bài thơ phá luật như bài "Đèo Ba Dội" của HXH và bài "Tự trào" của Tản Đà . Thơ HXH thì AH đã góp ý kiến, còn Tản Đà thì sống buổi giao thời nên phần nào chịu ảnh hưởng trào lưu thơ mới, không muốn gò bó trong luật lệ Đường Luật (Tản Đà cũng có những bài thơ làm theo thể cổ phong).
__________________
Sầu mong theo lệ khôn rơi lệ
Nhớ gởi vào thơ nghĩ tội thơ (Quách Tấn)




Trả Lời Với Trích Dẫn
  #14  
Old 07-18-2005, 02:47 AM
AiHoa's Avatar
AiHoa AiHoa is offline
thích gõ đầu trẻ
 
Tham gia ngày: Feb 2005
Bài gởi: 2,072
Default

Trích:
Originally posted by Tố Quyên@Jul 17 2005, 11:14 AM
Chị chiconuong ui, phong yêu hạc tất là hai chữ thứ 4 và 7 trong câu luật trắc vần bằng nếu dùng trùng một thanh bằng (cùng là phù bình thanh hoặc cùng là trầm bình thanh) thì gọi là phạm lỗi phong yêu hạc tất (xem câu cuối bài thơ Qua Đèo Ngang cùa Bà Huyện Thanh Quan ở trên).
Có nghĩa là nếu chữ thứ 4 không dấu thì chữ thứ 7 phải dấu huyền và ngược lại thì mới không phạm lỗi này.
Hầu hết những bài thơ của các thi sĩ tiền nhân (tiền bối) đều làm theo qui luật này.
Thí dụ:

Bước tới Đèo Ngang bóng xế
(không phạm lỗi phong yêu hạc tất)

Một mảnh tình riêng ta với ta
(bị phạm lỗi phong yêu hạc tất).
Tố Quyên

[snapback]79384[/snapback]
Không biết đây là ý kiến riêng của Tố Quyên hay là huynh hoangtuluadoi giảng dạy như vậy ? TQ có thể dẫn ra tài liệu giáo khoa về thơ ĐL nào nói như vậy chăng ?
__________________
Sầu mong theo lệ khôn rơi lệ
Nhớ gởi vào thơ nghĩ tội thơ (Quách Tấn)




Trả Lời Với Trích Dẫn
  #15  
Old 07-18-2005, 08:23 PM
Tố Quyên Tố Quyên is offline
Member
 
Tham gia ngày: Aug 2004
Bài gởi: 85
Default

Trích:
Originally posted by AiHoa@Jul 17 2005, 07:46 PM
Trong toàn bài không hề nói Vàm Láng tên là xã Kiến Phúc . Lễ hội Vàm Láng là lễ hội rước cá voi của ngư dân tổ chức vào tháng 9 âm lịch tại xã Vàm Láng huyện Gò Công Đông .

Chiến khu Bình Xuân - Kiến Phước là căn cứ của Trương Công Định kháng Pháp dựa theo tài liệu của xuquang.com.
http://xuquang.com/dialinhnk/danhnha...gcongdinh.html

AH nhớ là hồi nhỏ học sử cũng thấy nói là Trương Công Định bị giặc bắn gãy xương sống ở Kiến Phước, tra tài liệu thì ở Gò công có xã Kiểng Phước, không biết có phải cùng chỗ mà do biến âm không .

[snapback]79407[/snapback]
Bro AH,
Ở Gò Công không có xã nào tên là xã Vàm Láng cả. Vàm Láng là một địa danh chứ không phải tên xã.
Bình Xuân thì có mà Kiến Phước (Phuớc hay Phúc cũng vậy, thí dụ: Nguyễn Phước Ánh = Nguyễn Phúc Ánh) thì không.
Đúng, ở Gò Công chỉ có xã Kiểng Phước (mà chữ Hán viết là Cảnh Phúc) tức là tên chữ của địa danh Vàm Láng. Kiểng Phước giáp ranh với Bình Xuân.
Cảnh Phúc là chữ Hán nhưng viết ra chữ quốc ngữ thì đọc trại là Kiểng Phước vì cử tên Hoàng tử Cảnh (cho nên Cảnh thành Kiểng), thí dụ cây cá cảnh ở miền Nam đọc là cây cá kiểng. Còn chữ Phúc hay Phước đã giải thích như trên.
Tóm lại Cảnh đọc trại ra Kiểng chứ không phải "biến âm" ra Kiến, vì chữ Kiến (chữ Hán) viết hoàn toàn khác nét với chữ Cảnh (Kiểng). Dĩ nhiên chữ Cảnh (Kiểng) và chữ Kiến khác nghĩa nhau rất xa. Trước cổng đình xã "Kiểng Phước" (Vàm Láng) có tấm bảng sơn son thếp vàng đề ba chữ đại tự bằng chữ Hán là Cảnh Phúc Đình, cạnh đó có chua nghĩa chữ quốc ngữ là Đình Kiểng Phước.
Ngoài ra ở Kiểng Phước hoàn toàn không thấy có điện Tướng Công nào cả. Nếu Tướng Công đó là Ông Trương Công Định thì điện thờ không phải ở Kiểng Phước mà là ở tại thị xã Gò Công từ xưa tới nay.
Những người viết bài cho website xuquang.com viết sai rất nhiều sự kiện lịch sử miền Nam, vì họ không phải là người địa phương cũng như chưa hề đặt chân đến thực địa.
Cũng cần nói thêm ở Tiền Giang từ xưa đến nay hoàn toàn không có bất cứ địa danh nào có tên là Rạch Gầm cả, dĩ nhiên cũng không hề có địa danh Xoài Mút bao giờ. Lịch sử là lịch sử, không thể thay đổi tùy tiện.


Trả Lời Với Trích Dẫn
  #16  
Old 07-18-2005, 09:30 PM
Tố Quyên Tố Quyên is offline
Member
 
Tham gia ngày: Aug 2004
Bài gởi: 85
Default

Trích:
Originally posted by AiHoa@Jul 17 2005, 08:47 PM
Không biết đây là ý kiến riêng của Tố Quyên hay là huynh hoangtuluadoi giảng dạy như vậy ? TQ có thể dẫn ra tài liệu giáo khoa về thơ ĐL nào nói như vậy chăng ?
[snapback]79413[/snapback]
Luật khổ độc: chữ đáng trắc mà làm ra bằng thì được. Chữ đáng bằng mà làm ra trắc thì phạm luật khổ độc
Luật phong yêu hạc tất: chữ thứ tư và chữ thứ bảy trong thơ thất ngôn trùng một âm là phạm luật phong yêu hạc tất
(nguyên văn)
Xét theo đây thì hai bài trích dẫn trên của Bà Huyện Thanh Quan đều phạm phải hai lỗi đã dẫn chứng.
Rât nhiều bài thơ bị phạm lỗi phong yêu hạc tất.
Tài liệu của bro hoangutluadoi đã chép vô CD nguyên bản quyển sách Thi Luật Giảng Nghĩa của Đoàn Trung Còn, NXB Tín Đức Thi Xã, in lần thứ 2, Saigon 1932.


p/s: sách dịch từ Thi Luật Giảng Nghĩa của Tra Y Quán, Trung Hoa Dân Quốc đệ thập nhị niên.
Bro Ái Hoa có thể đọc kỹ lại hai bài xướng họa lừng danh trong văn học sử Việt Nam:
- Tôn Phu Nhân Qui Thục, bài xướng của Tôn Thọ Tường.
- Tôn Phu Nhân Qui Thục, bài họa của Phan Văn Trị.
Đây là hai bài mẫu mực về kỹ thuật Thơ Đường Luật, không phạm lỗi khổ độc, không phạm lỗi phong yêu hạc tất.
Làm thơ theo chính luật thì không thể nào phạm lỗi khổ độc, nhưng rất dễ dàng phạm lỗi phong yêu hạc tất. Phạm lỗi khổ độc và phong yêu hạc tất thì bài thơ vẫn đúng luật, vần, niêm, đối (căn bản). Nhưng kém phẩm chất về kỹ thuật thơ.
Ngày xưa các sĩ tử đi thi, bài thơ Thất Ngôn Bát Cú Đường Luật cũng quyết định quan trọng cho việc đậu hay rớt. Bài thơ không những phải đúng luật mà còn đúng kỹ thuật nữa. Bài họa cũng rất quan trọng, phải đúng kỹ thuật (xem 2 bài xướng họa Tôn Phu Nhân Qui Thục nói trên - xin xem giáo trình thạc sĩ khoa Văn, Việt Nam hiện tại, TQ không nhớ địa chỉ website. Để khi nào tìm lại được TQ sẽ cho đường link dẫn).

Bro Ái Hoa cũng có thể check với chú glc về vấn đề này.


Tố Quyên


Trả Lời Với Trích Dẫn
  #17  
Old 07-19-2005, 01:07 AM
AiHoa's Avatar
AiHoa AiHoa is offline
thích gõ đầu trẻ
 
Tham gia ngày: Feb 2005
Bài gởi: 2,072
Default

Trích:
Originally posted by Tố Quyên@Jul 18 2005, 02:23 PM
Bro AH,
Ở Gò Công không có xã nào tên là xã Vàm Láng cả. Vàm Láng là một địa danh chứ không phải tên xã.
Bình Xuân thì có mà Kiến Phước (Phuớc hay Phúc cũng vậy, thí dụ: Nguyễn Phước Ánh = Nguyễn Phúc Ánh) thì không.
Đúng, ở Gò Công chỉ có xã Kiểng Phước (mà chữ Hán viết là Cảnh Phúc) tức là tên chữ của địa danh Vàm Láng. Kiểng Phước giáp ranh với Bình Xuân.
Cảnh Phúc là chữ Hán nhưng viết ra chữ quốc ngữ thì đọc trại là Kiểng Phước vì cử tên Hoàng tử Cảnh (cho nên Cảnh thành Kiểng), thí dụ cây cá cảnh ở miền Nam đọc là cây cá kiểng. Còn chữ Phúc hay Phước đã giải thích như trên.
Tóm lại Cảnh đọc trại ra Kiểng chứ không phải "biến âm" ra Kiến, vì chữ Kiến (chữ Hán) viết hoàn toàn khác nét với chữ Cảnh (Kiểng). Dĩ nhiên chữ Cảnh (Kiểng) và chữ Kiến khác nghĩa nhau rất xa. Trước cổng đình xã "Kiểng Phước" (Vàm Láng) có tấm bảng sơn son thếp vàng đề ba chữ đại tự bằng chữ Hán là Cảnh Phúc Đình, cạnh đó có chua nghĩa chữ quốc ngữ là Đình Kiểng Phước.
Ngoài ra ở Kiểng Phước hoàn toàn không thấy có điện Tướng Công nào cả. Nếu Tướng Công đó là Ông Trương Công Định thì điện thờ không phải ở Kiểng Phước mà là ở tại thị xã Gò Công từ xưa tới nay.
Những người viết bài cho website xuquang.com viết sai rất nhiều sự kiện lịch sử miền Nam, vì họ không phải là người địa phương cũng như chưa hề đặt chân đến thực địa.
Cũng cần nói thêm ở Tiền Giang từ xưa đến nay hoàn toàn không có bất cứ địa danh nào có tên là Rạch Gầm cả, dĩ nhiên cũng không hề có địa danh Xoài Mút bao giờ. Lịch sử là lịch sử, không thể thay đổi tùy tiện.
[snapback]79451[/snapback]


Dưới đây là một bản tin của VNN

Dầu Của Tàu Bị Chìm Đã Tràn Đến Vùng Biển Gò Công

VNN

(Tiền Giang - VNN) Chính quyền cộng sản tại Gò Công, Tiền Giang, vừa cho biết, dầu chảy ra từ tàu Hồng Anh đã trôi tới các xã Vàm Láng, Tân Điền, Kiểng Phước, Tân Thành, Phú Tân thuộc huyện Gò Công Đông. Mặc dù, người dân thu gom được 200 kg dầu và 3 tấn rác nhưng nạn ô nhiễm nguồn nước vẫn không tránh khỏi.

Huyện Gò Công có tới 2.000 hecta nuôi nghêu và 3.000 hecta nuôi tôm. Vì thế, dù lượng dầu tràn không nhiều so với huyện Cần Giờ Sài Gòn, chính quyền CSVN tại địa phương vẫn không biết làm gì hơn ngoài chuyện đề nghị với các hộ nuôi tôm không nên lấy nước vào các ao đầm.

Đến nay, chính quyền huyện Cần Giờ, Sài Gòn đã nhận được gần 370 đơn khiếu nại và xin hỗ trợ của các hộ dân tại xã Thạnh An, Cần Thạnh, Long Hòa. Trong số này, ngoài các gia đình nuôi nghêu, tôm, hào... còn có gần 230 hộ dân chuyên bắt cua, ốc, chem chép... Được biết, có 567 tấn dầu (có lẫn nước) đã được thu hồi. Ước tính, lượng dầu thất thoát ra ngoài sông là 100 tấn trong số 640 tấn dầu FO vận chuyển trên tàu Hồng Anh.

Tưởng cũng cần nhắc lại, trưa ngày 21/3 vừa qua, tàu Hồng Anh thuộc công ty Trọng Nghĩa chở 600 tấn dầu F.O đi từ Cát Lái tới Vũng Tàu, nhưng khi đến phao số 8 (Vũng Tàu) thì bị sóng lớn đánh chìm. Dầu bắt đầu loang rộng ra vùng biển Cần Giờ và đã lan dần trong các khu vực nêu trên. Tàu này đã được trục vớt lên nhưng hậu quả tai hại vẫn đang tồn tại, các nguy cơ nhiễm độc vẫn chưa biết đâu mà lường.


http://www.lenduong.net/print.php3?id_article=3180

Các bản tin của vnexpress và vietnamnet đều nhắc tới xã Vàm Láng huyện Gò Công Đông:

http://vnexpress.net/Vietnam/Phap-lu...2/05/3B9BC495/
http://vietnamnet.vn/kinhte/toancanh/2003/3/6300/

Trên 1 website du lịch của chính quyền VN nói về Whale Greeting Festival tổ chức tại Vam Lang Village, Go Cong Dong District

http://www.tiengiangtrade.gov.vn/Travel/Bansac.htm

Các nguồn tư liệu khác nhau không biết đâu mà mò! Dù sao cũng cám ơn Tố Quyên rất nhiều .

__________________
Sầu mong theo lệ khôn rơi lệ
Nhớ gởi vào thơ nghĩ tội thơ (Quách Tấn)




Trả Lời Với Trích Dẫn
  #18  
Old 07-19-2005, 01:13 AM
chiconuong chiconuong is offline
Senior Member
 
Tham gia ngày: Apr 2004
Bài gởi: 152
Default

Trích:
Originally posted by Tố Quyên@Jul 18 2005, 08:23 PM
Bro AH,
Ở Gò Công không có xã nào tên là xã Vàm Láng cả. Vàm Láng là một địa danh chứ không phải tên xã.
Bình Xuân thì có mà Kiến Phước (Phuớc hay Phúc cũng vậy, thí dụ: Nguyễn Phước Ánh = Nguyễn Phúc Ánh) thì không.
Đúng, ở Gò Công chỉ có xã Kiểng Phước (mà chữ Hán viết là Cảnh Phúc) tức là tên chữ của địa danh Vàm Láng. Kiểng Phước giáp ranh với Bình Xuân.
Cảnh Phúc là chữ Hán nhưng viết ra chữ quốc ngữ thì đọc trại là Kiểng Phước vì cử tên Hoàng tử Cảnh (cho nên Cảnh thành Kiểng), thí dụ cây cá cảnh ở miền Nam đọc là cây cá kiểng. Còn chữ  Phúc hay Phước đã giải thích như trên.
Tóm lại Cảnh đọc trại ra Kiểng chứ không phải "biến âm" ra Kiến, vì chữ Kiến (chữ Hán) viết hoàn toàn khác nét với chữ Cảnh (Kiểng). Dĩ nhiên chữ Cảnh (Kiểng) và chữ Kiến khác nghĩa nhau rất xa. Trước cổng đình xã "Kiểng Phước" (Vàm Láng) có tấm bảng sơn son thếp vàng đề ba chữ đại tự bằng chữ Hán là Cảnh Phúc Đình,  cạnh đó có chua nghĩa chữ quốc ngữ là Đình Kiểng Phước.
Ngoài ra ở Kiểng Phước hoàn toàn không thấy có điện Tướng Công nào cả. Nếu Tướng Công đó là Ông Trương Công Định thì điện thờ không phải ở Kiểng Phước mà là ở tại thị xã Gò Công từ xưa tới nay.
Những người viết bài cho website xuquang.com viết sai rất nhiều sự kiện lịch sử miền Nam, vì họ không phải là người địa phương cũng như chưa hề đặt chân đến thực địa.
Cũng cần nói thêm ở Tiền Giang từ xưa đến nay hoàn toàn không có bất cứ địa danh nào có tên là Rạch Gầm cả, dĩ nhiên cũng không hề có địa danh Xoài Mút bao giờ. Lịch sử là lịch sử, không thể thay đổi tùy tiện.
[snapback]79451[/snapback]

Bài đó viết theo tư liệu mới bé ui, chị đã tra danh bạ điện thoại, giờ có xã Vàm Láng đó , thuộc huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang. Đồng thời vẫn có xã Kiểng Phước :)
Và ở Tiền Giang bây giờ có khu di tích lịch sử Rạch Gầm - Xoài Mút
Chắc gia đình em đi lâu rồi nên có những thay đổi mà ko biết. Ví dụ như quê chị, hết Hà Nam rồi Hà Nam Ninh rồi Nam Định chuyển tên tùm lum cả :)

Mọi người ko góp ý cho Chí à, để còn làm bài khác ặc ặc
__________________
Đói đói đói
Khát khát khát
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #19  
Old 07-19-2005, 01:37 AM
AiHoa's Avatar
AiHoa AiHoa is offline
thích gõ đầu trẻ
 
Tham gia ngày: Feb 2005
Bài gởi: 2,072
Default

Trích:
Originally posted by Tố Quyên@Jul 18 2005, 03:30 PM
Luật khổ độc: chữ đáng trắc mà làm ra bằng thì được. Chữ đáng bằng mà làm ra trắc thì phạm luật khổ độc
Luật phong yêu hạc tất: chữ thứ tư và chữ thứ bảy trong thơ thất ngôn trùng một âm là phạm luật phong yêu hạc tất
(nguyên văn)
Xét theo đây thì hai bài trích dẫn trên của Bà Huyện Thanh Quan đều phạm phải hai lỗi đã dẫn chứng.
Rât nhiều bài thơ bị phạm lỗi phong yêu hạc tất.
Tài liệu của bro hoangutluadoi đã chép vô CD nguyên bản quyển sách Thi Luật Giảng Nghĩa của Đoàn Trung Còn, NXB Tín Đức Thi Xã, in lần thứ 2, Saigon 1932.
p/s: sách dịch từ Thi Luật Giảng Nghĩa của Tra Y Quán, Trung Hoa Dân Quốc đệ thập nhị niên.
Bro Ái Hoa có thể đọc kỹ lại hai bài xướng họa lừng danh trong văn học sử Việt Nam:
- Tôn Phu Nhân Qui Thục, bài xướng của Tôn Thọ Tường.
- Tôn Phu Nhân Qui Thục, bài họa của Phan Văn Trị.
Đây là hai bài mẫu mực về kỹ thuật Thơ Đường Luật, không phạm lỗi khổ độc, không phạm lỗi phong yêu hạc tất.
Làm thơ theo chính luật thì không thể nào phạm lỗi khổ độc, nhưng rất dễ dàng phạm lỗi phong yêu hạc tất. Phạm lỗi khổ độc và phong yêu hạc tất thì bài thơ vẫn đúng luật, vần, niêm, đối (căn bản). Nhưng kém phẩm chất về kỹ thuật thơ.
Ngày xưa các sĩ tử đi thi, bài thơ Thất Ngôn Bát Cú Đường Luật cũng quyết định quan trọng cho việc đậu hay rớt. Bài thơ không những phải đúng luật mà còn đúng kỹ thuật nữa. Bài họa cũng rất quan trọng, phải đúng kỹ thuật (xem 2 bài xướng họa Tôn Phu Nhân Qui Thục nói trên - xin xem giáo trình thạc sĩ khoa Văn, Việt Nam hiện tại, TQ không nhớ địa chỉ website. Để khi nào tìm lại được TQ sẽ cho đường link dẫn).

Bro Ái Hoa cũng có thể check với chú glc về vấn đề này.
Tố Quyên

[snapback]79453[/snapback]
Luật khổ độc như Tố Quyên viết là không chính xác, luật khổ độc chỉ áp dụng cho chữ thứ năm câu lẻchữ thứ ba câu chẵn, bởi vì trong trường hợp này đọc nghe không thuận tai . Riêng câu 1 thì không thấy sách nào nói là áp dụng theo câu chẵn hay lẻ .
Thơ BHTQ không phạm lỗi khổ độc .

Luật phong yêu hạc tất thì đúng : chữ thứ tư và chữ thứ bảy trong thơ thất ngôn trùng một âm, nhưng không phải dùng trùng một thanh bằng (cùng là phù bình thanh hoặc cùng là trầm bình thanh) như TQ đã viết ở post phía trên . Chẳng lẽ TQ không phân biệt được sự khác nhau giữa âmthanh hay sao ? Cho nên AH thấy là thơ BHTQ cũng không phạm lỗi "phong yêu hạc tất" .

AH không biết trong sách của Đoàn Trung Còn có thí dụ về 2 lỗi này chăng, nếu có thì chắc chắn TQ sẽ hiểu rõ hơn .


__________________
Sầu mong theo lệ khôn rơi lệ
Nhớ gởi vào thơ nghĩ tội thơ (Quách Tấn)




Trả Lời Với Trích Dẫn
  #20  
Old 07-19-2005, 02:13 AM
Tố Quyên Tố Quyên is offline
Member
 
Tham gia ngày: Aug 2004
Bài gởi: 85
Default

Trích:
Originally posted by AiHoa@Jul 18 2005, 07:07 PM
Dưới đây là một bản tin của VNN

Dầu Của Tàu Bị Chìm Đã Tràn Đến Vùng Biển Gò Công

VNN

(Tiền Giang - VNN) Chính quyền cộng sản tại Gò Công, Tiền Giang, vừa cho biết, dầu chảy ra từ tàu Hồng Anh đã trôi tới các xã Vàm Láng, Tân Điền, Kiểng Phước, Tân Thành, Phú Tân thuộc huyện Gò Công Đông. Mặc dù, người dân thu gom được 200 kg dầu và 3 tấn rác nhưng nạn ô nhiễm nguồn nước vẫn không tránh khỏi.

Huyện Gò Công có tới 2.000 hecta nuôi nghêu và 3.000 hecta nuôi tôm. Vì thế, dù lượng dầu tràn không nhiều so với huyện Cần Giờ Sài Gòn, chính quyền CSVN tại địa phương vẫn không biết làm gì hơn ngoài chuyện đề nghị với các hộ nuôi tôm không nên lấy nước vào các ao đầm.

Đến nay, chính quyền huyện Cần Giờ, Sài Gòn đã nhận được gần 370 đơn khiếu nại và xin hỗ trợ của các hộ dân tại xã Thạnh An, Cần Thạnh, Long Hòa. Trong số này, ngoài các gia đình nuôi nghêu, tôm, hào... còn có gần 230 hộ dân chuyên bắt cua, ốc, chem chép... Được biết, có 567 tấn dầu (có lẫn nước) đã được thu hồi. Ước tính, lượng dầu thất thoát ra ngoài sông là 100 tấn trong số 640 tấn dầu FO vận chuyển trên tàu Hồng Anh.

Tưởng cũng cần nhắc lại, trưa ngày 21/3 vừa qua, tàu Hồng Anh thuộc công ty Trọng Nghĩa chở 600 tấn dầu F.O đi từ Cát Lái tới Vũng Tàu, nhưng khi đến phao số 8 (Vũng Tàu) thì bị sóng lớn đánh chìm. Dầu bắt đầu loang rộng ra vùng biển Cần Giờ và đã lan dần trong các khu vực nêu trên. Tàu này đã được trục vớt lên nhưng hậu quả tai hại vẫn đang tồn tại, các nguy cơ nhiễm độc vẫn chưa biết đâu mà lường.


http://www.lenduong.net/print.php3?id_article=3180

Các bản tin của vnexpress và vietnamnet đều nhắc tới xã Vàm Láng huyện Gò Công Đông:

http://vnexpress.net/Vietnam/Phap-lu...2/05/3B9BC495/
http://vietnamnet.vn/kinhte/toancanh/2003/3/6300/

Trên 1 website du lịch của chính quyền VN nói về Whale Greeting Festival tổ chức tại Vam Lang Village, Go Cong Dong District

http://www.tiengiangtrade.gov.vn/Travel/Bansac.htm

Các nguồn tư liệu khác nhau không biết đâu mà mò! Dù sao cũng cám ơn Tố Quyên rất nhiều .

[snapback]79463[/snapback]
Một số người viết cho các website ở hải ngoại thật ra cũng không mấy ai có kiến thức nhiều về sử địa. Họ chỉ tham khảo trên các web khác, thậm chí copy rồi chỉ sửa lại chút đỉnh. Cả các báo chợ cũng vậy. Do đó các bài viết của họ cũng không đáng tin cậy. TQ đọc rất nhiều bài viết trên các website, báo chợ, thậm chí cả báo bán cũng vậy. Mức độ khả tín không cao, thậm chí không thể tin cậy được. Do đó những dẫn chứng theo các website (hoặc báo chí) cũng như không.




Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời


Ðiều Chỉnh
Xếp Bài

Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn
Bạn không được quyền gởi bài
Bạn không được quyền gởi trả lời
Bạn không được quyền gởi kèm file
Bạn không được quyền sửa bài

vB code đang Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển đến


Múi giờ GMT. Hiện tại là 10:48 PM.


Powered by: vBulletin Version 3.6.1 Copyright © 2000 - 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.