Go Back   Vina Forums > Thư Viện Online > Kho Tàng Truyện > Truyện Ngắn - Truyện Học Trò
Hỏi/Ðáp Thành Viên Lịch Tìm Kiếm Bài Trong Ngày Ðánh Dấu Ðã Ðọc

Trả lời
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
  #11  
Old 05-10-2004, 04:28 AM
thuylam's Avatar
thuylam thuylam is offline
Senior Member
 
Tham gia ngày: Mar 2004
Nơi Cư Ngụ: Alameda Ca
Bài gởi: 3,579
Default

Một nhà chuyên môn nghiên cứu những trạng thái kỳ dị của tâm linh người ta xem tập Máu Cuồng và Hồn Điên có lẽ sẽ lượm được nhiều tài liệu hơn một nhà phê bình văn nghệ. Tuy thế, đây đó ta gặp những câu rất hay.

Như tả cảnh đồi núi một đêm trăng có câu:

Ngả nghiêng đồi cao bọc trăng ngủ
Đầy mình lốm đốm những hào quang.

Lên chơi trăng có câu:

Ta bay lên! Ta bay lên!
Gió tiễn đưa ta tới nguyệt thiềm.
Ta ở côi cao nhìn trở xuống:
Lâng lâng mây khói quyện trăng đêm.

Đọc những câu ấy có cái thú vị ở xứ lạ gặp người quen, vì đó là những cảm giác ta có thể có. Lại có khi những cảm giác ở ta rất thường mà trong trí Hàn Mạc Tử rất dễ sợ. Một đám mây in hình dưới dòng nước thành ra:

Mây chết đuối ở dòng sông vắng lặng
Trôi thây về xa tận cõi vô biên.

Cái ý muốn mượn lời thơ để tả tâm sự mình cũng trở nên điên cuồng và đau đớn dị thường:

Ta muốn hồn trào ra đầu ngọn bút;
Mỗi lời thơ đều dính não cân ta
Bao nét chữ quay cuồng như máu vọt,
Như mê man chết điếng cả làn da.

Cứ để ta ngất ngư trong vũng huyết,
Trải niềm đau trên mảnh giấy monh manh;
Đừng nắm lại nguồn thơ ta đương siết,
Cả lòng ta trong nhớ chữ rung rinh.

Tôi chỉ trích ra vào đoạn có thể thích được. Còn bao nhiêu đoạn nữa tuy ta không thích vì nó không có gì hợp với lòng ta, nhưng ta cũng biết rằng với Hàn Mạc Tử hẳn là những câu tuyệt diệu. Nó đã tả đúng tâm trạng của tác giả. Lời thơ có vẻ thành thực, thiết tha lắm.

Xuân Như Ý: Mùa xuân Hàn Mạc Tử nói đây có khi ở đâu hồi trời đất mới dựng lên, có khi ra đời một lần với Chúa Jésus, có khi hình như chỉ là mùa xuân đầu năm. Nhưng dầu sao cũng không phải là một mùa xuân ta vẫn quen biết. Đây là một mùa xuân trong tưởng tượng, một mùa xuân theo ý muốn của thi nhân, đầy dẫy những lời kinh cầu nguyện, những hương đức hạnh, hoa phẩm tiết, nhạc thiêng liêng, cùng ánh trăng, ánh thơ. Nhất là ánh thơ. Với Hàn Mạc Tử thơ có một sự quan hệ phi thường. Thơ chẳng những để ca tụng Thượng Đế mà cũng để ban ơn phước cho cả và thiên hạ. Cho nên mỗi lần thi sĩ há miệng -- sao lại há miệng? -- cho thơ trào ra, làm chín từng mây náo động, muôn vì tinh tú xôn xao. Người sẽ thấy:

Đường thơ bay sáng láng như sao sa
Trên lụa trắng mười hai hàng chữ ngọc
Thêu như thêu rồng phượng kết tinh hoa.

Hình như trong các thi phẩm xưa nay có tính cách tôn giáo khôngcó có gì giống như vậy. Hàn Mạc Tử đã dựng riêng một ngôi đền để thờ Chúa. Thiếu lòng tin, tôi chỉ là một du khách bỡ ngỡ không thể cùng quỳ lạy với thi nhân. Nhưng lòng tôi có dửng dưng, trí tôi làm sao không ngợp vì cái vẻ huy hoàng, trang trọng, linh lung, huyền ảo của lâu đài kia? Có những câu thơ đẹp một cách lạ lùng, đọc lên như rưới vào hồn một nguồn sáng láng. Xuân Như Ý rõ ràng là tập thơ hay nhất của Hàn Mạc Tử.

Với Hàn Mạc Tử Chúa gần lắm. Người đã tìm lại những rung cảm mạnh mẽ của các tín đồ đời Thượng cổ. Ta thấy phảng phất cái không khí Athalie. Cho nên mặc dầu thỉnh thoảng còn sót lại một hai dấu tích Phật Giáo, chắc những người đồng đạo chẳng vì thế mà làm khó dễ chi với di thảo của thi nhân.

Huống chi thơ Hàn Mạc Tử ra đời, điều ấy chứng rằng đạo Thiên Chúa ở xứ này đã tạo ra một cái không khí có thể kết tinh lại thành thơ. Tôi tin rằng chỉ những tình cảm có thể diễn ra thơ mới thiệt là những tình cảm đã thấm tận đáy hồn đoàn thể.

Thượng Thanh Khí: Một vài bài đặc sắc ghi lại những cảnh đã thấy trong chiêm bao, ở đâu giữa khoảng các vì tinh tú trên kia Đại khái không khác cảnh Xuân Như Ý mấy, chỉ thiếu tính cách tôn giáo, huyền bí nhưng không thiêng liêng.

Cẩm Châu Duyên: Một hai năm trước khi mất, sự tình cờ đưa đến trong đời Hàn Mạc Tử hình ảnh một giai nhân có cái tên khải ái: nàng Thương Thương. Nàng Thương Thương có lẽ chỉ yêu thơ Hàn Mạc Tử và Hàn Mạc Tử hình như cũng không biết gì hơn ngoài hai chữ Thương Thương. Nhưng như thế cũng đủ để thi nhân đưa nàng vào tháp thơ. Nàng sẽ luôn luôn đi về trong những giấc mơ của người. Có khi người mơ thấy mình là Tư Mã Tương Như đương nghe lời Trác Văn Quân năn nỉ:

Đã mê rồí! Tư Mã chàng ôi!
Người thiếp lao đao sượng cả người.
Ôi! ôi! hãm bớt cung cầm lại,
Lòng say đôi má cũng say thôi.

Song những phút mơ khoái lạc ấy có được là bao. Tỉnh dậy, người thấy:

Sao trìu mến thân yêu đâu vắng cả?
Trơ vơ buồn và không biết kêu ai!
Bức thư kia sao chẳng viết cho dài,
Cho khăng khít nồng nàn thêm chút nữa.

Ta tưởng nghe lời than của Huy Cận.

Nhưng cuộc đời đau thương kia đã đến lúc tàn, và nguồn thơ kia cũng đã đến lúc cạn. Hàn Mạc Tử chốc chốc lại ra ngoài biên giới thơ, lạc vào thế giới đồng bóng.

Duyên Kỳ Ngộ và Quần Tiên Hội: Mối tình đối với nàng Thương Thương còn khiến Hàn Mạc Tử viết ra hai vở kịch bằng thơ này nữa. Quần Tiên Hội viết chưa xong và không có gì. Duyên Kỳ Ngộ hay hơn nhiều. Đây là một giấc mơ tình ái, ngắn ngủi nhưng xinh tươi, đặt vào một khung cảnh tuyệt diệu. Thi nhân dẫn ta đến một chốn nước non thanh sạch chưa từng in dấu chân người. Ở đó tiếng chim hót, tiếng suối reo, tiếng tiêu ngân đều biến thành những lời thơ tình tứ. Ở đó Hàn Mạc Tử sẽ gặp nàng Thương Thương mà người không mong được gặp ở kiếp này. Nàng sẽ nói với người những lời nồng nàn âu yếm khiến chim nước đều say sưa. Nhưng rồi người sẽ cùng tiếng tiêu cùng đi như vụt nhớ đến cái nghiệp nặng nề đương chờ người nơi trần thế. Và giữa lúc nàng gục đầu khóc, cảnh tiên lại rộn rã tiếng suối ca.

Trong thi phẩm Hàn Mạc Tử có lẽ tập thơ này là trong trẻo hơn cả. Còn từ Thơ Đường Luật với những câu:

Bóng nguyệt leo song sờ sẫm gối;
Gió thu lọt cửa cọ mài chăn.

cho đến Gái Quê, Thơ Điên, Xuân Như Ý và các tập khác, lời thơ thường vẩn đục.

* * *

Tôi đã nói hết cảm tưởng của tôi trong lúc đọc thơ Hàn Mạc Tử. Không có bao giờ tôi thấy cái việc phê bình thơ tàn ác như lúc này. Tôi nghĩ đến người đã sống trong một túp lều tranh phải lấy bì thư và giấy nhựt trình che mái nhà cho đỡ dột. Mỗi bữa cơm đưa đến người không sao nuốt được vì ăn khổ quá. Cảnh cơ hàn ấy và chứng bệnh kinh khủng đã bắt người chịu bao nhiêu phũ phàng, bao nhiêu ruồng rẫy. Sau cùng người bị vứt hẳn ra ngoài cuộc đời, bị giữ riêng một nơi, xa hết thảy mọi người thân thích. Tôi nghĩ đến bao nhiêu năm người bó tay nhìn cả thể phách lẫn linh hồn cùng tan rã...

Một người đau khổ nhường ấy, lúc sống ta hững hờ bỏ quên, bây giờ mất rồi ta xúm lại kẻ chê người khen. Chê hay khen tôi đều thấy có gì bất nhẫn.

Hoài Thanh - Hoài Chân

________________________________________________
* Trích Thi Nhân Việt Nam của Hoài Thanh - Hoài Chân.


Tài Liệu

+ Thơ Hàn Mặc Tử hay Những Bài Tình Ca Bi Thiết của Huy Phong và Yến Anh.
+ Thi Nhân Việt Nam Hiện Đại - Quyển I của Trần Tuấn Kiệt.
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #12  
Old 05-10-2004, 04:29 AM
thuylam's Avatar
thuylam thuylam is offline
Senior Member
 
Tham gia ngày: Mar 2004
Nơi Cư Ngụ: Alameda Ca
Bài gởi: 3,579
Wink



Thi Sĩ: Hàn Mặc Tử
thơ/lời: 130

Hàn Mặc Tử (1912-1940)

Nhà thơ với cuộc đời đau thương có một không hai này, tên thật là Nguyễn Trọng Trí, sinh ngày 22-9-1912 ở Lệ Mỹ (Đông Hới). Ông làm thơ từ thuở nhỏ. Lấy hiệu là Phong Trần và Lệ Thanh, trong những năm 16 tuổi. Vốn ở Qui Nhơn từ nhỏ. Cha mất sớm, nhà nghèo. Học đến năm thứ ba ở trường Qui Nhơn, kế đó mắc bịnh hủi, đưa vào nhà thương Qui Hòa rồi mất ở đó, ngày 11-10-1940.

Ông từng chủ trương tờ phụ trương văn chương báo Saigon mới đổi hiệu là Hàn Mặc Tử.

Đã đăng thơ: Phụ Nữ Tân Văn, Saigon, Trong Khuê Phòng, Đông Dương Tuần Báo, Người Mới.

Đã xuất bản: Gái quê (1936), Thơ Hàn Mặc Tử (1959) gồm có: Thơ Đường Luật, Gái Quê, Đau Thương, Xuân Như Ý.

Tất cả các thi phẩm nầy được nhà xuất bản Tân Việt in lại (1959). Càng ngày thơ Hàn Mặc Tử càng được phổ biến rộng và có nhiều người say sưa. Phần nhiều những người mê thơ Hàn Mặc Tử, lớp thanh niên ngày nọ... thường lê thê lếch thếch ở cá hè quán dơ bẩn và điên loạn... họ điên loạn để tỏ ra giống Hàn Mặc Tử, họ bày đặt đau thương khốn đốn, thơ thì dùng chữ cho sáo, cho kêu, tiếc rằng không tìm được một HànMặc Tử thứ hai để cho mình chiêm ngưởng.

Ngày nào còn bình tỉnh tôi chỉ thích đọc thơ Xuân Diệu, thơ Lưu Trọng Lư với những linh hồn sầu mộng muôn đời đó, cũng như những người làm thơ hôm nay... cái nhẹ và cao sâu của Trần Dạ Từ, Đỗ Qui Toàn và những bài thơ lục bát của Trần Đức Uyển vậy... nhưng, lúc tỉnh cũng như lúc điên... giòng thơ Việt với đôi hình sắc lạ thường rẻ thành hai nẻo... cùng hướng vọng về ân sủng của Thượng Đế, chỉ có Huy Cận ngày xưa, không cầu mong Thượng Đế điều gì, vì thi nhân mang cả cái linh hồn trần gian nầy mà trả lại cho Người. Nhưng đến lúc sầu hận điên đảo khôn nguôi, tôi trở về với Ôn Như Hầu... với Chế Lan Viên... và nhất là với Hàn Mặc Tử. Thơ không vốn để vỗ về lấy đau thương của ai cũng không phải để nói lên cái đau khổ, mà để tạo lập một vũ trụ một cõi mới lạ... điều nói của Loài Người cả đấy thôi... thì dù ở đâu, ở hoang đảo nào, ở một thế giới nào đi nữa, chúng ta vẫn cắm lều cô độc, chúng ta vẫn đến cái :Dnh :Dt vót của tâm hồn tẻ quạnh của ta và chừng đó hoặc là trở về cô độc bằng thái độ sống, nếu không, thì chúng ta sẽ điên, điên như Chế Lan Viên, kinh dị như Hàn Mặc Tử và sau này trên một nguồn đó còn có nhà thơ Viên Linh với Hóa Thân xuất bản vừa rồi.


Trả Lời Với Trích Dẫn
  #13  
Old 05-10-2004, 04:30 AM
thuylam's Avatar
thuylam thuylam is offline
Senior Member
 
Tham gia ngày: Mar 2004
Nơi Cư Ngụ: Alameda Ca
Bài gởi: 3,579
Default

Nhà thơ đi lọc ánh sáng để gieo vần, đơn độc đẩm mình trong suối ngọc cỏ thơm, trong niềm đau thương xô đẩy đến một thế giới trăng sao lộng lẫy. Thi ca là nguồn suối ở trên cõi siêu hình đảo lộn cả mọi suy tưởng đậm đà của tình nhân gian sầu mộng. Ở đó chỉ có linh hồn thi nhân và trân châu ngọc bích của Thượng Đế. Ở đó sự kỳ lạ được nhà thơ điểm vào óng ánh tinh khí, thực thể trơ thành huyền hoặc lý lẽ cõi đời không có đất nẩy mầm, cõi điên loạn dị thường được soi trong cặp kính của một vì Sáng Thế, được gảy bởi cung đàn thiên tiên bất tuyệt.

Từ lắng nghe niềm đau thương vọt máu của sự tình đến khao khát ân ái của nhục thể, từ lang thang cô đơn ở trong xã hội gọi là chỗ hợp quần này tương trợ và thông cảm này... rốt lại chỉ còn vò võ từng đêm, hoảng hốt và đau buốt xương da từng đêm trong bệnh viện Qui Hòa. Từ cõi bị đày này, thi nhân xưa vẫn là người tiên ở thượng giới cho đến cõi tạm bợ đày đọa này, rồi lại bị đày thêm lần nữa ở một vũng cô liêu cũ vạn đời...

Với niềm đau thương của Hàn Mặc Tử người đời còn có thể nhắc tới. Nhưng tiếc rằng nhắc tới để cảm thấy một cuộc đời rất là say đắm... rất là khốn cùng... rất là thơ mộng!!! Chứ nào ai đã cảm nhận một người đó vượt khỏi cái âm u, hoang lạnh của hư vô bủa vây trùng điệp... đen tối mịt mù như thứ mê hồn trận. Những giờ phút tê điên hồn phách, sượng sùng xương da, ở giữa một căn nhà với ngọn nến, trông ra bốn bể đêm tối bủa vây, bãi tha ma hoang lạnh. Linh hồn kinh dị đến tột cùng, choán ngộp cơ hồ nghẹt thở... đau đớn bốc dậy cùng từng sớ thịt, từng đường gân, từng mạch máu, từng phút từng lo âu và khẩn nguyện.

Như một kẻ lâm vào ác mộng, vũ trụ quay cuồng, vang vọng đến tiếng gọi rợn người của tử thần rình rập. Cựa quậy khôn thoát, cuối cùng thể xác đành ngã gục... đành tê điên, đành tan rả, nhưng linh hồn Người đã đến một nơi cư ngụ bình yên... Trong đời ta, ít nhất là ta đã va chạm một lần với cái chết khủng khiếp, ta mê cuồng và thét gọi; ta điên đảo và bấu víu vào đời sống này một cách vừa bi thảm vừa run sợ. Ít nhất là như thế... ta mới cảm thông với một người trải nhiều ác mộng, luôn luôn thấy bàn tay lông lá của tử thần vương đến chụp xuống đầu cổ, vò bóp xương da. Cuộc chiến đấu bất lực của con người với định mệnh ác nghiệp, cuộc chiến đấu giữa thể xác tanh hôi ghì kéo linh hồn chìm ngập trong đó, và ý chí thi bay vượt lên, điểm linh hồn với cõi trú ngụ mông lung mù mịt của thế giới trăng sao huyền hoặc của tho Người.

Thơ Hàn Mặc Tử không nên đọc trong lúc bình tỉnh vì nó sẽ dẫn ta vào chơi vơi hoang đảo trong đêm biển mù tăm. Nhưng lúc quá đau thương, ta vào cõi thơ của người để mà lảo đảo, hít làn tinh khí trăng sao, của hoa trái thanh tân, nhìn thấy ngất trời tinh đẩu, với nỗi đau đớn lạ thường, cảm giác lạnh tê. Ở đó, ta chịu nhận hồn ta vào cõi vô cùng nọ, ta cùng lùa ánh sáng như lùa một thứ tình mộng, như lù những làn sóng trong ngần của bầu trời tinh mơ, của biển vàng rực rỡ. Ta sẽ vơi bớt nỗi đau đớn mà cảm thấy một hồng ân, bánh mật của Thượng Đế. Và kẻ nào từ chối thứ bánh mật đó, từ chối mọi ân sủng thiêng liêng đó... cũng đứng lên than vãn cõi đời ô trọc làm chi nữa, đừng tìm làm chi nữa hạnh phúc ở trong cõi trần này. Nếu có gan liều phó mặc với triều sóng thời gian đẩy ra khơi mãi thì đừng đọc thơ Hàn Mặc Tử nữa, sẽ tự dựng lấy một thế giới riêng, ở đó mặc tình vùng vẫy.

Nói về thơ Hàn Mặc Tử, ngẫm nghĩ lại, mình không nói được gì cả... bao nhiêu lời từ trước đến giờ như là cây mục, như là cỏ khô... bởi vì thơ người quá ư tràn trề ánh sáng, nhưng lúc tắm trong vùng ánh sáng nọ, thoát nó lại biến mất... lúc ta ngỡ thơ chàng là ánh sáng thái dương thì thơ chàng lại là vầng trăng thiên cổ... lúc ta nắm được linh hồn, nắm được bản chất thơ của Người ở cõi đời này... thì thơ chàng đâu có... mà ta cầm nắm đâu, vì:

Người thơ chưa thấy ra đi nhỉ?
Trinh bạch ai chôn tận đáy mồ.

Và chân lý mà ta thấy được ở tận cõi xa mù nào... không thể hiểu nỗi nữa!

Trần Tuấn Kiệt

_______________________________________
* Trích Thi Nhân Việt Nam Hiện Đại - Quyển I của Trần Tuấn Kiệt.


Trả Lời Với Trích Dẫn
  #14  
Old 05-10-2004, 04:51 AM
thuylam's Avatar
thuylam thuylam is offline
Senior Member
 
Tham gia ngày: Mar 2004
Nơi Cư Ngụ: Alameda Ca
Bài gởi: 3,579
Default


:::: Aziz Nesin

Đừng quên mua dây thun cho quần đùi nhé!





Sáng ra tôi chuẩn bị đi làm. Thế là lập tức bắt đầu...

- Đã ba ngày rồi chúng tôi đã bảo anh mà anh cứ quên hoài... ở nhà không còn chút phô-mai nào cả!

Người ta bảo tôi suốt ba ngày nay rồi! Nhưng lấy tiền đâu ra nào?

- Thế nào, mua phô-mai rồi chứ? - Buổi chiều người ta hỏi tôi. Tôi, như một nghệ sĩ bi kịch, lấy hết sức đập tay vào trán và kêu lên: "Ô-ô! Tôi quên khuấy đi mất!"

Tôi cứ thích ứng như vậy. Buổi sáng người ta lệnh cho tôi mua cái gì đó. Tôi trả lời: sẽ mua. Còn buổi chiều khi tôi trở về - lại vẫn cái tiết mục ấy: "Ô-ô! Tôi quên khuấy đi mất!"

Nhưng ông bố biết tỏng tôi rồi. Khi tôi trả lời câu hỏi muôn thuở lần thứ ba: "Phô-mai đâu?" - Và định giơ tay lên trán thì bố tôi kêu lên thay tôi: "Ô-ô!" - rồi quay lại phía cả nhà mà mỉa mai tuyên cáo: "Anh ta quên!"

Từ hôm ấy tôi không còn được quyền quên nữa. Sáng hôm sau, khi tôi cạo râu, người ta lại bảo tôi:

- Đừng quên phô-mai nhé!

- Được rồi.

Tôi đi giày, khi vang lên:

- Cả xà bông cũng không còn, mua nhé!

- Được.

Trong lúc đi xuống cầu thang, tôi nghe thấy:

- Cả đường cũng hết, đừng có quên đấy!

- Được rồi, được rồi!

Vừa nắm tay vào quả đấm cửa ra vào thì từ trong nhà vọng xuống tiếng la ơi ới:

- Anh nghe thấy không? cà phê, cà phê!

- Cà phê làm sao?

- Hết rồi, nhớ mua nhé!

- Tôi sẽ mua, sẽ mua hết!

Tôi đóng cửa, thở phào nhẹ nhõm, nhưng ngay lúc đó người ta đập vào cửa sổ.

- Còn gì nữa?

- Trời ơi, anh đi đâu mà lao dữ vậy? Quay lại lấy chai đựng. Anh còn phải mua dầu ô liu.

- Sẽ mua, sẽ m-u-a!

Đi được vài bước - từ trên cửa sổ lại có tiếng réo:

- Này, gạo ở nhà không còn một hạt! Chiều nhớ mang về!

- Sẽ mang về!

Đấy, cứ mỗi buổi sáng là đầy những lời tiễn đưa như thế đó. Nhưng vấn đề không phải kết thúc ở đó. Từ những khung cửa sổ ra vào và cửa sổ mở toang dội ra đủ thứ giọng nói, đòi hỏi và lo lắng, trầm trầm và lanh lảnh, êm ái và khàn khàn: "N-à-y!" cứ lan đi, lan đi, đuổi theo tôi trên đường phố.

- Mua dây thun cho quần đùi nhé! Loại tôn tốt ấy! Đừng có mà quên đấy!

- Thông phong cho đèn năm dây!

- Bấc cho bếp dầu hỏa!

Tôi lao chạy, hoảng hốt như tên bán hàng rao nhìn thấy đại diện chính quyền, nhưng chưa kịp rẽ qua góc phố thì một chú bé đuổi kịp tôi.

- Có một dì sai cháu nhắn lại...

- Dì ấy bảo sao?

- Hành cũng không còn.

- Nói với dì ấy hãy liệt kê những thứ gì vẫn còn. Những thứ khác chú sẽ mang về.

Đấy, tôi đi làm mỗi buổi sáng như vậy đó. Bạn hẳn rõ là đầu óc tôi chất đầy những thứ gì chứ? Cho suốt tới chiều tối trong đó chen chúc nhau những phô-mai, dầu, hành, dây thun cho quần đùi...

Và hôm nay, khi tôi bước vào văn phòng, đầu tôi như thường lệ chất đầy ắp đủ thứ các thứ hàng thực phẩm và tạp hóa.

Tôi phải hoàn tất những tài liệu cần gấp đã nằm từ hôm qua trên bàn làm việc của tôi. Xong xuôi tôi gửi chúng lên qua các cấp.

ít lâu sau ông giám đốc bước vào phòng. Mặt đầm đìa mồ hôi, cánh mũi phập phồng. Ông chìa cho tôi những tờ giấy.

- Cái gì thế này?

- Những tờ giấy...

- Đọc đi! Đọc to lên!

Tất cả những ở trong phòng: các cô đánh máy chữ, thư ký, viên chức - đều vểnh tai lên nghe. Tôi bắt đầu đọc: "Gửi Tổng cục, người có chức trách cao nhất. Phúc đáp mệnh lệnh ngày tháng ấy, số bao nhiêu. Dưới đây liệt kê những biện pháp cụ thể về phần các điểm cần phải xem xét ngay và đã được nghiên cứu cẩn thận. Xin trình để ngài biết rằng chúng tôi cho là cần thiết phải:

- Không mua phô-mai dưới quê đem lên vì quá mắc đối với chúng ta.

- Mua dây thun cho quần đùi ở chỗ bán hàng rong tại quận Macmut Pasa.

- Mua hai trăm gam thịt bò làm cốt lết, đề nghị chặt làm đôi.

- Mua thông phong đèn thì chọn cái nguyên lành, đừng lấy cái bị nứt như lần trước.

- Do giá xà bông cao quá, nước xà bông phải dùng cho hết chứ đừng phí phạm.

- Nhằm tiết kiệm, cà phê phải pha lần thứ hai, đổ thêm nước sôi vào nước cà phê đặc.

Tài liệu này gửi tới ngài như một thông tư để thi hành."

- Cái gì thế này? - Ông giám đốc lại gầm lên.

Tôi hiểu ra rằng mình đã làm hỏng một văn kiện chính thức, tương vào đó tất cả những gì chứa trong cái đầu khốn khổ của tôi đang đầy ắp các thứ hàng hóa linh tinh.

- Sao anh lại đến nỗi thế này? - Ông giám đốc nói tiếp.

- Chính tôi cũng không biết nữa.

- Thôi được, anh bị lú lấp ruột gan. Nhưng tại sao sếp của anh lại ký vào cái này?

- Bậy thật! - Tôi kêu lên.

- Giả sử rằng sếp của anh bị quáng mắt... Làm sao mà chánh văn phòng lại chuyển cái đó lên cấp khác?

- Cái đó thì quá tệ!

- Thôi cứ cho rằng thủ trưởng đãng trí. Nhưng phó giám đốc thì mắt để đâu?

- Thật xấu hổ và nhục nhã!

Giám đốc trầm ngâm.

- Họ đã sơ xuất, cái đó rõ rồi. Nhưng còn tôi, làm sao mà tôi lại gửi cái thứ nhảm nhí ấy cho tổng giám đốc?

- Cái đó thì thật...

- Cái gì hả?

- Thật là tuyệt!

- Thế nếu cả tổng giám đốc cũng nhắm mắt ký vào cái "thông tư" của anh, rồi không đọc và gửi lên cho bộ trưởng?

- Thế thì chúng ta chết mất! - tất cả đồng thanh kêu lên.

- Lạy trời, tai qua nạn khỏi rồi! Tổng giám đốc đãng trí, lộn phong bì và gửi tài liệu không phải cho bộ trưởng mà cho một bà quen.

- ồ!

- ở bưu điện do đãng trí nên phong bì để gửi cho bà ấy lại chuyển cho tôi, còn cái gửi cho ông bộ trưởng thì lẫn đi đâu mất không biết.

Tới đây tất cả chúng tôi đều thở phào nhẹ nhõm.

Cảm ơn những người đãng trí! Đúng là vì họ mà trên báo chí có những thông báo thế này: "Nhằm mục đích tiết kiệm, đã thải hồi hai chục viên chức khỏi cơ quan như thế như thế. Thay cho họ đã tuyển vào ba trăm người có trọng trách." Chuyện gì cũng xảy ra được cả!

Trả Lời Với Trích Dẫn
  #15  
Old 05-10-2004, 04:52 AM
thuylam's Avatar
thuylam thuylam is offline
Senior Member
 
Tham gia ngày: Mar 2004
Nơi Cư Ngụ: Alameda Ca
Bài gởi: 3,579
Default

1 1 sao 2 sao 3 sao 4 sao 5 sao Vote!
Số lần đọc: 482
:::: Aziz Nesin ::::
Hội Nghị Các Nhà Giải Phẫu





Hội nghị quốc tế các nhà giải phẫu lần này được tiến hành ở thành phố Luyblitx. Nó mang một ý nghĩa quan trọng. Hội nghị lần thứ mười đã thu hútđuợc sự chú ý của các nhà giải phẫu nổi tiếng nhất trên thế giới và hoá ra là một hội nghị có đông người dự nhất. Tham dự hội nghị còn có phóng viên báo chí của tất cả các nước, mặc dù đấy không phải là một sự kiện trọng đại, như một trận đấu bóng đá hoặc một cuộc họp báo để cho một nữ minh tinh màn bạc - tóc đen hay tóc hung - phô diễn quần áo của mình. Các nhà giải phẫu cự phách nhất của hai mươi ba quốc gia đem tới hội nghị những báo cáo khoa học. Trong số họ có những người tài nghệ cao cường đến mức ngay cả việc tách rời từng bộ phận cơ thể con người rồi ghép lại như cũ - như thể tháo lắp chiếc đồng hồ hay khẩu súng trường tự động - cũng chả là điều gì ghê gớm đối với họ cả. Bởi vì vậy mà báo chí khắp thế giới, sau phần thông báo về những mẫu quần áo tắm phụ nữ mới nhất, về kết quả các trận đấu bóng đá tranh giải vô địch quốc gia và về những tội ác khủng khiếp nhất, đã cho là cần thiết phải chạy mấy dòng về hội nghị các nhà giải phẫu.

Ngày đầu tiên được dành cho các thủ tục khai mạc hội nghị. Hôm sau, tại phiên họp toàn thể, đại biểu bắt đầu nghe các bản tham luận. Sang ngày thứ ba bắt đầu phần thảo luận. Bác sĩ C.Klazeman, nhà giải phẫu Mỹ nổi tiếng, bước lên diễn đàn cùng một người giúp việc. Các phóng viên thông tấn, báo chí vội vã rút bút và sổ tay ra. Các nhà giải phẫu ngồi kín phòng họp, đeo ống nghe vào, chuẩn bị nghe diễn giả nói. Cố nhiên, mỗi người sẽ chọn trong 4 ngôn ngữ châu Âu thứ nào mình thông thạo nhất.

- Thưa các đồng nghiệp kính mến! - Bác sĩ C.Klazeman bắt đầu - Tôi xin chia sẻ với các đại biểu dự hội nghị lần thứ mười những suy nghĩ về ca giải phẫu thú vị nhất của tôi sau suốt 35 năm thực hành giải phẫu. Ai cũng biết rằng cho đến nay chưa có một nhà giải phẫu nào thành công trong việc thay đổi vân ngón tay cả. Lịch sử y học chưa hề biết đến một thí nghiệm tương tự vì vậy nó không hề được ghi thành văn. Khá nhiều lần chúng tôi đã lột lớp da ngón tay nhưng lớp da mới mọc ra vẫn như cũ. Vì vậy mà cảnh sát không gặp khó khăn trong việc lùng bắt bọn trộm cướp, giết người. Trong ca giải phẫu mới nhất, tôi đã thành công trong việc thay đổi lớp vân tay. Trước mắt các ngài là một trong những thương gia lừng danh nhất nước Mỹ - Mr Thomas - vua thụ tinh nhân tạo. Biệt danh của ông là "Jack, kẻ đập vỡ quai hàm". Ông ta đã hiện diện trong hồ sơ lưu trữ của Cục Điều tra liên bang trong cái biệt danh này. Trong suốt mười năm trời cảnh sát ra công truy lùng tay bẻ khóa lão luyện này mà đành uổng công. Lý do chỉ là vì sau mỗi vụ trời tôi lại tiến hành một cuộc giải phẫu thay vân tay cho Mr Thomas, tức "Jack, kẻ đập vỡ quai hàm". Tôi xin cam đoan với các bạn rằng phẫu thuật thay vân tay không chỉ khó khăn nhất mà còn có lợi nhất, bởi vì cái việc được chia đôi số của cải các tay trộm chôm được trong két đâu phải là dở gì. Bây giờ tôi xin chiếu cho quý vị coi những cảnh phim giới thiệu phần kỹ thuật của ca mổ.

Tất cả các nhà giải phẫu có mặt trong phòng đều nhất trí công nhận đồng nghiệp người Mỹ quả là chuyên gia cự phách nhất trong lĩnh vực mổ xẻ. Song bản tham luận của nhà giải phẫu người Anh tiếp theo liền đồng nghiệp người Mỹ đã làm cho mọi người phải thay đổi ý kiến của mình. Mr B. Lains bước lên diễn đàn cùng một người nữa, bắt đầu:

- Thưa các đồng nghiệp rất kính mến! Tôi xin kể cho các bạn nghe một phẫu thuật đáng được coi là phức tạp nhất và đáng chú ý nhất trong lịch sử y học của nhân loại. Các bạn thấy đấy, bên cạnh tôi là vị hạ sĩ quan anh hùng Mechew, trong thế chiến thứ hai đã từng hạ sát được 26 lính giặc. Song chẳng may một mảnh lựu đạn địch đã tiện đứt đầu ông... Với thứ keo đặc chế của mình, tôi đã gắn được chiếc đầu đứt lìa đó vào cổ, trông nó thậm chí còn đẹp hơn trước ấy. Nay thì đến bom nguyên tử cũng chẳng làm cho nó rời ra được nữa. Bây giờ tôi xin "bật mí" cách pha chế chất keo này.

Sự kinh ngạc của những người tham dự hội nghị đã lên đến tột :Dnh. Tất cả đều tin chắc rằng sẽ không còn được nghe bản tham luận nào thú vị hơn nữa. Nhưng diễn giả kế đó - một bác học Pháp - đã buộc họ phải thay đổi ý kiến này: Ông ta bước lên diễn đàn cùng một mỹ nhân tóc vàng bận bộ đồ tắm. Vừa nhác trông thấy nàng, các vị đại biểu có tuổi đã lập tức nhấp nhỏm trên ghế.

- Thưa các đồng nghiệp vô cùng kính mến! - Nhà giải phẫu Pháp lên tiếng. - Tôi muốn kể cho các bạn hay về một phẩu thuật chỉnh hình khác thường. Tôi hy vọng các bạn sẽ đánh giá đúng mức thành công của tôi nếu tôi nói cho các bạn biết rằng người đẹp tóc vàng vừa tạo ra những phản ứng dữ dội trong phòng này chính là bà mẹ vợ đã 65 tuổi của tôi.

Sau đó diễn giả còn thông báo thêm một số chi tiết nữa: ông đã thực hiện phẫu thuật với bà mẹ vợ là cốt để trả thù người vợ đã phụ bạc ông; sau khi biến bà mẹ vợ thành một thiếu phụ trẻ đẹp, ông đã "bắt bồ" với bà ta. Nhà bác học Pháp kết thúc bản tham luận của mình bằng phần trình bày cơ sở khoa học của phát minh kỳ diệu này.

Các diễn giả nối nhau lên diễn đàn, người nào cũng công bố công trình nào đó kỳ lạ. Chẳng hạn như nhà giải phẫu Đức tuyên bố:

- Cái chết đối với một con người không có nghĩa là sự ngưng hoạt động của tất cả các bộ phận. ở người chết vì chứng nhồi máu, cố nhiên là tim không thể làm việc được nữa, nhưng các bộ phận khác vẫn hoạt động như thường. ở người chết vì bệnh lao, chỉ có buồng phổi là ngưng hoạt động. Theo tôi, sau khi tim hoặc phổi đã ngưng hoạt động, cái chết vẫn chưa hiện diện... Từ các bộ phận không bị hư hại của người chết, tôi đã tạo ra những con người mới. Đây - nhà giải phẫu Đức chỉ vào một chàng trai đầy sinh lực, có thân hình của thần Apolon. - Trước mắt các bạn là một con người mà đôi chân vốn là của một lực sĩ đã chết vì chứng viêm ruột thừa và thân thì của một đô vật đã chết vì chứng hoại thư, còn đầu thì của một bệnh nhân lao phổi.

Những người có mặt ở hội nghị cho rằng nếu hôm sau nhà giải phẫu Nhật không đưa ra được phát minh lạ thường nào thì ca giải phẫu cuả vị bác sĩ Gwynter người Đức, tạo ra con người mới từ các bộ phận không bị hư hại của người chết, xứng đáng được coi là đặc sắc nhất trong tất cả các công trình được công bố tại hội nghị.

Nhưng nhà giải phẫu người Nhật Himi Siyama còn làm cho cử toạ sửng sốt hơn nữa. Chỉ vào một người đang đứng kế bên, ông nói:

- Đây là một người Nhật, do bị thọt chân nên không được gọi vào lính trong thế chiến thứ hai! Không đủ sức mang mãi vết thương tinh thần trầm trọng đến như thế, ông ta đã mổ bụng tự sát, kết quả là ruột bị rứt ra khỏi khoang bụng...

Đã đến ngày cuối cùng của hội nghị. Các diễn giả gắng sức vượt trội nhau bằng những tham luận càng về sau càng gây kinh ngạc hơn. Riêng có một tay bác sĩ cứ ngồi yên nghe các đồng nghiệp của mình báo cáo. Tất cả những người tham dự hội nghị đều đã lên tiếng. Ngài chủ toạ bèn quay về phía đại biểu cứ nín thinh đó mà nói:

- Thưa ngài, lẽ nào ngài không có ý định kể cho hội nghị nghe chút gì về các phẫu thuật của ngài hay sao?...

- Có chứ ạ, song chẳng biết việc làm của tôi có đáng để cho quý vị lưu tâm không?

Trong phòng vang lên những tiếng nói:

- Có, có! Chúng tôi muốn nghe ông phát biểu!

- Tất cả đại biểu đều phải có tham luận...

Tay bác sĩ được khích lệ dữ quá, bèn bước lên diễn đàn. Ông ta nói:

- Thôi được, quý vị đã muốn thì tôi xin trình bày ca mổ cắt amidal của tôi.

Tiếng cười vang lên trong phòng: khéo nói chuyện tào lao sau ngần ấy tham luận kinh thiên động địa!

Tiếng cười làm mếch lòng diễn giả:

- Thưa quý vị! Vì khiêm tốn nên tôi đã làm giảm bớt ý nghĩa phẫu thuật của mình. Nhưng tôi không thể chịu được sự nhạo báng. Vừa mới nghe đến amidal là quý vị đã cười ầm lên rồi.

Tiếng cười trong phòng càng rộ lên:

- Trò nhảm nhí chứ phẫu thuật cái gì!

- Tôi thì chả thèm động tay vào cái thứ phẫu thuật đó!

- Một nhà giải phẫu mà nhắc đến ba cái trò nhăng nhít đó thì thật là đáng xấu hổ!

Những tiếng la ó từ tứ phía đó càng làm cho diễn giả nổi sùng lên:

- Thế quý vị có biết cái người được tôi cắt amidal cho là ai không nào?

- Thì cứ cho rằng ông là Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc đi! Liệu điều đó có liên quan gì tới phẫu thuật nào?

Diễn giả mặt đỏ gay:

- Người được tôi tiến hành phẫu thuật là một nhà báo.

Các đại biểu dự hội nghị cười sặc suạ:

- Nhà báo, thương gia, viên chức hay người lính chăng nữa thì có gì khác nhau nào?

Diễn giả giơ tay lên:

- Yên lặng cho! Vâng, thưa quý vị, chẳng có gì khác nhau cả. Nhưng lúc đó ở nước chúng tôi vừa ban hành Luật Báo chí mà. Nhà báo không tài nào mở miệng ra được nên buộc tôi phải cắt amidal cho anh ta qua đường... hậu môn!

Nụ cười biến khỏi khuôn mặt các đại biểu dự hội nghị. Thế vào đó là niềm kính trọng sâu xa đối với diễn giả. Tiếng vỗ tay dậy lên như sấm. Toàn thể những người tham gia Hội nghị quốc tế các nhà giải phẫu lần thứ X đã nhất trí công nhận phẫu thuật cắt amidal này là sự kiện đặc sắc nhất trong lịch sử y học./

Trả Lời Với Trích Dẫn
  #16  
Old 05-10-2004, 04:53 AM
thuylam's Avatar
thuylam thuylam is offline
Senior Member
 
Tham gia ngày: Mar 2004
Nơi Cư Ngụ: Alameda Ca
Bài gởi: 3,579
Lightbulb

:::: Aziz Nesin ::::
Con cái chúng ta giỏi thật!

Bức thư đầu tiên



Lời của tác gỉa:" Tôi viết truyện này không phải chỉ dành cho trẻ em,mà đặc biệt cho các bậc cha mẹ và thầy cô giáo của chúng."
A.N
******************


Ankara 12-11-1963
Bạn Acmet thân mến.
Như chúng mình đã hứa lúc chia tay,tôi bắt đầu thường xuyên viết thư cho bạn đây.Chả hiểu sao bạn lại có vẻ không tin tôi.Tôi như còn đang nghe bạn nói:" Này Zeynep,đến Ankara có thêm nhiều bạn mới,bạn sẽ quên ngay chúnh mình cho mà xem!".
Bạn thấy đấy,tôi đâu có quên bạn cũ.Tôi đã giữ đúng lời hứa đấy chứ,phải không bạn?Thế là đã hơn một tuần rồi,kể từ hôm chúng tôi từ biệt Istanbun,cả nhà dọn đến chổ ở mới ở Ankara.Vì có quá nhiều việc phải phụ giúp ba mẹ,tôi không thể viết thư cho bạn ngay được,thông cảm nhé.Tôi cũng đã xin học tiếp tại trường ở đây rồi.Hôm qua,ba tôi cho biết địa chỉ nhà mới của chúng tôi ở đây,thế là tôi vội vàng viết thư ngay cho bạn.
Ai lại muốn từ giã trường lớp củ đang giữa năm học một cách vội vàng như thế.Riêng tôi đã quen với bạn bè mà chúng mình đã từng học với nhau bốn năm trời còn gì.Nhưng,biết làm sao được,vì công việc làm của ba tôi bây giờ ở Ankara cơ mà...Trước đây,có lần tôi kể cho bạn,mấy người bạn của ba tôi đã tìm cho ông được một việc làm tốt ở Ankara.Ba tôi cùng những người bạn cũ ấy làm chung một hãng.Hơn nữa chúng tôi còn được ở cùng với họ trong một khi nhà nữa kia.Như thế,những người bạn tốt của ba tôi không những tìm được việc làm cho ba mà còn kiếm cả nhà cho chúng tôi ở nữa.
Mấy người bạn của ba tôi ở đây cũng có khá nhiều con.Tất cả lớn bé chúng tôi có gần chục đứa với nhau trong khu nhà này.Có năm đứa học cùng trường với tôi, thậm chí tôi còn có cả một đứa bạn học cùng lớp nữa.Tôi đã kịp làm quen với mấy đứa bạn học cùng lớp.Đối với tôi chuyện này thật dễ dàng,thế mà Mentin ,em trai tôi thì lại khó.Nó vẫn chưa làm sao quen được với trường mới,bạn mới.
Như chúng ta đã hẹn nhau thuở nào,hãy viết tất cả những gì xảy ra ở nhà,ở trường,ở xung quanh chúng ta,phải không bạn?Đến ở nhà mới,vào học trường mới,có thêm bạn bè...lúc này có lẽ là những việc duy nhất tôi có thể kể cho bạn thôi.Tôi chưa thấy có gì quan trông và thú vị hơn.
Gì đi nữa thì tôi cũng đã bắt đầu thấy nhớ bạn bè cũ ở Istanbun.Không biết đến bao giờ chúng ta lại được gặp nhau nhỉ?
Tôi tin rằng cả bạn cũng giữ lời hứa và bạn sẽ trả lời tôi ngay.Chào bạn,cho tôi gởi lời chào tất cả những người bạn cũ,chúc bạn được nhiều điểm tốt.

Bạn gái cùng lớp

Zeynep

Trả Lời Với Trích Dẫn
  #17  
Old 05-30-2004, 08:32 PM
thuylam's Avatar
thuylam thuylam is offline
Senior Member
 
Tham gia ngày: Mar 2004
Nơi Cư Ngụ: Alameda Ca
Bài gởi: 3,579
Default

:::: Nam Cao ::::
.Nam Cao





Nam Cao tên thật là Trần Hữu Tri (1915-1951) thuộc thế hệ văn học tiền chiến nhưng mất rất sớm trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Tác phẩm của ông quan trọng là của thời trước chiến tranh với những khổ đau của dân quê và những hủ tục của một thời mà con người nghèo nàn chỉ biết bám víu vào những hư vị hão trong thôn đảng.

Giá trị con người được đề cao trong truyện của Nam Cao, nhất là trong truyện ngắn nổi danh Chí Phèo mà trước đây ít người được biết.

Truyện ngắn Nam Cao có nghệ thuật trong kết cấu và ngôn từ . Nhiều truyện của ông mang tính cách tâm lý đến bây giờ vẫn còn là những khuôn thước tốt cho người muốn bước vào lãnh vực truyện ngắn. Với Nam Cao, ta có thể nói như với Edgar Poe, truyện ngắn đã thành hình và có quy luật riêng của nó .

Có những nhà văn mà tác phẩm càng đi vào thời gian càng có giá trị Nam Cao ở vào trường hợp đó . Truyện của ông là những bộ nhớ ghi lại một cách sống động những sinh hoạt đặc biệt của nông thôn Việt Nam cách đây nửa thế kỷ . Ta yêu mến dân tộc ta . Ta tha thiết với những gì mà dân tộc ta đã trải qua tất nhiên ta tha thiết và mến yêu những nét chấm phá trong truyện của Nam Cao . Ở đây có đầy đủ hết, từ anh mõ nghèo nàn nhưng ai cũng sợ, đến những chức dịch luôn luôn ậm ọc nhưng chỉ biết có những miếng :Dnh chung tại chốn đình chung, từ một anh tha phương cầu thực tấp vào sống nhờ trong làng đến một người lính tập có dịp ra khỏi lũy tre làng xã nên đã mở mắt với đời ... đủ cả .

Có người nói Nam Cao nổi tiếng nhờ truyện Chí Phèo . Đúng, nhưng thiếu, Chí Phèo là tuyện :Dnh văn chương của Nam Cao, và các truyện khác của ông cũng là những tác phẩm rất có giá trị trong văn chương Việt.




Trả Lời Với Trích Dẫn
  #18  
Old 06-11-2004, 12:01 AM
Hoang_Dung Hoang_Dung is offline
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2004
Bài gởi: 405
Default

mấy chuyện của chị post hay quá B) :rolleyes:
__________________



Kìa treo trái mộng trĩu cây đời
Ngang với tầm tay ngắn của người
Nhưng múa vu vơ tay đã mỏi
Ê chề đời thoáng vị cơm ôi
Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời


Ðiều Chỉnh
Xếp Bài

Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn
Bạn không được quyền gởi bài
Bạn không được quyền gởi trả lời
Bạn không được quyền gởi kèm file
Bạn không được quyền sửa bài

vB code đang Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển đến


Múi giờ GMT. Hiện tại là 05:01 PM.


Powered by: vBulletin Version 3.6.1 Copyright © 2000 - 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.