Go Back   Vina Forums > Thư Viện Online > Kho Tàng Truyện > Truyện Ngắn - Truyện Học Trò
Hỏi/Ðáp Thành Viên Lịch Tìm Kiếm Bài Trong Ngày Ðánh Dấu Ðã Ðọc

Trả lời
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
  #1  
Old 04-20-2004, 05:07 AM
tweety tweety is offline
Senior Member
 
Tham gia ngày: Mar 2004
Nơi Cư Ngụ: forest
Bài gởi: 491
Send a message via Yahoo to tweety
Default







Đứa bé





Khi người đàn bà trong ban cứu tế thành phố Rome mang tiền tới cho chúng tôi, cả bà ta, cũng hỏi là tại sao chúng tôi sinh chi nhiều con đến thế. Vợ tôi hôm ấy bãn tính, dấm dẳn nói toạc sự thật ra : "Nếu có tiền, chiều chiều chúng tôi cũng sẽ đi ci-nê... bởi vì không có nên đi ngủ sớm. Vậy là có con".
Nghe những lời đó thì bà ta kiểu cách bỏ đi, cắn chặt môi. Tôi trách nhà tôi, bởi sự thật không phải lúc nào nói ra cũng tốt, và còn phải biết mình đang nói chuyện với ai chứ.

Khi còn trẻ và chưa lập gia đình, tôi thường giải trí bằng cách đọc mục tin tức của Rome trong báo, kể đủ loại bất hạnh có thể xảy tới cho người ta : trộm cắp, giết người, tự tử, tai nạn giao thông, vân vân. Và giữa những tai ương này, điều duy nhất mà tôi cho là không thể nào chịu để xảy đến cho mình, là trở thành cái mà nhà báo gọi là "trường hợp đáng thương", tức là một người gợi lên lòng thương hại của kẻ khác không vì một bất hạnh gì đặc biệt, mà chỉ vì sự hiện hữu của mình thôi !. Tôi vừa nói là hồi đó còn trẻ, và chưa hiểu thế nào là nuôi nấng một gia đình đông đúc. Nhưng bây giờ, tôi nhận thấy một cách hãi hùng rằng từ từ, tôi biến thành một trong những "trường hợp đáng thương" đó. Ví dụ tôi đọc thấy : "Họ sống trong sự khốn cùng đen tối nhất..." Vậy mà hiện tại tôi đang sống trong cảnh khốn cùng đen tối nhất. Hay là : "Họ ở trong cái nhà chỉ có tên gọi là nhà". Thế mà tôi sống ở Tormarancio, với vợ và sáu con, trong một căn phòng chỉ rộng bằng tấm nệm, và khi trời mưa thì nước chảy trên đó như trên bến Ripetto. Tôi còn đọc thấy : "Khi người đàn bà bất hạnh biết là mình có bầu, bà ta vội lấy một quyết định tội lỗi là hủy diệt cái trái của cây tình yêu đó đi..." . Vậy mà cái quyết định này, vợ chồng tôi cùng đồng lòng, khi khám phá ra rằng vợ tôi có bầu lần thứ bảy. Tóm lại, chúng tôi định là khi thời
tiết cho phép, chúng tôi sẽ mang đứa bé bỏ trong một nhà thờ, trông nhờ vào lòng hảo tâm của người nào bắt gặp nó đầu tiên.

Luôn luôn nhờ các bà trong ban cứu tế ấy, vợ tôi đi sinh ở bịnh viện và khi lấy lại sức thì trở về Tormarancio với đứa bé. Bước vào căn phòng của chúng tôi, vợ tôi nói : "Nhà biết không, mặc dầu bịnh viện luôn luôn là bịnh viện, tui sẵn lòng ở lại đó hơn là về đây". Với những lời đó, đứa bé làm như hiểu được, bèn tấn công bằng những tiếng ré thủng màn nhĩ. Một cái phổi tốt, mạnh khỏe, và nó tốt giọng đến nỗi ban đêm khi nó thức giấc và bắt đầu mè nheo thì không ai trong chúng tôi ngủ lại được.

Khi tháng năm tới, thời tiết bắt đầu ấm áp có thể ở ngoài mà không cần măng tô, chúng tôi đi Rome. Vợ tôi ôm chặt đứa bé vào ngực, ních cho nó đầy giẻ rách như thể sắp bỏ nó giữa đống tuyết. Và khi tới thành phố, chắc là để che giấu nỗi đau lòng, vợ tôi bắt đầu thao thao bất tuyệt, hổn hển đứt hơi, tóc tai bay trong gió, mắt lộn tròng. Khi thì bả nói về các nhà thờ khác nhau mà chúng tôi có thể bỏ đứa bé lại đó, giải thích rằng phải là một nhà thờ thường có nhiều người giàu có tới lui - bởi vì nếu đứa bé rơi vào tay người nghèo như chúng tôi thì tốt nhất là cứ giữ nó lại. Khi thì bả nói rằng phải là nhà thờ cống hiến cho bà Thánh Madone, bởi vì Thánh Madone cũng từng có một đứa con trai nên có thể hiểu được một số chuyện và sẽ nhậm lời cầu xin của bả...

Sự liến thoắng này làm tôi mệt và bị khích động dữ dội. Hơn nữa là tôi không hãnh diện gì và không thích việc mình đang bắt buộc làm. Nhưng tôi không nói gì, tự nhủ thầm là phải giữ cái đầu thật lạnh, chứng tỏ mình trầm tĩnh và giúp vợ can đảm.

Tôi đưa ra vài nhận xét, với mục đích chính là cắt đứt cái trò tràng giang đại hải ấy, nói : "Tôi có ý này... nếu mình bỏ nó ở nhà thờ Thánh Pierre ?". Nhà tôi hơi lưỡng lự một chút rồi nói : "Cái nhà thờ đó cứ như là một nơi bí mật quân sự... mình có thể sẽ không bao giờ thấy lại thằng bé... không, tui muốn thử ở cái nhà thờ nhỏ ở Condotti. Ơ đó toàn là tiệm hàng đẹp đẽ... biết bao nhiêu người giàu có tới lui... chỗ đó tốt đấy..."

Chúng tôi đi xe buýt, và giữa các hành khách khác, nhà tôi im. Thỉnh thoảng bả còn quấn đứa bé trong chăn chặt hơn, hay cẩn trọng giở hé ra để nhìn mặt nó. Thằng bé ngủ, khuôn mặt xinh xắn trắng hồng vùi trong đống tã lót. Quần áo nó tồi tàn như chúng tôi, và chỉ có vẻ đàng hoàng ở đôi găng tay len xanh nhạt thò ra ngoài nên cứ thể như nó muốn khoe.

Chúng tôi xuống đại lộ Goldoni và tức thì vợ tôi bắt đầu cà kê dê ngỗng. Bả dừng lại trước một tiệm kim hoàn, chỉ cho tôi xem những món bày trong tủ trên tấm nhung đỏ và nói :

"Nhìn mấy món đẹp quá nè ... người ta đến khu này chỉ để mua nữ trang và bao nhiêu thứ đẹp đẽ khác... người nghèo như tụi mình thì đừng có mạo hiểm vào đấy... họ thì giữa cửa tiệm này và cửa tiệm khác lại vào nhà thờ cầu nguyện một lát... họ có đầy lòng tốt... một trong bọn họ sẽ trông thấy thằng bé và đem nó đi". Nhà tôi vừa nói vừa nhìn đồ nữ trang, ép chặt thằng bé vào ngực, mày nhíu lại như thể nói với chính mình, và tôi không dám hó hé gì. Chúng tôi vào nhà thờ : nó nhỏ xíu, tường dát đá hoa giả màu vàng, ngoài bàn thờ lớn ra còn có rất nhiều nhà nguyện. Nhà tôi tức thì tuyên bố là nó hoàn toàn khác với hình ảnh nhà tôi nghĩ, và rằng bả không hài lòng về nó chút nào. Vậy mà bả cũng chấm tay vào nươc phép và làm dấu thánh giá. Rồi, với đứa bé trong tay, nhà tôi đi chầm chậm một vòng quanh nhà thờ với vẻ bất mãn và nghi ngờ. Từ vòm nóc đổ xuống một luồng ánh sáng lạnh nhưng sống động, xuyên qua lớp kính màu. Vợ tôi đi từ nhà nguyện này đến nhà nguyện khác, thám thính hết mọi cái, ghế, bàn thờ, tranh ảnh, coi thử có tiện bỏ đứa bé lại đây không - và tôi thì lẽo đẽo theo sau cách một quãng, vừa nhìn chừng cửa ra vào. Một cô gái cao lớn ăn vận toàn đỏ, tóc vàng óng bước vô. Hơi vướng vì cái rốp chật bó, cô ta quỳ gối và sau vài giây cầu nguyện, cô làm dấu rồi bỏ đi ra, không thèm nhìn chúng tôi lấy một cái. Theo dõi mọi cử chỉ đó, vợ tôi thình lình nói : "Không, nhất quyết là không... những người tới đây đều như cái cô đó hết, ai cũng vội vã đi vui chơi và tha thẩn trong các cửa hàng... mình đi thôi". Và vừa nói, vợ tôi bước ra khỏi nhà thờ.

Chúng tôi ngược lên gần hết Corso, bước rất nhanh, vợ đi trước, tôi theo sau, và ngang tới quãng trường Venise, chúng tôi vào một nhà thờ khác. Nhà thờ này lớn hơn cái trước nhiều, một phần chìm trong bóng râm, đầy màn trướng xếp nếp, đồ mạ vàng và hòm thánh tích đựng những quả tim bằng bạc sáng lấp lánh trong bóng tối. Có rất đông người và chỉ một cái nhìn thoáng qua cũng đủ biết là họ thuộc thành phần khá giả. Các bà đội mũ, các ông ăn bận chỉnh tề. Một ông linh mục đang giảng đạo, vung vẩy hai tay trên giảng đài. Thiên hạ đứng, dán mắt vào ông ta và tôi nghĩ là rất thuận tiện bởi không ai để ý chúng tôi. Tôi nói nhỏ với vợ : "Mình thử bỏ nó ở đây ?". Nhà tôi ra dấu đồng ý. Chúng tôi đi tới nhà nguyện bên cạnh, rất tối. Không có ai và có thể nói là không thể trông thấy gì ở đó hết. Vợ tôi che mặt đứa bé bằng một vạt chăn và đặt nó trên ghế như thể đặt một cái gói cồng kềnh cho tay được rảnh rang. Rồi bả quỳ xuống và cầu nguyện rất lâu, úp mặt vào lòng bàn tay. Tôi thì không biết làm gì, nhìn vớ vẩn vào hàng trăm con tim bạc đủ cỡ phủ kín tường. Cuối cùng vợ tôi đứng lên với vẻ căng thẳng, làm dấu và từ từ rời nhà nguyện. Tôi theo sau cách một quãng. Lúc đó ông cha đạo kêu to lên : "Và Chúa hỏi Pierre, con đi đâu đấy?". Tôi rùng mình với cảm tưởng ông đang hỏi mình. Nhưng khi vợ tôi sắp vén tấm trướng cửa, một giọng nói làm cả hai chúng tôi giật nẩy người : "Này bà, bà bỏ quên cái gói trên ghế". Đó là một bà vận toàn đen, một trong những kẻ mê đạo suốt ngày tiêu thì giờ trong các nhà thờ và kho đồ lễ. Vợ tôi nói : "A vâng đúng rồi, cám ơn... tôi quên mất". Chúng tôi lấy lại cục nợ và ra khỏi thánh địa, dở sống dở chết.

Ra tới ngoài, bằng một giọng của người bán hàng muốn tống bôi lôi khứ món hàng đi mà không tìm ra người mua, vợ tôi nói :

"Không ai muốn nó cả, thằng bé tội nghiệp của tôi !". Tuy nhiên bả bắt đầu chạy lon ton với những bước chân giật giật từng cơn như không bén đất.

Chúng tôi đổ ra quãng trường Saints-Apôtres. Nhà thờ mở cửa, và khi vào thấy nó rộng mênh mông và tối, vợ tôi thầm thì : "- đây tốt đấy". Bằng một bước cả quyết, vợ tôi tiến tới nhà nguyện ở bên, đặt đứa bé xuống băng, rồi làm như bị đất nung hai chân, bả không làm dấu, không cầu nguyện, không đặt ngay cả một cái hôn lên trán thằng bé, bước vội ra cửa . Nhưng vừa đi được vài bước thì trong nhà thờ dội lên tiếng khóc tuyệt vọng : đã tới giờ thằng bé đòi bú, nó đói. Với tiếng ré chát chúa đó, vợ tôi mất bình tĩnh. Trước tiên nhà tôi chạy ra cửa, rồi chạy ngược trở lại, và không cần biết mình đang ở đâu, bả ngồi xuống ghế bồng đứa bé lên và mở cúc áo ra để cho nó bú. Vợ tôi vừa mới móc vú ra là thằng bé bám riết với cả hai tay như một con sói con, ư hử im lặng. Đúng lúc ấy một giọng giận dữ la to lên : "Những việc đó không bao giờ được làm trong nhà của Chúa... ra ngay... ra ngay... đi ra đường mà làm !". Đó là ông giữ nhà thờ, một ông già nhỏ bé với chòm râu cằm trắng và giọng nói to hơn ông ta. Vợ tôi vừa đứng lên vừa nói, hai tay khép vội ngực áo và đầu thằng bé : "Vậy mà bà Thánh Madone trong những bức tranh luôn luôn là cho con bú". Ông ta la lên : "Mày dám so sánh với bà Madone hả ? Đồ tự phụ !". Chán quá, chúng tôi ra ngồi trong cái vườn nhỏ quãng trường Venise, vợ tôi cho con bú tiếp cho tới khi nó no nê ngủ lại.

Bây giờ đêm xuống rồi, các nhà thờ đều đóng cửa, chúng tôi mệt lữ và đầu óc mê muội không nảy sinh được một điều gì nữa. Với ý nghĩ đã phiền phức nhiều để làm một cái việc đáng lẽ không nên làm, tôi cảm thấy tuyệt vọng. Tôi bảo : "Này, khuya rồi và tui không chịu nổi nữa... mình phải quyết định đi thôi !". Vợ tôi trả lời với giọng chua chát : "Nhưng là giọt máu của ông !... và ông muốn bỏ nó như vậy đó, trong một góc, như thể để một chéo giấy đựng đồ lòng cho mèo vậy !" - "Dĩ nhiên là không, nhưng có những việc người ta có thể làm tức khắc không đắn đo hay là không bao giờ làm cả ". - "Thực tình là ông sợ tui đổi ý và đem nó vế nhà trở lại... đàn ông các ông, các ông toàn là những thằng hèn !". Tôi hiểu không phải là lúc nói ngược lại nên trả lời một cách khá ung dung : "Tui hiểu bà. Nhưng nên biết là dù có việc gì không hay xảy ra cho nó đi nữa thì cũng tốt hơn là lớn lên ở Tormarancio, trong một căn phòng không cầu tiêu không nhà bếp, giữa bao vi khuẩn muà đông và ruồi muỗi mùa hè". Và lần này thì vợ tôi không trả lời.

Không biêt đi đâu, chúng tôi lấy đường quốc lộ ngược lên hướng tháp Néron. Tôi để ý thấy xa hơn một chút là con đường dốc nhỏ, hoàn toàn vắng vẻ, trừ một chiếc xe hơi xám cửa đóng, đậu trước cổng nhà. Tôi nảy ra một ý, tới thẳng chiếc xe vặn cái nắm tay : cửa mở. Tôi bảo nhà tôi : "Nhanh lên, lúc này được rồi. Đặt nó lên ghế sau". Nhà tôi vâng lời đặt đứa bé lên ghế và tôi đóng cửa lại. Mọi việc xảy ra chớp nhoáng trong vòng vài giây đồng hồ và không ai trông thấy. Rồi tôi nắm cánh tay vợ và chúng tôi chạy tránh xuống quãng trường Quirinal.

Quãng trường vắng teo tối om với thưa thớt vài ngọn đèn đường chiếu sáng ở cung điện, và vượt khỏi phần trên các lan can là ánh sáng của Rome lấp lánh trong đêm. Vợ tôi bước tới vòi nước, đến gần cột tháp và ngồi xuống băng ghế rồi thốt nhiên bật khóc, lưng quay lại tôi như thể bả đang chỉ một mình. Tôi hỏi : "Chuyện gì vậy ?" Nhà tôi trả lời : "Bây giờ bỏ nó rồi thì tui nhớ nó quá... tui thấy thiêu thiếu cái gì ở đây, chỗ ngực mà nó bấu vào đây này". Tôi nói không chủ định : " Ô, thì cũng dễ hiểu thôi... nhưng rồi sẽ qua đi".

Vợ tôi nhún vai và cứ khóc. Rồi thình lình mắt nhà tôi ráo hoảnh như gió trời thổi khô nước mưa. Bả đứng lên giận dữ chỉ cho tôi một trong những lâu đài : "Bây giờ tui biết phải đi đâu rồi, tui đi gặp ông vua và sẽ kể hết".
Tôi nắm tay nhà tôi và la lên : "Đứng yên ! bà điên sao chớ... bà biết thừa là không còn vua nữa mà !" - "Tui cóc cần, tui sẽ nói với người thay thế ổng... chắc chắn là phải có ai chớ !" Nhà tôi sắp chạy tới cổng ra vào và chỉ có trời mới biết chuyện khủng khiếp gì sẽ xảy ra, thì đùng một cái, tôi nói ngoài dự định : "Này bà, tui suy nghĩ lại rồi... mình quay tới chiếc xe lấy lại thằng nhỏ... chớ còn gì nữa, mình sẽ giữ nó... thêm bớt một miệng thì nhằm nhò gì..." Cái ý đó đương nhiên là ý muốn chính của vợ tôi, nó xoá liền ý nghĩ muốn nói chuyện với vua. "Nhưng liệu nó còn đó không ?" Vừa nói vợ tôi vừa chạy tới con đường có chiếc xe hơi xám. Tôi trả lời : "Dĩ nhiên là còn. Nãy giờ chưa tới năm phút mà".

Chiếc xe còn đó thật. Nhưng đúng lúc vợ tôi mở cửa xe thì một ông cỡ trung niên béo lùn với vẻ mặt rất hách dịch, xuất hiện ở cổng và la lên : "Dừng lại... dừng lại... bà muốn lấy gì trong xe tôi đấy ?" Nhà tôi đang nhoài người vào xe ôm đứa bé, trả lời mà không quay đầu lại : "Tui muốn lấy cái gì thuộc của tui !" Ông kia nhấn mạnh :"Mà bà lấy cái gì ?... cái xe này là của tôi... bà hiểu không ? nó là của tôi..." Phải nhìn thấy vợ tôi lúc đó : bả đứng thẳng lên và tấn công như vầy : "Coi kià, ai lấy cái gì của ông ? Đừng sợ, không ai lấy gì của ông đâu... còn xe của ông đấy hả, coi nè, tui nhổ lên nó đấy, ông thấy chưa ?" Và bả nhổ thật lên cánh cửa. Ông kia ngẩn ra : "Nhưng mà kià, cái gói gì đấy... ?" -" Không phải là gói gì cả, đây là con trai tui, ông nhìn nè..."

Vừa nói nhà tôi vừa dở lòi mặt thằng bé ra chìa tới trước mặt ông ta và tiếp : "Một thằng con trai xinh xắn như thế này, nếu ông tin là ông có khả năng tạo ra một đứa như vậy với vợ ông... và tui báo trước là không được đụng tới tui, nếu không tui sẽ la lên gọi cảnh sát và nói là ông muốn bắt cóc con tui..." Tóm lại, nhà tôi nói đủ điều, tới nỗi mà tội nghiệp ông ta, ông ta trở nên đỏ tía và há hốc mồm ra như thể đang bị xuất huyết não.

Cuối cùng nhà tôi bỏ đi không vội vã gì, con trong tay, trở lại chỗ tôi đang chờ ở cuối con đường.





------------------------------------------------------------------------------





__________________
~~{{ Welcome all of you }}~~

To Vinagames
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #2  
Old 04-20-2004, 05:10 AM
tweety tweety is offline
Senior Member
 
Tham gia ngày: Mar 2004
Nơi Cư Ngụ: forest
Bài gởi: 491
Send a message via Yahoo to tweety
Default

Người Trung Quốc xấu xí

Lời Người Dịch



Năm năm trước, tôi sang Trung Quốc đọc được quyển sách này rất lấy làm thích thú. Ngay sau đó, từ Trung Quốc về đến Việt Nam, tôi đã chụp lại đưa cho một người bạn ở Hà Nội và động viên anh dịch ra tiếng Việt. Tôi nghĩ rằng người Việt ở trong nước nếu được đọc nó, chắc cũng thích thú như tôi.
Bản thân tôi trước kia cứ mỗi lần đọc phải những quyển sách kiểu Người Việt cao quý, Người Việt đáng yêu là một lần không những không cảm thấy mình được dự phần vào cái cao quý, đáng yêu ấy một tý nào, mà càng thấy mình thấp hèn và đáng ghét làm sao, chỉ muốn viết ngay một quyển sách khác để nói về những tính hư, tật xấu của mình. Đang lúc lúng túng với nỗi bực dọc ấy thì may thay tôi gặp được quyển sách của Bá Dương.
Thế mà suốt năm năm qua tôi đã ôm cái hy vọng quyển sách dịch sẽ ra đời ở Việt Nam. Tại sao tôi lại có hy vọng như vậy ? Bởi vì, quyển sách này tuy được viết và xuất bản ban đầu ở Đài Loan, tuy có một cái nhìn độc đáo về văn hóa và các chế độ chính trị Trung Quốc, đặc biệt chỉ trích những phong trào Phản hữu, Cách mạng Văn hóa,v.v...và cả Mao Trạch Đông, nhưng sau đó nó lại được tái bản tại Trung Quốc lục địa (Bản tôi có là bản năm 1989 - 1990 do Nhà xuất bản Hoa Thành, thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông ấn hành).
Không những đã có nhiều sách khác viết về nó, gần đây còn có nguyên cả một quyển sách phỏng vấn Bá Dương về quyển sách này của ông. Các tác phẩm khác của Bá Dương cũng đã lục tục được in ra, và cuối cùng là hai tuyển tập tạp văn lớn của ông vừa được Nhà Xuất Bản Hữu Nghị tại Bắc Kinh phát hành.
Ngoài ra ở Âu, Mỹ, úc châu hiện nay, đối với những người sắp phải tiếp cận với Trung Quốc, cuốn sách của Bá Dương cũng được xếp vào trong danh sách những quyển cần đọc để có một cái nhìn tổng quát về văn hóa nước này.
Nước Trung Quốc cộng sản đã chấp nhận và hoan nghênh nó, người Âu Mỹ cũng thế, thì không có lý do gì người Việt Nam lại không thể được đọc nó, cho dù không phải để học hỏi, mà có thể chỉ vì hiếu kỳ, thông tin về một nước láng giềng.
Đến nay quyển sách dịch vẫn chưa ra đời ở Việt Nam. Và tôi vẫn chưa mất hy vọng, nhưng tôi hơi thấy tiếc cho cái thời gian tính của nó. Chẳng hạn, trong sách có những đoạn nói về tâm sự người Trung Quốc ở Hồng Kông khi mảnh đất này chưa "trở về tổ quốc" thì bây giờ Hồng Kông đã thuộc Trung Quốc lục địa rồi. Vì vậy, mặc dù chỉ võ vẽ tiếng Trung, lại không phải là người quen nghề dịch, tôi cũng đã mầy mò cố dịch nó ra, chắc chắn có nhiều sai sót, ở đây thành thật xin những người cao minh hơn chỉ bảo cho.
Trong thập niên trước một thiên niên kỷ mới này, người ta hay nói về nền văn minh hậu công nghiệp, hậu hiện đại, cách mạng và văn minh điện tử tin học, đợt sóng thứ ba,... Người Việt Nam vừa thoát ra được cuộc nồi da xáo thịt, còn phải mất hơn 20 năm để chì chiết lẫn nhau, bỗng một hôm tự thấy mình đang đứng bên lề đường phát triển; đói rách, nghèo nàn, lạc hậu, bối rối không biết đi về đâu. Vì cục diện thế giới đã thay đổi quá nhanh, các phe phái, chiêu bài mà mình vì nó mất bao xương máu và cả một thời son trẻ đã chỉ còn là những dấu vết mờ nhạt.
Trí thức Việt Nam, hoặc những người còn chút suy tư, nhìn sang các nước láng giềng, nhìn ra thế giới cũng hoang mang, lúng túng chẳng kém các cụ nhà Nho cách đây một thế kỷ khi tỉnh dậy vì những tiếng cà-nông của nền văn minh công nghiệp Tây phương bắn vào các cửa biển.
Trong thời kỳ gọi là "đổi mới" gần đây, các nhà lãnh đạo Việt Nam hay những người tự cho mình có sứ mệnh lãnh đạo, lại phát động phong trào đi tìm kiểu mẫu phát triển, giống phong trào "canh tân" của các cụ đồ ngày xưa.
Nhưng cái khác với thời hai cụ Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh là ngoài các mô-đen Mỹ, Pháp, Nhật, ngày nay còn có một lô những mô-đen mới nữa, trong đó phải kể mấy con rồng, con cọp châu á ngay sát nách mà ở thời các cụ họ cũng chẳng khác gì mình.
Người có đầu óc một lần nữa phải thắc mắc tại sao bây giờ lại có sự khác biệt đó? Dân tộc Việt Nam cơ bản khác gì những dân tộc khác để ra nông nỗi này ? Không khỏi có những người, cũng như các cụ Phan ngày xưa, lại đi đào bới trong văn hóa, lịch sử Việt Nam, suy gẫm để tìm cho ra nhẽ. Nhưng số ấy không nhiều như ta tưởng, mà rồi cũng chẳng ai để ý đến những lời tâm huyết của họ, nếu không thì lịch sử và vận mệnh nước nhà cũng đã khác.
Mặc dù dưới áp lực của xu hướng toàn cầu hóa trên mọi địa hạt, tôi vẫn tin rằng mỗi một dân tộc phải có một phương thức, một giải pháp riêng đối với cái vận mệnh riêng của mình. Cho nên, trước khi đi cóp nhặt các mô-đen, cần nhất phải biết mình là cái thứ gì, và có thể làm được gì ngay trước mắt. Muốn biết được điều ấy không thể chỉ cứ tinh tướng, huyễn hoặc để tiếp tục tự kỷ ám thị hoặc lừa dối nhau, tiếp tục dùng cái lưỡi gỗ để nói những điều cường điệu, hãnh tiến.
Thường trong lịch sử Việt Nam vốn đã rất ít người thật tình có can đảm và trung thực để tìm hiểu, phê bình, những cái xấu, cái dở của dân tộc mình. Gần đây lại chỉ toàn thấy ca tụng đất nước rừng vàng biển bạc, con người cần cù, thông minh, cao cả, đẹp đẽ, kiên cường, anh hùng, trong sáng... Thậm chí lại có cả người lãnh đạo lấy tên giả viết sách để ca ngợi cá nhân mình, có cả nhà văn bịa tên một người nước ngoài để ca ngợi dân tộc mình. Nếu so sánh với những nước giàu mạnh nhất thế giới hiện nay thì lại là cả một chuyện ngược đời.
Mà cái chuyện tìm những khuyết tật, những cái dở của dân tộc mình thì không ai có thể làm hộ cho mình cả, không thể trông chờ vào người nước ngoài được - mặc dù quá trình lịch sử Việt Nam đã chứng minh ngay đến cả cái chữ viết cũng là do người nước ngoài làm cho (Tôi không cho rằng chữ Nôm là một thứ chữ viết đúng nghĩa của nó. Đó chỉ là một thứ chữ làm từ chữ Hán, chủ yếu dùng để ký âm tiếng Việt cho những người đã biết chữ Hán, quá phức tạp, thiếu quy phạm để được phổ cập và đứng vững).
Rồi khi người nước ngoài không lo cho nữa thì đến nay nó vẫn ở tình trạng của đầu thế kỷ, không có một canh tân, chuẩn hóa gì thêm, thậm chí một bàn phím máy tính để đánh cái thứ chữ viết đó cũng không hề có nổi ở thời đại xa lộ thông tin này. Trung Quốc đã là một mô-đen lớn của Việt Nam cho đến lúc người Pháp đô hộ chúng ta. Và nếu tôi không lầm thì hiện nay một lần nữa nó vẫn còn là một mô-đen phát triển cho một nước theo chế độ đảng chủ, lại thuộc về thế giới Hán hóa như Việt Nam.
Quyển sách này soi sáng thêm một bề mặt, có thể là mặt trái của văn hóa Trung Quốc, của dân tộc Trung Quốc. Theo tôi nghĩ nếu lấy cái bề mặt này đem tham chiếu để phản tỉnh, việc này không những chỉ ích lợi cho người Hoa mà còn cho tất cả các cộng đồng có liên quan ít nhiều đến văn hóa Trung Quốc.
Ông Bá Dương cơ bản chỉ là một nhà báo, một người viết tạp văn và chính ông cũng xác nhận điều này. Bởi vậy chúng ta không nên chờ đợi ở quyển sách những phân tích khoa học sâu sắc, những ý nghĩa triết học cao siêu thường thấy ở mấy trường phái Trung Quốc học tại các đại học Mỹ như Havard hoặc Standford. Phần chính của quyển sách lại gồm những bài diễn thuyết, mang lối hành văn của kẻ nói chuyện, nên có người phê bình là bố cục lỏng lẻo.
Cho dù có thật sự thiếu trình độ uyên bác và cái chặt chẽ của lý luận, quyển sách lại đem đến cho người đọc nhiều chất liệu cụ thể rút từ lịch sử và đời thường qua cái nhìn của một người Trung Quốc đã bị "nhào trộn như một viên sỏi trong cái máy trộn bê-tông" của lịch sử Trung Quốc hiện đại. Những thứ rất phổ cập và dễ hiểu này cộng với giọng văn châm biếm chua cay mà thành khẩn của Bá Dương đối với một người Việt bình thường dù ở trong hay ngoài nước sẽ là một cống hiến không nhỏ cho việc hiểu rõ hơn về Trung Quốc và qua đó nhìn lại mà đánh giá bản thân, dân tộc và văn hóa của mình trong giai đoạn hiện nay.
Phần cuối sách gồm một số bài của những người phê phán Bá Dương. Phần tranh luận đầy cảm tính này, dẫu không có thêm nhiều phát hiện gì mới, lại là một cái phông cần thiết làm nổi bật thêm tính độc đáo và cú sốc khá mạnh của sự kiện Bá Dương trên cộng đồng người Hoa tại hải ngoại.
Trong lúc dịch tôi vẫn chưa tìm được ở tiếng Việt từ nào đúng để diễn tả đồng thời hình dáng xấu và tính xấu của một người. Cho nên, tùy mạch văn, lúc tôi dùng chữ "xấu xí" , lúc dùng "xấu xa". Tiếng Trung và Hán Việt vốn có nhiều từ giống nhau, khiến người dịch có khuynh hướng hay sử dụng cái có sẵn, nên câu văn mang vẻ cũ kỹ, tối nghĩa. Vấn đề này khó hơn, nếu có một ấn bản khác tôi sẽ cố gắng thêm.
Nhân dịp này tôi cũng không thể không nói lên rằng, ngoài những khó khăn gặp phải của một người dùng một thứ tiếng nghèo nàn để dịch một thứ tiếng phong phú hơn, tôi đã gặp phải quá nhiều đau khổ trong việc chế bản và chuyển đổi (đối với quyển này cũng như những quyển trước, vì cho đến nay tôi vẫn chưa tìm được một chương trình soạn thảo văn bản nào đạt tiêu chuẩn, thật đáng buồn! ), nếu không quyển sách này có thể đã ra đời trước đây sáu tháng hay một năm là ít.
Ngoài ra tôi cũng đã tự ý lược bỏ một số đoạn, không nhiều lắm, vì thấy có sự trùng lặp với các đoạn khác.
Tôi chỉ mong có nhiều người đọc được quyển sách dịch này, đó là một điều an ủi rất lớn cho cái thiện ý của tôi.
Paris - Bắc Kinh, 1966-1997

__________________
~~{{ Welcome all of you }}~~

To Vinagames
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #3  
Old 04-20-2004, 05:11 AM
tweety tweety is offline
Senior Member
 
Tham gia ngày: Mar 2004
Nơi Cư Ngụ: forest
Bài gởi: 491
Send a message via Yahoo to tweety
Default

Trích:
Originally posted by tweety@Apr 20 2004, 05:10 AM
Người Trung Quốc xấu xí

Lời Người Dịch



Năm năm trước, tôi sang Trung Quốc đọc được quyển sách này rất lấy làm thích thú. Ngay sau đó, từ Trung Quốc về đến Việt Nam, tôi đã chụp lại đưa cho một người bạn ở Hà Nội và động viên anh dịch ra tiếng Việt. Tôi nghĩ rằng người Việt ở trong nước nếu được đọc nó, chắc cũng thích thú như tôi.
Bản thân tôi trước kia cứ mỗi lần đọc phải những quyển sách kiểu Người Việt cao quý, Người Việt đáng yêu là một lần không những không cảm thấy mình được dự phần vào cái cao quý, đáng yêu ấy một tý nào, mà càng thấy mình thấp hèn và đáng ghét làm sao, chỉ muốn viết ngay một quyển sách khác để nói về những tính hư, tật xấu của mình. Đang lúc lúng túng với nỗi bực dọc ấy thì may thay tôi gặp được quyển sách của Bá Dương.
Thế mà suốt năm năm qua tôi đã ôm cái hy vọng quyển sách dịch sẽ ra đời ở Việt Nam. Tại sao tôi lại có hy vọng như vậy ? Bởi vì, quyển sách này tuy được viết và xuất bản ban đầu ở Đài Loan, tuy có một cái nhìn độc đáo về văn hóa và các chế độ chính trị Trung Quốc, đặc biệt chỉ trích những phong trào Phản hữu, Cách mạng Văn hóa,v.v...và cả Mao Trạch Đông, nhưng sau đó nó lại được tái bản tại Trung Quốc lục địa (Bản tôi có là bản năm 1989 - 1990 do Nhà xuất bản Hoa Thành, thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông ấn hành).
Không những đã có nhiều sách khác viết về nó, gần đây còn có nguyên cả một quyển sách phỏng vấn Bá Dương về quyển sách này của ông. Các tác phẩm khác của Bá Dương cũng đã lục tục được in ra, và cuối cùng là hai tuyển tập tạp văn lớn của ông vừa được Nhà Xuất Bản Hữu Nghị tại Bắc Kinh phát hành.
Ngoài ra ở Âu, Mỹ, úc châu hiện nay, đối với những người sắp phải tiếp cận với Trung Quốc, cuốn sách của Bá Dương cũng được xếp vào trong danh sách những quyển cần đọc để có một cái nhìn tổng quát về văn hóa nước này.
Nước Trung Quốc cộng sản đã chấp nhận và hoan nghênh nó, người Âu Mỹ cũng thế, thì không có lý do gì người Việt Nam lại không thể được đọc nó, cho dù không phải để học hỏi, mà có thể chỉ vì hiếu kỳ, thông tin về một nước láng giềng.
Đến nay quyển sách dịch vẫn chưa ra đời ở Việt Nam. Và tôi vẫn chưa mất hy vọng, nhưng tôi hơi thấy tiếc cho cái thời gian tính của nó. Chẳng hạn, trong sách có những đoạn nói về tâm sự người Trung Quốc ở Hồng Kông khi mảnh đất này chưa "trở về tổ quốc" thì bây giờ Hồng Kông đã thuộc Trung Quốc lục địa rồi. Vì vậy, mặc dù chỉ võ vẽ tiếng Trung, lại không phải là người quen nghề dịch, tôi cũng đã mầy mò cố dịch nó ra, chắc chắn có nhiều sai sót, ở đây thành thật xin những người cao minh hơn chỉ bảo cho.
Trong thập niên trước một thiên niên kỷ mới này, người ta hay nói về nền văn minh hậu công nghiệp, hậu hiện đại, cách mạng và văn minh điện tử tin học, đợt sóng thứ ba,... Người Việt Nam vừa thoát ra được cuộc nồi da xáo thịt, còn phải mất hơn 20 năm để chì chiết lẫn nhau, bỗng một hôm tự thấy mình đang đứng bên lề đường phát triển; đói rách, nghèo nàn, lạc hậu, bối rối không biết đi về đâu. Vì cục diện thế giới đã thay đổi quá nhanh, các phe phái, chiêu bài mà mình vì nó mất bao xương máu và cả một thời son trẻ đã chỉ còn là những dấu vết mờ nhạt.
Trí thức Việt Nam, hoặc những người còn chút suy tư, nhìn sang các nước láng giềng, nhìn ra thế giới cũng hoang mang, lúng túng chẳng kém các cụ nhà Nho cách đây một thế kỷ khi tỉnh dậy vì những tiếng cà-nông của nền văn minh công nghiệp Tây phương bắn vào các cửa biển.
Trong thời kỳ gọi là "đổi mới" gần đây, các nhà lãnh đạo Việt Nam hay những người tự cho mình có sứ mệnh lãnh đạo, lại phát động phong trào đi tìm kiểu mẫu phát triển, giống phong trào "canh tân" của các cụ đồ ngày xưa.
Nhưng cái khác với thời hai cụ Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh là ngoài các mô-đen Mỹ, Pháp, Nhật, ngày nay còn có một lô những mô-đen mới nữa, trong đó phải kể mấy con rồng, con cọp châu á ngay sát nách mà ở thời các cụ họ cũng chẳng khác gì mình.
Người có đầu óc một lần nữa phải thắc mắc tại sao bây giờ lại có sự khác biệt đó? Dân tộc Việt Nam cơ bản khác gì những dân tộc khác để ra nông nỗi này ? Không khỏi có những người, cũng như các cụ Phan ngày xưa, lại đi đào bới trong văn hóa, lịch sử Việt Nam, suy gẫm để tìm cho ra nhẽ. Nhưng số ấy không nhiều như ta tưởng, mà rồi cũng chẳng ai để ý đến những lời tâm huyết của họ, nếu không thì lịch sử và vận mệnh nước nhà cũng đã khác.
Mặc dù dưới áp lực của xu hướng toàn cầu hóa trên mọi địa hạt, tôi vẫn tin rằng mỗi một dân tộc phải có một phương thức, một giải pháp riêng đối với cái vận mệnh riêng của mình. Cho nên, trước khi đi cóp nhặt các mô-đen, cần nhất phải biết mình là cái thứ gì, và có thể làm được gì ngay trước mắt. Muốn biết được điều ấy không thể chỉ cứ tinh tướng, huyễn hoặc để tiếp tục tự kỷ ám thị hoặc lừa dối nhau, tiếp tục dùng cái lưỡi gỗ để nói những điều cường điệu, hãnh tiến.
Thường trong lịch sử Việt Nam vốn đã rất ít người thật tình có can đảm và trung thực để tìm hiểu, phê bình, những cái xấu, cái dở của dân tộc mình. Gần đây lại chỉ toàn thấy ca tụng đất nước rừng vàng biển bạc, con người cần cù, thông minh, cao cả, đẹp đẽ, kiên cường, anh hùng, trong sáng... Thậm chí lại có cả người lãnh đạo lấy tên giả viết sách để ca ngợi cá nhân mình, có cả nhà văn bịa tên một người nước ngoài để ca ngợi dân tộc mình. Nếu so sánh với những nước giàu mạnh nhất thế giới hiện nay thì lại là cả một chuyện ngược đời.
Mà cái chuyện tìm những khuyết tật, những cái dở của dân tộc mình thì không ai có thể làm hộ cho mình cả, không thể trông chờ vào người nước ngoài được - mặc dù quá trình lịch sử Việt Nam đã chứng minh ngay đến cả cái chữ viết cũng là do người nước ngoài làm cho (Tôi không cho rằng chữ Nôm là một thứ chữ viết đúng nghĩa của nó. Đó chỉ là một thứ chữ làm từ chữ Hán, chủ yếu dùng để ký âm tiếng Việt cho những người đã biết chữ Hán, quá phức tạp, thiếu quy phạm để được phổ cập và đứng vững).
Rồi khi người nước ngoài không lo cho nữa thì đến nay nó vẫn ở tình trạng của đầu thế kỷ, không có một canh tân, chuẩn hóa gì thêm, thậm chí một bàn phím máy tính để đánh cái thứ chữ viết đó cũng không hề có nổi ở thời đại xa lộ thông tin này. Trung Quốc đã là một mô-đen lớn của Việt Nam cho đến lúc người Pháp đô hộ chúng ta. Và nếu tôi không lầm thì hiện nay một lần nữa nó vẫn còn là một mô-đen phát triển cho một nước theo chế độ đảng chủ, lại thuộc về thế giới Hán hóa như Việt Nam.
Quyển sách này soi sáng thêm một bề mặt, có thể là mặt trái của văn hóa Trung Quốc, của dân tộc Trung Quốc. Theo tôi nghĩ nếu lấy cái bề mặt này đem tham chiếu để phản tỉnh, việc này không những chỉ ích lợi cho người Hoa mà còn cho tất cả các cộng đồng có liên quan ít nhiều đến văn hóa Trung Quốc.
Ông Bá Dương cơ bản chỉ là một nhà báo, một người viết tạp văn và chính ông cũng xác nhận điều này. Bởi vậy chúng ta không nên chờ đợi ở quyển sách những phân tích khoa học sâu sắc, những ý nghĩa triết học cao siêu thường thấy ở mấy trường phái Trung Quốc học tại các đại học Mỹ như Havard hoặc Standford. Phần chính của quyển sách lại gồm những bài diễn thuyết, mang lối hành văn của kẻ nói chuyện, nên có người phê bình là bố cục lỏng lẻo.
Cho dù có thật sự thiếu trình độ uyên bác và cái chặt chẽ của lý luận, quyển sách lại đem đến cho người đọc nhiều chất liệu cụ thể rút từ lịch sử và đời thường qua cái nhìn của một người Trung Quốc đã bị "nhào trộn như một viên sỏi trong cái máy trộn bê-tông" của lịch sử Trung Quốc hiện đại. Những thứ rất phổ cập và dễ hiểu này cộng với giọng văn châm biếm chua cay mà thành khẩn của Bá Dương đối với một người Việt bình thường dù ở trong hay ngoài nước sẽ là một cống hiến không nhỏ cho việc hiểu rõ hơn về Trung Quốc và qua đó nhìn lại mà đánh giá bản thân, dân tộc và văn hóa của mình trong giai đoạn hiện nay.
Phần cuối sách gồm một số bài của những người phê phán Bá Dương. Phần tranh luận đầy cảm tính này, dẫu không có thêm nhiều phát hiện gì mới, lại là một cái phông cần thiết làm nổi bật thêm tính độc đáo và cú sốc khá mạnh của sự kiện Bá Dương trên cộng đồng người Hoa tại hải ngoại.
Trong lúc dịch tôi vẫn chưa tìm được ở tiếng Việt từ nào đúng để diễn tả đồng thời hình dáng xấu và tính xấu của một người. Cho nên, tùy mạch văn, lúc tôi dùng chữ "xấu xí" , lúc dùng "xấu xa". Tiếng Trung và Hán Việt vốn có nhiều từ giống nhau, khiến người dịch có khuynh hướng hay sử dụng cái có sẵn, nên câu văn mang vẻ cũ kỹ, tối nghĩa. Vấn đề này khó hơn, nếu có một ấn bản khác tôi sẽ cố gắng thêm.
Nhân dịp này tôi cũng không thể không nói lên rằng, ngoài những khó khăn gặp phải của một người dùng một thứ tiếng nghèo nàn để dịch một thứ tiếng phong phú hơn, tôi đã gặp phải quá nhiều đau khổ trong việc chế bản và chuyển đổi (đối với quyển này cũng như những quyển trước, vì cho đến nay tôi vẫn chưa tìm được một chương trình soạn thảo văn bản nào đạt tiêu chuẩn, thật đáng buồn! ), nếu không quyển sách này có thể đã ra đời trước đây sáu tháng hay một năm là ít.
Ngoài ra tôi cũng đã tự ý lược bỏ một số đoạn, không nhiều lắm, vì thấy có sự trùng lặp với các đoạn khác.
Tôi chỉ mong có nhiều người đọc được quyển sách dịch này, đó là một điều an ủi rất lớn cho cái thiện ý của tôi.
Paris - Bắc Kinh, 1966-1997
Người Trung Quốc Vĩ đại



Châu Quế
" Luận đàn báo ", Los Angeles, ngày 13-3-1985,
" Tự lập vãn báo ", Đài Bắc, ngày 12-4-1985,
" Bách tính bán nguyệt san ", Hương Cảng, ngày 16-5-1985.


Ông Bá Dương có một bài nói chuyện về " Người Trung Quốc xấu xí ". ý kiến của tôi hơi trái ngược lại, tôi xin gọi nó ở đây là " Người Trung Quốc vĩ đại ".
Bất cứ nơi nào có người Trung Quốc tụ tập sinh sống, việc điều đầu tiên ai cũng thấy được là " đông, ồn, bẩn, loạn ". " Đông " vì chen chúc nhau mới vui nhộn, " ồn " vì người Trung Quốc thích ra oai hù dọa đối phương, " bẩn " vì không có bụi bay thì làm sao thấy được nắng đẹp, " loạn " vì tinh thần tự do, tự tại.
Mối quan tâm của người Trung Quốc đối với những đau khổ của kẻ khác, được biểu hiện qua lòng hiếu kỳ. Bởi vậy họ thích xem những cuộc hành hình, người chết, đám cháy, nước lụt, hoặc tai nạn xe cộ. Cảnh ngộ của người khác càng thê thảm chừng nào thì họ lại càng thấy thích thú chừng nấy. Nếu không thế tại sao khi lỡ dịp xem một thảm cảnh đối với họ lại là mất đi một cơ hội lớn để hưởng thụ hạnh phúc của cuộc đời.
" Liên ngã thế nhân, ưu hoạn thực đa! " (Thương cho người đời; buồn lo, hoạn nạn quá nhiều ! ) Nhìn những cái đau khổ của người đời, mà mừng rằng mình may mắn không bị sa vào trong đó, chẳng phải là một điều hưởng thụ lớn nhất trong cuộc sống hay sao ?
Mười mấy năm trước, lúc Đài Loan đang xây dựng đường cao tốc trên toàn đảo, từ Đài Bắc đi Cơ Long chỉ có một con lộ nhỏ. Có lần trước một trường tiểu học công lập ở Tịch Chỉ xảy ra một tai nạn xe cộ. Một đứa bé đi qua đường bị một chiếc xe chạy gấp cán chết ngay tại chỗ. Cái xe sau khi gây tai nạn trước mắt mọi người cứ thế đủng :Dnh bỏ đi.
Cả hàng nghìn vạn con mắt nhìn thấy sự việc trên, thế mà không có một người nào đứng ra chặn xe lại. Đến khi cảnh sát tới, lại cũng không ai có thể đứng ra làm nhân chứng để cho biết một tý đầu mối nào về hung thủ. Mà ngay cả cái số biển xe cũng không ai ghi lại.
Trong phút chốc mọi người ào ào như ong vỡ tổ. Mặc dù cảnh sát hết sức mạnh tay ngăn chặn, quần chúng vẫn như một dòng thác dời non lấp bể ùn ùn đến vây quanh cái thi thể bé nhỏ đó, và làm tắc nghẽn ngay con lộ.
Trong đám đông bỗng thấy một người đàn ông tráng kiện, trạc độ tứ tuần, mặt mày phấn khởi, mồm miệng thô tục, vừa hùng hổ gạt đám đông ra chui vào vừa chửi đổng :
"Đ. M. nó, lại cán chết người nữa rồi!".
Anh ta chuẩn bị để thưởng thức một cảnh ngoạn mục hiếm thấy. Nhưng khi anh ta chen được đến chỗ nhìn thì bỗng nhiên như bị một cú điện giật, rồi khóc rống lên.
Đã mười mấy năm qua mà chỉ cần nhắm mắt lại là trong đầu tôi vẫn còn thấy rõ ràng cảnh tượng ấy !
Mấy năm trước ở đoạn Tam Nghĩa trên xa lộ Đài Loan đã xảy ra một vụ đụng xe lớn, trong đó có khoảng từ 60 đến 70 xe xô vào đít nhau.
Nguyên nhân đầu tiên của vụ này chỉ vì có một chiếc xe bị tai nạn, nhưng những xe chạy sau đó vội vàng ngừng lại để xem. Thế là các xe từ phía sau đến phanh không kịp và đổ xô hết vào nhau gây nên một đống nát bét khổng lồ.
Tại những nơi có người Trung Quốc, chỉ cần một tai nạn xảy ra thì không bao giờ thiếu đám đông đến xem. Nhà cháy ngùn ngụt, lửa lên ngút trời, người bị nạn đang dậm chân kêu cứu trong biển lửa, nhưng giữa đội cứu hỏa và đám cháy thế nào cũng có một bức tường người đứng xem làm cản trở công việc cứu chữa.
Trong núi có tai nạn mỏ, vô số thợ bị nạn còn nằm dưới mỏ, sống chết còn tùy vào không gian để thở. ở vào thời điểm này, dù núi cao, đường xa thế nào đi nữa cũng sẽ có một đoàn người hiếu kỳ hỗn loạn từ xa lặn lội kéo tới lấp kín cửa mỏ, tranh giành đường đi với những người đến cứu nạn.
Chỉ cần nơi nào có dây ra một tý đường, thì chẳng quản khuất nẻo, thế nào đàn kiến cũng đánh hơi đến được. Xe lửa trật đường rầy, máy bay bị rơi, lụt làm vỡ đê, có người tự tử, hành quyết phạm nhân, người Trung Quốc đều như kiến tìm đường đến xem ngay.
Hơn hai mươi năm trước, một người đàn ông, trong lòng có điều uẩn ức, leo lên một mái nhà cao mười tầng ở Đài Loan tuyên bố sẽ nhảy xuống tự tử. Tức thì người kéo đến xem đầy đường, chật phố. Cảnh sát như gặp phải quân giặc, một đằng lo chăng lưới hứng người phía dưới lầu, một đằng cho người lên thương thuyết, khuyên anh kia đừng nhảy.
Ký giả các báo đến giương sẵn máy ảnh, chỉnh sẵn ống kính chờ đợi để chụp lấy cái giây phút hiếm có. Nhưng anh chàng nọ vẫn tác quái, mặc cho cảnh sát nói gãy cả lưỡi, một mực vẫn nhất quyết bảo không nhảy không được, nhưng lại không nhảy ngay tức khắc, cứ kiểu đó kéo dài cả tiếng rưỡi đồng hồ.
Phải nói cái quần chúng tò mò của Trung Quốc có lòng kiên nhẫn trong thiên hạ không ai bì kịp, ngửng đầu theo dõi hai, ba tiếng đồng hồ rồi, cổ đã mỏi nhừ mà cũng không ai cần nghỉ ngơi một giây phút nào cả.
Khi cái đồng hồ nhà ga xe lửa đối diện gõ 11 giờ vẫn không thấy anh ta nhẩy, mà người xem vẫn chưa ai ra về. Trong đám người đứng đó, một bà nội trợ, tay xách cái làn không, mồm lẩm bẩm :
" Bảo nhảy mà mãi không nhảy cho rồi để cho người ta xem xong còn đi chợ chứ! "
Tại sao người Trung Quốc lại thích xem tai nạn ? Bởi vì người Trung Quốc một đời họ là một trường tai nạn. Một lần sinh làm người Trung Quốc là một lần phải hứng chịu những tai vạ lớn. Tai họa vĩnh viễn là đứa anh em sinh đôi của người Trung Quốc, có tránh cũng không nổi, chỉ có không biết là nó đến lúc nào và ở đâu thôi.
Trong Đạo đức kinh của Lão đam có viết :
" Có và không đều cùng sinh ra lẫn nhau. Dễ và khó đều cùng đưa nhau đến một kết quả. Dài ngắn rồi cũng cùng tạo hình dáng của nhau. Cao thấp cũng đều khuynh loát lẫn nhau. Âm và thanh đều hòa vào với nhau. Trước và sau đều tùy thuộc lẫn nhau " (Cố hữu vô tương sinh, nan dị tương thành, trường đoản tương hình, cao hạ tương khuynh, âm thanh tương hòa, tiền hậu tương tùy).
Khổ và sướng, hạnh phúc và tai họa không có gì tuyệt đối, tất cả chỉ là tương đối:
" Người ta cưỡi ngựa tôi cưỡi lừa, nhìn về đằng trước thì tôi không bằng, nhìn về đằng sau còn có người phải đẩy xe, so với phía trên thì không đủ, so với phía dưới thì tôi có thừa ".
Những người khác gặp những đau khổ vô cùng lớn, riêng tôi may mắn được thoát nạn. Nhìn cảnh ngộ bi thảm của kẻ khác để rồi ngẫm nghĩ về sự may mắn của bản thân mình (không bị hề hấn gì). Cái sự hưởng thụ đó trong cuộc đời này nào phải được nhiều nhặn gì cho cam ! Nếu không nắm lấy thời cơ mà hưởng thụ hết mình thì chẳng phải là tội lỗi hay sao ?
Trong cuộc sống, người Trung Quốc thực sự luôn luôn phải sắm vai chính của những bi kịch, nên hễ gặp ai đang diễn bi kịch thì làm sao có thể dễ dàng bỏ lỡ cơ hội xem cho được ?
Tôi còn nhớ thời kỳ Kháng chiến chống Nhật, trên một bến phà bên bờ sông ở Triêu Thiên Môn tại Trùng Khánh, mùa đông nước cạn, phà không thể cập sát bờ, để lên phà phải qua một cầu nổi thô sơ.
Hôm ấy phà vừa cặp bến thì những người khách cứ theo thói quen dùng cái tài năng đặc biệt của người Trung Quốc là xung phong hãm trận, tranh nhau xuống trước, liều mạng chen lấn. Có một bà cụ già vì thế bị xô đẩy rơi tòm xuống sông, lúc chìm lúc nổi.
Dưới nước cả trăm chiếc thuyền lớn bé vẫn thản nhiên, trên bờ cả trăm nghìn người ai cũng chỉ đứng giương mắt nhìn mà không một kẻ nào nghĩ đến chuyện cứu người.
Lúc đó bỗng trong đám đông có một quân nhân Mỹ bước ra, cởi bỏ áo ngoài, nhảy ùm xuống sông. Sau một hồi rất chật vật, khó khăn, cuối cùng anh ta cũng cứu được người đàn bà ấy lên bờ.
Người lính Mỹ, sau khi hoàn thành cái việc nghĩa cứu người, bèn quay lại chỗ mình cởi bỏ áo để tìm, thì ôi thôi! Cái áo đã không cánh mà bay mất tự bao giờ!
Vị quân nhân Mỹ kia chỉ bị mất một cái áo, nhưng việc tôi gặp phải sau đây có thể còn thảm thương hơn nhiều.
Đó là câu chuyện ba mươi lăm năm trước, song nó còn đeo đẳng tôi không biết đến bao giờ. Hôm ấy ở ga xe lửa Đài Trung, tôi thấy một người lạ đi một mình bỗng đột ngột bị bạo bệnh ngã xuống trước cửa ga.
Vì tình thế lúc đó quá gấp rút, tôi kêu bừa một xe ba gác đến chở ông ta đi nhà thương cấp cứu. Đến bệnh viện, chưa làm xong thủ tục nhập viện thì người ấy đã qua đời. Bệnh viện bảo tôi phải thanh toán lệ phí thủ tục nhập viện rồi đem thi thể đi ngay, sợ ảnh hưởng đến thanh danh của họ.
Tôi chỉ trơ trọi có mỗi một mình ở đấy, không quen biết ai, cũng chẳng ai có thể cho tôi biết phải đem một tử thi vô danh đi nơi nào.
May mà nhà thương đã kêu cảnh sát lại. Cảnh sát dĩ nhiên bắt tôi khai tên tuổi người chết, nguyên nhân cái chết, lại bắt tôi phải đem thi thể đến một nơi thích hợp để chờ thầy thuốc pháp y đến khám nghiệm. Dĩ nhiên để trả lời, bằng mọi cách phải biết được lai lịch người chết. Rà đi rà lại cả ngày, phải khó khăn lắm tôi mới tìm được gia đình người chết.
Người nhà tới, lập tức nêu lên một vấn đề rất nghiêm trọng. Họ bảo rằng người chết có mang theo mình 50 quan tiền mà bây giờ không tìm thấy nữa. Tôi liền bị cảnh sát gọi đi lấy khẩu cung, viết giấy cam đoan, rồi tìm cả người bảo lãnh. Tất cả những thứ thủ tục này làm tôi mất đứt một tháng trời. May mắn là tổ tiên tôi còn để đức lại, nên gia đình người chết cuối cùng cũng nói sự thực.
Họ thú nhận rằng vốn sợ phải hoàn lại số tiền xe và tiền nhập viện mà tôi đã ứng trước nên đã dựng đứng lên chuyện trong người kẻ xấu số có 50 quan tiền, để cứ gọi là " tương " trước cho tôi " một quả " cái đã.
Nghìn may! Vạn may! Họ vẫn là người nhà quê thật thà, chỉ nói mất có 50 quan tiền. Chứ chẳng may họ lại bảo là mất 5 vạn quan tiền thì suốt đời, có lẽ đến bây giờ, tôi vẫn còn nằm trong nhà lao mất.
Người Trung Quốc đối với những đau khổ của kẻ khác thường có kiểu tò mò một cách trắng trợn, thích thú mà có vẻ đồng tình, nhưng đối với những thành tựu và hạnh phúc của kẻ khác thì giữ kín như bưng, cực kỳ bí ẩn, tâm địa đố kị cực kỳ ác độc.
Người Trung Quốc dù khoan hồng đại lượng cũng tuyệt đối không thể chấp nhận chuyện người mình quen lại khá hơn mình, tuyệt nhiên không thể chịu đựng được bất cứ phần tử nào ở cùng trong cái biển khổ ấy lại thoát ly ra được. Đó là cái gọi là " không muốn thấy cháo của người nghèo đóng váng " (Cùng phường ăn mày mắng nhau dầy chiếu).
Mọi người đều cùng khổ, nấu cháo húp qua ngày, vạn nhất có người nấu nhiều hơn một tý, cháo nấu đặc hơn một tý, trên mặt bát đóng một lớp váng mỏng thì cái đó sẽ không khỏi gây ra vấn đề và không ai chịu được cả. Không đánh cho nó gục thì không được.
Lúc mọi người đều ăn mỳ canh xì dầu thì rất là vui vẻ, không có việc gì xảy ra. Chẳng may tình hình biến đổi, tôi chỉ có thể ăn mỳ ruốc, mà anh lại được ăn mỳ sườn, như thế làm sao tôi có thể chịu nổi ? " Mình đói người khác cũng phải đói " thì lúc ấy mới không thấy được mình đói. " Mình chết đuối thì người khác cũng phải chết đuối " thì lúc đó mới không cảm thấy mình đang chết đuối. Nếu phải nhẩy xuống giếng tự tử tất phải tìm được người nhảy xuống trước để làm đệm cho mình.
Trong xã hội Trung Quốc, từ miệng kẻ bị thất bại vẫn nghe thấy nói có người thành công nào đó phải biết ơn anh ta, bởi vì nhờ có anh ta người nọ mới thành công được. Bạn bè cũ hoàn toàn không thể trở thành người làm của kẻ đã thành công. Người đã thành công cũng không thể nào có thể dùng bạn cũ của mình để làm việc cho mình được.
Trung Quốc là một dân tộc không biết sùng bái anh hùng. Người Trung Quốc chỉ sùng bái những con ma xui xẻo bị thất bại. Quan Công vì sơ xuất bị ám hại ở Kinh Châu, nên được người đời thắp hương cúng bái. Sở Bá Vương vì cùng đường phải tự cứa cổ nên được xem là anh hùng cái thế. Gia Cát Lượng vì cúc cung tận tụy dưới trướng Lưu Bị nên được tôn thờ là thần cơ diệu toán. Nếu Quan Công giữ được Kinh Châu, Sở Bá Vương có được thiên hạ, Gia Cát Lượng phục hưng được nhà Hán thì người đời sau chắc sẽ không sùng bái họ như vậy.
Đối với người chết còn như thế, huống hồ những người đang sống. Cùng xuất thân, cùng một hạng người như nhau mà nó lại cứ dám ngoi lên cao. Nếu không kéo cho nó xuống ngựa thì làm sao chịu được ? Cái tinh thần " phản người cùng một tổ " này là một trong những thứ truyền thống " ưu tú " của dân tộc Trung Quốc từ mấy nghìn năm nay.
Người Trung Quốc đối với những người nước ngoài to khỏe xưa nay vẫn chăm chú đến việc giữ hòa bình, nhất là đối với những kẻ địch hung hãn. Dầu cho họ có cưỡi lên đầu lên cổ mình thì cũng cứ khoan hồng đại lượng, thản nhiên chịu đựng.
Duy chỉ đối với giữa người mình với nhau thì lại không thể để cho ai làm dù một hạt bụi bay vào mắt, không thể để ai nói điều ong tiếng ve gì về mình. Nếu có chuyện đó xảy ra tức thì phải đập cho vỡ đầu, hạ độc thủ, phóng ám khí.
Những thủ đoạn bôi mặt đá nhau này hễ dùng đến thì không thứ nào không dùng đến mức tối đa. Nhất là kiểu bịa đặt, thư nặc danh, tung tin đồn, báo cáo mật,... càng là những tuyệt kỹ mà người Trung Quốc xưa nay vẫn đoạt giải quán quân trong thiên hạ. Người Trung Quốc đặc biệt nghiện những thứ này. Bất kỳ dưới chính quyền nào, hễ trong tay họ nắm được quyền sinh sát là y như bị tật nghiện giống như nghiện ma túy, rất khoái được báo cáo mật về kẻ khác, nghe rồi tin những báo cáo ấy như một người mù.
Từ thời Tần (221-207 trước Công nguyên) Thương Ưởng đã làm một đạo luật gọi là " vu cáo phản tọa " (Vu oan cho người tội gì thì bị khép vào tội ấy), người Trung Quốc vốn là kẻ vẫn gìn giữ lại bất cứ thứ gì, thế mà không hiểu sao lại vứt cái đạo luật này đi ?
Một bạn cũ của tôi là ông Trưởng Cung, một con người tài hoa, viết chữ đẹp, vẽ đẹp, khắc đẹp, một người mến yêu cổ đạo, tâm địa tốt, lòng dạ ngay thẳng nghĩ thế nào nói thế ấy. Vào thời quân phiệt Bắc Dương, ông bị người mật báo với tội danh " thuộc đảng Cách mạng ", bị xử tử hình. Cũng may là ngay lúc còn chưa bị hành hình thì cuộc Bắc Phạt thành công. Đến thời Mãn Châu Quốc (những năm 1930) ông lại bị mật báo là " phần tử Trùng Khánh ", cũng lại bị khép vào án tử hình. Chỉ còn một ngày nữa bị đem bắn thì quân Nhật đầu hàng, nếu không thì chắc chắn đã chết rồi.
Lúc quân cộng sản chiếm Đông Bắc ông lại bị mật báo là " Hán gian " và " gián điệp Quốc Dân Đảng ". Cùng một lúc hai tội danh này lại đưa ông đến một lần thứ ba bị tuyên án tử hình. Sau đó nhờ cuộc trao đổi tù binh ông được đem ra Đài Loan. Nhưng ở đây ông lại bị mật báo là " phỉ điệp " (gián điệp của thổ phỉ, tức gián điệp cộng sản), bị xử 7 năm tù. Ông Trưởng Cung năm nay đã 82 tuổi, không biết rồi còn có thể bị chụp thêm một cái mũ nào nữa lên đầu hay không ?
Một người Trung Quốc, như một cá nhân thì thông minh tài trí ; nếu nói về năng lực, tinh thần hăng hái thì chẳng thua ai. Nhưng lạ thay, điều khiển một tỷ người Trung Quốc lại cũng dễ như lùa một đàn cừu.
Anh chỉ cần để cho tất cả mọi người cùng chịu khổ, cùng bị hà hiếp như nhau thì họ sẽ chịu đựng được những cực khổ và những sự ức hiếp đến độ không loại người nào có thể chịu được.
Nếu thi tài chịu đựng khổ cực, gánh vác tội vạ đồng thời ngậm đắng nuốt cay, nhất định người Trung Quốc đoạt giải quán quân.
Họ giỏi những thứ đó cho nên thường chỉ bị người dùng roi da quất lên lưng, bắt tụ tập lại thành hàng nghìn, hàng vạn giống một đàn kiến thợ để làm những công việc của bọn nô lệ, như xây Vạn Lý Trường Thành, đào Đại Vận Hà (kênh đào liên tỉnh Hà Bắc - Sơn Đông - Giang Tô - Chiết Giang - ND).
Nhất thiết anh đừng mong cải thiện cuộc đời họ. Cách tốt nhất là anh chịu khó lắng nghe họ kể khổ, làm phúc một tý cho họ bằng cách cho họ tưởng anh cũng khổ và đồng tình với họ. Chỉ cần như thế là họ thỏa mãn lắm rồi !
Chuyện " đập vỡ nồi để mọi người đều không có cơm ăn ", người Trung Quốc nào cũng làm được. Nhưng " nhặt củi để đốt cho đống lửa chung cháy to lên " thì không người Trung Quốc nào làm nổi.
Khi xem xi-nê, đến đoạn cô nhi quả phụ gặp bước đường cùng, bi thương tuyệt vọng, tất cả người xem kẻ thì lau nước mắt, người chùi nước mũi, hết đợt này đến đợt khác. Cả rạp sụt sùi chẳng khác nào cuộc đời của chính bản thân mình đang được chiếu trên màn bạc vậy. Lúc đó người Trung Quốc mới thông cảm làm sao cái tâm trạng " người đói cũng như ta đói, người chết đuối cũng như mình chết đuối " (Nhân cơ kỷ cơ, nhân nịch kỷ nịch), cái tình cảm đó lúc ấy thể hiện đến cùng cực.
Nhưng lúc tan phim đi về, ra đến ngoài đường, bỗng thấy bên vỉa hè bao nhiêu trẻ thơ tàn phế đang bò lê bò càng, người già yếu bệnh hoạn đang van xin bố thí. Những nhân sĩ hảo tâm mắt còn đỏ hoe vì vừa mới khóc trong rạp kia vội vàng hiên ngang đi lướt qua thật mau như không hề nhìn thấy gì.
Đó đúng là người Trung Quốc. Họ sống ở hai thế giới khác nhau, vĩnh viễn mang trong người một nhân cách song đôi. Một mặt là thế giới hiện thực đầy rẫy chiến tranh, đói khát, đau khổ, chết :Dc, người với người quyết liệt kiểu " mày chết tao mới sống ". ở đó, dù cho có là vua Đường, Nghiêu, Ngu, Thuấn cũng không thể cho ai một cái bánh nướng. Những thứ của Kinh Thi hay lời dạy của Khổng Tử cũng không thể đem bỏ vào cho đầy nồi, nấu lên cho thành cơm được. Tu (thân), tề (gia), trị (nước), bình (thiên hạ) chỉ là những thứ của nhà người khác. Khi đói thì chỉ có mỗi cái bụng của mình là thứ quan trọng nhất.
Dân tộc Trung Quốc là một dân tộc lâu đời, có lịch sử văn hóa 5.000 năm, mà cũng có cả kinh nghiệm của 5.000 năm sống khốn khổ. Những ông thánh hiền xưa để lại cho chúng ta một lô lý luận về cách làm người phải như thế nào. Nhưng 5.000 năm sống gian khổ kia cũng mài dũa ra một lô kinh nghiệm quý báu về cách phải làm như thế nào để sinh tồn.
Trên lý luận thì phải làm như thế này mới đúng, nhưng trong thực tế lại phải làm như thế kia mới có hy vọng sống còn. " Lý tưởng " và " thực tiễn " vĩnh viễn tương phản nhau. Đã không thể vứt lý tưởng đi, lại không thể không chú ý đến thực tế. Thế là chỉ còn có cách cứ phải sống cùng một lúc trong cả hai cái thế giới đó, mang lấy cái nhân cách nhị trùng trong một thân phận.
Người Trung Quốc trong thế giới lý tưởng thì giảng đạo đức, nói nhân nghĩa, nhất thiết có đủ cả những đức tính trung, hiếu, nhân, ái, tín nghĩa, hòa bình. Người Trung Quốc trong thế giới hiện thực lại luôn luôn giãy dụa bên bờ đói khát, nằm giữa ranh giới của sự sống và cái chết.
Trong đời người chuyện lớn nhất là làm sao giữ được mạng sống của mình. Để giữ được nó, không có việc gì mà không dám làm, dù phải lừa dối lẫn nhau, dù gặp sao hay vậy, sống tạm bợ cho qua ngày. Cái đạo lý làm người trong thế giới lý tưởng chỉ là tấm gương để cho người khác soi, là lời để cho người khác nghe. Cái hành vi trong thế giới hiện thực mới là cuộc sống thật của mình.
Bởi vậy anh mãi mãi không tài nào có thể đoán được ý đồ của người Trung Quốc qua lời nói của họ được. Một người Trung Quốc bảo anh ta chúa ghét khách sáo, nhưng anh đừng tưởng thật mà tùy tiện với anh ta được. Anh ta bảo rằng hôm nay anh ta chẳng hứng nói chuyện gì cả, tuy vậy anh không thể không mời anh ta nói chuyện được.
Nếu chỉ có thế thì cũng đơn giản thôi. Chúng ta chỉ cần đảo ngược những lời anh ta nói, tất sẽ đúng ý anh ta, có phải thế không ? Nhưng thực ra lại không phải hiển nhiên như vậy.
Người Trung Quốc nói, nhiều khi có nghĩa ngược lại, nhưng có lúc nó lại thật là như vậy. Anh có là con giun trong bụng anh ta cũng chưa chắc có cách gì biết đúng được ý của anh ta.
Lão Trương và lão Vương là bạn cũ. Con trai của lão Trương cưới vợ nhưng không gửi thiếp mời lão Vương. Việc này làm cho lão Vương nắm chắc lý lẽ trong tay, nên sau đó lúc gặp lão Trương, khí thế đùng đùng, bắt đầu hỏi tội :
- " Anh xem bạn bè bằng nửa con mắt, có đúng không ? Sao con lấy vợ mà không báo cho người ta một tiếng ? "
- " Đó là chuyện của con trẻ, tôi chẳng dám phiền đến ông anh làm gì ".
- " Nói gì lạ thế ! Chúng mình là chỗ thâm giao, sao lại có thể không báo cho nhau một tiếng nhỉ ? "
- " Thôi, xin lỗi! Xin lỗi! Chủ nhật tuần sau đứa con thứ hai của tôi cũng sẽ lấy vợ mà. Cho dù thế nào đi nữa, nhất định cũng mời anh vui lòng đến dự cho ! "
- " à! ờ! "
Thế là sau đó lão Vương đi nói khắp nơi rằng lão Trương liên tục mượn cớ con lấy vợ để làm tiền. Rồi lại lén đến mật báo Cục Hành chính Nhân sự là lão Trương vi phạm vào " Mười điều Quy định đổi mới của ngành giáo chức ".
Các nhà hiền triết Trung Quốc đặt tiêu chuẩn cho con người quá cao, cái đòi hỏi của họ đối với con người quá khắc nghiệt, đặt ra quá nhiều quy phạm cho hành vi con người mà một kẻ trần tục hoàn toàn không thể tuân theo, nhất là càng không thể làm nổi trong một xã hội hiện thực.
Cứ chiếu theo các quy tắc của họ mà nhất nhất làm theo, nếu không bị gọi là đồ ngốc thì chắc chắn cũng sẽ đi đến chỗ bị diệt vong. Vả lại họ còn nhất quyết cho rằng " nếu không thành thánh hiền, thà làm cầm thú " (Bất vi thánh hiền, tiện tác cầm thú). Thánh hiền trong đền miếu chỉ là những thứ thần tượng làm bằng đất, gỗ ; cầm thú với con người thực ra có nhiều sự khác nhau. Người vẫn là người, tuy rằng có khuynh hướng muốn trở thành thánh hiền, nhưng xét cho cùng vẫn không phải là thánh hiền. Người là loại động vật có thất tình và lục dục.
Mục đích tối hậu của cuộc đời là sống còn. Mấy nghìn năm gian khổ đã tôi luyện cho người Trung Quốc tinh khôn ra. Cứ cái nguyên tắc nào, cái lý tưởng nào giúp cho họ sống còn được tức là những thứ cao nhất, lớn nhất, hay nhất.
Người Trung Quốc đều hy vọng mọi người nhiệt tâm vì công ích, ham làm việc nghĩa, xem việc thiên hạ cũng như việc mình, ít nhất có thể thấy bất bình thì tuốt gươm tương trợ, bênh vực lẽ phải, ủng hộ chính nghĩa. Nhưng mấy nghìn năm đó lại dạy cho con người tuyệt đối chớ chuốc lấy những việc không đâu, vì kết quả của nó, nếu nặng có thể đưa đến chuyện mất mạng như chơi, nếu nhẹ cũng đưa đến những chuyện hết sức phiền toái.
Để sống còn, phương pháp duy nhất là sống như con rùa, lúc phải rụt đầu thì rụt đầu. " Tuyết trước nhà ai người nấy quét, chớ có lo đến sương trên mái ngói nhà người khác " (Các nhân tự tảo môn tiền tuyết, hưu quản tha nhân ngõa thượng sương), " nghề có thể nuôi thân thì theo, việc không dính đến mình chớ mó " (Nghiệp khả dưỡng thân tu trước kỷ, sự vô can kỷ mạc lao tâm).
Trừ phi chán sống mới đi bắt chước Kinh Kha, Nhiếp Chính (Hai người hiệp khách đời Chiến Quốc, Kinh Kha đâm Tần Thủy Hoàng, Nhiếp Chính đâm Hàn Tường - ND). Tôi lại xin kể ra đây vài chuyện khác để nói về quy tắc sống đó :
Tại ngã tư, một người cưỡi xe máy bị xe đâm ngã lăn quay ra giữa đường, máu chảy lênh láng, nguy cấp trăm phần. Kẻ gây tai nạn đã cao chạy xa bay. Những xe qua lại đều vòng sang một bên mà đi thật nhanh, chẳng ai muốn rước phiền phức vào thân.
Đột nhiên có một anh tài xế tắc-xi tốt bụng đi qua thấy không đành lòng mới vội vàng dừng xe lại, ôm người bị thương lên xe đưa ngay đến nhà thương, đồng thời nộp hộ cả tiền nhập viện, chỉ cốt làm sao có thể cứu được một mạng người.
Người bị thương sau khi từ cửa địa ngục trở về (tai qua nạn khỏi) liền tố ngược lại, vu oan cho ân nhân cứu mạng chính là hung thủ đã làm mình bị thương.
Lý do anh ta đưa ra rất đơn giản : nếu không phải là người đã gây ra tai nạn thì có lý gì mà vốn không quen biết bỗng nhiên đem một người bê bết máu lên xe mình đưa đến nhà thương, lại còn trả dùm cả tiền nhập viện nữa ?
Quan tòa cũng coi đó là lý do đầy đủ. Thế là vị lái xe tốt bụng ấy cuối cùng bị mắc vào ác báo, phải bán cả xe đi để bồi thường cho cái lỗi lầm đã cứu người của mình, lại còn bị xử ngồi tù thêm một năm trời nữa.
Còn chuyện kiểu thế này có lẽ nhiều người cũng đã từng chứng kiến : một hôm trời mưa, trên chuyến xe buýt chật ních người, các cửa xe đều đóng kín mít. Lúc ấy lại có một đứa du côn dở thuốc ra hút trong xe, khói thuốc cay xè. Mọi người trong xe chẩy cả nước mắt nước mũi, người thì ho, người thì nghẹt cả thở, thế mà không một ai dám đứng ra bảo cái đứa kia tắt thuốc đi.
Tại Trung Quốc, chỉ cần sự việc xúc phạm một lúc đến hai người trở lên thì tuyệt đối chẳng ai có thể đứng ra phản đối cả. Ai cũng nghĩ kẻ bị thiệt hại không phải chỉ có mỗi một mình ta. Nếu mọi người đều có thể chịu đựng được, không có lý do gì mình lại xuất đầu lộ diện để đối phó. Nếu phải thi sự nhẫn nại, chịu đựng thì trong trường hợp này, không loại người nào có thể so với người Trung Quốc.
Đối với việc xâm phạm vào quyền lợi của bản thân, chỉ cần có người khác cũng bị như họ thì người Trung Quốc nuốt giận nín thinh, rút lui không dám đương đầu, không dám làm mếch lòng kẻ đang gây thiệt hại cho mọi người, không muốn cho ai khác có thể được hưởng lợ
__________________
~~{{ Welcome all of you }}~~

To Vinagames
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #4  
Old 05-06-2004, 11:44 PM
thuylam's Avatar
thuylam thuylam is offline
Senior Member
 
Tham gia ngày: Mar 2004
Nơi Cư Ngụ: Alameda Ca
Bài gởi: 3,579
Default

Vote! 5 sao 4 sao 3 sao 2 sao 1 sao



Truyện Ngắn : Nửa Vạt Áo Dài


Thi Sĩ: Hoatigon


Nửa Vạt A’o Dài

Thi đậu Tú tài 2, nhưng lại thi rớt vào đại học Y và Dược khoa, cuối năm 1968, Chiê’n phải nhập ngũ vì lệnh tổng động viên, anh đành tình nguyện vào Hải quân. Thời gian tạm trú tại trại Bạch Đằng II chờ đi quân trường Chiê’n đã quen Kiêm, và hai người kê’t thành đôi bạn thân. Cứ mỗi tối Kiêm thường đệm guitar cho Chiê’n hát, và anh em vây quanh sinh hoạt . Buổi chiều và cuối tuần đi phép, Chiê’n và Kiêm thường đi chơi chung. Kiêm đến nhà Chiê’n nhiều lần nên thân với cả gia đình của Chiê’n.
oOo
Kiêm có một cô bạn ga’i rất dễ thương vào trại thăm Kiêm mỗi ngàỵ Ra khỏi trại Bạch Đằng nếu không đến nhà Chiê’n, là Kiêm luôn luôn ra quán café đầu hẻm nhà Liên (tên cô bồ), rủ cả Chiê’n. Đến nhà Kiêm phải đi ra xa lộ qua Thủ Đức lên Hố Nai, nên khi tới nhà Kiêm, Chiê’n thường ở chơi ít ra cũng nguyên buổi chiềụ Hai ông anh, một chị, và ba cô em gái, cả Kiêm nữa là bẩy nhưng Chiê’n chỉ hợp với bà chị kế và cô em kế Kiêm hơn cả. Bà chị dễ dãi vui vẻ không như 2 ông anh và bà chị cả mặt mày lúc nào cũng nghiêm nghị thấy mà phát ớn luôn. Cô em của Kiêm tên Duyên, thua Chiê’n 2 tuổi, thiệt là tên đúng như ngườị Lúc nào cũng cười thật tươi, nói chuyện thì dịu dàng lễ phép. Giọng cô thật trong trẻo, mỗI khi trò truyện, Chiê’n có cảm tưởng như mọi sự xung quanh trở nên bình an lạ thường, không còn chút gì đáng lo nữạ Thời gian đầu khi Chiê’n đến nhà, Duyên và hai cô em nhỏ cứ quấn quít bên Chiê’n, bắt anh hát, và bảo :
_Nghe anh Kiêm nói anh hát hay lắm, anh hát cho tụi em nghe đị
Sau thành thói quen, đến nhà Kiêm, Chiê’n bị bắt hát lia lịạ
oOo
Chiê’n quen gia đình Kiêm được năm tháng. Kiêm đi Nha Trang trước. Chú cũng vẫn lên Hố Nai thăm ba má Kiêm, và hát cho Duyên cùng 2 cô em nhỏ nghẹ Một hôm sau cơm trưa, Duyên nói với ba Kiêm là anh chị đều đi vắng không ai đưa Duyên đi học, Chiê’n liền tình nguyện. Từ đó, Chiê’n thường đưa Duyên đi học luôn. Nhà Duyên đến trường cũng khá xa, đi ngang những ruộng lúa gần cuối mùa, gío thổi mát đưa mùi lúa non thơm thật là thoải máị Nắng trong và thường làm đôi má Duyên đã hồng càng hồng thêm. Chiê’n coi Duyên hoàn toàn như cô em gái của Chiê’n nên anh rất tự nhiên . Vả lại Chiê’n có nói cho Kiêm nghe chuyện Chiê’n có bồ ngoài Nha Trang nên anh nghĩ Duyên cũng biết. Chỉ khổ một nỗi là anh rất chiều chuộng Duyên . Chiê’n nghĩ là trong tình anh em, nhưng lại sơ ý không để ý đến việc Duyên có cảm tình với anh một cách hoàn toàn khác.
oOo
Một hôm Chiê’n mới sửa xe đã đi chơi liền nên quên chưa ráp tấm bửng che sợi dây xích. Đang vui chuyện hỏi Duyên về Kiêm, chợt nghe tiếng vải bị xé rách, và Duyên ngồi sau xe bỗng ôm chầm lấy anh làm cả 2 người loạng choạng. Anh dừng xe lại mới biết Duyên không ôm vạt áo sau, gió bay vạt áo cuốn vào dây xích xe kéo đứt ngang lưng áọ Thật là xui, nhưng cũng có một chút may là chỗ đó ở ngay đầu hẻm nhà cô bạn cùng lớp . Duyên và anh vào đó, Duyên mượn áo dài cô bạn thay đi đến trường. Chiê’n gỡ vạt áo rách rồi cất vào túi, và bảo Duyên anh sẽ dùng làm mẫu để đi mua vải may cho Duyên chiếc áo dài khác. Duyên không chịu nói:
_”Duyên không muốn anh tốn tiền, Duyên có nhiều áo dài trắng đi học lắm rồi" .
Chiê’n trả lại Duyên vạt áo rách. Nửa tháng sau đó anh dẫn Duyên đi may áo dài nhưng là áo màu xanh. Duyên bảo anh:
_"Duyên muốn tặng anh cái này anh không được cười Duyên và phải hứa là anh sẽ giữ kỹ à nhạ"
_Ừ, anh hư’a
Duyên đưa ra tặng anh một chiếc khăn tay làm bằng vạt áo dài rách hôm trước sau khi đã giặt thật trắng, Ở giữa có thêu chữ Duyên, xung quanh thêu hoa leo mầu xanh thiệt khéọ Hôm sau về nhà Chiê’n mới để ý, ẩn trong những chùm hoa leo là hàng chữ hồng nhạt "yêu anh".
Khi đo’, Chiê’n suy nghĩ mấy ngày, Duyên là em gái bạn thân, anh không thể để Duyên thất vọng, anh sẽ có lỗi với Kiêm, và nhất là có lỗi với Duyên. Chiê’n không ngờ Kiêm không nói với người nhà là anh đã có người yêụ Nay Chiê’n đành phải tự mình nói cho Duyên biết . Duyên khóc:
_" Không biết, Duyên vẫn chỉ thích anh thôi" .

oOo
Năm sau Chiê’n đi Nha Trang. Chiê’n kể cho Kiêm biết chuyện của Duyên .Dần dần Chiê’n chỉ đến thăm gia đình Kiêm khi nào có Kiêm về thăm nhà thôi, với mục đích ít gặp Duyên, và để thời gian làm cho Duyên quên dần anh .
Năm1972 trong một vụ tai nạn đã mang đi người yêu thương nhâ’t trong lòng của Chiê’n, anh buồn quá chẳng đi chơi đâu tối ngày cứ ở nhà, và anh cũng quên chuyện của Duyên.
Năm 1973 ba Duyên mâ’t, Kiêm có báo cho Chiê’n biết nhưng lúc đó chiến hạm anh đang đi công tác ngoài khơi Phú Quốc nên không về dự đám tang của bác được. Cuối năm â’y khi Chiê’n đi ghi danh năm cuối ở đại học Luật Khoa thì gặp Duyên đi cùng với cô bồ của Kiêm. Duyên vào năm thứ nhất Luật. Lúc đó Chiê’n thấy Duyên vẫn đẹp và, dịu dàng như ngày nàọ Anh em gặp nhau mừng mừng tủi tủi, Chiê’n đưa cả hai chị em đi ăn Thạch chè. Nói chuyện thăm hỏi mới biết cả nhà Duyên đã dọn về SàiGòn ngay sau ba Duyên mất. Khi ăn thạch Duyên không sợ chú buồn, cứ nói thẳng là khi nghe tin Dung (bạn ga’i của Chiê’n )mất Duyên rất mừng, mong anh đừng trách.
oOo
Má Duyên gặp lại Chiê’n lần đó mừng như gặp Kiêm về phép, bà vẫn thương anh như xưạ Từ đó Chiê’n không tránh Duyên nữa, nhưng cũng không gặp Duyên nhiều, phần vì tàu đi công tác hoài, thời gian về bờ rất ít, phần vì anh vẫn không thể hết buồn và cứ nhớ Dung. Kiêm và cô Liên đã đám cướị Kiêm thuyên chuyển đi HQ09; Chiê’n và Kiêm gặp nhau chỉ một hay hai lần gì đó nhưng là tại bộ tư lệnh hạm đội cho đến khi SàiGòn mất .Chiê’n và gia đình Kiêm mất liên lạc từ khi chú và Kiêm đi tù. Cả nhà Kiêm rời Sàigòn ngay 30 tháng 4 năm 75, nhưng vợ Kiêm ở lại chờ chồng không đi vì tàu Kiêm chưa về.
oOo
Sau mười mâ’y năm trời xa ca’ch, Chiê’n gặp lại gia đình của Kiêm . Duyên đã lâ’y chồng và co’ ba đư’a con, hiện đang định cư ở Michigan . Gia đình Kiêm ở Arkansas, và anh chị em Kiêm ở Texas.
Hôm nay, nhìn thâ’y đư’a con ga’i, trong chiê’c a’o dài tră‘ng, Chiê’n chợt bâng khuâng, nhơ’ lại vạt a’o dài năm xưa .

Vạt a’o dài nho nhỏ
Thă‘m đỏ tra’i tim yêu
Sài gòn thương xa nhơ’
Thâ’p thoa’ng da’ng yêu kiều



HẾT


PS: Xin chân thành cám ơn chú Dung2

Trả Lời Với Trích Dẫn
  #5  
Old 05-07-2004, 12:10 AM
thuylam's Avatar
thuylam thuylam is offline
Senior Member
 
Tham gia ngày: Mar 2004
Nơi Cư Ngụ: Alameda Ca
Bài gởi: 3,579
Default

Nụ Hôn Đầu Đời


Thi Sĩ: VanBinh


Năm tôi học lớp năm tôi mới mười tuổi, nhưng trong lớp
tôi có anh Bầu đã 16 tuổi và chị Thuý 15 tuổị Anh chị
vì hoàn cảnh chiến tranh hay gia đình gì đó phải bỏ học
nửa chừng, bấy giờ hoà bình rồi nên mới trở lại học .
Ai cũng ngạc nhiên tại sao anh chị không đi học bổ túc văn
hoá mà lại đi học bình thường như lũ nhỏ chúng tôị

Chị Thuý đẹp lắm, nước da hồng hào, trắng trẻọ Chị ngồi ngay đằng trước chỗ tôi ngồị Mái tóc dài đen nhánh của chị thỉnh thoảng lại vô tình vương vương trên trang giấy trắng tinh của tôị Thuở đó tôi còn nhỏ, chưa biết yêu là gì, nhưng cũng thích mái tóc của chị lắm. Những sợi tóc đi lạc trên trang giấy trắng chạy ngoằn ngoèo như những dòng sông mà bây giờ tôi ngẫm nghĩ lại tôi có thể gọi là dòng sông tuổi mộng .

Anh Bầu ngồi ngay cạnh tôị Anh Bầu thích chị Thuý lắm.
Tôi linh tính vậy, vì thỉnh thoảng khi những sợi tóc nhảy
nhót trước mắt tôi, anh hay lấy khuỷu tay huých vào tôi
và nháy mắt với tôị Có lần anh đưa tay vuốt những sợi
tóc đó. Thật là táo bạo, nhưng chị Thuý nào hay biết
được.

Anh Bầu, chị Thuý tuy lớn tuổi, nhưng trong đám chúng tôi
có người học giỏi hơn, trong đó có tôi . Nhà chị Thuý
ở gần nhà tôi, nên chúng tôi cùng đi bộ với nhau, nói
chuyện rất vui vẻ. Thỉnh thoảng chị không hiểu bài, chị sang
nhà tôi hoặc gọi tôi sang nhà chị để giúp chị làm bàị
Tôi cảm thấy sung sướng và hãnh diện lắm nên lúc nào
cũng sẵn sàng qua giúp chị

Một hôm trong lớp trong giờ Văn, tóc chị Thuý lại buông
trên mặt bàn của tôi, trông đẹp như làn mây chùng xuống
trước mặt tôi . Tôi đang mơ màng nghĩ tới cái thang mây
đưa tôi lên trời thì anh Bầu bên cạnh tôi đưa tay nắm
những sợi tóc dễ thương đó khi chị Thuý xoay ngườị Tóc
đang bị anh Bầu cầm nên chị la "Á" một cái cả lớp đều
nghe vì chị bị đaụ Anh Bầu quay thẳng mặt như không hề
biết chuyện gì . Chị quay mặt lại nhìn tôi, tôi luống
cuống không biết nói saọ Chị nhoẻn nụ cười tha thứ. Tôi
mắc cở lắm vì đang không tôi bị oan giạ

Sau lớp học tôi phải phân minh với lũ bạn của tôi là
không phải tôi phá chị Thuý mà chính là anh Bầu nên lũ bạn
tôi xì xầm và bắt đầu chọc anh Bầu và chị Thuý đọc câu
ca dao: "Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống
nhưng chung một giàn!" ra "Bầu ơi thương lấy Thuý cùng,
tuy rằng khác giống nhưng chung một trường!"

Chị Thuý xấu hổ lắm còn anh Bầu thì sung sướng ra mặt.
Chị Thuý càng tránh xa anh và gần gũi tôi hơn trong những
giờ chơị Anh Bầu cũng thích chơi thân với tôi nên thỉnh
thoảng lại để dành soài ổi ở đâu đó đưa cho tôị
Tôi lại đem chia lại với chị Thúy trong giờ chơị Chị Thuý
và tôi đều không biết là anh Bầu gián tiếp trao tặng
chị những món cóc, soài, ổi và chùm ruột đó nên cả hai
cứ vô tư thưởng thức những trái chua chắm muối ớt đó
trong giờ chơị Lúc đó tôi cứ nghĩ rằng anh Bầu hối
lỗi đã làm tôi bị oan ức chuyện anh nắm tóc chị Thuý
để chị giật mình la lớn trong lớp.

Một hôm lúc tôi sang nhà chị Thuý thì chị đang khóc sao
đó, cặp mắt đỏ hoe . Tôi hỏi chị sao vậy thì chị không
nói chỉ đưa cho tôi tờ thư tỏ tình của anh Bầu với chị.
Tôi ngây thơ hỏi, "Bộ chị không thương anh Bầu hở ?"

Chị lắc đầu, "Con nít chay, không lo học mà lo nói chuyện
yêu thương vớ vẩn, thật không đúng!"

Tôi đồng ý với chị nói, "Ờ đúng đó, mình phải học cho chăm cho giỏị Mai mốt còn vào đại học, đi làm việc, rồi lập
gia đình sau khi cơ nghiệp đã vững vàng!"

Chị trố mắt nhìn tôi ngạc nhiên, "Sao Văn nhỏ mà có
những ý nghĩ chững chạc vậỷ"

Tôi bối rối thú nhận, "Văn chỉ lập lại những điều ba má Văn thường dạy bảo anh chị em Văn đó chứ!"

Chị cười khanh khách, quên cả buồn. Chị nói chị sẽ không đi đại học vì chị lớn tuổi rồi, chắc chị chỉ cố gắng học xong phổ thông trung học là caọ Tôi nhìn chị thật thà nói,
"Chị đừng lo, khi Văn học đại học xong, Văn sẽ cưới chị và
dạy chị học!"

Chị Thuý lại gần tôi, cúi xuống hôn lên trán tôi một
hồi lâu . Tôi đỏ mặt tía tai ngượng ngùng. Chị Thuý nói,
"Thôi Văn về nhà đi . Chị phải nấu cơm chiều, bố mẹ
chị sắp về rồị"

Tôi về nhà hồn lâng lâng với nụ hôn của chị Thuý. Nụ
hôn của một người con gái nửa giống nụ hôn của mẹ, nửa giống nụ hôn của bố, còn một nửa ... giống nụ hôn của
những bài thơ tình mà lũ nhỏ chúng tôi hay chuyền tay nhau
khi chép lén được từ các anh chị của chúng tôị

Văn Việt

Trả Lời Với Trích Dẫn
  #6  
Old 05-07-2004, 12:14 AM
thuylam's Avatar
thuylam thuylam is offline
Senior Member
 
Tham gia ngày: Mar 2004
Nơi Cư Ngụ: Alameda Ca
Bài gởi: 3,579
Default

Lặng Lẽ Con Đường


Thi Sĩ: yeu_nu


N là một đứa con gái miền Trung vừa mới chuyển đến ngôi trường nàỵ Bọn học sinh nam trong lớp có vẻ tò mò tìm hiểu về N, dù sao cũng là hoa thơm cỏ lạ mà. Đó là lời nhạän xét của B. B nguyên là lớp trưởng của lớp N vừa mới chuyển vàọ Năm cuối cấp vô cùng bận rộn với bài vở, B không như bọn con trai trong lớp cứ nhởn nhơ , suốt ngày chỉ lo bàn tán về con gái, đặc biệt là N. Nhưng thực ra N không có một chút gì đặc sắc hết, da ngăm đen của xứ Quảng, dáng thì nhỏ con loắt choắt, mỗi lần đứng nói chuyện cứ chống nạnh như dân chợ trờị Suốt ngày bị bọn con trai chọc ghẹo rồi đuổi bắt nhau chạy quanh lớp, N thật không có gì yểu điệu thục nữ. Mặc dù vậy, B vẫn phải công nhận một điều là N rất thông minh và siêng học. Từ ngày N vào lớp, cái hạng nhất trong lớp của B đã bị N giật mất. N học giỏi môn Văn, còn Toán, Lý, Hóa thì ngang ngửa với B. Mà đặc biệt là N rất được lòng các giáo viên trong lớp, cái gì cũng để “trò N” phát biểu, “trò N” làm. Thật khó chịu khi 50 học sinh trong lớp bị “đè” bởi một con nhỏ miền Trung như N và không có chút gì là vinh dự khi nói đến chuyện nàỵ
Trưa tháng ba, nắng Sài Gòn hắt vào cửa lớp, buổi sinh hoạt cuối tuần của lớp đầy mệt mỏi vì cuộc đuổi bắt đầu giờ của bọn con trai bị thầy giám thị cảnh cáọ Mọi người ra về với không khí nặng nề. B cũng thở hắt ra khi bước ra khỏi cửa lớp. Cảm thấy như quên cái gì, B quay lại, hắn cảm thấy lạ khi thấy N chưa rời khỏi bàn, mọi người đã ra về hơn năm phút.
-N đang làm gì ở đây_ B hỏị
N gượng đứng dậy:
-Tại thu dọn sách vở thôi mà.
B thắc mắc, tiết sinh hoạt thôi mà, chẳng lẽ lại siêng đến mức học bài trong cả tiết ấy nữạ B lắc đầu cười đáp lại:
-Thôi B về trước nhẹ
N đứng dậy cách nặng nề bước ra khỏi chỗ ngồị “Rầm, rầm”, N ngã khụy xuống thềm một cái rõ đau, cái cặp nặng cũng không tha thứ rớt luôn trên bàn chân phảị B giật mình quay lạị N đỏ mặt thẹn, nước mắt bắt đầu rơi trên hai mi, bặm môi chặt lại cố gắng đứng dậỵ
-Sao vậy hả N? N có đau không, tại sao lại ngã như vậỷ_B vừa đỡ N dậy, vừa hỏi cách dồn dập. Vết bầm tím ngay chỗ mắt cá chân phải đã bị B phát hiện. Hắn vội vàng dìu N xuống phòng y tế. Hắn cảm thấy vừa thương hại, vừa buồn cười:
-Không ngờ N lại lì dữ vậy, có phải tại bọn con trai hồi sáng xô nhau trúng phải N không?
N không trả lời, chỉ cuối mặt nhìn xuống vết thương của mình. Nét đanh đá trên khuôn mặt mọi bữa không còn nữa, giờ N trông thật đáng thương và tội nghiệp.
Ngồi trong phòng y tế, N nhìn ra sân trườøng buổi trưa thật vắng tanh, tiếng mấy con ve lười biếng đã bắt đầu vang lên trên những cành phượng chúm chím những nụ non. N lặng lẽ nhìn tất cả, hè đến quá sớm đến nỗi nhỏ không thể tưởng tượng được.
-B chở N về được không?_N hỏi cách rụt rè, lí nhí ỏ trong miệng. B nghiêm mặt vẻ hình sự:
-Đã lớn như vậy mà không biết tự lo, để cho vết thương nặng như thế này thì..._B chưa kíp dứt câu thì N đã lên giọng:
-Thôi, tôi cám ơn lòng “đại bác” của lớp trưởng, tôi không dám làm phiền đến lớp trưởng. Ông cứ tự nhiên ra về.
B xanh mặt, hắn chưa bao giờ bị ai cho ăn kẹo đắng như lúc này cả. Hắn đùng đùng đứng dậy, dắt xe thẳng ra khỏi cổng trường, đạp một mạch không dám quay đầu nhìn lạị n cũng bặm môi bước từng bước, lê cái chân đau của mình ra khỏi phòng y tế. Sân trường giờ đã bắt đầu nhộn nhịp trở lại, những học sinh đến lớp sớm để trực nhật cũng vô tình không ai thấy cái vẻ đáng thương của N. N vẫn cố gắng bước từng bước đầy khó khăn. B đứng đấy, ngay tại cổng trường, lẳng lặng nhìn N, khuôn mặt vẫn xị xuống như lúc nãy nhưng hắn không còn giận N. B hạ giọng:
-Nhà N ở đâu để B chở về.
N không trả lời, ngoắc mắt nhìn một cái rồi tiếp tục lê từng bước. Trưa Sài Gòn, nắng hắt vào mặt, N vừa đi vừa lắng nghe từng âm thanh của thành phố. Tiếng còi tin, tiếng rao hàng, và cả tiếng B đang lải nhải theo saụ
-Trưa lắm rồi, N lên xe để B chở về, chân đau như vậy đi chắc chắn không lâu được đâụ
-Đừng giận B mà, B chỉ quan tâm đến N. N mà đi bộ như vật thì vết thương sẽ không hết đâụ
-Quan tâm ư? Tôi cứ tưởng ông xem tôi là cái gai trong mắt. Chứ không phải ông nghĩ tôi là bà la xác luôn gây náo động trong lớp ư? Ông có thành kiến với tôi từ trước đến giờ mà, sao hôm nay lại tốt bụng đến bất ngờ như vậỵ_ N nói nguyên một hơi, không ngừng nghỉ. B cảm giác như những trận mưa xối xả vào mặt. Hắn “ lãønh nhận” tất cả, không một lời đáp lạị N cũng lặng luôn, không biết nói gì thêm nữa, nhìn B, cơn giận cũng tan mất từ lúc nàọ Lặng lẽ một hồi, N ngượng ngùng ngồi lên xe để B chở về. Đường về nhà N hôm nay tự nhiên lại yên lặng hơn mọi hôm, hàng điệp vàng hai bên đường rung rung trong gió, e lệ khoe chiếc áo vàng rực rỡ của mình trong nắng. Bóng điếp đổ trên đường làm dịu hẳn đi cái nắng gay gắt của ban trưạ B đưa N đến tận cổng nhà.
Cả hơn một tuần sau, B vẫn chở N về mặc dù vết thương đã lành. Hôm nào cũng vậy, B và N ra khỏi lớp sau cùng, rồi B lặng lẽ, đạp xe đưa N về nhà. Cả hai cùng chẳng biết nói gì nhưng cảm giác vui vui tràn dâng trong tâm hồn. B nghe tim mình đang hát.
“Tụi bay ơi, anh B và chị N lớp mình dính rồi”, tiếng con Thảo la lớn đã khiến N nghe được khi nhỏ vừa bước vào lớp. Đảo mắt một vòng quanh lớp, B vẫn chưa đến lớp, N lên giọng giải thích:
-Tại chân N bị chật gân vì tụi con trai hôm trước nên B mới chở N về thôị Bọn bay hay nghĩ linh tinh quá.
Nhỏ Thảo cũng không vừa, nhỏ tiếp luôn câu của N:
-Bị đau cả hơn ba tuần rồi, tộâi nghiệp chị N quá hạ Thôi để anh B chở hết năm luôn đị_Thảo vừa dứt câu thì B cũng vừa tới ngay cửa lớp. Hắn đỏ mặt, bước thẳng xuống cuối lớp, về chỗ ngồi của mình. N cũng chẳng biết như thế nào, cuối xuống ôn bài lạị Lớp học hôm ấy trôi qua thật chậm chạp, cả N và B không có phát biểu xây dựng bài như mọi hôm. Năm tiết học trôi qua, B dắt xe ra cổng chờ nơi N hay chờ. N không có ở đó, B quay lại lớp, cũng không thấy N., thế là B phóng xe đi tìm, cố gắng mở to cặp mắt của mình đề tìm, không bỏ xót một lúc nàọ N ở đằng kia, đang bước đi dưới hàng điệp cuối cùng. B càng cố gắng đạp nhanh hơn để bắt kịp N.
-Sao N không để B chở về?_B hỏi cách vồn vã.
-Không dám làm phiền anh B nữa, mắc công người ta lại bảo là chị N này bị dính…_ N ngập ngừng không nói thêm nữa, tiếp tục bước đị B cũng dắùt xe theo sau, không biết nói gì thêm. Tiễn N về nhà, B đứng lặng một hồi rồi quay xe, chậm rãi đạp về nhà mình.
Mùa thi đến, nắng vàng và không khí càng khiến con người ta bực bội hơn, B vùi đầu bên đống sách vở. N cũng miệt mài lo học, lâu lâu trong lớp, N quay xuống nhìn B. B cũng một phần nhìn bảng, một phần ngắm nhìn N đang say sưa nghe giảng. Ánh mắt gắp ánh mắt, N ngượng ngùng quay lên, cười với chính mình. Kỳ thi qua, buổi họp mặt cuối năm của lớp, B muốn nói nhiều điều nhưng không dám. Hắn ngại ngùng nhìn N, N cũng cùng một tâm trạng. Chào tạm biệt lớp học, B và N mỗi người một ngả.
Vài năm sau, B có gặp N vài lần trên đường, chỉ chào rồi chẳng biết nói gì thêm, B tạm biệt. Căn nhà xưa N ở giờ cũng đã thay chủ mới, B chẳng biết N nơi đâu để tìm. Tìm N trong lòng người dày đặc của những con đường Sài Gòn?

Trả Lời Với Trích Dẫn
  #7  
Old 05-07-2004, 12:15 AM
thuylam's Avatar
thuylam thuylam is offline
Senior Member
 
Tham gia ngày: Mar 2004
Nơi Cư Ngụ: Alameda Ca
Bài gởi: 3,579
Angry

Vote! 5 sao 4 sao 3 sao 2 sao 1 sao



Như Làn Cơn Gió


Thi Sĩ: yeu_nu


Gió thổi mạnh, những chiếc lá đỏ ngoài sân vừa rơi xuống, chưa kịp nghỉ ngơi, vội vàng chạy theo cơn gió, bay ngược trở lại tung lên trời rồi lăn vòng vòng trên vệ đường. Chúng bỏ đi xa mất, khoảng sân trở lại yên tĩnh. Thu đến như vậy đã suốt bao nhiêu năm qua, hàng cây thay lá, để lại những cành trơ trụi trông thật thảm thương. Tôi ngồi đây, bên khung cửa sổ, mắt ngước nhìn xa xăm, tay vân vê cuốn sổ lưu bút màu hồng đã đục màu giấy gương bọc bên ngoàị Thời gian như chẳng bao giờ ngừng lại, chỉ có mỗi tôi vẫn ngồi đây nhìn bao lần thu sang rồi lại ngắm trời sầu trong những ngày đông gió rét. Tôi không bao giờ quên được những gì đã qua, tuổi trẻ đến như những cánh hoa rung rinh, khoe mình trước gió thế mà tôi lại trầm tư, lặng lẽ, cô đơn và ôm chặt một nỗi nhớ xa vời vợị Cuốn sổ lưu bút là kỷ vật cuối cùng tôi đã có giữa những người bạn thời cắp sách đến trường, đặc biệt là với Đ. Chính Đ đã đi xin từng chữ ký của các bạn trong lớp rồi bọc lại cẩn thận, trao cho tôi trước ngày tôi ra đị Nghĩ đến đây, đôi mắt rướm lệ, tôi cố vươn tầm nhìn vào xa hơn nữa để tìm trong khoảng trời mênh mông một niềm vui nào đó để quên đi Đ, nhưng mà điều đó thật khó. Những khuôn mặt rạng rỡ, tươi cười đầy hồn nhiên, những ánh mắt ngây ngô khi mới quen nhau, và một dáng người đã in sâu vào tâm trí tôi mà sẽ không bao giờ bị xóa mờ. Tất cả hình ảnh của một thời cứ rủ nhau quay về như một thước phim không bao giờ ngừng trước mặt tôị
Đ đã cùng tôi ngồi chung một bàn, cùng nhau ê a những bài học đầu tiên, cùng hòa chung một tiếng cườị Thế mà tình bạn thân thiết bắt đầu bị phá vỡ khi tôi cảm nhận được một tình cảm đặc biệt khác từ Đ. Đ đã bắt đầu quan tâm đến tôi nhiều hơn, ánh mắt nhìn cũng khác đi, trìu mến hơn, đầy tình cảm. Đôi lúc bắt gặp ánh mắt của Đ, tôi cảm thấy ngượng ngùng, quay phất đị Nhưng trong con tim, tôi không dám chấp nhận đó là sự thật. Tôi lại càng băn khoăn vì người ta thường nói hai chữ bạn thân không bao giờ có giữa một đứa con trai và một đứa con gái, đó chỉ là vẻ giả tạo bên ngoàị “Phải chăng đó là sự thật? Phải chăng Đ không còn coi mình là một cô bạn nữa mà là...? Nhưng cũng không biết nữa, đó chỉ là sự cảm nhận của chính mình thôi, Đ chưa bao giờ nói với mình cả, không bao giờ có chuyện đó xảy ra đâụ Đ là một người bạn tốt của mình, mình không thể ngộ nhận rồi phá vỡ tình cảm nàỵ” Tôi băn khoăn tự hỏi chính trái tim mình và từ lúc nào không biết, tôi đã thương Đ. Có lẽ sẽ mãi mãi và không bao giờ Đ biết được tôi đã thật sự thương Đ.
Đọc lại bài thơ Đ đã viết tặng trong cuốn lưu bút, tôi ngồi bất động nhìn theo những chiếc lá vô tình bay xa mãi ngoài sân. Ngày đó tôi đã không nghĩ Đ cũng thương mình. Tôi luôn nghĩ rằng con trai sẽ chủ động trong chuyện tình cảm, họ sẽ nói hết khi họ thương một ngườị Tôi đã chỉ biết là trái tim mình thổn thức và mang một mối tình trong thầm lặng. Một đứa con gái thì làm sao có thể tâm sự vớiùø người bạn thân mà lại là đứa con trai mình thích. Ngồi cạnh khung cửa sổ trong lớp học, tôi nhìn ra bên ngoài, chia sẻ những ưu tư với không gian rộng lớn. Tôi khóc, những giọt nước mắt lăn dài trên gò má vô tình đã bị Đ nhìn thấỵ “ Không tại những hạt bụi bên ngoài rơi vào mắt N thôi, N không sao hết” Tôi cũng chẳng hiểu tại sao mình đã khóc, khóc vì ai và cho aị Rồi tôi lại càng giấu kín trái tim mình khi biết mình sẽ phải xa Đ, mỗi người một phương trờị
Một ngày không xa tôi sẽ phải ra đi, bỏ lại nơi đây với bao kỷ niệm đẹp. Nơi mà tôi cùng Đ đã cùng nhau nô đùa với những con sóng, nơi mà ngày ngày hai buổi tôi cùng Đ đến trường. Rồi mai đây, ai sẽ giúp tôi nhặt những chiếc lá vàng để kết giỏ chơi, ai sẽ chở tôi về khi trời mưa ướt lốị Không còn ai, không còn Đ cùng tôi nghiêng mình, khúm núm che chung chiếc dù để mưa đừng ướt áọ Tôi lạnh lùng không muốn nói cho Đ biết, sợ người bạn thân sẽ buồn. Tôi nghĩ rằng sự lạnh lùng và giận hờn mà tôi mang đến cho chính tôi và Đ sẽ tạo ra một khoảng cách lớn để tôi sẽ quên đi cách dễ dàng và Đ sẽ chỉ mãi mãi là một người bạn trong ký ức của những ngày xa xưạ Thế nhưng khi càng tỏ ra giận Đ vì những chuyện vô cớ, đem đến chiến tranh lạnh, lòng tôi lại càng đau xót. Tôi buồn và ngắm phượng chớm nở trên cành để mặc tình bạn phai mờ giữa sắc phượng đỏ thắm. Ngày chia tay, tôi nhìn Đ cách hững hờ mà nghe trong tim bao luyến tiếc, để lại một bức hình xem như kỷ vật cuối cùng và tôi sẽ không bao giờ nghĩ về Đ nữa, mình sẽ quên Đ cách nhanh :Dng.
Thế nhưng mọi chuyện nhiều khi không thể theo ý mình, tôi đã không thể điều khiển chính trái tim mình. Suốt bao nhiêu năm qua không ngày nào tôi không nghĩ về Đ. Có lẽ tại tôi đã nghe được lời của mấy đứa bạn bàn tán trong ngày chia tay “Thằng Đ đã nặng lòng nhưng con N sao lại quá hững hờ, Đ mang một mối tình đơn phương và có lẽ con N sẽ không bao giờ có thể hiểu được.” Nhưng có ai hiểu cho tôi chăng, tôi cũng mang một nỗi đau không thể nói rạ Tôi không biết nói gì hết, nhìn ánh trăng lạnh dần trong đêm tối, mong Đ sẽ mãi mãi quên đi mình. Tôi không muốn một tình cảm khác được nhóm lên rồi lại bị dập tắt. Tôi thà chấp nhận là một người lạnh nhạt còn hơn để tình cảm của mình và Đ quá sâu rồi lại làm cho trái tim Đ thêm tan nát khi biết mình phải ra đị Tôi nhìn Đ hững hờ nhưng nghe lòng xót xạ Đ nói lời cuối cùng “ N hãy vui lên, đừng trầm tư đến lạnh lùng mãi thế, hãy nhớ dù N có ở phương trời nào, nơi đây vẫn còn có người mãi gọi tên N.” Cười nhạt rồi chào tiễn biệt, tôi ra đi, để lại cho ai đó một sự ngậm ngùị Đ lặng ngườị Trăng tàn dần, mọi người ra về, tôi quyến luyến muốn nói một câu cuối cùng với Đ nhưng lại không thể. Gió lạnh, trăng mờ, trời trở nên u ám như chính lòng tôi vào giây phút ấỵ
Trời càng về chiều càng lạnh. Những chiếc lá vội vàng lìa cành rồi lại cũng hững hờ bỏ đị Tôi lắng nghe và đếm tiếng lác đác của những giọt lá, thấy lòng quạnh hiụ Phải chăng đó là lỗi của tôi, khiến cho Đ đã đau lòng rồi lại bỏ ra đị Thời gian trôi đi vun vút, Đ vẫn còn viết thư hỏi thăm tôi đềàu đặn, hỏi tôi còn nhớ đến một thằng bạn khờ như Đ nữa hay không. Đ kể cho tôi nghe những ngày tháng buồn khi không có tôi bên cạnh. “Bức hình N tặng, Đ vẫn còn giữ mãi bên mình. Suốt bao nhiêu năm qua, không môït ngày nào mà Đ lại không nghĩ về N.” “Nhưng Đ ơi, N đã một lần làm ai đau khổ, N không muốn Đ thêm một lần nữa phải buồn vì N. Hãy quên N đị Hãy để hai chữ bạn thân mãi tồn tạị” Tôi quặn lòng viết lá thư sau cùng “ Cuộc sống bận rộn làm N không còn có thời gian ngồi nhớ lại những kỷ niệm xưa, thời gian xóa nhòa tất cả, N đã quên tất cả. N xin lỗị” Viết đến đây, tôi cảm thấy những cơn mưa đang xối xả quanh mình. Mưa tan nát một cõi lòng nhưng không thể xóa mờ hình ảnh Đ trong tôị Tôi thầm mong Đ không có lẻ loi cô đơn như mình, thầm mong Đ đã quên mình và sẽ vui cùng ai đó. Những tia nắng cuối cùng của một ngày đang cố níu kéo tất cả cảnh vật còn xót lại, cành cây trước hiên nhà trở nên trơ trọi một mình. Tôi chớp mắt, giọt lệ rơi theo nỗi sầụ Mong tình mãi để gió cuốn đi như những chiếc lá chiều naỵ

Trả Lời Với Trích Dẫn
  #8  
Old 05-07-2004, 12:16 AM
thuylam's Avatar
thuylam thuylam is offline
Senior Member
 
Tham gia ngày: Mar 2004
Nơi Cư Ngụ: Alameda Ca
Bài gởi: 3,579
Nụ Hôn Một Thuở Tình Đầu


Thi Sĩ: YAnhKgNoi


Nhi kéo cao cổ áo cố ngăn không cho luồng gió lạnh lẻn vào, nhưng
cô bé vẫn cứ run cầm cập . Những ngày cuối đông trời thường ẩm ướt vì mưa và lạnh hơn cả những ngày đông khác . Đẩy cửa bước vào thư viện, Nhi cảm thấy dễ chịu hơn vì tránh được cơn gió bên ngoài và đón nhận được hơi ấm từ lò sưởi tỏa ra . Nhưng ấm áp hơn cả vẫn là ánh mắt của anh. Phải, anh đã ngồi đó chờ Nhi tan lớp . Nhi yêu cái thư viện này biết mấy vì ngoài việc học hành, làm bài vở ở đây, nó còn là nơi để cho Nhi và anh hẹn hò, chờ đợi . Anh vừa trông thấy Nhi đã vội đứng dậy bước tới . Anh đở chiếc cặp nặng nề trên vai Nhi xuống rồi dùng hai bàn tay ấm áp của anh để ấp ủ hai bàn tay lạnh giá của Nhi . Nhi thẹn thùng nhìn quanh, cũng may là thư viện sắp tới giờ đóng cửa nên vắng tanh, không thôi người ta thấy thì mắc cở chết đi được . Chẳng biết vì hơi ấm từ bàn tay anh hay vì ngượng ngùng mà đôi má Nhi ửng hồng . Ánh mắt của anh bổng nhìn Nhi rất lạ. Nhi nín thở và không dám cử động . Anh từ từ cúi xuống đặt một nụ hôn ngây ngất lên bờ má ấy . Nhi chỉ biết nhắm mắt đứng thụ động để đón nhận nụ hôn bất ngờ này . Nhưng nụ hôn kia không chỉ dừng lại ở má mà nó lan dần lên mắt rồi tham lam dừng lại ở ... môi . Chao ôi, nụ hôn đầu đời của Nhi là như thế sao ? Nhi như trôi, trôi bồng bềnh trên mây . Nhi như say, say lảo đảo ngữa nghiêng, như có ai đó đã diễn tả nụ hôn

Moi lấp môi

Hồn say hồn

Sóng dập dồn mê mải ca hoan

Nghe tim rộn ràng

Nghe lòng thênh thang

Nghe thơm da thịt dịu dàng

Nghe tan róc rách nghe tràn ngất ngây


rồi Nhi ngã nhẹ vào vòng tay anh ...

Vậy là Nhi đã lớn, đã đón nhận nụ hôn đầu đời con gái . Từ nay Nhi thực sự giã từ tuổi thơ hồn nhiên trong sáng để đem vào lòng một tình cảm ngọt ngào say đắm . Mẹ Nhi thường dặn làm con gái phải cẩn thận, phải treo cao giá ngọc, chứ không nên quá dễ dàng buông thả. Chết rồi, Nhi không biết mình có quá dễ dàng không khi để cho anh hôn như vậy . Tự nhiên Nhi bật khóc . Anh hoảng hồn:
- Nhi, Nhi sao vậỷ Anh xin lỗi!
- Hu hu ... Anh ăn hiếp Nhi ...
- Đâu có, Anh ... Anh thương Nhi thật lòng mà!
- Anh sạo ... hu hu ...
- Anh không có sạo . Tại anh thấy Nhi dễ thương quá nên ...
- Vậy anh thương Nhi chỉ vì Nhi dễ thương hả? Mai mốt Nhi già, Nhi xấu rồi anh hết thương Nhi phải hôn ?
- Không có, không có, anh thương Nhi đến hết cả cuộc
đời, cho đến khi nào anh chết ...
- Anh, Anh không được nói chết ... Anh chết rồi ai thương Nhi đây ?
- Ừ, thì anh không chết ... không chết đâu ...
Nhi ngước nhìn anh và âu yếm mĩm cười dù nước mắt dỗi hờn vẫn còn vương trên mi . Mùa đông dù có lạnh đến đâu Nhi cũng không sợ nữa vì từ
nay đã có ánh mắt, làn môi và vòng tay ấm áp của anh rồị Ôi
mối tình đầu của Nhi sao mà nó đáng yêu đến như vậy! Đêm đêm Nhi thầm nguyện cầu cho mối tình đầu cũng là mối tình muôn thuở để Nhi mãi mãi được cùng anh sống trong thế giới mà người ta gọi là Hạnh Phúc!

Trả Lời Với Trích Dẫn
  #9  
Old 05-10-2004, 04:26 AM
thuylam's Avatar
thuylam thuylam is offline
Senior Member
 
Tham gia ngày: Mar 2004
Nơi Cư Ngụ: Alameda Ca
Bài gởi: 3,579
Exclamation



Thi Sĩ: Hàn Mặc Tử
thơ/lời: 129

Hàn Mạc Tử (1912-1940)

Chính tên là Nguyễn Trọng Trí. Sinh ngày 22 Septembre 1912 ở Lệ Mỹ (Đông Hới), mất ngày 11 novembre 1940. Trú ngụ ở Qui Nhơn từ nhỏ. Nhà nghèo, cha mất sớm. Học trường Qui Nhơn đến năm thứ ba. Làm sở Đạc Điền một độ, bị đau rồi mất việc. Vào Nam làm báo ít lâu lại trở về Qui Nhơn. Kế đó mắc bịnh hủi, đưa vào nhà thương Quy Hòa rồi mất ở đó.

Làm thơ từ ngày mười sáu tuổi (lấy hiệu là Phong Trần rồi Lệ Thanh). Đến năm 1936, khi chủ trương tờ phụ trương văn chương báo Saigon mới đổi hiệu là Hàn Mạc Tử. <1>

Đã đăng thơ: Phụ Nữ Tân Văn, Saigon, Trong Khuê Phòng, Đông Dương Tuần Báo,Ng Người Mới.

Đã xuất bản: Gái Quê (1936).

* * *

Tôi đã nghe người ta mạt sát Hàn Mạc Tử nhiều lắm. Có người bảo: "Hàn Mạc Tử? thơ với thẩn gì! toàn là nói nhảm." Có người còn nghiêm khắc hơn nữa: "Thơ gì mà rắc rối thế! mình tưởng có ý nghĩa khuất khúc, cứ đọc đi đọc lại hoài, thì ra nó lừa mình!" Xuân Diệu có lẽ cũng nghĩ đến Hàn Mạc Tử trong khi việt đoạn này: "Hãy so sánh thái độ can đảm kia (thái độ những nhà chân thi sĩ) với những cách đột nhiên mà khóc, đột nhiên mà cười, chân vừa nhảy, miệng vừa kêu: tôi điên đây! tôi điên đây! -- Điên cũng không dễ làm như người ta tưởng đâu. Nếu không biết điên, tốt hơn là cứ tỉnh táo như thường mà yên lặng sống." <2>

Nhưng tôi cũng đã nghe những người ca tụng Hàn Mạc Tử. Trong ý họ, thi ca Việt Nam chỉ có Hàn Mạc Tử. Bao nhiêu thơ Hàn Mạc Tử làm ra họ đều chép lại và thuộc hết. Mà thuộc hết thơ Hàn Mạc Tử đâu có phải chuyện dễ. Đã khúc mắt mà lại nhiều: tất cả đến sáu bảy tập. Họ thuộc hết và chọnn những lúc đêm khuya thang vắng, họ sẽ cao giọng, ngâm một mình. Bài thơ đã biến thành bài kinh và người thơ đã trở nên một vì giáo chủ. Chế Lan Viên nói quả quyết: "Tôi xin hứa hẹn với các người rằng, mai sau, những cái tầm thường, mực thước kia sẽ biến tan đi, và còn lại của cái thời kỳ này, chút gì đáng kể đó là Hàn Mạc Tử." <3>



Trả Lời Với Trích Dẫn
  #10  
Old 05-10-2004, 04:27 AM
thuylam's Avatar
thuylam thuylam is offline
Senior Member
 
Tham gia ngày: Mar 2004
Nơi Cư Ngụ: Alameda Ca
Bài gởi: 3,579
Post

Ngót một tháng trời tôi đã đọc thơ Hàn Mạc Tử. <4> Tôi đã theo Hàn Mạc Tử từ lối thơ Đường đến vở kịch bằng thơ Quần Tiên Hội. Và tôi đã mệt lả. Chính như lời Hàn Mạc Tử nói trong bài tựa Thơ Điên, vườn thơ của người rộng rinh không bờ bến, càng đi xa càng ớn lạnh. Bây giờ đã ra khỏi cái thế giới kỳ dị ấy và đã trở về với cuộc đời tầm thường mà ý nhị, tôi thử xếp đặt lại những cảm tưởng hỗn độn của tôi.

Thơ Đường Luật: Theo Ông Quách Tấn, <5> Phan Sào Nam hồi trước xem Thơ Đường Luật Hàn Mạc Tử có viết trên báo đại khái nói: "Từ về nước đến nay, tôi được xem thơ quốc âm cũng khá nhiều, song chưa gặp được bài nào hay đến thế... <6> Ôi hồng nam nhạn bắc, ước ao có ngày gặp gỡ để bắt tay nhau cười lên một tiếng lớn ấy là thỏa hồn thơ đó." Thơ Đường Luật Hàn Mạc Tử làm ra nhiều nhưng bị thất lạc gần hết, tôi không được xem mấy bài. Song trong những bài tôi được xem, tôi cũng đã gặp ít câu hay, chẳng hạn như:

Nằm gắng đã không thành mộng được,
Ngâm tràn cho đỡ chút buồn thôi.

Dầu sao tôi vẫn nghĩ cái khuôn khổ bó buộc của luật Đường có lẽ không tiện cho sử nẩy nở một nguồn thơ rào rạt và lạ lùng như nguồn thơ Hàn Mạc Tử.

Gái Quê: Nhiều bài có thể là của ai cũng được. Còn thì tả tình quê trong cảnh quê. Lời thơ dễ dàng, tứ thơ bình dị. Nhưng tình ở đây không có cái vẻ mơ màng thanh sạch như mối tình ta vẫn quen đặt vào trong khung cảnh những vườn tre, những đồi thông. Ấy là một thứ tình nồng nàn, lơi lả, rạo rực, đầy hình ảnh khêu gợi. Ông Phạm Văn Kỳ đề tựa tập thơ ấy là phải lắm: Gái Quê và Une voix sur la voie đều bắt nguồn trong tình dục.

Thơ Điên: Thơ Điên gồm có ba tập:
1) Hương Thơm
2) Mật Đắng
3) Máu Cuồng và Hồn Điên

Hương Thơm: Ta bắt đầu bước vào một nơi ánh trăng, ánh nắng, tình yêu và cả người yêu đều như muốn biến ra hương khói. Một trời tình ái mới dựng lên đâu đây. Tuy có đôi vần đẹp, cảm giác chung nhạt tẻ thế nào.

Mật Đắng: Ta vẫn đi trong mờ mờ. Nhưng thỉnh thoảng một luồn sáng lạ :Di cả mắt. Nguồn sáng tỏa ra từ một linh hồn vô cùng khổ não. Ta bắt gặp dấu tích còn hoi hóp của một tình duyên vừa chết yểu. Thất vọng trong tình yêu, chuyện ấy trong thơ ta không thiếu gì, nhưng thường là một thứ buồn dầu có thấm thía vẫn dịu dịu. Chỉ trong thơ Hàn Mạc Tử mới thấy một nỗi đau thương mãnh liệt như thế. Lời thơ như dính máu.

Máu Cuồng và Hồn Điên: Đến đây ta đã hoàn toàn ra khỏi cái thế giới thực và cái thế giới mộng của ta. Xa lắm rồi. Ta thấy những gì chung quanh ta? Trăng, toàn trăng, một ánh trăng gắt gao, ghê tởm, linh động như một người hay đúng hơn một yêu tinh. Trăng ở đây cũng ghen, cũng giận, cũng cay nghiệt, cũng trơ tráo và cũng náo nức dục tình. Hàn Mạc Tử đi trong trăng, há miệng cho máu tung ra làm biển cả, cho hồn văng ra, và rú lên những tiếng ghê người... Ta rùng mình, ngơ ngác, ta đã lục lọi khắp trong đáy lòng ta, ta không thấy có tí gì giống cái cảnh trước mắt. Trời đất này thực của riêng Hàn Mạc Tử. Ta không hiểu được và chắc cũng không bao giờ ai hiểu được. Nghĩ thế ta bỗng thương con người cô độc. Đã cô độc ở kiếp này và e còn cô độc đến muôn kiếp. Hàn Mạc Tử chắc cũng biết thế nên lúc sinh thời người đã nguyền với Chúa sẽ không bao giờ cho xuất bản Thơ Điên. Một tác phẩm như thế, ta không có thể nói hay hay dở, nó đã ra ngoài vòng nhân gian, nhân gian không có quyền phê phán. Ta chỉ biết trong văn thơ cổ kim không có gì kinh dị hơn. Ta chỉ biết ta đương đứng trước một người sượng sần vì bệnh hoạn, điên cuồng vì đã quá đau khổ trong tình yêu. Cuộc tình duyên ra đời với tập Hương Thơm, hấp hối với tập Mật Đắng, đến đây thì đã chết thiệt rồi, nhưng khí lạnh còn tỏa lên nghi ngút.

Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời


Ðiều Chỉnh
Xếp Bài

Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn
Bạn không được quyền gởi bài
Bạn không được quyền gởi trả lời
Bạn không được quyền gởi kèm file
Bạn không được quyền sửa bài

vB code đang Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển đến


Múi giờ GMT. Hiện tại là 11:28 PM.


Powered by: vBulletin Version 3.6.1 Copyright © 2000 - 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.