Go Back   Vina Forums > Câu Lạc Bộ Giao Lưu > Nhịp Đập Trái Tim > Nghệ Thuật Sống
Hỏi/Ðáp Thành Viên Lịch Tìm Kiếm Bài Trong Ngày Ðánh Dấu Ðã Ðọc

Trả lời
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
  #1  
Old 12-11-2007, 02:38 PM
ammayngu ammayngu is offline
Member
 
Tham gia ngày: Jun 2007
Bài gởi: 67
Default đi tìm lại chính mình !

Thế nào là chơn Tâm?

Sau 7 lần thất bại trong việc tìm kiếm chơn Tâm mà chỉ thấy Vọng Tâm, Ngài A nan và đại chúng kính cẩn trông chờ lời Phật chỉ dạy:



Phật chỉ dạy phương pháp tu hành lần thứ hai.



Lúc bấy giờ, Phật gạn hỏi lại cái Tâm lần thứ hai và bảo Ông A nan phải phân biệt rõ cái nào là chơn tâm,và cái nào là vọng tâm. Phật chỉ dạy: Ông muốn đươc đạo Vô thượng Bồ đề, thì cần nhất là phải hiểu rõ hai điều căn bản: một căn bản sinh tử luân hồi gọi là Vọng Tâm. Một căn bản của Bồ đề, Niết bàn, gọi là Chơn Tâm.



Nếu Ông nhận lầm căn bản sanh tử là vong tâm làm nhân tu hành thì không bao giờ giải thoát được. Cũng như người nấu cát làm cơm, dầu trải bao nhiêu năm cũng chẳng thành cơm đươc. Vậy muốn biết đường lối tu hành để ra khỏi sanh tử luân hồi, thì Ông hãy nghe ta hỏi:



Phật liền đưa bàn tay lên, co lại năm ngón và hỏi Ông A nan rằng:

-Ôngcó thấy không?



A nan đáp:-Bạch Thế Tôn: Thấy



Phật hỏi: - Ông thấy cái gì?



A nan đáp: Con thấy Phật đưa bàn tay co nắm ngón lại.



Phật hỏi: Ông lấy cái gì để thấy và lấy cái gì làm tâm.



“Lấy cái suy nghĩ phân biệt” làm Tâm



A nan thưa: Con lấy “mắt” để thấy và cái “biết suy nghĩ phân biệt” làm Tâm.



Phật quở: Không phải, A nan! Cái đó không phải là Tâm của Ông.



A nan hoảng hốt, đứng dậy bach Phật: Bạch Thế Tôn, cái suy nghĩ phân biệt không phải là Tâm của con thì gọi nó là cái gì?



Phật dạy: nó là “vọng tưởng” hay vọng tâm. Bởi các Ông từ hồi nào đến giờ, lầm nhận “vọng tâm” làm chơn tâm, cho nên nhiều kiếp trầm luân. Như người nhận giặc làm con, nên bị giặc phá hại.



A nan thưa: Bạch thế Tôn,Con vì thương Phật mới xuất gia, thì con mới dùng cái tâm mà thương Phật. Con phụng thờ Đức Phật trong mười phương và làm tất cả điều công đức, cũng đều dùng cái tâm. Dầu cho con có làm các điều tội lỗi, hũy báng Phật pháp, đọa vào địa ngục đi nữa, thì con cũng dùng cái tâm. Ngày hôm nay Phật nói,

“nó” không phải tâm của con, như thế thành như con không có tâm; nếu không có tâm, thì con đồng như cây đá rồi!. Cúi xin đức Thế tôn từ bi chỉ giáo.



Phật dạy: A nan, nếu Ông lấy cái “suy nghĩ phân biệt” làm tâm của ông, thì khi rời cảnh vật hiện tiền, cái tâm “hiểu biết, phân biệt” ấy, cũng vẫn còn, thế mới phải là tâm của ông. Nếu rời cảnh vật hiện tiển mà tâm hiểu biết phân biệt ấy mất đi, thì không phải là chơn tâm của ông rồi. Dầu cho Ông diệt hết năm tri giác bên ngoài là thấy, nghe, hay biết ( đủ năm giác quan), chỉ còn lại cái “ thâm thẩm phân biệt” bên trong (thức thứ sáu) thì đó cũng là cái vọng tưởng phân biệt (ý thức thứ sáu) bóng dáng pháp trần không phải là chơn tâm của ông; ta chỉ bảo ông chín chắn suy xét: nếu rời cảnh vật hiện tiển mà cái “suy nghĩ phân biệt” vẫn còn, thì mới thật là chơn tâm của ông. Còn nếu ông rời cảnh vật hiện tiền, mà cái “suy nghĩ phân biệt” cũng mất luôn, thì rõ ràng nó là cái “vọng tưởng phân biệt” (vọng tâm) bóng dáng của sáu trần, chớ không phải là chơn tâm thường trụ của ông đâu. Nếu ông nhận cai “hư vọng phân biện sanh diệt” (vọng tưởng) nầy làm tâm của ông, thì khi cảnh vật hiện tiền qua rồi, tâm ấy cũng theo cảnh vật mà diệt đi. Lúc bấy giờ thành ra ông không có tâm. Nếu không có tâm, thì ông lấy cái gì để tu hành và thành đạo chứng quả. Ông phải biết rằng: trong thế gian tất cả người tu hành, không đươc thành đạo, đều do chấp cái “vọng tưởng sanh diệt” (vọng tâm) làm chơn thật (chơn tâm). Chính ông

ngày nay cũng thế, nên tuy học nhiều mà không đươc quả Thánh.



Phật chỉ dạy phương pháp tu hành lần chót.



A nan cùng đại chúng, nghe Phật nói như vậy, đều ngẫn ngơ, im lặng.



Lúc bấy giờ ông A nan cúi đầu lạy Phật, quỳ gối chấp tay vừa khóc lóc, vừa bach Phật rằng: Con từ khi xuất gia theo Phật tới nay, vì ỷ lại con là em Phật, tin chắc rằng sẽ nhờ oai thần của Phật ban cho đạo quả, chẳng cần tu hành cực nhọc; không ngờ ai tu nấy chứng

không thể thay thế cho nhau đươc. Hôm nay con mất “bản tâm” đi rồi, thân tuy xuất gia mà tâm chẳng vào đạo, chẳng khác nào đứa cùng tử bỏ cha trốn đi. Nay con mới biết học nhiều mà không tu cũng như người không học, cũng như người chỉ nói đến đủ các thức ăn, rốt cuộc bụng vẫn đói. Bach Thế Tôn, chúng con vì hai chướng phiền não và sở tri ràng buộc, nên không ngộ đươc chơn tâm. Cúi xin đức Thế Tôn thương xót kẻ bần cùng, chỉ dạy cho con phương pháp tu hành, để phát minh đươc tâm tánh.



Phật chỉ cái “Thấy” thường còn



Khi ấy Phật kêu A nan dạy rằng: Vừa rồi ông nói” thấy năm ngón tay của ta co nắm lại” Vây tại sao có nắm tay? Và nhờ cái gì mà có cái thấy?



A nan thưa: Bach Thế Tôn, nhơn bàn tay của Phật co lại năm ngón, nên mới có nắm tay, và nhờ con mắt cho nên mới có cái thấy.



Phật hỏi: vậy thì” không bàn tay, chẳng có ngón tay, không con mắt cũng chẳng có cái thấy”; so sánh như thế có đúng không?



A nan thưa : Bach Thế Tôn, đúng.



Phật dạy: Không đúng hẳn! Không bàn tay thì không có nắm tay là phải, không có con mắt chẳng phải không có cái “thấy”.



Ông nên ra ngoài đường hỏi những người mù mắt: “các người có thấy gì không?” thì họ đều trả lới với ông rằng: “ Chỉ thấy cái tối đen”. Như thế thì rõ ràng: Người mù không có con mắt mà cái “thấy” cũng vẫn còn.



Đây là cái bằng chứng: Mặc dù con mắt không có, và trần cảnh đối trước có tối có sáng khác nhau, nhưng cái thấy lúc nào cũng có (nói cái thấy là đại diện cho năm giác quan).



A nan thưa: Người mù thấy tối sao gọi là thấy đươc?



Phật chỉ TÂM lần thứ nhất.



Phật hỏi A nan: Người sáng mắt ở trong nhà tối thấy tối, cùng với người mú mắt thấy tối. Vậy hai cái tối đó có khác nhau không?



Bach Thế tôn: Không khác.



Phật hỏi: lại nữa, trong nhà tối thấy tối, nếu có người đem đèn vào, họ thấy đươc các vật. Vậy cái đèn thấy hay con mắt thấy.



A nan thưa: Mắt thấy chớ không phải đèn thấy.



Phật dạy: Cũng thế, người mù mắt khi lôt mây rồi, thấy đươc cái cảnh vật, đó là thấy chớ không phải là mắt thấy.



Phật dạy tiếp: cái đèn chỉ làm cho sáng các vật, còn cái thấy là con mắt (dụ cho tâm) chớ không phải là cái đèn (dụ con mắt). Lên một tầng nữa: con mắt chỉ làm cho tỏ rõ các vật, còn cái thấy là TÂM, chớ không phải là mắt (đây là lần thứ nhất Phật chỉ Tâm) .



A nan va đại chúng nghe Phật giảng dạy như thế rồi, đều im lặng, nhưng trong tâm thật chưa hiểu, nên đều kính cẩn chấp tay, để chờ Phật dạy thêm.





Phật chỉ TÂM lần thứ hai.



Khi đó Phật đưa bàn tay lên, năm ngón co lại rồi mở ra và hỏi ông A nan: Ôn thấy cái gì không?



A nan thưa: Thấy Phật đưa tay lên co vào rồi mở ra.



Phật hỏi: Tự cái tay của ta co mở hay “cái thấy” của Ông co mở?



A nan thưa: Tự tay Phật co mở, chứ “cái thấy” của con không co mở



Phât khen: Phải lắm.



Phật lại phóng một đạo hào quang trên vai phía mặt của A nan: A nan liền xoay đầu ngó về phía bên mặt. Phật lại phóng hào quang trên vai phía trái của A nan: A nan xoay đầu về phia trái.

Phật hỏi: Cái đầu của Ông hôm nay tại sao xoay lắc lại như vậy?



A nan thưa: vì Phật phóng hào quang trân hai vai của con, nên con xoay lắc lại để xem.



Phật hỏi: vậy cái đầu của Ông lắc hay cái thấy của Ông lắc.



A nan thưa: Tự cái đầu con xoay qua lắc lại, chớ cái thấy của con không có xoay lắc.



Phật hỏi- Cái nào động, cái nào tịnh?



A nan thưa: Cái đầu của con có động và tịnh (dừng) chứ cái thấy của con không có động và tịnh.



Phật hỏi: Phải.



Chơn TÂM qua cái thấy là:



Phật dạy tiếp: Cái nào có co, có mở, có động, có tịnh, có sanh, có diệt, thì cái đó là vọng, thuộc về “khách” không phải ông. Còn cái nào không động tịnh, co mở, không sanh diệt, thì cái đó là “chơn”

thuộc về “chủ” chính là ông. Như thế chơn và vọng rất rõ ràng, ông còn chưa hiểu hay sao?



Tại sao từ hồi nào đến giớ, các ông cứ nhận cái vọng thân tứ đại giả hợp, cho là thật “thân” của mình; cái vọng tưởng sanh diệt, cho là thật “tâm” của mình; cảnh vật giả tạm, cho là thật cảnh của mình, mà lại bỏ cái chơn Tâm thường còn bất sanh bất diệt của mình có kia đi? Bởi thế nên các ông phải nhiều kiếp sanh tử luân hồi, thật là oan uổng!



Kết luận:



Chơn Tâm qua cái thấy là thế ấy.

Là cái không động, tỉnh, co mở, không sanh diệt vậy.





Bùi Thế Trường

Ngày 31 tháng 7/06



Ý kiến, Phê bình xin gửi về : buithetruong@khoahoc.net



Trở về Trang Chính


Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời


Ðiều Chỉnh
Xếp Bài

Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn
Bạn không được quyền gởi bài
Bạn không được quyền gởi trả lời
Bạn không được quyền gởi kèm file
Bạn không được quyền sửa bài

vB code đang Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển đến


Múi giờ GMT. Hiện tại là 06:06 AM.


Powered by: vBulletin Version 3.6.1 Copyright © 2000 - 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.