Go Back   Vina Forums > Thư Viện Online > Kho Tàng Truyện > Truyện Kiếm Hiệp
Hỏi/Ðáp Thành Viên Lịch Tìm Kiếm Bài Trong Ngày Ðánh Dấu Ðã Ðọc

Trả lời
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
  #1  
Old 06-13-2005, 03:57 AM
vui_la_chinh vui_la_chinh is offline
Senior Member
 
Tham gia ngày: Feb 2005
Nơi Cư Ngụ: Trum Yeu Gai
Bài gởi: 4,697
Send a message via Yahoo to vui_la_chinh
Default

Bao Công xử án


Hồi 01

CON NHỆN ĐOÁN ÁN HAY CÁI TÀI SUY LUẬN CỦA BAO CÔNG


Ngày xưa, tại huyện Khúc Phụ, thuộc phủ Côn Châu, có hai nhà giàu có là gia đình ông Lữ Duật Nhơn và gia đình Phó Sứ Trần Bang Mô.
Vợ chồng Lữ Duật Nhơn sanh hạ được một đứa con trai, tên là Như Phương thông minh, đĩnh ngộ, năm 10 tuổi đi học đã tỏ ra xuất sắc. Tuy sống trong gia đình trưởng giả, dư ăn dư mặc, đông kẻ hầu người hạ, nhà cửa rộng rãi, căn trước căn sau, lại có vườn bao bọc xung quanh, Như Phương không ỷ y nhà giàu có hay được cha mẹ nuông chiều mà bỏ bê sự học. Trái lại, chàng lại tỏ ra nết na, siêng năng nên càng lớn, học càng giỏi. Người biết chuyện thường lấy chàng làm gương khuyên con cái.
Nhà Như Phương có nuôi được hai vợ chồng Trình Nhị làm quản gia cho ở căn nhà dưới, gần bếp. Trình Nhị và vợ là Xuân Hương rất đỗi trung thành với chủ, thức khuya dậy sớm, chăm lo của chủ như của mình.
Dân chúng khắp vùng ai cũng khen vợ chồng Lữ Duật Nhơn biết tu ơn tích đức mới được con thì tài giỏi mà tớ thì trung thành.
Nói về gia đình Trần Bang Mô cũng giàu có, lại là người quyền thế. Vợ chồng Phó Sứ Mô có đặng hai trai, một gái. Hai con trai đều đã lập gia đình. Một đứa tên là Văn Mạng là bạn học cùng lớp với Như Phương. Cô gái út Nguyệt Anh xinh đẹp tuyệt vời, mặt hoa, da ngọc, dáng điệu uyển chuyển thướt tha, lại nết na thùy mị, tính tình dễ thương, không ưa xa hoa lòe loẹt. Thật là đẹp cả người lẫn nết.
Từ khi Nguyệt Anh đến tuần cập kê. Trần Bang Mô để ý kén bạn trăm năm cho cô gái quý. Mến tài Như Phương, ông liển bảo Văn Mạng lựa lời làm mai cho đôi trai tài gái sắc lấy nhau.
Cha con Duật Nhơn chịu ngay và đem lễ vật đến hỏi liền. Qua ít bữa nhà trai đến xin Phó Sư Mô định ngày cho rước dâu.
Ngày làm lễ thành hôn cho đôi trẻ, nhà Như Phương mở tiệc linh đình mới khắp bạn học của Như Phương đến dự. Trong chúng bạn đến mừng có cả Châu Hoằng Sử, con trai quan Lại Bộ Thượng Thư. Sử tuy là con quan và là bạn thân của Như Phương nhưng tính tình hai người lại khác hẳn nhau. Như Phương nết na chăm chỉ bao nhiêu thì Hoằng Sử lại bê tha rượu chè, trai gái bấy nhiêu. Thấy vợ bạn đẹp, y sanh lòng khát khao thèm muốn. Tuy ham chơi nhưng được cái thông minh và nhớ lâu, nên học hành cũng không đến nỗi thua kém lắm. Chúng bạn thường kể rằng Hoằng Sử có biệt tài hễ đã đến thăm nơi nào thì nhớ mãi từ đường đi đến lối lại, đến cách sắp đặt trong nhà. Tuy hay đến chơi nhà Như Phương luôn nhưng mãi đến hôm nay nhân ngày cưới bạn, Hoằng Sử mới có dịp thong thả đi coi khắp nơi: nhà ngoài, nhà trong, phòng cô dâu, vườn tược, và cho đến con đường nhỏ sau nhà, Hoằng Sử cũng đi xem kỹ hết.
Vợ chồng Như Phương từ khi lấy nhau, ăn ở rất hòa thuận. Nguyệt Anh lại thờ cha mẹ chồng rất mực hiếu thảo. Thật là một cảnh gia đình đầm ấm yên vui.
Nhưng chưa được bao lâu thì bố mẹ Như Phương đều mắc bệnh qua đời, khiến vợ chồng Như Phương khóc than khôn xiết.
Hết tang ba năm, Như Phương thi đậu tú tài và vợ cũng sanh hạ được một con trai.
Năm ấy vua mở kỳ thi Hội (Cử nhân), Như Phương sửa soạn lều chõng vào kinh dự thi. Sau khi ân cần dặn dò vợ chăm lo việc nhà, nuôi nấng con thơ, Như Phương củng Trình Nhị, người quản gia trung thành, hai thầy trò khăn gói ra đi.
Giữa đường, Như Phương bị bắt (Không thấy nói ai bắt và vì lý do gì?), Trình Nhị trốn thoát, chạy về nhà cấp báo. Tin như sét đánh, Nguyệt Anh thương chồng, vật mình than khóc thảm thương.
Cha mẹ, anh em nàng nghe tin kéo đến khuyên giải mãi Nguyệt Anh mới nguôi. Qua cơn bàng hoàng lúc đầu, nàng dần dần trấn trĩnh, bèn bàn với cha tìm cách giải cứu Như Phương.
Có sự tất phải đến tận nơi Như Phương bị bắt thì mới tìm cách cứu chàng được. Ông già Nguyệt Anh nhận đi nhưng chẳng hiểu ông nghĩ sao lại đòi đem theo cả thằng cháu ngoại đi (hay là ông có linh cảm tai họa sắp đến?).
Nguyệt Anh lễ phép thưa:
- Cha định vậy, con đâu dám cãi lời. Song con thiết nghĩ nay chồng con bị bắt, sống chết chưa biết ra sao, chỉ còn có giọt máu này. Nay cha đem cháu đi, giữa đường gặp sự rủi ro, lấy ai nối dõi tông đường họ Lữ. Vả lại cháu đi con ở nhà nhớ lắm. Mong cha xét lại.
Ông già gật đầu khen con nói phải và ông quyết định:
- Ừ, thôi để cha đi với hai anh con. Phần con ở nhà hãy năng đi thăm hai chị dâu con cho khuây khỏa, chẳng nên âu sần lo nghĩ quá e sanh bịnh thì khốn đa.
Căn dặn xong ông già lên đường với hai con trai. Nàng Nguyệt Anh từ đó quanh quẩn trong nhà, chăm nom con, không đi ra đến ngoài, bên mình chỉ có con Thu Quế đứa tớ gái 7 tuổi ở liền bên hầu hạ. Mọi việc trong nhà đều giao cho vợ chồng Trình Nhị trông nom.
Trình Nhị từ ngày chủ bị bắt, một mình phải lo quán xuyến mọi công việc, nên suốt ngày chạy tới chạy lui, lo công kia chuyện nọ, không lúc nào rảnh tay. Có nhiều bận Trình Nhị vắng nhà đôi ba ngày để đi xa đòi nợ cho chủ. Căn nhà của vợ chồng Trình Nhị nằm phía cuối vườn, giáp vách với một căn nhà ở phía bên ngoài của Trương Mậu Thất.
Mậu Thất là một tên lười biếng, chẳng lo làm ăn, tính tình xảo quyệt lại thích ăn chơi đàng điếm. Khắp xóm ai cũng ghét tên bất lương ấy.
Thấy Trình Nhị vắng nhà luôn, y bèn buông lời chọc ghẹo Xuân Hương, lại được Xuân Hương là một người đàn bà trắc nết, gặp trai tán tỉnh thì sa ngã liền.
Thế là từ đó, hễ Trình Nhị đi khỏi là y men theo phía sau vườn vô nhà Trình Nhị thông dâm với Xuân Hương. Người lối xóm đều biết rõ, riêng Trình Nhị thì không hay biết tí gì về sự phản bội của vợ (Thực ra trong nhà chưa tỏ, ngoài ngõ đã hay).
Một hôm Mậu Thất bảo Xuân Hương:
- Chủ em còn trẻ đẹp, lại vắng chồng lâu ngày. Em khá làm mai cho ta nghe (Hỗn thật, dám đánh giá người khác qua Xuân Hương. Sau này chút xíu thì mất đầu vì câu này).
Xuân Hương cự nự:
- Cô tôi (nghĩa là chủ tôi) đức hạnh quyết chẳng khi nào chịu điều bậy bạ. Cô tôi lại không ra đến ngoài chỉ quanh quẩn trong phòng, việc anh nhờ không đặng rồi (Phản bội chồng nhưng lại rất trung thành với chủ).
Mậu Thất trách:
- Em ghen nên không chịu giúp ta. Thôi vậy.
Trong khi Mậu Thất toan tính như vậy thì có một người khác cũng đang tìm cách chiếm đoạt tấm thân ngọc ngà của nàng Nguyệt Anh (Đẹp quá cũng lắm sự nguy hiểm). Người đó chẳng phải ai xa lạ: chính là Châu Hoằng Sử, con quan Lại Bộ Thượng Thư, bạn thân của chồng nàng Nguyệt Anh (Tấn tuồng muôn đời: bạn và vợ).
Nguyên Châu Hoằng Sử từ bữa dự lễ cưới Như Phương, thấy vợ bạn xinh đẹp nên đem lòng ham muốn.
Nay nghe tin Như Phương bị bắt y vui mừng khôn xiết, bèn đi dò la tình hình gia đình bạn.
Hoằng Sử vào quán rượu gần nhà Như Phương để tiện bề lấy tin tức. Hoằng Sử tốn nhiều công phu mà vẫn chưa biết rõ nội tình nhà Như Phương. Nhưng rồi một bữa, y gặp một người biết rành rẽ việc nhà Nguyệt Anh.
Thấy một công tử con quan Thượng Thư bắt chuyện, người ấy thật thà kể mọi việc cho Hoằng Sử nghe. Thôi thì chuyện lớn chuyện nhỏ, có bao nhiêu tuôn ra bằng hết. Do đó, Hoằng Sử mới biết nàng Nguyệt Anh chỉ ở có một mình với đứa tớ gái 7 tuổi và nàng là người rất đoan trang.
Nghe đoạn Hoằng Sử hỏi:
- Nghe đồn vợ Trình Nhị có tính dâm đãng, có thật không ?(Gợi khéo để biết hai người tình tự ở đâu. Câu hỏi rất quan trọng, xem dưới sẽ biết).
Người kia đáp:
- Công tử cũng biết chuyện đó à? Xuân Hương thông dâm với tên bất lương Mậu Thất. Y ở khít vách nhà Trình Nhị nên thường lẻn sang tình tự với Xuân Hương những lúc Trình Nhị vắng nhà .(Tầm quan trọng của câu trả lời này: vợ chồng Trình Nhị ở căn nhà dưới, trong vòng rào nhà Như Phương. Nếu Mậu Thất dễ dàng tới lui với Xuân Hương thì sự lẻn vô nhà Nguyệt Anh không khó khăn gì, chỉ cần Trình Nhị vắng nhà là được).
Châu Hoằng Sử giả bộ lắc đầu, bĩu môi, ra vẻ ngán cho tình đời đen bạc, nhưng trong lòng y vui như mở hội.
Sau khi người kia ra khỏi quán rượu, Hoằng Sử cũng đứng dậy về nhà đặng lập mưu cưỡng hiếp nàng Nguyệt Anh.
Suy đi tính lại hồi lâu, Hoằng Sử ấn định chương trình hành động sau đây:
- Năm xưa nhân dịp lễ cưới Như Phương, ta đã có dịp đi xem nhà Như Phương nay còn nhớ rõ vị trí phòng the của Nguyệt Anh. Ta sẽ chờ dịp Trình Nhị vắng nhà mà men theo đường nhỏ sau nhà lẻn vào phòng tắm, chờ Nguyệt Anh vào mà ra tay, thì Nguyệt Anh chạy đâu cho thoát.
Nghĩ đoạn, Hoằng Sử nở nụ cười nham hiểm, cặp mắt lim dim, có vẻ khoái trí lắm.
Hôm sau, Hoằng Sử lại lảng vảng gần nhà Như Phương để dò xét. Thấy nói Trình Nhị đi vắng xa, Hoằng Sử mừng quýnh, miệng lẩm bẩm: “phen này người đẹp phải về tay ta, nhưng phải chờ đến tối mới ra tay được”.
Rồi thì chiều hôm đó, lúc mặt trời sắp lặn, lợi dụng cảnh tranh tối tranh sáng, Hoằng Sử lẻn vào phía sau vườn nhà Như Phương, men theo con đường nhỏ, núp trong phòng tắm của Nguyệt Anh.
Vừa lúc ấy, Nguyệt Anh kêu con Thu Quế trông em để nàng đi tắm. Đoạn nàng vô phòng đóng cửa lại. Cởi quần áo xong nàng chợt nhớ chưa đóng cửa sổ bèn cứ để mình trần đi ra đóng cửa.
Thật là dày dày sẵn đúc một tòa tự nhiên, khiến cho Hoằng Sử như điên như dại.
Tắm xong mát mẻ, Nguyệt Anh cứ thế từ nhà tắm đi về phòng ngủ (hai phòng thông nhau). Trong phòng lúc đó chỉ mờ mờ sáng, Nguyệt Anh lại chưa lên đèn nên Hoằng Sử theo nàng bén gót mà nàng chẳng hay.
Nguyệt Anh vô tình tiến gần đến bên giường. Hoằng Sử phóng tới ôm chặt lấy nàng mà vật xuống giường. Bị tấn công bất ngờ nàng bủn rủn cả chân tay, họng như tắc lại, đến khi bị tên bất lương đè lên nàng mới cố giẫy đạp nhưng vô ích. Nàng định la lên cầu cứu (sau phút hoảng sợ ban đầu, dần dần trấn tĩnh và kháng cự lại) thì Hoằng Sử đã ấn cả lưỡi của y vào miệng nàng thành ra nàng chỉ ú ớ trong họng không la thành tiếng được.
Vừa sợ vừa giận, nàng Nguyệt Anh nghiến răng lại định bụng cắn đứt đầu lưỡi Hoằng Sử. Đau quá, tên này tính rút lưỡi ra mà không sao được nên y bèn dùng hai tay siết cổ nàng Nguyệt Anh. Tuy bị nghẹt thở nàng Nguyệt Anh vẫn cắn răng không chịu nhả và đến khi nàng tắt thở thì miệng nàng cũng đã chan hòa máu của Hoằng Sử với một miếng lưỡi của tên bất lương kẹt giữa hai hàm răng nghiến chặt. Tên Hoằng Sử lảo đảo đứng dậy, sửa lại quần áo rồi ra về, không ai trông thấy (Nhà có vườn, vắng người, không nuôi :D trời lại tối rồi).
Một chập sau, đứa con trai nàng Nguyệt Anh khóc quá. Con Thu Quế kêu mãi chẳng thấy chủ trả lời, nó bèn đập cửa nhưng cửa buồng đóng chặt, xô mãi không được, nó bèn chạy xuống nhà dưới kêu Xuân Hương.
Xuân Hương đốt đèn lên xem. Thấy cửa đóng, Xuân Hương luồn tay vào trong mới mở được.
Vào đến nơi thấy Nguyệt Anh nằm chết trên giường, mình mẩy trần truồng, miệng đầy máu, cổ tím bầm, Xuân Hương bèn hô hoán ầm ỹ. Lối xóm đổ đến. Thôi thì mỗi người một phách, bàn tán xôn xao. Nhưng rồi mấy người bà con của Như Phương tên là Lữ Dục Thập, Triệu Thập đồng thanh kết tội Xuân Hương và Mậu Thất đã đồng mưu hãm hại Nguyệt Anh.
Thế rồi người thì xúm lại trói Xuân Hương, kẻ thì lấy mền phủ lên thây nàng Nguyệt Anh. Đứa con trai nạn nhân được trao cho vú nuôi.
Qua ngày hôm sau, Trình Nhị về đến nhà, mới hay cớ sự bèn làm đơn như sau trình lên quan huyện:
“Tôi ký tên dưới đây là Trình Nhị xin tố cáo tên Trương Mậu Thất là kẻ giết nàng Nguyệt Anh vợ của chủ tôi là Như Phương. Nguyên Mậu Thất là tên xảo quyệt không lo làm ăn, chỉ thích rong chơi, đàng điếm. Theo lời nhân chứng thì y đã thông gian với vợ tôi, là Xuân Hương, lúc tôi vắng nhà. Chắc rằng được tớ rồi y lại nhòm ngó đến chủ. Thừa dịp tôi bận việc đi xa, nhà vắng vẻ chỉ có chủ tôi và con hầu Thu Quế 7 tuổi, y bèn thừa dịp chủ tôi đi tắm mà hãm hại. Tang chứng hãy còn đó, mọi người đều biết. Tên Thất lấy vợ tôi là việc nhỏ, việc y giết chủ tôi là việc lớn .(Cũng đã có ý niệm về khinh tội và trọng tội). Xin quan minh xét cho chủ tôi được ngậm cười nơi chín suối. Nay bẩm”.
Nhận được đơn tố cáo, quan huyện liền đến khám nghiệm tử thi và ghi nhận: cổ nạn nhân tím bầm, miệng có máu, mình mẩy trần truồng. Quan huyện hỏi qua Xuân Hương, Mậu Thất, và hai người chứng là Lữ Dục Thập và Triệu Thập. Đoạn quan truyền lính giải cả bốn lên huyện. Còn Trình Nhị được phép ở lại lo chôn cất cho nàng Nguyệt Anh, rồi cũng phải lên hầu quan sau.
Ma chay cho chủ xong, Trình Nhị y hẹn lên huyện.
Nói về quan huyện từ khi thụ lý vụ án, ông tự hỏi đây là vụ án mạng vì tình? Vì tiền? Vì tư thù? Vì hãm hiếp rồi sợ đổ bể mà giết?
Quan huyện nghi Trình Nhị biết vợ ngoại tình với Mậu Thất nên giả bộ đi vắng rồi quay lại giết chủ đổ tội cho Mậu Thất và Xuân Hương để trả thù.
Trong lúc thẩm vấn Trình Nhị, quan huyện thấy y có vẻ thật thà, chất phác, không hay biết chút gì về sự phản bội của vợ. Đến lượt Xuân Hương y thị nhận có thông gian với Mậu Thất nhưng khai không biết ai đã giết Nguyệt Anh. Quan bèn sai lính lấy kìm kẹp chân Xuân Hương. Nó la khóc ầm ỹ lạy van rối rít xin khai:
- Tôi nghi Mậu Thất đã hãm hại cô tôi vì cách đây ít lâu chính y biểu tôi thu xếp để y tư thông với cô tôi nhưng tôi không chịu. Có lẽ y đã lén làm bậy rồi sợ chuyện đổ bể nên giết cô tôi.


__________________




**************************************************
TRUM YEU GAI , CHET VI GAI
SONG DE YEU , CHET VI YEU
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #2  
Old 06-13-2005, 04:01 AM
vui_la_chinh vui_la_chinh is offline
Senior Member
 
Tham gia ngày: Feb 2005
Nơi Cư Ngụ: Trum Yeu Gai
Bài gởi: 4,697
Send a message via Yahoo to vui_la_chinh
Default

Thế là Mậu Thất bị lôi ra tra tấn, y một mực kêu oan. Hai người chứng là Lữ Dục Thập và Triệu Thập cũng đứng cả đấy (Một sơ suất của ông Huyện: lấy lời khai các kẻ bị tình nghi trước mặt nhau và trước mặt nhân chứng. Vì vậy việc đã khó lại khó thêm) lúc quan huyện tra hỏi các kẻ tình nghi. Hai người hùa nhau vào kết tội Mậu Thất và xin quan trừng trị Mậu Thất.
Mậu Thất uất ức lêu rằng: “Chính hai người đó đồng mưu giết Nguyệt Anh rồi đổ thừa cho tôi. Xin quan minh xét”.
Quan huyện bảo lính ngừng tra tấn Mậu Thất và quan hỏi Xuân Hương đang làm gì khi chủ bị giết. Xuân Hương khai:
- Tôi đang mắc bận dưới bếp chợt con Thu Quế xuống cho hay em khóc quá, nó kêu cô tôi mãi mà không thấy trả lời, cửa buồng đóng nó chẳng xô được. Tôi bèn soi đèn lên coi, mở được cửa vô phòng thấy cô tôi nằm chết trên giường. Tôi la cầu cứu ầm ỹ, Lữ Dục Thập và Triệu Thập chạy đến trước nhất rồi bắt trói tôi. Tôi nghĩ hai người này đã đồng mưu giết cô tôi rồi trốn về nên khi tôi hô hoán chạy ngay lại đổ vạ cho tôi để hòng che tội (Thế là 2 người bị tình nghi đều quay lại buộc tội người chứng).
Sau lời khai của Xuân Hương, quan huyện không biết xử trí ra sao, bèn đình cuộc thẩm vấn và truyền lính tạm giam tất cả mọi người lại, đến mai sẽ hay (May mà đình lại nếu lại lôi 2 nhân chứng ra “uýnh” thì riết một hồi nó khai luôn cho ông huyện là thủ phạm!).
Sáng hôm sau, quan huyện cho đòi Thu Quế đến để xét hỏi. Nó khia không biết ai là thủ phạm mà cũng chẳng nghi ai cả. Về trường hợp phát giác ra án mạng, nó khai đại để như lời Xuân Hương nhưng có cho thêm một chi tiết là sau khi nàng Nguyệt Anh đóng cửa buồng để đi tắm, một lúc sau nó có nghe thấy tiếng chân giẫy đạp và tiếng ú ớ như muốn la mà không được.
Quan huyện hỏi tiếp:
- Lữ Dục Thập và Triệu Thập có hay đến nhà chơi không?
- Dạ không đến lần nào.
- Còn Trương Mậu Thất?
- Ngày nào y cũng đến dưới bếp đùa giỡn với chị Xuân Hương.
Quan huyện cho nó lui ra và truyền giải tất cả mọi người bị tạm giam hôm trước đến phán rằng:
“Ta xét (căn cứ theo lời khai của một nhân chứng 7 tuổi. Xin xem lời bàn ở sau) rằng Lữ Dục Thập và Triệu Thập vô can trong vụ này.
“Còn Trương Mậu Thất, nhà ngươi có ý định chiếm đoạt nàng Nguyệt Anh từ lâu. Tuy rằng Xuân Hương từ chối không chịu nghe lờ mi làm mai chủ của y thị với mi, nhưng mi vẫn nuôi ý định đó và nhân được dễ dàng tới lui với Xuân Hương, mi đã lưu tâm dò xét cách ăn ở của nàng Nguyệt Anh. Mi biết nàng có lệ chiều nào cũng tắm rửa. Do đó mi lẻn nấp trong phòng chờ nàng Nguyệt Anh tắm xong thì nhảy ra hãm hiếp người ta đặng thỏa mãn lòng thèm khát mi có từ lâu. Thấy Nguyệt Anh toan la cầu cứu, sợ đổ bể mi bóp cổ nạn nhân cho chết. Thủ phạm giết Nguyệt Anh chính là mi, không còn ngờ gì nữa.


“ Về phần con Xuân Hương, y thị thấy việc sanh biến ra như vậy, mới giả đò tri hô cầu cứu để gạt mọi người.
“Ta lên án cả hai đứa mi phải chịu tử hình”. (than ôi thế là 2 cái đầu sẽ rơi vì một bản án xử lầm).
Tuyên án xong, quan huyện truyền tống giam Mậu Thất và Xuân Hương và trả tự do cho Trình Nhị và hai người chứng. Rồi ông làm sớ trình lân Thượng Ty. (chỉ có lời trình thôi, không gởi hồ sơ kèm theo).
Thời gian trôi mau. Cặp tử tôi Mậu Thất và Xuân Hương bị giam thấm thoát đã được ba năm.
Một hôm Bao Công đến thanh tra huyện Khúc Phụ, là huyện đã xảy ra án mạng này. Bao Công thời đó được mệnh danh là Thiết Diện (mặt sắt) vì mặt ông đen. Tướng mạo thì thế song Bao Công lại là vị quan thanh liêm, cương trực, rất giỏi về hình sự lại thêm có biệt tài đoán việc như thần. Xử án thì ông cứ theo lương tâm dù phạm nhân là họ hàng thân thích nhà vua hay là con ông cháu cha. Bao Công cũng cứ thẳng tay trừng trị, không sợ gì cả.
Nghe tin, Bao Công đến huyện, cha Trương Mậu Thất là Học Lục phần cho rằng con bị oan cũng có, phần thì thương con cũng có, vội làm đơn kêu oan.
Bao Công tiếp đơn và ngay đêm ấy (việc hôm nay chẳng để dến ngày mai) sau khi xét các đơn nạp trước, ông lấy hồ sơ vụ án Nguyệt Anh ra xét lại. Lúc đó đã khuya rồi. Ông lấy tờ cáo trạng ra coi. Đọc đến đoạn tả cái chết của nàng Nguyệt Anh, vì quá mệt mỏi nên Bao Công ngủ gật lúc nào không hay. Bỗng ông chiêm bao thấy một người con gái đứng nhìn ông như có điều chi oan ức muốn kêu.
Hồn Bao Công bảo người con gái:
- Có điều chi oan ức nàng cứ nói ta nghe.
Người con gái không trả lời câu hỏi của Bao Công, nàng chỉ nhìn ông rồi đọc một câu như sau:
“Nhứt sử lập khẩu phụ, bát ma thông khoa nhứt liễu, cư thiệt đầu lưu khẩu hàm tru oán, tri thù hoành tử phương tiêu hận”. (đại ý nói: một khi đạ lấp cái miệng người đàn bà, vả công việc đã kết liễu. Cái đầu lưỡi còn ở lại trong miệng ngậm sự oan ức. Con nhiện mà chết ngang thì mới tiêu tan mối hận).
đọc xong người con gái biến mất và Bao Công cũng chợt tỉnh dậy dụi mắt, cúi xuống toan xem nốt hồ sơ thì thấy một con nhện miệng há to, đứt một khúc lưỡi nằm chết ngay trên tờ cáo trạng, đúng vào đoạn tả nàng Nguyệt Anh chết miệng đầy máu. (con nhện không có lưỡi. Chắc là nó bị đứt phía ngoài miệng. Rất có thể Bao Công đã giỏi về hình sự lại biết về cả động vật học. Không biết có phải không? Dù sao Bao Công cũng thắc mắc về vết máu ở miệng Nguyệt Anh mà huyện quan có ghi rõ trong văn bản. Đành rằng một người bị bóp cổ chết cũng vẫn có thể chảy máu mồm nhưng chắc là Bao Công đặt giả thuyết, máu kia là của kẻ giết người. Nếu Nguyệt Anh bị thương ngoài môi thì huyện quan đã phải nhận thấy khi khám xét. Cho nên sau này Bao Công chuyển cuộc điều tra theo hướng mới: thử tìm một kẻ bị tật ngoài mặt vì bị Nguyệt Anh cào, cắn chẳng hạn chẳng dè lại trúng. Trong lịch sử điều tra án mạng người ta thường nhờ yếu tố bất ngờ mà tìm ra thủ phạm một vụ án tưởng rằng muôn đời không tra ra thủ phạm).
Bao Công ôm đầu suy nghĩ lao lung sau ông đoán thủ phạm họ Châu. (ráp hai chữ “tri thù” (con nhện) ra chữ Châu).
Sáng ngày hôm sau, Bao Công đăng đường, xử hết các vụ án khác xong, mới xét tời vụ nàng Nguyệt Anh.
Ông cho giải tử tội Trương Mậu Thất đến vànói:
- Ta đã đọc lại kỹ hồ sơ vụ án nàng Nguyệt Anh. Con Thu Quế khai rằng ngoài ngươi ra, không có ai hay tới lui nhà Nguyệt Anh. Vả lại, gian ý của ngươi đã lộ qua lời ngươi biểu con Xuân Hương làm mai nàng Nguyệt Anh cho mi. Vậy tội trạng đã rõ rệt, ngươi còn kêu oan nỗi gì?
Mậu Thất thưa rằng:
- Tôi không hề hại nàng Nguyệt Anh. Quan huyện buộc tội tôi, tôi cãi không lại (phải chi có luật sư như bây giờ thì đỡ biết mấy). Nay tôi bị giam đã ba năm trường rồi, cái chết lại cầm chắc trong tay nên tôi cũng chẳng muốn kêu nài làm chi. Vì cha tôi biết tôi oan lại nữa nhờ trời run rủi mới gặp được Thượng quan mà kêu oan cho tôi. Xin Thương quan minh xét lại cho.
Bao Công sai lính dẫn Mậu Thất ra ngoài chờ đoạn ông truyền giải nữ tử tội Xuân Hương lên.
Nghe Bao Công hỏi có biết ai là thủ phạm giết Nguyệt Anh không, Xuân Hương khai không biết, rồi khóc mà nói rằng: “Cô tôi đã chết, tôi cũng xin chết theo”.
Bao Công lại cho Xuân Hương ra và đòi Mậu Thất vào. Lần này ông ra lệnh tra tấn Mậu Thất, Mậu Thất vẫn một mực kêu oan.
Bao Công liền hỏi:
- Buồng Nguyệt Anh trưng dọn những gì, mau khai cho thiệt, thì đỡ tra tấn. (câu hỏi quyết định, trước khi Bao Công chuyển hướng điều tra).
- Tôi không biết thì khai sao đặng - Mậu Thất trả lời.
Bao Công vỗ án la:
- Mi rình rập trong phòng để hãm hiếp người ta nay còn chối không biết. Mi to gan thật.
Rồi Bao Công dịu giọng khuyên nhủ:
- Thôi, trước sau đằng nào cũng chết thì khai phứt cho rồi, lại khỏi bị tra tấn, có đỡ khổ không.
Mậu Thất nghĩ bụng có lẽ cái số kiếp mình phải chết oan nên mới khiến ra như vậy.
Nghĩ thế, y bèn khai bậy rằng:
- Phòng trưng dọn rất đẹp, có màn thêu, trướng gấm, nệm hoa, gối thuê.
Nghe đoạn Bao Công khoát tay ra hiệu cho lính giải Mậu Thất xuống nhà giam.
Mậu Thất đi khỏi, Bao Công lại cho đòi Xuân Hương vào mà hỏi rằng:
- Phòng chủ trưng dọn ra sao, mau khai cho thiệt.
Xuân Hương đáp:
- Chủ tôi tuy giàu có, tiền bạc chẳng thiếu gì, nhưng tính tình giản dị lại không thích xa hoa nên chi trong phòng chỉ có mùng vải, chiếu lát, không có trưng dọn vật gì quý giá hết. (Cứu Mậu Thất và tự cứu mình khỏi tội chết nhờ câu trả lời này đấy. Bao Công giờ đã tin là Mậu Thất bị oan nên sẽ chuyển cuộc điều tra theo hướng khác. Nếu không phải là Mậu Thất, thì thủ phạm phải ở trong giới học trò).
Bao Công hỏi thêm Xuân Hương:
- Trong chúng bạn của củ ngươi có người nào họ Châu, tên Sử không?
- Bẩm quan khi chủ tôi ở nhà, chưa bị bắt, có người bạn thân là Châu Công tử, con quan Lại Bộ Thượng Thư thường hay lui tới chơi.
- Thế từ ngày chủ ngươi bị bắt, Châu Công tử có đến thăm không? (Đấy hướng mới của Bao Công. Có thể chỉ hỏi có ai họ Châu không? (hai chữ “tri thù” ráp lại thành chữ Châu), hoặc nữa có khi Bao Công chỉ hỏi trong chúng bạn của chủ ngươi, ai là người hay đến chơi lúc trước).
- Dạ không có lần nào.
Nghe đoạn Bao Công nhíu lông mày suy nghĩ một lát rồi truyền lính dẫn Xuân Hương trở về nhà giam.
Đêm hôm ấy, Bao Công lại đem hồ sơ vụ án Nguyệt Anh ra xem lại. làm việc tới khuya, Bao Công mệt mỏi, thiu thiu ngủ lại thấy chiêm bao y đêm hôm trước. Khi tỉnh dậy, Bao Công suy nghĩ lao lung về câu nói của hồn người đàn bà trong giấc mơ. (Chuyện chiêm bao chẳng biết có thật không nhưng trông con nhện chết đủ cho Bao Công suy luận và chuyển hướng cuộc điều tra).
Đoán mãi không ra, Bao Công thử dùng cách ráp các chữ trong câu nói thì thấy!
Chữ “nhất sử” ghép lại thành chữ “lại”, ba chữ “lập khẩu phụ” ghép lại thành chữ “bộ”, chữa “bát ma” ghép lại thành “công” hai chữ “nhứt liễu” ghép lại thành chữ “tử”. Rõ ràng là “Lại Bộ Công tử”. Về hai câu sau, Bao Công suy hai chữ “tri thù” ra chữ “Châu” và “hoành tử” ra “Hoằng Sử”.
Qua sáng hôm sau, Bao Công mượn cớ muốn xem xét về công việc học hành của các con quan nên ra lệnh gọi tất cả các con quan trong vùng để ông khảo chữ. Tất cả có sáu công tử kể cả Châu Hoằng Sử.
Bao Công hỏi Châu Hoằng Sử trước, thấy Hoằng Sử nói ngọng, Bao Công cứ giả bộ như không để ý mà vẫn tiếp tục hỏi Hoằng Sử về văn chương, kinh sách.
Khảo chữ xong, Bao Công cho Hoằng Sử ra về.
Đến lượt năm công tử khác, với cậu nào Bao Công, sau khi khảo về sự học, cũng nói:
- Châu Công tử diện mạo khôi ngô, chữ nghĩa cũng khá, chỉ tiếc một điều là bị tật nói ngọng. Thật là uổng lắm thay. Cậu có biết Hoằng Sử bị tật từ lúc cha mẹ sanh ra hay lớn lên mới bị ngọng? (hỏi khéo lắm).
Cả năm cậu, cậu nào cũng khai giống nhau rằng:
- Cách đây ba năm vào ngày mùng 8 tháng 6, lúc Châu Công tử trọ học tại làng Sùng Phương, đang đêm ngủ mê cắn đứt lưỡi. Từ ngày đó cậu sinh ra nói ngọng.
Cuộc điều tra khéo léo chấm dứt, Bao Công ngồi một mình suy nghĩ hồi lâu, rồi tự bảo: “Ta đọc kỹ hồ sơ vụ Nguyệt Anh, trong cáo trạng có ghi rằng chuyện xảy ra đêm ngày mùng 8 tháng 6. Nay Châu Hoằng Sử đứt lưỡi cũng ngày đó, và Nguyệt Anh chết miệng lại có máu. Hoằng Sử ở cùng làng lại là bạn thân với Như Phương tất có dự đám cưới Như Phương nên biết rõ vị trí phòng the của Nguyệt Anh và đường đi lối lại trong nhà. Hắn đã nhân dịp nhà vằng vẻ, lẻn vô nấp trong phòng tắm, chờ Nguyệt Anh tắm xong y bèn hãm hiếp nàng, và đút lưỡi vô miệng nàng Nguyệt Anh khiến nàng không cầu cứu đặng.
Về phần nàng Nguyệt Anh lỡ bị nhục rồi, tức giận nàng bèn nghiến răng cắn đứt lưỡi Hoằng Sử nên bị Hoằng Sử bóp cổ cho chết để tháo thân. Sau đó Hoằng Sử lén ra về mà không ai trông thấy. Ngày nàng Nguyệt Anh chết và ngày Hoằng Sử đứt lưỡi trùng nhau. Thật là phù hợp với câu trong giấc mộng “Thiệt đầu lưu khẩu hàm u oán” ý nói miệng ngậm đầu lưỡi để trả việc u oán. Hoằng Sử đích thị là thủ phạm không còn nghi ngờ gì nữa”.
Nghĩ đoạn, Bao Công cho gọi Châu Hoằng Sử đến và truyền lệnh lôi y ra tra tấn. (Con quan to đấy. Đủ yếu tố là Bao Công mần liền. Không sợ. Giỏi).
Hoằng Sử thú nhận hết tội lỗi và bị Bao Công kết án tử hình.
__________________




**************************************************
TRUM YEU GAI , CHET VI GAI
SONG DE YEU , CHET VI YEU
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #3  
Old 06-13-2005, 04:02 AM
vui_la_chinh vui_la_chinh is offline
Senior Member
 
Tham gia ngày: Feb 2005
Nơi Cư Ngụ: Trum Yeu Gai
Bài gởi: 4,697
Send a message via Yahoo to vui_la_chinh
Default

Bản án như sau:
“Ta đã tìm (Chính thủ phạm thú nhận, khác với án của huyện quan, lúc đó Mậu Thất kêu oan) ra kẻ giết nàng Nguyệt Anh. Đó là tên Châu Hoằng Sử.
“Là con quan (Có thể cho là vì thế mà tội lại phải nặng thêm) y chẳng biết giữ danh lại còn làm điều ô nhục, chẳng khác loài súc vật.
“Sử là bạn thân củ Như Phương, khi đi dự lễ cưới bạn thấy nàng Nguyệt Anh đẹp đẽ, y sanh lòng tà dâm, khát khao vợ bạn. Đến khi Như Phương đi thi giữa đường bị bắt, Hoằng Sử nhân biết rõ đường đi lối lại trong nhà bạn và thừa dịp gia đình bạn gặp cơn bối rối, y lẻn vô phòng chờ Nguyệt Anh đi tắm thì ra tay thỏa mãn thú tính. Sợ Nguyệt Anh tri hô, y bèn bóp cổ nàng cho chết, để tiện bề tẩu thoát.
“Mậu Thất vì thông gian với Xuân Hương nên thường tới lui nhà Như Phương vì vậy mà bị oan là giết Nguyệt Anh. (Nói rõ vì sao Mậu Thất bị nghi oan, khác hẳn án của huyện quan nói về sự vô can của 2 người chứng).
“Nhờ oan hồn nàng Nguyệt Anh, miện ngậm khúc lưỡi đến báo mộng nên ta mới tìm ra thủ phạm đã giết nàng Nguyệt Anh. (Không biết trong án có nói về việc báo mộng không hay là về sau người ta thêm vào). Kẻ sát nhân đúng tên Châu Hoằng Sử. Nên ta lên án y phải chịu tử hình.
“Trương Mậu Thất và Xuân Hương tuy không can tội giết nàng Nguyệt Anh nhưng lại phạm tội thông gian nay xử phạt lưu đày đi xứ khác. (Rõ khổ, thoát tội nọ lại rơi vào tội kia).
Nay án.
Ký tên: Bao Công.


TIỂU THIẾT DIỆN
LỜI BÀN
Đọc xong vụ án trên, Bao Tử tôi có mấy nhận xét xin trình bày dưới đây để độc giả nhàn lãm:
1.- Vai trò của ông huyện trong vụ khám xét tử thi.
Nhận được đơn của Trình Nhị, quan huyện bèn đến nơi xảy ra án mạng (phạm trường) để quan sát căn phòng, khám xét tử thi, lấy lời khai tại chỗ của nhân chứng và kẻ bị tình nghi.
2.- Tư pháp không biệt lập với hành pháp.
Quan huyện phụ trách việc hành chánh lại kiêm cả việc hình án. Ngành tư pháp thời xưa ở hầu hết các nước, không riêng gì Trung Hoa, chưa được tổ chức chu đáo như bây giờ. Quan huyện không phân biệt việc lấy khẩu cung và việc đối chất, nên bị lúng túng. Bao Công khôn khéo hơn. Xưa kia không có luật sư biện hộ, nên nhiều khi kẻ bị tình nghi như Mậu Thất, nói không lại quan nên bị chết oan.
Ngày nay, theo nguyên tắc phân nhiệm, hành pháp và tư pháp biệt lập nhau. Thẩm phán lại hợp thành một ngạch có quy chế riêng, có căn bản pháp lý vững chắc, giàu kinh ngiệm, xét xử theo lương tâm. Những Mậu Thất ngày nay cũng dễ dàng tìm được luật sư biện hộ.
3.- nhân chứng dưới 15 tuổi.
Trong vụ án trên, Thu Quế đứa tớ gái của nàng Nguyệt Anh mới lên 7 tuổi lúc chủ bị giết, được quan gọi làm chứng. Sau đó quan huyện căn cứ trên lời khai của Thu Quế: Lữ Dục Thập và Triệu Thập không đến nhà Như Phương bao giờ, còn Mậu Thất thường đùa giỡn với Xuân Hương ở dưới bếp. Căn cứ trên lời khai này q uan huyện trả tự do cho Dục Thập, Triệu Thập và lên án tử hình Mậu Thất.
Ngày nay các bộ luật cũng cho phép lấy lời khai của một nhân chứng dưới 15 tuổi, về hình sự cũng như về dân sự tố tụng.
Thí dụ: Bộ Hình sự tố tụng Pháp (điều 79) và bộ dân sự tố tụng Pháp (điều 285) đều nói rằng: Các vị thành niên, nam hay nữ, dưới 15 tuổi đều có thể ra khai được, nhưng không phải tuyên thệ. Lời khai đó có giá trị tới mức nào, tòa có quyền định đoạt.
Ơû Việt Nam ta, luật lệ cũng theo như thế.
4.- Tội cố sát và hình phạt.
Trong vụ án kể trên, Châu Hoằng Sử bị khép vào tội giết người và phải chịu tử hình.
Bao Tư tôi tự hỏi ngày nay tên Châu Hoằng Sử sẽ chịu hình phạt gì bèn coi lại các điều trong Bộ Hình Luật Canh Cải nói về tội cố sát.
Theo đoạn 3 của điều 304 thì hình phạt dành cho tội cố sát là khổ sai, chung thân. Đấy là hình phạt của tội cố sát thường.
Nhưng pháp luật còn dự liệu 5 trường hợp gia trọng sau đây là những hình phạt nặng hơn.
1. Dùng dự mưu và cạm bẫy để giết người (tử hình).
2. Tư cách nạn nhân (liên hệ giữa phạm nhân và nạn nhân: giết cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, tôn thuộc). Hình phạt: tử hình.
3. Do tuổi nạn nhân: tội giết trẻ sơ sinh. Hình phạt: khổ sai chung thân hay hữu hạn hay phạt tử hình tùy trường hợp.
4. Phạm nhân trước, sau hay cùng lúc cố sát còn phạm tội đại hình khác (tử hình).
5. Căn cứ vào phương pháp áp dụng để giết người (tử hình).
Vậy nếu bị đem xử với pháp luật ngày nay thì Châu Hoằng Sử bị coi là can tội cố sát với trường hợp gia trọng thứ 4, và phải chịu án tử hình (điều 304 đoạn I Hình Luật Canh Cải).
Vì cùng một thời gian, y đã phạm 2 trọng tội: hiếp dâm rồi cố sát.
Nhưng không nên cho rằng nhất thiết 2 trọng tội phải có liên hệ với nhau. Trong trường hợp Châu Hoằng Sử thì 2 trọng tội có liên hệ với nhau. Nhưng cũng có trường hợp mà 2 trọng tội không có liên hệ với nhau, thí dụ:
Hai tên ăn cướp vào ăn hàng một nhà, rồi trên đường về cãi nhau, người này giết người kia. Tội thứ I là tội ăn cướp; tội thứ II là tội cố sát, hai tội không liên hệ gì với nhau nhưng tên sát nhân vẫn bị tội cố sát với trường hợp gia trọng.
__________________




**************************************************
TRUM YEU GAI , CHET VI GAI
SONG DE YEU , CHET VI YEU
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #4  
Old 06-13-2005, 04:04 AM
vui_la_chinh vui_la_chinh is offline
Senior Member
 
Tham gia ngày: Feb 2005
Nơi Cư Ngụ: Trum Yeu Gai
Bài gởi: 4,697
Send a message via Yahoo to vui_la_chinh
Default

Hồi 02

NHÂN MỘT BÀI THI

BAO CÔNG TÌM RA KẺ ĐÃ LÀM Ô NHỤC NÀNG TRÌNH NƯƠNG GIỮA ĐÊM TÂN HÔN KHIẾN NÀNG PHẢI TỰ TỬ




Ngày xưa, dưới đời nhà Tống, tại một làng thuộc huyện Lâm Đĩnh, phủ Hứa Châu, tỉnh Hà Nam, bên Tàu, có một cậu Tú tài, gia đình giàu có, chưa vợ, tên là Tra Di.
Tuy đã đậu Tú tài và đang dọn thi Cử nhân, Tra Di chỉ có một sức học tầm thường mà thôi.
Dân cúng làng này chuộng văn học nên trường làng được xây cất rộng rãi lại có thêm cả chỗ cho học trò tối đến học tập có thể ngủ luôn lại đó.
Tú Di cũng thường hay tới lui đó cùng chúng bạn đọc sách, làm bài tới khuya. Anh em bạn của Di đều đúng đắn, hiền lành ngoại trừ một người tên là Trịnh Chánh. Tuy còn trẻ và đang đuổi học hành, Trịnh Chánh đã tỏ ra vô hạnh và có lắm thủ đoạn không xứng đáng với kẻ theo đòi chữ nghĩa thánh hiền.
Làng bên có một nàng tuổi vừa mười sáu, nhan sắc mặn mà tuy không đến trường nhưng nhờ thông minh và lại được cha chú rèn luyện nên tài học xem ra còn hơn bọn Tra Di gấp bội [Sau này Bao Công cũng phải phục tài nàng Trình Nương]. Đó là Y Trình Nương.
Nàng thường ao ước được một tấm chồng nếu không tài giỏi hơn, thì cũng phải đồng tài đồng sức.
Năm ấy, cha mẹ Tú Di đánh tiếng hỏi Trình Nương cho con. Gia đình Trình Nương nhận lời, thế là ít lâu sau, lễ cưới được cử hành.
Đêm tân hôn, Tra Di vô phòng toan thay áo đi ngủ bỗng nàng Trình Nương cản lại mà thỏ thẻ rằng:
- Chàng ơi, chàng là người ăn học, thiếp đây cũng chẳng phải là kẻ quê mùa dốt nát. Đôi ta xứng đáng nên duyên vợ chồng. Nhưng thiếp nghĩ chúng ta nên có hành động khác kẻ phàm phu tục tử. Đêm nay, thiếp có nghĩ ra một câu đối, chàng mà đối được thiếp xin vui vẻ trao thân nếu chẳng đối được thiếp xin chàng vui lòng gác chuyện động phòng lo học thêm cho khá đã.
Tra Di liền biểu vợ cứ ra câu đối để chàng đáp lại cho vui [chẳng là anh ta chưa biết tài vợ đó thôi].
Trình Nương mặt mày hớn hở đọc liền vế xuất [câu đối gồn có hai vế: vế xuất và vế đối] như sau:
“Điểm đăng đăng các, các công thư”. [Điểm đăng đăng các, các công thư nghĩa như sau: điểm đăng là đốt đèn – Đăng các là lên lầu – các công thư là mọi người cùng chăm học].
Tra Di đứng lặng, suy nghĩ hồi lâu chẳng tìm ra vế đối [Giống như Từ Hải chết đứng. Cả hai đều vào cửa tử]. Mắc cở, chàng bèn rút lui ra khỏi phòng the, mặt đỏ như gấc chín. Đêm đã khuya rồi, chàng không biết tính sao, chẳng lẽ nằm ngoài nhà khách suốt đêm! Rủi người nhà bắt gặp thì ăn nói làm sao. Nàng đã đặt điều kiện rõ ràng: “nếu chưa đối được thì chưa động phòng” [thế ra bài “trăng sáng vườn chè” không phải là đặt mà chơi. Câu này dịch nghĩa là: Chong đèn trên gác cùng đọc sách]. Chưa biết tính sao, chàng chậm chạp đến ngồi trên chiếc ghế bành, mắt lơ đãng nhìn lên trần nhà. Một đôi mối trách rượt nhau trên xà nhà xuống đến bức vách, phía trên án thư, gần ngọn bạch lạp đang leo lét cháy. Con mối trách chạy sau kêu những tiếng nho nhỏ như âu yếm, như thiết tha… Chắc đấy là con đực. Mỗi lần con đực tới gần thì con cái lại vùng lên chạy. Dường như chán cuộc rượt bắt vô ích ấy, con đực quay đầu lại bỏ đi. Tra Di từ nãy không rời mắt cảnh tượng đó, đến đây bỗng đứng dậy, ngoái nhìn về phía phòng the rồi không biết nghĩ sao chàng quả quyết đi thẳng ra phía cửa, nhẹ nhàng đẩy chốt hãm, hé cửa lách ra ngoài sân rồi băng mình vào đêm tối. Bên ngoài trời tối như mực, gió rét thổi từng cơn.
Tra Di đi đã khá lâu. Cánh cửa nhẹ nhàng đu đưa trước làn gió lạnh… Đến khi Trình Nương hay biết thì đã muộn rồi. Nàng hối hận vô cùng vì thực tình nàng chỉ muốn rỡn chơi cho vui nào ngờ Tra Di quá hổ thẹn mà bỏ ra đi. [dỡn cái mững này, mất mặt kẻ mày râu quá xá].
Trình Nương giờ đây lại lâm vào cảnh đứùng ngồi không yên như chồng nàng lúc trước. Kêu gọi chồng ư? Chắc chàng đi xa rồi còn chi. Vả lại làm thế kỳ quá, hay là gọi nhà chồng dậy đốt đuốc đi kiếm Tra Di về? Nhưng biết đâu mà kiếm? Cuối cùng nàng tự an ủi rằng thế nào Tra Di cũng hiểu là nàng muốn đùa một chút thôi và như vậy chàng sẽ trở lại.
Nghĩ vậy, nàng cứ để cửa khép như lúc chồng nàng ra đi rồi lui vô phòng tắt đèn lên giường nằm. [chủ quan. Coi chừng: Ma vương đưa quỷ tới!].
Nói về Tra Di, sau khi ra khỏi nhà, chàng bèn đi thẳng đến trường làng.
Khi Tra Di bước chân vào trường thì đã gần nửa đêm nhưng trong đám bạn học có vài người còn thức đọc sách. Thấy Tra Di đến trường giữa đêm tân hôn, họ chạy ùa ra và bâu quanh hỏi chuyện. [ngạc nhiên lắm].
Trịnh Chánh cũng lén vô ngồi cạnh Tra Di để nghe cho rõ.
Tra Di thật thà kể rõ nguồn cơn và đọc âu đối của vợ cho chúng bạn nghe [tính phổi bò, ruột ngựa có gì khai ra bằng hết. Hại mình lại hại cả người thân]. Cậu nào lỏng chữ thì xin đầu hàng ngay. Cũng có cậu lại làm ra vẻ suy nghĩ lắm nhưng chung cuộc cũng cịu thua nốt.
Nghe Tra Di nói ngủ lại đêm nay tại trường, các cậu bông đùa thêm một lát rồi tất cả rủ nhau đi ngủ. đèn tắt rồi, ngôi trường chìm trong bóng tối. Gió đêm lành lạnh thổi từng chập. Tiếng thở đều đều nổi lên, các cậu tú đều đã ngủ say. Bỗng một bóng đen từ phía giường học trò choài xuống đất và lén đi ra ngoài cổng nhẹ nhàng không gây một tiếng động nhỏ. [Ai vậy? Đi đâu?].
Bóng đen đi nhanh về phía nhà Tra Di. Gần tới nhà Tra Di bóng đen đứng lại lấy vạt áo lau mồ hôi trán đoạn đưa mắt nhìn chung quanh. Bóng đen lẹ làng đẩy cửa vô nhà và đi thẳng vào phòng Trình Nương.
Nói về nàng Trình Nương vẫn không sao ngủ được từ lúc chồng bỏ ra đi, bỗng nghe có tiếng người lén đi vào cho là chồng về nên cất tiếng êm ái hỏi:
- Phải chàng đấy ư? Chàng đã tìm ra câu đối rồi sao?
Bóng đen không trả lời cứ lùi lũi tiến về giường Trình Nương vén mùng chui đại vô. [Kỳ thiệt]. Trình Nương cũng không muốn hỏi nữa sợ chồng hổ thẹn thêm.
Thế là người bí mật cứ tự nhiên ân ái với Trình Nương…
Khi gà gáy sáng lần đầu lúc trời còn tối và Trình Nương đang ngủ thì người bí mật đã lén dậy trở về trường nằm ngủ mà không ai hay biết.
Sáng ra, Tra Di từ trường về nhà bảo vợ rằng:
- Vì kém tài nên đêm qua ta không tìm được câu đối, nghĩ ra hổ thẹn vô cùng nên bỏ đi suốt đêm giờ này mới về, thật là lỗi phận làm chồng, mong nàng chớ khá lưu tâm. [nói thiệt hay nói đùa vậy?].
Trình Nương cho là chồng chọc mình, thì đôi má ửng hồng và nàng bẽn lẽn nhìn chồng nói:
- Còn ai đêm qua đấy mà chàng bảo không về?
Thấy chồng quả quyết không hề trở về nhà đêm qua. Trình Nương nghe như chết điếng cả người và biết là đã bị kẻ gian làm nhục.
Nàng nhất quyết không chịu tiết lộ cho chồng sự việc đêm qua [nói ra cũng chẳng ích chi. Biết chồng có chịu hiểu cho chăng? Nếu ếm nhẹm đi không nói thiệt thì cũng nguy hại sau này. Kẻ gian đêm trước có thể trở lại một dịp khác và đòi hỏi, dọa sẽ tố cáo cho chồng. Cũng có thể y sẽ khoe khoang rồi đến tai chồng thì cũng rắc rối. Nói ra chẳng tiện, giấu đi cũng chẳng xong. Thật là tiến thoái lưỡng nan] và nàng cố làm ra vẻ bình tĩnh:
- Nếu quả thật đêm qua chàng không về thì đôi ta cách biệt từ đây, xin chàng hãy quên thiếp và chăm chỉ học hành.
Tra Di vô tình không biết đây là câu vĩnh biệt của nàng.
Trình Nương lặng lẽ vô phòng lấy dây thắt cổ tự tử chết.
Đến khi chồng biết tri hô lên, mọi người trong nhà đổ vào cởi dây hạ Trình Nương xuống thì, hỡi ơi, nàng chỉ còn là cái xác không hồn.
Tra Di cho là chàng bất nhẫn bỏ đi biền biệt suốt đêm tân hôn khiến Trình Nương tủi phận, hờn duyên mà tự vẫn nên chàng khóc lóc thảm thiết, rồi vì quá xúc cảm nên chết đi sống lại mấy lần. May được cha mẹ hết lòng cứu chữa, lại an ủi vỗ về. Tra Di mới tạm dẹp mối sầu mà lo ma chay cho người vợ tài hoa mà bạc mệnh. [bạn đọc nhớ kỹ điểm Trình Nương không hề nói cho chồng việc gì đã xảy ra đêm trước].
Ba năm qua, một hôm nhân tiết Trung thu, Bao Công đi tuần sát đến huyện Lâm Đĩnh.
Tối đó trăng rằm sáng tỏ, Bao Công ngồi gần cây ngô đồng trông trăng uống rượu. Đối cảnh sanh tình, Bao Công muốn làm một câu đối để ghi lại cảnh đẹp đêm nay. Ông tìm được câu:
“Dĩ ỷ ỷ đồng, đồng ngoạn nguyệt” [Dĩ ỷ là lấy ghế – Ỷ đồng là ngồi tựa cây ngô đồng. Đồng ngoạn nguyệt là cùng thưởng trăng] ông loay hoay nghĩ mãi không đối được. Mỏi mệt Bao Công tựa lưng vào ghế, thiu thiu ngủ. bỗng ông chiêm bao thấy một người con gái xinh đẹp tuổi độ trăng tròn tiến đến gần ông và quỳ xuống nói:
- Đại nhân nghĩ làm chi cho thêm mệt trí. vế đối là “Điểm đăng đăng các, các công thư”.
Vậy câu dĩ ỷ ỷ đồng đồng ngoạn nguyệt nghĩa là tựa gốc cây ngô đồng thưởng ánh trăng.
Hồn Bao Công chịu là hay [Hai câu xếp lại như sau: Điểm đăng đăng các, các công thư. Dĩ ỷ ỷ đồng, đồng ngoạn nguyệt. Tạm dịch là: Chong đèn trên gác cùng đọc sách. Tựa gốc cây ngô đồng thưởng ánh trăng. (Câu dịch này của một ông bạn làm việc tại một cơ quan thông tấn tặng)] mới hỏi tên họ quê quán nàng kiều nữ thì nàng thưa xin cứ hỏi học trò trong huyện sẽ biết. Nói rồi biến mất.
Bao Công giật mình tỉnh dậy cho là điều lạ.
Sáng hôm sau, Bao Công ra lệnh cho mời các cậu tú trong huyện đến để ông khảo chữ. Tra Di nghe lệnh truyền vội vã cùng chúng bạn rủ nhau đi đến nơi Bao Công làm việc.
Khi mọi người đã tề tụ đông đủ, Bao Công bèn ra bài để thử sức các cậu tú. Bài thi là một bài văn, đề tài là: “Kính quỉ thần nhi viễn chi [nghĩa là đối với quỷ thần nên kính mà xa ra]” một câu rút trong sách Luận ngữ. Ông cũng lại bảo học trò hãy thử đối câu ông ra là “Dĩ ỷ ỷ đồng, đồng ngoạn nguyệt”.
Tra Di thấy câu đối ấy xứng với câu vợ chàng đã ra năm trước nên hạ bút viết liền “Điểm đăng đăng các, các công thư”.
Khi các cậu Tú đã nạp bài xong, Bao Công biểu mọi người ra sân chờ kết quả. Xem đến bài của Tra Di, ông thấy bài văn rất thường nhưng câu đối thì thật hay.
Bao Công liền cho gọi Tra Di vào và hỏi:
- Ta thấy văn chương anh thường lắm, làm sao anh đối nổi câu ta ra. Ai là tác giả câu đối đó, hãy nói thật.


__________________




**************************************************
TRUM YEU GAI , CHET VI GAI
SONG DE YEU , CHET VI YEU
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #5  
Old 06-13-2005, 04:04 AM
vui_la_chinh vui_la_chinh is offline
Senior Member
 
Tham gia ngày: Feb 2005
Nơi Cư Ngụ: Trum Yeu Gai
Bài gởi: 4,697
Send a message via Yahoo to vui_la_chinh
Default

- Thưa đại quan, thựa ra câu ấy của vợ tôi làm ra.
Bao Công nghe đáp mới khen vợ Tra Di là người tài giỏi [lúc này Bao Công chưa biết tí gì về vụ nàng Trình Nương tự vẫn] và hỏi thăm thêm về sự học hành của vợ Tra Di [thấy người đàn bà tài giỏi thì hỏi thăm cho biết].
Tra Di ứa nước mắt rồi thuật lại đầu đuôi câu chuyện với Bao Công.
Khi Tra Di thuật xong Bao Công nhìn Tra Di không chớp mắt và hỏi:
- Anh vừa nói không biết vì lý do vì vợ anh tự tử sau đêm tân hôn, phải vậy không?
- Dạ, thiệt tình tôi không biết và cũng chẳng hiểu vì sao cả.
Bao Công hỏi tiếp:
- Theo lời anh thì sáng hôm anh ở trường về nhà, vợ anh cật vấn anh mãi để biết chắc là đêm tân hôn anh không có về, phải không?
- Dạ phải.
Bao Công suy nghĩ một lát rồi chiếu đôi mắt sáng quắc nhìn tận mặt Tra Di mà nói:
- Ta biết tại sao Trình Nương tự tử. Để ta nói cho mà nghe. Nghe anh nói không có về nhà đêm trước, lúc đầu Trình Nương cho là anh nói chơi để chọc nàng. Nhưng sau thấy anh nói quyết rằng không có về đêm tân hôn, nàng hỏi lại cho chắc đặng quyết định thái độ. Ta đoán ra lý do khiến Trình Nương tự tử rồi.
Nàng tự tử vì quá hổ thẹn: đêm tân hôn nàng đã lầm mà ân ái với một người không phải là chồng nàng. Anh thử nhớ lại coi ngoài chúng bạn ra, có ai biết câu chuyện câu đối vợ anh ra cho anh đêm tân hôn không? [loại dần các giả thuyết để hướng cuộc điều tra vào một giới người nào mà thôi. nếu Tra Di không kể cho ai ngoài chúng bạn thì kẻ gian phải là ở trong đám học trò].
Tra Di quả quyết chàng chỉ thuật chuyện cho chúng bạn ở trường nghe đêm ấy thôi.
Bao Công xác định:
- Vậy thì kẻ gian chính là một trong các bạn của anh thôi. Anh có nghi cho ai không?
Tra Di lắc đầu. Bao Công hỏi rõ:
- Chớ trong đám bạn anh có kẻ nào tính tình xảo quyệt, vô hạnh không? Nghĩ cho kỹ rồi hãy trả lời. [trong chúng bạn của Tra Di, lại phải tìm ra kẻ khả nghi nhất. Trong truyện này, một kẻ có thành tích bất hảo bị nghi đúng. Còn trong truyện “Con nhện đoán án” (đăng trong số 1 P.L.B.N.S) thì nguyên tắc này chút nữa làm bay đầu một kẻ út nữa làm bay đầu một kẻ Trịnh Chánh bèn khai:
- Dạ, có tên Trịnh Chánh không phải là người đàng hoàng. Nhưng tôi không biết có phải hắn đã làm nhục vợ tôi không.
Bao Công cười đáp:
- Thủng thẳng để ta coi xem sao.
Sau khi Tra Di ra về, Bao Công gọi hai người lính vào và ra lệnh đi bắt Trịnh Chánh về tra hỏi.
Mới đầu Trịnh Chánh một mực kêu oan. Bao Công kêu lính dùng cực hình tra tấn, riết một hồi, Trịnh Chánh chịu đau không thấu, phải thú nhận hết tội lỗi.
Bao Công truyền ghi lời khai rồi lên án chém đầu Trịnh Chánh để làm gương cho kẻ khác.
Ai nghe chuyện cũng phục Bao Công là tài.



TIỂU THIẾT DIỆN
LỜI BÀN
Xem truyện nàng Trình Nương trên đây Bao Tử tôi có mấy điều sau đây, xin trình bày cùng bạn đọc. Nếu có chỗ nào sai lầm cứ… làm ngơ dùm cho. Đa tạ.
I.- TẠI SAO NÀNG TRÌNH NƯƠNG LẠI LẦM… CHỒNG ĐẾN THẾ ĐƯỢC.
Mới đọc tới chỗ nàng Trình Nương, giữa đêm tân hôn lại lầm lẫn về… chồng một cách hầu như là “cố ý” ấy, Bao Tử tôi thấy lên ruột cả chùm ngỡ rằng Tiểu Thiết Diện nhân dịp phóng tác đã quá tay, phóng nhầm hỏa tiễn. Bèn hầm hầm đến nhà Tiểu Thiết Diện hạch hỏi cớ sao lại thêm muối tiêu, chanh ớt làm chi.
Tiểu Thiết Diện mặt đang đen bỗng đỏ như Trương Phi rồi vỗ bàn la lại: “Ta căn cứ trên sách Tàu mà viết. Cớ sao dám bảo ta viết bậy”. Đoạn anh ta dẫn chứng một hồi. Bao Tử tôi chịu thua, vội vã xin lỗi rồi rút lui có trật tự.
Về nhà, Bao Tử tôi cố tìm hiểu tại sao nàng Trình Nương lại có thể lầm lẫn đến thế được? Sau cùng Bao Tử tôi phải chịu là sự lầm lẫn ấy có thể xảy ra và nàng Trình Nương lầm thiệt tình chớ không phải là giả bộ lầm, dù rằng nàng đã lầm trong lúc tỉnh ngủ.
1) Sỡ dĩ nàng vẫn để cửa khép và tắt đèn đi nằm, vì tưởng rằng chồng không đi đâu, nếu nàng đóng cửa thì quá hỗn với chồng nhất là sau vụ câu đối (cửa này hẳn là cửa đi ra ngoài sân chớ buồng cô dâu chú rể chắc không có cửa, chỉ có màn vải thay cửa mà thôi). Nàng tắt đèn vì sợ người nhà thấy để đèn có thể hỏi. Hơn nữa sợ chồng ngượng.
2) Tại sao thấy có người vào nàng không đốt đèn lên và không có phản ứng gì khi thấy người vào không trả lời câu hỏi của mình. Vì nàng e ngại rằng nếu đốt đèn lên hay hỏi nữa thì chàng lại hổ thẹn thêm. Đó là điều nàng không muốn, khi nàng đã hối hận sau vụ câu đối rồi.
3) Dù trong bóng tối không trông thấy mặt, không nghe thấy tiếng nói quen thuộc của chồng, nhưng khi đụng phải Trịnh Chánh tại sao nàng không nhận ra được sự lầm lẫn của mình?
Thưa rằng nàng không thể phân biệt được. Vì rằng ngày xưa theo tục “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”, con trai con gái lấy nhau nhiều khi không biết nhau. Nếu chồng nàng Trình Nương và Trịnh Chánh có vó người giống nhau (thí dụ cùng gầy cả hay cùng béo cả) thì nàng Trình Nương nhầm là thường nhưng dù nàng không mê ngủ, nhất là trong buổi ban đầu…
Để tóm lại, ta chỉ có thể nói nàng Trình Nương đã sơ suất hay nói đúng hơn quá chủ quan khi cho rằng thế nào chồng cũng về và không ai biết được chuyện chồng nàng ra đi để kịp thời rắp tâm làm bậy. Xem thế mới hay tên Trịnh Chánh quả thiệt là một tay xảo quyệt có hạng.
II.- VÌ ĐÂU BAO CÔNG TÌM RA KẺ GIAN ĐÃ LÀM NHỤC NÀNG TRÌNH NƯƠNG.
Theo truyện thì đêm Trung thu, Bao Công ngồi uống rượu ngắm trăng rồi cao hứng làm câu đối để ghi lại một cảnh đẹp. Ông tìm ra được một câu nhưng loay hoay mãi chưa tìm ra được câu đối. Rồi trong lúc nằm ngủ, ông chiêm bao thấy một người con gái đọc một câu đối rất hay, đối lại chan chát với câu của ông. Để trả lời câu hỏi của ông về lai lịch nàng, người con gái xin ông cứ hỏi các Tú tài trong vùng sẽ biết.
Nhưng ta cứ thử hỏi nếu không có giấc chiêm bao thì Bao Công có mở cuộc khảo chữ và nhân đó mà biết được vụ nàng Trình Nương rồi tra ra kẻ gian đã làm nhục nàng khiến nàng phải tự tử không?
Bao Tử tôi cho rằng có thể có khảo chữ, dù không có chiêm bao vì hai lẽ:
1) Nhiệm vụ khảo chữ là một trong những nhiệm vụ thường xuyên của Bao Công
khi đi thanh tra.
2) Đêm trước Bao Công nghĩ mãi không ra câu đối với vế “Dĩ ỷ ỷ đồng, đồng ngoạn nguyệt”. Sáng sau ông bèn tổ chức cuộc khảo chữ, trước là để làm nhiệm vụ của ông sau là để thử xem biết đâu trong đám thư sinh, lại chẳng có một “hậu sinh khả úy”, đối được câu của Bao Công.
Bởi vậy Bao Công mới ra hai bài thi: một bài văn và một câu đối.
Khi chấm đến bài thi của Tra Di (chồng Trình Nương) ông thấy bài văn rất tầm thường nhưng câu đối thiệt là hay. Ông lấy làm lạ mới gọi Tra Di vào để hỏi xem ai là tác giả câu đối.
Tra Di thuật lại đầu đuôi câu chuyện, lúc đó Bao Công mối biết vụ nàng Trình Nương tự tử và sau đó tìm ra thủ phạm là Trịnh Chánh.
III.- TỘI TRẠNG CỦA TRỊNH CHÁNH
Trong sách không thấy nói rõ là Bao Công khép Trịnh Chánh vào tội gì, chỉ thấy nói sau khi Trịnh Chánh thú nhận có làm ô nhục nàng Trình Nương khiến nàng hổ thẹn quá mà tự tử chết, Bao Công lên án chém đầu Trịnh Chánh để làm gương cho kẻ khác.
Với luật pháp ngày nay, tên Trịnh Chánh tân thời sẽ bị khép vào tội gì? Và hình phạt sẽ ra sao?
Bức tử? Cố sát? Hiếp dâm? Hiếp dâm với trường hợp gia trọng?
Trong bốn tội ấy bạn sẽ buộc Trịnh Chánh vào tội nào?
Bao Tử tôi sẽ khép y vào tội hiếp dâm. Vì sao? Vì các lí lẽ sau đây:
1.- Đành rằng nàng Trình Nương tự tử chết vì quá hổ thẹn khi biết nàng lầm lẫn mà ân ái với một người không phải là chồng nàng. Nhưng không thể vì thế mà khép Trịnh Chánh vào tội cố sát hay tội gây ra cho người ta tự tử được (suicide provoqué).
Trịnh Chánh có làm một hành động tích cực nhưng hành động đó tự nó không có hậu quả làm chết người và cũng không có liên hệ nhân quả giữa hành động đó và cái chết của nạn nhân.
Trường hợp ấy khác với trường hợp kẻ cầm dao, cầm súng đâm hay bắn chết người ta, tức là một hành động tích cực có hậu quả làm chết người và có liên hệ nhân quả giữa hành động đó và cái chết của nạn nhân.
Cũng không thể khép Trịnh Chánh vào tội gây ra cho người ta tự tử (suicide provoqué) vì ở đây Trịnh Chánh không gây cho Trình Nương tự tử bằng cách lạm dụng quyền lực hay bằng cách áp bức, hành hạ.
2.- Vậy chỉ có thể khép Trịnh Chánh vào tội hiếp dâm.
Hiếp dâm là giao cầu với một người đàn bà bằng chách bạo hành hay áp bức, trái với y muốn hay không có sự ưng thuận của người đàn bà ấy.
Trong truyện, nàng Trình Nương trên đây, Trịnh Chánh đã giao cấu với vợ bạn thế là yếu tố thứ nhất đã thành tựu.

__________________




**************************************************
TRUM YEU GAI , CHET VI GAI
SONG DE YEU , CHET VI YEU
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #6  
Old 06-13-2005, 04:06 AM
vui_la_chinh vui_la_chinh is offline
Senior Member
 
Tham gia ngày: Feb 2005
Nơi Cư Ngụ: Trum Yeu Gai
Bài gởi: 4,697
Send a message via Yahoo to vui_la_chinh
Default

Còn yếu tố thứ hai là tội hiếp dâm là sự bạo hành cũng lại thành tựu nốt. Chắc có bạn đọc ngạc nhiên cho là Bao Tử tôi nói bậy. Thường thì người ta chỉ nghe nói có bạo hành vật thể (violence physique) và bạo hành tinh thần (violence morale). Bạo hành vật thể như đánh roi nạn nhân. Bạo hành tinh thần như lấy uy quyền áp bức người thuộc quyền hay ở chỗ vắng người qua lại, dọa nạt nạn nhân bằng võ khí.
Xin thưa rằng đúng đấy là hai hình thức của sự bạo hành nhưng (chết ở cái nhưng này) theo án lệ thì những hình thức sau đây cũng coi là bạo hành: dùng bùa mê, đổ rượu (chuốc rượu) cho nạn nhân say, cho thuốc ngủ vào nước, biết rõ tập quán của chồng đi vằng lẻn vô khiến người đàn bà lầm tưởng là chồng mình.
Vậy thì án lệ coi như là có bạo hành: các sự gian trá, sự bất thình lình, nếu sự gian trá hay sự bất thình lình ấy làm cho nạn nhân mất ý chí để kháng cự hay bị lầm lẫn mà thuận tình.
Trong chuyện trên đây, Trịnh Chánh đã dùng sự gian trá để làm cho nàng Trình Nương lầm lẫn mà thuận tình: y đã nghe rõ hết việc xảy ra, vô không đốt đèn, im lặng không trả lời khi Trình Nương hỏi, cố tình gian trá để Trình Nương tưởng là chồng về.
Bao Tử tôi xin trình bày thêm về tội hiếp dâm để bạn đọc coi chơi cho biết:
IV. TỘI HIẾP DÂM VÀ HÌNH PHẠT
a) Định nghĩa. Phàm nói về luật thì người ta hay bắt mình định nghĩa. Vậy Bao Tử tôi đã kiếm mãi trong các bọ hình luật chẳng thấy có điều nào định nghĩa rõ về tội hiếp dâm cả. Đang thất vọng thì một chiều nghỉ đi chơi may gặp một ông tòa. Vừa thấy mặt, ông bạn đã quát hỏi:
- Đi đâu? Sao trông bộ anh băn khoăn dữ vậy? đau bao tử hả? Bao Tử tôi vội trả lời:
- Đi hỏi thăm về tội hiếp dâm. Đau bao tử thì không có, nhung đau… Bao Công thì có.
Ông bạn quắc mắt lên:
- Nếu lỡ… con nhà người ta thì mau mau dọn mình mà vô Chí Hòa, chớ có lo quanh vô ích. Này, tớ bảo cho mà biết “pháp bất vị thân” thương anh moa để trong lòng việc tù moa cứ thẳng tay cho tì (tù). Nhưng mà tới hỏi thật…
Biết ông bạn hiểu lầm, Bao Tử tôi vội “cúp”:
- Anh lầm rồi. Tôi nghiên cứu về tội hiếp dâm để viết theo một cái án của Bao Công, chớ không phải tôi phạm tội ấy. Tìm mãi trong các bộ luật chẳng thấy các cha nội định nghĩa tội hiếp dâm. Chỉ thấy trong Hình Luật Canh Cải điều 332 đoạn I trừng pah5t tội hiếp dâm: “người nào can tội hiếp dâm sẽ bị phạt khổ sai hữu hạn”. Tôi chán quá thì may gặp anh.
Ông bạn cừơi đáp:
- Cho anh kiếm đến mười năm cũng chẳng ra. Muốn có định nghĩa của tội đó phải xem án lệ chứ. Nghe vậy “Hiếp dâm là giao cấu với người đàn bà bằng cách bạo hành hay áp bức, mà người này không ưng thuận hay trái với y muốn của người ấy. Muốn cho khỏi quên cậu chỉ cần nhớ kỹ hai yếu tố của tội hiếp dâm: bạo hành, giao cấu. Nghe ra chưa?”.
Sau khi nghe ông bạn giải thích cho một hồi, Bao Tử tôi cám ơn ông bạn vàng, rồi trở vế nhà ghi chép kẻo quên mất.
B) Hai yếu tố của tội hiếp dâm: bạo hành và giao cấu.
Đi đường Bao Tử tôi cũng bắt chước suy luận như ông Bao Công đời xưa, bèn bắt đầu với yếu tố bạo hành.
Thấy một đám trẻ đánh nhau, Bao Tử tôi sực nhớ rằng bạo hành vật thể là trực tiếp xâm phạm đến nạn nhân như đánh, trói, nhét giẻ vào mồm.
Đi qua một sạp báo thấy đăng tin chủ hãng bị thưa cưỡng hiếp cô thư ký: có bạo hành tinh thần. Lại trông thấy một tờ báo ngoại quốc có hình ông tây đang rót rượu mời bà đầm, Bao Tử tôi chợt liên tưởng tới sự gian trá đổ rượu hay sự cho nạn nhân uống thuốc ngủ khiến cho nạn nhân mất hết ý chí kháng cự để tiện thỏa mãn tình dục thì cũng gọi là bạo hành (trong đoạn trên Bao Công tôi đã nói rõ về hình thức thứ ba của bạo hành này nên không nhắc lại nữa).
Vậy nếu nói theo sách, bạo hành là tất cả những phương pháp áp dụng để đi đến kết quả là thông dâm với một người đàn bà, nhưng trái với ý muốn hay không có sự ưng thuận của người ấy.
Bao Tử tôi vừa đi vừa trầm ngâm suy nghĩ bỗng có tiếng hét: “Báo ơi! Báo mới ngày mai ơi!” Bao Tử tôi nhớ là đã gần 5 giờ chiều tối (vì theo sự thỏa thuận chung của các nhật báo, báo chỉ được phát hành sau 4 giờ 30 chiều).
Bao Tử tôi bèn gọi mua một tờ mở ra định bụng đưa mắt qua 4 trang rồi về nhà xem kỹ sau. Coi qua thời sự trang nhất, Bao Tử tôi mở một báo kiểm điểm chuyện mình khoái đọc. Yên trí đủ cả. Hôm nay không có văn sĩ nào cáo ốm đẩ gác lại truyện một kỳ nhất là lúc truyện đang hồi gay cấn. Bỗng mắt Bao Tử tôi đụng cái ầm vào một mảnh quản cáo một cặp nam nữ ôm nhau rất chi là khiêu gợi, nói về thuốc liệt dương!
Và Bao Tử tôi chợt nhớ rằng tội hiếp dâm còn một yếu tố nữa là giao cấu, sự giao cấu giữa một người đàn ông và một người đàn bà. Phạm nhân phải là người đàn ông và nạn nhân phải là đàn bà. Nếu là bạo hành hay áp bức một người đàn ông khác hay một người đàn bà khác để thỏa mãn tình dục, trái với lẽ thường tọa hoá đã đặt ra và không phải giao cấu thì không phải là tội hiếp dâm, mà là tội xâm phạm tiết hạnh (attentat à la pudeur).
Nghĩ tới đây, Bao Tử tôi nghe văng vẳng bên tai tiếng một anh ca sĩ đang rên xiết: “Hoa hoa đợi ai…” Bao Tử tôi thầm cảm ơn ca sĩ đã nhắc khéo nếu không thì quên phứt mất rằng sự giao cấu nói trên phải có tính cách bất hợp pháp. Nếu chồng “uýnh” vợ hay áp bức vợ để thỏa mãn thì chẳng ai dám bảo là chồng phạm tội hiếp dâm cả.
Đi tới một đầu phố, lúc sắp băng qua đường, Bao Tử tôi thấy một cái hòm đỏ choé (quan tài) nằm chình ình trên một cái xe ba gác lù lù tiến tới. Thấy quan tài đậy nắp, Bao Tử tôi giật mình lùi lại thấy thót nơi bao tử.
Liệu có ai nằm ở trong không? Liệu ở trong có chứa đồ quốc cấm không nhỉ? Để mở nắp trông cũng rợn người nhưng đóng nắp lại thì lại rợn người hơn và còn nguy hiểm hơn nữa. Mà thôi, đó là chuyện của mấy “thầy”, can chi mà mình phải lo.
Chắc hòm để đựng người nhưng chắc chưa có người nằm qua khỏi, Bao Tử tôi vội băng qua lộ trong còn bị ám ảnh bởi chiếc quan tài có hay không có tử thi. Hai chữ tử thi khiến Bao Tử tôi nhớ lại vụ án viên đội Bertrand ở Pháp. Viên đội này cắc cớ hết chỗ nói. Hắn ta không giao cấu với người đàn bà còn sống mà lại nhằm các xác đàn bà ở nghĩa địa mà thỏa mãn dục tình. Y bị truy tố trước tòa án Quân sự ở Pháp và bị xử phạt một năm tù ở về tội xâm phạm mồ mả (violation de sépulture). Bao Tử tôi không biết viên đội Bertrand ấy có điên đầu không hay là y biết rằng chỉ khi nào bạo hành một người đàn bà còn sống để giao cấu thì mới phạm tội hiếp dâm và sẽ bị phạt khổ sai hữu hạn.
c) Toan hiếp dâm Hiếp dâm và xâm phạm tiết hạnh Hiếp dâm với trường hợp gia trọng.
Đi bộ mãi mỏi hai cẳng rồi, Bao Tử tôi bèn ghé vào một vườn bông bên đường kiếm chiếc ghế ngồi xả hơi một chút. Chợt nghe phía ghế bên cạnh có một người mặc áo trắng và một người mặc áo xanh nói chuyện với nhau.
Người mặc áo trắng nói:
- Hồi hôm đọc báo thấy nói có tên lưu manh bị bắt về tội xâm phạm tiết hạnh. Không hiểu hiếp dâm và xâm phạm tiết hạnh khác nhau ra sao nhỉ?
Có tiếng người áo xanh đáp lại:
- Trong tội phạm hiếp dâm, sự giao cấu là yếu tố cần thiết nhưng phải là đã được thành tựu (consommé). Kẻ phạm pháp bạo hành hay áp bức đàn bà con gái với ý định rõ rệt là để giao cấu.
Nếu giả chưa mần ăn mà phải bỏ cuộc vì gặp phải trở ngại ngoài ý muốn của y thí dụ như có người hác đi đến, thì y có thể bị khép vào tội toan hiếp dâm còn gọi là hiếp dâm tương hành vi loại (tentative de viol). Còn nếu sau khi bắt đầu thi hành thủ đoạn, y lại tự ý rút lui thì y sẽ bị truy tố về tội xâm phạm tiết hạnh.
Xâm phạm tiết hạnh khác hiếp dâm ở hai điểm sau:
1 – Có xâm phạm tiết hạnh là khi nào làm một hành vi dâm ô hay thương luân bại lý tuy có trực tiếp xâm phạm đến thân thể người khác nhưng không có mục đích thực hiện sự giao cấu.
Thí dụ như: rờ ngực, rờ mông người ta hay như trường hợp phạm nhân tự ý rút lui trong tội hiếp dâm như đã nói trên.
2 - Hễ cứ làm một hành vi nào rồi tức là tội đã thành tựu. Không có tội toan xâm phạm tiết hạnh như tội toan hiếp dâm đâu.
Lại có tiếng hỏi:
- Tòa án khi phạt khổ sai hữu hạn có khi phạt khổ sai chung thân kẻ phạm tội hiếp dâm là tại sao?
Người áo xanh đáp:
- Người ta phân biệt tội hiếp dâm có trường hợp gia trọng hay không? Theo điều 333 Hình Luật Canh Cải có 3 trường hợp gia trọng là:
a) Gia trọng vì tuổi nạn nhân: nếu nạn nhân dưới 15 tuổi hình phạt là khổ sai hữu hạn tối đa (20 năm).
B) Gia trọng vì tư cách nạn nhân đối với nạn nhân.
Thí dụ: phạm nhân là tôn thuộc (ông bà cha mẹ nuôi, cha mẹ đẻ) hay là người có uy quyền với nạn nhân (như chú bác ruột)v.v… thì sẽ bị phạt khổ sai chung thân.
c) Gia trọng vì có một hay người người giúp đỡ trong sự phạm pháp (thí dụ: người giữ chân kẻ giữ tay) thì phạm nhân cũng bị phạt khổ sai chung thân.
Nếu không rơi vào một trong ba trường hợp gia trọng này thì hình phạt là khổ sai hữu hạn (thời hạn tồi thiểu là 5 năm, tối đa là 20 năm) (Điều 332 đoạn I Hình Luật Canh Cải).
Tới đây, Bao Tử tôi thấy chân bớt mỏi bèn đứng dậy thủng thẳng ra về sau cái gật đầu tán thưởng người áo xanh biết rành luật pháp.
Lới bàn hôm nay tới đây chấm dứt. Xin hẹn tái ngộ.
__________________




**************************************************
TRUM YEU GAI , CHET VI GAI
SONG DE YEU , CHET VI YEU
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #7  
Old 06-13-2005, 04:06 AM
vui_la_chinh vui_la_chinh is offline
Senior Member
 
Tham gia ngày: Feb 2005
Nơi Cư Ngụ: Trum Yeu Gai
Bài gởi: 4,697
Send a message via Yahoo to vui_la_chinh
Default

Hồi 03

ÁP DỤNG MỘT TẬT THÔNG THƯỜNG CỦA LOÀI NGỰA: NGỰA QUEN ĐƯỜNG CŨ

BAO CÔNG TÌM RA KẺ TRÁO NGỰA
VỤ ÁN “TRÁO NGỰA” CỦA BAO CÔNG




Bữa nọ, ông Phú Nhơn một đại điền chủ ở phủ Khai Phong cưỡi con bạch mã đi góp lúa nơi các tá điền. Vốn là giống tốt lại được chăm nom nên ngựa của Phú Nhơn khỏe đẹp nhất vùng. Nó đi băng băng khiến cho Hưng Phước, người hầu của Phú Nhơn phải vất vả lắm mới đi theo kịp. Góp lúa xong, Phú Nhơn muốn rong chơi với bạn bè ít bữa nên sai Hưng Phước đem ngựa về nhà trước.
Hưng Phước một mình một ngựa rong ruổi trên đường về. Một hôm đi được nửa đường, gặp lúc trời nắng gắt, Phước bèn xuống yên cột ngựa vào gốc một cây to cho nó ăn cỏ. Phước cũng lại bóng mát ngồi ngỉ xả hơi.
Bỗng có một người cưỡi một con ngựa già ốm yếu đi ngang qua, trông thấy con ngựa đẹp của phú ông, bèn nhảy xuống đất chạy đến bắt chuyện với Hưng Phước. Thấy người lạ mặt không tiếc lời khen ngựa của chủ mình, Hưng Phước mới lên tiếng:
- Làm sao biết được là ngựa tốt?
Kẻ lạ mặt cho hay y vốn là lái ngựa nên biết coi ngựa rành lắm.
Chuyện trò hồi lâu về khoa xem ngựa, người lạ mặt hỏi Hưng Phước:
- Tôi đoán con ngựa của anh chạy hay dữ a, anh cho tôi mượn cưỡi thử chút chơi coi nó chạy hay tới độ nào.
Miệng nói tay y trao cương ngựa ốm của y cho Hưng Phước. Hưng Phước thiệt thà gật đầu và giữ ngựa cho kẻ lạ mặt.
Người này thủng thẳng đến bên con bạch mã của phú ông, làm bộ vuốt ve nó một lát, đoạn nhảy phốc lên yên coi bộ thật lẹ làng. Y cho ngựa chạy nước kiệu một vòng trên bãi cỏ. Qua mặt Hưng Phước, kẻ lạ mặt la lên:
- Ngựa hay dữ a! Đáng một trăm lượng vàng chứ chơi à. Ít khi gặp du con tuấn mã như vầy.
Hưng Phước gật đầu:
- Khỏi nói, chủ tôi cưng nó lắm. Anh cưỡi ngựa thiệt giỏi.
Kẻ lạ mặt mỉm cười không đáp. Ngựa đã thuần chân, y bèn thúc mạnh vào hông ngựa và ra roi cho ngựa phi nước đại ra lộ rồi chạy mất dạng.
Hưng Phước chợt tỉnh ngộ vội vã nhảy lên con ngựa ốm tong teo, chạy cà tịch cà tang mà rượt theo mốm la bai bải: “Bớ người ta nói tráo ngựa tôi”. Nhưng vô ích. Làm sao bắt kịp con bạch mã đang chạy như bay dưới tay cương của một tên lái ngựa?
Chạy được vài trăm thước, con ngựa già thở dốc như muốn đứt hơi, mồ hôi tháo ra như tắm, lết hết nổi. Hưng Phước đành xuống yên, dắt ngựa quay trở lại chỗ ngỉ lúc trước đặng lấy nón và bọc quần áo.
Vừa lúc ấy có mấy người bộ hành vừa đi tới xúm lại hỏi Hưng Phước:
- Vừa rồi bọn tôi đi phía sau, có nghe la tráo ngựa, lại thấy tiếng vó ngựa chạy nhưng vì khuất đám cây nên không trông thấy gì bèn bảo nhau lẹ bước tới coi phía trước có chuện chi, thì gặp bác.
Hưng Phước kể lại sự việc đã xảy ra. Ai cũng bảo Hưng Phước là dại rồi bỏ đi.
Hưng Phước chỉ còn nước cưỡi con ngựa ốm trở lại báo tin cho chủ rõ.
Chủ nổi giận lớn tiếng la:
- Có lý đây mày ngu quá vậy. Chắc mày lập tâm bán ngựa tao đi mua con già ốm này thế vào rồi đặt bày ra chuyện bị tráo ngựa để lừa tao. Chuyến này tao phải bỏ tù mày.
Nói đoạn chủ vác gậy đánh Hưng Phước một trận rồi dẫn Hưng Phước và con ngựa ốm lên cáo với Bao Công.
Bao Công cho đòi Hưng Phước đến trước mặt ông và hỏi:
- Ngươi có biết tên họ và chỗ ở của kẻ gian đó không?
- Dạ tôi không biết vì mới gặp nó lần đầu ở giữa đường.
Bao Công quắc mắt đập bàn la:
- Không biết nó là ai mà sao mi dám đưa ngựa tốt cho nó cưỡi. Rồi ta làm sao kiếm nó được? Phải ngươi định gạt ta thì bảo. Ngươi sẽ bị hình phạt nặng.
Hưng Phước vội quỳ xuống khóc lóc mà rằng:
- Xin quát xét lại, thực tình tôi ngu dại mới bị lừa như vậy. Thượng quan nổi tiếng đoán việc như thần, không lẽ để tôi bị oan. Xin thượng quan minh xét cho.
Bao Công cau mày suy nghĩ trong giây lát đoạn sai lính dắt con ngựa ốm đến phíc trước công đường. Ông nhìn qua con ngựa rồi cho đòi phú ông vào và nói:
- Thưa ông cứ về và để con ngựa lại đây, tôi có cách tìm ra kẻ gian. Còn Hưng Phước, tôi cũng tạm cho về nhưng ba bữa nữa nó phải đến trình diện để tôi chỉ dạy sau.
Hai người đi khỏi, Bao Công kêu người lính thân tín tên là Triệu Hổ biểu đem giam con ngựa ốm vào chuồng trong ba bữa nhưng không cho ăn.
Thời gian trôi qua mau lẹ. Sáng bữa thứ tư, Hưng Phước đến trình diện, lòng hồi hộp không biết số phận ra sao. Trông thấy Bao Công mặt sắt đen sì, mắt sáng quắc ngồi oai vệ trên ghế phủ da cọp, hai bên có lính cầm gươm đứng hầu, Hưng Phước thấy hãi quá nhưng xét mình thiệt tình không phản chủ nên thu hết can đảm, tiến đến trước mặt Bao Công vòng tay cúi đầu thi lễ.
Bao Công kêu Triệu Hổ dắt ngựa đến trước công đường. Đoạn ông ôn tồn bảo Hưng Phước và Triệu Hổ rằng:
- Con ngựa này nhịn ăn đã ba bữa rồi. Hai người hãy dắt ra con đường cũ, nơi đã xảy ra cuộc tráo ngựa bữa trước mà thả nó ra. Hễ nó dừng lại ăn cỏ ở hai bên đường thì đuổi không cho nó ăn rồi hai người hãy đi theo nó. Những gì có thể xảy ra ta đã đoán trước cả và đã chỉ cách đối phó cho Triệu Hổ hồi hôm rồi. Hai người khá làm theo lời ta dặn.
Triệu Hổ và Hưng Phước vâng lời Bao Công dắt con ngựa già ra chỗ hôm trước thả đi rồi rượt đuổi không cho nó dừng lại ăn cỏ hai bên đường. Đi miết từ sáng đến gần trưa, qua nhiều Tàu ngựa mà con ngựa già vẫn không rẽ vào tàu ngựa nào cả. Hai người vẫn kiên nhẫn thoe sau con ngựa khi đi, khi chạy.
Lúc sắp tới một thôn tên là Huỳnh Nê, con ngựa già bỗng thở phì phì hai tiếng lớn và vùng chạy, báo hại Triệu Hổ và Hưng Phước rượt theo thiếu điều muốn đứt hơi. Hai người trông theo thấy con ngựa chạy vào một khu vườn ở gần đầu thôn bèn phóng tới nấp ngoài hàng rào nhìn vô.
Giữa khu vườn là một ngôi nhà ba gian mái ngói, cửa sơn phết sạch sẽ. Phía tay mặt khu vườn, gần cổng vào có một tàu ngựa lớn chia làm nhiều ô có cửa chắn, cao tới ngực người lớn. Con ngựa già mà hai người rượt theo đang đứng trước tàu vẫy đ::10i7::i hý ầm ỹ ra vẻ vui mừng và đòi ăn.
Hưng Phước nhận thấy con bạch mã của chủ mình cột ở ngăn thứ nhì bèn chỉ cho Triệu Hổ coi, rồi Hưng Phước toan xông vào vườn nhưng Triệu Hổ níu lại và nói nhỏ điều chi một hồi, Hưng Phước gật đầu đứng yên .
Con ngựa già hý lần nữa thì một gã đàn ông từ căn nhà ngói chạy ra dắt nó vào ô cuối tàu cho ăn. gã này tưởng là ngựa của y sút chuồng nơi chủ mới rồi quen đường cũ trở về.
Hưng Phước nói nhỏ với Triệu Hổ:
- Chính hắn đấy. Bây giờ tôi vô bắt lại con bạch mã được chưa?
Triệu Hổ gật đầu. Hưng Phước chạy lẹ vào mở cửa dắt con ngựa bạch ra. Bạch mã thấy Hưng Phước cũng hý một hồi tỏ ý chaom mừng. Gã đàn ông chủ tàu ngựa từ phía tàu chạy ra thấy vậy vội xông tới toan đánh Hưng Phước để đoạt lại ngựa. Vừa lúc ấy Triệu Hổ ập vào bắt trói y lại. Y khai tên làHuỳnh Hồng làm nghề lái ngựa.


__________________




**************************************************
TRUM YEU GAI , CHET VI GAI
SONG DE YEU , CHET VI YEU
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #8  
Old 06-13-2005, 04:08 AM
vui_la_chinh vui_la_chinh is offline
Senior Member
 
Tham gia ngày: Feb 2005
Nơi Cư Ngụ: Trum Yeu Gai
Bài gởi: 4,697
Send a message via Yahoo to vui_la_chinh
Default

Triệu Hổ liền áp giải Huỳnh Hồng và con ngựa già về nộp Bao Công. Hưng Phước cũng dắt con bạch mã theo sau.
Bao Công chỉ mặt Huỳnh Hồng mà quát:
- Mi đã giàu có còn đem lòng gian tham, giữa ban ngày dám dở thủ đoạn bất lương. Mi đã nhận lỗi chưa hay là chờ ta phải tra khảo.
Huỳnh Hồng thấy tang chứng rành rành hết đường chối cãi nên y phải thú nhận tội lỗi.
Bao Công truyền tịch thu con ngựa già xung làm công và sai lính vật Huỳnh Hồng ra đánh cho 70 gậy rồi đuổi về.
Hưng Phước đã lãnh con bạch mã đem về cho chủ.
Thế là hết chuyện!



TIỂU THIẾT DIỆN
LỜI BÀN
Ai xem truyện trên cũng khwen Bao Công có tài đoán việc như thần. Sau 3 vụ án đã đăng trên mặt báo này (Con nhện đoán án, vụ nàng Trình Nương đêm tân hôn bị kẻ gian làm nhục tự vẫn chết và vụ tráo ngựa này), bạn đọc đã thưởng thức cái tài của Bao Công đời nhà Tống bên Tàu.
Tôi không biết nếu trong vụ này anh lái ngựa Huỳnh Hồng không để lại con ngựa già yếu thì liệu Bao Công có tìm ra được kẻ gian không?
Mà thôi bàn về cáo đó chẳng có ích lợi gì thiết thực chi, xin bàn về tội phạm Huỳnh Hồng.
Vụ án trên có thể xảy ra ngày nay, dưới một hình thức khác.
Ngựa bằng xương, bằng thịt được thay bằng ngựa sắt đủ loại: xe đạp qua mô bi lết rồi đến “ếch bà”, dữ tợn nữa thì có mô tô “hạc lây”.
Đã có anh đóng vai Huỳnh Hồng tân thời đi cái xe đạp cũ mèm (như con ngựa già trong truyện) đến tán tỉnh những chàng Hưng Phước khen cái mô bi lết hay cái ếch bà đẹp quá xin cho mượn rượt chơi trong phố cho đã cơn thèm. Một vòng, hai vòng, tới vòng thứ ba, nó dọt thẳng, bỏ lại chàng Hưng Phước tân thời với con ngựa sắt già yếu. Có khi vừa lên yên nó đã rồ máy, rú ga chạy mất dạng.
Bao Công có tái sanh cũng khó lòng tìm ra kẻ gian vì con ngựa sắt già yếu này không thể tự nó quen đường cũ mà dắt lính, về bắt chủ nó được.
Chắc ông phải dùng những phương pháp mới như lấy dấu tay của kẻ gian trên xe đạp hay là tân kỳ nữa cho chó trinh thám ngửi hơi kẻ gian qua các vật dụng y bỏ lại rồi đi tìm. Phương pháp lấy dấu tay còn có thể làm được còn phương pháp dùng chó trinh thám trong một vụ nhỏ nhặt này thì Bao Công dù có tái sanh ở các nước tân tiến cũng gặp khó khăn vì đâu có sẵn mà dùng.
Để rút kinh nghiệm tưởng nên cẩn thận không nên dễ tin người lạ mặt là hơn.
I.- TỘI PHẠM CỦA HUỲNH HỒNG:
Ngày nay anh lái ngựa Huỳnh Hồng phạm tội gì và hình phạt ra sao?
Xin nói ngay rằng y phạm tội bội tín hay sang đoạt dư liệu và trừng phạt bởi các điều 406 và 408 Hình Luật Canh Cải.
Vì rằng:
1) Huỳnh Hồng nói với Hưng Phước (gia nhân của phú ông, giữ ngựa) cho y mượn cưỡi thử xem ngựa hay tới độ nào. lên được yên ngựa rồi y bèn dông thẳng một mạch.
Huỳnh Hồng đã làm một hành động vi bội khẩu ước giữa y và Hưng Phước, phản bội lòng tín nhiệm của Hưng Phước: Như vậy là yếu tố cốt yếu của tội bội tín đã thành tựu.
2) Con ngựa đối tượng của tội phạm đã được Hưng Phước giao cho y cưỡi thử với nhiệm vụ là phải trả lại.
3) Huỳnh Hồng lên ngựa rồi phi thẳng, cố tình sang đoạt ngựa tốt, Hình phạt: Trong truyện, Bao Công tịch thâu con ngựa già ốm của Huỳnh Hồng để sung vào của công và sai lính đánh Huỳnh Hồng 70 gậy rồi đuổi về.
Ngày nay Huỳnh Hồng bị kêu án về tội bội tín (hay sang đoạt) và bị hình phạt sau đây chiếu điều 406 Hình Luật Canh Cải:
- phạt tù từ hai tháng đến hai năm;
- phạt tiền từ 4.000đ đến 40.000đ.
II.- VÀI THÍ DỤ VỀ BỘI TÍN (HAY SANG ĐOẠT):
Có thể kể vài trang giấy không hết thí dụ về tội bội tín. Sau ây xin kể sơ sơ 15 thí dụ về tội bội tín (hay sang đoạt) thường xảy ra:
1) Người thuê xe đạp hay xe hơi rồi lấy luôn xe không trả lại chủ xe.
2) Thợ may nhận hàng của khách để may quần áo nhưng không làm mà cũng không trả lại hàng.
3) Thuê nhân viên đi thâu tiền cho chủ về mà không trả lại cho chủ.
4) Nhận tiền của người khác trao cho để mua hộ một thứ gì đó (xe máy chẳng hạn) nhưng không mua mà cũng không trả lại tiền.
5) Chủ nợ nhận của con nợ đem nọp một cái văn tự mới để thay thế văn tự trước, nhưng chủ nợ không trả văn tự cũ lại giữ cả hai văn tự để đòi nợ.
6) Thủ quỹ lấy tiền trong quỹ ra để chi tiêu riêng (thụt két).
7) Mượn đồ nữ trang mà không trả lại.
8) Người thương gia đã cần cố cửa hàng đẩ vay tiền rồi lại bán hết hàng hóa và đồ đạc đi.
9) Tá điền bán cầy, bừa… của chủ giao cho để làm việc.
10) Người nào lạm dụng nhu cầu của kẻ vị thành niên để bắt nó ký ngân phiếu hay biên lai vay tiền.
11) Người đi làm công xin chủ cho lãnh trước một phần lương rồi bỏ không đi làm.
12) Nhận hàng của người khác để bán khi bán được lại không trả lại tiền.
13) Vào trọ một lha1ch sạn rồi lấy đồ vật trong khách sạn đem đi.
14) Qua ở một công ty thương mại lấy tiền của hội tiêu riêng vân vân…
CHÚ Ý:
1.- Dù đồ vật có nguyên nhân bất hợp pháp hay dụng đích bất hợp pháp thì tội bội tín cũng vẫn thành tựu.
Thí dụ:
Một tên ăn trộm giao cái xe đạp mà y đã trộm được cho một người khác giữ hộ, nếu người này đem bán đi thì cũng phạm tội bội tín.
Một người nhận giữ thuốc phiện lậu cho một người khác rồi đem bán đi thì người ấy cũng phạm tội bội tín.
2.- Tội bội tín cũng có trường hợp gia trọng.
Tội bội tín sẽ bị trừng phạt nặng hơn, nếu có trường hợp gia trọng.
Sau đây là mấy thí dụ:
a) Thừa phát lại, lục sự, nhân viên ngân khố mà bội tín tiền bạc họ có nhiệm vụ phải giữ thì hình phạt là tội đồ.
B) Đầy tớ, người làm công ăn lương của chủ mà bội tín của chủ giao cho hoặc là tiền của người ngoài gởi mang về trả cho chủ.
__________________




**************************************************
TRUM YEU GAI , CHET VI GAI
SONG DE YEU , CHET VI YEU
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #9  
Old 06-13-2005, 04:09 AM
vui_la_chinh vui_la_chinh is offline
Senior Member
 
Tham gia ngày: Feb 2005
Nơi Cư Ngụ: Trum Yeu Gai
Bài gởi: 4,697
Send a message via Yahoo to vui_la_chinh
Default

Hồi 04

VỤ ÁN CON NGỖNG CỦA BAO CÔNG

Ngày xưa, tại phố huyện Đồng An bên Tàu, có một người tên Củng Côn, vợ là Lý thị. Hai vợ chồng rất giàu có nhưng phải cái quá hà tiện. Tuy chưa đến nỗi “rán sành ra mỡ” và “vắt cổ chầy ra nước” nhưng vợ chồng Củng Côn cũng được hà tiện trong vùng tôn làm bậc đàn anh.
Mỗi lần bó buộc phải dự ma chay, cưới gả hay giỗ chạp của họ hàng bạn bè thời ông thở dài đi ra, mặt mày buồn xo, bà rền rĩ đi vô, héo ruột héo gan.
Ông thường than thở với bà:
- Bị mời thì lại tốn kém mua lễ vật. Sao thiên hạ không quên phứt mình cho rồi.
Cứ mỗi lần như vậy, ông lại biểu bà tính xem trong nhà có thứ gì cho được thì cứ đưa ra. Được cái bà cũng khéo thu vén lắm. Bà dành một cái tủ riêng để tích các thứ lễ vật thường hay dùng trong các việc quan hôn tang tế: trà, bánh, mứt, hương, nến… Thứ để được lâu hỏng không nói làm chi nhưng cũng có thứ bà để mốc xanh vàng cũng cứ thế đem tống khứ đi. Thường khi bà cũng ra vườn sau ngắm những cây cam, bưởi, ổi, mãng cầu cùng là bụi chuối và đàn gà vịt, ngan ngỗng, xem có thứ “cây nhà lá vườn” nào chịu đi thay cho chuỗi tiền của ông bà chăng.
Vợ chồng Củng Côn lại thường áp dụng một phương pháp cố hữu sau đây trong sự đưa lễ vật: dư biết là theo tục lệ hễ ông bà không đến “uống chén rượu nhạt” hay “xơi lưng cơm thường” với gia chủ thời gia chủ chỉ nhận một phần lễ vật còn bao nhiêu trả lại gọi là nhận tượng trưng, nhận làm thảo mà thôi.
Củng Côn khai thác triệt để tục lệ này. Chỉ thị chồng ra cho vợ như sau: phàm lễ vật thì gồm có một món đáng giá để giữa hay ở trên, tuỳ trường hợp, xung quanh hay ở dưới độn những lễ vật phụ rẻ tiền, dĩ nhiên là nhiều. Món đáng giá ấy cũng còn gọi là “món chủ chốt”. Lý thị thực tế hơn gọi là “món đưa ra rồi lại thu về gấp”. Tùy theo mùa tùy theo vụ, món chủ chốt và các món phụ thay đổi: khi thì là buồng chuối to với một mâm vừa ổi xanh vừa mãng cầu cứng như đá, khi là buồng cau với mấy gói chè hạng xoàng, hương, nến v.v…
Vợ chồng Củng Côn lại khéo luyện được một anh người nhà để dùng vào công tác tế nhị này. Mỗi khi đem lễ vật đến nó trịnh trọng đặt trước mặt gia chủ, khoanh tay bẩm báo, nói rõ lý do và đọc bảng kê khai lễ vật đàng hoàng rồi chờ khi gia chủ tươi cười nhận đồ lễ tượng trưng thì nhanh như cắt nó nhắc ngay món “chủ chốt” ra, đặt về phía nó rồi để cho gia chủ tự ý lấy món phụ gì thì lấy. Xong đâu đấy nó nhẹ nhàng đặt món chủ chốt vào mâm bưng lên rồi làm ra cái vẻ đau khổ xin gia chủ nhận thêm cho kẻo về nó bị chủ quở mắng.
Dĩ nhiên là nó thành công trong chiến thuật ấy rồi, vì chẳng lẽ gia chủ lại bảo nó đặt mâm xuống chọn lại?
Khỏi nói, nó được vợ chồng Củng Côn khen ngợi lắm. Chẳng thế lúc vắng mặt nó, Lý thị thường bảo chồng:
- Mình tốt tay nuôi người mới được thằng này khéo vun về cho chủ.
Nhưng từ hơn tháng nay, nó xin về làm ruộng nên vợ chồng Củng Côn phải nhắn bà con ở miệt quê kiếm cho một người ở trẻ tuổi, nhanh lẹ để thay thế. Người ở mới này tên là Trương Tài, tuổi độ 18, khỏe mạnh, tuy sống ở đồng nhưng vì đã từng đi làm mướn cho các phú hộ trong vùng nên cũng lanh lợi. Nó lại có cái biệt tài bắt ngỗng không kêu, không giẫy đạp. Cái thuật này nó học lỏm được của một tên vô lại chuyện trộm vặt, hồi nó 8 tuổi, còn đi chăn trâu. Chủ trước của Trương Tài, lúc còn sanh tiền, thường khen nhưng ông thường răn dạy nó, không nên dùng tài đó để trộm cắp.
Vừa vào làm việc, Trương Tài đã được vợ chồng Củng Côn thuyết cho một hồi: nào là ăn cây nào rào cây ấy, nào là phải biết lo việc của chủ như việc của mình. Dĩ nhiên vợ chồng Củng Côn cũng nói cho Trương Tài biết rõ phương pháp biếu lễ vật đặc biệt của vợ chồng nhà này. Nhờ nó sáng dạ và cũng có thủ đoạn nên mấy lần “xuất quân” nó đều đem được vật “chủ chốt” về.
Vợ chồng Củng Côn xem ra hài lòng về Trương Tài và Lý thị lại được dịp khoe với chồng là cái cung nô bọc của mình thật là tốt.
Một hôm, cha vợ Củng Côn là Lý viên ngoại ăn sinh nhựt, cho người nhà sanh kêu vợ chồng Củng Côn về dự tiệc. Hai vợ chồng toan đi cả song bàn đi bàn lại, tính hà tiện nổi lên như sóng cồn, át cả tình cha con. Thế là cả hai người quyết định không đi ăn mừng sinh nhựt Lý viên ngoại.
Củng Côn bèn bảo vợ sắp lễ vật cho Trương Tài đem qua mừng. Kỳ này đặc biệt nên món chủ chốt là chú ngỗng lớn nhất nuôi trong nhà, các món phụ gồm có ít trái cây của vườn nhà và dăm gói chè hạng xoàng hai chai rượu trắng mua ở tiệm chạp phô đầu phố.
Suốt tối hôm trước, Củng Côn dặn đi dặn lại Trương Tài:
- Mi có đem qua bển thì cũng cứ làm như những lần đến nhà khác nghe. Ổng lấy vật chi thì lấy nhưng con ngỗng phải đem về cho tao. Nếu mày để ổng chụp mất con ngỗng thì Tết này tao trừ vào bộ quần áo không sắm cho nữa đó. Ổng có hỏi nói là ta bận việc nhà xin cáo lỗi nghe. Mày nhớ phải đem con ngỗng về hiểu chưa?
Trương Tài gật đầu lia lịa miệng “dạ hiểu, dạ hiểu” liên hồi.
Sáng sớm hôm sau nó rời phố huyện, tay xách cái giỏ bên dưới để lễ vật phụ, bên trên là con ngỗng lớn.
Gần tới trưa thì Trương Tài đến nhà Lý viên ngoại. Lý ông mừng lắm hỏi:


- Chủ ngươi đâu, có về uống rượu không?
Trương Tài để giỏ lễ vật xuống đất, chắp tay thưa:
- Thưa cụ, ông con bận việc không về được, biểu con đem lễ vật qua mừng cụ.
Lý ông ngồi trên giường vuốt chòm râu trắng gật gù đôi ba cái rồi lớn tiếng kêu người làm:
- Tư đâu, con đem cái mâm ra đây nghe.
Một người nhỏ thó, trạc tuổi Trương Tài từ trong nhà huỳnh huỵch chạy ra, tay cắp cái mâm đồng. Tư, tên của hắn, đặt mâm lên sập trước mặt Trương Tài và khoanh tay đứng chờ lệnh chủ.
Trương Tài nhắc con ngỗng để xuống đất, giẫm chân lên cẳng ngỗng. Con ngỗng dáng chừng bị ép mãi trong giỏ mỏi cánh nay được để ra đất mát nó đập cánh phành phạch.
Sợ e ngỗng vuột tay, Trương Tài càng giẫm mạnh chân lên cẳng ngỗng còn hai tay xếp vội mấy lễ vật phụ lên mâm. Xong xuôi, nó cúi xuống bồng con ngỗng gác lên thành mâm, đoạn lễ phép nói:
- Bẩm cụ, ông con sai đem lễ vật qua mừng cụ…
Trong lúc Trương Tài lo bày lễ vật ra mâm, thằng Tư ngắm con ngỗng một hồi rồi nó nhìn chăm chăm vào từng thứ Trương Tài bày ra mâm. Khi Trương Tài trịnh trọng bẩm báo với Lý ông thì thằng Tư cũng đã đánh giá xong lễ vật. Nó tự bảo chỉ có con ngỗng là đáng tiền còn bao nhiêu là đồ bỏ cả. Đoạn nó nhìn Trương Tài không chớp mắt như để thăm dò xem địch thủ mới này có lợi hại bằng người làm trước của Củng Côn không. Tuy nó vẫn đứng im chờ lệnh chủ nhưng hai bàn tay nó (mà nó thường gọi đùa là hai đơn vị xung phong) khẽ nhúc nhích.
Lý viên ngoại đằng hắng một tiếng rồi ông chậm rãi nói:
- Tư đâu, lễ vật của rể ta gởi qua đó, con lấy bậy một hai thứ chi đó làm thảo, còn bao nhiêu cho Trương Tài đem về.
Tư dạ một tiếng to đoạn xáp tới bên Trương Tài. Hai đứa nhìn nhau y như hai võ sĩ sắp tranh tài. Trương Tài xem ra có vẻ lúng túng vì Tài chỉ quen đối phó với trường hợp gia chủ đích thân tiếp nhận lễ vật. Nó chưa biết phải xử trí ra sao trong trường hợp mới mẻ này.
Thằng Tư có lẽ biết vậy, nên nó từ từ giơ hai tay luồn xuống dưới bụng ngỗng nhấc bỗng lên, miệng nói với chủ:
- Bẩm con tính mình lấy chút đỉnh này thôi.
Lý viên ngoại buông xuôi một tiếng “ừ” không ra phản đối mà cũng không ra tán thành.
Trương Tài đứng sững nhìn thằng Tư bế con ngỗng “chủ chốt” đi vô nhà.
Rồi nó buồn rầu nhặt các lễ vật “phụ” xếp vô giỏ. Trương Tài vừa xếp xong thì Lý viên ngoại biểu:
- Thôi con xuống nhà dưới uống ba chén rượu mừng lão nghe.
Đoạn ông gọi người con dâu cả dạy dọn cơm rượu cho Trương Tài ăn uống để nó kịp trở về kẻo đường xa.
Nó được xếp ngồi một cỗ với 5 người trong làng đến làm giúp cho Lý viên ngoại từ sáng sớm. Xung quanh nó mọi người chén chú chén anh, cười cười nói nói vui như Tết. Riêng nó, mặt mũi buồn thiu, hớp vài hớp rượu nhắm vài miếng lòng lợn. Thỉnh thoảng nó lại ngước mắt nhìn thằng Tư chạy lên chạy xuống hầu nước khách trên nhà.
Aên xong lưng chén cơm, nó đứng dậy, kiếm người dâu cả của Lý viên ngoạixin phép ra về.
Trương Tài buồn bã xách giỏ bước đều. Trên đường về tỉnh tới gần một xóm kia cách thành vài cây số, đến một khúc quanh Trương Tài vừa ló ra khỏi hàng cây bên đường thì gặp một thằng bé lối 9, 10 tuổi vận quần áo nâu đã bạc màu trờ tới. Nó nhìn Trương Tài rồi lại nhìn cái giỏ Tài đang xách rồi đi khuất vào bụi cây.


Trương Tài đi chừng hơn 10 thước thì thấy thoai thoải bên trái đường, trên bãi cỏ xanh rờn, cạnh một cái ao gần cạn nước, có một bầy ngỗng trắng ước đến trăm con, nằm ngủ la liệt dưới bóng cây. Trương Tài ngó trước ngó sau thấy đướng sá vắng hoe nó bèn bước đại xuống bên đường, lẹ làng nhằm phía gốc cây trứng cá mọc gần bờ ao và phóng tới. Nó vừa nhìn thấy ở đấy chỉ có đôi ba con ngỗng lớn nằm mỗi con một góc. Nó lẹ làng lướt đến bên chú ngỗng bự đang nằm vùi đầu trong cánh ngủ. Nó khẽ đặt giỏ xuống cỏ và nhanh như cắt vươn tay mặt khóa chặt cổ con ngỗng dưới cánh, còn tay trái nó chụp lấy 2 chân con ngỗng trói nghiến lại. Chú ngỗng bự chỉ khịt khịt được 2 tiếng nho nhỏ rồi nằm êm rơ trong tay Trương Tài. Cả bầy ngỗng vẫn nằm im lìm ngủ trong bầu không khí oi ả của chiều hè.


__________________




**************************************************
TRUM YEU GAI , CHET VI GAI
SONG DE YEU , CHET VI YEU
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #10  
Old 06-13-2005, 04:10 AM
vui_la_chinh vui_la_chinh is offline
Senior Member
 
Tham gia ngày: Feb 2005
Nơi Cư Ngụ: Trum Yeu Gai
Bài gởi: 4,697
Send a message via Yahoo to vui_la_chinh
Default

Trương Tài lội xuống ao trấn con ngỗng xuống nước cho lông ướt mèm rồi nó lại lấy bùn trét đầy mình con vật.
Đoạn nó leo lên bờ, đặt ngỗng vô giỏ, chùi sạch sẽ chân tay rồi lẹ làng băng qua bãi cỏ lên lộ. Nó kéo con ngỗng ra cho khỏi nghẹt thở. Chú ngỗng nằm rung rinh trong chiếc giỏ chắc lấy làm khoái lắm, nghiêng nghiêng cái đầu, giương hai mắt tròn đen, ngắm trời ngắm đất chẳng buồn nghĩ đến phản đối kêu la… Vừa lúc ấy thằng bé mặc quần áo nâu từ khúc quẹo đi trở lại phía bầy ngỗng tay ve vẩy cành tre nhỏ. Nó chăn ngỗng mà.
Trương Tài giật mình tim đập như trống làng. Nó cố làm ra bình tĩnh bước đều trên lộ. Trương Tài mừng thầm không bị bắt quả tang ăn cắp ngỗng lại càng hí hửng khi nghĩ rằng được con ngỗng này nó đã khỏi bị chủ phạt lại được thêm ít tiền còn khi mại được chỗ lễ vật cho tiệm chạp phô trong thành trước khi về nhà.
Thằng bé chăn ngỗng đã bước xuống bãi cỏ không biết nghĩ sao lại lộn lên đứng trên bờ lộ hết nhìn bầy ngỗng lại nhìn theo cái giỏ của Trương Tài.
Nó nghĩ: Uûa cái gì lạ vậy cà? Rõ ràng mình vừa gặp thằng cha xách giỏ không ngỗng, mà nay lại có cái gì thò lên như cái đầu ngỗng thế kia?
Vừa lúc ấy con ngỗng nằm trong giỏ Trương Tài nghiêng nghiêng cái đầu lên trời. Đúng đầu ngỗng rồi…
Nó lẩm bẩm: Thôi chết rồi, thằng cha này lợi dụng lúc mình đi tiêu nhè chụp đại con ngỗng của mình.
Nó ngó quanh quất xem có ai đi tới không. Nhưng giờ này chẳng có ai qua lại cả. Trên lộ chỉ có Trương Tài và nó.
Trương Tài càng lúc càng đi nhanh, cách chỗ bầy ngỗng khá xa rồi.
Thằng bé chăn ngỗng vụt chạy theo.
Thấy tiếng chân người đuổi theo, Trương Tài cũng vùng đi nhanh hơn, gần như chạy.
Thằng bé yếu hơn bắt không kịp vừa chạy lẹt đẹp vừa la lối om sòm:
- Aên cắp ngỗng! Aên cắp ngỗng! Bà con cô bác bắt dùm, nó cắp ngỗng tôi!!
Thấy khoảng cách giữa nó và Trương Tài càng lúc càng xa, nó sợ mất ngỗng về chủ đánh chết, nên cố chạy theo vừa la vừa khóc. Tội nghiệp thằng nhỏ té lên té xuống mấy lần, rách cả quần, trầy cả đầu gối. Nó thở hổn hển như muốn đứt hơi… Nó thất vọng nghĩ thôi đành chịu đòn vì mất ngỗng, rượt hết nổi rồi.
Nhưng may quá tên ăn cắp ngỗng bỗng nhiên đi chậm lại, sao vậy? Nó chợt nhớ ra là sắp đến xóm ở ngoại ô châu thành. Nó thấy phấn khởi hơn lên. Nó không la khóc nữa, ráng sức chạy.
Phía trước mặt, dãy nhà lá đầu tiên đã xuất hiện giữa những hàng cây xanh mát, Trương Tài từ nãy đến giờ đã đi chậm lại, thở mấy cái mạnh, lau sạch mồ hôi trán rồi thản nhiên đi qua xóm. Chú ngỗng vẫn nằm yên trong giỏ, thỉnh thoảng lại co đầu vào thành giỏ như gãi ngứa khiến cho những vết bùn ướt càng như bị miết chặt làm cho con vật có một hình thù quái gở nếu trở lại bầy tất bị đồng loại cắn đuổi đi.
Phía sau, thằng bé vẫn lẹt đẹt đuổi theo. Khi Trương Tài đi đến giữa xóm thì nó cũng lết gần tới đầu xóm. Nó bèn la :Di lói:
- Aên cắp ngỗng! Aên cắp ngỗng! Bà con cô bác bắt dùm nó!
Người kế cận đổ ra hỏi. Nó trỏ theo Trương Tài. Tài cũng nghe thấy tiếng la bèn cố tình đi chậm lại nữa để người ta khỏi nghi.
Mấy bà con trong xóm lớn tiếng la dùm thằng bé chăn ngỗng. Cuối xóm có vài người đàn ông chạy ra cửa nhà nhìn dường như chờ Trương Tài đi tới sẽ hay. Vừa lúc ấy một người bận áo bà ba đen ở phía châu thành cũng vừa về tới đó.
Thằng bé chăn ngỗng chạy tới nhận ra người vận áo bà ba đen sắp đi ngang qua Trương Tài là ông Bá, chủ nó, nên nói lớn:
- Ông ơi! Chặn nó lại, nó cắp ngỗng nhà ta.
Ông Bá bèn nắm giữ Trương Tài lại.
Đoạn ông lớn tiếng hỏi thằng bé chăn ngỗng:
- Nó cắp làm sao Chiêu Lộc?
Chiêu Lộc (tên thằng bé chăn ngỗng) chưa kịp trả lời thì Trương Tài đã hất bàn tay ông Bá ra và cự nự:
- Sao chú vô lễ làm vậy! Can cớ chi mà dám bắt giữ tôi?
Ông Bá cũng nổi dóa la lại:
- Giữa ban ngày ban mặt, đi ăn cắp ngỗng người ta còn già mồm nói không can cớ gì!
Trương Tài gân cỗ cãi lại:
- Chú là đồ nhận bậy thì có. Ngỗng của chủ ta nuôi ở thành đem mừng nhạc gia ăn sinh nhật nhưng ổng lại quả cho đem về. Ai thèm lấy ngỗng của chú?
Chiêu Lộc xía vô nói:
- Nó đi qua gần chỗ bầy ngỗng xách giỏ không. Chừng tôi đi trở lại thấy nó xách giỏ có ngỗng này. Chẳng là ăn cắp ngỗng ở bầy tôi sao.
Đôi bên lòi qua tiếng lại cãi lẫy om sòm. Lối xóm kéo ra bu xung quanh, mỗi người thêm một câu thành ra là ồn ào như họp chợ.
Sau có người bàn:
- Ai cũng nhận là ngỗng của mình. Thiệt khó nói quá, nay cứ đem lại thả nó vô bầy nếu nó nhập bầy thì phải ngỗng nhà ông Bá bằng nó không nhập bầy ắt là ngỗng của Trương Tài rồi.
Trương Tài nghe vậy mừng rơn như giả bộ cự nự không chịu:
- Làm cái chi ức lòng người ta vậy. Trời nóng như vầy bắt đi trở lại một thôi đường, vả lại tôi còn phải về lo việc cho chủ, bộ ở không sao mà chiều đặng mấy người.
Nói rồi làm như rẽ đám người bu quanh để đi về thành.
Mọi người nhao nhao phản đối rồi hè nhau xô Tài quay lại chỗ bầy ngỗng. Dọc đường y luôn miện giao hẹn:
- Nếu nó không nhập bầy, mấy người phải để cho tôi về thành nghe. Nếu còn lộn xộn tôi trình quan à.
Mấy người thanh niên đi gần đáp: “Được rồi”. Một lát sau, cả đám đông tới bãi cỏ có thả bầy ngỗng.
Trương Tài xuống bên đường lấy con ngỗng ra, cởi dây buộc và thả nó xuống đất. Đám đông reo hò ầm ỹ. Con ngỗng thấy bầy nhà vỗ cánh nhào tới. Bầy ngỗng thấy nó hình thù quái dị, mình mẩy đen thùi rượt cắn không chịu cho nhập đàn. Đám đông reo hò ầm ỹ. Ai cũng bảo chẳng phải là ngỗng của ông Bá.
Trương Tài điềm nhiên tiến lên chụp con ngỗng lắm bùn bỏ vào giỏ rồi đi lên lộ. Đến trước ông Bá và Chiêu Lộc hắn vênh mặt nói:
- Thầy trò nhà chú tầm bậy. Khi không ngỗng người ta đi nhận là của mình. Giàu mà còn tham.
Nói đoạn hắn bỏ đi thẳng, miệng mỉm cười đắc thắng.
Mọi người cũng xúm lại chê trách ông Bá quá tin người nhà mà nghi oan cho người ngay. Ông Bá giận quá quay ra đánh Chiêu Lộc một cái bạt tai nảy lửa.
Chiêu Lộc mếu máo nói:
- Rõ ràng lúc nó tời không có ngỗng lúc nó đi qua lại có ngỗng. Nó cắp ngỗng mình, ông ơi. Nó lại trét bùn lên ngỗng cho lạ hoắc để ngỗng nhà không nhận ra mà rượt cắn.
Nói rồi lại khóc hu hu. Ông Bá quát:
- Mày có im không? Thiệt là mày hại tao. Chắc mày lấy ngỗng tao đem bán rồi vu vạ cho người ta. Đồ ăn hại. Để chiều tối tao đếm lại ngỗng hễ thiếu con nào mày phải thường.
Chiêu Lộc nghe vậy khóc rống lên.
Ông Bá vẫn chưa nguôi giận toan sấn lại đánh nữa may được mọi người can ra.
Vừa lúc ấy có tiếng lính hô dẹp đường. Mọi người vội tránh sang hai bên. Lát sau một ông quan mặt đen sì cỡi ngựa đi tới, giữa hai hàng lính gươm giáo sáng lòa. Thì ra đấy là Bao đại nhơn đi thanh tra về.
Thấy đông người tụ họp giữa cánh đồng lại có đứa trẻ đang khóc, Bao Công bèn dừng ngựa lại cho lính kêu ông già đứng gần hỏi có chuyện chi. Ông già đến gần thi lễ và thuật lại câu chuyện.
Bao Công sai lính chạy đi kêu Trương Tài lại và truyền dẫn cả ba người: Ông Bá, Chiêu Lộc và Trương Tài đến trước mặt.


Bao Công biểu Trương Tài giơ ngỗng cho ông coi, ông cũng đòi xem cả giỏ nữa. Đoạn ông hỏi Trương Tài và Chiêu Lộc về các việc đã xảy ra.
Nghe xong, Bao Công truyền thơ lại lấy tên họ địa chỉ của hai bên đoạn, ông nói:
- Trương Tài khai nhận ngỗng của chủ nuôi ở thành vừa rồi đem làm lễ vật mừng Lý viên ngoại nhưng Lý ông cho đem về. Còn Chiêu Lộc lại quả quyết Tài đã cắp ngỗng thuộc bầy của y. nay đã xế chiều rồi, để mai ta xét xử cho. Bây giờ Trương Tài khá đưa con ngỗng cho lính đem về nha rồi mai cà ba người đến công đường mà nghe ta phân xử.
Mọi người cúi đầu tuân lệnh. Về đến Nha, Bao Công dạy lính đem nhốt ngỗng vào một cái lồng to để giữa sân trước công đường. Ông lại dặn chỉ cho ngỗng uống nước mà cấm cho ăn bất kỳ một thứ gì, dù là lúa cơm rau cỏ.
Có một chú lính lệ nhỏ tuổi mới được tuyển vào làm việc được mấy bữa, thấy lạ bèn hỏi bác cai già:

__________________




**************************************************
TRUM YEU GAI , CHET VI GAI
SONG DE YEU , CHET VI YEU
Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời


Ðiều Chỉnh
Xếp Bài

Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn
Bạn không được quyền gởi bài
Bạn không được quyền gởi trả lời
Bạn không được quyền gởi kèm file
Bạn không được quyền sửa bài

vB code đang Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển đến


Múi giờ GMT. Hiện tại là 10:12 AM.


Powered by: vBulletin Version 3.6.1 Copyright © 2000 - 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.