Go Back   Vina Forums > Thư Viện Online > Kho Tàng Truyện > Truyện Tiểu Thuyết - Truyện Dài
Hỏi/Ðáp Thành Viên Lịch Tìm Kiếm Bài Trong Ngày Ðánh Dấu Ðã Ðọc

Trả lời
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
  #1  
Old 04-20-2004, 11:45 AM
LoiThiTham LoiThiTham is offline
Senior Member
 
Tham gia ngày: Mar 2004
Bài gởi: 652
Default

Chương 1

Tựa sát vào cửa kính, tôi nhìn cảnh vật bỏ lại đằng sau xe: Cánh đồng lúa chín vàng, hàng cây bên vệ đường, đồng cỏ khô cháỵ. Cái nóng hừng hực từ đường nhựa xông lên, từ nóc xe ụp xuống, từ bốn thành xe tỏa ra làm người ngồi bên trong có cảm tưởng mình đang bị nhốt trong lò nướng bánh. Cái khát làm cổ tôi khô khốc, nhưng không có mang nước hay trái cây theo, thôi thì đành vậy. Mà cho dù có được mang theo, chắc chắn tôi cũng không thèm xin mẹ. Mẹ ngồi im bên cạnh. Suốt lộ trình từ thành phố đến Bảo Lộc bốn tiếng đồng hồ liền mẹ con tôi trao đổi với nhau không hơn mười câu nói. Cái không khí nặng nề làm cho khoảng cách giữa tôi với mẹ càng lúc càng to. Khẽ liếc mẹ, tôi chỉ nhìn thấy nét mặt đang trầm tư của người, đôi mày không chau, miệng khép kín.
Xe rẽ vào Đơn Dương, một quận nhỏ có vẻ phong phú hơn tôi tưởng. Đường phố sạch sẽ, hai bên các cửa hiệu hàng quán cũng khang trang. Chúng tôi ngừng xe đổ xăng độ năm phút, rồi lại tiếp tục chạy tiếp. Con đường bây giờ thật gồ ghề, chiếc xe chòng chành ì ạch leo dốc. Bụi đỏ tung bay mù mịt, tôi phải lên kính xe. Chỉ một chút là bụi đã lấp một màu vàng nhạt lên các mặt kính, nhưng tôi vẫn có thể nhìn thấy cánh đồng xanh tươi và những đóa hoa kèn nở đầy trên sườn núi. Tôi nghĩ rằng, chẳng còn bao xa nữa chúng tôi sẽ đến trang trại Lệ Thanh của bác Dương.
Điều tôi đoán chẳng sai. Mẹ có vẻ chẳng yên tâm, có lẽ người muốn nói với tôi vì đến nông trại thì không còn cơ hội để nói nữa. Nhưng tôi cứ giả vờ như không hay không biết, cứ hướng mắt ra ngoài khung kính. Tôi không ưa một cái gì cả: nông trại Lệ Thanh đất đỏ, nhất là cuộc đi nghỉ hè này. Mẹ tưởng rằng đem tôi đến gửi ở nhà bác Chương này là có thể làm tôi bớt giận người, là có thể êm xuôi trong việc tiến hành những kế hoạch đã định sẵn? Nhưng còn lâu! Tôi thù ghét tất cả, thù ghét tất cả mọi điều đã xảy đến cho đời tôi.
- Lệ Thu!
Sau cùng rồi mẹ cũng lên tiếng, tôi biết mẹ đã định nói gì, nhưng cũng miễn cưỡng thưa:
- Dạ chi mẹ?
- Này Lệ Thu !
Mẹ lặp lại, lần này giọng nói có vẻ buồn và đầy tâm sự khiến tôi không thể không quay sang, đôi mắt đen thẳm của người đầy mệt mỏi. Đặt tay lên vai tôi mẹ cười khô héo:
- Đừng buồn về việc mẹ đem gởi con ở nông trại Lệ Thanh. Không khí ở đây dễ chịu lắm, bác Chương cũng quí con lắm, rồi con sẽ thấy như ở nhà mình vậy mà.
Buồn buồn nhìn mẹ tôi nói:
- Con biết, nhưng đâu cần mẹ phải gửi con ở nơi khỉ ho cò gáy thế này?
Lệ Thu con! Mẹ kêu lên, rồi ngưng lại, người thở dài - Con hãy sống ở nông trại của bạn mẹ một thời gian khoảng ba bốn tháng gì đó, khi việc giải quyết xong xuôi, mẹ đến rước con về.
Tôi bứt rứt:
- Mẹ ly dị với cha rồi lại sống với người khác, như thế gọi là giải quyết đó à?
Mẹ khó chịu:
- Lệ Thu, con còn nhỏ lắm, con chưa hiểu được đâu?
Tôi cắn răng:
- Vâng, con còn nhỏ lắm nên con không hiểu tại sao lúc đầu mẹ và cha lấy nhau làm gì để bây giờ lại phải ly dị ? Tại sao mẹ lại bỏ cha rồi yêu cả người khác nữa? Con cũng không hiểu vì sao cha có một gia đình êm ấm mà bỏ đi sống với cô vũ nữ kia làm gì? Con không biết gì cả, nhưng con chán, chán hết thảy.
- Thôi, thôi, được rồi Lệ Thu đó chính là lý do mà mẹ muốn đưa con đến nhà bác Chương. Mẹ không muốn con phải đối diện với những điều đó. Đối với con, những việc trên đều quá tàn nhẫn.
- Vâng, con biết, con hiểu, nhưng mẹ cũng không cần phải tống con đến nơi xa xôi này. Con chắc ở không nổi nơi thâm sơn cùng cốc như thế này đâu!
Giọng mẹ hạ thấp xuống:
- Rồi con sẽ quen dần, con sẽ quen, lúc nào mẹ với cha con giải quyết xong, mẹ đến rước con về ngay. Không lâu đâu, con đừng lo Lệ Thu ạ, và mẹ hứa với con là lúc đó con sẽ được một gia đình êm ấm chứ không lục đục mãi như mấy năm gần đây đâu. Mẹ biết mẹ chưa tròn trách nhiệm làm mẹ, nhưng khi việc gia đình giải quyết xong xuôi, mẹ sẽ cố gắng. Lệ Thu, mẹ sẽ giữ con với bất cứ giá nào.
Đây mới chính là cái gút của vấn đề. Mẹ và cha ai cũng cố giành cho được quyền giữ tôi. Chào đời đã mười chín năm, nhưng chẳng ai lưu ý đến sự hiện diện của tôi cả ( ít ra tôi cũng có cảm giác như vậy). Thế mà bây giờ cha mẹ bỏ nhau, tôi lại trở thành đối tượng cho chuyện tranh chấp. Hai tháng quan, bao nhiêu cuộc bàn cãi, tranh luận cũng là vì cả hai đều muốn giữ tôi. Người nào cũng kéo tôi lại hỏi riêng:
- Lệ Thu, con muốn theo cha hay theo mẹ?
Tôi không biết phải theo ai. Chỉ biết đưa mắt nhìn cha mẹ như người xa la. Cuộc tranh luận thật là vô lý. Tôi chán ghét tất cả. Theo cha hay theo mẹ? Tôi không theo ai hết. Mấy năm gần đây, tôi đã tập được tính tự lập. Bây giờ tôi thuộc về tôi, tôi có những tư tưởng, cảm nghĩ riêng của cá nhân tôi. Thế mà tôi khkông hiểu tại sao ai cũng cố tranh giành giữ tôi làm gì? Trong cuộc tranh chấp tôi trở thành con chim non bị người vặt lông, cuộc tranh chấp ngày càng quyết liệt, con chim đó càng trụi lũi. Ban ngày, nghe chuyện đôi co của cha mẹ thì tối đến tôi lại bị cấu xé bởi những tư tưởng không còn là của tôi nữa. Mẹ nói thế là để tự biện hộ mà thôi, tại sao muốn tôi khỏi đau lòng mà đưa tôi đến nơi quê mùa cục mịch này? Đưa tôi đến đây có nghĩa là tôi khỏi phải đau lòng, tôi đã được giải thoát khỏi bao nhiêu rắc rối ư? Thật là một lối giải thích gượng ép!
Trên sườn núi những bụi sim tím vô tư khoe sắc. Giọng nói đều đều của mẹ xa vời như đám mây trên cao vẳng vào tai:
- Lệ Thu, mẹ biết con giận mẹ giận cha con lắm phải không? Nhưng con ạ, mặc dù tất cả bi đát hiện tại đều do cha mẹ gây ra và đã làm khổ con không ít, nhưng nếu con hiểu rằng hoàn cảnh này có thể thoát ra được, thì mẹ cũng đã tránh xa nó lâu rồi, đằng này... Lệ Thu, con. Mẹ thở dài, thảm não: - Thu, con hiểu ý mẹ chứ?
Tôi không biết! Tôi không muốn biết nữa. Tôi vẫn giữ tư thế cũ, vẫn yên lặng. Mẹ lại thở dài, lúc gần đây người có théo quen đụng tí là thở dài rồi nước mắt rơi ra.
- Rồi sẽ có ngày con hiểu. Khi con lớn lên, từng trải một tí, đôi lúc cũng cần phải gặp nhiều thảm cảnh con người mới trưởng thành.
Một phút yên lặng, rồi mẹ lại nắm lấy tay tôi:
- Con phải hiểu là việc mẹ mang con đến gởi bác Chương là một việc bất đắc dĩ, mẹ chỉ mong con được sung sướng.
Tôi xúc động, mắt nhòa lê, không dừng được tôi hét lớn:
- Không! Không bao giờ con sung sướng được cả! Chẳng bao giờ con hưởng được như thế!
- Rồi con sẽ sung sướng, Lệ Thu! Cuộc đời con chỉ mới bắt đầu, con sẽ sung sướng, mẹ hứa với con!
Giọng mẹ vừa như hối hận vừa buồn bã:
- Mẹ và cha đối với con chẳng phải tí nào.
Nước mắt trào lên mi, tôi lại quay mặt ra ngoài. Tôi không cần mẹ phải phân bua, xin lỗi. Tôi không cần! Nhưng tại sao tôi lại để mẹ buồn? Người đã khổ nhiều lắm rồi không phải sao?
Giọng nói của mẹ lại vang lên, một sự vui vẻ gượng gạo:
- Thôi, bây giờ sắp tới nơi rồi, con đừng buồn nữa. Nông trại của bác Chương đẹp lắm, chỉ ba hôm sau là mẹ chắc rằng con không bực bội như lúc ở thành phố nữa, sợ lúc ấy con không muốn về nữa là khác.
Vâng, có lẽ nông trại đẹp lắm. Tôi có thể tưởng tượng ra điều đó vì phong cảnh 2 bên đường thật tuyệt vời. Xe lên đèo rồi xuống đèo, mặt trời vẫn treo trên cao, cái khát khô cổ và bực bội ban nãy đã được thiên nhiên tưới mát. Dọc đường, hoa leo xum xuê bụi đỏ vẫn tung cao mỗi khi xe chạy nhanh, nhưng sườn núi vẫn xanh mướt xa xa. Xe chạy mãy chạy mãi bên sườn núi, lọt giữa vùng cây xanh ngắt. Mẹ thường lui tới với bác Chương gái(mà tôi quen gọi là bác Châu) là bạn của mẹ từ thuở Trung học đến Đại học và cũng là chị em kết nghĩa lúc xưa, nên từ khi mẹ với cha lục đục với nhau, mẹ hay về đây nghỉ ngơi cả tháng, người trốn lánh chuyện buồn bằng cách khuây khỏa với thiên nhiên, do đó nông trại nhà bác Chương cũng không xa lạ với tôi cho lắm.
Mẹ bảo ông tài xế chạy chậm chậm, trước mặt chúng tôi là một con đường nhỏ đủ để chiếc xe chạy xuống thôi. Một tấm bảng gỗ đề "Nông Trại Lệ Thanh" thật bay bướm được gắn ngay bên cổng. Bên dưới bốn chữ đó còn có một hàng chữ nhỏ nhưng tôi nhìn không rõ, chỉ thấy một chữ "Bạch" rồi chạy vượt qua. Hai bên đường mòn là những mầm trúc non xanh mướt.
Chỉ độ mười năm nữa là đám mầm kia sẽ thành khu rừng trúc rậm rạp. Mười năm nữa dưới sườn núi rậm mát kia, khi mùa thu đến sẽ có lá rụng đầy, hè đến lá lại xanh um, xuân sang mầm non nẩy chồi, đông đến cây trơ cành chịu đựng gió sương. Đầu óc tôi mông lung mù mờ. Tôi lúc nào cũng vậy, thích nghĩ ngợi vẩn vơ. Xe chợt thắng gấp làm tôi chúi nhủi, giật mình trông ra thấy một anh chàng dáng nông dân đứng chặn ở đầu xe ra hiệu cho xe ngừng lại, chiếc nón rộng vành xùm xụp trên đầu hắn. Mẹ con tôi bước xuống, gió hiu hiu, tôi vươn vai hít một hơi dài khoan khoái, cuộc hành trình dai dẳng làm người tôi mỏi nhừ. Mẹ phủi nhẹ những hạt bụi lấm trên áo rồi đứng thẳng lên nói:
- Bây giờ mới thấy khỏe.
Gã nông dân bước mau tới chúng tôi, đến trước mặt, gã đẩy vành nón ra sau để lộ mái tóc đen nhánh:
- Dì Uyên ạ! Mẹ cháu bảo cháu ra đón dì. Sao dì đến trễ thế?
Mẹ mỉm cười:
- Dì ghé đến nghỉ ở Bảo Lộc hết một lúc. Tú, lại đây dì giới thiệu con gái dì cho hai người biết nhau coi. Lâu quá không gặp nhau chắc quên rồi hả?
Tôi mở to mắt ra nhìn gã nông dân. Hắn gọi mẹ là dì, như thế thì hắn là con bác Chương? Nhưng sao hắn chẳng giống cậu chủ tí nào cả vậy? Dưới chiếc nón rộng vành là gương mặt đỏ hồng, đôi mắt suy tư chẳng thích hợp với da sậm màu của hắn. Dưới cặp mắt, chiếc mũi thon và cái miệng dễ mến càng không thích hợp với chiếc nón rộng vành và quần áo lam lũ. Tại sao hắn không chịu ăn mặc đàng hoàng? Đổi bộ quần áo sạch sẽ dễ coi hơn biết chừng nào? Mẹ chợt thúc nhẹ tay tôi:
- Lệ Thu, sao con không chào anh đi?
Anh Tú là con cả của bác Chương, con phải gọi là anh đấy nhé!
Xưa nay tôi không hề gọi ai là anh chị gì hết. Thật là ngượng, tôi lẩm bẩm 2 tiếng " anh cả". Tiếng chào nhỏ đến nỗi tai tôi cũng chẳng hề nghe. Tú chỉ tôi, rồi quay đầu sang phía mẹ:
- Mời dì vào nhà, mẹ và cha cháu đang đợi.
Nói rồi Tú mau mắn giúp tôi mang chiếc va li nhỏ vào nông trại. Thật ra tôi cũng không hiểu sao lại gọi đây là nông trại, chỉ thấy những thảm cỏ xanh rì, trong đó những vật gì xám như đá đang di động. Sự kinh ngạc làm tôi bật lên hỏi trống không:
- Coi kìa, cái gì kia?
Tú đáp nhanh:
- Trừu đấy!
Trừu? Tôi ngạc nhiên nhìn con vật tròn trịa đến quên cả bước. Không ngờ ở xứ này có thể nuôi được cả trừu như nước ngoài. Tôi chưa thấy nó ở nơi nào khác. Những sợi lông quăn tít, cặp mắt đờ đẫn trong nó ngu đần và chậm chạp làm sao. Bất giác tôi bước đến gần, thò tay ra định xoa đầu chúng, nhưng chúng lùi lại thật nhanh, chằm chằm nhìn tôi nghi ngờ. Tú thấy thế, đặt va li xuống, bước nhanh tới nắm tai một con kéo tới bảo:
- Bây giờ cô có thể sờ nó được rồi. Bao giờ nó quen cô, nó sẽ để cô vuốt ve nó.
Tôi ngẩng mặt lên nhìn Tú, gã đang yên lặng nhìn tôi, với tia mắt hiếu kỳ, soi mói. Đưa tay lên sờ nhẹ những sợi lông mềm và ấm, tôi cảm thấy khoan khoái lạ. Đứng lên, tôi cười với hắn:
- Chúng nó dễ thương quá nhỉ?
- Ở đây có nhiều thứ dễ thương lắm, ở lâu rồi cô sẽ thấy.
Tôi quay đầu lại, nhìn thấy mẹ còn đứng trên đường mòn với nụ cười trên môi, nét nhăn trên trán đã biến mất. Tôi nhìn lên trời cao, bầu trời xanh nhắt một vài đám mây nhỏ bềnh bồng. Ánh nắng tạo nên chiếc bóng nhạt trên thảm cỏ xanh. Trong bầu không khí thế này, giữa thiên nhiên tuyệt đẹp này, sự bực mình không có lý do gì để tồn tại nữa. Tôi gần như quên bặt chuyện ly dị, mọi phiền nhiễu đã xảy ra xa lắm rồi. Bước trong cỏ, đi qua bao nhiêu lớp thảm non tôi bước vào khu rừng trúc nhà họ Chương. Trời tối sầm lại, giữa rừng trúc là con lộ nhỏ trải đá sỏi, dưới ánh nắng nhạt nhòa sỏi cũng bị nhuộm xanh. Gió xuyên qua cành lá tại nên những âm thanh mơn man êm tai những âm thanh mà tôi có cảm giác như mình chỉ nghe thấy trong giấc mộng. Giữa rừng trúc xanh là những dãy nhà ngói xám vách đỏ. Chung quanh thật yên, chỉ có tiếng chim kêu, tiếng gió thổi, tôi như sa vào mê hồn trận. Mãi khi có tiếng gà gáy tôi mới giật mình. Đó là một chú gà trống, mồng đỏ, chiếc đuôi gà dài cao nhỏng lên dáng đi thật bệ vệ, nó đứng nghênh ngang trước mặt như đang dọ hỏi tôi một cách buồn cười. Tôi thích thú:
- Mẹ ơi, con gà đẹp quá!
Tú bảo:
- Mời dì và cô vào.
__________________

-------------- --------------
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #2  
Old 04-20-2004, 12:06 PM
LoiThiTham LoiThiTham is offline
Senior Member
 
Tham gia ngày: Mar 2004
Bài gởi: 652
Default

Chương 2

Ngồi xuống ghế mây tôi bắt đầu qua sát gian phòng. Đây không phải là một phòng khách sang trọng như nhà tôi, không có bộ sa lon, không có tủ để ly tách... chỉ có vài chiếc ghế mây thô sơ, hai chiếc kỷ trà và một bàn vuông thấp. Kỷ trà kia để một ấm với mấy chiếc tách làm bằng thổ chu, dù thô sơ nhưng nếu so sánh với vật dụng còn lại trong phòng thì nó dễ thương lạ Trên chiếc bàn thấp, tấm vải trải bàn có thêm ở bốn góc hình con vạc đang tung cánh giữa đám mây ngũ sắc. Nhìn lên bốn gốc tường chưa tô, những hòn gạch nung đỏ được sắp xếp thứ tự. Trên một khoảng tường rộng là một bức tranh thủy mạc cảnh một bờ hồ cạn có dây leo và một vài đóa sen, chỉ có một ít đầu búp sen được vẻ bằng màu đỏ, còn cả bức tranh chỉ là những nét mực đen thật nhã, tôi nhìn mê mẫn quên thôi. Mãi đến lúc có tiếng nói bên tai tôi mới trở về thực tế. Trước khi quay lại tôi còn kịp nhìn thấy hàng chữ đề tặng:
"Vi Bạch kính tặng"
- Chị Uyên, chị đến chơi à, hay quá! Lần này chắc không phải để chữa bệnh nữa chứ? Đúng ra chị nên quyết định một lần cho xong việc, nhưng dù sao tôi cũng không tán thành ly dị đâu nhé!
Tôi nhìn người đàn ông vừa lên tiếng với một chút ngại ngùng, vì đây là lần đầu tiên tôi gặp bác Chương. Mấy lần bác gái đến thăm chúng tôi đều không có ông đi cùng. Sao ông ấy chẳng giống con người mà mình đã tưởng tượng chút nào? Ông rất to con tay chân lại dài lòng thòng. Tất cả những điều đó tôi thấy ở ông một con người cứng rắn, và có lẽ bác lớn hơn bác gái cả con giáp. Tóc và lông mày đều bạc trắng. Chân mày xếch lên trông ông dữ tợn làm sao. Thời gian hằn lên trán bác nhiều nếp nhăn y như trên các bức tường điêu khắc, rõ và đều. Giọng nói sang sảng của bác khi còn ở quân ngũ chắc đã làm cho lính phải hoảng hốt chứ nói chi tôi bây giờ.
Mẹ chậm rãi đáp:
- Lần này tôi chỉ ở lại đây một đêm rồi mai phải về ngay. Hai anh chị có bằng lòng cho cô con gái tôi ở đây chơi ít lâu không?
- Làm gì có chuyện không bằng lòng?
Bác Chương cười thật to, ánh mắt ông quan sát con người tôi nhưng ông vẫn nói tiếp với mẹ:
- Chị Uyên, sao tôi không nghe chị nói tí nào về cô bé dễ thương này bao giờ cả?
Mẹ cười, đây là nụ cười đầu tiên của người từ khi bước vào nhà bác Chương.
- Anh đừng vội khen, nó quen thói nuông chiều, sợ rồi đây tính tình nó làm anh phải nhức đầu với nó chứ chẳng không. Quay sang tôi, mẹ giục:
- Lệ Thu, sao không đến chào bác đi con!
Tôi giật mình:
- Dạ thưa bác ạ!
- Thôi được rồi! Tôi hy vọng sẽ có một người cháu sẽ gọi tôi bằng một danh xưng khác.
Mẹ không hiểu hỏi lại:
- Anh muốn nó gọi anh bằng gì?
Tiếng cười của bác Chương càng to:
- Không lẽ chị chưa hiểu ý tôi à?
Bác gái vội ngăn chồng:
- Anh Chương, thôi đừng đùa!
Tôi hoàn toàn không hiểu họ đang làm trò gì, bác Châu cười với mẹ:
- Chị đừng để ý đến ông ấy. Ông ấy muốn nói là nói chứ chẳng cần suy nghĩ gì cả.
- Châu ơi! Ông Chương lên tiếng: - Cô con gái chúng ta làm gì không ra tiếp bạn chứ?
- Em đã bảo Tú đi gọi, nhưng có lẽ nó còn mắc cỡ, không chịu ra.
- Có con gái nhà ai quê hơn nhà tôi không, làm gì phải mắc cỡ, có phải là ra cho người ta xem mắt đâu mà!
Bác Châu cắt ngang:
- Thôi mà, ông nói vậy nó nghe nó không thèm ra luôn cho xem.
Mẹ tôi như sực nhớ ra điều gì, hỏi:
- Sao còn cậu Phong đâu?
Tiếng bác Chương hơi nặng:
- Nhắc đến thằng khốn đó là tôi thấy tức. Ở thành phố có nhà hàng, có vũ trường thì nó về chốn quê mùa này làm gì? Gặp lại hai lão già này nó còn bực mình hơn!
Mẹ tôi nói một câu thật thừa:
- Bây giờ là mùa hè mà!
Bác Châu đỡ lời:
- Bãi trường mười mấy hôm rồi, nhưng nó ham vui, nó không thích ở nơi yên tĩnh quá!
- Nó có bạn gái chưa?
- Làm sao biết được?
Bác gái đáp. Vừa nói đến đây bà như chợt nhớ ra vội vã nói:
- Chết chưa, nãy giờ lo nói chuyện quên cả mang nước cho chị và cháu, đi đường xa khát lắm chứ chẳng chơi. Quay vào trong, bà gọi:
- Hương ơi Hương, mang nước ra nhé!
Giọng nói của bác Châu thật dễ thương, trong và ngọt. Tôi đóan Hương là tên của cô người làm. Nhưng điều mà tôi cảm ơn nhất là sự phát giác kịp thời của bác. Cổ họng đang khô cháỵ.. muốn khét. Bác Chương ngồi xuống ghế, móc thuốc ra nhả khói, hỏi mẹ:
- Sao, chuyện của chị đến đâu rồi?
Bác Châu liếc nhanh tôi, rồi đỡ lời cho mẹ:
- Sao anh gấp quá vậy, để thong thả rồi nói chuyện cũng được mà.
Tôi hơi khó chịu, sự rối rắm trong óc tôi sao một lúc ngủ yên giờ bắt đầu tỉnh giấc. Chán quá, tôi chán tất cả loài người lẩn thẩn, kể cả bác Chương bác Châu, mẹ tôi và cả Tú.
Tất cả? Mắt tôi sáng lên khi thấy một cô dáng người mảnh mai bưng ra một chiếc khay trà trên tay bốn tách trà nóng đang bốc khói. Chân bước ngập ngừng, mặt cúi xuống để kỷ trà bên cạnh tôi. Tôi chỉ nhìn thấy mái tóc đen huyền xõa bên vai và đôi mi dài luôn chớp nhanh. Cô tớ gái của nhà họ Chương sao lại ăn mặc trắng tinh trông lịch sự đến thế này? Tiếng bác Châu bỗng vang lên:
- Ủa Diễm Chi? Con mang trà mời bác à?
- Dạ!
Nàng dạ nhỏ 1 tiếng, êm như tiếng sáo thổi. Đặt ly trà trước mặt tôi, Diễm Chi liếc nhanh, cái nhìn chăm chú của tôi khiến cô ta cứ đỏ mặt. Quay người đi, nàng đặt tách trà thứ 2 trước mặt mẹ tôi, vẫn tiếng chào thật nhỏ:
- Thưa dì Uyên ạ !
Mẹ nắm tay Diễm Chi, và cười cười với bác Châu:
- Diễm Chi thế này mà chị cứ khen con Lệ Thu nhà tôi.
Bác Chương chen vào:
- Diễm Chi làm sao bì lại Lệ Thu, nó chỉ có giỏi đỏ mặt thôi.
Câu nói của ông bố càng làm cho má nàng đỏ hồng thêm. Nàng ngượng ngùng đặt hai tách trà trước mặt cha me. Bác Châu khẽ liếc chồng bất bình:
- Anh! Anh lúc nào cũng.. vậy cả.
Ông Chương cười lớn và kéo Diễm Chi đến gần, vỗ nhẹ vào vai nàng:
- Sao Chi? Con có giận cha không?
Diễm Chi cười thẹn làm hai chiếc đồng tiền lún liếng trên đôi má bầu bĩnh. Đôi mắt tươi tắn kia lộ vẻ hài lòng. Nàng chúm miệng nói:
- Làm sao con giận cha cho được!
Tôi hơi bực mình, nói đúng hơn là khó chịu vì ghen tị. Ông trời có nhiệm vụ ban bố hạnh phúc cho con người, thế tại sao lại hẹp hòi với tôi? Bác Châu nhìn tôi rồi quay sang Diễm Chi:
- Nếu tôi không lầm thì Lệ Thu lớn hơn Diễm Chi ba tháng phải không chi. Uyên? Diễm Chi sinh tháng 12, Lệ Thu sinh tháng 9 thì phải.. ?
- Vâng! Mẹ nói: - Lệ Thu là chị của Diễm Chi.
Bác Châu quay sang Diễm Chi nói vừa như khuyến khích vừa như là một mệnh lệnh:
- Diễm Chi! Con đến chào chị Lệ Thu một tiếng xem nào? Đi đi!
Tôi buột miệng không suy nghĩ:
- Gọi tôi là Lệ Thu được rồi.
Đối với cái lối xưng hô "chị chị, em em, anh anh" gì đó tôi chẳng quen tí nào cả. Đặt tên ra là để cho người khác gọi đừng nhầm lẫn thì cần gì phải cho thêm ba cái tiếng kia vào làm chi cho lôi thôi! tôi nhìn Diễm Chi, Diễm Chi cũng đang chăm chú nhìn thẹn thùng. Đột nhiên tôi thấy thương cái tính nhút nhát của cô ta, nhút nhát như những con ốc dễ thương. Sự so sánh đó khiến tôi phì cười, dễ thương thật, tôi bắt đầu thấy thích Diễm Chi:
- Chi cứ gọi tôi bằng Lệ Thu, cũng như tôi sẽ gọi Diễm Chi vậy nhé?
Nụ cười cởi mở của tôi làm cô ta thêm bạo dạn. Ánh mắt chợt sáng lên, tan biến đi bao ngại ngùng e thẹn của buổi ban đầu. Thế nhưng nàng vẫn còn lúng túng:
- Vâng.. Lệ Thụ.. Thu ở lại đây lâu không?
Bác Châu đỡ lời cho tôi:
- Cha mẹ sẽ giữ chị Thu ở lại đây mấy tháng để làm bạn với con, con có chịu không? Nhìn Diễm Chi, bác Châu chợt tiếp: - Chi, sao con không đưa chị Thu đi xem phòng của chị ấy đi nhé! Đi đi, để chị ấy quen với nhà chúng ta chứ!
Tôi biết, bác Châu rất tế nhị, bà không muốn tôi bị ngại ngùng, lúng túng trong câu chuyện của người lớn, nhất là khi gặp phải một người quá nhiều nam tính như bác trai. Vả lại mẹ còn muốn tâm sự với bác châu mà những chuyện đó không thể nói ra khi có sự hiện diện của tôi. Đứng bật dậy, tôi định bước đi thì bác Châu lên tiếng:
- Thu, uống trà rồi hãy đi con, đây là trà tươi của vườn nhà đó, con uống thử xem có khá không?
Nâng ly lên tôi chưa uống là đã ngửi thấy mùi thơm bốc lên ngào ngạt. Trong ly nước trong xanh, một vài miếng lá trà nhỏ nổi lên trên mặt nước. Uống xong tách trà, tôi thấy khoan khoái la. Đặt ly xuống. Tôi đưa mắt nhìn mọi người rồi đi với người bạn mới.
Theo ngõ bên hông chúng tôi bước qua một phòng khác rộng hơn. Trong phòng ngoài chiếc bàn hình chữ nhật lớn và vài chiếc ghế đẩu ngoài ra không còn có gì khác. Diễm Chi nhìn tôi cười bảo:
- Trước đây phòng này để bàn ping pong cho anh cả và anh 2 chơi, nhưng bây giờ thì để cho thợ nghỉ trưa. Chị thấy sao, đơn giản quá phải không? Việc gì cha tôi cũng làm cho giản tiện, nhiều lúc mẹ tôi muốn chưng hoa còn bị cha rầy là làm chuyện bá láp.
Đẩy cánh cửa, thò đầu vào một phòng khác, Diễm Chi không đưa tôi vào mà chỉ nói:
- Đây là phòng sách của cha mẹ tôi, nhưng thường chỉ có mẹ hay vào.
Đóng cánh cửa lại, bước sang cánh cửa khác, trước mặt tôi là chiếc sân nhỏ. Thì ra nhà bác Chương được kiến trúc theo lối tứ hợp. Bốn dãy nhà nằm theo bốn mặt Đông Tây Nam Bắc. Giữa là chiếc sân rộng, gian nhà mà chúng tôi vừa bước ra ở về hướng Nam. Diễm Chi đưa tay chỉ dãy phía Đông bão:
- Dãy bên kia có ba phòng, phòng ngoài là của tôi, giữa phòng để cho khách và phòng bên kia là của cô Hương. Bây giờ phòng khách giành cho chị. Dãy phía Tây là phòng của cha mẹ và hai anh, hướng Bắc kia là nhà bếp, nhà tắm nhà cầu và phòng của ông Viên. Ông Viên thuở xưa là lính bảo vệ của cha tôi, cha tôi thấy ông ấy tốt nên đưa về đây coi sóc nông trại nầỵ..
Tòa nhà kiến trúc thật xinh, thật vuông vắn. Không cần phải hỏi tôi cũng hiểu tòa nhà được xây theo ý của bác Chương. Giữa sân nhà có trồng hai cây chuối, vài loại trúc (cả tòa nhà được vây quanh bằng nhiều bụi trúc), hoa cúc, hoa hướng dương, viền theo chu vi sân lại có thêm loài cây kiểng lá đỏ.
- Chi. Thu ơi, tới đây!
Diễm Chi ngoắt tay, tôi vội bước tới căn nhà ở hướng Đông, nàng cười và đưa tay đẩy cửa:
- Đây là phòng của chị Thu đó!
Tôi bước vào, gian phòng cũng hình vuông, cách bài trí cũng đơn sơ. Tường quét vôi trắng, nền xi măng thật sạch. Cửa sổ rộng mang ánh sáng lọc qua lá trúc tràn vào đầy phòng. Trên bàn nhỏ đặt cạnh cửa sổ, chiếc đèn bàn làm bằng cây trúc tuyệt đẹp. Một chiếc giường gỗ kê sát tường, trên phủ vải hình hạc bay trong mây. Trên tường có một bức tranh thủy mạc vẻ hình một giỏ hoa hường với một vài cánh hoa rơi rớt, trên tranh không có chữ ký cũng như không đề ngày.
- Ồ đẹp quá!
Tôi buột miệng, xong ngồi xuống ghế. Nhìn ra khung cửa xanh ngắt một màu, cảnh đẹp như tranh vậy.
Diễm Chi hỏi:
- Tất cả cách bày trí nơi đây là do mẹ sắp đặc chị thích không? Chị có yêu cái vùng cao nguyên này không? Mẹ sợ chị không quen...?
- Tôi nói thật: Phong cảnh ở đây thơ mộng gắp trăm lần tôi tưởng!
Diễm Chi cười nụ cười pha lẫn chút hãnh diện:
- Cho Thu biết, mẹ Chi như bà tiên dịu hiền vậy đó, bất cứ cái gì vào tay mẹ, đều tuyệt vời.
Tôi nhìn Diễm Chi, có lẽ nàng tự thấy mình ca tụng mẹ mình quá đấy nên lại đỏ cả mặt. Tôi quay đầu lại, cầm chiếc đèn bàn ngắm nghía, nói:
- Tôi tin lời Chi, dù mới đến nhưng tôi cũng cảm thấy như thế!
Nâng chân đèn khắc hoa tỉ mỉ, tôi hỏi:
- Có phải cái này của bác gái làm đây không?
Gương mặt của Diễm Chi càn đỏ hơn:
- Không, của ông hiệu trưởng Vi Bạch đấy
Tôi hơi ngạc nhiên:
- Ông Vi Bạch? Hiệu trưởng Vi Bạch?
- Ông Vi Bạch là hiệu trưởng trường phổ thông ngoài huyện.
- Từ đây xuống huyện bao xa?
- Khoảng một cây số rưỡi, đi bộ cũng nhanh lắm. Ông Bạch là bạn của gia đình tôi, ông ấy là một nhà giáo, ông thường đến đây chơi lắm.
Ông ấy không những là một nhà giáo, mà còn là họa sĩ, điêu khắc gia, tôi nghĩ thầm. Đặt đèn bàn xuống, tôi thấy Diễm Chi đang đăm đăm nhình tôi:
- Chị mệt rồi ha? Chị muốn nghỉ hay theo tôi đi xem mấy chú chim tôi nuôi?
Đô i mắt thật dịu dàng nhưng đầy vẻ mong mỏi: Nếu tôi muốn đi nghỉ thật, thì cô ta sẽ thất vọng biết bao. Đứng dậy tôi nói:
- Đưa tôi xem chứ, tôi thích nuôi chim lắm, nhưng chẳng có điều kiện vì thành phố không phải là nơi thích hợp để nuôi chim.
- Chị thích thật à?
Diễm Chi có vẻ sung sướng bước nhanh ra cửa, tôi bước theo sau. Qua khỏi hành lang, phòng ăn, rồi ra sau nhà, giữa lùm trúc xanh, tôi thấy một gian nhà lá nhỏ, có lẽ để chất củi, bên cạnh là chuồng gà và chuông dê. Qua khỏi mấy chiếc chuồng kia, tôi thấy tổ bồ câu, một vài chú bồ câu nhởn nhơ chơi dưới sân. Vừa thấy Diễm Chi, một con bồ câu trắng vội tung người bay lên vai cô bé. Diễm Chi kiêu hãnh, vỗ về nó:
- Đây là chú Ngọc, chú thích gần tôi nhất.
Rồi Diễm Chi lại bắt con màu xám:
- Đây là Tiểu Lan, đẹp không chị?
Mở một cửa lồng, Diễm Chi kéo một con bồ câu lông xám điểm hồng ra:
- Đây là con Ráng Chiều, tên này do anh hai đặt cho đấy. Cứ thế, Diễm Chi giới thiệu liền mười mấy con. Tôi thấy ghen với nàng. Sao nàng có nhiều bạn thế?
Chúng tôi đến thăm hai chú két đang nghiêng đầu nhìn chúng tôi. Một con màu lục , một con đỏ như lửa thật đẹp. Tôi mừng rỡ kêu lên:
- Chị tìm đâu được hai con két quý giá thế này?
Diễm Chi đắc ý:
- Tôi biết chị sẽ thích ngay mà, con màu lục tên Phi Thúy. Cha tôi cho tôi nhân ngày sinh nhật thứ mười bốn. Còn con màu đỏ tên là San Hô, ông Bạch mới tặng năm trước.
Tôi đưa tay vuốt lông 2 chú két:
- Chúng nó biết nói chuyện chưa?
- Không, tôi với anh hai tốn cả năm trời dạy bảo. Nhưng rốt cuộc rồi chúng chỉ nói được tiếng mẹ đẻ! Anh Nam bảo là phải cắt lưỡi của chúng cho tròn, bằng không chúng không nói được, nhưng làm thế tôi thấy tàn nhẫn quá!
- Anh Nam nào?
- Dó là anh Từ Á Nam, thầy dạy hội họa của trường huyện đó.
Diễm Chi vừa nói vừa đưa tay nâng chiếc mỏ quặp của con San Hô lên, nụ cười nở nhẹ trên môi:
- San Hô! San Hô! Gọi một tiếng xem nào?
Con két đỏ kêu lên một tiếng gì trong miệng. Tôi thấy gương mặt của Diễm Chi cũng đỏ chẳng kém gì mặt chú Két. Nàng có vẻ bực:
- Nó chỉ biết kêu như thế, nhưng nó không ngu lắm, nếu ta đừng đòi hỏi nó phải như người!
đĩ nhiên! Tôi nhìn Diễm Chi, ít có dịp nhìn thấy cô bé đỏ mặt một cách dễ thương như vậy. Diễm Chi quay người đi, chiếc áo trắng nổi bật trong khu vường xanh, tôi đi về phía rừng trúc. Tiếng Chi gọi:
- Lại đây chị Thu, lại xem nông trường.
Trước mặt tôi là một thửa ruộng lúa rạp xuống mỗi khi gió thổi đến khiến lòng tôi lâng lâng lạ lùng.
Mặt trời lặn về hướng Tây, đám ráng chiều cuối cùng trên trời như đang muốn đốt cháy vạn vật. Chúng tôi đi mãi, đi thật lâu trong cơn gió mạt dịu vợi, lòng bâng khuâng như đang bước trên những đám mây nhẹ màu xanh lục. Bốn bề đều là một màu xanh của cây cỏ, trên đầu lại cũng có màu xanh của lá... Tôi chợt có cảm giác tưởng như màu xanh đang ngự trị dãy đất này.
Diễm Chi đi bên cạnh chợt đứng lại, tôi hỏi:
- Có gì thế?
Mắt Diễm Chi hướng về phía trước.
- Anh cả kìa.
Tôi nhìn theo. Tú đang đứng tựa lưng vào thân cây. Đầu không đội nón, hai tay nằm yên trong túi quần, đứng quay lưng lại phía chúng tôi. Có lẽ anh ấy đứng đấy đã lâu, nhưng đang suy nghĩ một cái gì. Diễm chi bảo:
- Thôi ta về đi, đừng làm phiền anh ấy.
Nụ cười trên môi Diễm chi đã biến mất từ bao giờ.
- Anh ấy đang làm gì thế?
Diễm Chi do dự một chút:
- Đang.. đợi một người.
- Đợi ai vậy?
Diễm Chi lắc đầu không nói, kéo tay tôi bước đi.
- Đi nhanh lên, mẹ đang đợi chúng ta ở nhà.
Tôi bước nhanh, bất giác quay lưng lại. Tú vẫn bất đứng bất động.
__________________

-------------- --------------
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #3  
Old 04-20-2004, 05:01 PM
LoiThiTham LoiThiTham is offline
Senior Member
 
Tham gia ngày: Mar 2004
Bài gởi: 652
Default

Chương 3

Trời vừa mờ sáng mẹ đã từ giã vợ chồng bác Chương để trở về thành phố. Đứng bên cạnh tấm biển " Nông Trại Lệ Thanh" tôi nhìn theo mẹ cho đến khi xe mất hút. Lòng tôi mang mang, sự ly biệt ở đây không có nước mắt, không cả lời dặn dò, vì tất cả những điều cần nói, tối qua mẹ đã nói hết với tôi rồi. Bây giờ chỉ còn sự im lặng. Tôi không nói năng gì cả, mà dù có muốn tôi cũng không biết phải nói gì. Tôi có cảm giác như tình cảm giữa mẹ con tôi có một khoảng cách quá xa. Nhưng rồi khi bóng mẹ khuất sau lớp bụi mờ, thì tôi cảm thấy thật cô đơn. Mẹ đi về giải quyết bao nhiêu chuyện rắc rối. Từ đây, cuộc đời của người sẽ ra sao? Còn đời tôi rồi sẽ như thế nào?
Bác Châu vòng tay ngang hông tôi, nhẹ nhàng bảo:
- Thôi chúng ta vào, hình như đêm qua con ngủ không thẳng giấc, vào ngủ thêm chút nữa nhé.
Tôi hít mạnh khí trời vào lồng phổi.
- Dạ thôi, để cháu đi vòng vòng chơi, không khí ở đây thật trong lành.
Diễm Chi sốt sắng:
- Tôi đưa Thu đi nhé.
Tôi không biết trả lời sao, vì nói thật, trong giờ phút này tôi chỉ muốn được ở yên một mình. Con người nhiều lúc cần được thu gọn trong chiếc giỏ cô đơn. Bác Châu đã giúp tôi giải quyết vấn đề:
- Diễm Chi, con còn phải cho gà ăn nữa nhé!
Diễm Chi nhìn tôi tiếc rẻ:
- Tôi quên mất, thôi chị đi trước đi, một lúc nữa tôi ra tìm Thu.
Tôi đáp nhanh:
- Được rồi, tôi đi dạo một mình cũng thích.
Bác Châu dặn dò:
- Đừng đi xa quá nhé con. Ra khỏi nông trại con đi dọc theo con đường mòn ở bìa rừng là ra bờ suối. Đi đường đó có bóng cây, bằng không mặt trời lên là nóng không chịu nổi.
- Vâng.
Tôi đưa mắt quét qua khắp vùng đất xanh tươi trước mặt. Bác Chương, bác Châu cùng Diễm Chi quay trở lại khu nhà êm ả. Tôi tần ngần đứng đấy một lúc, rồi bước ra vùng cây râm mát. Đầu óc tôi trống rỗng. Không khí buổi sáng đầy sương và hơi thở của cây lá mát rượi. Mặt trời đã leo lên khỏi cánh đồng cỏ, làm nên vùng trời đỏ :Di có viền mây tím nhạt. Dãy núi xa mờ làm thành bức màn trắng đục. Chân bước đều trên đường mòn, tôi không cố ý tìm xem nó có đúng là con đường đưa đến cánh rừng và bờ suối hay không. Cúi thấp đầu tôi đếm những bước chân của mình một cách vô nghĩa, cố tránh không để chân đạp trên cỏ. Thẩn thờ như kẻ mộng du, tí nữa là tôi đã vấp phải những con vật lông mềm. Tôi giật mình đứng lại và nghe thấy có tiếng cười. Ngẩng đầu lên, bầy trừu của bác Chương và cô bé chăn trừu đang cười tôi. Tôi lắc đầu để cho bao nhiêu bối rối bay đi. Cô bé chăn trừu cưỡi trên lưng một con trừu chạy quanh. Hình ảnh đó tôi thích thú, đứng nhìn cô bé đùa giỡn với đám trừu một lúc tôi lại cúi đầu xuống lầm lũi bước đi. Tôi sẽ làm quen cô bé này, nhưng ngày hôm nay không được vì không hứng. Mặt trời lên cao hơn làm tan những hạt sương mai trên cành cây ngọn cỏ. Nhìn chiếc bóng của mình nằm dài trên cỏ chiếc váy ngắn của tôi phập phồng trong gió, trông lá cỏ xanh tươi mơn mởn, tôi cúi người xuống ngắt một lá cỏ răng cưa rồi bước đi. Trông thấy hai đóa hoa vàng tôi cũng ngắt luôn và đính vào mép tai. Tôi ước ao một bờ hồ để tôi ngắm xem lúc ấy gương mặt tôi thế nào. Nước? Tôi nghe có tiếng nước chảy róc rách đâu đây, tôi nhanh chân đi theo có tiếng nước.
Nắng đã mất, tôi đã bước vào khu rừng thưa. Rừng cây gần như chỉ gồm toàn cây bàng với lá. Trên đường ngập lá bàng, những chiếc là màu vàng khô héo mà mỗi khi bước lên là nghe xào xạc êm tai la. Ánh nắng bây giờ chỉ là những sợi tơ trời vàng nhạt. Trên một cành cây, một tổ chim nằm trơ vơ, chú chim non thập thò mong mẹ. Tôi muốn cười, nhưng không hiểu sao tôi cười chẳng nổi. Bước ra khỏi rừng, đến một khe suối nhỏ, nước chảy ngoằn nghoèo như muốn gặp gỡ những chiếc rễ cây bên bờ. Chọn một cành cây khô tôi khuấy khuyấy nghịch nghịch nước. Những hòn đá trong lòng suối trông thật dễ thương. Bỏ giày cầm nơi tay tôi bước vào lòng suối cạn, đá sỏi làm nhột nhạt chân tôi. Ánh nắng đã gay gắt với cái gáy trần của tôi. Nước mát thật dễ chịu. Cúi người xuống nhìn bóng mình trong nước, mặt đỏ gay, mái tóc rối bù vì gió, trên đó có cắm hai đóa hoa vàng. Ngắm mãi mà tôi vẫn không tìm ra hình ảnh mình. Vừa đứng thẳng người lên, chơi tôi nghe có tiếng nói thật lạ bên tai:
- Đúng rồi! Đúng rồi, như vậy đó. Đừng đứng lên. Ngu quá!
Giật mình, tôi không hiểu là tiếng ai chửi ai. Tôi quay lại, một người đàn ông đang đứng bên cây bàng cạnh bờ suối, hắn đang chỉ chỏ tôi. Tôi nhìn quanh. Chung quanh tôi đâu còn ai nữa đâu, hắn đã ngừng chỉ chỏ, nhưng tôi vẫn còn đứng đờ người ra, một tay đang cầm bảng pha màu, một tay cầm bút vẽ, trước mặt gã là một giá vẽ. Bây giờ thì tôi đã hiểu, tôi bước lên bờ bên kia, những đám cỏ gai muốn cắt đứt cả lòng bàn chân trần của tôi. Đến cạnh hắn, tôi ngắm nghía. Hắn độ hai mươi bảy, hai mươi tám tuổi, mái tóc rối như tổ qua. Cặp mắt hắn là phần nổi nhất trên khuôn mặt to và đen, vương vất vẻ mơ màng, hay nghi ngờ, buồn bã. Tóm lại, hắn là một kẻ có đầy đủ dáng dấp của một nghệ sĩ, chẳng có vẻ gì là thích hợp với vùng núi rừng này cả.
Tôi bước ra phía trái hắn, ngắm bức tranh, tôi ngạc nhiên hết sức vì trên nền giấy trắng ngoài những nét xanh dậm nhạt không có một cái gì nữa cả.
- Anh chưa vẻ gì cả mà? Có phải tôi đã làm hỏng bức tranh của anh không?
Hắn buông bút thở dài:
- Tôi cứ nghĩ là mình sẽ hoàn thành bức họa này. Nếu cô cứ giữ cái dáng cúi người xuống dòn nước khỏang 10 phút thôi.
- Anh đang vẽ tôi đấy à?
Hắn nhún vai:
- Đúng ra là tôi muốn vẽ cảnh mặt trời lên, nhưng mà... tôi không bắt được hứng. Đã 3 ngày qua tôi cứ vẽ cảnh ấy mãi mà không thành công, đợi đến cô xuất hiện, dáng dấp cô trên dòng nước.. khổ thật, tôi cứ nghĩ mình đã họa xong rồi chứ, nếu cô đừng cử động...
Nhìn thấy hắn ảo não tuyệt vọng, tôi tội nghiệp. Không ngờ ở một nơi như thế này mà vẫn có họa sĩ. Tôi an ủi:
- Hay là tôi đứng lại như cũ để cho anh hoàn thành bức tranh nhé.
Hắn chau mày khổ sở:
- Vô ích, tôi đã mất hứng rồi. Tôi không thể thành công được, nếu tôi không có hứng.
" Toẹt!" hắn rứt tờ giấy và vo tròn lại rồi ném xuống suối. Cuộn giấy tròn bị giòng nước cuốn đi mất. Tôi tiếc rẻ:
- Sao anh không thử lại xem, biết đâu chẳng tìm lại được hứng?
- Vô ích, tôi biết là vô ích khi tôi không còn hứng thú gì nữa!
Bắt đầu từ khi cắp sách đến trường đến nay, tuy đã đậu xong tú tài tôi vẫn không biết rõ chữ " hứng thú " có nghĩa là thế nào. Có một thời tôi ước mong mình trở thành một văn sĩ. Tôi đã cố viết rất nhiều nhưng tôi có hoàn thành được tác phẩm nào đâu? Phải chăng đó là do tôi không có hứng? Theo tôi nghĩ, không phải thế, điều quan trọng của vấn đề là nhẫn nại. Nhưng tôi chẳng có. Dù sao, tôi cũng tiếc nuối, nhất là khi biết mình là nguyên nhân của sự mất hứng này. Tôi bị ray rứt nhưng tôi chẳng biết phải làm thế nào để bù đắp "tội" vừa qua ( tôi tự cho đó như cái tội). Trước mặt tôi là những ngọn đồi xanh, cao thấp tiếp nối, những khu rừng thưa rải rác. Thỉnh thoảng điểm một vài cây loại lá đỏ . Con suối ngằn ngoèo len lỏi giữa dòng màu xanh đó. Cảnh đẹp như tranh vẽ. Nếu muốn vẽ, tôi thấy còn biết bao nhiêu đề tài.
Chỉ vào một thân cây to, tôi nói:
- Hay là anh vẽ cái cây đó đi. Nếu anh muốn, tôi sẵn sàng đến đấy ngồi cho anh vẽ.
Người họa sĩ vẫn lắc đầu:
- Càng không được, ngồi một cách biểu diễn như vậy càng làm mất tự nhiên đi. Chỉ có tự nhiên mới đẹp. Vẽ theo kiểu đó tôi không thích! Nhìn tôi một lúc hắn hỏi: - Cô là ai mà tôi chưa được biết?
- Tôi là khách ở nông trại Lệ Thanh.
Hắn gật đầu:
- Nông trại Lệ Thanh à? Nơi đó hiếu khách lắm.
Thu xếp giấy bút lại, hắn không buồn hỏi đến tên tôi, có lẽ điều này chẳng quan trọng lắm đối với một nghệ sĩ hay lơ đãng. Thu xếp giấy bút xong, hắn cặp giá vẽ vào nách:
- Thôi chào cô, tôi về trường bây giờ.
Hắn là ai vậy mà về trường? Có phải là ông hiệu trưởng đa tài không? Mặc kê. Tôi lắc đầu xua đuổi mọi ý nghĩ. Quay lưng lại, tôi đi ngược về phía trên.
Hình ảnh người họa sĩ đã biến mất. Những đám cỏ gai với những búp cỏ màu đỏ dưới ánh nắng trông nó trong và sáng như những hạt hồng ngọc. Vẹt cỏ qua bên, tôi bước tới, ngắt một vài cái bỏ miệng nhai nhai. Vị chua chua không ngon lành như tôi tưởng, nhưng chúng đẹp quá. Tôi ngắt một bó lớn xong mới chịu bước ra. Nắng càng lên cao càng nóng bức khó chịu.
Mặt trời lấp lánh trên lá, mồ hôi đổ trên trán, mặt bị thiêu rát da. Khát quá, tôi bước vào bóng râm của khu rừng kế cận. Ở đây, chỗ nào cũng đầy cây, bây giờ tôi không còn biết đường nào đưa tôi về nông trại Lệ Thanh nữa rồi. Bóng mát làm tôi thấy dễ chịu. Lá tòng thoảng hương. Đứng tựa lưng vào thân cây to, tôi không hiểu tên là gì, nhưng bên dưới lẫn lộn trong những lá vàng khô héo có những cánh hoa nhỏ màu tím. Một cảm giác thoải mái, êm cái làm lắng từng tế bào tôi vào cõi mộng mơ.
Mùi thơm nhẹ vẫn thoảng qua, gió lọc qua khu rừng không còn mang theo hơi nóng oi bức. Có một chú ong len lỏi trên cành cây, phát ra những tiếng ung ung nhè nhe. Lá vẫn rơi rơi, rơi trên vai, trên người tôi, trên kia hai chú chim nhỏ đang nói với nhau líu lo. Tôi ngáp dài, một đêm không ngủ và một buổi sáng bách bộ mệt mỏi! Tôi táy máy đưa một búp cỏ đỏ lên miệng ngậm, vị chua chua trôi qua cổ họng. Tôi nhắm mắt lại, tất cả những việc vừa trông thấy vừa trải qua, thật dễ thương. Chuồi mình xuống thấp hơn, gối đầu lên gốc cây, sự rã rời lan dần từ chân lên tận mắt. Tôi lại ngáp, đầu óc mơ mơ màng màng. Tôi nghe có tiếng chim kêu, tiếng ong kêu, rồi tôi đi dần vào giấc ngủ lúc nào không biết.
Có lẽ tôi đã ngủ, tôi đang nằm mơ, trong cơn mê, tôi nghe rõ có tiếng người rồi tiếng cười, tiếng cười thật trong. Tôi muốn mở mắt ra nhìn, nhưng mệt quá... Tiếp đó, có tiếng người đàn ông van xin:
- Đừng chạy nữa ngừng lại đi, anh nói chuyện đứng đắn với em mà.
Tiếng người con gái thách thức:
- Tối nay đi, anh dám đến không?
Người con trai đau khổ:
- Anh van em mà.
- Anh thật vô dụng, anh yếu đuối như côn trùn không có xương sống.
- Có ngày rồi em sẽ hiểu được anh Sao Ly ạ!
Sao Ly hay Sa Ly, hay là một cái tên khác tôi nghe không rõ, chỉ thấy tiếng người đàn ông tiếp tục:
- Đừng bỏ chạy nữa, sao không đứnh lại cho anh nói chuyện đàng hoàng:?
Tiếng người con gái tinh nghịch, rồi tiếng nói vọng lại xa xa:
- Được rồi, thế tối nay anh đến!
Tiếng người con trai xa dần, chỉ còn vang lại tiếng gọi:
- Sao Ly! Sao Ly!
Tôi cố gắng mở mắt lên, cảm thấy mình hạ tiện quá, núp trong này nghe chuyện riêng của người khác là một điều không tốt. Lắc đdầu nhìn quanh, chỉ thấy những chiếc lá đung đưa theo gió, còn tiếng người vừa nói chuyện với nhau ban nãy sao chẳng thấy? Cố vươn vai lần cuối, giữa kẻ lá xanh xa xa, hình như thấy có một khối gì màu đỏ đỏ, nhưng rồi cũng biến mất. Bốn bề trở nên vắng lặng, tiếng chim kêu, tiếng ong vo vẹ. có lẽ tôi đã ngủ, đã nằm mơ. Nhắm mắt lại, tôi không còn để ý điều gì nữa, tôI thật sự cảm thấy buồn ngủ quá.
Chìm vào giấc ngủ, tôi đánh một giấc thật lâu, thật ngọt, trong cơn mơ tôi thấy cha mẹ tôi và tôi đang ngồi yên trên một chiếc xe song mã hồi thời Trung cổ chạy như bay vào rừng. Mẹ ôm chặt tôi, cha giữ tay lái. Cả 2 đang cao giọng hát bản " Khu rừng thành Vienne" tôi gõ nhịp theo lời ca, rồi làm tiếng chim hót. Tiếng vó ngựa trên đường trường hợp thành bản đại hợp xướng. Nhưng lạ làm sao là tôi chỉ là con bé tám, chín tuổi, mẹ lại trẻ như cô công chúa và cha đẹp như Robert Taylor trong phim "Hiệp sĩ bàn tròn".
Khi giật mình tỉnh giấc, hình ảnh cha và mẹ tôi cũng mất luôn, chỉ có những sợi nắng vàng xuyên qua kẽ lá. Chớp chớp mắt, tôi không tin những cái gì đang xảy ra trước mắt. Chỉ mưới ba mươi tiếng đồng hồ trước đây, tôi vẫn còn ngồi trong phòng khách sang trọng nghe những dĩa hát của Sylvie Vartau mà bây giờ lại nằm giữa rừng ngủ sao? Ngồi ngay ngắn lại, tôi chợt giật mình.
Một người đàn ông trẻ đang ngồi trước mặt, hai tay ôm lấy gối, dáng tư lự, hắn đang chú tâm nhìn tôi như đang thưởng thức một món gì. Tôi mở to mắt ra trừng trừng nhìn hắn, kinh ngạc, tôi cứng họng, tôi không biết phải phản ứng ra sao. Nhìn thấy tôi hoảng hốt, có lẽ hắn thích thú lắm, vẽ cỡn bợt trên đôi mắt tinh anh của hắn càng hiện rồ. Bỏ cọng cỏ đang ngậm trên môi xuống, hắn gật gù:
- Cô giống như nàng công chúa ngủ trong rừng. Tôi đang lo sợ cô ngủ mãi chẳng thèm thức giấc vì lời nguyền của bà phù thủy chưa được giải.
Tôi dụi mắt, khi đã xác định được là mình không nằm chiêm bao tôi mới trừng hắn:
- Ông là ai?
Hắn hỏi ngược lại:
- Cô là ai?
Tôi nhìn hắn, không hiểu tại sao bỗng dưng tôi cảm thấy phải thủ thế. Sao hắn chẳng trả lời tôi? Cái nhìn đăm đăm của hắn thật khó chịu, nhất là nụ cười. Tôi có cảm giác như mình là chú chuột đang bị mèo vờn.
- Ông không cần phải biết tôi là ai.
Tôi vẫn bực mình nói rồi đứng dậy, tôi thấy mình vẫn còn đi chân trần nhưng giày thì tìm mãi chẳng thấy, tôi cúi xuống vạch mấy đảm cỏ ở gần đấy. Người kia lẳng lặng đứng dậy, đưa đôi hài ra:
- Có phải cô định tìm cái này không?
Tôi ngẩng đầu lên, mắt nhìn hắn rồi giật mạnh hai chiếc giày xỏ vào chân. Thế mà hắn vẫn cười. Tôi hỏi:
- Ông cười cái gì?
- Tôi không có quyền cười nữa à?
Tôi chau mày:
- Ông không thể nào trả lời tôi bằng cách khác được sao?
Vừa nói, tôi vừa nhìn hắn, bây giờ tôi mới phát giác ra một điều là có một cái gì không phải, không thích hợp ở trên người hắn với khung cản ở đây. Chiếc áo sơ mi ngắn tay đúng "mốt" màu đỏ sậm với chiếc quần dài màu tro nhạt. Tôi ghét nhất là hạng đàn ông thích mặc áo sơ mi đỏ thế này.
- Ông không có vẻ gì giống dân quê ở đây cả.
- Cô cũng thế.
Hắn đáp, đôi mắt hắn đăm đăm về phía ngực tôi, tôi nhìn theo và đỏ mặt gay. Tôi không ngờ cổ áo mình lại hở rộng đến thế. Tôi cài nút áo lại, người con trai đưa chiếc khăn tay của hắn cho tôi và nói:
- Lau sạch miệng cô đi, mủ cỏ màu đỏ lem nhem chẳng đẹp tí nào. Môi cô hồng sẵn rồi, cần gì phải tô màu làm chi?
Tôi giận tràn hông, nhưng lỡ quên mất khăn tay ở nhà. Đành giựt lấy chiếc khăn của hắn chùi quanh mép xong trả lại. Hắn thản nhiên lấy lại, cẩn thận xếp lại xong cho vào túi, và hỏi tôi:
- Đã có bao nhiêu khăn tay đàn ông lau mép cho cô rồi?
Tôi sa sầm nét mặt:
- Yêu cầu ông cẩn thận lời nói một chút, tôi không biết ông là ai, tôi cũng không có thói quen đùa giỡn với kẻ lạ mặt. Ông nên nhớ là nói bậy với lắm mồm chẳng phải là lịch sự đâu nhé!
Hắn đỏ mặt, nét cười trên môi hắn đã biến mất. Hắn có vẻ giận dữ, nhưng nét giận đó tan biến rất nhanh, hắn cố lấy lại vẻ tự nhiên, nói:
- Thôi, cho xin lỗi, tính tôi hay đùa cợt nên lỡ lời, mong cô đừng để ý.
Giọng nói có vẻ thành khẩn khiến tôi cảm thấy bứt rứt.
Trong trí tôi, tôi nghĩ hắn nói mấy câu hối hận hơn là xin lỗi.
- Ông đừng buồn, thật ra tôi không để ý đến điều đó đâu.
Hắn cười, nụ cười vui vẻ thật, tôi phủi nhẹ những chiếc lá và bụi bám trên người xuống. Nhìn đồng hồ, tôi giật mình. Đã mười một giờ trưa! Như thế là tôi đã rong chơi ngoài rừng suốt một buổi sáng. Bác Chương trai và cả nhà có lẽ đang đổ xô đi tìm tôi. Tôi vội nói:
- Thôi tôi phải về!
Nói xong tôi vụt chạy đi thì nghe có tiếng gọi giật phía sau:
- Ê! Cô đi đâu đó?
- Về nông trại Lệ Thanh.
- Cô đi sai đường rồi. Nếu cô theo đường đó là đi vào rừng đấy.
Tôi thở ra, chỉ có trời mới biết. Chung quanh chỉ toàn là rừng không còn một con đường mòn, tôi làm sao biết hướng đây?
- Vậy tôi theo đường nào? Anh có biết đường về nông trại Lệ Thanh không?
- Biết, cô theo tôi.
Tôi theo hắn ra khỏi khu rừng, cái nắng trưa như thiêu đốt, mới bước ra khỏi vùng bóng mát là tôi cảm thấy :Di chang, may là gió núi vẫn thổi, xoa dịu đi phần nào sức nóng hừng hực. Người con trai kia có vẻ rất quen thuộc với phương hướng vùng này, vừa bước đi hắn vưa huýt sáo, không thèm để ý gì đến cái nắng cháy người. Tôi thầm nghĩ, có lẽ " Lệ Thanh" rất nổi tiếng, nên chỉ cần nói ra là ai cũng biết cả.
Đi một đoạn, hắn quay hỏi tôi:
- Nóng không cô?
- Khá nóng.
- Lần sau có vào rừng cô nhớ mang theo cái nón vải, bằng không với cái nắng này cô có thể bị say nắng. Bảo Diễm Chi nó cho mượn, nó có rất nhiều nón, nhưng ít khi dùng đến vì nó có ra ngoài bao giờ đâu!
Tôi nghi ngờ:
- Anh... Anh là ai vậy?
Nụ cười hiện trên môi, hắn đáp một cách bình thản:
- Tôi là Phong.
Tôi như trên trời rơi xuống.
- Trời, anh là anh Phong học ở đại học ngành địa chất đó phải không? Nghe nói anh không có về mà?
Hắn vẫn cười:
- Tôi vừa về đến nhà sáng nay, lúc thấy cả nhà nhốn nháo vì sợ cô khách quý đi lạc, tôi liền đứng ra nhận lãnh đi tìm, nhưng mà khi tìm được cô thì thấy cô ngủ ngon lành nên không nỡ đánh thức cô dậy, tôi đợi sốt ruột một tiếng đồng hồ.
Tôi thấy nóng mặt:
- Sao anh chẳng đánh thức tôi chứ?
- Làm như vậy tàn nhẫn quá, giấc ngủ là một trong những gì quý giá nhất của đời người.
- Thế... thế anh ăn cơm chưa?
- Nếu cây cỏ, vỏ cây có thể dùng được thì tôi đã dùng từ lâu rồi.
Tôi hơi áy náy, nhưng nhớ lại hình bóng đo đỏ trong đám lá ban nãy với những câu đối thoại của người con trai và con gái rồi nhìn chiếc áo đỏ của Phong, tôi bình tĩnh lại:
- Nhưng tôi biết anh không buồn.
Phong tươi hẳn:
- Khỏi nói, tôi đã ngắm no mắt rồi!
Người gì mà hay nói nhảm. Tôi gắt:
- Anh bảo anh ngắm ai? Có phải ngắm người con gái hò hẹn anh tối nay không?
Phong không hiểu:
- Cái gì? Cô nói cái gì?
- Người con gái, người con gái ban nãy nói chuyện với anh đó?
- Người con gái nào đâu? Ngoài cô ra, trong rừng này đâu còn người con gái thứ hai nào nữa đâu? Cô có nằm mơ không?
Nhìn dáng hắn tôi hơi bối rối. Nằm mơ? Có thể tôi đã nằm mơ, vì suốt một buổi sáng tôi mơ mộng lẩn thẩn. Lắc đầu, tôi bảo hắn:
- Có lẽ tôi nằm mơ thật đấy. Tôi nghe có tiếng người con trai, tiếng người con gái đối đáp nhau, rồi sau đó mệt quá tôi ngủ luôn, thế mà tôi cứ tưởng là anh đó chứ!
- Thế à? Phong liếc nhanh tôi: - Có lẽ người ở dưới huyện đấy. Ở đây cách chợ huyện không xa lắm, vả lại bây giờ người dân tộc và người kinh yêu nhau cũng nhiều lắm.
Ái tình từ xưa tới nay dù ở nơi văn minh hay chốn sơn cước, vẫn là câu chuyện tuyệt vời. Tôi biết chắc đó không phải người sơn cước. Nhưng đây không phải là vấn đề để tôi phải bận tâm. Điều quan trọng là phải nhanh chân lên, bằng không... Tôi mong rằng bác Chương và những người trong gia đình đừng phải đợi tôi về dùng cơm. Khu nhà " trầm mặc" - Tôi đã gọi nhà bác Chương như thế, đã hiện ra trước mắt, chúng tôi nhanh chân rảo bước về nhà.
__________________

-------------- --------------
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #4  
Old 04-20-2004, 05:27 PM
LoiThiTham LoiThiTham is offline
Senior Member
 
Tham gia ngày: Mar 2004
Bài gởi: 652
Default

Chương 4

Đi dạo trong rừng tôi mới biết là mình vừa phạm phải một lỗi lớn. Bác Châu đứng nơi cửa trong ngóng, vẻ lo âu lộ ra ngoài mặt. Vừa nhìn thấy tôi bà thở phào:
- Lạy trời lạy phật! Con đi đâu mà đi dữ vậy?
- Xin lỗi bác, con đã đi hơi xa.
Phong đứng cạnh tôi nói:
- Cô ấy đi vào tận khu rừng ở sườn núi phía đông làm một giấc ngon lành đó mẹ.
Bà Chương nhìn tôi ngạc nhiên, nhưng bà cười thông cảm, vỗ nhẹ lên vai tôi, bà nói:
- Có lẽ đêm qua cháu không ngủ được phải không? Nhưng cháu đừng vào rừng ngủ như vậy, rắn rít nguy hiểm lắm! Bác lo quá.
Tôi rùng mình:
- Rắn à? Ở đây nhiều rắn lắm sao bác?
- Rừng núi là nhà của rắn mà. Cô đừng quên rằng trước khi con lộ này được khai thông ở đây là nơi hoang vu. Ngoại trừ người dân tộc ra là chỉ có rắn và thú dữ thôi đấy nhé.
- Quả thật tôi lơ đãng và ngu quá! Bác Châu cười cười trấn an:
- Thôi đừng dọa Lệ Thu nữa, thật ra rắn chỉ là con vật hiền từ và nhút nhát, nếu ta không đạp lên người nó. Thôi, lại dùng cơm đi, mọi người đang chờ, cơm canh nguội lạnh hết rồi.
Tôi càng thấy hối hận:
- Ủa? Chưa ai dùng cơm hết à? Con hối hận quá, ngày đầu tiên đến đây mà đã làm đảo lộn trật tự gia đình bác rồi.
Bác Châu gạt ngang:
- Thôi bỏ qua chuyện ấy đi, lâu lâu bị đảo lộn trật tự một lần thế mà tốt, đúng quy tắc quá chỉ là cái máy thôi.
Khi chúng tôi đặt chân tới cửa phòng ăn, thì tôi càng hối hận hơn, trên bàn, cơm đã dọn sẵn. Bác trai đang chắp tay ra sau đi tới đi lui nóng nảy. Tôi biết ông đang bực mình lắm. Diễm Chi rụt rè ngồi nép bên ghế. Thấy tôi bước vào, mặt nàng rạng rỡ lên. Bác Châu lên tiếng ngay:
- Thôi vào dùng cơm đi. Diễm Chi, con vào gọi con Hương đem cơm nóng ra, nhanh lên!
Bác Chương nhìn tôi với ánh mắt gay gắt:
- Cô còn ở đây mấy tháng nữa lận, tốt nhất cô phải hiểu rõ giờ dùng cơm chứ?
Tôi thật ngại ngùng, từ thuở bé tôi không hề bị mắng chửi hay trách móc, bây giờ... bác Châu bước tới, kéo tôi về phía bà:
- Ngồi xuống đây Lệ Thu, bác trai đói bụng nên bực mình.
Rồi bà bảo chồng:
- Anh Chương ăn cơm đi, Lệ Thu nó mới đến mà anh đã làm nó sợ, tội nghiệp nó.
Bác Chương ngồi xuống ghế, rảo mắt khắp bàn:
- Thằng Tú đâu rồi? Sao không có bữa ăn nào có mặt đông đủ hết vậy?
Bác Châu đáp:
- Tôi bảo nó đi tìm Lệ Thu, nó sẽ về đến ngay mà. Tôi thật hối hận, chỉ vì một phút lơ đễnh mà tôi đã gây phiền lòng chủ. Ngồi xuống, tôi thấy giận mình quá. Cô Hương đã mang cơm nóng ra đổi lấy cơm nguội, ( đây là người tớ gái miền núi, khoảng mười bảy mười tám tuổi). Tôi do dự cầm đũa lên, bác Châu bảo:
- Lệ Thu, còn đợi bác gắp thức ăn cho nữa sao? Ăn đi, đừng ngại ngùng gì hết.
Tôi cảm thấy tốt nhất là mình nên vâng lời. Nâng chén lên, tôi yên lặng dùng cơm. Bác Chương là người ăn mạnh nhất, những đũa cơm lùa nhanh vào miệng không ngừng. Hết một chén, ông mới ngẩng mặt nhìn lên:
- Phong, mày nói tao nghe xem, tại sao bãi trường mười mấy hôm rồi mà mày chẳng chịu về nhà?
Phong nhìn cha miệng mỉm cười:
- Chắc cha không thích nghe con nói dối đâu, phải không?
- Khỏi nói. Mày nói thật tao nghe.
- Nếu con muốn nói dối cha, con sẽ bảo là con bận ở lại trường giúp giáo sư sửa bài. Nhưng cha muốn con nói thật, thì con nói vậy. Con ở lại là vì con muốn đặt cho cha chiếc áo da. Nhưng tiệm may may chậm quá, con không thể đợi được.
- Mùa hè nóng thế này mà mày lại đi đặt áo da cho tao à?
- Vâng, cũng vì thế mà người trong tiệm cũng bảo là con điên.
Ông Chương lắc đầu:
- Hừ! Chính tao, cũng bảo mày điên thật đấy!
Kết luận xong, ông lại tiếp tục và cơm vào miệng, nhưng trên mặt vẻ mãn nguyện đã hiện rõ ( dù ông cố gắng lấp liếm). Tôi quay sang nhìn Phong, hắn đang cười đắc ý với mẹ, nhưng bác Châu vẫn thản nhiên như không. Bác trai ăn hết ba chén cơm thì Tú về tới, đầm đìa mồ hôi. Vừa nhìn thấy chàng, tôi vội nói:
- Thành thật xin lỗi anh, tôi đi xa quá làm anh phải tìm suốt buổi:
Bác Chương quay sang tôi. Sự nóng nảy đã biến mất thay vào đấy là sự vui vẻ:
- Ở đây đẹp lắm phải không? Cô có thấy bầy dê của chúng tôi chưa?
- Dạ, có a.
- Trừu hay dê?
- Dạ trừu.
- Chúng tôi còn trên hai mươi con dê, chúng nó dễ thương lại ngon nữa.
- Ngon à.
- Ngon lắm, để hôm nào tôi bảo ông Viên giết một con dê con, đem nướng ăn tuyệt lắm. Nướng nguyên con thì thơm khỏi chê.
Ông hít mạnh vào lồng ngực, điệu bô như đang được thưởng thức. Phần tôi thì cơm không thể nuốt trôi nữa. Nghĩ đến cảnh chú dê con suốt ngày lẩn quẩn bên chân dê mẹ, bi bắt lột da, nướng... thật tội!
Tú kéo ghế ngồi đối diện với tôi qua bàn ăn, cô Hương mang đũa và chén cơm nóng cho Tú. Tú nhìn tôi với ánh mắt lạ lùng, tò mò. Tôi không hiểu có gì trên mặt mình chăng? Nghĩ đến việc vừa tờ mờ sáng là hắn phải lo cho mẹ tôi về thành phố, sau đó lại phải phơi đầu trong nắng trưa đi tìm tôi, tôi thấy mình thật có lỗi. Hắn vừa và cơm vào miệng, vừa nhìn tôi chậm rãi nói:
- Dì Uyên bảo tôi chuyển lời cho cô là dì muốn cô phải viết thư thường cho dì. Cô cứ viết đi, tôi sẽ mang xuống huyện gởi cho.
Phong chen vào:
- Giao cho tôi cũng được.
Tôi muốn nói rõ cho Tú biết sự hối hận của mình:
- Từ đây đến chợ chắc mệt lắm phải không?
Tú mỉm cười:
- Chiếc mô-tô này thuộc loại 250 cc, đúng ra là của Phong, chạy nhanh có hạng, chỉ nhấp nháy là đến nơi.
Phong hỏi tôi:
- Cô dám ngồi xe phóng nhanh không?
- Chưa thử nên tôi chưa biết.
- Để hôm nào cô ngồi tôi chở xem nhé. Tôi muốn vòng lên đèo Ngoạn Mục, nhưng chưa thử lần nào.
- Vậy mà tôi tưởng xe mô-tô không leo dốc được chứ?
- Cao quá thì không được, nhưng thường thường thì qua dễ dàng, nói chi là xe này thuộc loại 250 cc nên cũng không có gì đáng ngại. Vả lại nếu không trèo lên nổi thì ngừng lại có sao đâu, đi không?
Tôi không biết tại sao lại gọi là 200, 300 cc. Xe chứ đâu phải dung tích đâu mà bảo là "cc". Chưa trả lời, tôi đã nghe tiếng Diễm Chi ngăn:
- Thôi, chị đừng đi với anh Hai, anh ấy chạy xe bất kể sống chết.
Bác Châu lên tiếng:
- Chỉ có khùng điên mới dám đem mạng mình ra đùa với tử thần.
Ông Chương chợt cười to, vừa cười ông vừa vỗ vai Phong nói lớn:
- Đàn bà lúc nào cũng là đàn bà. Phong, con đừng lo, họ không thích thì cha con mình đi vậy. Mùa đông nhé, mùa đông có sương đi mới thích.
Bác Châu châm chọc:
- Ông hả Còn lâu nó mới đi với ông. Ai mà lại đi chơi với ông già bao giờ, phải không Phong?
Mọi người cười to thật vui vẻ. Trong gia đình tôi ai lên bàn ăn là cắm đầu ăn một mạch, không bao giờ có được cái không khí trẻ trung thế này. Dùng cơm xong, bác Chương vươn vai, rồi đưa tay xoa bụng thỏa mãn:
- Tú, bây giờ tao đi ngủ, hai giờ rưỡi đánh thức tao để hai cha con mình trồng hết mẫu đất thực nghiệm nhé! Quay sang Phong ông bảo: - Mày nữa, mầy cũng phải tiếp một tay.
Phong nhăn mặt:
- Thưa cha, mà... !
Ông Chương cắt ngang:
- Đừng có tìm cớ trống tránh, tao bảo làm là mày phải làm. Mày phải noi gương tốt của anh mày, chớ đừng có làm điệu bộ công tử bột.
Phong thở dài:
- Thôi được rồi, thưa cha, nhưng mà... khách nhà ta cũng cần có bạn?
Tôi cười:
- Anh đừng bận tâm về tôi, tôi không thiếu người trò chuyện đâu. Không có anh tôi vẫn vui như thường.
Phong gật đầu miễn cưỡng nói:
- Tôi hiểu rõ điều đó, không có tôi, cô chẳng sao cả, nhưng không có cô đối với tôi thì ngược lại.
Hắn trề môi, bước ra khỏi phòng ăn. Tôi trở về phòng mình, mở cửa sổ cho những ngọn gió mát ngoài vườn tuôn vào phòng. Ngồi trước bàn, nhìn vào chiếc kính mà bác Châu cho tôi để trang điểm, tôi chăm chú nhìn gương mặt cháy nắng của mình bằng đôi mắt ngơ ngác. Nhìn vào gương mà tôi phải giật mình, mái tóc rồi bù ngắn cũn cỡn, trên đó vẫn còn hai đóa hoa dạị ( Trời ơi! Hai đóa hoa vẫn còn nằm trên tóc, hèn gì mà bọn con bác Châu lại chẳng nhìn tôi ngạc nhiên sao được?). Vai tôi đầy những cọng cỏ đuôi chồn, tôi gỡ hai đóa hoa trên tóc liệng xuống, lượm những cọng cỏ đuôi chồn trên vai lấy lược chải lại tóc. Bây giờ thì đã gọn gàng một chút. Ngồi yên ôm lấy gối, tôi bắt đầu tư lư.
Mười chín tuổi! Cái tuổi vàng son của một đời người, mùa xuân của tuổi nhỏ. Tôi đã hưởng được gì trong mùa xuân đó? Thi rớt đại học, lại chẳng có một tài cán gì. Đúng rồi! Tôi phải viết. Trước ngày đến nông trại Lệ Thanh, tôi đã nghĩ và tôi sẽ viết trong suốt mấy tháng " bị giam cầm" ở đây. Mở hộc tủ, tôi lấy một quyển sổ thật đẹp. Ở trang thứ nhất, tôi ký tên Lệ Thu. Quyển sổ gọn và đẹp, giấy có thể rứt rời dễ dàng, có nẹp một băng lụa nhỏ. Nhìn ra cửa sổ, trời râm mát, tôi đặt tên cho quyển sách của tôi (mà tôi sẽ ráng viết thật nhiều) một cái tên thật kêu: "Trong khu nhà trầm mặc yêu quí". Đặt tựa xong, tôi không biết phải viết gì trước gì sau. Viết về cây cối của ngôi nhà trầm mặc này? Viết về đàn cừu? Về núi rừng? Về giấc ngủ dước gốc cây? Trời mây suối mát? Chàng họa sĩ bên dòng nước? Anh em nhà họ Chương? Ném bút xuống, tôi đứng lên. Tôi không thể nào nắm vững tư tưởng của mình. Đó có lẽ là nguyên nhân làm tôi không thành văn sĩ được.
Trong phòng rất yên. Gia đình họ Chương có thói quen ngủ trưa, trong khi giấc ngủ ban sáng của tôi đã quá đầy đủ. Mở cửa, tôi bước ra ngoài và tự hứa với lòng là sẽ không bao giờ đi quá xa như vầy.
Cả ngôi nhà chìm đắm trong giấc ngủ của rừng núi. Tôi đi dọc theo hành lang đến gần những lồng chim bồ câu của Diễm Chi. Tôi đùa với con San Hô và Phi Thúy. Tôi lấy cọng cỏ đuôi chồn quét nhẹ lên mo? San Hô, đồng thời dạy cho nó nói:
- Mạnh giỏi! Mạnh giỏi!
Con vật quả thật cứng đầu ngoài đôi mắt mở to nhìn tôi và chiếc đầu nghiêng nghiêng, nó không chịu làm theo lời tôi bảo gì cả. Vừa định bước chân đi, tôi nghe có tiếng chân người bước tới gần, rồi giọng nói của bác Châu:
- Phong, con nói thật cho mẹ nghe xem, con ở lại làm gì lâu thế?
Tiếng Phong cười hì hì:
- Con bận đặt may áo da cho cha.
- Mày đừng có qua mặt tao. Nhãn hiệu " made in Japan" rành rành trên áo chưa gỡ ra mà mày dám bảo thế. Không lẽ mày đặt làm ở Nhật à?
- Mẹ!
- Yên trí đi, mẹ đã gở cái nhãn đó đi rồi, nhưng mẹ không muốn con nói dối mãi, tại sao con chẳng chịu nói thật với mẹ?
- Đó là con muốn tránh để cha la hét um sùm, có lợi lộc gì đâu, phải không mẹ?
- Vậy thì con cho mẹ biết, mười mấy ngày qua con làm gì? - Con đi Vũng Tàu với các bạn chơi.
Tiếng bác Châu trách móc:
- Lương tâm con chẳng thấy bị cắn rứt sao? Anh con suốt ngày ngoài đồng làm việc cực khổ, còn con thì cứ ham ăn chơi lêu lỏng.
Giọng Phong nũng nịu:
- Mẹ biết là con chẳng thích hợp với công việc đồng áng thì làm sao con chịu được khuôn phép của cha chứ?
- Mày nói thật tao nghe, mày có bồ chưa?
- Có lẻ có.
- Một hay nhiều cô?
- Họ không đi về phía tôi nên giọng nói càng lúc càng xa rồi loãng dần. Qua khỏi rừng trúc, bóng họ biến mất, tôi vẫn đứng lặng nơi ấy mấy giây đồng hồ, không hiểu mình đang nghĩ gì. Tiếng gió thổi qua khe lá trúc, rồi tiếng vỗ cánh, tôi ngẩng đầu lên, một con chim câu đang lướt qua cành trúc, chui vào tổ. Khi nó vừa đặt chân lên nóc chuồng tôi mới nhớ ra nó là chú Ráng Chiều. Thử đưa tay vẫy, tôi gọi:
- Ráng Chiều ơi, đến đây.
Ráng Chiều chỉ nghiêng đầu nhìn mà không bay đến. Tôi nhón chân, dùng chiếc cỏ lông chồn khều vào mặt nó. Ráng Chiều vỗ cánh bay lên, đảo một vòng rồi lại đáp lên nóc chuồng. Trong khi đảo cánh, một chiếc lông rơi xuống cạnh chân tôi, cúi xuống nhìn: thì ra đó là mảnh giấy màu trắng. Tôi nhắt lên, tò mò mở ra xem, bên trong có hàng chữ:
Phải đợi chờ đến bao giờ?
Lòng nôn nả này đến bao giờ mới đạt được?
Đợi chờ mãi không còn chịu đựng được nữa, hãy hồi âm.
Có người đã lợi dụng Ráng Chiều để chuyển thư cho Diễm Chi? Tôi giật mình. Nàng lúc nào cũng thẹn thùng e lệ mà! Thế người tình của cô ta là ai? Tôi không cố tình chen vào đời tư kẻ khác! Nhìn mảnh giấy trong tay tôi, tôi biết phải làm sao đây? Cột trở lại vào chân chim ư? Nhưng Ráng Chiều đã bay mất. Làm sao đây? Tôi cầm mảnh giấy trong tay tư lư. Đúng rồi, mỗi chú bồ câu có một lồng riêng. Vậy thì nhứt định Ráng Chiều phải trở về chiếc lồng thứ năm ở dãy thứ nhất. Đúng rồi, tôi xếp mảnh giấy lại đặt vào góc lồng chim. Tôi nghĩ rồi nàng sẽ tìm ra. Quay người lại, bước nhanh, tôi muốn trốn lánh mảnh giấy ám ảnh kia.
Suýt chút nữa tôi đã đụng vào bác Châu. Bác hỏi:
- Lệ Thu, con không ngủ trưa à?
- Dạ buổi sáng con ngủ được một giấc rồi, nên bây giờ thích ở đây chơi hơn.
- Chúng nó dễ thương phải không? Những con vật đáng yêu của Diễm Chi đấy!
- Nhưng chúng chẳng thích con.
- Rồi nó sẽ quen mà.
Tôi nhìn ra rừng cây:
- Con muốn đi bách bộ một lúc.
Bác Châu cười:
- Nhưng đừng đi xa quá nhé!
- Vâng, con sẽ không dại dột nữa đâu.
Ra khỏi rừng trúc, tôi không đi xa lắm. Đứng dưới những hàng trúc cao tôi nhìn cánh đồng nằm yên trong nắng. Trước mặt là những khóm mạ của nông trại, những hàng cây thẳng cành tôi không biết tên đang tươi tốt. Đi xa một chút, tôi thấy có hai người nông phu đang khom lưng làm việc. Đấy là bác Chương và Tú.
Ngày thứ hai, khi trở lại khu lồng chim, tôi đã thử đặt tay vào trong "nhà" của Ráng Chiều, mảnh giấy nhỏ ngày qua đã biến mất...
__________________

-------------- --------------
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #5  
Old 04-20-2004, 08:15 PM
LoiThiTham LoiThiTham is offline
Senior Member
 
Tham gia ngày: Mar 2004
Bài gởi: 652
Default

Chương 5

Ba ngày đầu ở nông trại Lệ Thanh tôi bận rộn làm quen với các nhân vật và cảnh sống mới. Trong 3 ngày đó, tôi đã biết được nhiều điều mà tôi chưa hê biết, như làm thế nào phân biệt cây cỏ, thế nào là bảo vệ đất đai, biết chứng bệnch héo lá cây lúa, kể luôn cả phương thức lấy sữa bò. Có một lần phụ Diễm Chi vắt sữa bò, suýt nữa tôi đã bị bò đá văng vào thùng sữa. Cuộc sống mới tràn đầy những mới lạ, đó là chưa kể đến những nhân vật trong nông trại như bác Chương, bác Châu, Tú, Phong và Diễm Chi đều có những đời sống riêng tư lạ lùng, giống như đám rừng xanh âm u chằng chịt dây leo.
Càng lúc tôi càng thấy thích cuộc sống này, suốt ngày rong rong trong rừng làm cho má tôi đỏ hồng, tim tôi rộng mở. Tôi bị lôi cuốn bởi đồng cỏ xanh, bởi rừng thẳm. Rắn rết không còn là nhân vật đáng sợ để chận bước chân mạo hiểm của tôi. 3 ngày qua, da mũi tôi đã lội, trông tôi mạnh khỏe ra. Soi mình trong kính, bây giờ tôi đã là một cô gái rừng xanh man dại. Điều này khiến tôi hiểu thêm về mình một chút, xưa nay tôi vẫn cứ tưởng mình chỉ là đứa con gái thích yên tĩnh hơn là ồn ào. Tôi hiểu thêm cái cá tính thô bạo mai phục lâu ngày trong dòng máu của tôi. Tôi là đứa tin tưởng thuyết tiến hóa của Darwin cho rằng thủy tổ loài người là loài khỉ
Đêm hôm đó Diễm Chi mang chiếc nón vải màu xanh da trời bước vào phòng tôi. Để chiếc nón lên bàn, nhìn tôi cười e thẹn:
- Chiếc nón này em làm cho chị Thu đấy, chị Thu đừng chê nhé.
- Thế à!
Tôi ngạc nhiên. Cầm nón lên, tôi ngắm nghía món quà trông đẹp và dễ thương , có chiếc vành rộng cứng, đôi quai xanh đậm. Tôi khen:
- Đẹp quá!
- Anh Hai bảo chị cần một chiếc nón, em thấy chị Thu thích màu xanh nên em chọn màu này. Chỉ sợ chị không thích. Tôi nói ngớ ngẩn:
- Sao? Cái nón này Chi làm cho tôi đấy à?
Nụ cười cô bé thật ngọt:
- Vâng, chị thích không?
- Làm sao tôi không thích được? Tôi đội chiếc nón lên, ngắm mình trong gương. Màu xanh thật hợp với khuôn mặt tôi.
- Lệ Thu, chị đẹp quá.
- Tôi à? Nhìn mình trong gương, tôi có thấy tôi đẹp chỗ nào đâu? Nhất là khi đứng cạnh Diễm Chi. Kéo Chi ngồi xuống, tôi đẩy kính tới trước mặt nàng:
- Nhìn Chi xem, Chi mới đẹp chứ!
Diễm Chi lắc đầu cười thành thật:
- Chị mới đẹp. Anh Cả bảo chị đẹp tự nhiên như những sợi dây leo bên bờ suối. Mạnh mẽ, trẻ trung và chín muồi.
- Anh Cả bảo thế à?
Nghĩ đến người thanh niên trầm lặng ít nói, tôi bỗng thấy nóng mặt.
- Vâng, anh ấy nói đúng như thế, em chẳng có sửa chữ nào cả.
Kéo chiếc nón xuống. Tôi là dây leo bên bờ suối? Thật buồn cười, tôi nói:
- Anh Cả đúng ra phải học văn khoa mới phải, tại sao lại so sánh lạ lùng như vậy?
- Anh ấy cũng thích văn chương lắm, nhưng học văn khoa chẳng giúp ích gì được cho nông trại này. Lúc cha mua mảnh đất này, chúng tôi chẳng biết tí gì về canh nông, cứ trồng bậy bạ cho đầy mặt đất. Hai năm đầu thất bại liên tiếp. Ở đây lại chẳng có điện, mỗi tối muốn đi thăm ruộng phải mang theo đèn bão, bây giờ thì có rồi. Anh Cả đã áp dụng nhiều phương pháp khoa học vào việc cải tạo đất đai, chọn giống tốt, và cha tôi bây giờ lại chỉ là phụ tá cho anh ấy mà thôi.
Tôi nói:
- Anh ấy chắc cũng thích nghề nông lắm, bằng không làm sao lại chịu khó suốt ngày ngoài đồng?
Diễm Chi ngần ngừ:
- Cũng có thể như vậy. Nhưng dù sao anh Cả cũng là người thực tế, không thích nói chuyện viễn vong như anh 2.
Tôi hỏi mà không cố tình tìm hiểu:
- Anh ấy bao nhiêu tuổi vậy Chi?
- Hai mươi chín.
- Sao chưa chịu lập gia đình?
Diễm Chi như muốn nói điều gì, nhưng lại thôi. Một lúc nàng mới bảo:
- Tính anh ấy kỳ lắm. Để hôm nào tôi kể cho chị nghe, bằng không rồi chị cũng biết.
Biết? Biết cái gì? Đầu óc tôi quay cuồng với bao nhiêu dữ kiện có tính cách tiểu thuyết. Một mối tình đã chết ư? Mối tình si điên cuồng nào đã diễn ra bên bờ suối, trên cánh đồng, trong rừng...? Họ cùng nhau tung tăng khắp nơi. Nhưng rồi sự bất hạnh xảy đến: Người con gái đã chết? Bỏ đi? Hay lấy chồng? Người con trai đau khổ đã đánh mất đi nụ cười, vùi đầu vào công việc để quên đi tháng ngày buồn thảm... ?
Diễm Chi đã bỏ đi, chỉ còn tôi ngồi yên lặng trên ghế, để thêu dệt câu chuyện tưởng tượng. Rút quyển " Ngôi nhà trầm mặc yêu dấu" ra rồi bắt đầu ghi vài nét đại cương. Cậu chủ nông trại bắt đầu thành hình, hắn phải là gã đàng ông thầm lặng ít nói, mặt lầm lì. Còn người con gái? Tôi nghĩ mãi mà tìm không ra mẫu người thích hợp Con gái của một đại thương gia? Đại thương gia này có ngôi biệt thự gần nông trại? Người con gái về đây dưỡng bệnh? Đúng rồi, người con gái phải xanh xao, yếu đuối. Giống như trong một bản nhạc " Bàn tay yếu đuối lạnh lùng". Vâng, cô nàng phải có bàn tay gầy và lạnh. Mái tóc xõa vai. Họ làm sao gặp nhau? Yêu nhau rồi chia tay.
Tôi nhìn rừng trúc bên ngoài song cửa qua ngọn đèn trước mặt. Phải rồi, để người con gái đó chết đi? Không được. Buông sách xuống, tôi lẩn quẩn bước trong phòng. Truyện tầm thường quá! Tôi ném sách vào hộc tủ. Câu chuyện viết lách của tôi cũng theo cơn gió ngoài cửa bay đi. Ngả người xuống giường, đưa mắt nhìn lên trần nhà, làm sao để cho hai nhân vật chính trong truyện gặp nhau và xa nhau, đó chính là nỗi khổ tâm. Nhưng sự thật thì câu chuyện xảy ra như thế nào?
Câu hỏi lởn vởn trong trí tôi một lúc rồi cũng bay mất. Gió thổi qua lá trúc tạo nên những âm thanh dịu vợi. Ánh trăng len vào song cửa lay động bao chiếc bóng. Tôi như chìm đắm trong giấc mộng say của đêm khuya.
Buổi sáng, tiếng chim hót đầu tiên trong ngày đã đánh thức tôi dậy. Từ ngày đến trại Lệ Thanh tôi đã bắt đầu tập được thói quen là dậy sớm. Nhìn đồng hồ đeo tay, mới năm giờ rưỡi, nhưng nền trời đã xuất hiện giải mây trắng đục. Đàn chim sẽ ríu rít trên cành trúc. Mặc chiếc áo màu xanh cổ rộng, lấy lược chải qua mái tóc ngắn, tôi định ra vườn hít lấy không khí trong lành buổi sáng sớm. Vừa bước đến cửa là đã nghe tiếng gõ " cộp! cộp" bên ngoài.
Tôi mở cửa. Phong cười với tôi và hỏi một câu thật thừa:
- Thu thức dậy rồi à?
- Anh không thấy đây sao?
- Vậy thì, theo tôi, tôi sẽ đưa cô đến nơi này đẹp lắm.
- Xa không?
- Đừng lo, đi với tôi thì chẳng phải lo gì cả.
Tôi chụp lấy chiếc nón trên bàn, bước ra cửa. Phong nắm tay tôi, chúng tôi lẻn ngả sau đi. Đến nhà bếp, tôi múc thau nước, rửa sơ qua gương mặt ngủ. Phong đợi tôi rửa xong, mới lấy nước thừa rửa mặt, tôi bảo:
- Anh không ghê à?
Phong cười, hắn mang gương mặg đây nước bước đi nói:
- Ở đây đâu phải là thành phố đâu mà thừa thải nước. Nơi này, nước xài phải xuống suối gánh lên. Đến trước cửa nhà bếp, cô Hương đang nhúm lửa. Phong ngẫm nghĩ một chút rồi quay vào nhà bếp cầm mấy quả trứng gà đã luộc chín, lục lọi trong tủ lấy thêm chiếc đùi con gà quay và hai chiếc cánh rồi lấy giấy gói lại, xong bảo cô Hương:
- Thưa với ông bà là tôi đưa cô Thu đến chợ không về ăn sáng nhé. Trưa cũng đừng chờ cơm vì có lẽ đến hai ba giờ chúng tôi mới về.

o0o

Ra khỏi ngôi nhà " Trầm mặc", xuyên qua khu rừng trúc âm u, chúng tôi đến trước một thảo nguyên mờ sương. Những đám sao muộn vẫn lấp lánh trên trời. Phía đông là ngọn núi cao, mặt trời tung những tia sáng riêng rẽ qua đám mây mù làm lưng trời đỏ ối! Tôi đội nón lên, thắt chiếc nơ dưới cằm. Quay lại đã bắt gặp ánh mắt nhìn chằm chặp của Phong tôi hỏi:
- Làm gì thế?
Phong nhướng mày, huýt gió:
- Cô đẹp lắm, đẹp như mây trời buổi sáng.
Tôi thành thật:
- Tôi không thích nghe những tiếng huýt sáo như thế. Anh nên theo gương anh Tú, anh ấy đứng đắn chớ không hay đùa cợt như anh.
Phong bất mãn:
- Ai cũng muốn tôi học theo tính anh Tú. Không lẽ tôi không thể là tôi được hay sao chứ? Thượng đế tạo ra con người cũng tạo ra những mẫu người khác nhau. Dù anh Tú có hoàn hảo đi nữa thì anh ấy vẫn là anh ấy, còn tôi vẫn là tôi, vả lại...! Trừng tôi hắn bảo:
- Tôi thích là tôi hơn và tôi ghét nhất là hạng đàn bà mà lúc nào cũng muốn lên mặt dạy đời.
Ngước nhìn tới trước chúng tôi đang bước qua mảnh đất thực nghiệm của bác Chương. Tôi trả miếng hắn:
- Tôi cũng ghét nhất là đàn ông hơi nói động tí đã giận
- Hình như chúng ta chưa quen biết nhau đến độ phải cãi nhau như thế.
- Nhưng mới gặp nhau lần đầu thì giữa hai đứa đã không có hòa bình rồi.
Hắn không cãi lại, tôi cũng không muốn nói gì thêm. Đám sa mù trên đồng cỏ tan thật nhanh. Cảnh vật càng lúc càng tỏ. Mặt trời đã leo khỏi sườn núi chiếu những tia nắng ấm lòng làm :Di lọi cả một sườn núi. Vầng thái dương đỏ rực và tròn trịa từ từ lên cao. Vạn vật bắt đầu thức giấc. Nắng trải dài, những đám mây mau cam đã tan biến. Phong đang đi bên cạnh tôi, đột nhiên cười to, hắn kéo lấy tay tôi nói:
- Lệ Thu, chúng ta điên thật!
Tôi quay sang, ánh mắt của hắn đang ngời sáng cười thẹn thùng:
- Bây giờ chúng ta thương thuyết nhé. Thu thử nghĩ xem, nghỉ hè có 4 tháng mà chúng ta lại giận nhau coi gì được, hòa nhé? Được không?
- Tôi chẳng muốn cãi với anh tí nào.
- Được rồi, đừng nhắc tới chuyện đó nữa. Bây giờ chúng ta chạy đua xem ai đến được tảng đá kia trước.
Chúng tôi bắt đầu chạy, váy tôi xõa tung, nón tôi muốn bay theo gió, và khi chúng tôi dừng bước cả hai cùng mệt lả. Vừa thở vừa cười, vẻ trẻ trung tràn đầy sức sống của Phong như lan truyền sang cơ thể tôi. Bây giờ tôi không còn là con bé Lệ Thu ngồi bên song cửa để mơ mộng nữa mà đã thoát xác. Vỗ nhẹ xuống tảng đá, Phong hỏi:
- Ngồi không?
Tôi nhìn quanh, chúng tôi đã cách xa khu nhà trầm mặc xa quá rồi. Trước mắt đầy cỏ dại và gai, xa hơn là những thân cây to lớn kinh khiếp. Tôi hỏi:
- Đây là đâu? Tại sao không đi ngoài lộ lớn mà chui vào đây chứ? Hay là chúng ta đi đường tắt xuống chợ huyện?
Phong cười:
- Ai nói với cô là tôi đưa cô xuống chợ?
- Chính anh nói mà?
- Chợ huyện có gì đáng xem đâu? Cô muốn xuống chợ để làm gì, có gì chơi đâu, không lẽ xuống để nhìn mấy cái nhà rồi thôi à?
- Nhưng chính anh bảo với cô Hương là mình xuống chợ cơ mà?
- Nói cho qua ấy mà. Chỉ hòn núi cao trước mặt, Phong bảo:
- Tôi sẽ đưa cô đến hòn núi đó. Nhớ ra vị trí ở đây chưa? Qua khỏi con suối nhỏ này là chỗ cô nằm ngủ hôm trước đó!
Tôi không nhớ nổi, vì cảnh vật ở đây đều gần giống nhau cả.
- Thế núi này họ gọi là núi hoang à?
- Cũng không hoang lắm, tiều phu họ thường vào đây đốn củi, đôi lúc cũng có người đến săn nữa.
- Có thú dữ à?
- Chỉ có khỉ với gà rừng. Người Thượng ở đây bắt sống khỉ đem ra chợ bán. Bây giờ chúng ta tiếp tục đi nào! Qua khỏi khu rừng, chúng tôi bắt đầu treò núi. Trên sườn cao cây mọc thật rậm, loài thông lá vàng và bàng là nhiều nhất. Tôi có cảm tưởng mình đang đi giữa rừng già.
Nhưng có điều, đúng như lời Phong nói, nó chẳng có vẻ hoang lắm, vì trên đường có nhiều chỗ chúng tôi thấy dấu vết của cỏ bị dày nát hoặc thấy dấu cành lá bị chặt. Đường núi thật dốc, nhưng cũng có chỗ thật phẳng. Phong nắm tay tôi đưa đi mỗi khi gặp đá to hay gặp cỏ gai. Rừng rậm, núi cao không che khuất được mặt trời, chẳng mấy lúc mà lưng chúng tôi đã đẫm mồ hôi, Phong kiếm một bóng mát, rồi đi tìm 2 hòn đá to đặt nơi đấy và bảo tôi:
- Lại đây ngồi nghỉ đi Thu.
Tôi ngồi xuống, mở nón ra làm quạt. Vừa ngồi xuống tôi đã cảm thấy khỏe ngay. Gió trong rừng thật mạnh. Nhìn xuống sườn núi, rừng xanh trải dài. Xa xa, nông trại Lệ Thanh trông thật rõ. Tôi kêu lên:
- Xem kìa! Khu nhà trầm mặc kìa!
Rừng trúc nhỏ như đồ chơi của trẻ con. Một làn khói nhẹ từ từ bốc lên tỏa rộng ra thành mây. Tôi nhớ đến câu thơ " Khói lam quyện lấy chân mờ" mà lòng lâng lâng như rơi vào giấc mơ tuyệt hảo. Phong nói:
- Tôi biết cô thích nơi này nên đưa cô đến để lấy hứng. Thế nào, tập "Khu nhà trầm mặc yêu dấu" sẽ được tăng thêm một chương phải không?
Tôi trừng Phong:
- Cái gì? Ai cho phép anh xem trộm ha?
Phong bảo:
- Tôi xin lấy nhân cách con người tôi ra để bảo đảm là tôi không hề coi trộm bất cứ cái gì của cô, tôi chỉ nghe Diễm Chi nó bảo cô có quyển sách như thế thôi!
Đưa tay vịnh vào cành, Phong đứng dậy nói với tôi:
- Cô ăn nói nhẹ nhàng tí được không?
Tôi cố lấp liếm:
- Vì đó là quyển nhật ký của tôi.
Phong cười nham nhở:
- Vậy thì câu chuyện hôm nay chắc chắn sẽ chiếm một trang giấy rồi.
Tôi đứng dậy, cột nón lại:
- Thôi, chúng ta tiếp tục cuộc hành trình đi!
Chúng tôi đi vào núi. Phong thành thạo vùng này như ở nhà. Quẹo mặt, chui dưới lùm cây, Phong bước thoăn thoắt, tôi theo mệt không kịp thở. Sau đấy chúng tôi đến khu rừng già. Ở đây ánh nắng mặt trời đã bị khuất. Vượt qua khỏi bóng râm, phong cảnh trước mặt làm cho tôi ngạc nhiên đến độ nín thở, há hốc cả miệng, không ngờ nó đẹp đến độ tôi tưởng chỉ có thể có trong giấc mơ mà thôi. Trước mắt tôi là chiếc hồ nhỏ, nước trong xanh, sóng gợn lăn tăn. Chung quanh hồ là rừng cây cao bao bọc. Dưới ánh nắng mặt trời, nước hồ lấp lánh như bạc. Bóng cây, gió... Nhưng điều khiến cho tôi say mê nhất là trên bãi cỏ xanh gần mặt hồ những khóm hoa thật thần tiên! Nước xanh, cây xanh, sa mù cũng gần như xanh làm cho đám khói đằng kia cũng xanh ngắt. Nhìn quanh, tôi không biết mình phải làm gì nữa. Phong đứng cạnh yên lặng, một lúc, hắn đến trước mặt tôi ngồi xuống:
- Sao Thu không nói gì cả thế?
Tôi hít mạnh không khí vào lồng ngực:
- Tôi không biết nói gì cả. Không ngờ anh lại đưa tôi đến thế giới thần tiên như trong truyện cổ tích thế này.
Phong gật đầu, mặt chàng thật nghiêm nghị:
- Tôi hiểu cảm giác hiện nay của cô. Lần đầu tiên khi khám phá ra chiếc hồ này, tôi cũng đã bàng hoàng như thế, tôi đã nằm suốt một ngày trời bên bờ hồ, không ăn, không uống, bất động như kẻ bị mê hoặc.
Có lẽ tôi cũng đang bị mê hoặc. Đám mây mù phủ khói xanh trên mặt hồ kia, như tràn ra quấn quanh tôi. Nhìn sóng nước, nhìn bóng cây trong hồ, nghe tiếng gió rít qua rừng cây, tôi cảm thấy mình đang tan biến theo khói mây. Tiếng Phong nhẹ nhàng bên tai:
- Khi tôi tìm ra hồ nước này thì lúc đó lại nhằm mùa thu. Trên bãi cỏ ngập lá vàng, và lúc bấy giờ tôi mới hiểu được câu thơ của Phan Trọng Yên.
- Thơ của Phan Trọng Yên à?
- Vâng. Phong nhìn xuống mặt hồ khẽ ngâm:
Trời cao xanh ngắt một màu
Lá vàng rơi ngập đất sầu mang mang.
Sóng thu như quyện khói lam
Còn nghe sương lạnh trên cành rụng rơi.
Tôi nhìn xuống hồ, lòng chợt bâng khuâng. Phong đứng bên cạnh bờ hồ không còn là Phong ở nông trại nữa. Bây giờ tôi mới khám phá ra một con người khác của Phong, mặt của Phong mờ ảo, chàng đã trở thành một nhân vật bí hiểm, trầm mặc, hiền lành.
- Còn ai biết chiếc hồ này nữa không?
- Tôi không làm sao giữ bí mật được, vì vậy ai cũng biết đến và chúng tôi đặt cho nó cái tên là Hồ Mộng.
Hồ Mộng? Tôi có cảm giác ngờ ngợ như mình đang nằm mơ thật. Ngắt đóa hoa đỏ, ném xuống nước, gió đưa cánh hoa càng lúc càng xa như cánh buồn ra khơi. Tôi chăm chú nhìn chấm đỏ giữa hồ nước. Giả sử bây giờ mà có một bà tiên áo trắng xuất hiện từ trong cánh hoa lên cao thì chắc tôi cũng không ngạc nhiên lắm, vì đây đâu còn là chống phàm tục nữa.
Tiếng Phong hỏi:
- Thu biết hoa này tên gì không?
Tôi lắc đầu:
- Không!
Đôi mắt Phong đăm đăm trên cánh hoa trong.
- Dân miền thương ở đây có một truyền thuyết về hoa này. Theo họ thì có một cô sơn nữ yêu một chàng trai miền xuôi, đoạn kết của mốt tình là câu thanh niên kia bị cha nàng giết chết và nàng tuyệt vọng nhảy xuống hồ chết theo nàng. Mùa xuân năm sau, ven hồ mọc lên loài hoa đỏ, người thượng đặt tên là hoa Tình Lụy, cũng như đặt tên cho chiếc hồ này cái tên là Hồ Lụy Tình. Và họ cho rằng chiếc hồ này tượng trưng cho sự bất hạnh, nên không bao giờ đến.
Hoa Tình Lụy? Hồ Lụy Tình. Một câu chuyện tuyệt vời, tại sao bất cứ một chiếc hồ đẹp nào cũng có những câu chuyện lưu truyền bất tận thế? Chỉ nhìn xuống hồ không tôi cũng muốn nhảy xuống trầm mình ngay rồi, cần chi phải thêu dệt thêm một câu chuyện tình éo le thế. Trong óc tôi hình ảnh người thiếu nữ đau thương kia đang gieo mình xuống hồ cứ lẩn quẩn trong trí. Hôm nay ngất định phải ghi câu chuyện này vào sổ. Hoa Tình Lụy và hồ Lụy Tình.
Phong đánh thức tôi:
- Thôi, đừng có ngơ ngơ ngẩn ngẩn thế, cô đói rồi phải không?
Phong đưa chiếc đùi gà cho tôi. Ngửi thấy mùi thịt gà rô-ti là tôi trở về thực tại ngay. Tôi đói thật... Đem trứng ra, chúng tôi bắt đầu bữa ăn sáng. Thật ra thì đã hơn mười giờ rưỡi rồi. Tôi cẩn thận ném xương gà và vỏ trứng vào trong bụi, để không làm oen ố bờ hồ. Trong rừng, tôi thấy một tờ báo cũ, một ít vỏ chuối, trở về tôi bảo Phong:
- Có người mới đến đây, ở bìa rừng có vết tích của buổi picnic.
Phong có vẻ chú ý:
- Thế à?
- Sao? Lạ lắm sao?
- Cũng hơi lạ!
Phong nói, chàng đi một vòng vào rừng, lúc trở về trên tay là nùi giấy nhỏ. Mở ra xem, chỉ thấy đầy những chữ "xanh" nguyệch ngoạc. Nhìn chữ đóan người, tôi nghĩ đây là người có tâm hồn đẹp, có thể cảm thông được vẻ đẹp của hồ "xanh" Phong cười to, rồi ném mảnh giấy nhầu nát kia vào trong rừng, nói:
- Nét chữ của anh Tú, ai đã làm anh ấy hứng thú đến độ đến đây thơ thẩn thế?
Đóa hoa vẫn còn lênh đênh trên mặt hồ. Tôi nằm xuống, mắt nhìn thẳng lên ngọn cây cao. Có một chú bồ câu lướt quá, phải chăng đấy là bồ câu của Diễm Chi? Lại gởi thư cho tình nhân? Phong ngồi cạnh bên tôi, khẽ hát:
Có người con gái xinh xinh
Bên hồ này đã có lần dạo chơi
Tuổi đời phiêu lãng mây bay
Rồi nàng đi để nơi này quạnh hiu
Nàng đi nhỏ gót phương nào
Mà đây còn để mối sầu cỏ hoa.
Tôi hỏi:
- Anh hát gì thế?
- Có một thời bản nhạc này rất thịnh hành. Mọi người trong xóm đều hát. Đúng ra thì lời Thượng, nhưng ông hiệu trưởng Bạch đã dịch sang tiếng miền xuôi cho dễ hát.
- Hiệu trưởng Bạch?
- Vâng, hiệu trưởng Vi Bạch, một nhân vật đặc biệt của vùng này.
- Thật đặc biệt à?
- Vâng, nhưng cô đừng cố ý hiểu lầm nhé. Ông ấy là một người rất đứng đắn và uyên bác, nhưng không hiểu tại sao lại thích chôn vùi đời mình ở nơi thâm sơn cùng cốc này.
Tôi nằm dài đó, không nói gì cả. Bóng mát của rừng cây rợp mát. Ánh nắng lấp lánh bên trên cành lá. Hoa Tình Lụy tỏa mùi thơm nhẹ trong không khí.
Phong hát nho nhỏ:
Có người con gái xinh xinh
Bên hồ này đã có lần dạo chơi
Tuổi đời phiêu lãng mây bay
Rồi nàng đi để nơi này quạnh hiu
Nàng đi gót nhỏ phương nào
Mà mây còn để mối sầu cỏ hoa...
Tôi nhắm mắt lại, câu chuyện tình kia ru hồn tôi. Cô sơn nữ, Hoa Tình Lụy, Hồ Lụy Tình và cả tiếng hát của Phong vây chặt tôi.
__________________

-------------- --------------
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #6  
Old 04-20-2004, 10:15 PM
LoiThiTham LoiThiTham is offline
Senior Member
 
Tham gia ngày: Mar 2004
Bài gởi: 652
Default

Chương 6

Khi hoàng hôn xuống, người đưa thư mang đến nông trại hai phong thư của mẹ: một cho tôi và một cho bác Châu. Mang thơ về phòng, đóng cửa lại tôi đọc thư thật chậm. Việc ly dị của cha và mẹ chưa xong. Gấp thư lại tôi nằm dài trên giường nghe tiếng trúc xào xạc ngoài song. Chuyện bỏ nhau kia phải ra đến tòa. Thế giới người lớn sao lắm chuyện kỳ cục thế này? Từ chỗ xa lạ không quen biết, đến gặp nhau, yêu nhau rồi lại xa nhau. Suốt một đời người chẳng qua chỉ là một chuỗi ngày hợp tan tiếp nối. Cuối bức thư mẹ viết:
"... Lệ Thu, mẹ mong con sẽ làm quen với nếp sống ở nông trại, khi thu xếp xong mọi việc mẹ sẽ đón con về nhà ngaỵ" Về nhà? Nhưng lúc bấy giờ nhà tôi sẽ ra sao? Một người đàn ông sẽ chiếm lấy vị trí của cha, hay là một người đàn bà khác sẽ chiếm lấy vị trí của mẹ? Cha mẹ đã tạo ra cuộc sống cho cá nhân tôi, bây giờ cả 2 không ở với nhau được nữa, họ sắp sửa xa lìa nhau và mạnh ai đi theo cuộc sống của riêng mình. Chỉ khổ cho những đứa con. Kết quả của mối tình mặn nồng ngày xưa ấy, bây giờ phải gánh lấy hậu quả của mẹ cha chúng đã gây ra: mất tất cả tình thương ngọt ngào của một thời hạnh phúc để rồi thay vào đây là một sự thù hận, mất lòng tin những người đã đi trước.
Tôi sẽ là một nạn nhân như thế ấỵ. và rồi tôi sắp mất đi những gì mà tôi đã yêu quí.
Bất giác, 2 dòng lệ của tôi tuôn chảy dài hồi nào rơi xuống làm nhòe đi cả một trang thơ của mẹ mà tôi đã buông rơi nằm trên gối. Tôi nhắm mắt lại mà cứ nghe tim mình thổn thức. Rồi tôi sẽ thuộc về ai? Bên cha sẽ mất mẹ hay là còn mẹ mà thiếu cha? Rồi cuộc sống sẽ ra sao với một người đàn ông hoặc người đàn bà lạ nào đó sẽ thay cha, thay mẹ tôi. Không! Tôi không muốn mất ai cả... mà nếu số phận tôi không may mắn thì thà là tôi chịu đơn độc chẳng cần sống với ai cả...
Tôi chợt nghe một bàn tay nhỏ nhắn nhẹ nhàng vuốt tóc tôi: mở choàng mắt ra, tôi chợt thấy bác Châu đã ngồi yên ở bên giường tôi hồi nào. Trong tay bác cũng đang cầm một lá thư của me. Buồn rầu nhìn tôi, bác Châu nói nhỏ:
- Lệ Thu! Con đừng buồn nữa, chuyện đã như thế rồi,con buồn cũng không giải quyết được gì. Con phải cố gắng vượt lên số phận để lo cho tương lai con.. Bác cũng biết là ba mẹ con rất thương con, nhưng đúng ra ba mẹ con không nên giành giựt con như thế.
- Nghĩa là sao hở bác?
- Vì càng giành lấy con thì càng dễ mất con chớ chẳng ích gì cả.
Rồi bác Châu cười:
- Cũng chưa hẳn thế, trừ trường hợp chính con muốn. Đừng trách móc cha mẹ, vì con người trời sinh ra là đã có bản tính ích kỷ muốn chiếm hữu lấy cái mà mình thích. Đó là bản năng như chúng ta phải ăn phải ngủ thế thôi! Vỗ nhẹ lên vai tôi, bác tiếp:
- Đừng nên trách móc điều đó nghe con, vì chính con, con cũng có bản năng như thế.
Tôi hơi bối rối, những lời nói của bác Châu đã giúp tôi hiểu lờ mờ rằng đại khái đó là những sự thật mà tôi phải biết. Khi đứng lên, bác Châu an ủi:
- Đừng có ngồi yên ở đây mà nghĩ quẩn, đi ra ngoài vài vòng độ nửa tiếng trở về dùng cơm là vừa, đi đi Thu.
Tôi nghe theo lời bác Châu, đội nón lên, bước ra khỏi khu nhà trầm mặc. Ra khỏi vườn trúc, tôi không biết mình nên đi đâu. Tú đang trồng cây trên mảnh đất thí nghiệm. Ông Viên đang sới đất bón phân. Ông Viên là một loại người vai u thịt bắp thấy rõ. Tôi bước tới đứng nhìn. Tú ngẩng đâu lên nhìn tôi chào:
- Chào cô Thu.
Tôi đáp lại:
- Dạ, chào anh.
Rồi hắn tiếp tục công việc của hắn, lật từng chiếc lá lên xem xét. Trên nền đất, những chiếc bảng nhỏ ghi chú được cắm trước mỗi loại cây. Tú thỉnh thoảng lại cúi xuống ghi chú. Tôi hỏi:
- Anh làm gì thế?
- Ghi xem mức tăng trưởng mỗi ngày của nó. Chỉ một cái cây tôi hỏi:
- Cây nào là cây gì thế?
- Cây kim ngân huệ, một loại thuốc mà lá và hoa nó được dùng để làm thông đường tiểu tiện.
- Còn cây kia?
- Thiên môn đông, dùng để cầm máu.
Tôi tò mò:
- Anh nhớ hết tên chúng à?
- Vâng.
Tú cười, hắn đưa tay chỉ từng cây một
- Đây là ý như, đây là cỏ ích mẫu, đó là câu kỷ, xài hồ, hương phụ, đằng kia là bát giác liên, bán hạ và mãn xà lạ.. Ở xa hơn nữa là huỳnh cầm, tiên du, nga thuật...
Tôi chẳng thấy thú vị với mấy cái tên khó nhớ đó, nhưng tôi ngạc nhiên không hiểu tại sao Tú có thể nhớ hết như vậy. Cắt ngang lời Tú tôi hỏi:
- Tất cả mấy cây trồng ở đây đều là cây thuốc hết à?
- Vâng.
- Trồng cây thuốc để làm gì?
- Chúng tôi đang thí nghiệm, nếu thành công thì phải biết. Cô tính thử xem mỗi năm cả xứ ta tiêu thụ bao nhiêu thuốc bắc.
- Đã thành công chưa?
- Bây giờ thì thật khó nói, nhưng nhìn vào sự tăng trưởng đều đặn của chúng tôi thấy chắc cũng không đến đỗi nào, có điều là không hoàn toàn như ý.
- Cứ quần quật suốt ngày với đất cát, anh không thấy nản à?
Tú nhìn tôi không nói gì cả nhưng tôi tìm thấy trong ánh mắt kia một sự kinh ngạc. Có một đám mây mờ sương phớt lên mặt Tú, chiếc nón rộng vành, màu da đỏ vì nắng nung và chiếc áo cộc kia không thể phủ lấp được vẻ thông minh của chàng. Tú có vẻ tế nhị và Phong thì phóng khoáng. Tú nói:
- Tôi đang cố gắng chinh phục đất đá. Ngoài sự chinh phục này, tôi không đủ khả năng để chinh phục những thứ khác. Miệng anh chàng hằn lên nỗi chua xót. Cúi đầu xuống, Tú tiếp tục công việc trong khi tôi đứng đấy bất động. Trực giác cho tôi thấy có một nỗi niềm trắc ẩn trong tim Tú. Chàng có vẻ buồn, mà tại sao lại chịu khó làm việc thế? Có phải chăng kỷ niệm nào đó đã không phai và dằn vặt chàng mãi? Câu chuyện đó thế nào? Xã hội loài người phức tạp chứ không đơn giản như ta tưởng. Tôi đứng thêm một lúc nữa và thấy Tú có vẻ bất cần để ý đến sự hiện diện của tôi, nên tôi cũng cảm thấy chán và quay lưng lại, trở về khu nhà trầm mặc. Từ ngày hiểu được bản tính nóng nảy của bác Chương, tôi rất chú ý đến giờ dùng cơm.
Chưa vào tới vườn trúc, thì một chuyện lạ khiến tôi phải dừng chân. Tôi thấy đám dê của nhà họ Chương đang về chuồng. Và cô bé chăn dê đang đi giữa đám dê, vừa đi vừa khóc. Cô bé này tên là Sao Ha, nhà ở trong sóc dưới chân núi nhưng thật nghèo, phải đi trông dê để kiếm tiền về giúp đỡ cha mẹ. Ngay ngày thứ hai đến nông trại, tôi đã làm quen với cô bé dễ thương ấy. Sao Ha có nụ cười ròn tan, lúc nào cũng tung tăng chạy nhảy. Tôi chưa hề thấy cô ấy khkóc bao giờ. Bước đến kéo Sao Ha lại tôi hỏi:
- Có chuyện gì vậy?
Cô bé khóc đến đỏ hoa cả mắt, nó vừa nức nở vừa nhìn tôi nói:
- Dê...Dê..nó!
- Dê nó làm sao? Nhìn đám dê vẫn ngoan ngoãn đi theo sau, tôi hỏi:
- Nó húc em ha? Có một lần đứng trên sườn núi tôi đã nhìn thấy lũ dê húc nhau.
Sao Ha lắc đầu:
- Không phải, mà là thiếu hết một con dê, em không dám về đâu! Thiếu một con, ông chủ đánh em chết.
Tôi ngạc nhiên:
- Thiếu à! Thế em có đếm sai không?
Sao Ha vẫn khóc thút thít:
- Không đâu, em biết mà, con dê bị mất là con dê mới đẻ tháng trước, em lùa chúng đến bờ suối, rồi nằm dưới gốc cây ngủ quên, đến lúc thức dậy thì nó đã biến mất, em biết, người ta đã ăn cắp dê của em rồi.. hu hu!
- Em có tìm khắp nơi chưa? Biết đâu nó chạy đâu đó rồi lạc đường về?
- Em đã tìm rồi nhưng không có. Con dê nhỏ này không bao giờ rời mẹ, chắc chắn người ta đã bắt trộm. Em không dám về đâu, ông chủ đánh chết.
Điệu bộ nó y như nó vừa làm một việc tày trời, bây giờ lại sợ ông chủ đánh. Nhìn nó khổ sở, tôi không đành lòng nên vỗ nhẹ vai con bé bảo:
- Em cứ lùa dê vào chuồng đi, để chị đi đến bờ sông tìm hộ cho em nhé?
Bỏ Sao Ha đứng đấy, tôi bước nhanh ra bờ sông. Buổi chiều, cả cánh đồng chìm đắm trong màn sương. Mặt trời lặn mất chỉ còn để lại những đám mây chiều vàng ánh. Tôi đã quên mất những ưu phiền vì bức thư của mẹ. Bây giờ điều cần nhất là phải tìm cho ra chú dê con. Cạnh bờ sông, cỏ mọc thật cao, thật dầy, tôi bắt chước tiếng kêu của Sao Ha gọi dê, tôi đi mãi vào rừng. Màn đêm âm thầm tràn đến. Bóng mặt trời đã lặn mất, gió đêm thì thào câu chuyện của bóng đêm. Đám ráng chiều ban nãy giờ đã bàng bạc xám. Đến tối rồi, tôi phải về nhà nhưng còn con thú vô tội kia thì sao?
Tiếp tục lục lọi trong bóng đêm, chăm chú quan sát từng dấu vết trên cỏ. Cứ thế tôi đi càng lúc càng xa, mãi đến lúc tôi phát giác ra chung quanh mình màn đêm đã vây chặt, tôi mới chịu bỏ rơi việc tìm kiếm.
Quay đầu lại, tôi trở về. Bóng tối không để tôi nhận rõ được hướng đi. Nếu cứ tiếp tục thế này sợ rằng nông trại không hẳn chỉ thất lạc chú dê con mà có thể thất lạc luôn cô khách nhỏ. Tôi bướt khá nhanh chân sợ lại trễ giờ cơm, bác Chương quát tháo ầm ĩ. Tôi định đi ngõ tắt xuyên qua rừng cây để trở về nông trại. Đêm trong rừng thật tối, thật dễ sợ, bóng cây ngã dài, lay động như rướn người ra kêu gọi, như than van. Vừa bước về là tôi đã thấy hối hận ngay. Những hàng cây ban ngày hùng vĩ cao ráo bao nhiêu bây giờ giữa đếm tối nó càng âm u dễ sợ bấy nhiêu. Có tiếng động sột soạt trong bụi cỏ. Rắn chăng? Tim tôi càng lúc càng đập nhanh. Cỏ gai bên dưới bắt đầu chận bước chân phập phồng, một mảnh gai đâm vào chân làm tôi phải dừng lại nhổ. Nhiều lần như thế. Khi vừa nhổ xong mảnh cuối cùng, vừa đứng lên, tôi điếng hồn vì trước mặt tôi một bóng người cao lớn đang chắn ngang. Tôi không nhìn rõ mặt, chỉ biết rằng ông ta cao lớn dễ sơ. Không cần đắn đo gì nữa, tôi quay người lại, định chạy, nhưng ông khổng lồ kia đã đưa tay bắt chặt vào da thịt làm tôi đau buốt. Tôi vùng vẫy, tôi hét to, ông khổng lồ nói một tràng nghe không hiểu gì cả. Trong lúc tôi sợ muốn điếng người, thì bỗng nhiên ông khổng lồ lại buông tôi ra. Mất thăng bằng, tôi ngã nhoài xuống, mắt nhìn lên chạm phải khuôn mặt của ông ta. Ánh sáng trong rừng tuy không rõ lắm, nhưng cũng đủ để tôi nhìn thấy bao nhiêu là vết xăm trên khuôn mặt dữ dằn. Trời! Phong đã bảo là những người Thượng nào có xăm mặt càng nhiều thì càng hung dữ, càng anh hùng, vì xăm mặt có nghĩa là đã giết người. Đối diện với một người như thế sao tôi chẳng bủn rủn tay chân chứ?
Ông khổng lồ vẫn gầm gừ. Nhìn khuôn mặt đen húa xương kia, tôi có cảm giác như mình đang đối diện với con đười ươi to lớn ở rừng già Phi Châu. Lồm cồm ngồi dậy, tôi lại quay đầu chạy miết. Gã quái nhân chẳng chịu buông tha, gã đuổi theo. Tôi cố chạy thật nhanh, bất chấp cả gai góc chỉ mong sao thoát khỏi móng vuốt của gã. Mặc cho cành lá xé rách váy, mặc cho gai góc đâm vào vai, tôi cứ chạy bất kể sống chết.
Sau cùng rồi tôi cũng ra khỏi rừng, đến bờ sông thấy có người đàn ông đi tới, tôi gọi:
- Bớ! Bớ người ta!
Tôi chạy ngay tới người đó, tôi chỉ thấy nguy hiểm khi đứng một mình trong rừng sâu. Tiếng gọi của tôi có lẽ làm cho ông ta chú ý, ngừng bước lại. Ông quay lại, tôi kiệt sức hoàn toàn muốn ngã quỵ xuống. Nhưng cũng cố sức ngoắt tay gọi:
- Ông ơi ông...
Tôi chưa kịp nói dứt lời, thì đã bị trượt chân ngã quỵ xuống. Trời tối quá không làm sao nhìn ra được địa thế, nên tôi đã bị sụp hố rơi tỏm xuống vũng nước nằm giữa đám cỏ và đá sỏi. Cái té làm tôi đau điếng người nhưng chưa kịp thở thì đã nghe có tiếng người chạy đến. Nhắm mắt lại, tôi buông xuôi, dù thế nào đi nữa tôi cũng không thoát khỏi tay người rừng rú này được Một giọng nói thật lạ vang lên:
- Cô té có sao không?
Tôi cảm thấy yên tâm, mở mắt ra nhìn vị cứu tinh của mình. Trời tối quá, không nhìn thấy rõ mặt, nhưng ánh mắt có vẻ đang lo lắng nhìn tôi.
- Có 1 ngườị. người thượng!
- Người thượng ạ? Thượng thì thượng có gì đáng sợ đâu?
Tôi ấp úng:
- Nhưng ông ấỵ. ông ấy đuổi theo tôi, muốn bắt tôi. Ông ấy là một người có xăm mặt.
Nơi bìa rừng phát ra những tiếng chân dồn dập. Người đàn ông quay đầu lại nhìn tôi cũng ngẩng mặt lên, người thượng hung dữ kia đang đứng nơi đó. Tôi hoảng hốt:
- Đó đó! Người đó đó!
Vị cứu tinh của tôi thốt ra một tràng tiếng thượng với người khổng lồ. Tôi không hiểu ông ấy nói gì, nhưng lại nghe người khổng lồ đáp lại líu lo. Sau đấy vị cứu tinh tôi nói:
- Ông đã làm cho cô gái này sợ, vậy ông hãy nói rõ cho cô ấy biết rõ ràng.
Gã khổng lồ lại tuôn ra một tràng tiếng thượng, vị cứu tinh của tôi cười bảo:
- Tất cả chỉ là một sự hiểu lầm, ông này không có ác ý gì với cô cả, ông ấy đang giận cô con gái, vì cô này không chịu giúp việc nhà cứ bỏ đi lông bông tối ngày. Ông ấy ra rừng tìm kiếm, nhưng vì trời tối nhìn không rõ, nên tưởng cô là con ông ấy, tới chừng biết là không phải, buông ra thì cô lại bỏ chạy. Ông ấy nói không rành tiếng ta, nên chỉ biết dùng tiếng thượng để giải thích. Nhưng càng giải thích thì cô càng chạy nhanh, vì vậy mới có sự hiểu lầm, cô rõ rồi chứ?
Tôi nhìn về phía người khổng lồ với ánh mắt hoài nghi trong khi vị cứu tinh của tôi khoát tay:
- Thôi được rồi, ông đi đi, để tôi đưa cô này về.
Tên người thượng lập tức quay người đi, chẳng mấy chốc bóng gã đã khuất trong màn đêm. Tôi nhìn người trước mặt, bối rối vì đã làm phiền ông ta cái chuyện không đâu. Phủi phủi bụi trên áo, tôi đứng dậy, may quá chân tôi chưa gãy, chỉ bị trầy da một tí trên đùi. Vị cứu tinh hỏi:
- Sao? Có bị thương không?
- Không sao cả, chỉ hơi trầy. Tôi chưa hề sống ở vùng cao nguyên.
Vị cứu tinh cười:
- Nếu như tôi đoán không lầm thì cô là khách của nông trại Lệ Thanh phải không?
- Sao ông biết? Vâng, tôi đến nông trại ở đã được bốn hôm nay.
Giọng thật lạnh lùng, nhưng ra vẻ biết tôi thật rành rẽ:
- Có phải cô là Lệ Thu không?
Tôi càng ngạc nhiên:
- Ông là ai mà biết rõ cả tên tôi?
Vẫn thản nhiên ông ta tiếp:
- Tôi đã gặp mẹ cô và nghe nói nhiều về cô. Vợ chồng ông Chương cũng có nói cho tôi biết là cô sẽ ở đây suốt một thời gian. Vả lại ở những vùng quê hẻo lánh thế này,có bất kỳ một ai lạ cả vùng đều biết ngay, huống hồ lại là cô!
- Nhưng tôi vẫn chưa biết ông là ai?
- Tôi ở dưới chợ, tôi tên Bạch
Tôi mở to mắt nhìn ông ta:
- Thế ông là Vi Bạch, hiểu trưởng trường phổ thông huyện phải không? Tôi cũng nghe tên ông lâu rồi.
- Thế à?
- Vâng, vì nông trại tràn ngập hình ảnh của ông khắp nơi đâu đâu cũng có thể nhìn thấy tên ông cả.
Ông Bạch cười, nụ cười hảm vẻ tư lự:
- Thôi được rồi, bây giờ chúng ta về nông trại Lệ Thanh nhé? Tôi cũng định đến đấy chơi, giữa đường thì gặp cô.
Chúng tôi cùng trở về nông trại, chiếc váy tôi rách một lỗ to, trên cánh tay đầy vết gai sước, chân lại bị trầy da, trông thật thểu não. Ông Bạch nhìn tôi nói:
- Đúng ra ông bà Chương chẳng nên cho cô vào rừng, khi cô còn chưa rõ đường đi thế này.
Tôi nói:
- Tôi đi thế này hai bác tôi cũng chả hay biết gì cả. Ở nhà mất hết một chú dê con, tôi định đi tìm.
- Dê con? Nó phải đi theo dê mẹ chứ?
- Nhưng Sao Ha nói là đã bị người ta trộm mất.
Ông Bạch lắc đầu:
- Trộm à? Ở đây làm gì có trộm? Nếu có thì là đào trộm một củ khoai hay chặt một cây mía là quá lắm rồi.
Tôi không nói gì nữa, chỉ cảm thấy ông Bạch vẻ như một người cha hiền, lúc nào cũng sẵn sàng che chở cho lũ con. Đám dân lành ở đây cần được bảo vê. Giọng nói trầm và bình thản của ông mang đến cho người nghe một sự tin tưởng. Sa mù buổi tối vây quanh cánh đồng dưới thung lũng. Những cánh sao trời bắt đầu xuất hiện, trăng cũng tỏ, đuổi xa đi bóng đêm trên đồng cỏ. Cái đẹp của đêm trăng thật tuyệt diệu
Từng hàng cây thẳng tắp in chiếc bóng đen của mình lên nền trời xa. Quay đầu lại nhìn ông Bạch, dưới bóng trăng mặt ông thật rõ nét. Một khuôn mặt đầy nam tính, trên chiếc cằm vuông đã bắt đầu xuất hiện nếp nhăn, mắt trông xa vời như chứa đựng cả bầu trời bí mật Con người đã đến lúc mà thời gian và cuộc sống đã bắt phải trưởng thành, tuy không chứng minh được điều mình nghĩ là đúng, nhưng tôi hiểu. Có lẽ thấy tôi nhìn quá chăm chú, ông Bạch quay sang cười:
- Cô đang ngắm tôi đấy à?
- Vâng!
- Thế cô đã thấy được gì?
- Tôi thấy ông giống một quyển sách khó đọc.
Ông Bạch cười rồi lắc đầu:
- Có phải cô đã xem quyển " Ông già Khốt-Ta-Bít" rồi phải không?
Tôi dạ nhỏ một tiếng. Nghĩ đến câu nói vừa rồi của mình, tôi xấu hổ vô cùng. Ông Bạch nhìn tôi một cách thích thú.
- Mỗi người đều là một quyển sách khó đọc, cô cũng thế. Tôi biết cô chẳng giản dị như bề ngoài của cô đâu, mà cô còn có những bực mình, những phiền muộn, rối rắm riêng tư. Đúng không? Nếu cô tìm hiểu nhiều về người khác, cô sẽ thấy được nhiều điều mà cô chẳng ngờ được.
- Thế ông có thích tìm hiểu không?
- Tôi tìm hiểu người khác quá nhiều, nhưng bây giờ không còn thích thứ nữa. Nụ cười trên môi ông Bạch chợt tắt:
- Đến bao giờ cô lớn lên bằng tuổi tôi, cô sẽ chẳng thích thú gì khi làm việc đó, vì có khi chỉ cần nhìn người ta là cô hiểu ngay.
Chúng tôi bước vào cổng khu nhà trầm mặc. Tôi nghĩ đến những bức họa, nét chữ và tài điêu khắc của ông ta. Ông Bạch là người thế nào? Một ẩn sĩ chán đời? Một triết gia? Một nghệ sĩ? Hay là một kẻ sĩ nhất thời? Một người bất đắc chí? Nhìn ông ta mà tôi quên cả bước.
Có tiếng chim kêu, rồi tiếng đập cánh, một chú chim bay tới đậu lên vai ông Bạch., đó là con Ngọc Thúy. Ông ôm con vật để nó đậu trên đầu ngón tay:
- Đây là con vật dễ thương, đẹp lắm phải không? Cô xem xem, nó còn xứng đáng để ta tìm hiểu hơn là tìm hiểu loài người. Nó, cũng là một quyển sách nhưng khác ở chỗ là quyển sách đẹp chứ chẳng phức tạp như con người.
Từ con người ông tỏa ra một sức hấp dẫn lạ lùng. Con người này thế nào? Quyển sách ra sao? Tôi cảm thấy thích thú muốn tìm hiểu, vì nó khó đọc
Bước ra khỏi đường mòn, tôi còn nghe có tiếng khóc.
- Con không biết! Xin đừng đánh con.
Tôi hét lên:
- Đúng là giọng Sao Ha, bác Chương đang đánh nó!
- Chúng ta phải chạy nhanh đến can mới được
Ông Bạch bảo, đoạn chạy nhanh vào nhà. Con Ngọc Thúy vỗ cánh bay đi. Chúng tôi đã đến trước cửa Khu nhà trầm mặc.
__________________

-------------- --------------
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #7  
Old 04-20-2004, 10:45 PM
LoiThiTham LoiThiTham is offline
Senior Member
 
Tham gia ngày: Mar 2004
Bài gởi: 652
Default

Chương 7

Qua khỏi cửa, chúng tôi nhìn thấy vợ chồng bác Chương. Diễm Chi và Sao Ha. Bác Chương đang nắm chặt vai Sao Ha lắc mạnh:
- Mày là con quỷ! Mày không đem con dê ra trả tao, tao lột da mày!
Sao Ha vừa khóc vừa vùng vẫy. Tôi buồn cười vô cùng vì nghe bác Chương bảo Sao Ha là con quỷ. Chỉ có đàn bà mới dùng chữ đó để chửi người khác, vả lại làm mất một con dê có gì đáng đâu mà mắng là quỷ . Bé Sao Ha nằm gọn trong tay bác Chương như con gà nằm gọn trong tay người sắp làm thịt nó. Mặt nó tái mét vì sợ hãi, nó cầu cứu với bác Châu bằng ánh mắt, và miệng vẫn van xin ông Chương:
- Đừng đánh con! Đừng đánh con ông chủ ơi!
Bác Châu không đành lòng:
- Anh Chương, thôi tha cho nó đi, chắc nó không cố tình làm mất đâu!
Ông Chương rít lên:
- Đừng có che cho3 cho nó! Cũng chính vì lòng quãng đại của em mà mỗi năm chúng ta tiêu hao hết bao nhiêu là tài sản.
Cánh tay ông Chương lắc mạnh Sao Ha:
- Phải không, có phải mày đã đánh cắp đem về nướng ăn rồi hay không?
Bé Sao Ha khóa òa:
- Không, không có, con không có!
- Không có thì mày phải mang ra đây, ông bỏ tiền mướn mày chăn dê cho ông, mày không giữ được thì mướn mày làm gì? Có phải mày đã ăn cắp đem cho bố mày rồi phải không?
- Dạ không! Không có! Con thật tình không có làm như vậy.
- Còn nói không có nữa à?
Bác Chương thẳng tay tát vào má nó làm nó chúi nhủi. Nó bắt đầu khóc to, nó càng khóc bác Chương càng giận dữ. Ông lại cho nó thêm mấy cái tát. Bàn tay to lớn kia đã để lại trên má con bé những lằn nhỏ ngang dọc. Bác Châu bước tới, ngăn chồng lại:
- Anh Chương, anh đừng đánh nó như vậy. Chưa có bằng cớ chắc chắn mà đánh thế tội nó.
- Chúng ta tốn tiền mướn nó để làm gì? Dù nó có trộm hay không có trộm, nó đều phải chịu trách nhiệm cả.
Bác Châu ôm Sao Ha vào lòng, con bé co rúm người lại Bác bảo chồng:
- Anh Chương, nó chỉ là đứa con nít, anh không thể nào mong mỏi đứa con nít phải chu toàn như người lớn được. Đó là chưa nói chúng ta không thể tự xem mình là chủ rồi muốn đánh đập tôi tớ lúc nào cũng được
- Bỏ ba cái luân lý rẻ tiền của bà đi! Tôi chỉ cần biết tôi bỏ tiền ra mướn nó là để giữ dê, nếu mất dê là tôi có quyền phạt, có quyền rầy nó. Bà làm gì phải bênh vực nó?
Nói như bà chỉ có nước giao luôn nhà cho nó cho rồi! Ông Bạch đứng bên tôi có vẻ khó chịu, ông bước tới đặt tay lên vai bác Chương can:
- Thôi được rồi, anh Chương, mất có một con dê con có gì mà phải nổi giận. Tha cho con bé đi, tôi thấy nó cũng thật thà chứ chẳng dám tham lam đâu.
Bác Chương quay sang ông Bạch, bất bình ra mặt:
- Còn anh nữa, anh Bạch! Sao lại bênh vực con bé này. Tôi bực nó lắm rồi. Mùa đông năm rồi, nó để cho một con dê con rơi xuống suối chết. Mấy tháng trước lại mất thêm một con, rồi bây giờ nữa. Thật tôi không thể tin cậy người chung quanh tí nào.
Ông Bạch chậm rãi:
- Người ta ở đây họ không bao giờ ghé mắt đến tài sản của anh đâu. Khi chưa hiểu rõ được họ anh đừng nói vậy. Họ nghèo thật, nhưng họ vui với cái nghèo của họ chứ không có tham như anh nghĩ đâu.
Bác Chương có vẻ giận hơn:
- Anh Bạch, bộ họ là gì của anh hay sao mà anh bênh chúng nó quá vậy?
Mặt ông Bạch đổi sắc ngay. Khẽ liếc sang bác Châu, ông bắt gặp tia mắt van lơn của người đàn bà. Cơn giận đột nhiên tan biến. Quay đầu đi, ông thở dài:
- Anh Chương, đến bao giờ anh mới thay đổi bản tính thô bạo kia?
Bác Chương trợn mắt:
- Tại sao tôi phải thay đổi?
Ông Bạch đặt tay lên đầu bé Sao Ha xoa nhẹ:
- Nông trại này không phải là trại lính, họ cũng không phải là lính của anh, nếu anh cứ tiếp tục đối xử với họ thế này, tôi nghĩ có lẽ anh sẽ bị cô lập
Bác Chương nói xéo, chẳng suy nghĩ:
- Tôi không cần họ nói tốt cho tôi, cũng như tôi không cần phải bảo vệ chiếc ghế hiệu trưởng của tôi mà!
Mặt ông Bạch tái mét, quay người định bỏ đi:
- Có lẽ tôi nên về, sự hiện diện của tôi ở nơi này là một lầm lẫn lớn!
- Ông hiệu trưởng!
Tiếng bác Châu gọi to, làm bước chân ông Bạch dừng lại.
Trên gương mặt xanh của bác, đôi mắt vẫn long lanh:
- Anh đã biết tính của ông nhà tôi thế anh còn giận làm gì? Mấy ngày liền anh không đến chơi, sao không vào nhà dùng tách nước rồi hãy về.
Ông Bạch do dự, nhìn bác Chương rồi nhìn bác Châu, đôi mắt ông hằn lên vẻ bối rối. Bác Chương cảm thấy mình nói lỡ lời, nên buông bé Sao Ha ra, nhưng cũng không quên đe:
- Cút đi! Trước mặt ông hiệu trưởng tao không đánh mày, nhưng lần sau mà còn tái phạm, tao không lột da mày, tao không phải là thằng Chương nữa.
Sao Ha loạng choạng suýt ngã, có người bước đến giữ con bé lại, đó là Tú. Không biết Tú đã đứng bên tôi từ bao giờ mà tôi chẳng hay. Chàng bất mãn nhìn cha nhưng vẫn yên lặng. Bàn tay vững chắc xoa lên vai Sao Ha vỗ về, Tú dịu dàng hỏi cô bé:
- Sao Ha, để anh đưa em xuống nhà bếp rửa mặt, rồi tìm một cái gì ăn nhé?
Bác Chương định bước tới định la Tú, nhưng bác Châu đã ngăn chặn kịp thời, bà năn nỉ:
- Anh Chương, bỏ qua đi chứ?
Bác Chương dừng chân lại, nhìn theo Tú dìu Sao Ha bước đi, một lúc quay lại bảo bác Châu:
- Cái gì bà cũng che chở, bà làm riết rồi cả con cái nó cũng phản tôi đấy thấy không?
Quay lại nhìn chung quanh, bác Chương vẫn chưa hết cơn giận:
- Sao, mọi người lại đứng hết ngoài cửa thế, không chịu vào nhà ngồi hay sao?
Bác Châu thở dài:
- Thôi được rồi, mời tất cả quý vị vào nhà.
Chúng tôi vừa định bước vào thì Phong cũng từ trong rừng trở về. Hắn có vẻ vui và yêu đời lắm. Nhưng vừa cảm thấy bầu không khí có vẻ căng thẳng và thấy sự hiện diện đông đủ của chúng tôi, hắn ngạc nhiên, nhìn quanh hỏi:
- Sao vậy? Có chuyện gì vậy?
Bác Châu mệt mỏi:
- Có chuyện gì đâu, con Sao Ha vừa đánh mất con dê con.
- Dê con à? Phong ngạc nhiên.
- Ờ, mày có thấy đâu không?
Phong nhún vai, liếm mép, hắn cố gắng tạo nụ cười:
- Tôi thấy, nhưng mà chỉ có con dê con thì quan trọng gì?
Bác Châu nhìn vẻ ngượng ngập của PHong bác có vẻ giận:
- Nếu mà thấy, mày chỉ cho người ta tìm. Tại sao mày không mang về luôn thể, không lẽ cả dê nhà mình cũng không biết hay sao?
Phong lại nhún vai:
- Khỏi nói con cũng biết là dê nhà mìinhh, chính vì thế mà con đã nướng nó một cách an tâm.
- Sao, anh nói sao?
Lần này Diễm Chi buột miệng. Bác Chương và bác Châu đều tròn xoa mắc nhìn hắn. Tôi bất giác quay mặt sang. Phong cười hì hì bảo:
- Như thế này này. Tôi gặp anh Nam trong rừng, anh ấy đang vẽ phong cảnh. Bức họa dở dang, chúng tôi mới bắt chuyện nhau. Bắt đầu là nói về nghệ thuật rồi qua văn học, từ văn học lại qua tới triết học, hai đứa đang hứng thì Sao Ha lại dẫn dê đến bờ suối. Chúng tôi cảm thấy đói, nên thừa lúc Sao Ha ngủ mới bắt con nhỏ nhất, đem đến bên Hồ Mộng nướng ăn.
Phong dứt lời, gian phòng rơi ngay vào không khí ngột ngạt. Tôi có cảm tưởng bác Chương lại sẽ nổi cơn thịnh nộ mà lo lắng giùm cho Phong. Bác Châu ngồi im nhìn thằng con nghịch ngợm. Câu kết luận thuật ngoài sự tưởng tượng của mọi người. Ông Bạch thì tựa người vào cửa. Một lúc thật lâu, tôi mới nghe bác Chương lên tiếng, nhưng có điều là không quát tháo như tôi tưởng. Giọng nói bác có vẻ hơi ngỡ ngàng:
- Mày bắt mất con dê, mà lại chẳng cho nhà biết tiếng nào cả. Tao mong rằng từ đây đừng có chuyện thế này nữa. Thôi bây giờ mời mọi người vào nhà, bỏ qua chuyện đó đi!
Bác Châu định nói điều gì, nhưng rồi lại thôi, bà nhìn Phong với vẻ bất mãn rõ rệt. Quay người lại, bà là người đầu tiên đi vào trong. Bác Chương, Diễm Chi, ông Bạch và tôi nối gót theo sau. Phong nhìn tôi, chiếc váy rách và vẻ xơ xác của tôi không qua khỏi ánh mắt lém lỉnh của hắn:
- Lệ Thu, cô vừa gặp chuyện bất ngờ à? Nhìn cô tôi tưởng như cô mới đánh nhau với sư tử chứ?
Tôi nói như chỉ để mình nghe:
- Một con dã nhân!
Phong không hiểu:
- Cái gì?
Tôi bực mình:
- Đừng hỏi nữa, cũng tại con dê con anh bắt đi đó.
Sự đối đáp giữa tôi và Phong khiến bác Châu chú ý. Bác sực nhớ ra nãy giờ đã quên để ý đến tôi, bác lo lắng:
- Sao, nãy giờ Thu đi đâu? Ăn cơm chưa?
Tôi biết có lẽ mọi người đã dùng cơm hết rồi nên nói:
- Dạ không sao, để con xuống bếp chiên hai cái trứng là xong.
- Con gặp chuyện gì mà xem bơ phờ thế?
Ông Bạch giúp tôi giải thích:
- Một sự hiểu lâm nhỏ. Cô ấy đi vào rừng gặp cha của Sao Ly. Cố ấy sợ quá nên bỏ chạy, trong khi cha Sao Ly lại tưởng cô ấy là con gái mình nên rượt theo. Chỉ có thế thôi.
Lời tường thuật của ông Bạch thật đơn giản, nhưng cũng khiến cho mọi người chú ý. Bác Chương "hừ" một tiếng trong miệng, rồi nói:
- Đồ khùng!
Tôi không biết bác ấy mắng ai, nhưng nhìn gương mặt của ông thật khó chịu. Bác gái lo lắng khẽ liếc về phía ông Bạch như ngầm van ông ấy đừng kể nữa. Diễm Chi đưa mặt lấm lét nhìn cha. Chỉ có Phong là làm ra vẻ an nhiên tự tại, hắn cao hứng nói:
- Cái gì? Sao Ly à? Tôi mới gặp cô ấy ban sáng đây! Cô ấy đẹp như mặt trời buổi sáng, trông muốn :Di cả mắt.
Mặt trời buổi sáng, mây buổi sáng, trời buổi sáng. Lúc nào tôi cũng nghe hắn sử dụng những tiếng ví von kia. Bác Chương vẻ giận dữ thét Phong:
- Trong nhà này tao cấm không cho nhắc đến tên con nhỏ đó!
Phong làm bộ thở dài:
- Được rồi, vậy là con không nhắc đến, nhưng nếu chỉ vì cô ấy là gái sơn cước mà cha khinh khi thì cũng không phải.
Sinh ra đời, con người bình đẳng như nhau cả. Mấy ngàn năm về trước, tổ tiên chúng ta chẳng hơn họ sao? Bác Chương gầm lên:
- Mày học cái thói bắt bẻ cha mày ở đâu đấy?
Đỡ lấy chén cơm của cô Hương đưa cho, tôi nói cám ơn, xong quay lại định nói tiếp, thì không thấy bóng Tú đâu nữa. Chỉ có Sao Ha đứng nhìn ra cửa.
- Ủa? Anh Tú đi đâu rồi?
- Anh ấy mới ra cửa, chắc ra ruộng.
Ra ruộng? Giờ này ra ruộng làm gì? Đưa mắt nhìn ra bên ngoài, rừng trúc dưới ánh trăng có vẻ bí hiểm làm sao. Bóng cây chập chờn trong làn sương mỏng. Giờ này đâu phải là giờ làm việc? Tôi hơi ngạc nhiên. Ở nhà này hình như người nào cũng có một tật riêng. Thôi thì mặc họ, lo ăn cho no trước cái đã.
Sau bữa cơm, tôi không đến phòng khách mà trở ngày về phòng riêng, bật đèn bàn lên tôi ngồi vào ghế định viết thư cho mẹ. Nhưng cầm thơ của mẹ lên đọc lại mấy lần, tôi không biết phải viết thư thế nào mới phải. Báo cáo cuộc sống trong những ngày vừa qua chăng? Bao nhiêu việc rối rắm hiện ra trong óc tôi khiến tôi không biết phải bắt đầu bằng cái gì. Hai tiếng đồng hồ trôi qua mà mảnh giấy trước mắt tôi vẫn trắng tinh.
- Gấp giấy lại, tôi bỏ ý định viết thư. Nhưng trong óc tôi, trong từng mạch máu tôi, sự cảm hứng cuồn cuộn chảy, có nhiều điều cần nói, cần phải tuôn ra, tôi phải viết một cái gì mới được. Kéo quyển " Khu nhà trầm mặc yêu dấu" ra tôi cầm bút suy nghĩ. Cảm hứng dâng tràn mà lời văn thì tắt nghẽn trong tôi.
Đêm càng lúc khuya, đồng hồ tay đã chỉ một giờ hai mươi phút. Tôi giật mình đứng dậy. Ở cao nguyên bắt đầu từ mười giờ khuya là đã nửa đêm rồi. Xếp vở lại bỏ vào ngăn kéo, thay áo, tắt đèn định đi ngủ. Khắp khu nhà trầm mặc không còn một ánh đèn nào cả. Ánh trăng ngoài trời thật tỏ, thật đẹp, khiến tôi bỏ ý định đi ngủ. Đứng tựa vào song, chống tay lên cằm, ngắm rừng trúc trong đêm tối. Vẽ tĩnh mịch của khu rừng trông thật đẹp. Đêm âm thầm trong giấc mơ bình yên.
Đột nhiên tôi giật nẩy mình. Từ tối trùng điệp của rừng trúc, có một bóng đen di chuyển. Lúc đầu, tôi cứ tưởng là ảo giác, nhưng khi nhìn kỹ, bóng đen vẫn hiện rõ trước mặt. Đó là dáng người đàn ông. Hắn đã đứng lại, tựa thân vào một cây trúc, yên lặng như một linh hồn cô độc. Tôi rùng mình, nổi dà gà. Không nhiểu đây là người hay là quỷ.
Có tiếng chân sột soạt, rồi một bóng đen khác xuất hiện, dáng dấp nhỏ thó của một người đàn bà. Hai bóng người kia dính vào nhau rồi đi dần ra ngoài bìa rừng biến mất trong bóng đêm.
Một lúc thật lâu tôi nín thở. Cảnh bất ngờ xuất hiện trước mắt làm tôi bàng hoàng. Đôi trai gái này gan quá, nhưng họ là ai? Một thứ trực giác bén nhạy lóe nhanh qua óc, tôi rùng mình. Diễm Chi! Diễm Chi và tình nhân của nàng? Kề tai sát vào phòng của Diễm Chi, tôi nghe ngóng, mong sẽ nghe được tiếng động gì ở phòng bên, nhưng chỉ đón nhận được sự yên lặng.
Trở về giường ngồi xuống, lòng tôi hoang mang. Có thật đấy là Diễm Chi không? Nàng hiền lành, nhu mì như thế mà! Không!... Không, tôi không tin là như vậy. Có thể.. có lẽ là một trong hai anh của cô ấy. Phải rồi! Tia sáng lóe ra trong đầu. Tại sao không phải là Tú hay Phong được chứ? Mối tình của Tú biết đâu chẳng đến hồi kết thúc? Phong lại là tên lăng nhăng hạng nặng, nhưng người con gái kia là ai? Có phải thiếu nữ người Thượng suốt ngày long nhong ngoài rừng? Lắc đầu, tôi biết mình lại định viết tiểu thuyết nữa rồi. Có lẽ câu chuyện chẳng có gì là bí mật, chỉ tại tôi quan trọng hóa. Biết đâu đó chẳng là Hương hẹn hò với vị hôn phu của cô ta? ( Tôi biết Hương đã đính hôn với một người Thượng ở dưới chợ). Đúng rồi, chỉ có thể như thế.
Tôi không thèm nghĩ thêm gì nữa, ngả lưng xuống giường ngủ một mạch.
__________________

-------------- --------------
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #8  
Old 04-20-2004, 11:28 PM
LoiThiTham LoiThiTham is offline
Senior Member
 
Tham gia ngày: Mar 2004
Bài gởi: 652
Default

Chương 8

Ánh nắng sớm mai đánh thức tôi dậy. Nắng sáng nhuộm tươi màu lá xanh, sự tinh khiết của không khí đã xô đuổi đi bao ý nghĩ vơ vẩn ngày qua. Đứng dậy tôi đến bên cửa sổ, ngắm cành trúc mọc đều, chiếc thân nhỏ nhắn thẳng tắp, lá dài mỏng manh thản nhiên đu đưa trong gió, tôi nghĩ những hình ảnh mình thấy đêm qua chẳng qau chỉ là ảo giác mà thôi. Đó là chưa kể lúc bấy giờ tôi đang bận tâm về việc tiểu thuyết. Tâm hồn tôi có thể đang bị phân tán. Bỏ chuyện đó qua một bên, với lấy chiếc nón trên bàn, tôi đi ra. Tiếng chim hót líu lo, thiên nhiên gợi tình thế kia mà giam mình trong phòng thì quả là lãng phí thái quá! Tôi phải đi bách bộ một tí.
Qua nhà bếp rửa mặt, tôi lục một chém cơm nguội rồi bảo với cô Hương thưa với bác Châu là tôi không ăn sáng. Xong tôi băng mình ra vùng trời ngập ánh nắng. Qua khỏi bờ ruộng, hàng giậu... tôi nhắm hướng mặt trời mọc mà đi, những giọt sương đọng trên lá chưa tan khiến cho bao nhiêu cọng cỏ non như đang được tắm mát. Khu rừng trước mặt, hoa loa kèn quấn quanh những thân cây già. Tôi dừng lại, ngắt luôn mười đóa, và xỏ thành xâu mang vào cổ. Tôi chạy nhảy trong cánh đồng, nói chuyện với lũ kiến dương, phá tổ kiến đen, và đùa nghịch với cây dại. Tôi tưởng chừng như mình chính là một con hươu nhỏ, lòng vui lâng lâng.
Ra khỏi rừng, hồ Lụy Tình trước mặt, Hồ Lụy Tình! Hồ Mộng cũng là nó! Không khí thật thần tiên lôi cuốn tôi. Tôi không nhớ con đường mòn lúc xưa mình đã đi là ở phía nào, tôi băng qua đồng cỏ đến mục tiêu càng nhanh càng tốt. Tôi đi như chạy, mặc cho cỏ gai quấn lấy chân tôi, miễn làm thế nào đến được bờ hồ ngay trong lúc lòng tôi đang rạo rực.
Đến được bờ hồ, tôi men theo những hàng cây, nước hồ trong xanh trên mặt hồ thoang thoảng một lớp sa mù như khói tỏa. Thiên nhiên làm tê liệt mọi cảm xúc của tôi. Ngồi xuống bãi cỏ, tôi mặc cho trí óc vẩn vơ. Tôi ngồi như thế không biết bao lâu, đầu óc vấn vương bao nhiêu là hình ảnh, từ hoa Tình Lụy đến hồ Lụy Tình. Người con gái man dại của rừng xanh suốt ngày rong chơi kia lúc còn sống có hay đến đây với người yêu không? Chắc chắn là có. Cứ nghĩ như thế tôi có cảm giác như linh hồn người con gái kia đang ở bên cạnh hay đang lơ lửng đâu đây. Cái ớn lạnh chạy dài theo xương sống, tôi rùng mình. Đảo mắt nhìn vào rừng, đột nhiên tôi thấy có một bóng người, bóng người đó biến nhanh sau hàng cây, gai ốc mọc lên trong từng chân lông tôi. Cố giữ bình tĩnh tôi nhìn về hướng đó. Không có một ai hết, tôi phì cười, thật là nhát gan! Đêm qua cũng bóng người rồi bây giờ lại bóng người. Tôi xoay hướng nhìn lại bờ hồ, nhìn bóng mình trong nước. Nước hồ trong quá, hình ảnh tôi hiện ra thật rõ ràng. Mái tóc ngắn, chiếc trán rộng, đôi mắt mở to. Tôi thấy mình không đẹp, nhưng vòng hoa trên cổ tôi thì khỏi chê. Hít mạnh khí trời vào lồng ngực tôi đưa tay xuống định nghịch nước thì đột nhiên có vật gì rơi xuống hồ làm sóng nước vỡ nhẹ. Đóa hoa Tình Lụy! Tôi không thể nào nghĩ đước cánh hoa tự nhiên lại bay xuống nước? Chưa kịp nghĩ tiếp tôi lặng người đi vì một bóng người hiện ra trên mặt nước. Đó là gương mặt cô gái trẻ. Mái tóc dài xõa vai bị gió thổi tung trông thật man dại. Hai đóa hoa Tình Lụy đỏ thẳm nằm hững hờ trên mái tóc. Cô gái mặc áo đỏ không cài nút ngực, để lộ khoảng ngực trần nẩy nở. Mặt nước vẫn lạy động lung linh khuôn mặt của cô ta, nhưng tôi chắc chắn là rất đẹp. Tôi nín thở, nàng đã xuất hiện! Người con gái của mối tình lãng mạn, hoá thân của loài hoa tình lụy đây! Nàng đẹp thật, nét đẹp man dại của thời bán khai. Có điều ngạc nhiên là tại sao tôi chẳng thấy sợ tí nào, tôi tin có ma quỷ, nhưng làm sao ai lại có thể khiếp sợ trước một sắc đẹp tinh khiết thế kia chứ? Tôi bình tĩnh quay lưng lại đối diện với linh hồn kẻ dám chết vì yêu. Mặt trời chiếu những tia nắng rạng rỡ lên tóc nàng.! Chúng tôi cứ thế nhìn nhau trong dò xét.
Trong nắng mai, người thiếu nữ đẹp hơn bóng nàng dưới nước. Đôi mắt sắc bén, mi cong vút, mày sậm. Đúng là nàng! Hồn thiêng của Hồ Mộng? Chiếc áo đỏ như màu hoa Tình Lụy. Đôi chân trần thản nhiên bước tới vùng đất đã bao lần đặt chân đến. Tôi bâng khuâng không hiểu ở thế giới của nàng, đời sống có tràn ngập sự u hoài buồn bã như thế giới tôi hiện sống nay không? Nhưng rồi khi bước chân e dè của người con gái đến gần hơn, tôi nghe có tiếng thở nhẹ. Như thế thì đây không phải là ma quỷ, ma quỷ làm gì có hơi thở, và.. sống động như vậy? Thế thì cô ta phải là người, như tôi! Người con gái đột nhiên mở miệng:
- Tôi biết chị, chị là khách ở nông trại Lệ Thanh phải không?
Giọng nói cô ta thật quen thuộc. Hình như tôi đã nghe qua tiếng nói nàng ở đâu đây. À đúng rồi!
- Tôi cũng biết chị, chị là Sao Ly phải không?
- À! Bàng cười to, nụ cười thật hấp dẫn:
- Sao chị lại biết tên tôi?
- Hôm qua tôi đã gặp cha chị.
Nụ cười trên môi Sao Ly chợt tắt, ánh sáng đột nhiên như tối sầm hẳn lại. Một lúc sau nàng mới ngẩng mặt lên:
- Cha tôi dữ lắm phải không chị? Đưa tay chỉ vòng hoa trên cổ tôi, Sao Ly khen:
- Đẹp quá!
Tôi cởi vòng hoa xuống, choàng vào cô? Sao Ly:
- Cho chị đấy!
Sao Ly cúi xuống ngắm, rồi ngẩng lên cười. Nụ cười lún đồng tiền thật tươi và đẹp.
- Bây giờ tôi mới biết tại sao họ lại thích chị!
- Ai?
- Anh Tú, anh Phong!
- Tại sao?
Sao Ly lục lọi trong trí, cố tìm một hình dung từ thích hợp:
- Vì...chị như thế này .. như thế này .. Chị văn minh...
Lần này đến tôi cười, tôi thích thích người thiếu nữ rừng xanh ngây thơ giản dị thật thà, nàng tự nhiên như sông núi, cỏ cây.
- Chị ở thành phố lớn thật lớn, phải không?
- Ừ!
- Ở đó đẹp lắm hả chị?
- Không đẹp bằng nơi này.
Sao Ly gật đầu rồi ngồi xuống cỏ, bứt một nắm cỏ đưa cao lên cho từng cọng một rơi xuống qua kẻ tay. Tôi hỏi:
- Suốt ngày chị ở trong rừng làm gì mà cha chị phải đi tìm hoài vậy?
Sao Ly giận dữ:
- Ổng tìm tôi? Tìm tôi để bắt tôi về cho heo ăn, đuổi gà, đuổi vịt, bắt tôi làm đủ thứ công việc, lại đem gả tôi... gả tôi cho cái thằng...!
Sao Ly nói thêm một tràng tiếng Thượng rồi nhún vai:
- Cha tôi dữ lắm, chị xem này.
Nàng chẳng e thẹn mở ngay nút áo kéo tuột xuống cho tôi xem những vết roi ngang dọc trên tấm thân nâu sậm rắn chắc.
Tôi hỏi ngơ ngẩn:
- Cha chị đánh chị đấy à?
Sao Ly gật đầu rồi kéo tay áo ngay ngắn lại:
- Tôi khôNg sợ, tôi không sợ ai hết, tôi cũng không thèm lấy thằng kia!
Ánh mắt Sao Ly tóe lửa như muốn đốt cháy cảnh vật. Đây là một con sư tử, một con sư tử đẹp đang giận dữ. Tôi ngồi xuống ngắm Sao Ly đang thả tay xuống nước, nước ngập dần tới cườm tay, rồi nàng lại rút lên, lấy nước rửa mặt, đắp lên ngực. Những giọt nước chảy dài, lấp lánh trên lớp da nâu trông thật đẹp. Rồi Sao Ly lại nằm dài xuống trong một thế nằm thật khêu gợi, vẻ giận dữ ban nãy đã biến mất, nàng đã hoàn toàn trở lại nét vui vẻ hồn nhiên. Chuỗi hoa trên ngực kết hợp với màu xanh của rừng, khói sương mù của hồ, sự tinh khiết của nước tạo thành một dáng dấp thật liêu trai.
Tôi muốn tìm cách khơi chuyện với Sao Ly mà chẳng tìm được lời thích hợp. Nàng nằm đấy thật tự nhiên, không thèm quan tâm đến sự hiện diện của tôi.
Chậm rãi ngắt từng cánh hoa Lụy Tình đưa vào miệng, Sao Ly làm tôi liên tưởng đến hình ảnh nàng tiên sống bằng sương khuya trong truyện cổ tích. Rồi nàng cất tiếng hát. Tiếng hát thật nhỏ, điệu hát thật quen thuộc, lời Thượng. À đúng rồi đây là bản nhạc Phong đã hát cho tôi nghe. Sao Ly hát đi hát lại nhiều lần, tôi thấy bản nhạc giản dị này cũng hay hay, nhưng nếu nghe hoài cũng nhàm tai. Nhưng giọng hát dễ nghe.
Đột nhiên Sao Ly nhổm dậy nói:
- Thôi tôi đi!
Nói là làm, nàng đứng dậy thật nhanh, vẫy tay chào tôi rồi chạy vào rừng. Bước chân trần chẳng sợ gai góc. Trong đám lá xanh kia, chiếc áo đỏ thoắt hiện, thoắt mất. Tôi vẫn ngồi ngẩn ngơ như người ru mộng. Hơn nửa tiếng đồng hồ sau, khi đồng hồ chỉ tay mười một giờ, sắp giờ cơm trưa, tôi mới đứng dậy, ngắt một cánh hoa Tình Lụy, rồi nương theo lối cũ trở về. Đi xuống chưa được hai phần ba đoạn đường, tôi đụng ngay Phong đang đi lên. Nhìn thấy tôi, hắn vui vẻ:
- Tôi đoán biết ngay là cô đến đây mà!
- Anh đi tìm tôi?
- Ờ! Phong đáp:
- Cô Hương nói là trời vừa sáng là cô đã vào rừng. Đến bờ suối không gặp cô, biết ngay là cô đến hồ Mộng. Thật không đi khác đâu được.
- Anh tìm tôi có việc gì?
- Không có việc gì thì không có quyền tìm à!
- Câu trả lời của anh luôn luôn ngang ngược, sao lạ vậy?
Phong cười, bước đến nắm lấy tay tôi lắc lắc:
- Lệ Thu, cô có duyên lạ, ai thấy cô là bị lôi cuốn ngay. Thế mà lúc về đây tôi chẳng phát hiện sớm điều ấy, chỉ lo phải sống một mùa hè khô héo nữa ở xó xỉnh nầy.
Cái áo Phong xốc xếch, chiếc quần thì nhăn nhúm nhiều chỗ. Những cọng cỏ khô thì dính rải rác trên thân áo, chắc hắn vừa trải qua một cuộc ấu đả hay đập lộn gì đó chứ chẳng phải làm việc mệt nhọc ngoài đồng rồi ra tìm tôi đâu. Tôi hỏi:
- Anh vừa đánh nhau ha?
- Hả Phong cười, nụ cười thật giòn.
- Sao cô lại thắc mắc? Bộ dáng tôi giống như mới đánh nhau lắm sao?
Tôi cười mà không nói gì cả. Rồi chúng tôi tiếp tục bước về nhà. Phong hỏi:
- Hôm nay hồ Mộng đẹp không?
- Đẹp! Tôi vừa gặp nữ chúa rừng xanh bên bờ hồ. Cô ấy đẹp như trong truyện thần thoại.
- Nữ chúa rừng xanh? Phong trợn mắt:
- Cô đùa à? Phải rồi, có phải đấy là một con rắn lục, con cào cào, con bọ rầy, con chuồn chuồn. Hay là một con bươm bướm?
- Anh lầm rồi, tôi bảo đó là một cô gái cơ mà. Cô ấy tên là Sao Ly, một thiếu nữ sơn cước, đẹp đến tôi nhìn cũng muốn tan thành nước luôn.
Phong yên lặng một lúc, rồi nháy mắt:
- Sao Ly? Cô đã gặp cô ấy rồi à? Vâng, cô ấy đẹp man dã, nhất là thân cô ấy như tóe lửa, có thể làm tan thành nước bao con tim sắt đá.
- Thế anh có bị cô ấy thiêu chưa?
Phong trợn mắt:
- Tôi à? Tôi cứng hơn cả đá cô ơi.
Tôi nhếch mép chẳng tin. Nhìn lên vai áo của hắn, tôi gỡ cánh hoa dại nào đó lại nằm trên cổ áo Phong. Cánh hoa vỡ vụn rơi lả tả qua kẽ tay trông thật tội. Tôi yêu nhất các cánh hoa màu xanh.
- Con người không ai có thể tự chủ động cái đẹp!
- Cô nói gì?
- Không có gì cả, tôi chỉ thấy tội nghiệp cho cánh hoa.
Phong chau mày, liếc nhanh tôi:
- Tôi không hiểu cô nói gì ca?
- Anh đừng giả vờ, tôi biết anh biết. Kể tôi nghe chuyện của Sao Ly đi, tại sao cô ấy suốt ngày lòng dòng trong rừng hoài vậy?
- Vì cô ấy là cô gái rừng xanh mà.
- Hứ! Tôi hơi giận, nhưng vẫn hỏi tới:
- Cha cô ấy định đem cô ấy gả cho ai vậy?
- Tôi làm sao biết được? Nhưng có điều là tất cả đàn ông chưa vợ trong vùng này, ai cũng muốn lấy Sao Ly làm vợ hết, kể cả..
- Kể cả ai?
- Không biết.
Tôi đùa:
- Kể cả anh chứ gì?
- Cũng có thể. Thu không thấy cô ấy đẹp à? Ai mà lấy được nàng là có phúc đấy, chỉ tại...? Nhưng cô ấy muốn tìm được người có thể làm cho đời sống của cô được yên ổn, được..!
Tôi tiếp nhanh:
- Được dừng bước chân hoang?
- Cộ định đọc thơ hay làm cái trò gì nữa thế?
- Tôi đọc câu ấy trong quyển tiểu thuyết nào đó tôi đã quên mất rồi.
- Cô thích đọc tiểu thuyết lắm à?
- Tôi cũng thích viết. Tôi định hôm nào rãnh rỗi tôi viết một quyển.
- Viết về vấn đề gì?
- Cũng chưa chắc, nhưng có lẽ là để ca tụng cái đẹp.
- Nhưng cuộc đời có gì là đẹp đâu?
- Nhưng cũng không đến nỗi tệ lắm.
- Dĩ nhiên. Theo tôi thì cô nên viết theo lối trừu tượng, như vậy người ta nhìn thấy được cả cái đẹp và cái xấu của nó. Bằng không thì chỉ là đưa ra một cái nhìn phiến diện, không thể tạo cho người đọc một cảm giác thật.
- Đời còn nhiều cái đẹp, còn cái xấu thì dĩ nhiên có nhiều. Tôi nghĩ rằng chúng ta chẳng cần phí công đi tả oán cái xấu, hay ca ngợi cái đẹp. Người bao giờ cũng chuộng đẹp hơn xấu. Đúng không? Tôi mong mình sẽ viết được quyển tiểu thuyết để cho người đọc, đọc xong chỉ có cảm giác như mình vừa uống được tách trà thơm và nóng, họ sẽ thấy thoải mái chứ không phải bực mình như khi đọc truyện quái đản như truyện Hút Máu Mèo.
- Hút Máu Mèo là sao?
- Đó là một truyện dịch, chuyện một gã mài dao chuyên môn cắt cổ mèo hút máu. Sau đó khi ông ta chết, bầy chó của hắn cũng bắt chước chủ cắn đứt cuống họng hắn, hút máu.
- Đó là một tác phẩm lừng danh của Đức. Tôi nghĩ rằng nếu đời có hạng người như gã mài dao kia, thì cả thế giới chắc chỉ có một người mà thôi. Còn nhưng người đàng hoàng thì nhiều. Vậy tại sao ta không viết về những người tốt mà lại đi khai thác một gã mài dao quái đản?
Phong gật đầu:
- Cô nói có lý, cô Thu, cô đã làm tôi bối rối. Tôi không ngờ một người con gái bề ngoài giản dị như cô, lại có những tư tưởng phong phú như vậy. Cho tôi biết quyển tiểu thuyết đầu tay của cô định viết thuộc về loại gì?
Tôi nhặt thêm cánh hoa kèn rơi rớt trên tay áo Phong:
- Tôi định viết về...Về "Chuỗi hoa màu xanh lục"
Nói xong tôi bỏ chạy về khu nhà trầm mặc. Phong đuổi theo gọi to:
- Lệ Thu!
Về đến nhà vừa kịp buổi cơm trưa.
__________________

-------------- --------------
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #9  
Old 04-21-2004, 02:14 AM
LoiThiTham LoiThiTham is offline
Senior Member
 
Tham gia ngày: Mar 2004
Bài gởi: 652
Default

Chương 9

Đến khu nhà trầm mặc được mười hôm, đây là lần đầu tiên tôi tới phố chợ. Cùng đi với tôi có Phong. Lúc đầu Phong định đưa tôi bằng xe gắn máy, nhưng tôi không thích. Tôi muốn thả bộ hơn. Vả lại đường phố quận chỉ là đường mòn băng rừng, chớ không phải lộ lớn, chỉ cần bốn mươi phút là đến thì cần gì phải dùng xe chứ! Nếu gọi đây là phố huyện như điều Phong bảo thì không đúng lắm, nó chỉ là một thôn nhỏ trên ba trăm nóc nhà, đa số là nhà lá và tranh, chỉ có một ít nhà gạch. Đường xá (nếu có thể gọi như thế) không được phẳng. Huyện ly thật nghèo nàn, tài sản đáng kể của họ có lẽ là trẻ con. Hầu như gia đình nào cũng có ít nhất là bốn năm đứa, mặt mày lem luốc chơi trước cửa. Và kiến trúc đáng kể nhất là ngôi trường phổ thông.
Ngôi trường nằm ở cuối phố, có lẽ mới được xây lên gần đây để mang văn hóa phổ biến trên vùng đất đìu hiu này. Nhìn những đứa trẻ mình trần trùng trục đùa giỡn trước cửa, tôi mới nhận thức được vai trò quan trọng của giáo dục. Trường gồm sáu lớp học, một văn phòng, một chiếc sân rộng. Ngoài ra, ở góc đối diện với lớp học còn có một dãy năm gian làm nhà tập thể.
Bây giờ là lúc nghỉ hè, ngôi trường thật vắng, thật yên nhưng không vắng c'ac các cậu bé lân cận vào trường nô đùa trong sân. Phòng học được khóa kín.
- Đó cô thấy không, tôi đâu có nói dối. Chợ không có gì để ngắm cả.
Tôi cãi lại:
- Có chứ. Đây là cả một thế giới xa lạ với tôi. Chắc chắn tôi không bao giờ biết được chợ huyện miền cao lại đìu hiu đến thế này.
Có 2 đứa bé đang đánh nhau thật hăng, chúng toàn tung những quả đấm thẳng tay. Tôi nói:
- Anh nhìn xem, muốn giáo dục một lũ trẻ con thế này đâu phải dễ?
Đúng ra phải có thật nhiều giáo viên đến đây để cải thiện đời sống họ. Dân Thượng họ mộc mạc lắm, họ sống rất tự nhiên và không thắc mắc gì với đời sống cả.
- Đó là cả một vấn đề của giáo dục. Nhưng sao tôi nghe ông Bạch bảo họ sống như thế mà hạnh phúc lắm?
Phong cười, đưa mắt nhìn lũ trẻ con, chàng bảo:
- Chỉ cần lúc nào cũng no đủ là họ không bao giờ biết buồn là gì. Ở xứ này tìm một người thiếu ăn đâu phải dễ, phải không? Người Thượng ở đây lúc trước sống bằng nghề săn bắn, cuộc sống có vẻ khổ cực hơn, bây giờ họ biết làm ruộng rồi thì việc thiếu ăn đâu còn là vấn đề để họ bận tâm nữa.
- Tôi không hiểu tại sao người Thượng lại thích sống ở vùng rừng núi thế này, sống ở bình nguyên không phải dễ hơn sao?
- Câu hỏi lạ lắm, nhưng tôi nghĩ có lẽ họ là dân thiểu số đã bị dân miền xuôi đa số dồn họ lên đây chứ chẳng có tự nhiên gì hết.
Tôi cười:
- Anh trả lời câu hỏi hay lắm, nhưng anh nên nhớ rằng, dân Thượng đâu để dân miền xuôi muốn làm sao thì làm đó nghe!
Nghĩ Phong nói cũng có lý, tôi cũng chẳng muốn bàn dài dòng về mấy chuyện đó nữa. Một lúc Phong bảo:
- Chúng ta đến thăm ông hiệu trưởng Bạch nhé!
- Ông ấy sống luôn ở trường sao?
- Vâng, ngay cả những ngày nghỉ hè.
- Ông Bạch không có nhà cửa gì à? Tôi muốn nói là ông ấy không có vợ con gì sao?
- Tôi cũng không biết. Chỉ biết ông ấy sống ở đây một mình thôi. Có lẽ cũng phải có vợ con nhưng lưu lạc hay chia tay nhau cũng không chừng.
- Ông ấy bao nhiêu tuổi rồi?
- Khoảng bốn mươi lăm, bốn mươi sáu. Quay sang nhìn thẳng tôi, Phong hỏi:
- Cô hỏi chi vậy?
- Tò mò hỏi cho biết thế thôi. Tôi nghĩ ông ta không nên chôn vùi cuộc đời mình trong cái chức hiệu trưởng một trường miền núi nghèo nàn này.
Phong đã hớn hở trầm giọng:
- Tại sao cô lại bảo là chôn vùi? Trong bất cứ cách sống nào, người ta vẫn có thể tìm thấy niềm vui!
- Nhưng ông ấy có vui không chứ?
Phong lắc đầu:
- Vấn đề là ở chỗ đó. Nói thật, tôi không tin là ông ấy vui vì tôi có linh cảm như ông ấy đang có một tâm sự gì đây.
- Có lẽ là để trốn lánh một mối tình tan vỡ nào đó?
Phong cười sặc sụa:
- Cô lại tiểu thuyết nữa rồi. Tôi chắc chắn không phải như thế, vì ông Bạch đã qua rồi cái thời mộng mơ vớ vẩn của tuổi trẻ.
- Anh đừng vội kết luận. Chưa qua tuổi bốn mươi làm sao anh biết là ở tuổi đó không còn mộng mơ cơ chứ? Theo tôi nghĩ thì tình cảm con người không có giới hạn theo tuổi tác.
- Cô đừng hấp tấp phản đối tôi như vậy. Cô không qua cái tuổi bốn mươi thì làm sao cô dám bảo là ở tuổi đó vẫn còn mộng mơ cơ chứ?
- Lại cái tật cãi bướng của anh!
Phong cười to. Chúng tôi dừng chân trước phòng ông hiệu trưởng Bạch. Đây là căn thứ nhất trong dãy nhà tập thể độc thân cuả giáo viên. Phong gõ cửa, bên trong vọng ra tiếng hỏi:
- Ai đấy? Vào đi!
Đẩy cửa bước vào, gian phòng rộng khoảng tám chiếc chiếu như thế đối với một người độc thân thì nó không hẹp lắm. Cửa mở rộng ánh sáng ngập đầy phòng. Ông Bạch đang ngồi trước bàn cắm cuối khắc tượng. Ông làm việc say mê, chẳng cần để ý đến sự hiện diện của chúng tôi, Phong khó chịu, lên tiếng trước.
- Chào ông hiệu trưởng.
Ông Bạch ngẩng đầu lên. Nhìn thấy chúng tôi, ông hơi ngạc nhiên:
- Thế mà tôi cứ ngỡ là bà giúp việc chứ! Sao, hôm nay làm gì mà các em chịu khó xuống chợ chơi thế?
Phong đáp:
- Tôi đưa cô Lệ Thu đi thăm thú khắp nơi. Đây là lần đầu tiên cô ấy xuống thăm chợ.
- Mời ngồi chơi. Ông Bạch mời.
Ông Bạch đẩy 2 chiếc ghế đến trước mặt chúng tôi. Tôi không ngồi mà đưa mắt quan sát gian phòng. Thật ngăm nắp và sạch sẽ. Sách vở đầy nhà. Tôi chưa hề thấy một căn phòng nào lại nhiều sách đến thế. Trên 2 chiếc kệ, trên tường, trên ngạch cửa sổ, dưới đất, đâu đâu cũng thấy sách. Ngoài sách ra, chúng tôi còn tìm thấy một số những tác phẩm điêu khắc, hoặc đã hoàn thành, hoặc đang dở dang trên bàn. Ông Bạch thấy tôi tò mò, vội lên tiếng:
- Không có thứ tự tí nào cả, phải không?
- Dạ đâu có, phòng khá rộng đấy chứ!
Ông Bạch rót hai tách trà cho tôi với Phong. Trà bốc khói thật thơm. Tôi ngửi và biết ngay đây là loại trà trồng ở nông trại Lệ Thanh. Ngồi xuống cạnh bàn, nhìn những vật điêu khắc dang dở,đó là bản trúc to khổ có, nhỏ khổ có, bên trên là những hình hoa cúc với mấy hòn sỏi nhỏ, nét khắc đẹp và cứng. Bên trên hình là một hàng chữ, đó là câu thơ " Hỏi hoa cúc" của nhân vật chính trong truyện "Hồng Lâu Mộng" của Đại Ngọc.
Người cao ngạo vì ai ở ẩn?
Cũng loài hoa nở muộn vì ai?
Bất giác tôi cầm lên ngắm nghía tác phẩm sắp hoàn thành. Chỉ có mấy hòn đá và mấy cọng cỏ là chưa xong. Người cao ngạo vì ai ở ẩn? Nhìn ông Bạch: Ông ấy đang nói chuyện với Phong, hỏi thăm sức khỏe của vợ chồng bác Chương và nông trại, tôi ngồi cạnh chợt lên tiếng:
- Ông hiệu trưởng, đây là tâm sự của ông phải không? Ông Bạch không hiểu gì?
Tôi chỉ mấy hàng chữ khắc trên bản gỗ:
- Người cao ngạo vì ai ở ẩn? Ông đang tự ví mình phải không?
Mép môi ông Bạch khẽ nhếch, hình như ông đang cười, nụ cười mệt mỏi và cô đơn:
- Sao? Cô nghĩ tôi là con người cao ngạo làm sao?
- Thế ông không phải là người như vậy sao?
Ông Bạch lắc đầu:
- Không phải, tôi đâu phải con người tài hoa mà dám cao ngạo? Sống ở đây là một điều bất đắc dĩ, nhưng phải bắt buộc sống chứ sao?
- Bất đắc dĩ? Tại sao lại bất đắc dĩ? Nếu ông không muốn ông có thể rời khỏi nơi này bất cứ lúc nào mà?
- Nhưng tôi không muốn.
Tôi lắc đầu:
- Tôi không hiểu gì cả, những lối nói vừa rồi của ông chẳng mâu thuẫn quá sao?
Ông Bạch mỉm cười, giọng nói ông bình thản hơn.
- Cô còn trẻ lắm, còn rất nhiều điều cô chưa hiểu được. Nhưng rồi một ngày kia cô sẽ hiểu. Thế giới loài người là thế giới mâu thuẫn, không có mâu thuẫn thì làm gì có chuyện đời?
Đốt điếu thuốc lên, ông Bạch chậm rãi tiếp:
- Tại sao ta phải nói đến những chuyện nhạt nhẽo như vậy? Lệ Thu, tôi có thể gọi tên cô như thế được không?
- Tôi rất thích được gọi như vậy!
Phong chen vào:
- Cô ấy bị hồ Lụy Tình mê hoặc rồi!
Quay sang tôi Phong hỏi:
- Thu càng lúc càng thấy thích nông trại Lệ Thanh lắm, phải không?
Tôi gật đầu:
- Ở đây có nhiều điều mà tôi không ngờ được, thí dụ như cảnh đẹp, con người...!
Ông Bạch cắt ngang:
- Con người thì thế nào?
- Những con người giống như ông ấy, ông hiệu trưởng.
Ông Bạch cười, thở khói. Khói thuốc như màn sương mỏng che mờ cả khuôn mặt, cả nụ cười héo úa:
- Nếu tôi chẳng lầm thì cô có vẻ còn ở vào cái tuổi mộng mơ?
Tôi hỏi:
- Ông nói thế có nghĩa là ông cười tôi trẻ con à?
Ông Bạch lắc đầu:
- Không phải vậy, vì ngay chính tôi cũng đã từng có một thời mộng mơ cơ mà!
Phong chen vào:
- Ý ông muốn nói là thời kỳ mộng mơ của ông đã qua rồi, và bây giờ thì không còn nữa phải không?
Phong nói với ông Bạch, nhưng cố tình liếc tôi một cái. Vấn đề cãi nhau ban nãy Phong mang về đây để tìm lời giải đáp.
- Không phải là không. Vì ở cái tuổi này, tôi vẫn còn là con người mà? Đã là con người thì làm sao thoát khỏi những bâng khuâng đó chứ?
Bây giờ lại đến lượt tôi nháy mắt với Phong. Giọng ông Bạch vẫn đều đều:
- Có điều là bây giờ tôi đã hiểu rõ, mộng mơ thì bao giờ cũng là mộng mơ, không bao giờ có thể biến thành sự thật được. Ở tuổi trẻ tôi thường lẫn lộn giữa mộng mơ và thực tế, bây giờ già rồi tôi không dễ gì lầm lẫn cả tin như vậy, nhưng đôi lúc đầu biết đó chỉ là ảo tưởng nhưng vẫn không làm thế nào xua đuổi nó ra khỏi tâm hồn.
- Trên phương diện tình cảm, ông có còn bị xúc động mạnh nữa không? Phong hỏi:
ông Bạch ném thuốc đứng dậy, cười lớn:
- Hôm nay có gì lạ vậy? Muốn tìm hiểu con người tôi à? Phong trút trách nhiệm lên tôi:
- Ông biết không, cô Lệ Thu có thể trở thành văn sĩ, cô ấy định tìm hiểu đời ông để viết tiểu thuyết đấy.
Giọng tôi bất mãn:
- Chỉ nói bậy, tôi muốn viết tiểu thuyết thật đây, nhưng tôi không nuôi mộng trở thành văn sĩ bao giờ.
Phong cãi:
- Viết tiểu thuyết với làm văn sĩ có khác gì nhau đâu?
- Khác chứ sao không? Viết là làm công việc tỏ bày, là làm công việc sáng tạo, còn văn sĩ chỉ là một địa vi. Viết để giảy tỏa uẩn ức, tâm sự sâu kín trong người và làm văn sĩ là 2 việc hoàn toàn khác nhau.
Ông Bạch bảo:
- Tôi hiểu ý Lệ Thu rồi. Lệ Thu thích viết nhưng chẳng mơ mộng làm nhà văn. Nếu được đời gán cho cái tên đó thì cô có thể xem như được trúng số, còn không được thì thôi chứ cô chẳng cố tình muốn mang danh nghĩa đó, phải không?
- Vâng! Tôi đáp: - Điều đó giống như một người mẹ yêu con, muốn dạy dỗ con nên người. Tất cả là do bản năng làm mẹ tạo nên. Chớ chẳng phải bà ta cố tình muốn làm thế để được đời ca ngợi bà là người mẹ gương mẫu.
Ông Bạch cười:
- Thí dụ vừa rồi của cô rất hay. Bước đến cửa sổ, nhìn ra bầu trời bên ngoài, ông Bạch chợt quay người lại nói:
- Trời tốt quá, chúng ta đến bờ suối câu cá đi, chịu không?
- Đồng ý cả hay tay! Phong đứng dậy, đối với chàng việc ngồi lỳ một chỗ coi bộ không thích hợp. Chàng hỏi ông Bạch:
- Ông có đủ cần câu không?
- Bốn năm cần đủ không?
Tôi hỏi:
- Chúng ta lấy gì làm mồi?
- Trùn đất.
Tôi chau mày. Phong thích thú:
- Đến đây đã trên 10 ngày mà cô vẫn còn làm ra vẻ dân tỉnh thành thế này thật buồn cười.
- Nhưng việc này có liên hệ gì đến thành thị hay thôn quê đâu, giả sử tôi là gái quê đi nữa, tôi vẫn nghĩ là giết chết một con trùn đất bằng cách móc nó vào lưỡi câu vẫn là một công việc tàn nhẫn như thường.
- Thê mà cô vẫn thích ăn cá, ăn thịt, như thế chẳng phải là cô vẫn đang giết chết thú vật đó sao?
- Hứ! Tôi thấy giận, trừng Phong:
- Tôi chưa từng thấy người nào lì lợm và đáng ghét như anh.
Nếu không nhờ ông Bạch vẫy gọi đằng trước, có lẽ chúng tôi vẫn còn " ăn miếng trả miếng " đôi câu nữa mới thôi. Lại một ánh mắt tức giận vào giữa cái mặt " mốc" của Phong, tôi vội vã bước theo chân ông Bạch đang lần xuống bờ suối. Không cần ngoảnh lại, nghe tiếng thình thịch phía sau tôi cũng biết là hắn đang lẽo đẽo theo đuôi. Ông Bạch chọn một khoảng đa6't bằng có bóng mát bên bờ suối rồi phân phát nào cần câu, nào mồi trùn cho chúng tôi. Cố nhìn những khúc trùn ngoe ngoe, tôi thấy nổi da gai ốc cùng mình. Phong đã móc mồi và quẩy mạnh cần câu ném mồi ra xa. Hắn chăm chú nhìn cái phao đang nằm im trên mặt nước, thỉnh thoảng liếc nhanh nhìn tôi, chắc muốn xem tôi xử trí ra sao với ba cái mồi trùn ghê sợ kia. Thấy cái miệng tủm tỉm của hắn tôi càng thấy ghét.
Chợt hắn cười khà to một tiếng, đặt cần câu nằm xuống vệ cỏ, hắn bước lại phía tôi, ánh mắt tinh quái:
- Sao thế Thu? Bộ hổng thích câu cá ha?
Tôi đoán hắn dư biết tại sao rồi, nhưng vẫn cố tình "chọc quê" tôi hoài như thế. Tự ái tràn trề... Nhưng...nếu không có ai móc mồi giùm thì làm sao tôi câu được?
- Vậy mà tôi...nghe nói...anh ga lăng một cây mà? Phong lại ném vào mặt tôi một nụ cười tinh quái, rồi chứng nào vẫn tật nấy:
- Đúng...tôi chỉ thích ga lăng với người tôi yêu thôi! Đoạn chẳng nói chẳng rằng, hắn cúi xuống nhặt lấy mộc khúc trùn mà ông Bạch đã cắt sẵn, tỉ mỉ móc vào lưỡi câu cho tôi. Tôi quay mặt đi để không thôi lại nổi da gà cho biết.
- Rồi đấy người đẹp! Mau xuống câu đi, không tôi câu hết cá bây giờ.
Và chẳng đợi tôi kịp vén lại mái tóc, hắn cầm tay tôi kéo tuột về phía bờ suối chỗ hắn đang câu. Trả thù, tôi sẵn trớn đá mạnh cần câu của hắn rơi "chủm" xuống nước rồi chiếm lấy chỗ của hắn bình thản ném lưỡi câu của mình. Tôi nghe hắn thở sượt rõ dài một cái, lúc lắc cái đầu bù xù hai cái, bước đi ba cái mới chịu ngồi xuống thả câụ..
Gió hiu hiu thổi dịu lòng người. Có lẽ, ngôi bên bờ suối thế này ngắm cảnh vật chung quanh còn thích thú hơn là cứ châm bẩm và cái phao nhỏ xíu đang im lìm trên mặt nước. Rồi chợt nghe trong làn gió, có tiếng của một người con trai:
- Thu ơi, thôi mình hòa nhau nhé!
Tôi quay sang thấy hắn đang mỉm cười nhìn tôi chờ đợi. Giá mà hắn cứ giữ cái bản mặt "dễ thương" như vậy hoài thì...thì tôi cũng chẳng ghét hắn làm gì.
- Kìa Thu, cá cắn câu rồi kìa, giựt đị!
Như một cái máy, tôi " a thần phù" nhắm mắt giựt mạnh cần câu trong tay: Cái lưỡi câu trống trơn đang đong đưa trong gió.
Phong đặt cần câu của hắn xuống rồi bước lại bên tôi nhe răng cười:
- Đó, cứ thả hồn đâu đâụ..cá cắn câu trước mắt mà không thấy! Nhớ đừng quên nhá: Hễ cá cắn câu thì phải giựt ngay, không thì nó vuột mất như vậy đó!
Cũng vẫn giọng nói nửa đùa nửa thật đó, nhưng tôi bỗng thấy trong đáy mắt hắn tự dưng ánh lên một nét buồn vụng dại.
Ít ra thì hắn cũng phải có lúc cũng biết buồn biết khổ thế chứ? Đợi hắn móc mồi lại giùm tôi xong, tôi ném lưỡi câu xuống nước, tôi làm bộ cắc cớ hỏi hắn:
- Thế...anh có khi nào giựt câu vuột như thế không?
Té ra hắn cũng thuộc týp thông minh. Phủi tay vào ống quần, hắn thở hắt một cái:
- Tôi câu cá khi giựt thì nhứt định là dính cá, chứ không phải như Thu đâu! Nhưng ít ra trong đời...Tôi cũNg đã một lần để vuột câu...!
Bây giờ Phong đã trở thành một con người khác...dễ yêu hơn.
- Thế à! Anh mà cũng dở như vậy sao?
Tôi nháy mắt với hắn, hắn tiếp tục với giọng thầm thì:
- Đúng thế! Hồi đó tôi đã yêu và ngờ rằng mình được yêu. Thuở đó chúng tôi học chung nhau ở trung học, nàng bảo nàng chỉ lấy chồng kỹ sư mà thôi. Tôi yêu nàng đến phát điên, Thu cũng biết là đối với tôi khi đã mê, đã thích, đã yêu là phải đạt cho được mới nghẹ cô ấy lúc đầu có vẻ xem thường tôi vì trong lớp không bao giờ môn toán của tôi trên điểm trung bình. Có lần cô ta bảo, nếu anh đậu bên ngành khoa học thì tôi sẽ lấy anh ngay. Tôi về nah` học ngày học đêm hết mấy tháng, kế quả là đậu vào ngành địa chất. Đó chính là nguyên do khiến tôi theo học bên khoa học.
- Thế còn người anh yêu?
- Đã lấy chồng. Có một điều khiến tôi buồn không ít: Chồng nàng lại là một nhạc sĩ vĩ cầm, chuyên đánh đàn tại các phòng trà ở thành phố.
Tôi tức cười đến đau ruột. Đột nhiên Phong la lớn:
- Kia kìa, cần câu của cô có cá rồi đấy!
Tôi vội vàng giật cần câu lên. Quả nhiên một chú cá mắc câu đang vùng vẫy trên không. Mừng rỡ tôi kêu lên.
- Được rồi! Được rồi! Đây là chú cá đầu tiền mà tôi câu dính!
- Không phải một mà là hai!
Tôi không hiểu, hỏi lại:
- Cái gì? Anh nói cái gì? Làm ơn gỡ chú cá này ra coi.
Phong tảng lờ kéo dây câu về phía hắn. Nhưng chú cá chẳng hiểu làm cách nào đã rơi xuống bãi cỏ. Phong nhảy tới chụp lại con cá vuột ra, một lúc sau mới giữ lại được, chiếc đuôi cá ló ra ngoài vẫn còn ve vẩy.
- Đó cô có nhìn thấy không, con cá này đang tranh đấu cho mạng sống của chính nó. Lúc thoát được xuống bãi cỏ, chính là lúc nó có hy vọng được sống nhất, bây giờ nằm trên tay tôi, nó chỉ còn chờ chết mà thôi.
- Câu nói của Phong khiến tôi bàng hoàng, tôi không thể nhẫn tâm nhìn con cá sắp đi vào cõi chết. Phong bỏ cá vào giỏ, xong móc mồi lại cho tôi, rồi gọi:
- Xong rồi này Thu, nhớ ném ra xa bờ nhé!
Tôi chần chờ làm Phong bực mình:
- Sao? Cô không muốn câu nữa à?
Cá vẫn còn nhảy trong giỏ, nó cố gắng tranh đấu cho hy vọng cuối cùng. Bất giác tôi cầm chiếc giỏ trên tay, không suy nghĩ gì cả trút ngay hai chú cá xuống suối. Hai con vật tung tăng trong nước rồi lặn mất. Phong giữ tay tôi, quát lớn:
- Cô làm cái trò gì kỳ cục vậy? Tại sao lại đổ bữa cơm ngon lành đó xuống sông vậy?
- Không có gì kỳ cục cả. Tôi chỉ muốn được một lần làm thần định mệnh để cứu sống 2 sinh vật nhỏ bé kia! Tay Phong vẫn giữ chặt tay tôi, đôi mắt có điều đắn đo nhìn tôi, một lúc mới buông ra, rồi lẳng lặng cúi xuống xếp cần câu. Tôi hỏi:
- Anh Phong, anh giận tôi đấy à?
Phong quay đầu lại nhìn tôi cười:
- Tôi nghĩ cô chẳng phải là thần định mệnh của loài vật thôi mà cô còn nắm sinh mệnh của nhiều người nữa.
- Nói bậy không hà!
Tôi không để ý đến việc câu cá nữa và bỏ đi về phía ông Bạch. Ông hiệu trưởng đang ngồi bên tảng đá, cần cầu nằm yên một bên. Nhìn vào giỏ, tôi thấy trống rỗng:
- Ông không câu được con nào hết sao?
- Ở cái tuổi của tôi rất khó mà câu cá, không bù được ở tuổi anh chị lúc nào cũng ngập đầy vui tươi.
Tôi bỗng nhiên cảm thấy ông Bạch thật cô đơn, như một người bất đắc hí. Tôi cảm động ngồi xuống cạnh, nói:
- Nhưng trong giỏ của ông lại chứa đầy nhiều thứ mà chúng tôi không có, đúng không? Nhất là dĩ vãng.
Ông Bạch cười vuốt nhẹ mái tóc tôi:
- Thu, em giỏi lắm! Rồi đột nhiên ông lắc đầu, đứng dậy:
- Nào bây giờ, ta về.
- Vâng, bây giờ mặt trời đã lên đứng :Dnh đầu, giờ cơm trưa đã tới rồi. Câu cá dưới ánh nắng gay gắt là một điều chẳng thích thú tì nào cả, chúng tôi phải về ngay
__________________

-------------- --------------
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #10  
Old 04-21-2004, 06:26 PM
LoiThiTham LoiThiTham is offline
Senior Member
 
Tham gia ngày: Mar 2004
Bài gởi: 652
Default

Chương 10

Chưa bao giờ tôi lại thích đi dạo như lúc này. Từ sáng sớm đến chiều tà, dù trời mát hay trời nắng, tôi vẫn long dong ngoài đồng, thả bộ trên bờ hồ, bên bờ suối. Nước suối trong cuồn cuộn chảy, hay mặt hồ phẳng lặng êm như ru, và những giấc ngủ trong rừng như một loại ma túy kỳ quặc ám ảnh tôi. Đôi lúc tôi cũng xuống phố để ngắm nghía những khuôn mặt lạ lùng và khó hiểu của các đồng bào thượng. Mỗi ngày có những tia nắng ấm áp tràn vào khung cửa đánh thức tôi, rồi màu xanh của thiên nhiên khiến cho những dòng máu nóng trong tôi tỉnh dậy. Mười chín năm dài ngủ mê giờ mới biết thế nào là đời sống. Từ trực giác thấy rằng có một mầm sống phấn khởi nào đó đã bắt đầu mọc rễ trong tôi.
Sáng nay thức dậy, tôi thấy Tú đang lui cui sửa hàng giậu, tôi bước tới, thích thú hỏi:
- Anh có cần tôi giúp gì không?
Tú ngẩng lên nhìn tôi, nhưng bàn tay chàng vẫn không ngừng cột những nhánh trúc bắt chéo theo hình khuôn ốc. Một loài cây leo có những đóa hoa trắng nhỏ bắt đầu bò lên.
- Nếu cô không sợ dơ tay thì cứ tự nhiên.
Tôi lắc đầu nói không sao. Tú đưa cho tôi một số dây kẽm cắt sẵn. Tôi làm một cách cẩn thận để khỏi đứt những cọng dây leo mà mình không biết tên:
- Cây gì đây anh?
Tú ngạc nhiên:
- Đây là cây đậu tằm, cô không biết cây này à?
Tôi đỏ mặt đáp:
- Thế mà tôi cứ tưởng nó là hoa bướm bướm chứ, có ai bảo cho tôi biết nó là loài đậu tằm đâu!
Ngắt một cánh hoa đặt vào lòng tay, tôi quan sát thật kỹ, cánh hoa mỏng và đẹp vô cùng:
- Thế mà tôi cứ tưởng đậu tằm chỉ mọc vào mùa xuân thôi chứ.
- Ở đây chúng tôi gieo hai loại giống. Vùng đất núi chưa được khai khẩn lại thiếu nước nên không thể trồng lúc, do đó chúng tôi chỉ trồng đậu phụng, khoai và bắp. Đậu tằm tuy đến mùa thu mới có thể trồng được, những sẵn đất nên chúng tôi trồng chơi, thế mà nó cũng kết quả, dù không tốt lắm, nhưng vẫn có thể bán được. Đến mùa thu gieo giống một lần nữa là thêm được mùa thứ hai.
Nhìn cánh hoa mỏng manh, tôi nói:
- Lúc ăn đậu tằm tôi đâu có ngờ hoa nó lại dễ thương thế này.
Tú không ngừng tay đáp:
- Sinh vật bao giờ lại chẳng dễ thương, không phải chỉ có cây cỏ không mà ngay cả động vật cũng vậy. Nếu cô nhìn hình ảnh những hạt giống nẩy mầm cho đến lúc đơm hoa kết trái, cô sẽ cảm động biết bao với sự hình thành đời sống thiên nhiên này!
- Đó có phải là lý do để anh suốt ngày vùi đầu với cây cỏ không? Anh nghỉ rằng thực vật cũng là loài có tình cảm à?
Tú đưa mắt nhìn cánh đồng trải dài trước mặt:
- Tôi yêu thích mảnh đất này, nhìn nó tôi thấy cả một cuộc sống đang vươn lên, vì vậy đối với công việc gieo mầm sống này tôi rất thích thú và...sự nhàn rỗi đối với tôi là một cực hình.
Tôi phản đối:
- Sao lạ vậy? Đi bách bộ trong đồng, ngửi hương hoa, ngắm dòng nước mát dưới suối đâu phải là cực hình đâu.
Suốt đời tôi chưa hề hưởng được những giây phút nhàn rỗi thế này. Cuộc sống hiện nay của tôi thật tuyệt vời.
- Theo tôi thì cô chẳng nhàn rồi đâu, tôi thấy cô luôn luôn bận rộn như một chú ong bận rộn với mật hoa.
Tôi kinh ngạc giương mắt nhìn Tú, một niềm vui nhè nhẹ len vào tim:
- Thế mà tôi cứ ngỡ anh chỉ là một cái máy chỉ biết làm việc. Tại sao lúc nào anh cũng muốn khép kín tình cảm mình thế?
Tú ngẩng lên nhìn tôi:
- Cô nói thế có nghĩa là tôi lúc nào cũng lẩn tránh việc biểu lộ tình cảm của mình à?
Ngồi xuống bờ ruộng, tôi đắn đo:
- Tôi cảm thấy như thế. Nhiều lúc tôi thấy anh rất lạnh lùng, cô độc đến độ khó gần gũi.
Tú ngừng công việc dở dang lại, đôi mắt nhìn xa vời, rồi chàng cười, nụ cười khá tươi:
- Cô đến đây với một tấm lòng nhân ái, cô mang đến cho những người quanh mình một sự thay đổi, thân thiện, có phải không?
Tôi nói như muốn đính chính:
- Chỉ cần như thế thôi. Thật ra tôi chỉ muốn tìm hiểu cho thỏa tính tò mò, tôi muốn biết rõ mọi người sống chung quanh tôi.
Tú lắc đầu:
- Tham vọng của cô lớn lắm, nhưng cô Thu ạ, ngay chính mình mình còn chẳng hiểu rõ, thì làm sao hiểu được người khác chứ!
- Dù không hiểu rõ mình thật, nhưng...sống ở đời, khát vọng tìm hiểu kẻ khác là bản năng của con người, nhờ thế con người mới tiến bộ, mới có khoa học, văn hoá...
Vừa nói tới đây tôi ngưng lại, vì bác Chương đang tiến về phía chúng tôi. Trông bác chẳng khác một nông dân chính hiệu, cây cuốc trên vai, áo quần lem luốc.
- Tú, xong chưa? Làm nhanh lên đi mày!
Thấy tôi đứng cạnh, bác Chương quay sang:
- Ủa, cháu cũng ở đây nữa à?
Nói xong, ông vội vã bỏ đi, tôi ngạc nhiên:
- Bác ấy làm gì vậy hở anh?
- Tôi cũng không biết.
Tú nói. Nét mặt chàng lầm lầm lì lì trở lại. Tú tiếp tục công việc không thèm để ý đến tôi nữa. Không khí cởi mở ban nãy đã biến mất. Tôi yên lặng ngồi nhìn bàn tay thiện nghệ của Tú.
Đám mây đen ở đâu đột ngột bay nhanh tới che khuất cả mặt trời. Tôi ngồi đấy, thật xa lạ, thật ngỡ ngàng và tôi quên hết bao nhiêu câu chuyện vừa nói với nhau. Đột nhiên Tú lại ngẩng đầu nhìn lên, gương mặt chàng thật lạnh: - Sao cô không đi ra ngoài suối chơi đi, ngồi đây làm gì? Tú nói như ra lệnh, tôi cũng chẳng còn hứng thú gì để ngồi đây. Đặt những cọng kẽm còn lại trên bờ ruộng, tôi lẳng lặng trở về khu nhà trầm mặc. Qua khỏi rừng trúc bước đến chuồng chim, nhìn những chú bồ câu vô tư nô đùa, tôi chợt có cảm nghĩ loài thú bao giờ cũng dễ thương hơn loài người nhiều.
Bác Châu đang rải tấm vụn cho chim và quét dọn. Thấy tôi bước vào, bác cười:
- Con đi đâu mới về đó?
- Dạ con ra ruộng. Diễm Chi đâu không dọn để bác phải làm thế?
Bác Châu cho tay vào lồng mang con Ráng Chiều ra, vuốt mớ lông mịn:
- Diễm Chi bận thêu. Vả lại nó không thích làm mấy việc này. Con Ráng Chiều này đẹp quá phải không Thu?
Ráng Chiều đập đập cánh, đảo một vòng trên không trung băng qua khu rừng trúc rồi bay mất. Bỗng bác Châu có vẻ lo lắng:
- Có chuyện gì mà không vui thế hở Thu?
Tôi vừa đưa tay sờ sờ con San Hô vừa đép:
- Không có gì cả bác a. Tôi nâng cao chiếc mỏ quặp của San Hô và gọi: - Hú hu! Hú hu!
Con San Hô đáp lại:
- Hú Hu! Hú hu!
Tôi tức cười, con vật dễ thương lạ! Mặc dù cái lưỡi chưa được lột nhưng nó có vẻ đã đủ khả năng bắt chước rồi đấy.
Rời khỏi chuồng chim, tôi trở về phòng. Vừa đẩy cửa sang bên, tôi chợt giật mình. Phong đã ngồi lù lù trước bàn viết của tôi. Phong đang cầm quyển " Khu nhà trầm mặc yêu dấu" của tôi trên tay, hắn có vẻ say mê lắm. Đưa tay giật lấy quyển sách, tôi hét to:
- Ai cho phép anh xem trộm thế?
Phong ngả người ra sau ghế, cười:
- Lệ Thu, ai cho phép cô biến cả nhà chúng tôi thành sở thú thế?
Tôi trừng hắn, hắn càng cười to. Lật lại trang hắn đang xem dở, tôi nhìn thấy những câu nhận xét của mình về những người trong nông trại:
Chương Văn Phong: Một con nai đực đẹp nhưng điếm đàn.
Chương Văn Tú: Một con lạc đà chỉ biết có công việc.
Chương Diễm Chi: Một con thỏ yếu tim hay e thẹn.
Bác Chương: Một con trâu nước dữ tợn và nóng tính.
Bác Châu: Một con sơn dương dễ thương, tế nhị.
Ném quyển sách lên bàn, tôi giận dữ:
- Đúng ra anh không có quyền xâm phạm vào vật dụng riêng tư của người khác.
Phong cãi lại:
- Nhưng tôi đâu có ý chiếm đoạt nó đâu?
- Xem trộm là một hành vi đê tiện!
Phong vẫn cười cợt, ánh mắt hắn không rời tôi:
- Cô phải ráng tập chịu đựng cho quen!
- Anh đừng kiêu hãnh với những hành động đê tiện của anh. Mấy cái trò trêu gái, lừa gạt mẹ cha, gian dối, chửi đổng thiên hạ đều là thiếu tư cách. Anh thông minh thật nhưng chẳng đàng hoàng, hạng thanh niên như anh...
- Thôi! Phong cắt ngang, nét mặt rạng rỡ của anh ta đã tắt ngấm:
- Đọc một vài trang sách chẳng có nghĩa gì cả, tại sao cô lại mắng tôi thậm tệ như vậy? Cô tức à? cô tức vì thấy tôi trêu gái, nói dối phải không?
Tôi đỏ mặt:
- Đừng có ham, bộ anh tưởng ai cũng thích cái vẻ đàng điếm của anh lắm sao?
Phong tức giận, đôi mày hắn nhíu lại:
- Cô Thu, cô đừng tự cao lắm, cô tưởng cô có quyền muốn nói nặng ai lúc nào cũng được à?
- Nhưng lời của anh ấu trĩ quá mà!
- Còn cô? Cô là người hồ đồ!
- Anh còn hồ đồ hơn tôi gấp trăm lần.
- Cô giống như một bà già lắm mồm!
- Tôi lắm mồm thật đấy, nhưng tôi đâu bắt anh phải nghe đâu, anh có quyền rời khỏi nơi này ngay mà...
- Khỏi đuổi, tôi cũng đi ngay! Phong giận dữ đứng dậy, hắn quay sang tôi trề môi:
- Cô Thu, tôi cho cô biết, dù cho cô có tự phụ, kiêu căng thế nào đi nữa, cô cũng chỉ là đứa con nít mới lớn. Kiến thức của cô về cuộc đời này có là bao mà cô lớn lối thế. Đừng tưởng cô khôn lanh, cô mới thật là ấu trĩ, ấu trĩ một cách hồ đồ!
Tôi giận run bước tới mở cửa:
- Tôi mời anh ra khỏi nơi này ngay!
Phong bước ra đứng nơi ngạch chửa nhìn tôi:
- Tôi còn nhớ cô đã nói: Phóng túng và lắm mồm không phải là biểu hiện của sự đứng đắn. Câu nói đó bây giờ áp dụng vào đây tôi thấy rất đúng, nhưng tôi cũng muốn nói thêm cho cô biết một câu, là lúc nào cũng sừng sộ, cũng làm tàng, nó cũng không biểu hiện được cho sự trưởng thành. Cô Thu, cô nên nhớ rằng cô còn bé lắm, bé hơn cả hạt cát. Nhớ rõ như vậy nhé, để đừng làm thầy đời ngớ ngẩn thế.
"Ầm!" Phong đóng cửa lại, anh chàng đã biến mất mà tôi vẫn còn đứng chết lặng. Không biết tôi đã nghĩ gì, đã làm gì, bây giờ chỉ hối tiếc, tôi bứt rứt, tôi không hiểu tại sao mình lại cãi nhau với Phong, hắn chỉ xem có một tí xíu sao tôi chẳng bỏ qua mà lại làm ầm lên thế này, để cho không khí bạn bè đổ vỡ rồi chính mình cũng bực mình. Bước tới giường tôi ngã dài ra, lấy tay kê đầu làm gối, trừng mắt nhìn trần nhà. Một lúc tôi mới thấy lòng mình lắng xuống. Nghĩ lại câu chuyện ban nãy, càng nghĩ tôi càng thấy giận tên Phong, giận thấu xương: Một buổi sáng vui vẻ đã bị tên Tú và Phong lần lượt làm trôi mất. Tất cả tình cảm êm ấm trong người tôi bị họ làm đóng băng cả rồi.
Nằm một lúc, tôi nghe có tiếng chân Diễm Chi bước vào, tóc nàng được cột cao bằng băng vải hoa. Yên lặng với nụ cười trên môi, nàng đến ngồi nơi mép giường:
- Anh Phong bảo vừa mới gây gỗ với chị. Chị đừng giận anh ấy vì ít khi anh ấy cãi lộn với ai lắm.
Tôi ngồi lên, nỗi uất ức chưa phai:
- Tôi không cố tình gây sự với anh ấy, nhưng không hiểu sao?...
Diễm Chi cười, có vẻ vui:
- Anh ấy bảo chị là bà phù thủy, hồi nào tới giờ tôi không nghe anh ấy ví ai như vậy, chắc chị chọc anh ấy giận ghê lắm hay sao mà lúc anh ấy bước ra, em thấy mặt anh ấy đỏ như gấc, như con San Hô vậy đó. Anh Phong ít khi giận lắm, không hiểu... Chị la anh ấy chuyện gì thế?
Tôi càng bứt rứt:
- Tôi cũng không biết nữa.
Diễm Chi ngồi ghế, tiếp tục thêm:
- Mẹ bảo anh ấy bị mắng còn là may. Tôi dám bảo đảm với chị bắt đầu ngày mai anh ấy sẽ quên hết cho mà xem. Bản tính anh ấy như vậy, ồn ồn ào ào rồi quên ngay chứ không để bụng cái gì hết! Anh cả tuy coi thì hiền hơn anh Phong nhưng sự thật thì cộc lắm. Chuyện gì anh cũng để bụng chứ không bao giờ nói ra.
Tôi hỏi lảng sang chuyện khác:
- Chị thêu cái gì đấy?
- Một cặp áo gối.
- Cho ai vậy?
Tôi cầm vải lên xem. Mấy đóa hoa cúc bên hàng giậu được phác họa bằng bút chì. Nét vẽ đã đẹp mà khi thêu lên càng đẹp hơn, tôi khen:
- Chi thêu đẹp quá, Chi thêu cho ai vậy?
Diễm Chi đỏ mặt:
- Cho ông hiệu trưởng, ông ấy mượn em thêu hô. Khẽ liếc nhìn Diễm Chi, đột nhiên tim tôi đập mạnh, hình như có một cái gì thoáng hiện qua óc. Ngồi qua bên ghế, tôi cầm bút chì vẽ bâng quơ:
- Chi, có yêu ai chưa?
Diễm Chi giật mình, mũi kim đâm nhẹ vào tay, nàng vội đưa lên miệng nút nhe. Đôi mắt to đen mở lớn nhìn tôi, rồi lại cúi đầu xuống, màu đỏ hiện rõ trên đôi má, nàng ấp úng:
- Chưa.
- Chi chưa yêu à?
Tôi gặng hỏi. Tôi nhớ đến con bồ câu tên Ráng Chiều và bức thư. Nhưng tôi không có quyền tò mò tìm hiểu đời tư của người khác. Diễm Chi đột nhiên ngẩng đầu lên, như cố lấy hết can đảm để nhìn tôi nên mặt nàng càng đỏ hơn nữa:
- Chị Thu, chị hỏi để làm chi vậy?
Tôi cười:
- Tôi biết Diễm Chi đang yêu, phải không?
Diễm Chi nhảy nhỏm lên xoe tròn đôi mắt, nàng lắp bắp:
- Tại sao chị biết?
Tôi cười, tôi không ngờ nàng lại hoảng sợ như vậy.
- Anh Phong chẳng gọi tôi là phù thủy là gì? Là phù thủy thì phải tiên liệu hết mọi thứ chứ.
- Nhưng... Diễm Chi luống cuống, nàng nói như van xin:
- Nhưng chị đừng nói với ai hết nghe. Nói cho họ biết họ sẽ cười em. Vả lạị..? Nhưng, nhưng có chắc chị đã biết thật không?
- Biết cái gì?
Tôi hỏi, nhưng óc tôi lại đang làm việc, vì tôi chỉ biết được tình yêu của Diễm Chi qua một tấm giấy nhỏ nơi chuồng chim bồ câu mà thôi.
Diễm Chi cúi nhìn xuống, nơi hàng lông mi dài hình như có đọng vài giọt nước, đôi môi đỏ thắm ban nãy giờ đã tái xanh. Một phát giác mới, tôi không ngờ dáng dấp phẳng lặng như hồ thu lại chứa đựng một trái tim bốc lửa như vậy.
- Chi. Thu, chị đã biết hết rồi phải không? Nhưng anh ấy sẽ không bao giờ... chị đừng kể lại cho ai nghe cả nhé, chị hứa đi!
Diễm Chi nhìn tôi với cái nhìn cảm ơm:
- Chị tốt lắm chi. Thu ạ, chị dễ thương và thông minh. Em ước mong mình có được tính can đảm và cứng rắn của chị là em mãn nguyện lắm rồi.
- Tôi mà can đảm và cứng rắn à?
- Vâng, không phải sao? Em không hề nghe chị nhắc đến chuyện của cha mẹ chi. Em biết chị đang cố chịu đựng tất cả những phiền não bằng cách tung tăng trong rừng. Nếu em là chị, chắc em chịu đựng nổi đâu.
Đột nhiên tôi cảm thấy buồn. Can đảm và cứng rắn? Đến bây giờ tôi vẫn không thấy mình có được bản tính quí giá đó.
- Diễm Chi lầm rồi. Tôi không can đảm mà cũng không cứng cỏi đâu. Thái độ của tôi là thái độ lạnh nhạt. Tôi không thèm để ý chuyện của cha mẹ tôi vì chuyện đó chẳng ăn thua gì với tôi cả.
Diễm Chi lắc đầu, mắt nàng tràn đầy sự cảm thông và lo lắng.
- Không chị Thu ạ, em chẳng thấy chị lạnh nhạt bao giờ. Chau đôi mày, tôi không muốn bàn chuyện đó nữa.
Đột nhiên tôi cảm thấy thái độ của Diễm Chi là thái độ của một người muốn làm thầy đời. Nàng không thể hiểu tôi vì hai hoàn cảnh sống quá khác nhau. Diễm Chi có một cuộc đời phẳng lặng, còn tồi thì thật phức tạp. Diễm Chi có một mối tình thật hiền hòa, mơ ước thật giản dị, nhỏ nhoi. Trong khi tôi? Đời sống là cả một mâu thuẫn, tôi đuổi bắt mãi tình cảm của chính mình vẫn không xong, đừng nói chi là...Vâng, tôi dễ xúc động, vồn vã trong nhiều vấn đề, nhưng đối với chuyện của cha mẹ thì tôi đã chán ngắt từ lâu rồi, tôi không muốn nghĩ mãi đến nó để rồi phải than van khóc lóc.
- Diễm Chi, đừng nói đến chuyện của tôi nữa, hãy nói đến chuyện của Chi đi, anh chàng đó thế nào?
Gương mặt Chi buồn buồn:
- Cần gì phải nói vì...anh ấy xa tôi vời vợi, chẳng qua đó chỉ là một giấc mơ mà thôi.
Có cái để mơ còn hơn là không, tôi nghĩ. Nét buồn tuy hiện trên mặt, nhưng đôi mắt Chi lại sáng lên một cách lạ lùng. Tôi chợt cảm thấy như mình vừa bị mất mát, nhưng chẳng hiểu mất mát cái gì. Chỉ cảm thấy lòng mình vướng vấp một chút ganh tị. Gã con trai ấy là ai? Hắn có thật tâm yêu Diễm Chi không? Nhìn mảnh vải thêu trên tay Diễm Chi tôi chợt nghĩ đến một lời giải đáp hiển hiên...Nhưng...nhưng như thế không thích hợp lắm. Đột nhiên, tôi mở miệng:
- Ông ấy là ai thế?
Diễm Chi giật mình:
- Cái gì?
- Người bạn trai của Chi đấy?
Diễm Chi mở to mắt:
- Chị chưa biết à?
- Làm sao tôi biết được?
Diễm Chi do dự một chút, nàng thở dài, đứng dậy:
- Hai hôm nữa tôi sẽ đem tất cả câu chuyện kể lại cho chị nghe nhé? Tôi rất mong có người để tâm sự hầu giúp tôi trút bỏ gánh nặng. Nhưng hôm nay thì chưa được.
Tôi cố vớt vát:
- Bây giờ chỉ cần Diễm Chi cho biết cái tên của ông ấy là được rồi.
- Tôi..
Diễm Chi ngập ngừng chưa kịp nói thì bác Châu đã đẩy cửa bước vào bảo chúng tôi ra dùng cơm.
Trên bàn ăn, Phong ngồi đối diện với tôi, tôi không hiểu hắn đã hết giận chưa, nhưng chỉ thấy hắn cứ nhìn tôi yên lặng. Tú thì lúc nào cũng lầm lầm lì lì, khẽ liếc sang tôi một cái là cắm đầu ăn một mạch. Diễm Chi thì ngồi mép kia bàn với tâm sự ngổn ngang. Nhìn quanh xong, tôi không còn đủ can đảm nâng chén lên. Bác Châu thật nhạy cảm:
- Có chuyện gì mà hôm nay yên lặng thế này?
- Chúng nó là quỷ mà!
Bác Chương cằn nhằn, đưa đôi mắt dễ sợ quét một lượt khắp bàn, sau cùng tia mắt đó ngừng trước mặt tôi:
- Lệ Thu, hồi sáng tôi trông thấy cháu.
Tôi miễn cưỡng trả lời:
- Vâng.
- Như thế cũng được! Bác Chương nói ngay không suy nghĩ:
- Cháu nên ráng tập tành với Tú trong công việc ruộng nương.
Bác Châu nhăn mặt, tôi thì chẳng hiểu gì cả. Tú bỏ chén cơm xuống, đứng dậy:
- Tôi phải đi làm cỏ ngay bây giờ.
Nói xong, Tú bước nhanh ra khỏi phòng ăn, tôi vẫn còn nhìn thấy nét giận dữ trên khuôn mặt, nghe tiếng bác Châu gọi lại:
- Tú, sao con ăn có một chén cơm vậy?
Nhưng Tú đã biến mất. Bầu không khí thật nặng nề. Bác Chương ném đũa lên bàn:
- Đồ khốn nạn, peace, để rồi mày biết tao.
- Anh Chương!
Bác Châu cắt ngang khiến bác Chương không nói nữa, đưa mắt nhìn tôi, bác vẫn chưa hết cơn giận. Tôi ngỡ ngàng nhìn mọi người, không hiểu chuyện gì đã xảy ra. Quay sang Phong, chạm ngay ánh mắt của hắn càng làm tôi nghi ngờ, chuyện gì đây? Không lẽ nguyên nhân ở tôi?
- Thôi được rồi, ăn cơm đi!
Bác Châu gắp một miếng thịt vịt bỏ vào chén cơm tôi bác bảo:
- Lệ Thu, con ăn đi!
Mọi người lại lặng lẽ tiếp tục bữa cơm. Nâng chén lên, đây là lần đầu, kể từ ngày đến nông trại Lệ Thanh, tôi đã ăn một bữa cơm vô vi.
__________________

-------------- --------------
Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời


Ðiều Chỉnh
Xếp Bài

Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn
Bạn không được quyền gởi bài
Bạn không được quyền gởi trả lời
Bạn không được quyền gởi kèm file
Bạn không được quyền sửa bài

vB code đang Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển đến


Múi giờ GMT. Hiện tại là 05:35 PM.


Powered by: vBulletin Version 3.6.1 Copyright © 2000 - 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.