Go Back   Vina Forums > Thư Viện Online > Kho Tàng Truyện > Truyện Ngắn - Truyện Học Trò
Hỏi/Ðáp Thành Viên Lịch Tìm Kiếm Bài Trong Ngày Ðánh Dấu Ðã Ðọc

Trả lời
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
  #1  
Old 06-17-2004, 11:24 PM
thuylam's Avatar
thuylam thuylam is offline
Senior Member
 
Tham gia ngày: Mar 2004
Nơi Cư Ngụ: Alameda Ca
Bài gởi: 3,579
Default

:::: Lê Xuân Hoa ::::
Bà Nội






Cũng như bao đứa trẻ khác cùng làng, tôi lớn lên với hương lúa chín của làng quê nhỏ bé miền trung du. Tuổi thơ của tôi là bà nội, là những bông hoa gạo rực lửa đốt cháy cả dòng sông lạnh ngắt. Những đêm đông, tôi thiếp đi trong hương trầu thơm nồng, trong câu chuyện cổ tích ngày xửa ngày xưa bà kể. Những tối hè nằm trên chiếc chõng tre, tiếng ru của bà cùng tiếng gió từ chiếc quạt nan đưa tôi vào giấc ngủ. Tất cả cứ thế bình lặng và yên ả trôi theo tiếng thở của thời gian. Và cũng chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi trong trí óc non nớt của tôi, bà là tất cả.



Tôi không có mẹ - hay nói đúng hơn - mẹ đã ra khỏi cuộc đời tôi từ khi tôi mới là đứa bé hai tuổi. Còn cha – tôi chỉ nhớ đó là người đàn ông dong dỏng cao. Mỗi khi tết đến, người đàn ông đó lại về thăm bà và tôi, đi cùng một người đàn bà và hai đứa trẻ. Mọi người bảo đấy là cha và dì của tôi. Nhưng thường thì tôi chẳng quan tâm lắm đến họ, tôi chỉ thích chơi với hai đứa bé thôi. Đứa bé gái mặc chiếc váy trắng viền đăng ten - chiếc váy mà cả trong giấc mơ, tôi cũng chưa bao giờ mơ được mặc. Thằng con trai mặc áo trắng bỏ thùng. Lúc ấy trong đôi mắt của tôi, chúng là thiên thần, còn tôi chỉ là một con nhóc xấu xí. Hơn thế chúng lại có rất nhiều kẹo. Những chiếc kẹo xanh đỏ thật hấp dẫn khác hẳn với thanh chè lam bà thường cho tôi ăn. Thế nhưng tôi chỉ dám đứng nhìn mà thôi. Tôi không dám xin vì chúng như hoàng tử với công chúa, còn tôi chỉ là người hầu hạ mà người hầu thì chẳng bao giờ được ăn kẹo cùng hoàng tử, công chúa cả.



Những lúc ấy, bà thường gọi tôi vào bếp, dúi cho một thứ gì đó như nắm xôi hay quả ổi rồi bà bảo: “Ăn kẹo vào là đau bụng đấy”. Chỉ cần bà nói thế là tôi đã chẳng còn thích những chiếc kẹo ấy nữa, nhưng tôi vẫn luôn có những câu thắc mắc “chẳng hiểu sao hai đứa kia ăn nhiều kẹo thế mà không đau bụng”. Và cuối cùng thì tôi cũng tìm được câu trả lời và cứ thế ngốc nghếch tin rằng mình đúng “chắc ông thần kẹo chẳng thích mình”.



Theo thời gian trôi, tôi không còn là đứa bé chỉ biết quẩn quanh bên chân bà nữa. Tôi đã đến tuổi đi học. Ngày đầu tiên được cắp sách đến trường quả là một ngày vô cùng trọng đại đối với tôi.



Sáng hôm ấy, bà gọi tôi dậy từ sớm. mặc cho tôi bộ quần áo đẹp nhất rồi bà đưa tôi đến trường. Có lẽ lúc ấy tôi đã nín thở để chặn sự hồi hộp đang òa vỡ trong lòng. Tôi se sẽ nắm lấy tay bà – bàn tay nhỏ bé nằm gọn trong bàn tay với những đường gân xanh nổi lên làn da nhăn nheo - khẽ khàng từng bước đi theo bà. Đến trước cổng trường tôi ngơ ngác trước sự tưng bừng, náo nhiệt mà tôi chỉ thấy vào những ngày lễ hội. Bọn bạn tôi đứa nào cũng được bố mẹ dắt đến, chúng ăn mặc đẹp và vui cười hớn hở. Tự nhiên tôi cảm thấy mình buồn lạ lùng khi hôm nay bố không đi cùng tôi. Tôi lặng lẽ nấp sau lưng bà - chẳng hiểu sao tôi muốn bỏ về quá. Và hình như bà cũng nhận thấy sự thay đổi của tôi nên bà cúi xuống cài lại cúc áo cho tôi, rồi bà bảo:



- Bà biết cháu buồn nhưng cháu không thích bà đi cùng hay sao?



- Không, cháu thích đi với bà lắm nhưng nhìn thấy bố mẹ chúng nó thì cháu nhớ bố cháu thôi.



Bà cười rồi bà đẩy tôi lên phía trước:



- Hãy dũng cảm lên cháu của bà.



- Tan học, tôi là người chạy ra khỏi lớp đầu tiên. Tôi muốn viết cho bà xem chữ “O” đi liền với câu nói quen thuộc của bà “O tròn như quả trứng gà” và thật ngạc nhiên khi tôi thấy bà đang ngồi dưới gốc cây đa, tay bà cầm chiếc nón phe phẩy quạt. Bà đến đón tôi. Tôi nhón chân nhẹ nhàng vòng ra sau lưng bà rồi ghé mặt thơm môi một cái rõ to. Bà giật mình nhìn tôi rồi bà cười:



- Cha cô, định trêu bà hả?



Nhanh thật là nhanh, thế là đã 9 năm trôi qua từ sau buổi học đầu tiên đáng ghi nhớ ấy. Bây giờ tôi đã là nữ sinh lớp 9 – tôi đã lớn – không còn buồn vì không có bố đưa đi học như ngày xưa. Thế nhưng với bà, tôi vẫn luôn là con bé chíp hôi như ngày nào. Còn với tôi, bà là tất cả những gì mà tôi có. Bà là bà tiên ban phép lành trong câu chuyện cổ tích. Cha mẹ và dì chỉ còn là những cái bóng rất mờ nhạt trong tiềm thức tôi. Cũng có đôi lần bà hỏi “Cháu có nhớ mẹ không?”.



Lầo nào tôi cũng dựa vào lưng bà rồi khẽ lắc đầu "Cháu có bà rồi, cháu chẳng cần mẹ nữa, nhưng mẹ cháu là ai hả bà?". Bà ôm tôi vào lòng, bà cười nhưng giọng nói của bà lại nghẹo ngào. Dường như chúng vương cả vị mặn của nước mắt: “Cháu tôi tội quá!”, Và bà chỉ nói một câu duy nhất ấy thôi, chẳng bao giờ bà trả lời câu hỏi của tôi cả. Tôi cũng chẳng thắc mắc nhiều về mẹ. Đối với tôi, từ “mẹ” sao quá mơ hồ, như một điều không có thực trên đời, lại cao xa. Tôi luôn luôn được nghe người khác gọi mẹ, nhưng có lẽ cả cuộc đời không bao giờ tôi được thốt ra lời gọi mẹ ngọt ngào âu yếm ấy. Vì thế, tôi bằng lòng với tất cả những gì tôi hiện có. Tôi cần bà và tôi đã có bà, vậy là đủ.



… Cầm sắc đỏ hoa gạo, tôi đặt lên mộ bà. Hôm nay tôi đến chào tạm biệt bà vì ngày mai tôi sẽ ra thành phố ở cùng bố và dì. Thế là bà xa tôi gần hai tháng rồi, nhưng tôi vẫn không thể nào quen được với sự thật. Tôi luôn nghĩ rằng bà đi đâu đấy rồi một lát nữa bà sẽ về. Những lần đi học chẳng ai nhắc tôi đội mũ, mang áo mưa và đi học cùng tôi, bởi thật đơn giản: bà đã mãi mãi đi xa chỉ vì một căn bệnh rất đỗi kỳ quặc - bệnh tuổi già. Ngày bà mất, tôi chẳng còn biểt mình đã nghĩ gì, làm những gì, nhưng duy nhất một điều mà tôi biết là tâm hồn tôi trống vắng, hoang vu. Mất bà cũng gần như tôi đã mất tất cả.



Tôi lặng lẽ ngồi bên mộ bà mặc cho làn gió khẽ mơn trớn lam tung bay mái tóc rối. Mái tóc mà ngày trước mỗi lần gội xong, bà lại chải cho tôi “Tóc cháu bà đẹp lắm, nhưng phải chăm gội bồ kết đấy nhé”. Thế mà ngày mai tôi đã phải xa bà rồi, phải xa miền quê nhỏ bé mà tôi đã gắn bó, miền quê đã ban tặng cho tôi một người bà, tôi đã qua những tháng năm ngây thơ chạy nhảy chẳng biết phải chịu đựng những ánh mắt không mấy thiện cảm của dì và tiếng thở dài của cha, nhưng chắc chắn tôi sẽ vượt qua được tất cả vì bà luôn ở bên tôi. Bà sẽ giúp đỡ tôi, bà sẽ truyền cho tôi nghị lực để tôi vững bước bởi vì trong trái tim tôi – bà là tất cả.



Mặt trời đang từ từ xuống sau dãy núi phía xa. Từng ánh nắng vàng đục vương len mộ bà cứ nhạt dần, nhạt dần rồi mất hẳn. Mùi nhang thoảng bay trong gió làm sống mũi tôi cay cay. Hoàng hôn bao trùm mọi cảnh vật, tất cả thật yên ắng, chỉ còn lại khúc đồng ca xào xạc của rừng lau.



Một ngày đã trôi qua.



Trả Lời Với Trích Dẫn
  #2  
Old 06-17-2004, 11:25 PM
thuylam's Avatar
thuylam thuylam is offline
Senior Member
 
Tham gia ngày: Mar 2004
Nơi Cư Ngụ: Alameda Ca
Bài gởi: 3,579
Default

Nguyễn Công Hoan ::::
báo hiếu: trả nghĩa cha





mưa phùn. gió bấc. rét buốt đến tận xương.

nhưng mưa, gió, rét, có hề chi đến bữa tiệc giỗ ông cụ đẻ ra ông chủ hiệu xe cao su kiêm chủ hãng ôtô "con cọp"? bởi vì trong buồng khách, cửa đóng kín mít, hơi lửa lò sưởi xông lên nóng rực. mà khách đến chơi, ông nào cũng gói mình vào đến trăm thứ áo, lại xù xù ở cổ một chiếc chăn con!

khách đến dự tiệc toàn là hạng ông nọ ông kia, danh giá, mà ông chủ nói là chỗ thân. cho nên cố mời cho kỳ được. vì chính ông cũng là hạng tai mắt trong phố phường. Ông là nhà tư bản vậy!

vả lại, không nhân ngày giỗ bố, mà làm bữa tiệc cho thực linh đình, mời mọc cho thực đông khách, để tỏ rằng mình tuy nhờ trời làm ăn đã được khá, nhưng chẳng phải hạng uống nước quên nguồn - bởi đạo làm con là phải báo hiếu cho cha mẹ, để khỏi phụ công sinh thành dưỡng dục - thì thế gian họ cũng cười cho. nghề thế, phú quý sinh lễ nghĩa.

mà phú quý sinh lễ nghĩa thực. chẳng tin cứ nhìn cách cử chỉ của hai ông bà chủ nhà ra đón tiếp khách thì đủ rõ. hai ông bà cùng béo tốt, đẹp đẽ. nhất là ông, cái bụng phưỡn ra, nấp trong bộ quần áo xếp nếp cứng thẳng như cái hộp. tóc bóng mượt, nhẵn như cái gáo lĩnh úp trên đầu, không chịu kém vẻ đẹp với bộ ria sửa khéo như vẽ. miệng lúc nào cũng chực toé ra một chuỗi cười. vì ngày hôm nay, bổn phận ông là phải hay cười. mà đã cười thì cười cực to, ôm bụng mà cười, cười cả từ câu nói buồn cười đến câu nói không buồn cười. nghĩa là ông hết sức khoe cái cười lấy lòng, cái cười thiệp đời của nhà tư bản. phải, người ta đã chẳng quản mưa, gió, rét mướt, mà quá bộ đến nhà để chiếu cố thì mình phải lấy làm hân hạnh, vui vẻ mới được. cho nên ai đến, ông cũng chắp tay vái chào cung kính, rồi mời mọc ân cần, quý quý, hóa hóa, ăn nói rõ ra một nhà nền nếp, gia giáo.

trong buồng ăn, tiệc đã dọn trên bàn, cái bàn chữ nhật, giải trên một tấm khăn trắng nuột. cốc to, cốc nhỏ, chai lớn, chai con, bát sứ, đĩa tây, bày la liệt, nhưng có thứ tự, lóng lánh dưới ngọn đèn trăm nến.

chuông sáu giờ vừa dứt. khách đến đã đủ. một tiếng ông chủ mời, thì một trăm bốn tư chiếc chân, vừa chân người vừa chân ghế, lê sền sệt trên nền gạch tây bóng lộn. hai mươi bốn chiếc cốc đầy rượu đụng nhau, chủ khách bắt đầu cầm đũa.

- xin ngài cho phép chúng tôi vào vô phép bà chủ.

câu nói vừa dứt, thì đã thấy bà chủ ở trong buồng đi ra, chắp tay, tươi như cái hoa:

- các quan đã có lòng yêu chúng tôi, mà đến chiếu cố bữa cơm thường nhà chúng tôi, chúng tôi xin đa tạ. xin rước các quan xơi rượu.

- chúng tôi chẳng dám tin là bữa cơm thường! kỵ cụ cố ông mà ông bà làm to thế này, thì chúng tôi tự xét mình lấy làm xấu hổ vì bất hiếu. thôi nhờ bà nói giúp cho chúng tôi xin vô phép cụ cố bà.

- thưa các quan, cảm ơn các quan, cụ bà chúng tôi ở trong nhà quê ạ. nhiều lần chúng tôi mời ra ở đây, nhưng không chịu đi. cho nên chúng tôi vẫn lấy làm ân hận lắm.

cái lễ phép tắc trách đã làm xong, chủ khách ăn uống rất êm đềm vui vẻ. Êm đềm vui vẻ thực! sung sướng thay! củi lò sưởi nổ đôm đốp, át cả tiếng giọt mưa phùn. chuyện nói to làm lấp các tiếng gió bấc thổi. hơi rượu nồng nàn, ai nghĩ đến rét buốt thấu tận xương.

+
+ +

mưa phùn. gió bấc. rét buốt thấu tận xương.

ngoài đường phố, ở quãng trước cửa nhà có bữa tiệc này, có một người đàn bà, lưng khoác áo tơi lá, đầu đội chiếc nón nghệ, dáng điệu bỡ ngỡ. bà dòm hết nhà nọ đến nhà kia, mà lại dòm một cách ngốc dại. nghĩa là không nghĩ đến rằng lỡ người ta đuổi, hay mắng, cho là định rình ăn cắp, người ta bắt lên cẩm thì sao? dòm chán rồi lại hỏi thăm. mà hỏi chỉ độc nói trống không. khi chẳng ai hoài hơi mà trả lời, thì bà ta cũng không biết phàn nàn hoặc sửa lại câu hỏi cho nhã nhặn thêm chút ít. ấy thế rồi chịu đứng ngoài đường, như yên trí rằng ở đây cũng như ở nhà quê, không có xe pháo qua lại. bà lại nhìn quanh quẩn từng nhà một...

hàng mười lăm phút, bà ta loanh quanh, đi lại đến năm sáu lượt. rồi nhận thấy một cái nhà có cái mái chĩa ra, bà bèn đứng lại để trú mưa. người đàn bà ấy trạc ngoài sáu mươi, trông rõ quê mùa, đần ngốc. mặt mũi đen đủi, dăn deo, xấu như con khỉ. hai mắt thì toét nhoèn những dử. cái hàm trên thì chìa ra như mái hiên. hai tay thì lóng cóng, gí cái nút buộc giải yếm vào tận mắt, lúng túng cởi mãi mới lấy được một miếng trầu, bỏ vào mồm, nhai phóm phém. trông lại càng xấu. cái áo vải nâu dầy cồm cộp, cái quần một ống - nói nôm ra, là cái váy - lùng thùng như cái bồ, chỗ thì ướt, chỗ thì khô. có lẽ là bộ cánh quý nhất, nên ra tỉnh, mới dám mặc đến, nay bị ướt thì tiếc, nên cố vắt mãi cho khỏi đẫm nước mưa. rồi lại cởi cái khăn vuông ra, để hở cái đầu bạc trọc tếch mà gãi, nhăn mặt lại mà gãi. rồi lấy ngay cái khăn đội đầu ấy mà lau chỗ gấu váy có dính đất. gớm, sao mà người đâu lại có người không biết thế nào là bẩn cả!

rét đã run lên chẳng được, lại còn cứ lẩm bẩm nói một mình. không biết nói những gì? tính công tính việc hay là than thở, hay là vui thú cái chi chi? nhưng thế thực rõ là cái lối người từ thuở bé chưa hề được thấy cái gì là hể hả.

Đương ngồi thì bỗng đằng sau lưng có tiếng cửa mở. người đàn bà nhà quê quay lại, thì thấy trong nhà đèn điện sáng trưng, lố nhố bao nhiêu người, hình như ăn uống. chỉ trông thoáng có thế thì thấy cửa lại khép lại, và có người đi ra.

- alê! chạy! chốc nữa hãy đến. người ta vừa mới ăn!

nói xong người ấy đi.

bà lão nhìn theo, không hiểu họ bảo ai. nhưng chừng cũng đoán rằng người ấy là bồi biệc ở cái nhà này đây. cho nên, một lát sau, trông thấy người ấy về, bà lão đứng ngay dậy, toan hỏi. nhưng chưa nói được gì, đã bị mắng ngay câu nữa:

- alê! không đi đi thì ông ấy ra bây giờ!

- Đây có phải nhà ông chủ không?

- Ông chủ nào? không biết! alê! Đi!

thế rồi cửa lại hé ra, rồi áp lại. người ấy vào trong mất.

bà lão cố liều, rón rén bước lên bậc thềm cao, dòm qua cửa kính. vì đèn sáng, nên trông rõ lắm. rồi không biết nghĩ sao, bà lấy tay sờ mãi vào cửa để mở. nhưng không biết cách nào, bèn lay thình thình, như không sợ hãi gì cả.

một người đứng hầu chạy ra mở cửa. có lẽ là người ban nãy, cho nên thấy bà lão thì đẩy ra, và nói:

- Đi! chốc nữa...! dạ!

cánh cửa lại đóng đánh thình. bà lão nhìn theo, thì thấy người hầu ấy khoanh tay đứng nói gì với một người đương ngồi ăn. mà chính vì đã trông thấy người ngồi ăn ấy, nên bà lão mới dám bạo dạn như thế. người ngồi ăn ấy tức là ông chủ nhà, chủ hiệu xe cao su kiêm chủ hãng ô tô "con cọp".

Ông chủ đứng phắt dậy, phưỡn bụng đi ra mở cửa. bà lão mừng rỡ, híp mắt, nhăn nhó cái mặt để cười và nói to tướng:

- thành ra tôi ngồi ngay ở cửa nhà mà không biết!

Ông chủ nhà cau mặt, ra ý không bằng lòng, tặc lưỡi một cái. rồi cánh cửa lại đóng ập lại.

bà lão không hiểu ra sao. hay là mình trông lầm chăng. ấy thế mà còn ngốc quá, bà cố cạy và đẩy mãi cửa. nhưng may, không sao đẩy được. nhìn theo vào, bà thấy cái nhà ông ấy đi tuột vào trong, mà khi ra ngồi vào bàn tiệc, thì lại cười nói như trước.

Độ mười lăm phút sau, có người đập tay vào lưng. bà lão quay lại, thì người ấy nói:

- tôi đưa bà cụ đi vào cổng đằng này, ông tôi bảo thế.

- không đi được lối này à?

- Ông tôi đương có khách.

bà lão bước xuống thềm, đi theo. vòng hai phố thì đến một cái cổng hơi rộng. cổng mở, bà bước vào, đi qua một cái sân, thì đến cái nhà con, trong có chiếc ôtô bóng nhoáng. người ấy bảo:

- bà cụ ngồi tạm đây.

bà lão nhìn bốn bên. Đèn tuy sáng, nhưng cũng không hiểu mình ngồi tạm nhà ai. mà nói rằng ngồi, chứ có cái gì để ngồi đâu. vả muỗi và hôi thối quá. nên chỉ mong :Dng có người đưa về, để lễ và để nằm nghỉ. vì đi xe ngót một giờ đồng hồ cũng mệt. bà lão nóng ruột quá.

nhưng may sao, một lát sau thấy có người đi đến. bà lão nhờ nhắn ông chủ xuống cho mình hỏi.

Độ mươi phút, quả nhiên có tiếng gót giày lộp cộp nện trên sân gạch. bà lão cố nhìn xem ai. mừng quá.

thật đích là ông chủ.

Ông chủ đứng trước mặt bà lão, nét mặt hầm hầm, trợn mắt, khoanh tay vào ngực mà gắt:

- một suýt nữa thì làm tôi ê cả mặt! ai bảo bà ra làm gì?

bà lão chưa kịp trả lời cái câu hỏi không ngờ, thì đã bị mắng luôn mấy câu nữa:

- tôi đã cấm bà không được ra đến đây kia mà. Đã một lần trước rồi, mà không chừa! bà không biết để sĩ diện cho tôi! Đây này, bà cầm lấy! bà về đi! mặc kệ bà! bà phải về ngay bây giờ! mới có hơn bảy giờ, còn sớm!

nói xong, ông ấn vào tay bà lão một cái tròn tròn, rồi quay gót trở lên, và gọi rầm rĩ:

- thằng bếp đâu rồi! mày đưa bà ấy ra! mà mày phải bảo chúng nó rằng tao cấm, không đứa nào được kéo bà ấy cả! cho mà đi bộ để bận sau mà chừa.

bà ấy là ai? bà ấy là một người đàn bà góa. Đã ngoại ba mươi năm nay, có một đêm, bà ấy trót dại chiều chồng, mà tình cờ đẻ ra được một đứa con trai. sinh được ít lâu, trời bắt tội bà ấy goá bụa. nhà nghèo, làm ăn vất vả, kiếm chẳng ăn đủ, nhưng bà ấy chẳng nhẫn tâm bỏ đứa bé thơ ngây trả nhà chồng để bước đi bước nữa mà vui thú với cái tuổi xuân đương hơ hớ. qua mấy năm khó nhọc, khi sài, khi đẹn, suýt chết mấy lần, thì đứa bé đến tuổi đi học. rồi vì nghèo khổ quá, nó phải ra tỉnh kiếm ăn theo anh em. nhờ được cái nó nhanh nhẩu, láu lỉnh, liều lĩnh, mà chẳng biết nó làm ăn ra sao, nó có được ít vốn, rồi lấy được ở đâu một con vợ giầu. từ đó, thằng ấy một ngày một khá, buôn bán phát tài. nay giàu đến hàng mươi vạn. thằng con ấy tức là ông chủ hiệu xe cao su kiêm chủ hãng ô tô "con cọp" vậy.

bà lão lẩy bẩy, theo người bếp lôi ra cửa ban nãy. Đến đường, còn đương ngơ ngơ ngác ngác, chưa rõ nên đi lối nào, thì không biết tâm trí để đâu, bà ta lập cập, vấp một cái, ngã xoài ngay ra rãnh cống. quần áo mặt mũi lấm bê bết. cái tròn tròn vẫn nắm trong tay bắn quăng đi. bà lão cố sờ soạng. khi tìm thấy, bèn gí vào mắt để xem, thì cái tròn tròn ấy là đồng hào ván...

mưa để khóc, gió để rên. rét để cắt đứt ruột mẹ người con mà họ đương khen là hiếu tử.

kép tư bền
tiểu thuyết thứ bảy xuất bản, 1935




Trả Lời Với Trích Dẫn
  #3  
Old 06-17-2004, 11:26 PM
thuylam's Avatar
thuylam thuylam is offline
Senior Member
 
Tham gia ngày: Mar 2004
Nơi Cư Ngụ: Alameda Ca
Bài gởi: 3,579
Default

:::: Nguyễn Công Hoan ::::
báo hiếu: trả nghĩa mẹ





Đây có phải nhà ông chủ ôtô "con cọp" hay không?

- phải, ông hỏi gì?

- thưa cụ, ông chủ có nhà không ạ?

- Ông ấy đi vắng chưa về.

- thưa cụ, tôi hỏi thế này khí không phải, cụ có phải là cụ sinh ra ông chủ tôi không ạ?

- không phải, con vú già đây!

người khách đương luống cuống, sượng sùng, vì sự mình lầm con vú già với mẹ ông chủ, thì trông thấy một người đàn bà béo tốt và trẻ ở nhà trong đi ra đến sân. muốn cho khỏi lầm lần thứ hai, người khách vội hỏi ngay người vú:

- kia có phải là bà chủ không?

- không phải, đấy là mẹ đấy!

câu trả lời dấm dẳn, đáng lẽ làm cho người khách phải luống cuống sượng sùng lần thứ hai, thì trái lại, người khách nhận thấy vẻ mặt uất ức những sự giận dữ của bà cụ tự xưng là vú già và người được giới thiệu là mẹ, nên nhanh trí, hiểu ngay rằng không những mình không lầm lần thứ hai, mà lần thứ nhất mình cũng hỏi đúng. tất là trong gia đình này, đương có sự xung đột mẹ chồng nàng dâu chi đây.

+
+ +

- tôi lấy cậu, là vì ái tình của tôi đối với cậu, thì tôi chỉ biết có cậu, ngoài ra, tôi chẳng biết thằng nào con nào ở nhà này cả! cậu ngu lắm, cậu không biết bảo bà ấy!

- thôi, người già vẫn hay trái tính, mợ nên biết nhịn. mợ ở với tôi cả đời, chứ bất quá bà ấy sống được mấy nữa!

- bà ấy ở đây ngày nào, tôi ê chệ ngày ấy. Đấy cậu xem, hôm qua đấy, một suýt nữa mà bà ấy vào cửa trước, thì có họa mặt mình là mặt mo! cậu chỉ nói dối tôi. cậu đuổi bà ấy, sao bà ấy còn đấy?

- tôi không đuổi thì tôi chết! mợ cứ chửi đứa nào nói dối mợ! chẳng tin mợ hỏi lại thằng bếp mà xem. nhưng chắc bà ấy phải đi bộ mà về nên lạc đường, mới trở lại. tôi đã bắt bà ấy mai phải về rồi.

- Đồ mặt dày! thế mà không biết nhục! sao nó không chết đi cho người ta nhẹ nợ!

- thôi, mợ nói vừa chứ.

- tôi không nói vừa, cậu bênh mẹ cậu à! ối giời ơi! Đây, cậu giết tôi trước đi! ối hàng phố ơi! con gái già nó hại tôi!

- tôi xin mợ! tôi van mợ! tôi lạy mợ!

- cậu buông tôi ra. tôi không để con mẹ ấy yên đêm nay được!

+
+ +

sáng hôm sau, ở cửa nhà ông chủ xe cao su kiêm chủ hãng ô tô "con cọp", người ta trông thấy căng cái màn đen diềm trắng. mà đi trên hè, ai cũng ngửi thấy mùi khói hương, khói trầm, thơm phức.

trong nhà có đám tang?

phải, bà cụ sinh ra ông chủ mới tạ thế hồi đêm. trong nhà trong, thằng bếp thì thào hỏi con vú:

- cụ tức bà, rồi cụ uất lên mà chết, phải không chị?

con vú nháy mắt, trỏ tay vào cổ, nói:

- thắt!

thằng quít nghe thấy, bĩu môi, trỏ vào mồm mình:

- chỗ này đen những máu, trông ghê quá, đích là thuốc độc.

uất lên mà chết? thắt cổ? uống phải thuốc độc?

chẳng đúng! chúng nó nói láo toét hết! quân bạc thế đấy! Đem cắt lưỡi chúng nó đi!

ai muốn rõ nguyên nhân vì sao bà cụ tạ thế, thì hãy đọc tờ cáo phó sau này, sẽ biết:

chúng tôi lấy làm đau đớn, cáo phó để các cụ, các quan, các Ông, các bà biết cho rằng thân mẫu chúng tôi là:

cụ trần thị y

hưởng thọ 67 tuổi,

chẳng may thụ bệnh, đã tạ thế ngày 15 tháng giêng, năm quí dậu, tức là ngày 9 février 1933, tại nhà riêng chúng tôi, phố p, số 15.

chúng tôi định đến ngày chủ nhật 12 février 1933 hồi 8 giờ sáng, sẽ làm lễ an táng tại nghĩa địa hàng tỉnh.

cô ai tử: nguyễn văn d.
hôn tử: nguyễn thị n.
Đồng gia đẳng khấp bái.

lời cáo phó ấy đăng lên mười tờ báo hàng ngày, lại in riêng thêm một nghìn tờ nữa. thành ra ngót bốn vạn tờ ở nhà bưu điện bay ra như bươm bướm khắp các nơi, khiến các cụ, các quan, các ông, các bà, ai thấy cái tin đau đớn bà cụ thụ bệnh mà tạ thế, cũng phải giật mình mà vội vã đến thăm viếng, và chia buồn cùng người gặp lúc vận hạn.

+
+ +

rồi đến đúng 8 giờ ngày 12 février, đám tang cử hành.

Đầu tiên, năm lá cờ ngũ hành phấp phới theo chiều gió. rồi đến ông thiên lôi, bà la sát, cao lênh khênh đi hai bên. một đoàn trống cà rùng, rinh tùng rinh, đi xung quanh chiếc trống cái, mà những phu đều áo nỉ đỏ, nón dấu sơn. kế đến một cái kiệu long đình sơn son thếp vàng, thong thả tiến từng bước, trông rất uy vệ chững chạc. theo sau long đình, là bốn chiếc xe nhà bóng nhoáng, trên có bốn vị sư, mỗi vị đi hai lọng. rồi ước trăm bà vãi đội cầu dài dằng dặc, mỗi bà tay cầm phướn, miệng tụng kinh ầm ầm. một cái minh tinh cao ngất ngểu đi trước một bức trướng vóc như căng ngang đường, có bốn chữ quen quen là dĩ sơn vân ám to tướng. Đoạn đến hàng hai trăm câu đối, cái vàng, cái trắng, cái đen, cái tím, cái xanh, cái bằng xa tanh, cái bằng vóc, cái bằng lượt, cái bằng dạ, xếp hàng đôi, mà trẻ con cầm đứa nào cũng mặc áo dài trắng. những câu đối ấy toàn chữ nho khó đọc cả. duy chỗ lạc khoản thì dễ nhận hơn. có chữ giống như thẻ bài ngà của cụ thượng. có chữ trên thì rậm rì khó đọc, nhưng dưới thì là chữ lâm muốn chừng là hàn lâm. có câu thì người ta bảo là của cụ lớn bố chánh. có câu thì trông rõ ba chữ bắc kỳ nhân, rồi có ba chữ cuối mới đến tên. nói tóm lại, nhiều quá, không ai nhớ hết. vì còn những câu của ông phủ, ông huyện, ông tham, ông phán chi chít những chữ nho là chữ nho.

sau đoàn câu đối thì là bốn năm cái bàn độc, rước đồ tam sinh với các phẩm vật. cứ đồ mặn lại xen đồ chay, mà cuối cùng, là con bò thui to kếch. bàn nào bàn nấy chằng chịt những dây vải trắng tinh.

Đương mỏi mắt về nhìn các nghi vệ, thì khách qua đường lại đinh tai về nghe đội kèn tây thuê tự hà nội về. họ ăn mặc như lính tây thổi những bài rất hùng hồn, như muốn giục người hăng hái ra trận. cái linh xa tám người khênh, thong thả đi nối ngay sau phường kèn. trong linh xa, khói hương trầm bay nghi ngút, giữa có bức truyền thần vẽ sơn, mới xong tối hôm trước, để kịp rước. bà cụ thì mặc áo gấm và đi giày vân hài. nào hoa tai, nào hột vàng, nào tráp đồi mồi, nào ống nhổ sứ, ai trông cũng đoán được nhà giàu. Đi sau linh xa, phường bát âm đưa những bài lâm khốc, như than, như khóc, như oán, như hờn, nỉ non, rên rỉ, nghe buồn chảy nước mắt được! một người khăn trắng, thắt lưng xanh ra ngoài, giơ cái phèng lên mà đánh, để ra hiệu cho bọn khênh cữu. thỉnh thoảng, để trả lời tiếng phèng rè, một hồi phách nổi lên, lách cách như tiếng nhái kêu. cái nhà táng thửa mấy hôm trời, thợ cả phố làm suốt ngày thâu đêm mới kịp và mới vừa lòng ông chủ. vì nghe đâu đắt đến trăm hai! bốn mươi hai người khênh đòn cữu, khi tiến khi quành, đều đều tăm tắp. trong nhà táng là quan tài, sơn son thiếp vàng, rất đẹp. người ta bảo sắm mất hơn sáu chục. trong cái phương du đi sau nhà táng, thì họ hàng thân thích, chen lách mà bước từng bước một. tiếng khóc than kêu gào thảm thiết, ai nghe thấy cũng phải não lòng. người ta bảo là bọn khóc mướn, nhưng lấy gì làm chứng? rồi đến hàng nghìn người, các cụ, các quan, các ông, các bà, rặt những chỗ thân thuộc, đi theo sau. cuối cùng thì ba bốn chiếc ô tô, sình sịch tiến dần. và hai ba chục chiếc xe nhà, như nêm khúc đường chật hẹp.

Được xem cái đám ma linh đình uy vệ là thế, thì ta nên khen người hiếu chủ đã khéo trả nghĩa mẹ. mà nhất là nếu trông thấy người ấy, ta lại càng tâm phục cái bụng hiếu thảo, không bến không bờ.

người ấy mặc đồ sô gai. chứ còn bụng dạ nào mà nghĩ đến áo quần cho chải chuốt! Đi trước cữu thì giật lùi từng bước. lúc nào cũng bưng miệng mà khóc, còng lưng xuống mà khóc, đến nỗi phải chống gậy! vậy mà có đủ vững được đâu? mấy hôm nay, vì thương mẹ quá thành ra ốm yếu, họ hàng sợ người ấy ngã lăn ra, cho nên phải cử người đi kèm, vừa che ô, vừa ôm chặt lấy ngang lưng cho đỡ khuỵu. người ta lại sợ hiếu chủ thương mẹ quá đập đầu vào quan tài, lỡ chết thì hoài, vì lúc trong bụng bối rối vẫn hay sinh liều, nên phải bện cái nùn rơm để chít quanh đầu. thì dù có đập mạnh đến đâu, cũng không đến nỗi vỡ sọ.

người con dâu mới lại đáng ái ngại nữa chứ! khốn nạn, mấy hôm nay, người này kêu khản cả tiếng, khóc hết cả hơi. mà ông trời độc địa, cứ khăng khăng bắt bà cụ, hơn một ngày không ở, kém một ngày không đi, để bây giờ dâu con không có mẹ mà hầu hạ. lắm lúc lại như thù giận lũ phi nhân đạo, họ cứ nhẫn tâm khênh cữu đi, thì nàng dâu lại nằm lăn ra đường mà chắn lối, rồi lại kêu gào rầm rầm. lúc hạ huyệt mới càng thương tâm. áo quan chưa ngắm đúng hướng, người ấy đã nhảy đánh tụp xuống mà nằm thẳng cẳng ra, ôm chặt lấy mà hờ, mà khóc. rồi quá lắm, đến nỗi ngất đi. nếu bốn năm người không lôi dậy và không tốt khuyên, thì có lẽ người ấy còn muốn sống làm gì! thà đi theo mẹ còn hơn chịu bơ vơ như chim mất tổ!

não lòng thay! bà cụ ở dưới suối vàng, có thiêng chăng tá? giá bà cụ biết rằng mình được con nó báo hiếu, làm đám ma long trọng dường này, thì hẳn cũng ngậm cười. mà nhất là giá bà cụ lại trông thấy trước rằng con trai và con dâu mình nó thương mình quá thế thì chắc lúc "thụ bệnh", cũng chẳng đành tâm mà nhắm mắt!

kép tư bền
tiểu thuyết thứ bảy xuất bản - 1935




Trả Lời Với Trích Dẫn
  #4  
Old 06-17-2004, 11:27 PM
thuylam's Avatar
thuylam thuylam is offline
Senior Member
 
Tham gia ngày: Mar 2004
Nơi Cư Ngụ: Alameda Ca
Bài gởi: 3,579
Default

:::: Nguyễn Công Hoan ::::
Xuất giá tòng phu





Trả tiền xe xong, ngài ôm cái gói bọc giấy xanh, chằng dây hồng, thoăn thoắt đến buồng khách, qua buồng ăn, ngó vào nhà tắm, rồi xuống bếp: su hào, bắp cải, bong bóng, nấm mực, còn bừa bãi, ngổn ngang cả trên phản làm cơm. ngài ngơ ngác hỏi:

- bếp! bà đâủ

anh bếp ngơ ngác, thưa:

- bẩm, bà ở nhà ngoàị

ngài càng ngơ ngác:

- không mà!

rồi ngài tìm lượt nữa: nhà tắm, buồng ăn, buồng khách. ngài gọi to:

- mợ đâu nhỉ?

chẳng thấy vợ đâu, ngài sực nghĩ rạ ngài chạy lên gác, bật đèn lên. thì quả nhiên bà nằm trên giường, đắp chăn kín mít.

mừng rỡ, ngài đặt cái gói lên bàn, lại gần, ngồi cạnh vợ, lật chăn ra, tỏ ý ngạc nhiên:

- kìa, tôi tưởng mợ sắm sửa xong rồị dậy đi, mau!

bà mở mắt lim dim, kéo chăn đắp lại, uể oải nói:

- tôi nhức đầu quá, mà cơm cúng ở nhà cũng chưa sắp sửa được gì cả.

- không cần. dậy mặc quần áo, kẻo không kịp.

nói đoạn, ngài lật cả tấm chăn rạ bà vợ thì cố co lại:

- thôi, tôi nhức đầu như bị búa bổ, và :Dng mặt lắm.

ngài cười khanh khách, kéo vợ ngồi dậy:

- ồ, vờ mãi! mặt mũi thế này mà bảo rằng nhức đầụ mau đi, kẻo lỡ.

rồi chẳng hay cảm vì sắc đẹp hay muốn giở khoa nịnh đầm, ngài ôm lưng vợ, hít vào cổ. nhưng bà hất ra, và lại cố nằm xuống, dằn dỗi:

- tôi chịu thôị

ngài trợn mắt, kinh ngạc:

- chết, việc cần, không nói thế được. thu xếp xong đâu vào đấy rồị mợ đừng phụ công tôị

rồi ngọt ngào, ngài đập vào vai vợ, trỏ cái gói:

- này, tân thời, đẹp đáo để. dậy mà xem.

bà vừa kéo chăn toan trùm đầu, vừa nói:

- Điều khác thì tôi xin chiều ý cậu ngaỵ

ngài co phắt chăn, cuộn lại, ôm quẳng sang giường bên kia, hềnh hệch cái mồm, cười:

- mợ chỉ ngại rét chứ gì? có rét quái đâu! ở ngoài đường cũng ấm áp lắm.

bà ôm đầu:

- ở nhà công việc còn bề bề ra, cậu không biết à? cơm cúng đã làm được tí nào đâụ

ngài dỗ dành:

- không cần! chả cúng bây giờ thì tám giờ, chín giờ, mười giờ đêm, lúc nào mợ về hãy haỵ mà chẳng có thì tôi cứ trầu nước mời các cụ về cũng được, chứ đã làm saỏ mai năm mới, hãy cỗ bàn bày vẽ.

nói đoạn, ngài dựng vợ dậy, cầm hai cánh tay, kéo ra cạnh giường, rồi ngoèo chân, xếp lại hai chiếc guốc cho ngay ngắn. bà oằn oại, ngả người để co lại, nhăn nhó, giằng tay rạ nhưng thấy sức yếu quá, nên tự nhiên, bà bật ra tiếng khóc.

Đó là lúc chẳng nên đùạ

cho nên ngài trợn mắt, nghiêm chỉnh hỏi:

- ô hay, mợ không đi thực à?

bà vẫn ôm mặt, nức nở:

- cậu còn phải hỏi hay saỏ

- nhưng tôi đã hứa với người ta rồi kia mà!

- mặc kệ cậụ ai bảỏ

- à, mợ khó bảo nhỉ! nào có nhọc nhằn gì việc ấỵ tôi quanh năm làm lụng vất vả, mỗi ngày vùi đầu vào công việc hàng bảy tám giờ đồng hồ. nếu tôi quản công, thì liệu cả gia đình này có được ấm no không? mợ không biết nghĩ.

- tôi hiểu cả. cậu không cần nói nhiềụ nhưng cậu đừng bắt tôi thế.

buông phứt vợ ra, ngài ngầu ngầu nhìn thật nghiêm chỉnh:

- thế mợ muốn để cho người ta cho tôi là đồ gì?

bà chắp hai tay, vái lấy vái để:

- tôi lạy cậu, tôi van cậu, cậu đừng ép tôị tôi là vợ cậụ..

- à, tôi là vợ cậu! là vợ mà chồng bảo không nghẹ luân lý để đâủ giáo dục để đâủ

bà lại ôm mặt, thổn thức. ngài móc túi, coi đồng hồ.

- thôi, dậy sắm sửa mà đi, còn có ngót một giờ nữa thôị

- ngót một phút tôi cũng chịụ

nghiêm nét mặt, ngài dẽ dàng, giảng:

- mợ phải hiểu, tôi không muốn tôi phải ép mợ. tôi muốn mợ vui vẻ mà đị tôi giảng nghĩa trong từng ấy ngày, tôi tưởng mợ đã nghe hiểụ thế này thì cáu thật!

bà nằm lả xuống giường, ôm đầụ ngài nhìn một lát, bỗng hất hàm, hỏi:

- mợ có đi hay không thì mợ bảỏ

- tôi cắn rơm cắn cỏ tôi lạy cậu, cậu tha cho tôị cậu đừng làm tôi nhục.

ngài nhăn mặt, rồi to tiếng:

- có đi hay không?

bà cũng nhăn mặt:

- khổ quá, tôi lạy cậụ

ngài gắt:

- có đi hay không. mợ trả lời một tiếng. không lạy van gì cả! có hay không?

bà không đáp, nức nở khóc. ngài nắm chặt bàn tay, đấm mạnh xuống phản:

- nói!

nhưng chẳng được nghe ý kiến vợ, ngài xung tiết, chạy đến mắc áo, vớ cái ba toong, khuỳnh tay đứng trước giường, rồi giơ ngọn gậy vào mặt vợ, hỏi:

- có hay không? một tiếng!

vừa sụt sùi, bà vừa đáp:

- không!

cần quyết liệt hơn, ngài giơ gậy:

- thật mợ không đi à?

- không!

- à, bướng! tao không dọa đâu nhé. Để rồi mồng bốn tết, nó nhổ vào mặt tao ấy à! cứng cổ này! khó bảo này!

thế là chiếc gậy hăng hái, cứ từ trên cao giáng xuống. bà rú lên, rồi giơ tay ra đỡ, sấn lại chồng, cố níu lấy cánh tay rắn như sắt. nhưng loáng một cái, ngọn gậy giơ lên thật cao, quật mạnh xuống, chạm phải thành giường, gẫy cắc ra làm đôị một mẩu quay lông lốc như chong :Dng, bắn lên gần trần, rồi rơi xuống ván gác.

Đó là một cảnh dữ dộị

- tôi van cậu, để nội trong ba ngày tết hôm nào tôi đi cũng được.

biết là sự làm già bao giờ cũng hay hơn, ngài lắc đầu, co giật phắt vợ xuống. bà ngã ngồi trên hai chiếc guốc lúc ấy ngổn ngang.

- phải đi ngay! tao không hoãn một phút! Đồ thân lừa chỉ ưa nặng.

bà nhăn nhó, khóc:

- Để đến mai, mồng một tết, tôi đi vậy, bây giờ tôi còn phải làm cơm cúng.

- Đã bảo không cần mà. người ta đi trước tết, chứ ai để đến tết rồi mới đi! Đứng ngay dậy!

ngài giật phắt cái cột màn. thì thình lình:

- ối hàng phố ơi!

bà vừa kêu, vừa túm lấy chồng, thở ỳ ạch.

nhưng khỏe như con vâm, đưa khuỷu ra, ngài gạt vợ ngã lăn, và nắm chặt lấy hai cổ taỵ bà oằn oại, song yếu quá. bà dùng hai cẳng để cưỡng. nhưng cả cái sức nặng của tấm thân vạm vỡ đè trên ngực bà, bà phải cố cựa cạy để thở. vậy mà ngài tát. ngài tát dồn năm sáu cái, và hỏi tội:

- mày có đi hay không?

bà tối tăm mặt mũi, hổn hển thách:

- Đây, cậu cứ đánh chết tôi đị

tức thì, những quả thụi kinh hồn vào mặt, vào ngực và vào sườn, làm bà kêu thất thanh. nhưng mặc kệ, ngài vẫn hỏi có một tội:

- mày có đi hay không?

bà kêu cha, kêu mẹ, kêu cả trời nữạ nhưng ai thưả ví thử cha mẹ hay cả trời nữa có đứng đấy thực, cũng đố dám vào mà gỡ.

+
+ +

việc gì cũng vậy, đánh đau thì phải chừạ cho nên chẳng mấy chốc, bà kêu cuống quýt:

- vâng! vâng! tôi lạy cậu! tôi xin đị

ngài hung hăng, lôi phắt vợ dậy, hầm hầm nhìn.

bà ngồi lả, chống tay đằng sau, đầu tóc rũ rượi, thở.

- nếu mày định đi thật, thì đi mà lau mặt.

sợ quá, bà chắp hai tay vái cuống queo:

- vâng, vâng, tôi xin đị

- Đi ngay!

- vâng, vâng! tôi lạy cậụ

nói xong, bà lê đến ngồi ở ghế.

ngài nhìn ra hiên, chạy lấy chiếc khăn mặt, đưa vợ:

- Đây, lau mặt đi! áo quần, phấn sáp có sẵn cả rồi, còn khó khăn gì nữạ

Đoạn ngài vớ cái bọc, cởi dây, mở giấy ra trước mặt bà và nói:

- không biết tao hết hơi nói người ta mới cho mượn những thứ này à? mau, chậm rồị

bà khóc sướt mướt, cầm cái lược, giũ mái tóc ra và vừa suýt xoa, vừa chảị ngài vẫn còn hung hăng:

- rẽ như lối chị tham ấỵ

giật nảy mình, bà vội chải, vội rẽ, vội uốn éo cho làn tóc lật lên, cong xuống cho thật nền, rồi vừa lau nước mắt, bà vừa lấy các thứ ở bọc để xoa phấn trắng, đánh phấn hồng, và kẻ môi son cho thắm.

trong khi ấy, ngài đứng coi, mỗi chốc lại giở đồng hồ ra xem và giục.

trang điểm xong, bà thở dài, cố gượng đau để đứng dậy, lấy cái quần xa tanh trắng và cái áo nhung màu may kiểu mới vẫn còn gấp gọn ghẽ trên bàn. bà vận những thứ ấy vào, rồi bôi đẫm nước hoạ

Đến bây giờ, dưới ánh đèn điện sáng trắng, bà thành ra một bông hồng nõn nà, thơm tho, khêu gợị

nhưng vẫn trừng trừng nhìn vợ, ngài gắt:

- tươi tỉnh lên thì người ta mới cảm, chứ khó đăm đăm thế kia, thì nó tống cổ về!

rồi ngài xuống gác. bà đi theọ ngài gói ít nhật trình cũ, buộc dây cẩn thận, rồi đưa bà.

- cầm cái này mà đi cho người ta khỏi ngờ.

và vẫn nghiêm chỉnh, ngài đe:

- hễ nói dối tao mà trốn vào đâu thì đừng ăn cái tết này thôi!

bà nghiến răng, thở dài, không đáp.

ngài nhiếc:

- cái giống đàn bà xưa nay vẫn thế kia! lúc đến thì đừng có lù lù đằng cổng trước, nghe chưả mà khi nào ông ấy cho về mới được về. tao mà thấy ông ấy tỏ ý không bằng lòng thì chớ chết!

nước mắt chạy quanh, bà bước chân ra gần đến cửa, quay lại, rít lên, nói:

- thiếu gì cách lễ tết mà cậu phải làm tôi nhục nhã như thế này!

ngài trợn mắt:

- câm ngay! làm gì mà bô bô cái mồm lên thế. Đồ ngu như lợn. cái gì thì mua được, chứ cái này mua được à?

rồi ngài đứng nhìn chiếc xe kéo vợ đi khuất, mới quay lại, ra dáng yên lòng. ngài yên lòng vì không phải thẹn với lương tâm mà chắc chắn rằng sẽ được ông ấy khen là biết ơn và tử tế.

ptbns số 61; 16-6-1940


Hết


Trả Lời Với Trích Dẫn
  #5  
Old 06-17-2004, 11:28 PM
thuylam's Avatar
thuylam thuylam is offline
Senior Member
 
Tham gia ngày: Mar 2004
Nơi Cư Ngụ: Alameda Ca
Bài gởi: 3,579
Default

Nguyễn Công Hoan ::::
Thế là mợ nó đi tây





a bord du chantilly, le 10 décembre 1927

cậụ trời ơi, thực là tôi để lụy đến cậu! nếu biết trước rằng cảnh ly biệt nó xé tan nát gan ruột tôi như thế này, thà cứ chịu ở nhà dạy học, đỡ cậu mỗi tháng ba bốn chục bạc lương, thì được gần gụi gia đình, sớm tối vui thú với cậu, với con, việc gì đòi xuất dương du học, đến nỗi bây giờ vất vả một mình, thân gái dặm trường, khóc thầm với bóng!

từ lúc con tàu chạy xa, nhìn vào bờ, chỗ cậu đứng bế con, chỉ thấy cái mùi soa bay phấp phới mà thôi, thì tôi bồi hồi tấc dạ, giọt lệ khôn cầm, tâm sự ấy bút nào tả xiết! chỉ tiếc ngày thường không chịu nghiên cứu văn chương an nam, để lúc ấy tôi làm một bài thơ kỷ niệm sự biệt ly!

vào đến buồng, nằm lả trên giường, tôi không buồn dậy nữạ Đã toan lấy bút ghi chép mấy câu vào quyển sổ tay, nhưng thảm quá, nước mắt đã tràn trụa, không nghĩ ra câu nào mà viết! cậu ơi! cậu có làm thế nào cho tôi đỡ nhớ không?

nhưng nay biết làm thế nào bây giờ? con tầu ác nghiệt nó cứ mỗi lúc một làm cho mình xa nơi xứ sở thân thích, rồi nó lại che kín bằng bức màn sương. nghĩ lại lúc mới cạo răng, mặc bộ quần áo đầm, lúc mới bước chân xuống tàu, trong bụng hăm hở thế nào, thì bây giờ nhớ đến cái tình vợ chồng, cái tình mẹ con, tối tối được xum họp cùng nhau dưới ngọn đèn, thì ruột tôi lại cũng đau như cắt thế!

nhưng đã trót đi thì cứ dấn, tôi không nản chí đâu, cậu ạ! ở hà nội, thì chín khoa đã trượt cả, thì sang tây phen này, ba năm ắt giật được mảnh bằng tú tàị cậu sẽ chẳng xấu hổ mất tiền cho vợ du học đến nỗi tay trắng về không. tôi buồn thực. nhưng buồn bao nhiêu, tôi nhớ cậu bấy nhiêụ tôi nhớ cậu bao nhiêu, tôi lại càng không dám phụ công cậu nuôi cho ăn học.

thằng chó con, trông ảnh nó, tôi nhớ nó quá! nó có hỏi tôi luôn không? nó có biết rằng mợ nó đi tây không? mấy hôm nay, nó có hay quấy không? cậu nhớ cho nó chủng đậu đi nhé. mẹ tôi ở nhà có buồn không? nếu cậu thương nhớ tôi, thì nhờ cậu thay tôi, thỉnh thoảng đi lại khuyên giải mẹ tôi cho khuây khỏạ viết đến đây, nghĩ đến mẹ già, tôi lại tủị chẳng may nhà nghèo, đến nỗi bao nhiêu phí tổn đi tây học, tôi để phần cậu chịu cả! tôi thương cậu quá. thực là một người chịu khó nhọc một mình để kiếm lương nuôi vợ đi du học như cậu, ít có lắm.

nhưng cậu cũng nên thương tôi mà đừng chơi bời gì cả. lúc nào cậu cũng nên nghĩ đến tôi, thui thủi quê người, vì thương cậu mà đêm ngày cố công đèn sách. tôi nói thế, chứ chắc chả đời nào cậu lại phụ lòng yêu của tôi nhỉ! quái, sao hôm nay tôi thấy lao đao thế này, hay là say sóng rồi đâỷ

à quên, cái hộp phấn của tôi dùng dở để ở bàn, cậu cho mang lại đằng chị diệp hộ, vì chị ấy xin, mà tôi quên đi mất.

xin chúc cậu và con mạnh khỏe luôn.

tạ
tuyết anh

a bord du chantilly, le 1er janvier 1928

cậu,

những thư trước tôi gửi về, chắc cậu tiếp được cả rồị lá thư thứ nhất và thứ ba, có lẽ cậu xem lấy làm buồn lắm thì phảị sự đó tôi cũng biết lỗi, đáng lẽ người đi phải yên ủi kẻ ở bằng những câu vui vẻ, chứ tôi lại kể nỗi lòng thương nhớ chồng con, cho cậu phải phiền, thật bây giờ tôi lấy làm hối hận quá.

gần tới marseille rồi, cậu ạ. từ khi con tàu qua kênh suez, vào địa phận bể méditerranée tới nay, tôi thấy phấn chấn trong lòng lắm. trời tây bảng lảng bóng vàng, cái không khí êm đềm, nhẹ nhõm, làm cho tôi được thấy như khỏe mạnh hơn. nhất là từ khi tôi được quen mấy bà người pháp cùng đi một chuyến, thì những lúc nhớ nhà, nói chuyện cũng được khuây buồn. cho nên càng khuây buồn bao nhiêu, tôi càng nhớ đến cậu bấy nhiêụ chỉ thương cho cậu lúc này, có lẽ đang nằm thừ trên giường mà nghĩ đến vợ, lênh đênh giữa bể, không biết có bình yên mạnh khỏe không. nhưng cậu nên yên tâm nhé. vợ cậu buồn thì vợ cậu được thở than với bạn được viết thư nói chuyện với cậu, chứ những lúc cậu nhớ vợ cậu thì cậu than thở cùng aỉ cậu chỉ ngậm mối sầu trong bụng mà không viết được ra thư, vì thư của cậu dù có gửi ngay, tôi cũng chưa tiếp được! sự đau lòng mà không tỏ ra được mới thật là nên thương!

quái tôi lại nói chuyện buồn rồi! thế nàỏ hôm lễ noel vừa rồi, cậu có mua cho con thức gì cho nó chơi hay không? hôm nay cậu có đi chào tết hay không? chào những aỉ ở dưới tàu, sáng ngày, hành khách cũng tụ họp để chúc nhau, vui đáo để. mẹ tôi vẫn được mạnh khỏe đấy chứ? cậu đã khỏi thực đau mắt chưả hỏi thế khí lẩm cẩm, ngót một tháng rồi, còn gì mà chưa khỏi nhỉ!

thôi, hôm nào tới marseille, tôi sẽ đánh dây thép báo cậu biết.

vợ yêu cậu
tuyết anh

aix-en-provence, le 7 janvier 1928

cậu,

ban nãy tới marseille, tôi đã đánh dây thép về cho cậu biết rồị chắc cậu đã tiếp được hơn một tháng nay, mà biết đâu, trong khi cái thư này vượt biển về hải phòng, nó không gặp cái thư của cậu gửi cho tôi sang pháp. thế mà chúng nó không bắt tay nhau, tệ nhỉ!

tôi tới aix mới được hơn một giờ đồng hồ! tuy trong người vẫn còn lao đao như khi ở dưới tàu, nhưng không thể nào ngồi yên mà không thảo vài câu để nói chuyện với cậu biết được.

ông bà madron ra tận marseille đón, cậu ạ. ông bà ấy vẫn vui vẻ như xưa, duy ông ấy thì trông khác trước vì bây giờ cạo trụi cả râu đi rồị ông bà ấy nhận ra tôi chứ giá để kệ, có lẽ tôi không biết ông ấy nữạ bà ấy có hơi già hơn trước, và nói rằng từ ngày về pháp, thì sự làm ăn có vất vả hơn ở hà nội tạ thằng robert nó còn nhớ tôi! bây giờ nó lớn lắm, bằng con người ta lên mười ấy! ông bà madron được mấy chai nước mắm của tôi biếu thì mừng rơn, nói rằng từ ngày về tây, chỉ nhớ nhất là thứ đồ ăn đặc biệt ấỵ ông bà ấy quý lắm, đem cất kỹ vào trong tủ.

à quên, từ marseille đến aix, chỉ có 29 km thôi, chứ có phải 39 km đâu mà trước cậu cứ cãi mãị tôi đi xe điện chứ không đi xe lửa, chỉ độ ngót một giờ thì tớị hai bên đường phong cảnh đẹp lắm, nhưng vì tôi mệt, nên chưa quan sát kỹ, để một thư sau, tôi sẽ tả rõ.

mai tôi nhờ ông madron giới thiệu hộ với giáo sư bourguignon độ đến tháng octobre này thì có thể thi vào lớp 1ère ở lycée mignet được.

kính chúc cậu và thằng chó mạnh khỏe,

jet'embrasse
tuyếtanh

aix, le 12 janvier 1928

cậu,

từ nay, cậu viết thư cho tôi, thì cứ đề về no 2 phố eméric david là nhà tôi thuệ

tôi sở dĩ phải thuê nhà, là vì ở đằng ông bà madron chật quá, không có chỗ tĩnh để học, mà chính bà madron giữ ý, không muốn để tôi ở đằng ấỵ nhưng thế là tiện lắm. nhà thuê mất 200 f một tháng. rẻ đấy, vì chủ nhà là người bà con với ông madron. chỗ ở xinh lắm, lại được gần nhà hội quán của tụi học sinh an nam, số nhà 25. từ nhà tôi đến nhà ông bourguignon cũng gần. ông bourguignon ở đầu phố, giáp ngay cours mirabeaụ mỗi khi tới đây, thấy xe điện chạy về phía marseille, thì tôi lại nhớ nhà lắm. nhất là ở trước cửa nhà trọ, có một cái cây sao mà giống cái cây trước cửa nhà ta thế! cũng có cái cành cụt, trước cậu vẫn bảo như cái nắm tay giơ ra để ục nhau ấy mà!

à, gớm chiều hôm nay, ở café leaydet, gần phố tôi ở, có một chuyện xảy ra ghê cả ngườị có hai người học sinh ta họ cãi nhau về nghĩa lý văn bài thế nào, thành ra to tiếng. may có anh em vào can mới yên. học sinh an nam ta, cứ chiều tối là hay ngồi đó. học sinh người mình ở aix có độ ngót trăm. nhiều người học hành xuất sắc lắm, nhưng lắm bố con nhà giàu thì chỉ chơi bời mà thôi! có ít người cũng ở phố david, vì gần hội quán, lại gần lycée mignet, đi độ 5, 6 phút thì tớị

tối mai, bà madron rủ tôi đi xem cinéma, cách chỗ tôi ở một quãng, tôi đã nhận lờị

tôi xin thề rằng sẽ hết sức học hành để khỏi phụ lòng cậu trông cậy, xin cậu yên tâm. ông bourguignon giỏi khoa văn chương lắm, nghe ông giảng như nước chảy, mê cả tâm thần!

chắc vài hôm nữa, tôi sẽ tiếp thư cậụ ở nhà có việc gì lạ, xin cậu đừng giấu tôị

tạ tuyếtanh

aix, le 4 février 1928

cậu,

Đọc thư cậu, nước mắt tôi tràn trụa đầy cả ra giấỵ trời ơi! biết thế này, thì tôi chẳng đi tây cho nó đành!

thôi cậu ạ, cậu có thương tôi, thì cậu nên nghe tôi, cậu đừng đi làm thêm giờ nữạ vẫn biết mỗi tối làm thêm vài giờ chẳng là bao, cuối tháng cũng được ba bốn chục bạc phụ cấp, nhưng cậu cứ cặm cụi quá sức thế thì đến kiệt lực mà ho lao mất! cậu có khỏe gì bằng ai, tôi tưởng chả nên tham việc quá thế. thì ra chỉ tại tôi mà đến nỗi một mình cậu vất vả, cậu làm cho tôi thương cậu đến nỗi ốm mất.

cậu ơi! cậu nên tĩnh dưỡng, nên coi sức khỏe làm trọng mới được. lương cậu hiện đã được 140 đồng mỗi tháng, chỉ phải gửi cho tôi có 80 đồng, còn ăn tiêu ở nhà cũng tiệm đủ rồi, thì thôi, tôi xin cậu, đừng nên quá tham, lỡ có mang bệnh, lại để tôi ân hận suốt đời vì con vi trùng ho lao có nể người tốt bụng đâủ

nếu cậu không nghe tôi, thà rằng cậu cho tôi xuất tàu để tôi về còn hơn.

nhân tiện xin nói để cậu biết, cậu nghĩ vậy mà khuyên tôi như thế cũng là phảị nhưng tuy tôi là thân gái một mình ở nước tự do, song, xin cậu biết rằng ở đây tự do thật, nhưng là cái tự do có giáo dục, chứ không như ở bên ta đâụ vả lại bao giờ đi ra ngoại quốc cũng phải giữ sĩ diện cho nòi giống chứ. tôi nói quá như thế để cậu yên tâm, chứ nào cậu có ngờ gì tôi đâụ xin cậu biết cho rằng không phút nào là tôi không nhớ cậu, nhớ con, là hai người thân nhất của đời tôị trừ những khi mắt để vào quyển sách, thì lúc nào tôi cũng nhìn lên ảnh cậu và ảnh con để ngay trước bàn mà ngắm cho khỏi nhớ.

ở đây, tháng février này rét lắm. sáng hôm nay có mưa tuyết. chiều đến, ở cours mirabeau, trẻ con nắm tuyết ném nhau trông thật vui mắt.

mưa tuyết xong, tiếp luôn mấy trận gió mistral thổi rét thấu xương. Đường phố lội nhơm nhớp, bẩn quá. à, tôi đã nói chuyện cho cậu nghe cái lối đỗ ôtô ở phố chưa nhỉ? mới trông lạ mắt, buồn cười lắm. nó không đỗ theo dọc đường, sát hè phố như bên ta đâụ xe nào cũng đứng ngang đường, quay mũi ra ngoàị bây giờ trông quen, không thấy lạ nữa, mấy hôm đầu, đi sát vào mũi, tưởng hình như nó sắp xéo bẹp mình! cậu đã nhận được áo đan chưa, sao không thấy nói trong thử cậu viết cho tôi đi, dài vào nhé! nhớ cậu quá!

tuyết anh

aix, le 2 mai 1928

cậu,

khốn nạn thân tôi, sao cái tin đau đớn của tôi, cậu không báo cho tôi biết bằng dây thép. Đành rằng mẹ tôi chết, dù có biết sớm cũng không làm gì được, nhưng sao cậu ác nghiệt quá thế, trời ơi!

cậu ơi! tôi bất hiếu quá, mà ông trời kia sao khéo lừa dối tôi làm vậy, bắt tôi đi xa rồi đem mẹ tôi đi đâủ

ông bà madron thấy tôi có tin buồn, sang khuyên giải và tiêm cho tôi liều thuốc bổ. bây giờ tôi không mê man như lúc mới tiếp tin nữạ khốn nạn, dù tôi có than khóc hết hơi cũng không sao thấu được đến cửu tuyền, để yên ủi linh hồn mẹ. sao tôi chẳng được chết đi cho rồi!

nhưng đến trường hợp này, tôi mới rõ bụng cậụ thực là ít thấy có. mà nhà tôi cũng là đại phúc, nên trời kia xui khiến tôi được hầu hạ cậụ mẹ tôi chẳng may chết đi, có tôi là lớn lại đi vắng, nhưng được cậu ở nhà, lấy tình rể cũng như con, mà cáng đáng lo lắng cho các việc ma chay, cái ơn trời bể ấy, tôi biết lấy gì đền lạị tôi chỉ khấn cho cậu sẽ được trông thấy tôi công thành danh toại, một mai về nước, đem tiếng thơm về đền ơn trả nghĩa cậu mà thôị nếu kiếp luân hồi mà có thực, thì tôi xin cả kiếp sau cũng tìm được cậu để được trả nghĩa cho trọn cái ơn nàỵ

cậu ơi, tôi nói không sao xiết ý được. mà nhất là trong lúc tôi gặp cảnh đau đớn này, thì tôi chỉ biết than thở, khóc lóc mà thôị còn thằng em bé tôi đấy, tôi cũng xin cậu trông nom cho nó được nên người, để tôi yên tâm học tập. xin cậu vì thương tôi mà thương đến nó, chứ bây giờ tứ cố vô thân, nếu cậu không đoái hoài đến nó thì thật không còn bấu víu vào đâu được nữạ khốn nạn cho tôi, ở vào cái cảnh nghèo! tôi nghẹn lời, không sao viết được thêm nữạ

à, thư trước viết bằng tiếng tây là ý để cậu biết sức học của tôi bây giờ thế nào, chứ có dám nghĩ như thế đâu, cậu miễn trách chọ cậu đừng chơi bời gì nhé, nên thương đến tôị

vợ khốn nạn của cậu
tuyết anh trăm lạy

aix, le 29 juillet 1929

cậu,

thế nàỏ sao cậu không mời docteur cho con, uống thuốc ta, tôi tưởng chả ăn thua gì đâụ nhưng nó cũng mệt xoàng thôi đấy chứ? Đầu tháng này, có kết quả kỳ thi tú tài, tôi trông thấy người đỗ, mà lại lo, chẳng biết sang năm, số phận mình ra saọ

nhưng mà xem ra tôi học tấn tới lắm, cậu ạ. cậu cứ yên tâm mà làm ăn. cái bát họ của chị tham, cậu nhận như thế cũng phảị thà mua sớm mà trả nợ, còn hơn là để nó dây dưa, rồi đến hẹn, phải lo một món tọ cậu cứ chịu khó ăn sẻn để dành, nay mai phúc nhà còn vượng, tôi đỗ về, thì lúc bấy giờ ta làm giầu!

nghĩ đến tương lai thì phấn chấn trong lòng, mà nghĩ lại riêng mình cậu khó nhọc, thì tôi lại đau từng khúc ruột. vì tôi mà cậu mang công mắc nợ, một mình lo lắng năm canh! nào cho tôi đi học, nào lo lắng ma chay cho mẹ vợ, nào nuôi cho em vợ đã đỗ được nên ngườị

Độ này cậu phải đi làm thêm như thế có mệt lắm không? cậu nên mua thuốc bổ mà uống. nếu không thì lại đằng ông lang hai mà mua lấy mấy lạng cao ban long để ăn. cậu chớ nên coi thường sức khỏe làm vậỵ

năm nay ở bên này nắng lắm, cái nắng khô khan ở miền nam này, lắm lúc tôi cũng thấy khó chịu, nhưng vẫn được mạnh khỏẹ

tôi gửi theo đây gói đồ chơi cho con, nó mừng rỡ thế nào, cậu cho tôi biết. cái ảnh cậu mới gửi sang, sao tôi trông gầy thế? mà mũi con có vết gì đau, hay cái vết sờn trong ảnh, cậu cho tôi biết.

tôi khỏi ốm ngay tối hôm tôi viết thư về cậụ nếu biết rằng cậu lo, thì tôi chẳng nói cho xong.

mille baisers
tuyết anh

aix, le 15 aout 1930

cậu,

thật là từ ngày tôi sang bên này tới nay, tôi tiếp thư nào ở nhà cũng lấy làm buồn bực, ân hận.

ai ngờ vừa tháng trước đánh dây thép báo tin đỗ cho cậu biết, thì nay đã tiếp được tin cậu như sét đánh ngang taị

thế nào, cậu ho ra làm sao mà có máu thế? tôi nói có sai bao giờ đâụ cậu chả nghe tôi, cậu chả bổ dưỡng sức khỏe, để đến nỗi mang bệnh vào mình. nếu cậu ho lao, thì cái vô phúc, trăm phần tôi xin chịu cả. thà rằng tôi chết cho cậu được sung sướng, còn hơn tôi để cậu phải cáng đáng một mình hết nỗi nọ đến nỗi kiạ

cái ảnh phổi cậu chụp xong, cũng cho tôi xem vớị nếu thầy thuốc chiếu điện mà đã nói thế, thì tôi tưởng chỉ nên nghỉ việc đi là hơn.

nhưng làm thế nàỏ cậu trồng cây sắp tới ngày ăn quả. Đến sang năm, tôi thi nốt phần thứ hai kỳ tú tài rồi, vậy cậu nghĩ tôi thế nào, tôi cũng xin vâng theọ

ở bên này, ông madron mấy hôm nay cũng ốm, đến nay bệnh vẫn chưa thấy luị

thì ra xung quanh mình, tôi chỉ thấy những sự buồn mà không đủ sức để can ngăn nó được. tôi khổ lắm!

bệnh tình cậu hiện nay thế nào, từ nay xin cứ mỗi kỳ tàu, cậu nhớ cho tôi biết. con thế nàỏ vẫn chơi ngoan đấy chứ? chuyện gì bí mật mà tôi hỏi trong ba bức thư luôn, cậu chưa trả lời thế? Đừng chơi bời gì nhé!

nay kính thư
tuyết anh

aix, le septembre 1931

thưa cậu,

tôi bất đắc dĩ cầm bút viết bức thư này để tạ tội cùng cậu, xin cậu tha thứ cho người vợ bạc bẽo, phản bội nàỵ

tôi chịu ơn cậu rất nhiều, cũng mong đến ngày công thành danh toại, về để hầu hạ cậu, giúp đỡ cậu trong lúc ốm đau. nhưng mà... tóc tơ ngắn ngủi có ngần ấy thôi, cậu cũng cầm lòng như tôi hư mà cậu bỏ tôi từ trước, hoặc duyên đôi ta giữa đường đứt quãng, thì từ nay xin cậu coi tôi như không có nữa mà thôi.

sự vợ chồng ông trời đã định sẵn, có lẽ duyên nợ của cậu với tôi, đã hết từ ba năm trước, lúc đưa nhau ở bến tàu sáu kho.

cậu cũng đừng nghĩ, đừng tìm tôi nữa, tôi sẽ ở nam kỳ với một người bạn học tôi mới đậu y khoa bác sĩ.

An Nam tạp chí số 43; 1932



Hết

Trả Lời Với Trích Dẫn
  #6  
Old 06-17-2004, 11:29 PM
thuylam's Avatar
thuylam thuylam is offline
Senior Member
 
Tham gia ngày: Mar 2004
Nơi Cư Ngụ: Alameda Ca
Bài gởi: 3,579
Default

Phan Thị Vàng Anh ::::
Cha tôi






M ột ngày của cha tôi bắt đầu vào lúc bốn giờ. Cha tôi dậy sớm để nấu cơm, nấu nước, rồi sắp vào một cái khay con, một đôi đũa, một cái bát… xong hết mới gọi tôi dậy ăn.

Cha đã để sẵn nước sôi trong nhà tắm, dắt sẵn xe đạp ra ngoài sân… Làm xong hết những việc ấy, cha đi học bài.

Cha học cho đến lúc mẹ dậy. Học thơ, thơ từ cổ chí kim, của bất cứ ai, miễn đáng gọi là thơ, học kịch, học văn, học văn chương và học cả những gì dường như văn chương không bao giờ thèm đụng tới. Cho đến lúc gần bảy mươi, cha tôi vẫn là một học trò ngoan, bất chấp tuổi già mà len lỏi vào bất cứ góc nào của khu vườn văn hóa.

… Khoảng bảy rưỡi, cha, mẹ ăn sáng. Rồi cha tôi ngồi vào bàn, cái bàn mà tôi học bây giờ, ngày ấy ít ai dám đến gần khi cha đang viết. Trên bàn đầy giấy và sách, lâu lâu bình mực quên không đậy đổ một lần, khi ấy loạn cả nhà. Không ngày nào cha không ngồi viết, cả khi gãy tay, bó bột, ngày trước, ngày sau đã nguệch ngoạc viết bằng tay trái. Đôi lúc tôi thấy, nghề văn như một cái ách, người ta lúc nào cũng áy náy lo âu, sợ mình chưa đọc đủ, chưa viết đủ, chưa viết xong lại thấy bực bội như thể có điều gì oan trái trong lòng chưa nói ra hết được. Và tôi nghĩ, có lẽ cha tôi chọn cho mình một cái ách nặng. Cha luôn luôn tất bật, yêu hoa cỏ nhưng chưa bao giờ dám bỏ hàng giờ ra để ngồi uống trà thưởng hoa. Cha sợ những quán cà phê, nhìn chúng như nhìn những nấm mồ chôn thì giờ. Chỉ những đêm rằm, vườn nhà tôi đầy trăng, cha bảo: “Tắt đèn! Ra ngoài hè ngồi xem!”. Chị em tôi theo ra, ngồi khen trăng được vài phút, cha lại quay sang bàn chuyện văn chương với mẹ, rồi tranh luận, có khi cãi cọ, quên cả trăng!

Cứ vậy, đầu óc của cha tôi không lúc nào thảnh thơi, đôi lúc tôi nghĩ, cha đã già rồi, đã có một vị trí ít ai dám mơ tới trong văn học rồi, sao cha không nghỉ ngơi một chút. Cha dạy chúng tôi: “Phải học, học không phải để vui, mà để không ai giết được mình!”. Cha cũng muốn tôi học, tôi đã có gần một chục quyển vở chép tay của cha, ở bìa ghi rõ: “sách dạy cho Vàng Anh”, cha muốn hàng ngày đều có ít thì giờ để giảng cho tôi, nhưng tôi, vì đã không ý thức được những giờ học ấy quý như thế nào, tôi đã trốn bằng đủ mọi cớ, khi ấy, tôi chỉ thích làm thơ chứ không thích học thơ. Chỉ khi cha tôi vào nằm bệnh viện, tôi biết cha bệnh nặng, khó mà qua khỏi, mỗi chiều, sau khi đi học về, tôi vào thăm, cha luôn để dành cho tôi bánh kẹo hoặc một quả cam, và tôi dù mệt đến mấy cũng đề nghị cha giảng bài, không tiếp thu được bao nhiêu, nhưng tôi muốn cha được an tâm. Ở bệnh viện, cha tôi đã làm một phong bì to đựng các bài học của tôi, giờ đây chép thành giấy rời, cuối mỗi bài đều ký: “Cha: Chế Lan Viên”, và ghi: “Chợ Rẫy ngày… tháng… năm…” như đánh dấu từng chặng của một cuộc chạy đua tàn khốc.

… Thời khóa biểu của cha tôi cho một ngày thế nào cũng có giờ làm vườn. Thường vào khoảng mười giờ, khi viết lách, đọc sách đã mệt. Ra vườn, cha tôi đắp đất, làm cỏ như một nông dân, và cha tự hào về điều đó. Vườn nhà tôi rộng đủ để mọi người “thí nghiệm” trồng cây này, cây nọ, kết quả là cây cối mọc lung tung. Một cây dừa mọc trên mô đất cao, nước quanh năm không với tới, những cây mận, cây cam tranh giành nắng, xúm xít cạnh nhau. Tuy vậy, tôi yêu khu vườn, bởi vì nó là nơi thân thiết nhất của cha, mẹ tôi, bởi vì, ở đâu trong vườn cũng có dấu tích của cha, những chậu phong lan cha tôi đem từ rừng về, một cây ổi cha trồng riêng cho tôi gần giếng nước, bụi hương nhu bên bờ ao cha trồng cho cả nhà gội đầu… Người ngoài ít ai biết rằng cha tôi lại có thể làm những việc li ti như vậy, còn chúng tôi vì quá quen với những việc li ti ấy nên lại thường không biết cha tôi có thể làm được những việc lớn như thế nào. Thỉnh thoảng, tôi đi theo cha đến các hội nghị hoặc các lớp học cha giảng thơ văn. Ở đấy, người ta dành cho cha ghế hàng đầu, rồi các cô, các chú đến chào, nhắc về vài bài viết, hay quyển sách mới của cha, tôi nghe và lần nào cũng lặp lại cái ý nghĩ: “Tệ thật! Mình chẳng biết gì về cha cả!”. Khi ấy, tôi theo cha chỉ để đi chơi, cũng không để ý cha tôi giảng bài gì, phát biểu điều gì, chỉ để ý cha đã chải đầu chưa, cổ áo đã bẻ xuống chưa, có quên kính không… Trong những chuyện này, cha nhất nhất nghe tôi. Một lần khi tôi học lớp năm, theo cha xuống Cổ cò, người ta đón bằng một bữa tiệc, cha tôi uống rượu, thỉnh thoảng hỏi tôi: “Mặt cha đỏ chưa?”. Tôi bảo “Chưa!”, mấy phút sau lại nghiêm mặt bảo cha: “Đỏ rồi! Cha đừng uống nữa!” Và cha tôi ngưng liền.

Cha tôi nóng tính, điều đó ai cũng nói. Ở nhà không ai dám đùa với cha, ngoài chị Thắm. Chị là người duy nhất dám nhờ cha tôi dịch hộ bài học rồi ngang nhiên ngủ gật ngay bên cạnh. Chị Thắm cũng là người duy nhất biết nhổ tóc sâu và lấy ráy tai, và làm cũng tùy hứng, bất kể lúc đó cha tôi đang bận bịu đọc sách hay học bài. Ra trường, chị đi thực tập một năm ở An Giang, lâu lâu mới về một lần, thời gian đó, tóc cha tôi bạc hẳn. Tôi nhớ, khi chị đi được mấy ngày, một buổi tối, người yêu chị đi thăm về, tả lại cho cha tôi nghe cái cảnh lạ nước lạ cái của chị dưới quê, cha bảo: “tội nghiệp!” Rồi hai người sụt sịt khóc, khi ấy, hai mẹ con tôi thấy cha thật là ủy mị!

Rồi cha tôi bệnh nặng, những tháng cuối cùng, cha chỉ nằm trong phòng, không nói được, không biểu lộ tình cảm gì trên mặt, chỉ ngơ ngác nhìn trời qua cửa sổ. Vậy mà, theo thói quen, thấy tờ báo nào ở cạnh cha cũng cầm lên đọc, khi thấy mẹ tôi cầm quyển sách nào đi ngang cha cũng nhìn cho được cái gáy sách, dù đã không hiểu được gì nữa. Bạn của cha tôi đông lắm, họ đến thăm và ai cũng thấy rằng ông Trời sao thật tàn bạo, bắt một con người thông minh như cha phải sống như một đứa trẻ mới sinh. Tôi đi học về, vào giường ngồi chơi, nắm tay cha, gầy guộc, và khóc, có lần, cha tỉnh ra, nhìn tôi cau mày và cũng khóc theo. Sau đó ít ngày, cha mất.

Sau lễ hỏa táng, anh Định và tôi được giao nghi lễ cuối cùng là đem tro của cha thả xuống sông. Tôi ngôi sau, ôm chặt cái túi còn ấm nóng. Đây là cha tôi, ngày nào còn ôm tôi, đứa trẻ con ngủ gật trên xe; đây là thầy giáo tôi… giờ thu lại trong hũ cốt và một bao tro. Chúng tôi ra sông Sài Gòn, khi tro được thả xuống, tôi biết từ nay mình đã mồ côi cha, chỗ dựa lớn nhất đời tôi đã mất, và tôi sẽ phải học, như cha dạy: “Học không phải để vui, mà để không ai giết được mình!”. Học để thành người.




Trả Lời Với Trích Dẫn
  #7  
Old 06-17-2004, 11:30 PM
thuylam's Avatar
thuylam thuylam is offline
Senior Member
 
Tham gia ngày: Mar 2004
Nơi Cư Ngụ: Alameda Ca
Bài gởi: 3,579
Default

M.A.SHOLOKHOV ::::
Cha Ơi





Nắng buông thật mau trên đám cây còi cọc xơ xác quanh làng. Tôi từ làng ra bến đò ngoài bờ sông Đông. Cái ướt hôi hám xông từ dưới chân tôi bốc mùi lợm giọng khó ngửi của cây bị nước ngầm đến trương sình mục rữa. Con đường trơn trợt ngoằn ngoèo. Mặt trời xám ngoét rọi nghiêng và dần khuất sau bãi tha ma. Dọc con đường tôi đi, trời nhá nhem vì sương mù giăng xám. Con đò cột ngoài bờ đê. Mặt nước sóng sánh tím sẫm bên mạn thuyền. Sóng nước trồi lượn nhấp nhô khiến mái chèo kĩu kịt nặng nề trên giàn cọc. Gã lái đò cầm chiếc gàu vừ cạo bùn vừa tát nước. Nghe bước chân đến gần, gã ngẩng đầu nhìn tôi qua đôi mắt hạt hạnh nhân màu vàng. Gà nói to như quát.
- Muốn qua bên kia bờ phải không? Chờ một phút. Nè, tháo dây đi !
- Bắt tôi chèo phụ hở ?
- Chứ sao! Tối đến nơi rồi, chẳng biết còn ai không nữa
Gã cúi xuống, đoạn ngước nhìn tôi:
- Nhìn anh không phải người ở đâỵ Anh từ đâu đến ?
- Ồ, tôi từ đơn vị về quê.
Gã lái đò giở mũ, hất mái tóc muối tiêu ra sau. Gà nheo mắt với tôi, nhe hàm răng đóng bợn.
- Về quê có phép không ? Hay tự ý bỏ đi ?
- Giải ngũ đó chứ.
- Thế thì không phải lo.
Chúng tôi ngồi bên mái chèo. Dòng sông Đông kéo chúng tôi đến bãi ngầm nơi bìa rừng. Nước vỗ vào mạn thuyền bì bõm. Gà lái đò chân trần nổi gân xanh, bắp thịt cuồn cuộn, gót chân tái ngắt nhớp nháp bùn bấu chân bậc lên xuống. Bàn tay của gã dài ngoằn xương xẩu, đốt tay thô
kệch cộm trên các ngón khô mốc. Gã cao ráo nhưng vai hẹp và lưng lại còng. Tuy gã chèo vụng về và mái dầm lại bổ nhịp nhàng trên đầu ngọn sóng, và làn nước rẽ thật sâu. Tôi lắng nghe hơi thở đều đều của gã. Chiếc áo len bốc mùi hôi chua lét, trộn lẫn mùi thuốc lá và nước thum thủm. Gã buông tay chèo ngó tôi:
- Phải xuyên rừng đó nghe. Ớn quá, nhưng chịu thôi anh bạn trẻ.
Bơi giữa chừng thì giòng nước đột nhiên chảy thật xiết. Con đò lướt nhanh, phần đuôi giật mạnh, nó nghiêng một bên và trôi lềnh bềnh về phía khu rừng. Khoảng nửa giờ sau, chúng tôi bị đẩy đến rặng liễu chìm mình dưới nước. Mái chèo bị gãy đánh rắc. Mảnh vỡ đánh lọc cọc vào cột chèo. Nước theo lỗ thùng dưới đáy tuôn vào thuyền nghe mồn một. Chúng tôi phải dời lên gốc cây gần đó nghỉ qua đêm. Gã lái đò ngậm ống tẩu ngồi cạnh tôi. Gã còn cẩn thận móc chân vào thân cây cho chắc. Ngỗng trời kêu buồn
bã giữa một vùng tăm tối, trời nước mênh mông. Gã lái đò bắt chuyện.

- Anh bạn sắp về đến nhà rồi, sướng nhé. Bà mẹ đang chờ con trai cưng về đó mà. Bà cụ sẽ mừng và rất vui vì tuổi già có con an ủi. Không phải tôi nói anh vô tâm chứ, anh đâu biết mẹ già héo hon mong con từng ngàỵ dêm thì khóc âm thầm. Con trai đều thế cả. Anh chưa có con thì chưa biết nỗi lòng của cha mẹ . Khổ sở đủ điều. Như đôi lúc ta mổ con cá và đè nén tâm sự uẩn ức lên đó. Ta ăn trứng cá và nếm được vị đắng ghê hồn. Nè,
giống như tôi vậy, tôi sống đó chứ, nhưng sống cay đắng từng ngày anh bạn trẻ ơi. Chỉ biết chịu đựng mà thôi, và đến lúc chịu hết nổi phải thốt lên, "Cuộc đời, cuộc đời ơi còn đày đọa thế nào nữa ?". Nè, anh là người ngoài, thử nhìn vào và nghĩ dùm cho tôi, đối với sự ràng buộc của gia đình và xã hội tôi phải xử sao cho phải đây ? Tôi có một đứa con gái tên Natasha, mùa xuân năm nay thì nó đúng mười bảy tuổi. Anh có biết, nó tàn nhẫn bảo tôi thế này. "Cha, con không muốn ngồi chung bàn, ăn chung mâm với cha đâu vì mỗi khi nhìn tay cha, con lại nhớ đôi bàn tay đã
giết các anh con. Con khó chịu và lòng con quặn thắt rối bời."
Con khốn ấy chỉ biết nói cho đã miệng nhưng không chịu suy nghĩ vì ai đến nông nỗi ấy. Chúng chỉ nghĩ cho chúng mà thôi. Này nhé, tôi lấy vợ rất sớm. Vợ tôi mắn đẻ, sinh cho tôi tám đứa con êm chèo mát mái. Đến đứa thứ chín thì bà ngã bệnh. Lúc sinh ra mẹ tròn con vuông, nhưng năm ngày sau bà ấy sốt nặng và không qua được. Bỏ lại tôi gà trống nuôi con. Thằng cả của tôi tên Ivan. Nó giống tôi như tạc, cũng ngăm đen và có duyên, lại làm việc siêng năng, tận tụy. Thằng kế của tôi, tên Danilo, nhỏ hơn anh cả bốn tuổi. Nó giống mẹ y khuôn, to tròn, chắc nịch, và đôi mắt đen láy. Nó là thằng con cưng của tôi đó. Còn bảy đứa kia thì vừa gái vừa trai. Thằng cả được tôi cưới cho con vợ cùng làng. Không bao lâu thì chúng có con. Lúc tôi chuẩn bị cưới vợ cho thằng kế thì tai họa xảy đến. Khi ấy, dân làng nổi dậy chống chính quyền Sô Viết. Một hôm thằng cả chạy đến bảo tôi:
- Cha, theo bên Đỏ nghe! Mình nên ủng hộ họ. Con nghĩ, đường lối của họ đúng đắn đó cha. Cả Danilo cũng cho như thế.
Hai thằng con cứ ngày đêm thuyết phục và chờ tôi quyết định. Tôi bảo chúng.
- Cha không ngăn cản. Các con muốn theo bên nao thì cứ đi, cha không đi đâu cả. Ngoài hai con ra, cha còn phải lo cho các em. Thêm cha, cả thảy là tám miệng ăn đó con à.
Thế là anh em chúng cùng nhau biến đi, nhưng làng đâu để yên. Họ tìm đủ mọi cách tra gạn cho ra và bắt cả tôi đến trước làng. Tôi nói như van.
- Các cụ đã biết, tôi gà trống nuôi bảy cháu nhỏ. Nếu tôi có mệnh hệ nào, ai chăm sóc các con tôi đây.
Tôi giải thích mọi bề, nhưng họ chẳng thèm nghe. Họ bắt tôi ra trình diện. Lúc ấy vào mùa lễ Phục Sinh, có đội quân đóng binh gần làng chúng tôi. Họ mang chín ngươi tù đến làng, trong đám tù ấy có Danilo, thằng con mà tôi yêu thương nhất. Bọn tù bị giải ngang quảng trường để đến ban chỉ huy
đại độị Dân làng ùa ra, la ó đầy đường:
- Giết quân ấy đi, lũ rắn độc ! Thẩm tra xong, giao cho chúng tôi!
Tôi đứng run rẩy trong đám người khích động ấy. Tôi sợ hãi cho con, nhưng không dám lộ cho ai biết. Tôi nhìn quanh, thấy ai cũng xầm xì và đưa mắt soi mói về phía tôi. Tên trung sĩ đến bên tôi bảo:
- Nè Mikishar, nói cho tôi biết anh chịu đấu tố không?
- Có chứ, tố những tên khát máu giết ngườỉ.
- Tốt, lưỡi lê này dành cho anh.
Gã trao cho tôi lưỡi lê và rít qua kẽ răng:
- Nè, nhớ đó nghe, không qua mắt chúng tôi được đâu. Liệu hồn đó.
Tôi bước lên thềm, trong lòng chỉ biết than trời. Trời ơi, không lẽ chính tay tôi giết con của mình hay sao. Tên đại úy hét thật to, và đám tù được dẫn đến. Thằng con cưng của tôi là người tù đầu tiên. Tôi nhìn con mà tay chân lạnh ngắt. Đầu nó sưng vù như cái thúng. Máu tôi đông lại. Nó quấn mảnh giẻ lên đầu lỡ bị đánh vào thì đỡ đau. Mảnh giẻ thấm đầy máu, khô lại và dính bê bết vào tóc. Tôi đau lòng lắm, hẳn người ta đã đánh đập đám tù dã man trên đường đến đâỵ Thằng bé lảo đảo trên bực thềm. Nó nhìn tôi và đưa tay ra cho tôi. Nó cố gắng mỉm cười, nhưng đôi mắt tím bầm, một con mắt dính đầy máu. Tôi biết một điều, nếu tôi không đánh nó thì dân làng sẽ giết tôi ngay, và các con tôi sẽ chịu mồ côị Thằng bé đến bên tôi.
- Cha ơi! Cha của con. Xin tạm biệt cha.
Nước mắt cùng với máu nhoè nhoẹt trên gương mặt nó, nhưng tôi phải quyết định. Tôi giơ bàn tay nặng nề như đá tảng. Lưỡi lê cầm chặt trong tay, tôi giáng xuống. Cán lưỡi lê
trúng ngay chỗ này nè, phía trên tai đó. Tôi nghe nó kêu " Ôi! Ối!" và hai tay ôm lấy mặt, ngã phịch xuống thềm. Dân làng khi ấy nhao nhao la hét om sòm:
- Làm cho đổ máu chứ Mikishar. Chúng tôi thấy anh còn nương tay. Phải đập cho nó chết, nếu không coi chừng mạng của anh.
Muốn đổ máu phải không?
Tên đại úy bước dến. Gã chửi rủa, nhưng đôi mắt lại cười hớn hở. Khi bọn lính quơ lưỡi lê chém vào dám tù, tim tôi rúng động lo lắng. Tôi bỏ chạy ra đường, nhưng quay đầu nhìn ra sau thấy bọn chúng lôi sệch thằng con tôi dưới đất. Tên hạ sĩ đâm lưỡi lê vào họng nó. Hình ảnh cuối cùng tôi thấy con mình là nó đang quằn quại thê lương. Phía dưới chúng tôi, mảnh ván lót đò nghiến trèo trẹo vì sức đưa đẩy của giòn g nước. Tôi nghe tiếng nước vỗ và hàng liễu rùng mình kẽo kẹt như thổn thức sầu thảm. Mũi
thuyền nhấp nhô thật cao, gã lái đò đưa chân giữ lại. Gã nhả làn khói vàng từ chiếc vố, bảo tôi:
- Chiếc đò sẽ chìm, chúng ta phải ngồi trên thân liễu này đến trưa ngày mai.
Gã im lặng một hồi, đoạn thấp giọng gần như khàn tiếng.

- Sau vụ Đó, họ đề bạt tôi lên thượng sĩ. Giòng sông này nước vẫn chảy, con đò vẫn trôi đều, nhưng lòng tôi nghe có tiếng người khóc lóc nỉ non như tiếng thằng con cưng của tôi rên rỉ than oán khi tôi vùng bỏ chạy. Lương tâm tôi sâu xé dằn vặt đêm ngày. Chúng tôi tham gia mặt trận chống bọn Đỏ cho đến mùa Xuân năm sau thì Tổng Tư Lệnh Sekretov liên
kết lực lượng của ông ấy với chúng tôi. Chúng tôi đẩy lui bọn Đỏ qua bên kia bờ sông Đông, đến tỉnh Saratov. Thân tôi gà trống nuôi con nhưng bọn họ chẳng tha tôi yên mà bắt tôi phục vụ cho cuộc đánh đấm, chỉ vì tôi có con đi theo bên kia.
Khi tiến vào thị xã Balashov, tôi chẳng hề nghe bất cứ tin tức về thằng cả nhà tôị Vậy mà bọn Cossack đánh hơi được và rất căm giận. Họ bảo thằng cả Ivan bỏ bọn Đỏ theo về bên này, và nó đang phục vụ ở đội Cossack 36. Dân làng hăm he nếu bắt gặp ở bất cứ nơi nào, họ sẽ móc ruột lột da nó. Chúng tôi đóng quân tại một ngôi làng, và đội 36 cũng đang ở đó. Dân làng lôi thằng cả ra, trói gò nó lại dẫn đến đại độị Nó bị bọn Cossack đánh nhừ tử không thương xót. Sau đó họ bảo tôi:
- Dẫn nó đến bộ tham mưu trung đoàn.
Bộ tham ưu trung đoàn cách đó khoảng tám dặm. Tên đại úy trao cho tôi tờ giấy, hắn nói mà chẳng nhìn thẳng vào mắt tôi:
- Nè, giấy tờ của anh đây. Dẫn con trai anh dến ban tham mưu. Anh phụ trách việc này thì hay hơn vì nó sẽ không bỏ chạy trước cha mình.
Linh tính báo tôi biết, họ giao tôi hộ tống thằng con vì nghĩ rằng tôi sẽ thả nó chạỵ Sau đó họ sẽ tóm nó lại và có đầy đủ lý do để giết cha con tôi. Tôi đến căn lều nơi giam thằng con, nói với người bảo vệ .
- Giao tên tù cho tôi, tôi sẽ dẫn hắn đến ban tham mưu.
- Cứ tự nhiên, không ai cấm cản.
Thằng cả choàng áo khoác lên vai, vặn vẹo chiếc mũ trên tay một hồi, đoạn ném xuống băng ghế. Cha con tôi rời khỏi làng, im lặng chẳng nói gì với nhau cả. Tôi cứ quay đầu ra sau hai ba lần, thấp thỏm sợ có người theo dõi. Chúng tôi đi được nửa đoạn đường, vừa qua bờ tường của một lăng mộ. Chung quanh vắng lặng không bóng người, thằng con chợt quay qua tôi. Giọng nó thật tội:
- Cha ơi, họ sẽ giết con ở ban tham mưu. Cha đưa con vào chỗ chết, cha có biết không ? Lương tâm của cha thật sự mê ngủ rồi hở ?
- Không đâu con. Lương tâm của cha không mê ngủ như con nghĩ.
- Vậy sao cha không thương xót thân con ?
- Cha thương con nhiều lắm chứ con trai bé bỏng của cha. Cha đau khổ lắm con ơi.
- Nếu cha thương con thì hãy thả con đi. Đời con trước đến nay có ra gì đâu. Chẳng hưởng được một ngày sung sướng.
Nó ngừng lại giữa đường và quỳ xuống chân tôi ba bận. Tôi bảo con.
- Khi ra đến khe núi thì con hãy chạy nhé. Cha sẽ bắn theo con
một hai phát lấy lệ
Anh bạn trẻ ơi, tôi không mong anh cho rằng tôi là một người đáng thương hoặc nghĩ tốt về tôi. Sau khi nghe tôi đề nghị, thằng cả nhảy chồm đến và ôm tay tôi hôn. Cha con tôi đi thêm vài dặm nữa, cả hai cùng im lặng chẳng ai nói với ai câu nàọ Đến gần khe núi, nó dừng lại :
- Cha ơi, mình từ giã nhau ở đây nhé. Nếu con sống sót được thì con sẽ chăm sóc cha đến ngày cha nhắm mắt. Từ nay về sau, cha mãi mãi không còn nghe những điều tệ hại về con nữa.
Nó ôm chặt lấy tôi. Lòng tôi ngổn ngang trăm mối. Tôi giục con.
- Chạy mau đi con.
Nó vụt chạy về khe núi, không ngừng quay lại vẫy tôi. Tôi để con chạy khoảng vài trăm mét, đoạn rút súng trường trên vai xuống. Tôi quỳ người cho tay đừng run và nhả đạn vào lưng con. Thằng cả cố sức tránh lằn đạn, bỗng nó thở mạnh và răng cắn đập vào môi. Nó gồng tay, xương xẩu nhô
lên khuôn mặt đau đớn, và dưới cặp mi sưng húp đôi mắt xếch trợn trừng cứng cỏi không chút tiếc nuối. Nó loạng choạng đôi chân, cố chạy thêm gần bốn mươi mét. Sau đó, hai tay ôm chặt lấy bụng, nó quay lại.
- Cha, như thế là sao ?
Nó ngã xuống, hai chân luýu quýu. Tôi nhào đến, cúi xuống bên con. Nó chớp mắt, bong bóng phập phồng trên môi. Tôi biết con mình sắp chết. Bất ngờ, nó vùng dậy, và quỳ xuống chộp tay tôi.
- Cha ơi, con còn vợ và đứa con ?
Đầu nó ngoẹo một bên, cả thân người đổ nhào lần nữa. Nó dùng hai tay ép chặt vết thương, nhưng có nghĩa lý gì đâu vì máu trào tuôn đỏ ối qua các kẽ taỵ Nó dãy dụa và bắt đầu ngáp chết. Mắt nó nhìn tôi nghiêm khắc, lưỡi cứng đơ. Nó muốn nhắn gửi điều gì, nhưng cứ ú ớ chẳng ra lời, "Chảch?Chạ" Nước mắt rơi đầm đìa trên đôi má nhăn nheo của tôi. Tôi bảo con.
- Con ơi, nhân danh nồi đọa đầy của riêng cha, nghe đây. Con có vợ và đứa con, còn cha phải cưu mang cả thảy bảy đứa kia. Nếu cha tha con thì bọn Cossak sẽ giết cha mất. Các em con sẽ tha phương trôi giạt.
Thằng cả nằm im lìm một hồi rồi đi mất. Bàn tay của nó còn nắm chặt tay tôi. Tôi lột áo choang và đôi giày của nó, sau đó lấy mảnh giẻ đậy mặt con và đi ngược về làng.
Anh bạn trẻ ơi, hãy phê phán chúng tôi đi. Hãy nói với tôi một lời. Tôi đau khổ vì con nhiều rồi. Tóc tôi đã bạc, đã quét hết mọi việc ra xa. Tôi mang cho con miếng ăn ngày hai bữa, nhưng cả ngày lẫn đêm lòng tôi không được bình an.
Vậy mà còn nghe con tôi trách móc, ghét bỏ. Con bé Natasha cứ lập đi lập lại, "Con không muốn ngồi chung bàn, ăn chung mâm với cha khó chịu cho con lắm."
- Anh bạn trẻ hãy suy nghĩ dùm. Tôi phải chịu đựng như thế nào nữa đây?
Gã lái đò ngước mặt, lom lom nhìn tôi dữ dội. Ánh bình minh sau lưng gã đã tờ mờ ló dạng. Bờ sông bên kia, giữa hàng liều rậm rạp đen òm, giữa tiếng quắc quắc của bầy ngỗng trời, vờ òa tiếng gọi lạnh lẽo mơ hồ, "Mikishar! Quân độc ác giết người! Mang đò sang đây mau!!!""

(1925)
(Nguyệt Trinh dịch)

Trả Lời Với Trích Dẫn
  #8  
Old 06-17-2004, 11:35 PM
thuylam's Avatar
thuylam thuylam is offline
Senior Member
 
Tham gia ngày: Mar 2004
Nơi Cư Ngụ: Alameda Ca
Bài gởi: 3,579
Default

:::: Huỳnh Trung Chánh ::::
Vết Nhạn Lưng Trời





"Ðất trầm thủy, trủng bong lầy lội, âm thịnh dương suy". Câu tuyên bố cộc lốc của thầy địa lý già phán quyết cho vùng Tầm vu (1) ngay từ thời khẩn hoang lập nước có giá trị như một sấm ký, ám ảnh dân làng, nhất là khi tình trạng chênh lệch nam nữ trầm trọng bắt đầu xuất hiện. Trẻ em trai có phần hiếm hoi. Gia đình nào may mắn được một thằng cu giữa bầy con gái thì thật là đại phước.
Câu hát ru em thịnh hành một thời:

"Gái Tầm Vu đồng xu ba đứa
Trai Thủ Thừa cởi ngựa sang mua!"

phản ảnh phần nào tình trạng dư thừa con gái ở Tầm Vu, tuy rằng "giá cả" không rẻ mạt như vậy. (Thật ra, thì vào thời khai hoang dựng nước, con gái miền Nam ở bất cứ nơi nào, cũng được quí trọng, bởi lẽ số di dân ở miền ngoài vào lập nghiệp hơn 2/3 là nam giới).

Nhà họ Dương cũng không thoát khỏi ảnh hưởng của định luật vô hình đó. Dương phu nhân, sau khi sản xuất "liền tù tì" mười cô tiểu thơ, gân cốt rã rời, mà vì thương chồng, vẫn ước mơ gom tàn lực tạo một tác phẩm hoàn hảo :Dt, một cậu út nối dõi tông đường. Thôi thì miếu nào, ông đồng bà cốt nào?, hễ nghe tiếng linh thiêng thì bà đều đến để lễ bái cầu cạnh. Dương ông cũng lo lắng không kém. Nghe ai chỉ dẫn thuốc đại bổ nào dễ tạo hạt giống nam Ông đều thử. Ông lại mời thầy địa lý về sửa hướng nhà, hướng bếp, thay giường đổi chiếu, rồi cũng sửa đổi luôn thói quen vợ chồng nữa. Trăm phương ngàn kế chỉ để mưu cầu một đứa con trai.

Có lẽ trời không nở phụ lòng người, phu nhân nằm mộng thấy phượng hoàng vào nhà, thì bắt đầu thọ thai. Niềm hi vọng manh nha và ngày càng tăng trưởng. "Bắt mạch" ước mơ của họ Dương, các thầy bói toán mặc sức tung hoành. Kẻ xem tướng, chỉ tay, người trổ tài dịch lý, tử vi đẩu số, âm dương ngũ hành? để tán tỉnh gia chủ. Các bà thầy, bà mụ cũng không vừa. Họ tranh nhau vạch bụng, vạch ngực phu nhân để tiên đoán: "núm đỏ quầng to sanh gái; núm săn sái thon dài sanh trai", "bụng nhọn ra trai, bụng chày bày ra gái", hoặc giả "Dạ trên sanh gái, dạ dưới sanh trai", vân vân và vân vân. Trăm ngàn mồm mép của cậu bé trai phương phi sẽ ra đời vào đầu Xuân Quí Mùi (nhằm Minh Mạng ngũ niên) sắp tới. Nức lòng hả dạ, Dương Ông tổ chức mừng Xuân thật linh đình. Ông bao dàn một gánh hát bội, trao giải thưởng múa lân, ứng tiền tổ chức các trò vui nhộn: đấu cờ, đẩy cây, đua xuồng, leo cột mở, bắt vịt? để dân làng san sẻ niềm vui với gia đình Ông.

Chuẩn bị cho giờ nở nhụy khai hoa, làng trên xóm dưới trông ngóng tin để kịp thời chúc tụng, đoàn lân lấp ló sẵn đầu ngỏ chực hờ múa may lãnh thưởng. Trong nhà heo, gà, vịt đã trói sẵn chờ "mần thịt", gia nhân lui tới rộn ràng, treo pháo lớn pháo nhỏ, trong ngoài, chờ lệnh để châm ngòi cho nổ vang long.

Có tiếng trẻ sơ sinh khóc, cả nhà nín thở chờ đợi. Dương Ông chạy vội vào phòng. Cháu bé thật kháu khỉnh, nhưng Dương Ông đâu có thời giờ để ngắm nhìn mặt mày. Ông chỉ châm bẩm vào một chỗ, dụi mắt ngó tới ngó lui, tìm hoài vẫn không thấy trái ớt con con, mà chỉ là con sò bé bỏng. Dương Ông hổn hển trở ra, lấp bấp: "dẹp hết ! bỏ hết !", rồi loạng choạng quỵ xuống trường kỷ nằm thiêm thiếp.

***

Thất vọng khiến cho Dương Ông oán ghét Phật Trời, rồi đổ dồn hờn căm lên đầu đứa con sơ sinh vô tội. Bóng dáng mũm mịm dễ thương của bé Xuân chỉ nhắc nhở Dương Ông lại cảnh bẻ bàng, khi Dương Ông ba hoa quá lố về đứa con trai thông minh xuất chúng, không bao giờ hiện hữu của Ông. Mới sanh được ba ngày, thì bé Xuân đã được giao cho vú Năm ? Vú Năm vừa sanh con thì đứa nhỏ chết yểu, nên được thuê làm vú ? cho bú mớm nuôi dưỡng, với chỉ thị là chỉ quanh quẩn ở khu nhà dưới dành cho gia nhân, hầu tránh chạm mặt Ông.

Trong hoàn cảnh đó, bé Xuân chỉ có thể sống lặng lẽ, hoà mình với đám con gia nhân, và với sự thương yêu trìu mến của vú. Cha thì ghẻ lạnh, các chị khinh khi không nhìn nhỏi, mẹ thỉnh thoảng mới ban vài cử chỉ mến yêu nho nhỏ. Tuy nhiên, vì không từng cực khổ với con, tình mẹ con kém khắn khít, đã vậy thấy bé Xuân lam lũ lăn lội với đám trẻ nghèo hèn, không lộ được cái phong lưu, kiêu kỳ? như các chị, nên bà cũng nãn lòng, rồi ngày càng lơ là. Dù bị gia đình hất hủi, bé Xuân không hề oán trách, nàng vẫn thương cha mẹ dù luôn luôn phải tránh xa cha. Bởi vì, chỉ cần vin vào một lỗi rất nhỏ của em, thì Dương Ông đã có cớ để nổi giận đùng đùng, đánh đập em tàn nhẫn như đối xử với kẻ thù.

Thế là bé lăn lóc bụi đời ở khu nhà gia nhân, ở sau hè, ngoài vườn, chớ đâu dám léo hánh đến gian nhà lớn nguy nga. Như những trẻ nghèo, bé lấy đất sét nắn đồ chơi hay lấy vành nia làm vòng, đánh chạy loanh quanh. Bé cũng theo bạn bè ra đồng bắt cua, bắt cá, bẻ bông súng, mò ấu? hay đôi khi lén qua khuôn viên chùa, hái chùm ruột, me dĩa (me non), me dốt (me chín)? về làm bữa tiệc mắm ruốc sau vườn.

Các chị cô sanh năm một, nên chẳng bao lâu, mấy cô đã trưởng thành một lượt. Các cô chị ăn không ngồi rồi, quanh quẩn trong nhà lớn mãi sanh ra bực dọc, bịnh hoạn? nhứt là nhàn cư vi bất thiện, không việc chi để làm, thời các cô chỉ rên rỉ, mộng mơ chuyện vợ chồng. Biết bệnh trạng các con, Dương Ông một mặt lo săn rể, mặt khác rước thầy đồ về, mượn tiếng cho con học chữ thánh hiền, mà thâm tâm chỉ mong chúng bout rỗi rãnh sanh tâm bệnh. Thầy đồ gặp phải đám tiểu thơ, quan được hầu hạ nuông chìu nên biếng nhác chẳng để tâm vào việc học hành, nên thật chán chường. Thấy trong đám trẻ lam lũ có bé Xuân, ngoan hiền, thầy gọi đến dạy chơi, bất ngờ thâu nhận được một học trò giỏi. Chỉ mới lên 8 tuổi, trong vòng một tháng, bé Xuân đã thuộc làu làu bộ Minh Tâm Bảo Giám. Thầy đồ thương quí quá, đi đâu cũng dẫn theo như một chú tiểu đồng. Thầy đồ sang chùa đàm đạo với thầy Hải Thiện, bé Xuân cũng đi theo để nấu nước pha trà chăm sóc quí thầy. Một hôm, sau khi nghe thầy trụ trì giảng về lịch sử Ðức Phật, thình lình bé Xuân đến bên thầy, kính cẩn thưa:

Thưa thầy! Con xin phép thầy cho con được đi tu.
A! Con gái mà cũng muốn thành Phật sao con? ? Thầy mĩm cưởi trêu ghẹo.
Thưa thầy! Nếu ai cũng có Phật tính không phân biệt trai hay gái, thì con tu cũng có thể thành Phật. Ðúng không thầy.
Thầy Hải Thiện giựt mình, không dám trả lời khinh xuất, chẩm rãi dạy:
Ðúng vậy con! Trai hay gái, sang hay hèn, tu cũng đều thành Phật cả. Con thấy không? Chùa làng mình có thờ tượng Phật Thích Ca, Phật A Di Ðà, chư bồ tát Văn Thù, Phổ Hiền, Quán Âm, Ðiạ Tạng?, ngoài ra, còn tượng 18 vị la hán, tượng tam thanh, tượng Quan Công, Ông Tiêu?, hình tướng khác biệt, đẹp có, xấu có? nhưng tất cả đều có Phật tính, là PHẬT ÐÃ THÀNH hay PHẬT SẼ THÀNH. Ðó là nguyên lý, tất cả là một, mà một cũng là tất cả đó con.
Ngẫm nghỉ hồi lâu, thầy dạy tiếp:
Con còn quá nhỏ để xuất gia. Vã lại, muốn xuất gia con phải được cha mẹ cho phép. Nhưng con có thể tu tại gia liền bây giờ, không cần phải vào chùa cạo đầu mới tu.
Ðoạn thầy Hải Thiện làm lễ quy y cho Xuân, ban pháp danh nàng là Thanh Hôi, chữ Thanh thuộc thế hệ thứ 41 giòng Lâm Tế, chi phái Liễu Quán, và chữ Hội, hàm ẩn sự việc bé Xuân sớm đã hội được nghĩa màu.
Sau khi quỳ trước Phật đài nguyện giữ giới không sát sanh, không trộm cắp, không nói dối, không tà dâm, không uống rượu?, bé Xuân cương quyết noi gương thầy trường chay để nuôi dưỡng hạt giống từ bi. Em ăn chay âm thầm, nên chỉ có thể dùng rau đậu nấu lẫn lộn với thịt, phương pháp mà em học được khi nghe hai thầy luận đàm về Lục tổ Huệ Năng. Em được hai thầy dạy dỗ tận tình, về Nho lẫn Phật, nên sở học của em ngày càng uyên bác. Thấy Xuân thiết tha với nguyện vọng xuất gia cầu đạo, thầy đồ và vú Năm, tuy không bằng lòng, nhưng cuối cùng vẫn chuyển thỉnh cầu của nàng đến Ông bà Viên ngoại. Ông bà chấp thuận dễ dàng, chớ không có gì rắc rối như thầy đồ dự tính. Có lẽ, đó là giải pháp tốt đẹp, vì ông bà sẽ không phải ân hận khi đối xử tệ bạc với cô gái út của mình.

Thế là Xuân bắt đầu tập sự làm điệu năm 14 tuổi, rồi được thầy cho thọ giới sa di ni. Gia đình viên ngoại sống phong lưu cạnh chùa, quên dần cô gái út, trừ vú Năm vẫn âm thầm qua lại chăm nom săn sóc nàng. Thấy Xuân vất vả đảm đương mọi việc trong chùa, gánh nước, bữa củi, trồng rau, quét dọn trong ngoài, và cơm nước phục vụ thầy?, vú thật đau lòng. Vú ước ao được kề cận tu chung với cô chủ để săn sóc cô. Tuy nhiên, vì vú Năm ở trong hoàn cảnh "ở đợ nát đời" ? anh Năm khi đưa vợ đến ở vú đã nhận một số nợ. Tiền lời của số nợ được trả bằng công chị Năm ở đợ. Chừng nào trả được tiền vay thì chuộc vợ về, bằng không thì chị Năm phải ở đợ không công suốt đời ? nên chị không có chút tự do để định đoạt số phận mình.

Chùa Thiên Thai theo truyền thống thiền tông, tuy vẫn chuyên cần công phu khuya và tốt, cùng trau dồi nội điển thâm sâu. Sau thời công phu, là thời toạ thiền, ngoài ra, sa di Xuân phải học oai nghi và giữ chánh niệm theo những phương pháp do thiền sư Ðộc Thể đề ra trong quyển Tì Ni Nhật Tụng Dụng Thiết Yếu. Ði đứng nằm ngồi hay làm bất cứ động tác gì, đệ tử phải luôn giữ chánh niệm bằng cách quán những câu kệ trong lành. Như khi nghe chuông thì quán:

"Văn chung thinh

Phiền nào khinh

Trí huệ trưởng

Bồ đề sinh?"

Khi vào nhà vệ sinh thì quán:

"Ðại tiểu tiện thới

đương nguyện chúng sanh

khí tham sân si

quyên trừ tội pháp"

Thanh Hội thích hợp với phương pháp quán niệm nầy. Có lần, quét lá me sân chùa, gặp lúc me vừa có trái non, trẻ nít trong làng phá phách, quăng cành lá bừa bãi, làm cô sa di bực mình. Nhưng khi vừa cầm chổi quét đi một lược, thì câu quán niệm đã tự động hiện ra:

"Cần tảo già lam địa
Thời thới phước huệ sanh
Tuy vô tân khách chí
Diệc hữu Thánh nhơn hành."

Thanh Hội giựt mình nhớ lại, giữ vững chánh niệm, mĩm cười thương yêu, không để giận hờn, bực bội xâm chiếm tâm mình. Từ đó, Thanh Hội hiểu ra là tu thiền chính là tu tâm. Ði, đứng, nằm, ngồi, trồng rau, gánh nước? mà xử dụng được để tu tâm là thiền, còn "toạ thiền cho mục đất" nhưng tâm không chuyển, thì cũng thật là vô ích.

***

Sau hai năm tận tình dạy dỗ đứa học trò cưng, thầy Hải Thiện gởi đệ tử đến ni viện Phổ Ðà, tức chùa Cây Mai, Gia Ðịnh thành; để nhờ sư bà Diệu Nghĩa hướng dẫn. Ni Viện Tịnh Ðộ Tông nên không có câu kệ giòng phái, các pháp danh của thầy lẫn trò đều bắt đầu bằng chữ Diệu, khó phân biệt tôn ti trật tự như thiền tông. Thật ra, tịnh độ tông quan niệm pháp danh cũng chỉ là giả tạm, nên các thứ giả khác: pháp tự, pháp hiệu, vai vế giòng phái? lưu tâm cũng được mà không lưu tâm cũng chả sao. Quan niệm đó cũng rất thâm thúy, đầy thiền vị. Ni viện ở nơi đô hội, tông tịnh độ lại hợp với căn cơ quần chúng thời mạt pháp, nên Phật tử thật đông đúc. Ni sư Diệu Nghĩa vừa đức độ, vừa có tài hướng dẫn và tổ chức nên đã gầy dựng được phong trào tịnh độ thuần thành tại vùng Cây Mai. Phật sự bề bộn, lễ nghi giao tiếp phiền phức? mà sư bà vẫn giữ được sắc thái an nhiên thanh tịnh, công phu cao dày thật hiếm có. Thanh Hội có dịp để học nơi vị thầy khả kính, từ nội điển, đến đức độ, cách đối xử "tuỳ duyên bất biến" của sư bà. Dĩ nhiên, cô cũng phải dành phần lớn thì giờ chia xẻ trách nhiệm với 10 sa di ni cùng trang lứa để hổ trợ thầy. Thanh Hội bắt đầu phụ trách bếp núc, rồi hương đăng. Sau đó, do tư cách chửng chạc, khoan hoà, lại tinh thông chữ nghĩa, kinh điển, sư bà chọn cô làm thị giả.

Cơ thể con gái khoảng tuổi 15 đến 17 phát triển thật nhanh. Thanh Hội không bao lâu đã trưởng thành, một cô gái xinh đẹp khác thường. Vẻ đẹp của cô có cái gì thùy mị, trang nghiêm của hoa sen tinh khiết. Từ thân thể nàng như toả ra được niềm hòa ái khiến ai cũng yêu mến trong đạo vị. Trong chùa, trừ hai cô sa di Diệu Kim và Diệu Ngọc thường xầm xì phê bình:

Thứ làm bộ làm tịch thấy ghét!
Mặt mày nó rồi sẽ lấy chồng chớ tu giống gì ?
Nó nịnh thầy, thầy cưng cho làm thị giả, chớ có biết gì đâu??
còn thì ai cũng thương mến nàng.
Tuân theo chỉ dạy của sư bà, Thanh Hội trì niệm lục tự Di Ðà cẩn mật. Sáu chữ "Nam Mô A Di Ðà Phật" lúc nào cũng nối liền không dứt trong tâm nàng, thành ra, dù nghe các sư tỷ dị nghị, tâm nàng cũng đâu có khe hở nào để xúc động như thường tình. Ðối với nàng, thì tịnh độ và thiền như nhau không khác.

Chùa lớn, không khí rộn rịp, không được yên tịnh như chùa làng, và dĩ nhiên, thỉnh thoảng cũng có đôi chuyện thị phi phiền não xảy ra, mà kẻ tu hành chỉ coi đó là nghịch duyên thử thách mình.

Thật ra, Phật tử cũng có hạng "cầu danh cầu lợi", nhưng quá quắt như gia đình của viên lãnh binh Trương Ðại Nhơn, thì quả thật đặc biệt? Bà lãnh binh đền chùa là để tạo dịp "tác oai, tác phúc", khoe của, khoe tiền, và đòi hỏi những ưu quyền đặc biệt hay áp lực chùa tổ chức theo thị hiếu của bà. Ðầu Xuân Canh Tí, quan bà yêu cầu ni sư phải đến tư gia hành lễ cầu siêu cho thân nhân, viện cớ Bạch phu nhân, vợ của viên Tổng Trấn tiền trảm hậu tấu Gia Ðịnh thành, có nhả ý tham dự lễ cúng dường, mà bà lớn "thân phận quốc gia" không đến chùa được. Thế là ni sư Diệu Nghĩa hướng dẫn phái đoàn ni cô đến hành lễ. Rủi ro cho Thanh Hội, ngày ấy, Bạch công tử, con trai cưng của Tổng Trấn và cũng là rễ quí của quan lãnh binh, lại ở nhà. Hắn vừa thấy ni cô là đã đảo điên tâm thần. Vốn là kẻ không tin Phật Pháp, mà công tử ta lại đòi quì hàng đầu, mắt đăm đăm nhìn Thanh Hội, chẳng chút nể nang. Cô vợ biết tính chồng, bực quá chỉ biết hờn lây nói mát Thanh Hội:

Mặt mày coi lịch sự (2) quá hén! Có tính tu thiệt không đó!
Từ đó, Bạch công tử ngày nào cũng lân la đến chùa để trêu ghẹo Thanh Hội. Hắn không úy kỵ gì chốn ni phòng, cứ xông đại lục tìm ni cô, rồi sàm sở: "Em hai! Em hai đẹp mà đi tu chi cho cực khổ ! Em hai theo qua mà an hưởng giàu sang!". Thanh Hội chỉ biết nhẫn nhục yên lặng hay lẫn trốn vào phòng thầy để được yên thân. Có lần, thấy công tử nói năng sổ sàng quá, ni cô nhỏ nhẹ thưa: "Tiểu ni nguyện suốt đời tu hành. Xin công tử đừng phá phách tiểu ni. Tội nghiệp". Chỉ có thế mà Diệu Kim, Diệu Ngọc đã to nhỏ với nhau là Thanh Hội phạm dâm giới vì đã nói chuyện với trai, rồi cả hai đoan quyết là sớm hay muộn gì, nàng cũng sẽ hoàn tục.
Trước nay, Thanh Hội chưa bao giờ lâm vào hoàn cảnh phiền não lạ lùng như thế nầy. Trong buổi công phu sáng, tụng Lăng Nghiêm thần chú, ni cô chân thành mong cầu Ðức Phật từ bi gia hộ cho cô thoát khỏi nạn ma vương nầy. Ngờ đâu, tụng kinh xong, từ chánh điện xuống hậu liêu, bỗng dưng thấy viên lãnh binh Trương Ðại Nhơn, đằng đằng sát khí, mặt khinh người vác hất lên trời. Lãnh binh bà mặt mũi chầm dầm, chống nạnh đứng bên cạnh cô con gái, mặt hoa ủ dột. Không khí thật căng thẳng nặng nề, mà không ai biết được chuyện gì nghiêm trọng đã xảy ra. Mọi người chỉ lặng lẽ chấp tay xá chào tôn kính khách rồi chờ đợi.

Bất thình lình, quan bà gọi sư bà, theo lối gọi con cháu:

Nè ! Bà thầy, - rồi chỉ tay vào mặt Thanh Hội ? Tui đã nói với bà thầy là cái con nầy mà tu hành cái quái gì ? Chính cái con mặt trằng nầy dụ dỗ thằng rể của quan mấy ngày nay đi đâu mất biệt? Con kia ! mầy dấu công tử chốn nào ? ? Dừng lại lấy hơi, bà có vẻ thêm tức tối, đập bàn đùng đùng ? Hừ ! Cái đồ dâm đãng mà giả bộ tu hành. Chùa nầy chứa chấp thứ dâm đãng phá hoại gia cang người ta, thì bà thầy phải chịu trách nhiệm hết?
Quan Ông cũng trề môi gằn từng tiếng:
Chùa nầy lập được thì phá cũng được. Quan đã có công lập, quan muốn đuổi ai thì đuổi?
Hai vợ chồng thi nhau la hét, chửi bới đủ điều không dành cho ai chen vào một lời giải thích. Rồi chừng như "đã nư" rồi, thì cũng ầm ầm dẫn đám tuỳ tùng đi mất. Thật ra, quan bà hiểu rõ tính nết của cậu rể dâm đãng, bỏ nhà bỏ cửa vui chơi thỏa thích chốn thanh lâu là việc quá tầm thường. Nhưng khi được mật báo công tử đến chùa ghẹo người, sẵn ganh tị với nhan sắc Thanh Hội và ấm ức ni sư Diệu Nghĩa "ngoan cố" khó điều khiển, nên quan bà đến chùa chửi bới chơi cho bỏ ghét.
Sư bà lộ vẻ buồn trong một thoáng, rồi giữ lại vẻ bình thản thường nhựt, lặng lẽ vào phòng đóng kín cửa. Các đệ tử ai cũng áo não thẩn thờ. Thanh Hội để nước mắt chảy ràn rụa. Cô đã học để giữ tâm mình trong chánh niệm, không để ngoại cảnh chi phối, nhưng lần nầy, cô chới với, thụ động, để sầu đau chất ngất trong lòng. Ðau khổ quá, cô bỏ buổi thọ thực và buổi công phu chiều, mênh mang trong đầu ý nghĩ chết. Ôi! Tạo hoá trớ trêu sanh làm chi cái gương mặt thanh tú nầy để cho người yêu kẻ ghét! Ôi ! cái gương mặt nầy chẳng có ích lợi gì chỉ là nguyên nhân của phiền muộn, chướng ngại việc tu hành. Cô ước mong sao chl mình được xấu xí, để có thể tu hành một cách bình thường như mọi người. Thanh Hội chợt nhớ tới chất độc của mủ xương rồng, có thể làm da thịt lở lói như phong cùi, nên cố quyết tâm ra sau vường chùa, chặt xương rồng cào mặt, xức mủ vào để phá hủy gương mặt mình. Tay Thanh Hội vừa sắp đưa lên mặt, thì bị nắm lại rồi có tiếng của sư bà, thật thương yêu:

Họ⩠con! Con không phải tự hành hạ xác thân con như vậy? Thầy có biện pháp an toàn cho con.
Sáng hôm sau, sư bà Diệu Nghĩa may cho nàng một khăn đội đầu ? loại mủ che đầu đặc biệt của ni ? với đặc điểm là khăn che kín cả mặt, chỉ chừa hai lỗ nhỏ nơi tầm mắt. Ðoạn sư bà đích thân đưa Thanh Hội lên đến núi Châu Thới, Phổ Tịnh am, để xin Am chủ, ni sư Viên Ðức cho nàng nương náu. Tuân lời dạy của am chủ, Thanh Hội đội khăn che mặt thường trực, để tránh rắc rối lôi thôi bởi khách tham quan chùa.
Tổ chức theo thanh qui của Bách Trượng thiền sư " Nhất nhựt bất tác, nhất nhựt bất thực", các ni cô chia nhau làm lụng rất cực khổ để tự lập, chớ không dựa vào sự yểm trợ của Phật tử. Ðất núi rất hẹp, cằn cỗi, thiếu phân, thiếu nước? nên việc trồng rau, bắp, đu đủ? để có hoa lợi thật gian nan. Gặt hái xong, lại phải gánh xuống núi, giao cho các bạn hàng mua sỉ. Công phu thì thật nhiều, mà tiền thu vào thì chỉ đủ mua gạo, muối, tương? qua ngày. Tuy nhiên, ai cũng hiểu làm lụng là một phương pháp để tu, nên khổ thế nào cũng không sanh lòng chán nản. Những ngày đầu ở núi, đi chân không bước trên vùng sỏi đá bén nhọn, vai gánh nước nặng trĩu, Thanh Hội bị rách nát cả chân, phải kéo lê từng bước. Tuy nhiên, ở cỏi "ta bà kham nhẫn" nầy, cực khổ gì rồi cũng quen dần đi. Chỉ sau hai tháng "huấn nhục", ni cô Thanh Hội đã cảmthấy Phổ Tịnh am, thật là nơi lý tưởng để thanh tu. Quí ni sư thông cảm hoàn cảnh nàng, hết lòng thương yêu chăm sóc, và dạy dỗ. Do đó, chỉ hai năm làm lụng hành thiền, Thanh Hội đã đạt những bước tiến rất dài về nội tâm.

***

Mùa thu năm Dần, Thanh Hội được am chủ báo tin quý thầy, sau khi hội ý, đã chấp nhận cho ni cô được thọ giới tỳ kheo ni tại Ðại giới đàn THIÊN THAI, do bổn sư ni cô là Thượng Toạ Hải Thiện tổ chức tại Tầm Vu vào ngày rằm tháng giêng năm Quý Mão. Lễ thọ giới tỳ kheo đối với người xuất gia thật quan trọng, Thanh Hội hân hoan đón nhận tin mừng và nguyện tinh tấn tu hành để không phụ lòng hoài bảo quý vị ân sư.

Từ ngày mùng 10, sư bà Diệu Nghĩa đã cẩn thận cho người đón Thanh Hội về Phổ Ðà ni viện, rồi sau đó, sư bà đích thân hướng dẫn 18 nữ đệ tử, gồm 5 phụ giới sư, 6 giới nữ tỳ kheo ni, 3 giới tử sa di ni và 4 giới tử Bồ tát tại gia, đi tham dự Ðại giới đàn.

Các phái đoàn lần lượt vân tập về Tầm Vu từ ngày 13. Ðến nơi, mỗi người đều nhận lãnh một trách vụ để tiếp ban tổ chức hoàn thành đại lễ. Quý ni lại rất bận rộn với công tác "ẩm thực" cho hàng ngàn người, nên Thanh Hội không có chút rãnh rỗi nào để hầu chuyện bổn sư hay thăm thân nhân cạnh chùa. Ngày hôm sau, chư tăng ni bắt đầu hội họp, lược duyệt chương trình, cung an chức sự, rồi đến thủ tục chất vấn luật nghi các giới tử. Buổi họp thu hẹp, nhưng cũng đã gồm trên 150 tăng ni tham dự, vì ngoài 52 giới tử, mà 12 vị là cư sĩ, lại còn "tam sư, thất chứng", các vị tuyên luật sư, thỉnh dẫn sư, tả hữu giám đàn, và phụ giới sư nữa. Ni cô Thanh Hội thật không ngờ mình được diễm phúc tham kiến các bậc trưởng thượng đông đủ như vậy. Chỉ cần ngắm nhìn quí tôn túc hoà thượng mỉm cười, khoát tay, gật đầu thôi?, thì Thanh Hội đã cảm thấy hưởng được niềm an lạc ngập tràn.

Sáng sớm ngày rằm tháng giêng, Phật tử đã đông đủ tề tựu. Nghi lễ chánh thức bắt đầu, tuần tự từng tiết mục tiếp nối nhau trong trang nghiêm và đạo vị. Giới tử tỳ kheo ni bắt đầu theo thứ lớp được khai đạo. Ni cô Thanh Hội đội khăn che mặt làm nhiều người thắc mắc, tưởng cô bị tàn tật hay phong cùi chăng? Vì vậy, để tránh kẻ bàng quan dị nghị về ngũ quan của giới tử, khi hoà thượng giáo thọ đưa Thanh Hội trở ra làm lễ tấn đàn, thì khăn che mặt không còn nữa. Ðại chúng bỗng ngạc nhiên đến bất động, vì trước mắt họ lại xuất hiện một ni cô trẻ đẹp như thần tiên, vừa thoát tục, vừa thánh thiện, như là hiện thân của Quán Thế Âm Bồ tát diệu hiền. Thế là đại chúng ai cũng cảm mến nàng. Cảm mến lại gia tăng thành kính phục, khi họ chứng kiến phong thái an nhiên của ni cô trong khi hành lễ "Nhiên hương cúng Phật". Nguyên các tân tỳ kheo, trước khi thọ Bồ tát giới, đã nguyện dùng chỗ cao quý nhất trên thân thể là :Dnh đầu, để đốt 3 nén hương cúng Phật. Lễ nghi nầy nhấn mạnh rằng Phật Pháp trân quí nhiệm màu, nên những người con Phật ý thức rằng mình thật là may mắn, có đại nhân duyên nên mới được gặp và thọ trì; do đó, đã noi gương chư Phật, chư Tổ để xả thân cầu pháp? thì lễ nghi đất hương :Dnh đầu cũng chỉ là một lễ kính thật khiêm tốn, nhưng cũng đủ cho hàng tại gia chiêm ngưỡng nét trang nghiêm, hùng tráng của hạnh cúng dường.

Ðại giới đàn tiếp nối với việc trao truyền Bồ tát giới, Sa di giới, sau đó đến phần thuyết pháp và bế mạc trong thành tựu và phấn khởi của mọi ngừơi.

Sáng hôm sau, các phái đoàn Phật giáo lần lượt ra về. Thanh Hội xin phép được ở lại chùa Thiên Thai vài ngày, trong khi sư bà Diệu Nghĩa hướng dẫn 17 nư đệ tử đi đường bộ hướng về Gò Công, để viếng thăm Từ An ni viện.

Phái đoàn mới khởi hành vào giờ Mão, mà giờ Thìn đã thấy người xa phu, mặt mũi bơ phờ, hộc tốc chạy về, vừa trao thơ cho Thượng Toạ Hải Thiện, vừa hổn hển giải thích:

Ðại nạn ! Ðại nạn ! Bị cướp bắt hết trơn rồi thầy ơi.
Bức thơ chỉ có mấy hàng vắn tắt:
"Lục Thiên anh hùng gởi đại sư Hải Thiện.

"Mười bốn bà vải và bốn mụ đàn bà đã bị chúng anh hùng bắt giữ.

"Ra lệnh cho đại sư phái ni cô Thanh Hội đến làm áp trại phu nhân cho chúng anh hùng, thì các tù nhân sẽ được tha toàn mạng.
"Nếu không. Giờ ngọ ngày mai là giờ trảm quyết 18 nhân mạng. Ðại sư hãy cho người đến thu nạp xác chết về cầu siêu.

"Diệu Kim thảo theo lệnh của Thiên ý Ðại Vương"
Phía dưới lại có hình vẽ tuy vụng về, nhưng cũng diễn tả được hình ảnh một ngừơi trên cây rơi xuống giữa hai con hổ.
Nguyên cách đường đi Gò Công chừng hai dặm, có một đầm sình lầy lội rộng lớn, mọc đầy dừa nước, loại lấy lá để lợp nhà. Vì quá rộng không khai thác, đầm nước lại sâu, cây dừa nước sinh trưởng khá mạnh, lá to che hết ánh sáng, nên người dân gọi là "đám lá tối trời". Người bình thường chỉ có thể đến mé đầm, đốn mớ lá ở ngoài chớ không ai đủ can đảm lội sâu vào giữa đầm, sình mềm đến ngực, mà lại tối tăm không tìm ra phương hướng. Thế nhưng bọn cướp lục thiên: Ðại ca Thiên Ý, cùng 5 đàn em: Thiên Thân, Thiên Nhản, Thiên Nhỉ, Thiên Tỷ, Thiên Thiệt, gốc là bọn đốn lá chuyên nghiệp, rành địa thế, giỏi võ, lại luyện được lối chạy nhảy như bay trên tàu lá?, nên chúng dùng đầm lầy làm sào huyệt, xuất biến xuất hiện, quan quân bao vây hàng tháng trời cũng không tiêu diệt được. Từ đó, bọn cướp càng làm lộng. Chúng đón đường bắt khách thương nạp mãi lộ, và giết người không gớm tay nếu ai chống lại chúng. Quí ni cô nghèo không nghĩ đến chuyện bị cướp bóc, không ngờ, chúng nghe người ca tụng về nhan sắc tuyệt vời của ni cô Thanh Hội, nên mới tấn công. Mưu sự bất thành, chúng nổi cơn bắt hết cả bọn, rồi doạ giết nếu như ni cô Thanh Hội không thế mạng.

Thơ do sư tỷ Diệu Kim viết theo lệnh của bọn cướp, nhưng hình vẽ có lẽ là sáng kiến riêng, nhằm gợi lại câu chuyện tiền thân Ðức Phật. Ðức Phật bị hổ dữ rượt phải trốn trên cây. Hổ mẹ chờ mồi mãi không được, đói quá nên quên cả tình mẫu tử, định vồ cả hổ con ăn thịt. Ðức Phật không nở thấy cảnh hổ con bị giết, buông tay xuống tự tử để hai con hổ có thức ăn.

Diệu Kim dùng tranh khích lệ kẻ khác hy sinh tánh mạng để cứu mình, kể ra, thì lòng dạ có chỗ ngoắt ngoéo, nhưng Thanh Hội vốn thực thà trung hậu, nghĩ sư tỷ có hảo ý chỉ giáo mình, nên chấp tay cảm tạ và nguyện xin tuân theo. Thật ra, Thanh Hội vừa thọ giới Bồ tát. Sư cô đã nguyện ban vui cứu khổ chúng sanh. Nếu chỉ cần cứu một mạng người mà sư cô chết, sư cô cũng không từ nan. Huống hồ, sư cô có thể đổi mạng sống cho đến 18 người, trong đó lại có ân sư, thì dĩ nhiên, sư cô không có chút gì ngần ngại. Do đó, dù có ý kiến ngăn cản, việc lẽ, bọn cướp tráo trở khó lường, sư cô vẫn nhất quyết nhờ người xa phu đưa đi ngay đến chốn hang hùm.

Xe ngựa dừng lại ở bên đường, và sư cô phải đi bộ thêm cả dặm đường trên đồng khô lồi lỏm, để đến căn nhà là dùng làm điểm hẹn của bọn cướp.

Bọn cướp vừa thấy sư cô là đã mừng rỡ reo hò. Thiên Thân, Thiên Nhản vồ vập tranh dành người đẹp. Sư cô bình tỉnh, rút dao nhọn dí vào ngực, nghiêm nghị nói:

Tiểu ni đến đây là tuân theo điều kiện trao đổi người. Nếu quí vị chưa thả hết các tù nhân mà đụng chạm đến thân thể tiểu ni, thì tiểu ni quyết tâm tự sát.
Xin tuân lệnh người đẹp ? Thiên Ý cười hềnh hệch ? Bọn anh hùng nầy đâu có sai lời.
Thế là cả bọn chia nhau mở trói thả đám tù nhân. Tù nhân mừng khôn xiết, mạnh ai nấy chạy thoát thân, không người nào nhớ tới vị thầy khả kính vẫn còn đang thẩn thờ tại đó. Biết ý sư bà không nở bỏ đi, sư cô Thanh Hội năn nỉ:
Xin thầy thương con đi ngay đi. Phật tử Cây Mai rất cần thầy hướng dẫn. Thầy ngần ngừ thì cả hai cùng chết chớ chẳng ích chi.
Sư bà công phu hàm dưỡng đã cao, ngày trước từng bị đám Trương Ðại Nhơn chửi mắng mà vẫn an nhiên tự tại, nhưng lần nầy, bà như kẻ mất hồn, chầm chậm bước đi mà nước mắt đã chảy dài trên má.
Chí nguyện độ sanh, quên bản thân mình để cứu người đã tạo cho sư cô sức mạnh phi thường, bình tỉnh đối đầu với bọn cướp. Cứu người an toàn rồi, nghĩ đến phận mình trong tay bọn cướp, sư cô bất giác rụng rời. Bao nhiêu ý nghĩ đua nhau xuất hiện: "Ôi! Nếu bị chúng giết chết hay tùng xẻo thì may quá, chớ còn chúng hành hạ bằng sự dâm đảng thì làm sao ta chịu nổi. Ôi ! ta có nên tự tử không? Tự tử có phạm giới sát không? Có phạm giới vọng ngữ vì dối gạt bọn chúng không? Ôi ! có lẽ kiếp nào đó, mình đã từng hiếp đáp người, nên kiếp nầy mới lâm vào hoàn cảnh nầy".

Chợt thấy một cánh nhạn trên trời, sư cô liền nghĩ tiếp: " Ôi kiếp phù sinh ngắn ngủi như vết nhạn bay, vô tung tích, có đáng gì đâu? Ta đã nguyện xả thân cứu độ chúng sinh, thì thân xác này đã kể là không. Bị giết hay bị đánh đập, trong sạch hay nhơ bẩn, cũng là không. Có gì đáng phải băn khoăn hay sợ hãi !".

Tự nhiên, sư cô thu hồi lại thu hồi lại hùng tâm, bình tỉnh quăng dao xuống đất rồi nói:

Tiểu ni xin giữ tròn lời hứa. Bây giờ thì quí vị có thể hành hạ tiểu ni thế nào cũng được. Tiểu ni không oán trách giận hờn.
Bọn Thiên Thân, Thiên Nhãn chộn rộn tay chận, nhưng thấy đại ca chúng khoát tay, nên đành dừng lại.
Ha ha ! ? Thiên Ý cười đắc chí ? Bọn ta lục thiên huynh đệ là anh em đồng sanh cộng tử, có phước cùng hưởng, có họa cùng chia. Nàng là vợ, thì cũng là vợ chung của 6 anh em ta, sẽ được sung sướng trọn đời. Thôi ! Hãy cởi bộ áo tu hành ra đi, để cùng ta vui thú. Còn cưởng lại thì đừng trách bọn ta vũ phu lỗ mãn.
Sư cô không để tâm đến lời suồng sả vô nghĩa của bọn cướp, mà điềm nhiên đem lòng tư bi vô lượng quán sát họ. Họ chỉ là những kẻ tội nghiệp đáng thương, thiếu hạt giống đạo đức nên bị dục vọng sai khiến trở thành mù quáng, lầm lạc. Lòng từ bi thúc đẩy sư cô tìm phương cảm hóa họ.
Sư cô lặng yên nhập định, quán thân mình chỉ là một cái bao chứa đựng đầy vẩy 36 món dơ dáy thối tha: máu, xương, tim, ruột, gan, phẩn, mồ hôi, nước tiểu? Rồi sư cô lại quán mình là một cái thây ma vừa chết, mặt mũi bầm xanh, thây ma lần lần sinh chương, nức nẻ chảy nước vàng lầy thúi, dòi thú đục ăn, trơ lại nhúm xương tàn.

Mây đen từ đâu kéo đến che khuất mặt trời. Trong bóng tối lập loè, bỗng mơ hồ có tiếng sư cô vọng lại:

Nầy các hành giả! Hãy quan sát cho kỹ bộ xương trắng hếu biết đi nầy, có đáng để quí vị yêu mến chăng?
Lạ lùng thay, sư cô đang đứng mĩm cười mà bọn cướp hung ác thì rung lẩy bẩy, cúi đầu quỳ lạy không ngừng, miệng thì van xin:
Lạy sư phụ! Xin sư phụ mở lượng hải hà tha tội chết chúng con!
Có lẽ do chí nguyện độ sanh bao la, nên định lực của sư cô mạnh mẻ, khi sư cô thành khẩn quán niệm như thế nào, thì bọn cướp thấy hiển hiện trước mắt chúng hình ảnh đó. Bọn chúng thấy sư cô trở thành một túi đựng đủ thứ dơ dáy bầy nhầy, kế đó sư cô chết đi, thân thể từ bầm xanh cho đến khi sình thúi rồi trở thành nắm xương tàn, là đã kinh hồn hoảng vía, tay chân run rẩy muốn chạy trốn đi mà không lết nổi. Cho đến khi bộ xương biết đi, phát ra tiếng nói và từ từ đi tới, thì bọn chúng sợ quá ngã sụm xuống, quỳ lạy xin tha chết mà thôi.
(Hiện tượng trên đối với thiền gia là việc rất bình thường. Ngay những kẻ ngoại đạo, như các fakir Ấn Ðộ, định lực cạn cợt, tham lợi háo danh cũng còn có thể biểu diễn. Các nhà thôi miên, định lực càng hẹp hòi, có người cũng còn tạo được giả cảnh hiện tiền.)

Thấy bọn chúng thành tâm, sư cô bảo:

Quý vị gây nên tội, thì quí vị tự sám hối, làm lành để chuộc tội mình. Tiểu ni không buộc tội ai và cũng không tha tội cho ai được.
Trời đất bỗng nhiên sáng lại. Sư cô ngồi kiết già, chấp tay nghiêm chỉnh, thuyết kinh Nhân Quả Báo Ứng cho bọn cướp.
Bọn cướp trước nay hành động gian ác chẳng uý kỵ chi. Nay nghe pháp mới biết tội ác ngập trời, dầu có bầm thây ra trăm mảnh cũng chưa đáng, sợ hãi vô cùng. Chúng chỉ biết vâng lời sư cô, nguyện bỏ ác làm lành, đem thân mình "làm trâu ngựa" để phục vụ đồng bào, chuộc lại lỗi lầm ngày trước.

Ðộ bọn cướp xong, sư cô trở về. Sáu tên cướp bịn rịn thầy, đi theo đưa tiễn. Vừa đến đầu lộ, thì may quá, có tiếng xe ngựa lộc cộc chạy đến. Người khách thương vừa thấy bọn cướp chận xe lại, đã hoảng hồn nói lấp vấp:

Bẩm đại vương ! Xin đại vương thu nhận? thu nhận? thu nhận? - hắn cà lăm cà lặp vì không biết nên đề nghị tiền mãi lộ bao nhiêu cho vừa, nhiều thì tiếc quá, còn ít thì sợ bọn cướp nổi giận -
Không ! Không ! Bọn ta chỉ nhờ quý vị đưa sư phụ về Tầm Vu mà thôi, - Thiên Ý lễ phép ?
Rồi chúng chắp tay kính cẩn hướng về sư cô:
Chúng con vâng lời sư phụ sẽ giải tán nội ngày nay. Tội chúng con nặng nề, không biết đến đời kiếp nào mới chuộc lại tội xưa.
Ðức Phật dạy : "Quăng đao đồ tể, tức khắc thành Phật", các Phật tử không nên quá bận tâm với lỗi lầm xưa mà nhục chí tu hành. Ðiều nên nhớ, đao đồ tể là tâm đao. Chớ tay không cầm đao nhưng tâm ôm ấp đao thì tu cũng vô ích.
Xe ngựa đã từ từ chạy đi, mà các tên cướp vẫn còn quỳ lạy thầy mãi. Ni cô dừng lại chùa Thiên Thai trình bày nội vụ cho bổn sư, rồi trở về thăm nhà.
Bọn xa phu và khách thương, mồm năm miệng mười, chứng kiến cảnh bọn cướp tùng phục sư cô, vội vã loan tin cho bà con lối xóm. Có tên còn dám quả quyết rằng sư cô là đệ tử chân truyền của Lê Sơn thánh mẫu hạ san độ đời. Chính mắt y thấy, sư cô chỉ tung một chưởng là bọn cướp đã ngã rạp qui hàng. Sau đó, chẳng bao lâu sư cô đã biến thành huyền thoại, dân làng tranh đua nhau ca tụng.

Sư cô về nhà thật đúng lúc. Ông bà thân sinh reo mừng đón cô con gái quí tài ba xuất chúng. Lần đầu tiên trên đời, Dương Ông mới nhìn kỹ con mình. Chao ơi ! Út Xuân đẹp quá ! Dễ thương quá ! tài ba quá ! Sao giống mình quá !!! Mừng vui thật lớn, nhưng Dương Ông lăn xăn mà vẫn khó mở lời với đứa con mà trước kia Ông lạnh nhạt.

Dương bà thì ôm chầm lấy con, líu lo tíu tí:

Má nhớ! Má thương con qúa! Sao con về thăm má trễ như vậy?
Rồi ngắm nhìn con gái giây lâu, ba la lớn:
Chèn đét ơi! Sao nó lịch sự, nó giống tui hồi đó quá hén! Hén Ông!!!
Thưa ba má. Con mừng ba má vẫn mạnh khoẻ. Lúc nào con cũng nhớ ba má và cảm tạ ba má đã cho con xuất gia học đạo. Sau con xin ba má cho Vú Năm được tự do. Vú đã ở nhà mình đến 20 năm là quá đủ rồi?
Ðược rồi! Có con xin thì ba má đồng ý ngay. ? Hai Ông bà tranh nhau chấp thuận. ? Rồi xây qua vú, bà nói:
Nè Năm! Cô Út xin cho bây đó! Bây được tự do muốn đi đâu thì đi.
Thưa hai Ông Bà. Con chỉ xin theo cô út đi tu mà thôi.
Sư cô ở lại nhà đôi giờ, cố gắng thuyết pháp cho cha mẹ về thuyết nhân duyên, và hướng dẫn cả nhà tu tịnh độ. Sau đó, sư cô đưa Vú Năm sang chùa Thiên Thai, xin thầy thu nhận vú, rồi long trọng quỳ lạy xin tạ ơn thầy. Thầy Hải Thiện nghiệm trọng nhìn sư cô, rồi khẩn trương hỏi:
Hậu sự như thế nào?
Nhạn quá trường không! (3)
Ðoạn sư cô lên chánh điện, toạ thiền mà viên tịch.
Than ơi ! Chư Bồ tát khi đã hiển lộ thần thông thì đâu chấp nhận lưu lại trần gian để cho người đời suy tôn sùng bái.
Sư cô Thanh Hội đã như thế mà đến và đã đi như thế mà đi. Hai mươi năm ngắn ngủi như vết nhạn lưng trời vô hình, vô tích.

***
Theo ẩn ngữ không lư hình tích của sư cô, thầy Hải Thiện tổ chức lễ hỏa thiêu thật đơn giản. Nhưng tiếc xá lợi ngũ sắc, thầy giữ lại phân chia cho Thiên Thai, Phổ Ðà và Phổ Tịnh đồng giữ. Thương tiếc sư cô không nguôi, người dân ghép tên họ với pháp danh sư cô, thành DƯƠNG XUÂN HỘI, để đặt địa danh cho vùng Tầm Vu cũ.
Ðiều lạ lùng, là từ khi làng mang địa danh Dương Xuân Hội, thì con gái ở đây nổi tiếng ngoan hiền, xinh đẹp, mà nạn trai thiếu gái thừa cũng không còn nữa. Chiều chiều, các cô gái đã hãnh diện hát ru em:

"À? ơ ! Gái Dương Xuân trăm phần duyên dáng
Trai Thủ Thừa mấy hạng xứng đôi".




--- o0o ---

Ghi chú:

TẦM VU: Ðịa danh xưa. Nay thuộc xã Dương Xuân quận Bình Phước, tỉnh LONG AN.
Lịch sự: đẹp
Trích từ bài kệ của HƯƠNG HẢI thiền sư (1628 ? 1715)
Nhạn quá trường không
Ảnh trầm hàn thủy
Nhạn vô di tích chi ý
Thủy vô lưu ảnh chi tâm
Nhạn liệng giữa hư không
Bóng chìm dưới nước
Nhạn không để dấu vết lại
Nước chẳng lưu bóng làm chi
(trích VNPG Sử Lược, T.T.Mật Thể)



Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời


Ðiều Chỉnh
Xếp Bài

Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn
Bạn không được quyền gởi bài
Bạn không được quyền gởi trả lời
Bạn không được quyền gởi kèm file
Bạn không được quyền sửa bài

vB code đang Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển đến


Múi giờ GMT. Hiện tại là 05:47 AM.


Powered by: vBulletin Version 3.6.1 Copyright © 2000 - 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.