Go Back   Vina Forums > Thư Viện Online > Kho Tàng Truyện > Truyện Ngắn - Truyện Học Trò
Hỏi/Ðáp Thành Viên Lịch Tìm Kiếm Bài Trong Ngày Ðánh Dấu Ðã Ðọc

Trả lời
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
  #11  
Old 05-04-2005, 02:52 AM
vui_la_chinh vui_la_chinh is offline
Senior Member
 
Tham gia ngày: Feb 2005
Nơi Cư Ngụ: Trum Yeu Gai
Bài gởi: 4,697
Send a message via Yahoo to vui_la_chinh
Default

Chương 6


NHẬT KÝ CỦA VƯƠNG NGỌC YẾN




Pauline Sarter, chị đầy tớ của đại văn hào Jean-Paul Sarter, đã phán rằng, mọi người đều phải viết nhật ký khi bắt đầu yêu. Câu này trích từ cuốn L'amour de la rue trang 74, chương 3 do nhà xuất bản La Porte ấn hành. Nếu câu này do một nhà văn Việt Nam nói hay do tôi nói thì thường quá. Phải do Tây nói mới hách. Tây, dù Tây đầy tớ của Sartre, mà nói, tôi nên kính cẩn trích dẫn. Bởi đó là sự hân hạnh của ngòi bút tôi. Nó làm tôi to lớn, có giá trị. Mọi người sẽ đều tưởng tôi đọc thiên kinh vạn quyển, lại toàn đọc những tác giả ngoại quốc gồ ghề. Vậy, sau Pauline Sartre Marie Gide, con nhỏ dọn phòng ngủ cho André Gide và Jean Bourger, thằng bôì chuyên đánh giẫy cho Pau Bourget cũng đồng ý là nên viết nhật ký. Ngoại quốc dạy ta điều gì, ta cần ngoan ngoãn nghe lời, Có thể văn mới hay, ý ngoan ngoãn nghe lời. Có thế văn mới hay, ý mới cao và các mầm non văn nghệ mới lac' mắt. Những kẻ chỉ nói tiếng mẹ đẻ, đói khát tiếng Tây, tiếng Đức, tiếng Anh... sẽ phục sát đất. Tôi cũng giỏi hai sinh ngữ chứ bô. Nè, tôi dịch hai cái "lăng" cho... tôi xem. Tôi yêu là bởi tôi yêu, Cầm tay cổ hỏ han nhiều làm chi ? Moi aimer être par moi aimer, Prendre main mademoiselle demander beaucoup faire quoi? I love to be I love, Take hanh miss ask many to do what ? Tôi "phi lộ" dài giòng quá. Tôi, tôi vào đề đây. Tôi viết nhật ký vì Thai Đề. Ôi, Thai Đề, hoàng tử của lòng em, hoàng tử da chó (như công chúa da lừa ấy), em bắt đầu yêu chàng rôì, chàng ạ ! yêu chàng, em về chép nhật ký...

Vương Ngọc Yến còn vi vút thật nhiều. Ta chẳng cần biết những chi tiết lụn vụn, những ý tưởng mạt cưa của cô. Cứ hiểu cô bị ngẩn ngơ vì Thai Đề là đủ. Cô Vương Ngọc Yến, chắt chắn, chưa đọc nổi sách của Sartre, của Gide. Rất dễ hiểu, vì cô mới học tới lớp mười hai! Tuy nhiên, nếu cô gia nhập làng văn nghệ, lại chuyên phê bình văn học, vô số đọc giải tờ ngoại ngữ sẽ bị cô công khai bịp bợm. Một vài học giả chính cống sẽ lên tiếng: Pauline Sartre, bà là ai? Vậy là một nghi vấn văn học Tây sẽ được đem ra khai quật. Người ta sẽ chẳng ngần ngại xếp Pauline Sartre cạnh Simone de Beauvoir. Người ta sẽ lột áo Pauline Sartre ra xem vai bà có... bị gánh nước nghiều không. Xứ này vốn ồn ào về văn học ngoại quốc và câm lặng về văn học lô can. Người ta chỉ ồn aò về một nhà văn "bản xứ" khi ông là xác chết và những lời tưởng mộ là tiếng kêu hân hoan của loài kên kên.

Bây giờ, ta đọc tiếp một đọan nhật ký của cô Triệu Minh:

NHẬT KÝ CỦA TRIỆU MINH

Tôi không thể ghét con trai được nữa nếu chàng trai nàO cũng giống thi sĩ Thai Đề. Ôi, Thai Đề, em chưa hề thưởng thức một bài thơ nào của anh nhưng em tin rằng mỗi bài thơ của anh phải là cục gạch xây dựng lâu đài thi ca Việt Nam. Như mỗi lá phiếu là một viên gạch xây nền dân chủ vậy. Bất luận anh thi sĩ độc lập hay thi sĩ trong thi văn đoàn Áo Thung, trong bút nhóm Quần Xà Lỏn, trong Hội Nhà Văn Việt Na, em vẫn mê thơ anh. Thơ anh hay nhất. Việt Trần Đỗng Vọng, và bỏ xa Phạm Việt Tuyền. Em nghĩ vậy. Vì anh trông đã thơ rôì. Anh thơ từ đôi mắt tới đôi giầy. Anh thơ từ sợi tóc tới bước đi. Anh là át xít. Át xít nhễu từ giọt xuống trái tim sắt của em. Em nghe tim em kêu lèo xèo. Tim em sủi tăm. Và, em chợt hiểu, tim em không phải bằng sắt. Nó bằng gì em chưa học tới. (Em theo Ban A, anh ạ ) song, chắc chắn, mổ ra quan sát, so sánh, tim em giống tim heo ! Nhân loại có tim đều giống tim heo hết anh nhỉ ? Thai Đề dấu ái (ai cha, dấy ai là ngôn ngữ mới đí nhé, hay hơn yêu dấu gấp bội), em bắt đầu mê thơ, yêu thi sĩ vì anh. Người thi sĩ mà em mong được tỏ tình thì lại chỉ là anh Yêu anh, em dệt mộng. Mộng rằng, em đem thơ của anh đi dư. Giải Văn Học Nghê. Thuật. Rồi anh trúng giải. Tiền giải nhất đủ làm đám cưới. Ta sẽ sống muôn thuở bên nhau, Thai Đề nhé !

Cô Triệu Minh muốn đi xa trong tương lai. Mộng của cô mộng... dưới thơ. Nghe cô kể hết mộng của cô, hẳn ta sẽ ngáp lia lịa. Cô Triệu Minh thễ sẽ hạ nhục bất cứ cậu trai nào dám tán tỉnh cô, thế mà cô đã thay đổi lập trường vèo vèo. Cô là tấm gương rõ nhất cho những cô con gái khó lòng coi con trai "nơ pá". Flles sans garcons comme dancing sans musque! - Elvis Đậu có quyền sủa một câu Tây cùi - Thi sĩ Thai Đề, hậu thân của Elvis Đậu, đã cứu vớt một nền con trai bị xua đuổi, hắt hủi, nhục mạ trong ý nghĩ của bầy Nghịch Nữ. Cậu đã ngáp phải ruồi. Ruồi nó tọt vô bao tử quá thần sầu nên Thai Đề vẫn chưa biết mình ngáp trúng ruồi. Thai Đề là một anh hùng được thiên hạ xúm lại công kênh xưng tụng nhưng cóc hiểu thì cậu đã ưỡn ngực, nói phét bằng thích. Thôi, ta đọc tí ti nhật ký của Chu Chỉ Nhược

NHẬT KÝ CỦA CHU CHỈ NHƯỢC

Thật ra tôi rất thích con trai nhòm ngó, tán tỉnh. Tai hại thay, tôi lại chui đầu vào cái đảng Nghịch Nữ phản tình yêu này. Đảng dạy tôi khinh bỉ con trai. Tôi tuân lệnh, khinh bỉ thằng Elvis Đậu và chế nhạo "thằng" Đoàn Dự. Tôi lợi dụng tên Đoàn Dự chí chạt. Đâu chỉ riêng tôi. Tụi chúng nó cũng lợi dụng Đoàn Dự, nghĩ tội nghiệp anh ấy. Bảo sao nghe vậy. Bảo cạo trọc đầu là cạo trọc đầu ngay. Giá bảo anh ấy què chân anh ấy cũng dám què lắm à. Anh Đoàn Dự thật dễ thương. Anh ấy ghen ra phết. Tôi biết anh ấy mê tôi. Con Hoàng Dung tiết lộ. Với tôi, Thai Đề chả là cái... thớ gì hết... Tôi rõ trái tim của từng đảng viên Nghịch Nữ. Tụi nó tương tư Thai Đề, Tôi sẽ khôn hơn, về mê Đoàn Dự. Ta về ta tắm ao ta. Dù sao cũng cám ơn Thai Đề. Vì hắn đẹp giai và phớt tỉnh hơn Đoàn Dự. Hắn, có thể, khinh ghét con gái lắm à. Đứa nào mê hắn sẽ vỡ mộng. Tôi mê hắn, tôi sợ vỡ mộng tôi bèn mê Đoàn Dự chắc ăn...

Cô Chu Chỉ Nhược phả kháng nội quy Nghịch Nữ chứ không mê thi sĩ Thai Đề. Cô này khôn lỏi. Nhân vật Đoàn Dự bỗng sáng giá. Cậu đã cạo trọc đầu không uổng tí ti ông cụ nào. Khổ nỗi, Đoàn Dự chẳng biết Chu Chỉ Nhược đã chọn mình cho bước đầu "xét lại ". Nếu cậu biết nhỉ ? Cậu sẽ chả thèm tôn Thai Đề làm sư phụ thi ca. Chuyện ái tình cút bắt sắt xẩy ra. Đón coi hồi sau sẽ rõ.

NHẬT KÝ CỦA HOÀNG DUNG

Làm thết nào để độc chiếm Thai Đề ? Tôi đã nghĩ nát óc: Tôi tự biết, về nhan sắc, tôi thua hai con Chu Chỉ Nhược, Triệu Minh; về tội ăn nói, tôi thua hai con Vương Ngọc Yến, Hân Ly. Tôi có một điểm lợi hại duy nhất là ông anh cù lần Đoàn Dự. Ông anh tôi quen với thi sĩ Thai Đề. Chắc thi sĩ Thai Đề học Văn khoa. Ôi, sinh Văn khoa, chỉ có anh tôi cù lần thôi, còn đều đẹp giai, duyên dáng và thi sĩ ráo trọi. Ông anh cù lần của tôi sẽ giúp tôi quen thân với thi sĩ Thai Đề, sinh viên Đại học Văn khoa. Tôi cần chiếm thế thượng phong. Trước tiên, tôi sẽ o bế ông anh cù lần của tôi, nịnh bợ ông ta, chiều chuộng ông ta. Đả đảo Nghịch Nữ ! Hoang hô Thai Đề, hoan hô tình yêu. Có anh như nắng có mưa. Thiếu anh như muối dưa chua không hành ! Ta sẽ thắng cuộc đua...

Cô Hoàng Dung điên rôì ! Cả năm cô đều điên một lượt. Điên và mù. Tình yêu làm cho ta vừa điên vừa mù. Nhưng điên và mù một cách kỳ tuyệt, diễm ảo...


Thi sĩ Thai Đề ném xuống mặt hồ một viên sỏi thăm dò:

- Bọn Nghịch Nữ có hỏi thăm gì về tôi không lão đệ ?

Đoàn Dự đáp:

- Thưa huynh đài không.

Cậu cười tủm:

- Bạn thật tốt số.

Thai Đề nuốt nước miếng cái ực :

- Tôi tốt số ?

Đoàn Dự gật đầu :

- Ừa. Nếu bọn chúng hỏi thăm bạn là đời bạn đi đứt. Nghĩa là bọn chúng sẽ chế diễu, mỉa mai bạn qua tôi để tôi nói lại cho bạn nghe.

Thai Đề thộn mặt ra :

- Buồn bao nhiêu !

Cậu hít một hơi thuốc lá đẫy đà:

- Vậy chỉ còn tình bạn và thi ca.

Cậu thở giọng triết lý:

- Lão đệ, con gái là những ổ gà trên đường đời. Ta cần tránh né như đi xe gắn máy tránh né ổ gà do Sàigòn Thủy Cục tạo ra. Nào, ta bàn chuyện thơ.

Thai Đề cảm khái:

Tình người sao quá sắt se
Nhưng buồn đừng có xì ke tàn đời

Đoàn Dự xun xoe:

- Sư phụ dạy đúng. Xì ke là tịch.

Thai Đề phì cười:

- Đoàn lão đệ, ta đã kết nghĩa kim bằng, dẫu chẳng rườm ra như ba anh em Lư Quan Trương ở vườn đào thời Tam quốc... chí diễn nghĩa song cũng thắm thiết tựa Dương Lễ, Lưu Bình. Lão đệ là người chân thật, chí tình, há bẫy trò sư phụ đồ đệ với ta ? Không, ta là anh em cùng chung cảnh ngộ.

Đoàn Dự nói:

- Em xin nhận làm đàn em vậy.

Thai Đề dập điếu thuốc, vỗ vai Đoàn Dự:

- Ô ke. Bạn nhớ câu này: Huynh đệ như thủ túc, phu thê như y phục. Chúng ta đã là anh em, bạn không dấu tôi điều gì chẳng lẽ tôi không nói thật với bạn. Nhưng chuyện nói thật để hạ hồi, hôm nay tôi giữ lời hứa đến dạy bạn làm thơ. Lão đệ, chúng ta là bạn như Lục Vân Tiên với Vương Tử Trực ấy. Chỉ khi nào ta đi thi hỏng, bị mù, bị bố vợ và vợ sắp cưới bắt bỏ ta vô hang, bạn tìm ta, được Vũ Thái Loan tán tỉnh, bạn mới nói "Vợ Tiên là Trực chị dâu, Chị dâu em bạn có đâu lỗi nghì ". Bình thường, khỏi anh anh, em em.

Đoàn Dự khen Thai Đề:

- Cậu đầy bụng kinh điển

Thai Đề vuốt tóc:

- Thế mà tớ đã đại bại, đã suýt rơi xuống ổ gà. Ôi, những kẻ đau khổ vì bệnh trĩ hẳn không hơn tớ. À, cậu hiểu rõ các kiểu thơ, cách gieo vần chưa nhỉ ?

Đoàn Dự mở to mắt:

- Rồi. Nhờ đọc thêm những bái "tiểu luận" dạy nhi đồng làm thơ của thi hào Núi Mây trên báo Con Châu Chấu.

Thai Đề gật gù:

- Tốt. Trước khi nói về khuynh hướng thi ca cổ kim Đông Tây và hôm nay, bây giờ, ở đây, cậu thử làm ít kiểu thơ cho tớ xem cậu có khiếu thi ca không cái đã. Tớ chống thơ đẽo gọt. Phải nhanh như Tào Hồng, thi sĩ bất hủ đời Hậu Hán, con trai của TàoTháo. Thơ mà cứu thoát mạng sống của mình mới là thơ. Và đó là khuynh hướng... thất bộ thành thi ! Tớ ra vẫn, đếm tích tắc coi mấy tic'h tấc một bài thơ bốn câu. Tào Hồn mần bốn câu nắn thôi mà anh nó là vua Ngụy khóc sướt mướt, bỏ ý định giết nó. Ngày nay, người ta làm cả nghìn bài thơ, viết cả vạn áng văn mà vẫn không xin nổi cho một người thoát cảnh lao tù. Vậy ta cần làm sống dậy loại thơ ngắn, loại... tân nhị thập bát tú. Tân nhị thập bát tú sẽ khác nhị thập bát tú của thi hào Đức Pho. Nghe đây, tớ ra vần è, hãy làm kiểu bẩy chữ. Chú ý :Tích tắc, tích tắc, tích tắc...

Đoàn Dự mím môi giây lát. Vần è khó quá xá. Chợt cậu nhớ tới hai câu thơ có sắt se, xì ke mà Thai Đề vưà cam khái hồi nãy, cậu xuất khẩu ngay tút xuỵt:

Tôi thấy ai rên ở góc hè
Thì ra một ả thiếu xì ke
Nó nhìn tôi lạy như cha nó
Tôi đạp nó ra tận gốc me

Thai Đề nhăn mặt:

- Tàn nhẫn, thiếu nhân bản. Làm lại !

Đoàn Dự gồng mình:

Em gái lên cơn ở góc hè
Hỡi ơi em trót nghiện xì ke
Nơi cai ma túy bên sông vắng
Hãy đợi anh tim` một chiếc ghe

Thai Đề vỗ tay:

- Có nhân bản. Đúng thời khắc tôi mong. Hai mươi bốn cái tích tắc là hai mươi bốn vì sao mọc. Bây giờ vần èo, kiểu thơ lục bát dân tộc.

Đoàn Dự phóng liền:

Tình em như đĩ bánh bèo
Ngon hơn bánh đúc, bánh xèo vất đi
Tình anh như cục kẹo bi
Nếu em có ngậm đừng phì cười nghe

Thai Đề hất đầu:

- Vần ì, vẫn lục bát dân tộc.

Đoàn Dự phấn khởi. Cứ in hệt đố vui để học...Mỹ ấy. Hỏi đáp nhanh như máy:

Em yêu, đừng có lầm lì
Đây nè, cầm lấy bánh mì. Ăn đi
Bánh mì Tân Định khỏi chê
Dzăm bông, xúch xích, ba tê hành ngò

Thai Đề đắc ý:

- Khá, khá. Cư vậy mà tiến thì mỗi chữ trong bài thơ là mộ cục gạch xây dựng bin định thi ca Việt Na, đừng nói cả bài. Với sự làm thơ nô lệ, tức làm thơ bị chỉ juy, bị gò ép bởi vần vò, mệnh lệnh mà cậu còn sáng tác hay thế thì làm thơ tự do, dân chủ, cậu hay gấp bao nhiêu lần. Cậu sẽ thở thành một thi sĩ tiến bộ. Chính tôi, tôi sẽ phê bình nồng nhiệt. Trước cậu, chưa ai làm thơ hay như cậu; sau cậu, sẽ không ai làm thơ hay hơn cậu.

Đoàn Dự sung sướng lịm cả người. Cậu bỗng quên mục đích làm thơ để tan gái và chỉ để tán em Chu Chỉ Nhược. Cậu tưởng cậu đã là thi sĩ với sứ mạng vĩ đại gắn liền tâm hồn và thể xác mình vào tâm hồn và thể xác của... tổ quốc anh dũng. Cậu ngỡ cậu sẽ là thi sĩ cách mạng, hào quang phủ đầy người bằng những bài thơ tranh đấu chống ô tô buýt chạy ẩu cán chết haì nhi và sản phụ ; chống xích lô máy cà là dỉ bể ống "bô", phun khói ngập thành phố, gây ô nhiễm trong bầu khí quyển, tạo bệnh ung thư hiểm nghèo ; chống dán phích chương qủng cái phim cóc nhái đấm đá lên những bức tường đẹp đẽ làm xấu xí thành phố; chống nhà thầu gắn thuỷ lượng kế của Sàigòn Thủy Cục đào đường RMK phẳng phiu gây ra ngững cái ụ phản mỹ thuật, phản văn minh, phản kỹ thuật làm đường. Vân vân...

__________________




**************************************************
TRUM YEU GAI , CHET VI GAI
SONG DE YEU , CHET VI YEU
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #12  
Old 05-04-2005, 02:53 AM
vui_la_chinh vui_la_chinh is offline
Senior Member
 
Tham gia ngày: Feb 2005
Nơi Cư Ngụ: Trum Yeu Gai
Bài gởi: 4,697
Send a message via Yahoo to vui_la_chinh
Default

Đoàn Dự dục Thai Đề:

- Ra vần nữa đi !

Thai Đề xua tay:

- Khỏi cần. Khỏi bỏ kiểu tân nhị thập bát tú. Hãy tự giải phóng thi ca. Nghĩa là,hãy tự do làm theo hứng của mình. A lê hấp, thơ các kiểu, các lối, thơ muôn mặt, thơ của đời sống, thơ của hàng phở, với tái, nạm, sách, gâù, sụn, vè, giò, chín nạc, chín nhừ...

Đoàn Dự say sưa, nghe thi sĩ Thai Đề thuyết trình về thơ. Dưới đây là những áng thơ hàng phở - một cõi thơ của ly thuyết gia thi ca mới ở Việt Nam - của thi sĩ Đoàn Dự sau khi thấm cảm baì học thi ca.


THƠ NĂM CHỮ

Này học trò tiểu học
Phải gìn giữ vệ sinh
Đừng ăn me ăn cóc
Chớ uống sữ nguôị tanh
Hãy nhìn anh kẹo keó
Đầy mụn lở trên đầu
Vừa gãi vừa vuốt kẹo
Như ta nghịch con sâu
Nuốt dzô chỉ có ngoẻo
Nếu không cũng đi cầu
Đừng ăn thịt bò khô
Vì khi nó phơi thịt
Cát bụi tới tấp vô
Và ruồi bu nhằng nhịt
Chớ đớp thịt bò viên
Bởi lúc nó giã nát
Nó vê thịt lẫn ghiền
Ăn là chết thối xác
Yêu câù các phụ huynh
Đừng cho tiền con trẻ
Thời buổi này văn minh
Nên giữ gìn sức khoẻ


THƠ SÁU CHỮ

Em biết tại sao xe buýt
Cứ gây ra tai nạn lu bù
Cán người tông xe móp đít
Coi đời như số zê rô

Sốp phơ bay bướm. Không phải
Mà vì ông gốc xe Lam
Học sơ lái xe vận tải
Miễn sao đậu nổi cái bằng

Thế là ông cưỡi xe buýt
Ông gây tai nạn lu bù
Lâu lâu buồn tình ông giết
người. Bằng những bánh ô tô


THƠ BẨY CHỮ

Sáng sớm anh nhìn bản mặt em
Mép thì ke trắng, mắt loen ghèn
Tóc bù ổ quạ, em ngôì ngáp
Lưỡi liếm môi như người liếm tem

Em ạ, tình ta xuống giá rôì
Trước trăm giờ chỉ có hai mươi
Tại anh để mộng chìm trong tối
Chẳng chịu phơi ra dười mặt trời

Nếu biết em đang bị ghẻ ruôì
Mình em đâù lác, nách em hôi
Anh còn chậm rãi yêu em nữa
Hãy nhấn thêm ga bóp loạn còi
....

Bài thơ 7 chữ còn dài. Và còn nhiều thơ kiểu 8 chữ, chín chữ, mười chữ và tự do leo núi, xuống đèo, tắm sông, lội biển. Nhưng mới chỉ thưởng thức thi tài của Đoàn Dự tới đây thôi, Thai Đề vô cùng kinh ngạc, không thể ngờ Đoàn Dự xuất chúng, siêu phàm thế. Đoàn Dự, nhà thơ cách mạng. Cậu đã tích cực chống me đầm, cóc xanh, sữ đậu nành nguội, kẹo kéo, thịt bò khô, thịt bò viên. Nếu chúng ta có dịp quan sát một thím Sẩm ngồi viên thịt bò giã nát thành những viên tròn tròn chúng ta mới thấy sự can đảm của thi sĩ Đoàn Dự. Thím Sẩm bị bệnh tràng nhạc, mủ nó ri rỉ ở cổ, nó khiến buồn buồn nhồn nhột. Đang viên thịt, thím nghỉ chút xíu, đưa móng tay út lên gãi cho đỡ... ngứa. Tay thím bèn dính vô mủ. Và thím lại tiết tục viên thịt bò. Ấy là chưa kể thím có thể ngừng tay gãi lưng cho bọn nhi đồng Ba Tàu, cậy ghèn, hoặc thay tã cho "bê bê si noa" ! Thím chê rửa tay. Thím để "les mains sales" - Văn nghệ manie chú thích : Bàn tay bẩn - viên thịt bò. Còn thịt bò khô ? Ai chưa biết chỗ phơi thịt bò tươi đặng nó thành khô ? Ối chà, thịt phơi ở nơi dơ dáy, ruồi đen, ruồi xanh, ruồi đỏ rủ nhau về mừng đại hội liên hoan rồi đẻ trứng ruồi trên thịt ! Vân vân... Thi sĩ Đoàn Dự phản kháng thịt bò viên, thịt bò khô. Cậu đã cách mạng thiết thực. Thơ cách mạng của cậu nhằm bảo vệ sức khoẻ của một tương lai của tổ quốc, mầm non của dân tộc. Chưa một thi sĩ naò làm thơ chống thức ăn dơ bẩn. Cổ kim Đông Tây và hôm nay mới có một Đoàn Dự.

Vậy Đoàn Dự là thi sĩ cách mạng tiên phong, Đoàn Dự chống kẹo kéo. Mấy anh bán keọ keó phải chống. Chư bộ. Chả thấy anh nào rửa tay trước khi keó kẹo cả. Tay các anh ấy cầm tiền, cầm đồ dơ, vô cầu tiểu rồi để nguyên mà kéo kẹo ăn dỗ con nít. Hơn thế, thi sĩ Đoàn Dự chống luôn xe buýt gây tai nạn. Báo chí bảo tái xế lái ẩu, đem tinh tần xe đò vào thành phố, Đoàn Dự phát giác taì xế xe buýt lái ẩu vì từ xe Lam ba bánh, chưa rớ tới vô lăng xe nhỏ đã bị gồng người lái xe chuyên chở khổng lồ, do đó, quý đấng luống cuống, cán người, đung xe ầm ầm. Taì chưa cập chí thường dẫn đến nguy hiểm. Thí dụ xe Lam lên lái xe buýt. Đấy là cuộc đời. Về tình yêu, Đoàn Dự chống tình yêu mộng tưởng. Thi sĩ kể hết những điều không ai dám kể về người nữ. Từ nằm ngủ chẩy ke, sáng dậy ngôì ngáp đến bệnh ghẻ ruồi, lác, hôi nách, thi sĩ phơi bày hết. Kết luận: Thi sĩ Đoàn Dự là thi sĩ cách mạng đích thực.

- Đoàn thi bá !

Đoàn Dự sững sờ. Thai Đề nhả khói thuốc:

- Trong thiên hạ có triệu triệu thi sĩ nhưng chỉ có ta là nhất. Tớ chuyên chú lối thơ siêu hình tức là lối thơ tả thú vật ra con số giúp người nghèo đánh đề. Cậu chuyên chú lối thơ khuyên học trò giữ vệ sinh và bảo vệ sinh mạng người đi đường. Hai ta vô địch thế giới.

Đoàn Dự khoái chí:

- Chúng ta sẽ chiến thắng con gái.

Thai Đề lắc đâù:

- Chớ vội chủ quan. Đoàn Dự.

Cậu thở dài:

- Cậu đã biết làm thơ, đã chọn đúng con đường thi ca, đã khai phá một trường phái thơ, tớ chúc cậu thành công. Riêng tớ, tớ cám ơn cậu đã thật lòng với tớ nên tớ thấy ân hận vô cùng.

- Ân hận gì ? Cậu chưa nói về các khuynh hướng thi ca thế giới.

- Khỏi. Thơ của cậu đẩy tất cả vào bóng tối rồi.

- Thế ân hận gì ?

- Tớ đã nói dối cậu. Tớ sắp nói thật đây. Khi tớ nói xong, cậu sẽ hiểu làm thơ hay cũng khó lòng mà tán nổi con gái.

- Nói đi.

- Cậu phải hứa giữ bí mật chuyện này.

- Huynh đệ như thủ túc.

- Tốt. Đừng tiết lộ với bọn Nghịch Nữ.

- Xin thề.

Thai Đề xoa cằm:

- Cậu biết Elvis Đậu, là thằng nào không ?

Đoàn Dự khơi khơi đáp:

- Là thằng thợ sửa xe đạp, tên môn đệ phản thầy khốn kiếp, đứa đã bị xe hủ lô cán chết vỡ sọ.

Thai Đề cười thảm:

- Sai.

Đoàn Dự lạ lùng:

- Thế thì nó là ai? Nếu nó còn sống, cậu chỉ chỗ, tớ tới đánh nó hộc máu mồm ra.

Thai Đề nhìn Đoàn Dự bằng đôi mắt tuyệt vọng:

- Elvis Đậu chíng là tớ đây, Đoàn Dự ơi !

Đoàn Dự trợn trừng mắt. Miệng cậu há hốc. Nếu đầu cậu không nhẵn thín thì tập thể tóc ác ôn đã dựng đứng cả lên. Trông cậu y hệt một thằng trúng gió. Bao nhiêu "ca lô ri" cách mạng trong cậu tiêu tan đâu mất. Cậu hết là thi sĩ cách mạng tiền phong, thi sĩ gìn giữ vệ sinh con nít và bảo vệ mạng sống con người. Cậu đang là thi sĩ động kinh. Thai Đề hơi hơi ớn. "Huynh đệ như thủ túc ". Đồng ý. Nhưng Thai Đề hôì tưởng... tốc hành một buổi sáng hôm naò, Đoàn Dự tới hẻm Hoàng Hôn kiếm Elvis Đậu. Cậu đã run... thầm lặng, chối biến mình là Elvis Đậu. Quả thật, Đoàn Dự với cái đầu trọc rất cô hồn. Thai Đề trấn tĩnh ngay khi chuyến tàu tốc hành của hôì tưởng dừng lại ở ga sép: Đoàn Dự tìm Elvis Đậu do lòng tốt và vì tự ái con trai. Cậu hất hàm:

- Tin không, tớ là Elvis Đậu ?

Đoàn Dự liếm mép:

- Elvis Đậu à ?

Thai Đề phát cáu:

- Elvis Đậu. Elvis Đậu, tên ngu xuẩn đã tưởng làm thơ hay, đánh đàn giỏi, hát cừ, vẽ trứ danh là gái mê và đã dại dột viết thư tán gái, khoe đủ tài ba, đã ngỡ thư của mình được nâng niu, ấp ủ, không ngờ bị đem ra làm trò cười và suýt nữa bị nhục mạ nếu chẳng may mắn quen biết Đoàn Dự. Tên ngu xuẩn đáng sót thương ấy là tôi đây. Elvis Đậu đây. Bạn cần xem thẻ căn cước, thẻ cử tri, thẻ nhân dân tự vệ và thẻ động viên tại chỗ không ?

Đoàn Dự buồn thiu:

- Elvis Đậu tài ba ! Tớ tin rôì, cậu là Elvis Đậu. Ôi buồn quá.

Lời người viết: Kể từ bây giờ, Thai Đề bị khai tử và Elvis Đậu được phục sinh. Với các em gái Nghịch Nữ, Thai Đề vẫn là hình ảnh mơ ước là hoàng tử da :D nhưng với Đoàn Dự là Elvis Đậu. Thai Đề đã chết. Ấy cũng do Elvis Đậu lập ra tường phái thơ siêu hình ảnh thú hoá thành con số. Nền thơ này con` gọi là thơ... thai đề ! Môn đệ của Elvis Đậu đang kiếm ăn trên các báo đánh đề, mỗi tuẫn giúp khối người trúng đễ, đồng thời, cũng hại khối người sạt nghiệp vì đề. Thơ nó vận vaò người. Do đó, Elvis Đậu biến ra Thai Đề rồi lộn kiếp thành Elvis Đậu.

Elvis Đậu ngạc nhiên:

- Tại sao cậu thở giọng buồn ?

Đoàn Dự đáp:

- Elvis Đậu thân mến, cự phách về thi ca như cậu, sư tổ thi ca là cậu mà cò thất bại trên đường sự nghiệp tán gái thì tớ làm thơ làm quái gì nữa. Nghĩ vậy tớ đâm buồn.

Elvis Đậu an ủi bạn:

- Mỗi thằng có một cái số mạng, Đoàn Dự yêu dấu ơi ! Đừng ngã lòng. Kià, sợi giây nhỏ cây gỗ lớn, thế mà giây cưa mãi gỗ cũng phải đứt. Tảng đá cứng, giõng nước mềm, thế mà nước chảy mãi đá cũng phải mòn. Con kiến chút nhí, cái tổ to tướng, thế mà kiến tha lâu cũng đẫy tổ. Cứ kiên nhẫn tán gái ắt có ngày thành công.

Đoàn Dự lắc đâù:

- Kiên nhẫn đến già nua tóc bạc ư ? Thôi tớ không tán gái nữ đâu. Tớ thề không làm thơ tán gái. Tớ thù ghét con gái.

Thi sĩ cách mạng cảm khái:

Đã làm nam tử trên đời
Cần gì tán gái phí lời uổng công
Đi tìm cái gậy tầm vông
Múa may ta giúp non sông huy hoàng

Thi sĩ Thai Đề xúc động mạnh, giải thích ngay:

- Na tử số 16. Con gái số 13. Nữ thập tam, nam thập lục. Cái gậy là số 1, non sông Việt Nam hình chữ S là số 5 viết ẩu. Tuần này đánh các số 16, 14, 15, chắc ăn. Mua vé số 161.315 có thể trúng độc đắc. Ha ha, không ngờ bị con gái chê bỏ, cậu lại trở thành thi sĩ siêu hình !

Elvis Đậu gật gù:

- Thi sĩ siêu hình hạng nặng. Thử biểu diễn một bài nhị thập bát tú miêu tả thú vật xem nào.

Đoàn Dự nhả ngọc phun châu liền:

Bầy cua sách động hôm qua
Hôm nay lũ tép nhào ra biểu tình
Đám tôm tụ họp mít tinh
Hô hào bọn cá tới đình thi đua

Elvis Đậu vanh vách nói con cua số mấy, con tôm số mấy, con cá số mấy. Rồi cao hứng, Elvis Đậu ra thai:

Cô đơn như chú cò hương
Cánh đồng bạc nước vô phương tìm môì
Khỉ trong sở thú không ngồi
Đánh đu chọc giận, vượn cười nhe răng
__________________




**************************************************
TRUM YEU GAI , CHET VI GAI
SONG DE YEU , CHET VI YEU
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #13  
Old 05-04-2005, 02:53 AM
vui_la_chinh vui_la_chinh is offline
Senior Member
 
Tham gia ngày: Feb 2005
Nơi Cư Ngụ: Trum Yeu Gai
Bài gởi: 4,697
Send a message via Yahoo to vui_la_chinh
Default

Chương 7


Vậy là thi sĩ siêu hình Elvis Đậu không cần "luận về" trường phái thơ tả thú vật hoá ra con số ảnh hưởng nặng tới số mạng của con người... đánh đề, thi sĩ cách mạng Đoàn Dự cũng đã hiểu. Và suy ra, cậu hiểu luôn cả những tác phẩm văn chương siêu, bí hiểm nhất trên cõi đời Việt Nam này. Nghệ thuật hiểm hóc nhất vẫn chỉ là nghệ thuật tả thú vật diễn giải ra con số. Nếu người ta đọc văn chương bí hiểm, hóc búa người ta không diễn giải nổi, người ta nên coi nó như những con thú và sẽ diễn ra được một cách dễ dàng. Hai cậu con trai cùng chung một tâm sự đã trở thành hai thi sĩ vô tiền khoáng hậu của nền văn học hôm nay, bây giờ, ở đây. Trong khoảng khắc say mê các con thú, họ tạm quên con gái. Lạy trời họ đừng mở một lối thơ mới, tả con gái diễn giải ra con thú ! Họ tạm quên nỗi buồn bị con gái chê bỏ. Họ sẽ làm gì tiếp theo? Đón coi hồi sau sẽ rõ.

Cô Hoàng Dung pha một ly cam vắt ngon nhất thuở cô biết pha nước cam. Cô khệ nệ bưng lên gác cho ông anh cù lần Đoàn Dự. Lúc ấy, Đoàn Dự đang làm thơ siêu hình. Cậu sua tay:

- Tao không uống gì hết. Mày cút đi, đồ con gái độc ác !

Hoàng Dung bỗng hiền khô. Cái tinh thầnh Nghịch Nữ biến mất. Cô hoàn toàn là một cô con gái phì nhiêu nữ tính. Tình yêu làm thay đổi tâm hồn. Tình yêu làm đắng hoá ngọt, làm sượng hoá bùi, làm nhạt quá cay, làm dữ hoá lành, làm nóng hoá lạnh, làm nắng hoá mưa. Tình yêu cũng cò làm sáng hoá mù, làm khôn hoá dại, làm tỉnh hoá điên. Đôi khi, tình yêu làm mù hoá sáng, dại hoá khôn, điên hoá tỉnh. Cô Hoàng Dung thi yêu thâ cậu thi sĩ Thai Đề mà đang là bà chằng hoá thành người con gái mắt nai, miệng cười nở hoa chứ không nhả ra cóc nhái, rắn rết nữa. Cô dịu dàng nói:

- Anh vô lý quá. Em độc ác với anh hồi nào ? Độc ác mà pha nước cam hầu anh.

Đoàn Dự gắt:

- Tao không khát.

Cậu xoa đầu lởm chởm trông y hệt chông chiến lược, lòng dậy nỗi thù :

- Mày hiền à ? Hừ, mày xúi con Nhược cho tao đi tàu bay giấy, tao ngu si tưởng bở, cạo trọc đầu, Tao làm hề cho chúng mày cười. Yul Bryner, hừ Yul Bờ ri sư ! Mày chỉ đường cho chúng nó lợi dụng tao sửa xe, sửa quạt, sửa đèn... May mà tao không biết sửa cầu tiêu nghẹt. Nếu tao biết, tao đã bị thông cầu tiêu rôì, tao sẽ được khen là Giám đốc hãng hút hầm cầu tiêu tư !

Hoàng Dung đặt vội ly nước cam xuống bàn rôì mới dám phá ra cười. Đoàn Dự nổi nóng:

- Mày còn cười nữa ư ? Mà mày cười cái gì ?

Hoàng Dung thắng cơn cười cái rét. Cô dở giọng Điêu Thuyền :

- Anh cáu kỉnh trông anh bô trai hết xẩy. Yul Bryner la cái chắc.

Đoàn Dự nghiến răng ken két:

- Yul Bờ ri sư, Yul Brybonze ! Mày đã coi Yul Bryner đóng vai thợ sửa cầu tiêu chưa ? Phim diễu đó, tếch ních cô lo đàng hoàng.

Cậu ném bút, đấm mặt bàn:

- Cút đi, đồ Nghịch Nữ ! Mày làm tao mất hứng thơ siêu hình.

Hoàng Dung ngẩn ngơ:

- Anh làm thơ đấy à ?

Đoàn Dự vênh mặt

- Bộ tao không thể là thi sĩ, hả ?

Hoàng Dung nịnh bợ :

- Anh thi sĩ hơn cả thi sĩ

- Thật ư ?

- Thật. Anh dự thi giải văn học nghệ thuật đi anh ạ ! Mà ai dạy anh làm thơ vậy ? Có phải thi sĩ Thai Đề không ?

- Đúng, Thai Đề dạy tao làm thơ.Nhưng làm thơ cách mạng là do tao tự chế ra.

- Thai Đề làm thơ gì ?

- Nó làm thơ siêu hình tả con thú ra con số. Tao đang đi vaò cõi siêu hình. Tao sẽ tả con gái tụi mày ra con quỷ !

- Thai Đề là ai hả anh ?

- Là thi sĩ triết lý.

- Anh quen Thai Đề ở đâu ?

- Trong buổi họp mặt văn nghệ.

Thi sĩ Đoàn Dự đã nguôi ngoai hận thù. Cậu chộp ly nước cam, uống ừng ực và bắt đầu khoác lác:

- Buổi họp mặt văn nghệ tràn trề kỷ niệm. Thai Đề giới thiệu tao với Mai Thảo, Vũ Khắc Khoan, Tô Thùy Yên, Thảo Trường, Nguyên Sa vân vân... Thằng cha Mai Thải rót rượu mời tao và khẩn khoản yêu cầu tao cộng tác với tạp chí Văn thường xuyên.

Hoàng Dung hết dám khinh thường ông anh cù lần của mình. Ông này tâm ngẩm đá ngầm chết voi. Ông dấu nghề kín đáo y hệt một anh sợ vợ dấu tiền ấy. Mình nhạo ông ngớ ngẩn, khờ khạo là mình đã lầm to. Xuân Diệu còn nói : Tôi khờ khạo lắm ngu ngơ quá, Chỉ biết yêu thôi chả hiểu gì nữa là Đoàn Dự. Cô Hoàng Dung phục anh và càng xao xuyến nỗi riêng Thai Đề. Cô gợi chuyện :

- Rồi sao nữa, anh ?

- Tao chê tạp chí Văn thẳng thừng. Một tạp chí học thuật tư tưởng mà để thằng Duyên Anh nó nhí nhố nói về văn chương là láo.

- Mai Thảo trả lời thế nào ?

- Nó bênh thằng Duyên Anh. Tao vẫy tay ới con nhà Duyên Anh. Thằng này sợ run bắn, vội xun xoe cạnh tao, nhờ chỉ giáo vaì đường. Tao cho nó biết nó rỗng tuyếch. Các nhà phê bình gọi là văn chương cỗ lỗ ! Tao khuyên nó nên tập viết văn cao siêu, bí hiểm, siêu hình, hét lên nỗi cô đơn, ho ra sự phản kháng. Nó chấp tay lãnh ý.

- Anh hách ghê.

- Tao chê thơ thằng Dạ Từ. Tao đả kích ráo trọi. Các nhà văn hàng đầu, nhà thơ hạng nhất thộn cả mặt mũi. Cuối cùng, thằng thư ký toà soạn Văn sợ tao hạ nó, bèn dúi vaò tay tao hai chục ngàn "com măng" một bài thơ. Còn thằng Duyên Anh hạ mình mời tao làm cút bút tuần baó Tuổi Ngọc. Cả làng năn nỉ tao lên mi cô ngâm bài thơ siêu hình.

- Anh có ngâm không ?

- Ngâm chứ. Tao nhả ngọc phun châu. Thai Đề vỗ tay hoan hô rối rít. Chỉ có một mình Thai Đề hoan hô thôi. Bọn văn nghệ viễn mơ và dấn thân ở đây, hôm nay, chúng nó không hiểu nổi thơ siêu việt của tao, mí lỵ chúng ghen taì tao, chúng nó rỉ tai nhau để tỏ thái độ bằng cách im lặng.

Hoàng Dung khoanh tay đứng lắng nghe. Sự cảm phục Đoàn Dự của cô, bây giờ, nguyên chất, không còn vẩn một chút xíu hài hước, mỉa mai. Cô thấy Đoàn Dự lớn lên, đẹp trai trăm phần trăm, Yul Bryner chính cống, các hạch thịt gồng bự những tảng văn nghệ siêu hình, bí hiểm. Ngay cả Đoàn Dự cũng không tài nào hiểu nổi mình đã lớn lên và đến mụn trứng cá trên mặt cũng mang dáng dấp... văn nghệ cỡ lớn. Thoạt tiên, cậu ba hoa chích chèo. Rồi máu thơ siêu hình tăng độ, cậu bèn thấy cái thế giới văn nghệ là đồ bỏ. Cậu mới nhất. Chỉ có cậu. Văn nghệ tai hại khôn lường. Nó biến anh con trai cù lần thành cái rốn của vũ trụ. Văn nghệ làm ta hết khiêm tốn, hỗn láo, xấc xược, coi trời bằng vung. Đó là nền văn nghệ của mấy cậu trai dậy thì, mặt bỗng nhiên suì trứng cá đợt nhất thi đua cùng đôi má phơn phớt hồng của các cô gái mười lăm. "Trai trứng cá, gái má hồng" mờ ly. Đoàn Dự, khi chưa gặp thi sĩ Thai Đề, dễ thương biết bao ! Từ hôm cậu chế tạo thơ, được Thai Đề phong là thi sĩ cách mạng tiên phong kiêm thi sĩ siêu hình, cậu hơi kiêu ngạo. Và cậu mất dậy từ lúc này.

- Dung !

- Dạ.

- Tao sẽ viết một loạt bài tối tân. Loạt bài của tao ví như máy cắt cỏ chạy điện, lưỡi sắc bén. Tao cắt cỏ.

- Anh cắt cỏ nuôi ngựa à ?

- Tao cắt bọn cỏ văn nghệ. Bọn văn nghệ đàn anh là cỏ. Cỏ Mai Thảo, cỏ Vũ Khắc Khoan, cỏ Sáng Tạo ! Tao sẽ ra tờ giai phẩm, tổ chức hội thảo bàn méo sử tử bọn văn nghệ thầy, văn nghệ anh. Bọn này ghìm taì năng của tao, cản đường bít lối phóng xe Honda vaò văn học sử của tao và bằng hữu. Bọn này nổi tiếng lâu rôì, cần rút lui để văn nghệ trẻ chúng tao phát huy văn hoá lớn. Văn nghệ phải có sứ mạng. Nhà văn, nhà thơ phải lấy keo gắn liền sứ mạng của mình vào sứ mạng dân tộc. Nhà văn "rong chơi" tối ngày, "phiêu du trong cuộc sống" tháng năm như cỏ Mai Thảo; nhà văn phủ nhận sứ mạng, viết văn mua vui như cỏ Duyên Anh nên chết đi.

Cô Hoàng Dung tuy phục ông anh văn nghệ sát đất nhưng cô đã khiếp đảm quan điểm văn nghệ của ông anh rôì. Vả lại, mục đích của cô không phải là nghe Đoàn Dự phát ngôn về văn nghê. Mà cô chỉ muốm chiếm thế thượng phong trong cuộc chạy đua bắt bồ với thi sĩ Thai Đề.

- Anh ạ, anh giai phẩm đi, chúng em sẽ ủng hộ nhiệt liệt.

- Mỗi đứa mua mấy số ?

- 50 số. Với điều kiện...

- Điều kiên. gì ?

- Đăng tác phẩm của Thai Đề kèm theo chân dung chàng.

- Chàng ?

- Dạ chàng Thai Đề

- Mày mê Thai Đề ?

- Đâu có. Em mê thơ của chàng.

- Nó đã xuất bản thơ đâu ! Nó mới dọa sẽ suất bản thôi. Mày đọc thơ nó ở báo nào mà mê ?

- Em nghe anh nói.

- Tao nói chứ đã ngâm thơ của nó bao giờ ?

Thi sĩ cách mạng tiên phong Đoàn Dự bỗng đập bàn, rống lên như sư tử trong chuồng bị con nít chọi đá :

- Hừ, mày dụ khị tao. Mày xúi dại chúng tao in thơ, xuất bản giai phẩm, đăng hình để chúng mình tụ họp dưới gốc cây khế cười nhạo chứ gì !

Cậu vò đầu:

- Ối giời ơi, tại sao tao đã la thi sĩ cách mạng và siêu hình mà tao còn ngu thế ! Tao tiết lộ hết đường lối văn chương của tao cho mày cười nhe răng khỉ.

Hoàng Dung khép nép:

- Em phục anh. Sức mấy em dám cười.

Đoàn Dự nhăn nhó:

- Mày nín cười trước mặt tao, sau đó, mày mở ga cười với bầy Nghịch Nữ độc ác.

Hoàng Dung bị nghĩ oan, dơ tay lên:

- Em xin thề...

Đoàn Dự át giọng:

- Thề cá trê chui lỗ. Mày cút đi !

- Em giúp anh chinh phục con Chu Chỉ Nhược.

- Tao cóc cần cái con xí xọn, vô duyên đó. Tao đã có thơ siêu hình. Rồi mày chống mắt mà coi, con gái sẽ bu quanh đời tao. Cút, cút, cút !

Đoàn Dự xô Hoàng Dung khỏi phòng, đóng cửa cái rầm. Hoàng Dung buồn bã. Nước mắt cô ưá ra. Cô chưa chiếm được thế thượ.ng phong, Thay vì oán ghét ông anh văn nghệ, cô lại thương anh hơn và tự nhủ sẽ chờ cơ hội lấy hết "răng xê nhơ măng" về thi sĩ Thai Đề. Ôi, tu là cõi phúc, tình là giây oan. Chưa yêu, cười hô hố. Yêu rồi khóc tỉ ti. Nghĩ tội nghiệp cho Nghịch Nữ.


Cô Chu Chỉ Nhược đến vaò buổi sáng. Thường lệ, cô đến vào buổi chiều. Buổi sáng cô phải làm việc trong lớp học. Nhưng sáng nay, tiếng hót của con chim xanh tình yêu trên ngọn cây khế nhà Đoàn Dự văng vẳng đưa tới từng điệu thiết tha, thiết tha hơn cả lời khuyên học trò rán đậu tối ưu trong năm đầu của kỷ nhuyên tú tài IBM của thâỳ khải đạo, khiến cô Chu Chỉ Nhược bị nhức đầu. Cô xin phép rời lớp lên phòng Y Tế. Người ta cho cô một viên APC. Cô đòi uống thuốc EYA. Bà y tá không hiểu EYA là thuốc trị nhức đầu của Mỹ hay Pháp. Bà đưa thuốc Aspirine. Cô lắc đầu, nói cô chỉ hợp thuốc EYA. Và thuốc EYA bán tại nhà thuốc Đoàn Dự. Nơi đây đại ly độc quyền. Bà y tá tưởng thật, bảo Chu Chỉ Nhược hãy ra ngoài mua EYA và cho biết điạ chỉ nhà thuốc Đoàn Dự đặng bà phổ biến thứ thuốc trị bệnh nhức đâù linh nghiệm đó. Cô Chu Chỉ Nhược cười thầm. Cô nghĩ bà đã về chiều, cần uống thuốc ATYT tức Ai Thèm Yêu Tôi; còn cô, mới được ưu tiên số một uống thuốc EYA tức Em Yêu Anh. Vậy là cô Chu Chỉ Nhược nại cớ bị Toán, Lý, Hoá làm nhức đầu, cô đi tìm thuốc EYA.

Cô đến vào buổi sáng. Cô tính quá kỹ: Bầy Nghịch Nữ mắc kẹt ở trường, Đoàn Dự cô đơn... tại gia. Đoàn Dự tại gia là có thừa hy vọng mua thuốc EYA. Cô bấm chuông điện. Chị giút việc mở cổng. Cô hơi ngạc nhiên. Mọi bận, hễ cô bấm chuông thì chính tay Đoàn Dự mở cổng y hệt một nhạc sĩ chíng tay ông khẩy đàn và chíng miệng ông hát bản nhạc do ông chế tạo. Chu Chỉ Nhược vuốt ve nỗi ngạc nhiên của cô: Tại mình đến bất ngờ, anh ấy tưởng người đổ rác nên không thèm mở cổng !


__________________




**************************************************
TRUM YEU GAI , CHET VI GAI
SONG DE YEU , CHET VI YEU
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #14  
Old 05-04-2005, 02:54 AM
vui_la_chinh vui_la_chinh is offline
Senior Member
 
Tham gia ngày: Feb 2005
Nơi Cư Ngụ: Trum Yeu Gai
Bài gởi: 4,697
Send a message via Yahoo to vui_la_chinh
Default

Cô vui vẻ hỏi chị giúp việc:

- Cậu Dự có nhà không, chị ?

Chị giúp việc đáp:

- Có nhà. Cậu bị đau.

Chu Chỉ Nhược dẫn xe vào sân.

- Cậu đau bệnh gì ?

Chị giúp việc mỉm cười hóm hỉnh:

- Tôi không biết. Mà cô ghé thăm, chắc cậu sẽ hết đau.

Chu Chỉ Nhược thấy nóng ran đôi tai và âm ấm đôi má. Cô thẹn. Nỗ thẹn rất con gái. Nỗi thẹn đê mê, ngây ngất trong vũ trụ bâng khuâng. Nếu sân xi măng nhà anh chàng Đoàn Dự là giòng suối trong vắt dưới nắng đào và Chu Chỉ Nhược đứng bên bờ suối soi bóng mình trên mặt nước, cô sẽ nhìn rõ cô, nhìn rõ cả trái tim cô thổn thức. Cô sẽ bồi hồi biết bao khi thấy mỗi nhịp trái tim thổn thức là mỗi gợn sóng yêu đương lăn tăn trên mặt suối mộng tưởng. Và cô sẽ sung sướng vô cùng. Bởi vì cô vẫn là cô, mãi mãi là cô, là hoa của cõi đời, là chim của đất trời, là cảm hứng của cuộc sống, là ý nghĩa khiến tạo sự nghiệp của con trai, là xăng của xe tự động, là nước cuả cá, là lúa của gà, là mưa nắng của nông dân. Vân vân. Con gái phải là con gái yểu điệu, hiền dịu, dễ thương. Con gái phải biết thẹn và đừng bao giờ đem thư tình ra hội thảo, cười hô hố và âm mưu hạ nhục kẻ "lăng xê lét đa mua". Con gái gặp một con trai như Đoàn Dự, Elvis Đậu phải xao xuyến như lá cây rung rinh mỗi lần gió thổi trêu ghẹo. Tóm lại, con gái, không thể là Nghịch Nữ. Con gái mà giống Nghịch Nữ sẽ biến thành bà già Ta. Kim Cúc mình đôn` da sắt trong phim quyền cước Ba Tàu, nhan đề "Anh hùng bản xứ", võ của cậu Vương Vũ vất đi, cậu dùng xe ô tô cán bà ta, bà ta cứ sống ne răng cải mả và bà ta chỉ chết khi cậu taì tử tàu Vương Vũ dùng mỏ hàn xì khạc lửa vô thân thể bà ta. Chu Chỉ Nhược đang thẹn thùng. Chị giúp việc làm tăng thêm nỗi thẹn thùng của cô:

- Cô có thuốc tiên, cô ạ !

Chu Chỉ Nhược bẽn lẽn:

- Sức mấy. Tôi chỉ có thuốc nhức đâù EYA. Cậu Dự mà bị nhức đầu, uống một viên khỏi liền.

Cô đã dựng xe đứng vững. Chị giúp việc muốn xin cô vaì viên EYA. Chị chưa kịp ngỏ ý, Chu Chỉ Nhược đã dục.

- Lên kêu cậu Dự xuống giùm tôi.

Cô bước vào phòng khách. Tự nhiên vì đã quá thân thuộc, cô mở nắp dương cầm, kéo ghế, ngồi dạo bản Love story. Chị giúp việc lên gác, gõ cửa phòng Đoàn Dự.

- Thưa cậu, có khách.

Đoàn Dự đương bí vần thơ siêu hình. Vầu "iêu" quả là khó đối với những thi sĩ thích làm mới ngôn ngữ. Như Đoàn Dự. Nếu vầu "iêu" gặp loại thi sĩ thiền chiến lạc hậu thì ngon quá. Thí dụ Nguyễn Bính:

Nàng đến thăm tôi một buổi chiều
Những mong chắp nối lại thương yêu
Nhưng tôi không dám tôi không thê?
Chắp nối bao nhiêu khổ bấy nhiêu

Thí dụ Xuân Diệu:

Làm sao cắt nghĩa được tình yêu
Có nghĩa gì đâu một buổi chiều
Nó chiếm hồn ta bằng nấng nhạt
Bằng mây nhè nhẹ gió hiu hiu

Thí dụ Hàn Mặc Tử:

Ai hãy làm thinh chớ nói nhiều
Để nghe dưới nươc đáy hồ reo
Để nghe tơ liễu run trong gió
Vã để nghe trời giải nghiã yêu

Thí dụ Tôn Nữ Thu Hồng:

Chỉ biết hôm qua một buổi chiều
. . . . 1
Người đi tôi thấy làm sao ấy
Và cảm bên mình nỗi tịch liêu

Vân vân... Mỗi thi sĩ tiền chiến và hậu chiến đều ít ra có một lần gặp vần "iêu". Và lân` naò cũng thế, cứ yêu là có chiều, có buồn hiu, có tịch liêu... Phải cách mạng vần iêu như người ta đã dán giấy quảng cáo diễn thuyết "Cách mạng tình yêu" trên tầu bán xách Logos. Tình yêu bị cách mạng thì vần iêu càng cần được cách mạng. Yêu như ta đã yêu, đang yêu là yêu nô lệ, yêu phong kiến, yêu quân chủ chuyên chế. Do đó, thi sĩ cách mạng Đoàn Dự bèn phóng bút làm cuộc cách mạng vần iêu:

Ai bảo em đòi ăn bún riêu
Mắm tôm rau sống đớp căng diều
Bây giờ nằm chửi ông Tào Tháo
Và bắt anh tìm lọ thuốc tiêu

Bài tân nhị tập bát tú này hết sức cách mạng vần vò. Ngoài Đoàn Dự, không ai có thể cách mạng hơn. Tuy nhiên, là thi sĩ cách mạng tiến bộ, Đoàn Dự chưa hài lòng. Thi sĩ muốn chữ diêù được thay đổi. Vì các nhà phê bình văn nghệ hôm nay rất khó tính. Họ sẽ chê Đoàn Dự ví bao tử của người yêu với cái bao tử của gà vịt, chim :Dc tức là cái diều. Lại e họ cóc biết cái diều gà, diều vịt, họ tưởng cái diều là cái diều (mở ngoặc đơn : le cerfvolant, đóng ngoặc đơn - văn nghệ kiêm phê bình manie) con nít thả lên trời mùa hạ thì nguy vô cùng. Cái nền phê bình văn nghệ ở đây, hôm nay, bây giờ, đang bị thao túng, khuấy động bởi vài vị cứ thích lấy cái sự chê thiếu kinh nghiệm sống của các bậc phụ huynh quý vị ấy làm sự thống khoái và sự chứng tỏ taì năng phê bình. Tất cả đều sợ hãi vaì vị phê bình gia này. Như đời Tống, dù làm tể tướng, thi sĩ Vương An Thạch vẫn sơ thi hào kiêm... sửa thơ gia Tô Đông Pha. Mông sừ thi sĩ tể tướng, nhờ kinh lý đây đó nên mới ghé thăm dân vùng Lĩnh Nam cho biết sự tình và biết sâu tên là Hoàng Quyển. Và cả khoái mần thơ:

Minh Nguyệt sơn đầu khiếu
Hoàng Quyển ngọa hoa tâm

Thi hào Tô Đông Pha chê dở, bèn sửa:

Minh Nguyệt sơn đầu chiếu
Hoàng Quyển ngọa hoà âm

Tô Thức nhà ta tưởng Minh Nguyệt là trăng sáng. Hoàng Quyển là chó vàng ! Ấy cũng tại chữ Tầu nó không viết hoa. Nên con chim Minh Nguyệt hót trên đầu núi, con sâu Hoàng Quyển nằm trong ruột hoa bị sửa thành Trăng sáng chiếu đầu núi. Chó vàng nằ dưới bóng hoa ! Thi sĩ tể tướng Bương Anh Thạch câm, không thèm tranh luận. Chừng tới ngày chánh sự vụ sở văn hoá Tô Đông mắc lỗi, bị tể tướng Vương An Thạch đầy đi Lĩnh Nam ngồi chơi xơi nước, ngài chánh sự vụ mới có dịp buồn tình tìm cỏ cây, mây nước than thở và mới trắng mắt ra khi thấy chim Minh Nguyệt, sâu Hoàng Quyển. Từ đó, suốt đời không dám phê bình thơ văn thiên hạ nữa. Phê bình láo lếu là vỡ mặt.

Đoàn Dự đang bí vần... diều, đang tìm cách thay chữ, đang sợ phê bình hiểu nhầm thi được chị giúp việc báo tin có khách. Cậu cáu tiết:

- Ai ? Khách naò ?

Chị giúp việc lễ phép:

- Thưa cậu. Cô Nhược ạ !

- Bảo tôi nhức đầu.

- Tôi đã bảo vậy, cô ấy khoe có thuốc eia chữa nhức đầu hay lắm.

- Chị xuống đuổi con lỏi đó cút đi.

- Tôi không dám.

Đoàn Dự quát tháo ầm ỹ. Nhưng chị giúp việc đã khôn ngoan rút lui. Không nghe tiếng... đối thoại nữa. Đoàn Dự hãm máy nói. Vì cửa phòng hé mở, cậu nghe văng vẳng âm thanh toát ra từ cây dương cầm. Bản Love Story đã phổ biến khắp các máy nước thành phố, đã mòn teo, gẫy nát. Sao hôm nay nó tình tứ, mời gọi, thiết tha thế ! Tại Chu Chỉ Nhược thả mười ngón tay ngà trên phím ngọc chăng ? Đoàn Dự lại đưa tay rờ rẫm hàng hàng lớp lớp chông chiến lược trên đầu và mối thù con gái lại đùn lên cả đống. Đó là những phiên khúc buồn, những phiến sâù, nói theo văn nghệ bây giờ. Đoàn Dự bèn rời bàn viết, bước khỏi phòng và đứng vịn lan can câù thang ngó xuống. Cậu ngắm người đẹp Chu Chỉ Nhược, nhớ những vần thơ lục bát dân tộc "Tình em như đĩa bánh beò, Ngon hơn bánh đúc, bánh xèo vất đi ".. và cậu cảm khái :

Tình em như cái bánh đa
Anh đem nhúng nuớc hoá ra bánh xèo
Tại em cứ ỉ cứ eo
Anh bèn tức quá liệng veò xuống mương
Bấy giờ em giống con lươn
Em chui vào lỗ em luồn vào hang
Đáng đời Nghịch Nữ làm tàng
Sổ đời phê tặng một hàng dzê rô

Thi sĩ cách mạng Đoàn Dự rất sung sướng với thi tài của mình. Ít ra, cậu đã trả thù Nghịch Nữ bằng thơ của cậu. Cậu cho Nghịch Nữ hoá thành bánh đa, bánh xèo, thành con lươn chui rúc trong hang, dưới bùn. Cậu đã bỏ tù Nghịch Nữ muôn năm. Nay mai, thơ sẽ in, sẽ vĩng cửu bầu ở các thư viện quốc nội, quốc tế, Nghịch Nữ phải chết. Mà thơ thì sống ngàn thuở, sống tới ngày trái đất đầu bạc răng long má lõm, lưng còng... Chu Chỉ Nhược đã nhấc bổng đôi tay khỏi phím đàn năm nươi gây rưỡi. Cô đang tưởng cô là Jenny chờ cậu Oliver 2. Vậy thì Oliver Đoàn Dự lên tiếng :

- Khẩy đàn chi mà hạch dữ !

Jenny Chu Chỉ Nhược nũng nịu:

- Em dạo đàn chứ đây khẩy đờn.

Oliver, từ hôm biết làm thơ đâm ra sâu sắc, mới xỏ ngọt:

- Ngoài dương cầm, cô còn khẩy được những đờn gì ?

Jenny đáp:

- Em kéo vĩ cầm.

- Biết kéo nhị không ?

- Nhị à ?

- Ừa, đờn cò đó.

- Không.

- Thổi ác mô ni ca ? Vừa thổi vừa ăn chuối như danh tài Tòng Sơn ?

Jenny cười duyên dáng. Oliver vào đề :

- Xe Honda của cô hôm nay kẹt số hay hư bu dzi ?

Jenny tưởng bở, gạ gẫm :

- Thắng không ăn, anh ạ !

Oliver bỏ nhỏ :

- Thì cô ăn giùm thắng.

Jenny sững sờ. Oliver tới tấp xuất chiêu:

- Kể từ giờ phút này, tôi long trọng báo cho cô và bẫy Nghịch Nữ hay, tôi là thi sĩ Đoàn Dự. Tôi giả đò khờ khạo, ngớ ngẩn làm trò cười bấy lây nay để làm gì cô biết không ? Để tìm ý thơ và thử lòng người, tình người. Muốn dấn thân nên tôi tình nguyện đóng vai thợ sửa xe, sửa điện, sửa quạt, sửa tủ lạnh, máy giặt, ti vi, radio... Muốn viễn mơ nên tôi cạo trọc đầu. Thi sĩ là gì ? Xuân Diệu lạc hậu định nghĩa : Là thi sĩ là run với gió, Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây... Hàn Mặc Tử xác định thái độ thi sĩ của ông cũng viển vông, thiếu phục vụ. Tôi làm thơ chống ô tô buýt chạy ẩu gây tai nạn, chống me dầm, chuối chiên, thịt bò viên, thịt bò khô, kẹo kéo. Vân vân... Tôi là thi sĩ cách mạng. Người thi sĩ cách mạng là người khinh đơì, coi thường con gái. Tôi nói sơ sơ thế, cô hiểu không ? Nếu chưa hiểu, đón coi thi phẩm Thơ Đoàn Dự sắp xuất bản sẽ hiểu.

Chu Chỉ Nhược thẫn thờ đứng dậy. Đoàn Dự bồi tiếp :

- Cô đã lầm bự. Cô ngỡ tôi là chìa khoá mở kho cười vô tận cho cô. Cô ngỡ tôi là thằng khờ để cô sai vặt...

Chu Chỉ Nhược ứa nước mắt. Cô bước khẽ tới... cầu thang. Đoàn Dự dơ tay cản :

- Cô nên dừng bước.

Chu Chỉ Nhược bị cấm "bước khẽ tới người thương". Cô thỏ thẻ :

- Anh Dự...

- Cái gì ?

- Sáng nay em cúp cua đến thăm anh.

- Cô sẽ bị phạt. Cúp cua hoài, cuối năm sẽ bị trượt vỏ chuối.

- Mặc kệ, em vẫn đến thăm anh.

- Cô đến nhờ tôi sửa xe.

- Không đâu, anh ạ, em đến để xin lỗi anh.

- Đừng đóng kịch, lỏi din ! Cô đến kiếm trò chơi mới để đóng góp vào cuộc hội thảo dưới gốc khế.

- Em thề...

- Xin miễn thề giùm, lỏi din. Cô về đi, tôi tuyên bố tôi đã chấm dứt nghề hề. Tôi là thi sĩ.

- Anh phải hiểu lòng em chứ.

- Rất tiếc tôi không học thuốc, làm sao giải phẫu ruột, bao tủ, gan, tim của cô.

- Em...
__________________




**************************************************
TRUM YEU GAI , CHET VI GAI
SONG DE YEU , CHET VI YEU
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #15  
Old 05-04-2005, 02:54 AM
vui_la_chinh vui_la_chinh is offline
Senior Member
 
Tham gia ngày: Feb 2005
Nơi Cư Ngụ: Trum Yeu Gai
Bài gởi: 4,697
Send a message via Yahoo to vui_la_chinh
Default

Chương 8


Chu Chỉ Nhược muốn nói "Em yêu anh", nhưng cổ cô bị ngọn lửa nào đốt cháy. Nước mắt cô dàn dụa trên khuôn mặt xinh đẹp. Nước mắt cô làm xao xuyến Đoàn Dự cù lẫn. Bấy giờ, Đoàn Dự thật sự trở về chiến khu cù lần cuả cậu. Tâm hồn Đoàn Dự nao nao. Cậu chợt hối tiếc cậu đã cách mạng sự cù lần. Than ôi, cù lần vẫn hơn cách mạng. Cù lần có niềm rung động chân thành và tuyệt đỉnh. Cách mạng chỉ có kiêu ngạo và giả dối. Thà làm cậu trai cù lần hơn làm thi sĩ cách mạng. Chu Chỉ Nhược nghẹn ngào. Cô xoay người và bước ra sân. Cô không mua được thuốc nhức đầu EYA. Đoàn Dự nhìn theo Chu Chỉ Nhược. Cậu cảm thấy mất mát một thứ gì quý báu. Cậu đứng bất động. Trước mắt cậu, giòng sông hối hận dâng cao. Đưa từ đâu tới, tiếng hát của Anh Ngọc sót sa: Ừ, thôi em về, Chiều mưa giông tới, Bây giờ anh vui, Hai bàn tay đói. Bây giờ anh vui, Hai bàn chân mỏi, Thời gian nơi đây...

Đoàn Dự chớp mắt. Rồi cậu chạy vọt lên phòng. Làm thơ siêu hình. Bởi tóc cậu còn lởm chởm.

Cuộc hội thảo dưới gốc khế, chiều nay, thật buồn tẻ. Đó là cuộc hội thảo bất đắc dĩ. Khuôn mặt các hội thảo viên ỉu xìu, mốc thếch y hệt bìa những tác phẩm văn chương của những tác giả lớn Việt Nam nằm phơi thỗn thện trên vỉa hè chịu đựng mưa nắng thử thách trước khi vaò văn học sử. Cô Hoàng Dung không chiếm được thế thượng phong. Cô Chu Chỉ Nhược khôn lỏi, tưởng "ta về ta tắm ao ta " thì được tắm liền. Nhưng ao ta rào kín giây thép gai. Chu Chỉ Nhược bị nhức đầu chẳng thể mua nổi thuốc EYA bằng đồng tiền tim.Hai cô định mỗi người, mua một trái sầu riêng ăn cho vợi nỗi sầu. Còn các cô Vương Ngọc Yến, Hân Ly, Triệu Minh vẫn loay hoay tìm hiểu thân thế và sự nghiệp thi sĩ Thai Đề. Hội thảo chiêù nay thiếu bài thuyết trình. Các cô thở dài thườn thượt, Quanh cảnh "hội trường" trông rất tiêu điều, buồn bã.Như một buổi chiều mưa quận lỵ, người lữ khách nằm ở gác trọ, mắt nhìn muôn ngàn sợi nước đan lưới không gian, tai nghe loài côn trùng mở hội vấn đáp nhấp nheng sầu thảm. Bọn nhấp nheng 1 chia phe đực, cái. Bên đực nhấp miệng, nhấp rền rĩ, nhấp liên hồi. Lâu lâu, bên cái mới nheng một tiếng ảo não.

Cô Hoàng Dung hỏi một câu lãng nhách:

- Làm gì bây giờ ?

Chu Chỉ Nhược nhún vai:

- Biết làm gì ?

Hân Ly ngó lên gác, "phòng văn" hay "lầu thơ" của thi sĩ Đoàn Dự, thắc mắc :

- Anh Đoàn Dự đi đâu ấy nhỉ ?

Chu Chỉ Nhược bĩu môi :

- Anh ấy đi đâu ăn nhằm chi tới mày !

Hân Ly gân cổ :

- Ăn nhằm chứ bô. Tao muốn hỏi thăm anh ấy về thi sĩ Thai Đề.

Vương Ngọc Yến sáng rực đôi mắt:

- Ý kiến hay.

Triệu Minh gật gù khoái chí :

- Làm một cuộc hội thảo về thi sĩ Thai Đề chăng ?

Hoàng Dung lắt đâù:

- Vô ích.

Cô nói thêm:

- Và đừng hòng. Thai Đề đâu phải là Elvis Đậu, là Tony Mửng.

Chu Chỉ Nhược đứng ngoài vòng đua chinh phục Thai Đề nên cô rửng rưng và có quyền nhạo báng Thai Đề. Cô rít qua kẽ răng :

- Vậy Thai Đề là con giáp thứ mấy trong mười con giáp ?

Hoàng Dung tự ái nặng. Làm như Thai Đề đã cảm tình nặng nề với cô ấy. Cô ca ngợi Thai Đề :

- Đó là thi sĩ hàng đầu, là người đang trên đường đi vào văn học sử. Chàng đi xe xích lô máy rôì đi xe ôm chứ không thèm đi xe hơi. Vì chàng bảo vinh dự chỉ rực rỡ khi một người đi xe ôm vaò văn học sử. Thơ của Thai Đề hừng hực lửa. Lửa trong thơ chàm mạnh hơn lửa hàn xì khí đá. Mỗi lời thơ là một cục long não đủ giết chết hàng trăm con gián...

Vương Ngọc Yến, Hân Ly, Triệu Minh há hốc miệng kinh ngạc. Hoàng Dung thao thao phịa :

- Nếu ai bịt răng vàng, gắn răng vàng mà đọc thơ Thai Đề, lập tức răng vàng sẽ bung khỏi hàm răng. Thơ chàng có sức mạnh của giông bão...

Hoàng Dung phịa mà cô tưởng thật, cô đang đóng vai ngự sử văn học, túm cổ thi sĩ Thai Đề đặt lên ngôi thần tượng thi ca.

- Thai Đề ngâm thơ, cỏ cây cúi rạp, chim muông câm tiếng hót và côn trùng chết hết.

Hân Ly cắt ngang:

- Sao mày biết ?

Hoàng Dung hãnh diện:

- Nhờ tao có ông anh là thi sĩ Đoàn Dự.

Chu Chỉ Nhược xía vô:

- Đoàn Dự là thiên tài ở ẩn !

Hoàng Dung gật đầu :

- Đúng vậy. Ống ấy dấu tài chúng ta, dấu taì cả loài người. Tao đã điều tra và hiểu rằng anh tao từng tham dự những cuộc họp văn nghệ quan trọng. Anh tao đã lên tiếng trước ba ngàn nghệ sĩ quốc tế, quốc nội về trường thơ siêu hình, bí hiểm. Những đại văn haò ở đây là đồ bỏ. Thai Đề vĩ đại hơn Đoàn Dự vì Thai Đề là sư phụ của Đoàn Dự.

Chu Chỉ Nhược báo cáo :

- Anh Đoàn Dự đã tiết lộ bí mật với tao. Anh ấy bảo, sở dĩ, anh ấy giả vờ cù lần để sửa xe, sưả quạt, sửa ti vi, tủ lạnh cho bọn mình là anh ấy dấn thân. Còn giả vờ cạo trọc đầu là anh ấy viễn mơ. Khi dấn thân và viễn mơ là bất lực, nghiã là không đẩy cái xe vận tải thi ca lến dốc nổi, anh ấy bèn cách mạng. Anh ấy đã mắng mỏ tao, xua đuổi tao khiến tao khóc hết nước mắt.

Chu Chỉ Nhược thừa thắng xông lên:

- Cuốc cùng anh ấy khuyên tao nên bảo chúng mày giải tán môn phái Nghịch Nữ kẻo anh ấy sẽ dùng thơ phá nát.

Hoàng Dung tán thành ngay:

- Giải tán gấp.

Thế là môn phái Nghịch Nữ bị xoá tên trên chốn giang hồ. Các cô Vương Ngọc Yến, Triệu Minh, Hân Ly không phản đôi vì các cô đã thầm muốn giải tán từ hôm Thai Đề, hoàng tử da :D xuất hiện. Bây giờ, đến lượt tự thú. Cô Hoàng Dung dơ tay trước :

- Thú thật tao đã mê Thai Đề.

Cô thanh minh liền :

- Tao mê thơ cuảa Thai Đề thôi. Tao chiếm thế thượng phong nhờ anh Dự. Ảnh đọc thơ Thai Đề cho tao nghe.

Cô Hân Ly nguýt bạn một cái daì ba cây số rưỡi :

- Mày khôn vặt, bộ mày tưởng tao không mê thơ Thai Đề à ?

Cô Vương Ngọc Yến dậm chân:

- Tao cũng mê, chứ bộ.

Cô Triệu Minh thỏ thẻ :

- Cả tao nữa

Cô Chu Chỉ Nhược cười khẩy:

- Riêng tao, tao không mê nổi Thai Đề. Tao chỉ mê mỗi anh Đoàn Dự. Bốn đứa chúng mày cùng mê Thai Đề một lượt, như vây là mê... cộng đồng. Tình yêu chỉ có song phương chứ không có ngũ phương. Thi sĩ Thai Đề hiện đang làm hàng triệu trái tim thiếu nữ rung động vì thơ của chàng. Muốn mê chàng, phải thuộc thơ chàng cái đã. Phải tìm đọc những tạp chí được phép đăng thơ chàng rồi cắt dán vaò vở và học thuộc lòng. Trước đó, phảI thay phiên làm quen chàng, ai làm quen trước ai làm làm quen sau đây ? À, ta nên "Oản tù tì ". Chú ý : "Tay trắng tay đen" vòng loại !

Chu Chỉ Nhược đương nhiên chiếm chức trọng tài. Một cuộc tranh đua diễn ra sôi nổi, ăn gian từng tí. Kết quả bị hủy bỏ lu bù. Trọn buổi chiều, dưới gốc cây khế, vẫn chưa biết ai giành nổi vai trò tiên phong.


Lúc ấy, trên căn gác hẹp mái tôn nóng hực ở hẻm Hoàng Hôn, Elvis Đậu cởi trần, mặc mỗi chiếc quần xà lỏn, nằm gối đầu lên cuốn tự điển Pháp Việt, vắt tay ngang trán, suy nghĩ rất gay gắt thơ và thế đứng của mình giữa xã hội con gái. Nếu căn gác là cái lò bánh mì thì Elvis Đậu là cái bánh mì. Bánh mì Elvis Đậu toát mồ hôi. Tuy nhiên, Elvis Đậu vẫn kiên nhẫn chiến đấu với nắng lửa. Con người luôn luôn chiến thắng thiên nhiên. Vả lại, thiên tài là gì ? Thiên taì là sự kiên nhẫn không ngừng. Vậy kiên nhẫn chịu đựng nóng cũng sẽ thành thiên tài. Thế giới đã có vô địch hôn lâu, vô địch thức lâu, vô địch ngủ lâu, sẽ có vô địch chịu nắng. Elvis Đậu chịu nắng để suy nghĩ về câu nói đã tâm sự với Đoàn Dự : "Làm thơ hay cũng khó lòng mà tán nổi con gái." Elvis Đậu cho rằng mình đã lầm. Vì thơ hay của Elvis Đậu đã có một con gái naò đọc đâu. Elvis Đậu hèn... xét lại toàn bộ tư tưởng. Và cậu thấy môi trường tán gái rất cần thiết. Nghĩa là tuần báo, tạp chí để đăng thơ của cậu. Elvis Đậu vùng dậy. Cậu ngâm nga:

Tình người sao lắm bon chen
Tình mình nhất định đậu đen nấu đường

Cậu nghiến răng, độc thoại :

- Đậu đen nấu đường đã gây ngộ nhận tai hại. Người ta ngỡ mình yêu em bán chè đậu đen.

Elvis Đậu lẩm bẩm:

Tình người hẹn chỗ bán than

Tình mình hẹn ở Givral, Cái Chùa 2

Cậu thêm:

Tình người hẹn quán chú Ba
Tình mình hẹn ở Brodard, trên lầu

Nhà thơ lục bát dân tộc Elvis Đậu đã đưa Givral, La Pagode, Brodard vaò thơ dân tộc. Đó là một thay đổi tư tưởng. Cảm khái, cậu mần một baì thơ bẩy chữ:

Này em, anh sắp tậu Falcon
Để đón em đi đớp cháo lòng
Em biết con đường Hồng Thập Tư.
Olympic đó, rạp Kim Chung

Từ đấy nhìn sang những cửa hàng
Tiết canh thịt vịt và dồi tràng
Cả xôi gà nữ em yêu ạ
Ngon là cổ hũ, bùi lạc rang

Nhưng nhớ khi về lục thuốc tiêu
Ít ra cũng phải uống hai liều
Kẻo đêm Taò Tháo vung Colt đuổi
Đạn nổ đi đòm vỡ mộng yêu

Elvis Đậu sung sướng khôn tả. Cậu lục giấy bút, ngôì cong lưng sáng tác. Chiều suống cậu không thèm biết. Ngày tàn cậu chẳng thèm hay. Em cậu gọi cậu ăn cơm, cậu la lối um xùm. Xê ra cho tao làm thơ. Thơ là đời sống của tao, tao cóc cần cơm gạo. Và Elvis Đậu sáng tác trắng một đêm. Chỉ có hai hạng người thức trắng đêm : Hạng đánh bạc và hạng mầm non thi sĩ. Họ thức đêm rất taì. Thức không mệt. Những anh khác nói thức trắng đêm viết thư cho người yêu hay là nhớ người yêu đều tầm phào, khoác lác. Rạng đông hôm sau, Elvis Đậu chép thơ mình nắn nót, tìm phong bì bỏ vô rôì dán kín. Cậu cưỡi Honda tới quán cà phê uống một ly đen không đường để dưỡng sức và chờ Bưu Điện mở cửa. Elvis Đậu đã đóng góp một khoản tiền cho nền Viễn Thông Việt Nam. Cậu tốn khá tem gửi thư đến các tòa soạn tuần báo, tạp chí.

Ở Bưu Điện về, tâm hồn Elvis Đậu thơ thới, hân hoan.


Đoàn Dự mò mẫm tới khi Elvis Đậu vừa ngủ được mười lăm phút. Elvis Đậu định ngủ hai tiếng lấy lại phong độ rôì thức dậy làm thơ nữa. Thì bị Đoàn Dự lôi cổ dậy. Elvis Đậu khó khăn lắm mới mở mắt nổi. Cậu năm ngửa, ngoác miệng chẳng thi sĩ tí nào. Thi sĩ Elvis Đậu thều thào giống anh ghiền đói thuốc :

- Có...chuyện... chi... đó


__________________




**************************************************
TRUM YEU GAI , CHET VI GAI
SONG DE YEU , CHET VI YEU
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #16  
Old 05-04-2005, 02:54 AM
vui_la_chinh vui_la_chinh is offline
Senior Member
 
Tham gia ngày: Feb 2005
Nơi Cư Ngụ: Trum Yeu Gai
Bài gởi: 4,697
Send a message via Yahoo to vui_la_chinh
Default

Đoàn Dự phát vào bụng Elvis Đậu một cái âu yếm khẽ:

- Nguy hiểm.

Elvis Đậu co chân thẳng lên trẫn nhà, rướn sức, vụt ngồi thẳng. Cậu kinh ngạc tột độ :

- Nguy hiểm cấp mấy ?

- Cấp một

- Nói lẹ xem nào.

- Nghịch Nữ đang đi điều tra lý lịch của cậu !

- Cậu có khai không ?

- Tớ dấu kỹ.

- Chắc chứ ?

- Chắc.

- Họ không biết tớ là Elvis Đậu, hả ?

- Đến Tết mới biết. Nhưng...

- Nhưng sao ?

- Tớ trót dại ba hoa về cậu. Tớ suy tôn cậu là đại thi hào, là sư phụ của tớ. Riêng tớ, tớ khoác lác hạ sát ván bọn văn nghệ đàn anh, đàn thầu ở đây, hôm nay...

- Họ chửi um lên à ?

- Không.

- Vậy thì nguy hiểm chỗ mô ?

- Nguy hiểm ở chỗ bọn Nghịch Nữ phục cậu và tớ sát đất.

- Thì cứ để họ phục.

- Bọn nó nhao nhao đi tìm mua các tuần báo, tạp chí lớn đọc thơ cuả chúng ta.

- Tớ đã gửi thơ đăng rồi.

- Còn tớ ?

- Cậu cũng nên gửi đi. Chúng ta phải hoạt động mạnh.

Elvis Đậu, tự nhiên, run lên. Đoàn Dự hỏi:

- Cậu sợ hãi à ?

Elvis Đậu đáp, hai hàm răng đánh nhịp lộp cộp:

- Tớ sung sướng quá, Đoàn Dự ơi ! Không ngờ tớ thay đổi toàn bộ tư tưởng lại hên đến thế. Đoàn lão đệ, thơ hay dư khả năng tán gái.

Đoàn Dự dè dặt :

- Cậu nói, tớ tin cậu lắm song tớ đi xa hơn sự khoác lác là đe dọa xuất bản giai phẩm và thi phẩm.

Elvis Đậu quả quyết :

- Thì ta xuất bản.

Đoàn Dự phân vân:

- Tơ vẫn ngại bọn nó giăng bẫy.

Elvis Đậu vỗ vai Đoàn Dự:

- Cậu nghi ngờ quá nhiều. Thi sĩ không biết nghi ngờ. Thi sĩ chỉ biết tin yêu. Rồi cậu xem cả nước sẽ hâm mộ thi tài của chúng ta. Khi đã lừng danh, chúng ta sẽ ra đủ các thứ tuyên ngôn chống đôí, nhân danh thi sĩ. Chúng ta sẽ đòi hỏi đủ các thứ quyền lợi, kể cả quyền lợi của con người khơi khơi sử sụng công lộ, bất chấp luật đi đường. Chúng ta sẽ đòi hỏi tự do xả rác, tự do phóng uế, tự do lái xe ẩu, tự do phun khói, tư do ăn quỵt, tự do chọc chó cho nó sủa ầm phố vaò lúc mười giờ rưỡi đêm. Vân vân... Tại sao ta được phép chống đối ? Vì chúng ta là thi sĩ, là kẻ thừa sai của Thượng đế, là đấng tiên tri. Chúng ta hãy nổi loạn vô duyên cớ.

Đoàn Dự thắc mắc :

- Nhỡ vào tù thì khốn.

Elvis Đậu say sưa :

- Sức mấy mà vào tù ! Văn nghệ sĩ sẽ bênh vức chúng ta, sẽ đánh điện lên hoả tinh.

Thi sĩ Đoàn Dự lo:

- Thôi, tớ chỉ chống me dầm, cóc xanh, thịt bò khô, sữ nguội và đòi hỏi quyền lợi... vệ sinh nhi đồng. Tớ tự do con nít, cậu ạ !

Thi sĩ Elvis Đậu cáu:

- Cậu hèn nhát. Kẻ sĩ phải "uy vũ bất năng khuất". Ha ha, "Bút tôi ai cướp mất rồi, tôi sẽ dùng dao khắc văn lên đá".

Thi sĩ Đoàn Dự tặt lưỡi :

- Mất công lắm. Đưá naò cướp bút ta, ta mua cái khác. Mí lỵ, đọc báo tớ thấy có ông nhà văn nọ ký kiến nghị chống đối loạn châu chấu, bị đuổi sở, ông nhà văn mặt xanh như taì lá, cầu cứu một trăm nhà văn xin sở lại giùm. Thế thì đừng chống đối cho nó đẹp. Ta cứ làm văn nghệ tán gái là yên ổn và chân thật. Chân thật là khôn vàng thước ngọc vĩnh cữu cuả nghệ thuật. Mình làm văn nghệ tán gái mà nói phét chống đối, phản kháng thì nó kỳ thấy mồ. Ta nên chống me dầm, cóc xanh thôi. Đồng ý ? Tớ sợ ăn cơM tù sụt ký lô.

Thi sĩ Elvis Đậu phá ra cười :

- Cậu cũng khôn ra phết. Chúng ta giả vờ chống đối để lấy tiếng thi sĩ tiến bộ thôi. Bộ ngu hay sao mà chống đối thật.

Hai nhà thơ chưa hề có thơ đăng báo thông cảm nhau rtăm phần trăm. Elvis Đậu đã tỉnh như sáo sậu. Cậu tuyên bố giải tán các trường thơ - thực ra là cái giai đoạn - lục bát dân tộc, triết lý, siêu hình. Cậu trở về nguyên vẹn một thi sĩ cuả tình yêu. Tình yêu muôn năm. Ngàn năm trước, các thi sĩ đã ca ngợi tình yêu. Ngàn năm sau, các thi sĩ còn ngợi ca tình yêu. Và, hôm nay, hai thi sĩ Elvis Đậu, Đoàn Dự đang say sưa ca ngợi tình yêu. Họ có thành công ? Đón coi hồi sau sẽ rõ.


Môn phái Nghịch Nữ hoàn toàn tan rã. Gốc cây khế trở nên buồn hiu hắt.Vì không còn hội thảo nữa. Lá vàng tự do rơi. Hoa khế tự do rơi. Trái khế tự do rơi. Chim sẻ tự do đùa nghịch. Gốc khế buồn hiu cơ hồ những hội trường đã bị người ta rủ nhau tới hội thảo kế hoạch hoá gia đình rôì người ta quên béng sau nhiều ngày ồn aò cãi cọ ấm a ấm ớ. Hoạt cảnh "Một đàn thằng ngọng đứng xem chuông, Nó bảo nhau rằng ấy ái uông" đã chấm dứt. Cái "mốt " hội thảo đã bị "đề mốt đê". Cuộc sống thoải mái vô cùng. Sống là để thụ hưởng hạnh phúc, không bao giờ là để hội thảo lãng nhách. Bây giờ, hai cô Hoàng Dung và Chu Chỉ Nhược thân thiết hơn xưa. Chu Chỉ Nhược o bế Hoàng Dung, hy vọng Hoàng Dung lời ra tiếng vaò sẽ khiến Đoàn Dự... xét lại, đừng ghét bỏ cô mà tội nghiệp. Các cô Hân Ly, Triệu Minh, Vương Ngọc Yến coi bộ yếu sức trong cuộc chạy đua chinh phục Thai Đề.

Con chim một lần suýt chết vì mũi tên đâm ra sợ hãi cành cây cong. Thi sĩ Đoàn Dự đã bị làm chìa khoá mở kho cười vô tận đâm ra dè dặt với những giọt nước mắt của cô Chu Chỉ Nhược. Với Đoàn Dự, môn phái Nghịch Nữ vẫn cò tung hoành khắtp chốn giang hồ. Và cậu nghĩ rằng phái Nghịch Nữ chỉ câm tiếng cười, đứng nghiêm, kính cẩn nhìn cậu đi qua khi thơ cậu xuất hiện trên thi đàn. Và ba hoa con chích chòe cũng lợi chứ bộ. Mình ngại mang tiếng khoác lác, sẽ gồng mình đạt bằng được những điều mình chọc thiên hạ. Đoàn Dự muốn, ngày nào đó, Chu Chỉ Nhược sẽ ôm thơ cuảa cậu giữa ngực, quỳ xuống tỏ lòng tôn kính, ngưỡng mộ và mắc bệnh thường hàn do niêm` tương tư cậu. Chu Chỉ Nhược sẽ lạy cậu ngàn lạy xin đoái hoài cô và rên rỉ "xin hãy yêu em". Và Đoàn Dự sẽ vên vang: "Ừa, anh yêu em ". Cậu đâu hiểu, khỏi cần khoác cái nhãn hiệu thi sĩ, khỏi cần mặc cái ái nghệ sĩ hôi hám, khỏi cần cong lưng chế tạo những bài thơ... siêu thơ, Chu Chỉ Nhược đã yêu cậu rồi. Yêu chân thành. Yêu nồng nhiệt. Tình yêu nó vốn ly kỳ. Lúc người ta yêu thấy mồ, người ta cởi trần sửa xe gắn máy giùm ; người ta đến tận nhà sửa điện, sửa tủ lạnh, sửa máy giặt ; người ta tình nguyện làm tên sai vặt để tỏ tình, để mong ước được yêy thì lại chê người ta cù lần. Thậm chi, người ta tưởng mình mê đâù trọc, người ta gọt nhẵn tóc đi cho mình vưà lòng thì cũng lại cười chế nhạo. Lúc này, người ta trở thành thi sĩ cách mạng mới tìm cách yêu người ta. Thì người ta ngỡ mình yêu thi tài của người ta chứ yêu gì sự cù lần của người ta. Đó là tâm sự cô Chu Chỉ Nhược. Còn cậu Đoàn Dự, sắp được yêu trong gang tấc, lại ngớ ngẩn đi làm thơ chống thịt bò viên, kẹo kéo.... Hai cô cậu s(n đuổi nhau. Y hệt gián điệp ấy. Y hệt triết lý tình yêu mà một đại nhạc sĩ Việt Nam đã phán qua những lời ca bất hủ : Đi trên đường một chiều. Anh đi trước em sau. Không bao giờ gặp gỡ, cũng như tình yêu...

Dù Chu Chỉ Nhược không yêu Đoàn Dự thi sĩ, chỉ yêu Đoàn Dự cù lần nhưng, trên bước đường khúc khuỷu quanh co của tìn yêu, các cô Hoàng Dung, Hân Ly, Triệu Minh Vương Ngọc Yến đang đi tìm thơ của Thai Đề sôi nổi, cô cũng phải chạy theo "thời trang nhạc tuyển" tức là đi tìm dấy chân của thi sĩ đ in trên những bai thơ cách mạng, siêu hình của chàng. (Đoàn Dự đã bỏ thơ cách mạng chàng đương mầy mò thơ tình yêu vĩnh cửu, thứ thơ không hề bị đem chôn ở nghĩa địa phước thiện ). Sau hai tuần lễ mua đủ các thứ tuần báo, tạp chí văn nghệ, soi kính lúp kiếm tên Thai Đề và Đoàn Dự không htấy gì cả, các cô ngạc nhiên quá. Bèn mua thêm các báo phụ nữ, rồi nhật báo, đọc các mục đaì thơ, lều thơ, hội thơ, mái nhà thơ, mái tôn thơ, mái gianh thơ, mái ngói thơ, tao đờn, mày đàn, mây tần, gío tễ, bão sở vân vân, vẫn chẳng gặp thi sĩ Thai Đề và Đoàn Dự, cặp baì trùng thơ hôm nay. Tên hai chàng vắng vẻ ở cả mục hộp thư nữ. Chu Chỉ Nhược mới hỏi Hoàng Dung :

- Tại sao báo không đăng thơ của họ ?

Hoàng Dung đáp:

- Tại họ kiêu ngạo. Tao sợ họ không thèm cho báo đăng thơ. Thai Đề từng mạt sát tất cả văn sĩ, thi sĩ hàng đầu ở Việt Nam. Ngay môn đệ của chàng là anh Đoàn Dự còn chê bài thơ văn hôm nay, nữa là. Họ sẽ xuất bản giai phảm và thi phẩm.

Hoàng Dung hất hàm:

- Đâu cần có thơ đăng báo mới là thi sĩ. Nguyễn Du có đăng báo đâu ? Cao Bá Quát có đăng báo đâu ?

Chu Chỉ Nhược gật đâù :

- Ừa nhỉ !

Hoàng Dung vỗ vai bạn :

- Tao với mày giúp đỡ lẫn nhau nhé !

Chu Chỉ Nhược tròn xoe mắt :

- Giúp đỡ cái gì ?

Hoàng Dung rỉ tai:

- Hai đứa mình mạt sát Thai Đề thật lực. Mình gây chiến tranh chính trị. Bọn con Ly, con Minh, con Yến sẽ mắc mưu. Tao chiếm Thai Đề còn mày chiếm... anh tao. Tao nói hay cho mày với anh Đoàn Dự. Hề hề, mình chê Thai Đề ỏng eo, bọn nó sẽ ghét Thai Đề như ghét thằng Elvis Đậu.

Chu Chỉ Nhược reo lớn :

- Diệu kế.

Bỗng cô nhỏ nhẹ :

- Nếu Thai Đề không phải là thi sĩ, mày có mê "nó" không ?

Hoàng Dung nóng ran đôi tai:

- Mày hỏi thế có ý gì ?

Chu Chỉ Nhược nói:

- Có ý muốn mày bộc lộ tâm sư. Riêng tao, thú thật, tao mê anh Đoàn Dự không phải vì anh ấy mới biết làm thơ. Tao mê anh ấy cù lần. Tao mê lâu rôì. Tại tao không dám nói và tại tao trót a dua chúng mày chế nhạo anh ấy.

Hoàng Dung thả mắt trong mơ:

- Tao mê thi sĩ Thai Đề. Tao thích được yêu một nghệ sĩ chân chính. Chàng sẽ vì tao dệt hàng vạn baì thơ. Tao là cảm hứng muôn thuở của chàng. Chàng sẽ nổi tiếng, sẽ trúng giải văn học nghệ thuật, sẽ được trao bằng tưởng lê. Tao sẽ theo chàng đi lãng giải. Ôi, tao mơ ước gặp gỡ các nghệ sĩ lớn của nước Việt Nam yêu dấu. Tao sẽ gặp thi sĩ Du Tử Lê, chàng thi sĩ có đi nghiêng nhgiêng và tên cúng cơm của chàng là Lê Cư. Phách. Tao sẽ gặp đạo diễn Nguyễn Long, nhà đạo diễn có mái tóc cánh phượng mà nếu được đổi tên đường Vĩnh Viễn, tao sẽ đặt tên đường ấy là đường Tóc Ông Long để gần đường Da Bà Bầu cho nó thành câu đối. Mày biết không, anh tao kể, làng văn ta có hai ông nhà văn tóc tai rất "phi lô dốp". Một ông là Lê Kỳ Đà. Một là ông Nguyễng Thanh Trịnh. Tao sợ hai ông này giận nên chọn đại ông Long làm đường Tóc Ông Long. Chứ, đáng lý phải là Tóc Ông Trịnh. Ông Long ham trát bờ-ri-ăng-tin thôi, tóc ông chưa xứng với... Da Bà Bầu...
__________________




**************************************************
TRUM YEU GAI , CHET VI GAI
SONG DE YEU , CHET VI YEU
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #17  
Old 05-04-2005, 02:55 AM
vui_la_chinh vui_la_chinh is offline
Senior Member
 
Tham gia ngày: Feb 2005
Nơi Cư Ngụ: Trum Yeu Gai
Bài gởi: 4,697
Send a message via Yahoo to vui_la_chinh
Default

Chương 9


Cô Hoàng Dung vẽ ra chân trời văn nghệ và những nghệ sĩ sáng tác. Giấc mộng của cô hơi khó, khó hơn cả ăn mày được Mỹ cao hứng bố thí đô la xanh. Cô nào biết thi sĩ Thai Đề của cô đã phải nhịn quà sáng, mua tem gửi thơ đến các toà báo.

- Mày mơ mộng nặng quá, Dung ạ !

- Tao thấy nhẹ lâng lâng.

- Nhỡ Thai Đề không nổi tiếng, mày tính sao ?

- Ít ra chàng cũng là hội viên Hội Nhà Văn Việt Nam, đứng cạnh thi bá Trần Đồn Vọng, văn hào Lê Văn Duyệt.

Đang đúng lúc hai cô đang bàn mảnh với nhau thì bộ ba Vương Ngọc Yến, Hân Ly, Triệu Minh dẫn xác tới. Thi sĩ Thai Đề và những baì thơ chưa được ai đọc của cậu bị đem ra hội thảo. Lại hội thảo ! Phe mạt sát Thai Đề. Phe bênh vực Thai Đề. cuối cùng, phe bênh bực Thai Đề thua phe mạt sát. Và năm cô đi đến một kết luận : Thai Đề ba xạo. Thai Đề không biết làm thơ. Câu kết luận được lắp vào mũi tên, bắn trúng tim Đoàn Dự. Người bắn mũi tên này là Hoàng Dung.


- Tớ báo một tin buồn.

- Nhà cậu có người mặc sơ mi Tô Bia, hả ?

- Nhảm. Nghịch Nữ bảo cậu ba xạo, không biết làm thơ cũng nhận mình là thi sĩ.

- Tại sao các em nói vậy ?

- Vì bọn nó mua hết các báo đọc liền hai tuần mà chẳng thấy thơ của chúng ta.

- Tớ gửi đi ngót ba mươi bài.

- Tớ cũng vậy. Lạ ghê, thơ mình độc đáo thế, chẳng hiểu ly do naò chúng nó không chịu đăng. Tớ phải viết năm bức thư liên tiếp nài nỉ thằng chủ bút nâng đỡ, nó vẫn cứ phe lờ.

- Nó ghen tài chúng ta.

- Đúng, nó bít lối chúng ta, cản đường sự nghiệp của chúng ta.

- Nó sợ Thai Đề và Đoàn Dự sẽ là hai vì sao sáng rực trên nền trời văn học nghệ thuật hôm nay.

- Chúng ta làm gì ?

- Làm thơ.

- Báo không đăng,không trả lời.

- Gửi nữa.

- Gửi đến bao giờ ?

- Bao giờ nó đăng thì thôi.

Elvis Đậu nói mạnh. Thực ra, niềm tin của cậu sa sút quá rôì. Cậu đã gửi thư đề tên chủ nhiệm rôì chủ bút rôì thư ký toà soạn rôì quản lý rồi giám đốc trị sự... Mà chưa hề một lần được trả lời, dâù là trả lời ở mục bài nhận được. Cậu gửi thư cho tạp chí lớn, cho tuần báo bé. Cậu gửi luôn cho cả nhật báo thương mại. Thi taì của cậu bị hắt hủi phũ phàng. Đoàn Dự naò may mắn hơn. Thơ của cậu lên đường như Kinh Kha sang Tần. Nghịch Nữ chỉ mạt sát Thai Đề thôi, nhưng cậu cảm giác chúng nó mạt sát cậu. Than ôi, cậu đã bốc đồng khoác lác. Cậu hối hận vô vàn.

- Đoàn Dự !

- Hả ?

- Tớ có ý kiến.

- Mời mấy thằng chủ bút đi ăn nhậu à ?

- Không. Tại sao chúng ta không gom thơ của chúng ta lại in thành một tuyển tập ?

- Ờ ờ, hay đấy.

- Hay là cái chắc.

- In rô nê ô hay ty pô ?

- In ốp xét với phụ bản họa và nhạc.

- Ai vẽ ?

- Tớ.

- Ai phổ nhạc ?

- Tớ.

Elvis Đậu dở giọng khinh bạc :

- Nếu cần, thuê hoạ sĩ vẽ, nhạc sĩ trứ danh phổ nhạc thơ mình. Năm ngàn một bài nhạc. Ba ngàn một cái bìa.

Đoàn Dự bèn hỏi:

- Có tựa không ?

Elvis Đậu nhún vai kênh kiệu :

- Hai ta là bức tường đồng của nền thi ca dân tộc, là hai cột trụ của đất nước, cần quái chi phải tựa vào ai. Ai dám đề tựa cho ta ?

Đoàn Dự lại hỏi :

- Ai xuất bản ?

Elvis Đậu đáp :

- Chúng ta tự xuất bản.

- Tiền đâu ?

- Tớ phát mại cái Honda. Cậu có gì phát mại không ?

- Tớ xin tiền ba má tớ.

- Mình sẽ in ba ngàn cuốn, phí tổn khoảng năm trăm ngàn.

- Năm trăm ngàn ?

- Thi sĩ giá trị ngàn lần bác sĩ, dược sĩ và trung sĩ. Học để thành bác sĩ tốn vaì triệu. Mà thi sĩ góp mặt với đời, làm rạng danh tổ tiên, làm của "hồi môn" tặng vợ, làm gia tài cho con cháu, chỉ tốn có hai trăm năm mươi ngàn đồn rẻ chán, cậu ngần ngại cái gì ! Người ta sẽ nhắc nhở thi sĩ Đoàn Dự chứ không nhắc nhở giáo sư Phạm Việt Tuyền, dù thi sĩ Đoàn Dự là học trò của giáo sư đại học bất hù Phạm Việt Tuyền.

Đoàn Dự lắng tai nghe Elvis Đậu dụ dỗ một sự đầu tư danh vọng :

- Chúng ta sẽ in năm trăm ba mươi lăm bản đặc biệt, sẽ mở một cuộc tiếp tân phán hành tác phẩm đâù tay của chúng ta, sẽ tổ chức một đêm ngâm thơ tại quán cà phê Duyên Anh ở đường Đinh Tiên Hoàng. Quán cà phê này không phải cuảa thằng Duyên Anh viết văn đâu. Ta sẽ in thiệp mời các nàng Chu Chỉ Nhược, Hoàng Dung, Hân Ly, Vương Ngọc Yến, Triệu Minh. Tớ sẽ may cái áo đuôi tôm, Đoàn Dự ạ !

- Vậy chúng ta không thèm gửi thơ đăng báo nữa.

- Hơn cả thết, bài Giao cảm mở đầu thi phẩm của chúng ta, tớ sẽ viết thật dài, mạt sát bọn chủ báo văn nghệ ở đây thậm tệ. Bọn đó dốt nát, không hiểu gì về thơ. Bọn lái báo ấy chỉ hiếu cách bán báo làm giàu cho chủ.

Elvis Đậu châm điếu thuốc lá mới :

- Vụ xuất bản thơ, cậu phải giữ bí mật kẻo bọn thi sĩ khác ghen tài phá đám.

- Có doạ Nghịch Nữ không ?

- Cứ để họ nhạo báng mình. Ta tặng các em một ngạc nhiên rụng rời khi gửi thiếp mời các em dự buổi tiệc phát hành thi phẩm Thơ đôi ta của thi sĩ Elvis Đậu và thi sĩ Đoàn Dự.

- Tớ muốn khắc một con triện. Sách phải có chữ ký và triện son của tác giả mới giá trị muôn thuở.

- Mỗi thằng một con triện, hôm ấy chúng ta ký tên, đóng dấu lia liạ.

Hai thi sĩ không có duyên với báo, âm mưu một vụ taỳ trời là gom thơ xuất bản. Họ tiếp tục bàn chuyện phát hàn Thơ đôi ta khắp nước. Chúng ta nên kính phục họ, kính phục những người văn nghệ chí tình, âm thầm tô điểm nền thi ca dân tộc. Yêu thơ mà bán cả xết thì gầm trời này chỉ có Elvis Đậu. Vậy chúng ta trông đợi thi phẩm của họ trình làng.


Cái gì ta phải chờ mong thật lâu mà chẳng thấy tăm hơi nó đâu, riết rồi, ta đâm ra chán, hết thèm mong chờ. Chu Chỉ Nhược, Vương Ngọc Yến, Triệu Minh, Hoàng Dung, Hân Ly đã quên thi sĩ Thai Đề. Chiến tranh tâm lý của Hoàng Dung, không ai ngờ, lại hoá thật. Cô nghi Thai Đề quá kỹ chứ, thực chất, Thai Đề chỉ là một mầm non thi sĩ hạng xoàng. Chu Chỉ Nhược yêu Đoàn Dự cù lần, cô đỡ thắc mắc sự nghiệp thi cả của Đoàn Dự. Cô nghĩ rằng, Đoàn Dự là sinh viên Văn khoa, môn đệ của quý thầy Mạ Nháy, Thanh Tuyền (bút hiệu làm thơ của giáo sư Phạm Việt Tuyền), Phạm Văn Diêu... thì cậu có nổi hứng làm thơ cũng là chuyện thường. Chu Chỉ Nhược năng đi lễ hơn trước. Cô cầu nguyện Trời, Phật giúp Đoàn Dự quên thơ. Vì quên thơ, Đoàn Dự mới cù lần trở lại và mới nhớ tới cô. Đôi khi mải mê lo sự nghiệp, người ta quên khuấy cả tình yêu, khiến tình yêu đông như thịt heo đông lạnh. Đoàn Dự đâu hiểu thế. Cậu cứ hùng hục làm thơ. Để cố chiến tranh tình yêu.

Thi phẩm Thơ đôi ta của cặp baì trùng thi sĩ Elvis Đậu và Đoàn Dự gồm sáu mươi bài, ước lượng khoảng một trăm sáu mươi trang khổ sách tiểu thuyết. Elvis Đậu giữ đúng lời hứa với Đoàn Dự. Cậu đã viết baì Giao cảm nặng ký lô để minh định thết đứng của Thơ đôi ta, đồng thời, đaò cái huyệt thật sâu chôn vùi thơ và thi sĩ đã nổi danh từ lây. Theo Elvis Đậu, thi sĩ già ví như gà vịt già, thịt dai nhách, ăn không ngon và, đôi khi, còn bị gẫy răng. Thơ của thi sĩ cổ thụ chính là thịt gà võ sĩ ! Gà thịt ngon phải là gà dò, gà mái tơ, gà nhảy ổ đẻ lần đầu tiên. Thi sĩ trẻ tuổi mới chính là gà dò. (Cam đoan không phải là ngựa non). Và thơ của họ rất ngon. Thứ thơ mềm mại. Lời thơ vàng ngậy y hệt da gà luộc. Và cách diễn tả của họ hấp dẫn y hệt lá chanh cắt nhỏ. Đoàn Dự đọc đi đọc lại bài Giao cảm, lấy làm thích thú. Elvis Đậu thuê nhạc sĩ Đồ Mi phổ nhạc hai baì thơ tình búa tạ. Một của Elvis Đậu và một của Đoàn Dự. Đây là baì thơ tình của Elvis Đậu hưá hẹn làm rạn nứt hàng vạn trái tim đa cảm:

Khi gặp em anh đã hết tiền
Biết rằng anh chẳng thể mua tiên
Nhưng anh đã có thơ đề tuyệt
Đủ để ngâm nga cũng đờ ghiền
Đi dạo đâu cần phải ngựa xe
Hồn anh phơi nắng bỏng trên hè
Và anh mộng tưởng là anh vẫn
Cùng với em chèo chung chiếc ghe
Rôì bỗng trời đêm gió mịt mù
Em bèn sợ quá khóc hu hu
Anh vung tay đấm em hai cái
Sau đó anh lo bị ở tù
May mắn em không chẩy máu cam
Cũng không lệch mũi sái quai hàm
Răng em nguyên vẹn không hề rụng
Và túi em còn năm sáu trăm
Ôi vỡ tan tành một phiến mơ
Em đi cớ bót anh vô tù
Ở ngoài em bước lên xe Mỹ
Trong ấp anh như chú bú dzù

Bài thơ nhan đề Tình nạn. Tình yêu bị tai nạn. Với thơ Thai Đề (đánh trúng đề là có tiền ), thi sĩ chở người yêu trên chiếc ghe lướt sóng mộng tưởng. Chiếc ghe gặp bão. Người yêu hốt hoảng. Bổn phận của thi sĩ là phải bình tĩnh không để ghe lật. Vậy áp dụng bài học cấp cứu. Đánh người yêu gục đặng cứu người yêy khỏi chết đuối. Người yêu hiểu lầm, tưởng thi sĩ nghèo tiền, dở thói du đãng cướp dật. Bèn thưa cảnh sát, và thi sĩ bị tống giam, nằm trong khám như con bú dzù, khỉ đột. Nỗi oan của thi sĩ tầy trời ! Nhạc sĩ Đồ Mi đã khóc sướt mướt khi đọc bài Tình nạn. Mỗi giọt nước mắt của ông nhỏ xuống đều trở thành một nốt nhạc. Và ông đã nhỏ một trăm bốn mươi giọt nước mắt. Bản nhạc Tình nạn, thơ Elvis Đậu, nhạc Đồ Mi sẽ ướt át gấp bội những bản nhạc Sang Ngang 1, Sang Ngang 2 cuả đại nhạc sĩ Đỗ Lễ. Danh ca Lạc Đà mà hát baì này, cam đoan vô số em đi coi đại nhạc hội sẽ bị chở tới bệnh viện vì tim ngừng đập !

Dưới đây là baì thơ của Đoàn Dự được phổ nhạc, cũng hứa hẹn gây sôi nổi :

Trên đường về chán phèo
Vì người yêu hẹn lèo
Bánh mì không dưa leo
...
Tôi là chàng thi sĩ
Chiều thành phố đẹp ghê
Ngỡ mình vừa được đề
Ngỡ mình vừa đậu thai
Móc tiền mua vé số
Thấy đầu sai đuôi sai
...
Trên đường về tối mò
Cuộc đời như con cò
Tiếng buồn kêu ro ro

Bài thơ của Đoàn Dự nhan đề Tình lèo. Người yêu hẹn ở bến xe ô tô buýt chuyến sáu giờ chiều. Chàng thi sĩ hướng mắt về phía Ngã Ba Ông Tạ chờ nàng. Bảy giờ, nàng không lên SàiGòn. Nàng hẹn lèo. Chàng thi sĩ ra về, mơ trúng đề, trúng vé số, nhưng sai hết. Chàng giống thân cò lặn lội giữ cánh đồng bạc phau phau của tình yêu. Và chỉ nghe rõ tiếng buồn kêu ro ro. Nhạc sĩ Đồ Mi đã yêu câù Đoàn Dự chế bài thơ năm chữ với số câu và dấu huyền sắc, bình thanh giống bài Chiều bất hủ của Hồ Dzếnh đặng nhạc sĩ phổ điệu Tango Habanera đua tài cùng nhạc sư Dương Thiệu Tước. Đồ Mi đã trải rộng bản nhạc Chiều và phổ không sai nhạc Chiều nửa nốt. Thành ra, baì Tình lèo chẳng cần nhạc, vẫn có thể hát được, nếu chúng ta thuộc bản Chiều. Nhạc sĩ Đồ Mi dành baì Tình lèo cho danh ca Tony Bệu trình bày. Các nữ danh ca Connie Nem và Julie Chả hát chỉ nghe tàm tạm. Tuy nhiên, họ hát tùy theo ý họ, khó lòng cấm đoán.

Phần nhạc phụ bản đã xong và tốn mất sau ngàn đồng bạc Việt Nam, trả bằng giấy hai chục. Phần bìa và tranh phụ bản Elvis Đậu đảm nhận vì họa sĩ đòi giá mắc quá. Hai thi sĩ hùn hạp tiền, thuê đánh máy hai bản để xin phối hợp nghệ thuật. Mười ngày sau, Thơ đôi ta có giấy phép xuất bản, không bị bỏ một chữ. Hai thi sĩ hân hoan, rủ nhau đi uống la ve say khướt. Một âm mưu xuất bản thơ của đôi danh tài Elvis Đậu và Đoàn Dự đang đe doạ đời sống bình yên của mọi người.


Ông bố già rất ngạc nhiên khi thấy cậu con trai cưng đòi nói chuyện riêng với ông. Khuôn mặt quan trọng của Đoàn Dự khiến bố cậu nghi ngờ. Rồi lo lắng. Ông nghĩ tới những vụ vượt khuôn phép gia đình của một số cô cậu hôm nay. Hừ, báo đã đăng cậu mười bẩy dụ dỗ cô mười lăm bỏ trường, bỏ nhà đi xây tổ ấm. Và khi hết tiền đánh cắp mang theo, cậu làm nghề cướp giật, cô làm nghề bán quán. Rôì bố mẹ cô đâm đơn kiện bố mẹ cậu. Rốt cuộc, cậu vào tù, cô bơ vơ. Vậy thì, ông bố hôì hộp hỏi cậu con :

- Có chuyện gì đó, con ?

Đoàn Dự nín thinh. Bố cậu bắt đầu hốt hoảng :

- Con cứ nói thật. Con đã trót dại làm việc gì, hả ?

Đoàn Dự chớp mắt. Bố cậu dục dã :

- Con bỏ học rồi, hả ?

Đoàn Dự bắt đầu uể oải :

- Không, bố ạ !

- Con dan díu với đứa con gái naò à ?

- Không.

- Nó bỏ nhà theo con ?

- Không.

- Con tụ tập du đãng, bụi đời giật bóp, giật đồng hồ ?

- Không.

- Con lỡ chơi ma túy ?

- Không.


__________________




**************************************************
TRUM YEU GAI , CHET VI GAI
SONG DE YEU , CHET VI YEU
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #18  
Old 05-04-2005, 02:56 AM
vui_la_chinh vui_la_chinh is offline
Senior Member
 
Tham gia ngày: Feb 2005
Nơi Cư Ngụ: Trum Yeu Gai
Bài gởi: 4,697
Send a message via Yahoo to vui_la_chinh
Default

- Vậy con đã làm gì ?

Đoàn Dự thộn mặt nhìn bố :

- Con nói bố đừng cười cơ.

Ông bố mỉm cười, thở phào thoát nạn :

- Bố không cười.

Thi sĩ cách mạng bỗng ngây thơ như con nít :

- Chắc nghe, bố ?

- Chắc.

- Bố ạ, con làm thơ. Con là thi sĩ !

- Mày là thi sĩ ?

- Dạ.

- Thật ư ?

- Thật.

- Đọc một baì bố nghe cho khoái cái lỗ ráy.

- Con muốn dâng bố một sự bất ngờ.

- Là sao ?

- Thưa bố, thơ của con đã được cấp giấy phép xuất bản. Hai tháng nữa, thơ con sẽ in xong. Con muốn hôm phát hành thi phẩm đâù tay của con, con biếu bố mẹ bản đặc biệt đánh số một. Buổi phát hành thơ, con mời các giáo sư của con chủ toạ.

- Nhà xuất bản nào in thơ của con ?

- Con tự xuất bản.

Ông bố gật gù :

- Bố hiểu rồi.

Đoàn Dự gãi gáy :

- Bố giúp đỡ con nhé !

Ông bố cười ruồi :

- Bố đã già rồi. Già rồi nên bố nhiều kinh nghiệm. Đây là một kinh nghiệm quý báu : Con nên làm thơ đăng báo chơi cho vui, chớ dại bỏ vốn xuất bản thơ và chớ ôm mộng trở thành thi sĩ. Con xin tiền bố may quần áo, ăn quà vặt, bố cho ngay. In thơ thì một đồng bố cũng không cho. Mày học văn chương bố đã thất vọng, lại đòi làm thi sĩ thì quả là bất hạnh cho bố. Bảo mày học kỹ sư mày không chịu nghe.

Đoàn Dự buồn bã lắm. Cậu không vòi vĩnh bố. Cậu biết bố cậu thiếu mơ mộng và thưà thực tế. Cậu bèn tính kế khác. Đoàn Dự lễ phép nói :

- Thưa bố, nếu bố không cho tiền, con sẽ để nhà xuất bản nó in và chịu một sự bóc lột tim óc.

Ông bố phán :

- Tuỳ mày.

Đoàn Dự chán nản lỉnh mất. Ngay buổi chiều hôm ấy, cậu giả vờ đau, chê ăn cơm. Mẹ cậu tôị nghiệp cậu, lên gác thăm cậu. Khi bàn tay bà mẹ tờ rẫm trán con thì cậu con liền khóc rưng rức. Bà mẹ sợ hãi :

- Con đau lắm à ?

Đoàn Dự đóng kịch:

- Mẹ ơi, con chết mất.

Bà mẹ cuống quýt :

- Đừng nói dại, con trai của me.

- Mẹ thương con không ?

- Thương.

- Bố không thương con. Con sẽ đi tu, mẹ ạ !

Bà mẹ giật mình cái thót. Kịch sĩ Đoàn Dự có vẻ thành công. Khi người ta cần tiền, người ta trở thành kịch sĩ một cách tự nhiên và bất hủ.

- Chớ đi tu. Đi tu lấy ai nối dõi tông đường ?

- Mẹ ạ !

- Gì con ?

- Xưa có ông thi sĩ Chế Lan Viên, mười sáu tuổi, chế tạo được tập thơ Điêu tàn. Ổng xin tiền bố ổng xuất bản, bố ổng mắng ổng, đánh ổng. Mẹ ổng thương ổng, cho tiền ổng xuất bản. Nhờ đó, ổng nổi tiếng. Lại còn thi sĩ chuà Hương Nguyễn Nhược Pháp nữ, tâm sự cũng na ná.

- Thì con đừng đi tu, con cứ ở nhà chế tạo thơ.

- Con đã chế tạo một cuốn dày cộm. Con xin bố giúp đỡ, bố la con khiến con đau và con buồn muốn đi tu. Thôi, mẹ cứ để con đi tu. Tu là cõi phúc, mẹ ơi !

- Con phải thương mẹ chứ. Nhà ta có mỗi mình con là mụn trai mà con lại đi tu thì khổ thân mẹ biết bao !

- Bố cấm con làm thi sĩ, con tình nguyện gọt đâù làm tu sĩ.

- Mẹ không cấm con.

- Mẹ không cấm nhưng mẹ không thể giúp đỡ con.

- Mẹ giúp đỡ. Con muốn gì nào ?

- Con muốn xuất bản thơ.

- Me sẽ cho con tiền. Bao nhiêu ?

- Hai trăm năm mươi ngàn lận.

- Mẹ cho con ba trăm. Mẹ mới hốt hụi.

- Cám ơn mẹ. Mà...

- Mà sao ?

- Mẹ dấu kín chuyện này. Hễ bố biết, bố mắng con, con quyết đi tu.

- Mẹ hứa giữ kín.

Đoàn Dự hết ốm. Cậu đã vòi được tiền mẹ để in thơ sau một màn bi hài kịch doạ ăn đậu phụ, tương tầu. Về phần Elvis Đậu, cậu đã phát mại chiếc Honda 90 cho phòng trưng bầy xe gắn máy. Và cậu cũng đóng một vỏ kịch gay go. Bán xe, làm giấy tờ, giao thẻ chủ quyền xong, Elvis Đậu vác tiền đặt nhà in. Rồi cậu leo xe buýt về nhà, tóc tai phờ phạc, mặt mũi buồn thảm. Mắt cậu chỉ... muốn khóc.

Ba cậu hỏi :

- Xe đâu ?

Elvis Đậu tái mặt (sợ hãi thật lực) ấp úng:

- Thưa ba...

- Mất rồi à ?

- Không, bị thổi. Số con đen quá. Con vào Khai Trí mua sách quên khoá.

- Cớ bót chưa ?

- Dạ, đã cớ. Để con đăng báo xin chuộc theo luật giang hồ.

Ba cậu tội nghiệp cậu vài lời rồi an ủi :

- Mất xe cũng do số phận, con ạ ! Thôi, của đi thay người. Con chả nên buồn bã. Rôì ba sẽ mua cái khác. Ba làm thên giờ phụ trội, để dành tiề mua xe mới cho con.

Elvis Đậu nghĩ tới những giọt mồ hôi của cha sẽ đổ xuống những giờ làm việc phụ trội thì sót sa lắm song nghĩ tới giờ phút vinh quang của một thi sĩ thì mừng rơn. Cậu tự hưá, nếu nổi danh, sẽ đưa luôn cả thân phụ vaò văn học sử một lượt. Gọi là báo hiếu. Ôi, ở đời ai có qua cầu mới hay. Độc giả mua thơ đọc, tưởng rằng làm thơ, xuất bản thơ dễ dàng như con nít đá dế, đánh đáo. Có ai biết mỗi thi phẩm ra đời là mỗi âm mưu san núi, lấp biển. Thí dụ thi phẩm Thơ đôi ta của đôi danh taì Đoàn Dự và Elvis Đậu.


Thời gian tính bằng giây phút. Và giây phút cộng lại, chia ra được hai tháng thiếu bốn ngày kể từ hôm thợ sắp chữ của cơ sở ấn loát Hải Âu mày mò những ngón tay đen thui lên Thơ đôi ta. Thời gian đó, thi sĩ Đoàn Dự vắng mặt thường xuyên ở nhà. Thi sĩ Elvis Đậu cũng rứa. Hai nhà thơ sắp nổi tiếng gặm bánh mì tại ấn quán để sửa "mo rát" và trình bày những trang thơ tôi tân của thời đại hôm nay. Mỗi thi sĩ khoe một bức hình chân dung cùng tiểu sử và đôi giòng phát biểu cả tưởng. Rồi Thơ đôi ta đã hoàn thành gồm hai trăm bốn mươi trang cả bià "ốp xét " lẫn phụ bản "ty pô". Hai bản nhạc của Đồ Mi nổi bật. Đặc biệt, ở trang số bốn, phần "Cùng hai tác giả ", người ta sẽ bị dọa như thế này :

ĐANG IN

Đời sao khổ thế. Mùa hoa râm bụt.
Tên một loài ễnh ương đồng nội.
Em ơi đừng vô sở thú. Khỉ hoá thành người.
Bàn tay bẩy ng'on. Chiếc răng vổ của em tôi.
Hoa hậu chơ. Cầu Muối.

SẮP XUẤT BẢN

Đi Vũng Tầu đừng quên mắm ruốc bà giáo Thảo.
Tình yêu không tên chỉ có cung thôi.
Chiều mưa Sàigòn xe cháy bu dzi. Tẩu khúc.
Áo thung và bít tất. Em tôi ngồi ngáp.
Người yêu sứt môi. Đi tìm mụn trứng cá trong lỗ mũi.
Vệ sinh về răng. Đừng ngậm tăm khi ra đường em nhé.

Trong tờ hợp đồng ký với cơ sở Hải Âu. hai thi sĩ bắt chủ cơ sở phải bảo vệ triệt để Thơ đôi ta, hễ lọt ra ngoài một cuốn trước ngày phát hành, chủ cơ sở sẽ bị đền tiền và có thể ra toà. Do đó, dù đã vô bìa, cắt bụng sách và gói kỹ, cả Elvis Đậu lẫn Đoàn Dự đều không dám...có cuốn nào. Bí mật hoàn toàn. Bí mật trùm kín hai thi sĩ. Ngày phát hành là ngaỳ ra mắt. Nạp bản buổi sáng, ra mắt buổi tối. Họ đặt in hai trăm tấm thiệp mời bằng giấy Crystal super luxe. Thiệp mời như thế này :

THIỆP MỜI

Thi sĩ Elvis Đậu, 313/13 Đại lô. Hoàng Hôn Sàigòn III

Thi sĩ Đoàn Dự, 304 Đại lô. Bình Minh Sàigòn I

Trân trọng và hoan hỉ kính mời:

Ông, Bà, Cô, Cậu...

Vui lòng đến Hội Quán Cây Bã Đậu đường Hoàng Quyển, số 18, vào hồi 20 giờ ngaỳ 20 tháng 9 năm 1974 dùng tiệc trà thân mật và dự khán buổi diễn ngâm thơ nhân dịp phát hành ra mắt thi phẩm đâù tay của chúng tôi là Thơ Đôi Ta.

Sự hiện diện của Ông, Bà, Cô, Cậu sẽ là một viên đá bự đóng góp vaò cuộc đắp nền thi ca dân tộc.

Trân trọng

Ghi chú: Mỗi vị sẽ được tặng một cuốn THƠ ĐÔI TA miễn phí với chữ ký và củ triện son của hai thi sĩ. Xin mặc quần áo chỉnh tề, đi giầy mang vớ đàng hoàng. Miễn tiếp người mang dép. Nếy không đến, cứ ở nhà, đừng đưa thiệp cho Marie hay Philippe.

Họ cũng bỏ một khoản tiền thuê speaker, khoản tiền mua... một chai champagne khai mạc. Các ngâm sĩ, ống sáo sĩ, nhạc sĩ đệm đàn thì do Hội Quán Cây Bã Đậu bao giàn, tính chung cới tiền nước ngọt và bánh. Elvis Đậu chọn các cô Thúy Kiều, Thúy Vân, Đạm Tiên diễn ngâm thơ của mình. Đoàn Dự chọn các ông Thúc Sinh, Kim Trọng, Hồ Tôn Hiến. Khi buổi ra mắt Thơ đôi ta chấm dứt, Đoàn Dự sẽ tiêu gọn bát hụi của mẹ cậu, Elvis Đậu mất cái Honda 90 và cái đồng hồ Rolex cầm ở hiệu cầm đồ. Ngót triệu bạc cho cuốn thơ. Nặng quá. In những ba nghìn bản giấy gió, một nghìn bản giấy hoa tiên và năm trăm bản giấy Bleu amour registre impériale cycle 1789. Lại còn hai cái áo đuôi tôm ! Cứ như Léon Tolstoi với Victor Hugo ấy. Hôm nay, tóc Đoàn Dự đã daì. Và tóc Elvis Đậu thi khỏi nói. Nó chấm ngang vai. Cuộc in thơ hoàn toàn bí mật. Các cô Hoàng Dung, Vương Ngọc Yến, Chu Chỉ Nhược, Hân Ly, Triệu Minh không hề biết. Hai đấng thân phụ của hai thi sĩ cũng không hề biết, không hề biết luôn cả sự ra đi không về của đồng hồ Rolex, Oméga, giây chuyền, lắc vàng và radio cassette...

Bất ngờ một hôm, các cô Dung, Yến, Nhược, Ly, Minh nhận được thiệp mời của thi sĩ Elvis Đậu và Đoàn Dự. Sự kinh ngạc diễn ra dưới gốc cây khế. Lại hội thảo một đề tài đã chết từ lâu: Elvis Đậu là ai ?

Elvis Đậu là ai, thi sĩ Đoàn Dự hiên ngang đáp:

- Là người mà các cô sẽ kính phục. Là thi sĩ lớn của thời đại chúng ta. Như tôi, Các cô đừng giả vờ. Các cô đã biết Elvis Đậu rồi.

Hoàng Dung ngơ ngác :

- Là ai ? Em chưa biết.

Triệu Minh đon đả :

- Là ai ?

Hân Ly nồng nhiệt :

- Là ai, anh Dự ?

Vương Ngọc Yến thiết tha :

- Là ai, thi sĩ Đoàn Dự ?

Đoàn Dự kênh kiệu:

- Là ai, hừ, đó là kẻ thử lòng các cô qua một lá thư tán tỉnh ngớ ngẩn. Và đó là thi sĩ Thai Đề.

Thai Đề, tiếng bom rung chuyển tâm hồn Nghịch Nữ. Chỉ có Chu Chỉ Nhược rửng rưng. Cô lo sợ Đoàn Dự nổi tiếng thì sẽ mất luôn Đoàn Dự. Cô thở dài. Một mình cô nghe nỗi buồn của cô. Cô nhìn trộm Đoàn Dự. Mắt chớp mau.

- Thai Đề. Nghe rõ chứ ? Các cô chê hắn ba xạo, hắn đã xuất bản hẳn một pho thơ trả lời các cô.

Hoàng Dung xí phần :

- Thai Đề trả lời em hả ?

Vương Ngọc Yến cong cớn:

- Trả lời cả tao nữa.

Hân Ly ngoác miệng :

- Trả lời riêng tao.

Triệu Minh xì daì :

- Thai Đề trả lời tao đó.

Đoàn Dự vênh vang :

- Trả lời ai, tối mai các cô đến Hội Quán Cây Bã Đậu sẽ rõ.

Đoàn Dự "tàn nhẫn" bỏ đi, không thèm hỏi Chu Chỉ Nhược nửa câu. Cũng chẳng thèm ngó Chu Chỉ Nhược tí ti ông cụ naò. Nước mắt Chu Chỉ Nhược ưá ra. Cô trông theo Đoàn Dự. Thấy hai tiếng thi sĩ sao mà đáng ghét. Bốn Nghịch Nữ kia lại chới "oản tù tì" và bàn tán chuyện áo quần diện đi dự "dạ hội" tối mai. Có lẽ Chu Chỉ Nhược nằm nhà cầu nguyện cho Đoàn Dự thi sĩ trở về quê hương cù lần của chàng.
__________________




**************************************************
TRUM YEU GAI , CHET VI GAI
SONG DE YEU , CHET VI YEU
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #19  
Old 05-04-2005, 02:56 AM
vui_la_chinh vui_la_chinh is offline
Senior Member
 
Tham gia ngày: Feb 2005
Nơi Cư Ngụ: Trum Yeu Gai
Bài gởi: 4,697
Send a message via Yahoo to vui_la_chinh
Default

Chương 10


Một trăm tân khách gồm đủ các thành phần trong xã hội tới tham dự buổi phát hành ra mắt thi phẩm Thơ đôi ta. Họ là giáo sư văn chương, thi sĩ, taì tử màn ảnh, nghệ sĩ vọng cổ, đạo diễn xi nê, thầy tuồng cải lương hồ quảng, ký giả, nữ sinh và bạn bè của hai thi sĩ Nhà thơ Đoàn Dự không dám mời ông cụ thân sinh vì sợ ông cụ đánh đòn. Còn ông cụ thân sinh của nhà thơ Elvis Đậu bận đổ mồ hôi ở những giờ phụ trội cho cái xe Honda đền đứa con cưng số xui bị vồ. Mặc áo đuôi tôm, hai thi sĩ trông rất trưởng giả, xứng đáng là hai thi sĩ hàng đâù. Mỗi thi sĩ đặc trách một bên cổng, tập thể thao cổ và tay phải. Nghĩa là cúi chào và bắt tay lia lịa. Họ còn thể thao môi bằng những nụ cười tươi rói. Khách danh dự của hai thi sĩ chỉ là năm cô Vương Ngọc Yến, Hân Ly, Chu Chỉ Nhược, Hoàng Dung, Triệu Minh. Trừ cô Chu Chỉ Nhược đến muộn, bốn cô đêù mặc áo dạ hội, xách bóp, đánh phấn, tô son và quảng cáo nước hoa ngoại quốc.

Vì mặc áo đuôi tôm mua rẻ ở Chợ Trời nên Elvis Đậu rất... Mỹ. Nhà thơ lớn của chúng ta thò tay chộp lấy tay các em ái mộ lâu hơn một chút. Cậu đã tiếc rẻ vì bốn em đeo găng. Ôi, găng tay là biên giới cách trở của cảm xúc. Giá các em đừng đeo găng, niềm cảm thông hẳn sẽ giật mạnh gấp sáu lần điện cao thế. Elvis Đậu đích thân dẫn bốn em vào bàn dành riêng cho Nghịch Nữ. Bàn tròn, thấp, kê gần sân khấu, nơi nhà thơ lớn Elvis Đậu sẽ phóng lên phát biểu cảm tưởng. Chai champagne duy nhất đã ngâm đá và phủ kín bằng chiếc khăn trắng muốt, nằm cạnh bình hoa cắm toàn hồng nhung nom vô cùng mát mắt. Elvis Đậu dẫn các em vô, mời ngồi rồi cũng ngồi lỳ tiếp chuyện bốn em. Cậu không thèm ra cổng Hội Quán nữa. Xưa có kẻ nói : Chí lớn trong thiên hạ không đầy đôi mắt mỹ nhân, nay Elvis Đậu có thể nói :Sự nghiệp thi ca chỉ để đổ đầy đôi mắt người đẹp. Cậu hài lòng quá. Cậu sung sướng nhiều. Elvis Đậu đã thành công. Cái xã hội đang ồn ào tối nay, ở đây, sẽ vất đi nếu thiếu các cô Vương Ngọc Yến, Hân Ly, Triệu Minh, Hoàng Dung. Bống em thôi, đã xứng dáng cái tội nói dối mất xe để thực hiện thi phẩm đâuu đời.

Đoàn Dự sốt ruột. Bụng cậu sôi sùng sục. Ai bỏ cục vôi vào bao tử cậu ấy. Người khách cuối cùng đã tới. Đoàn Dự vẫn đứng đây Chu Chỉ Nhược đâu vậy cà ? Em đi xích lô máy hay xe ôm mà lâu dữ thế ! Chắc em giận ta rôì. Ôi, ta ngu ghê, mấy tháng trước ta đã hắt hủi, xua đuổi em. Hôm qua, phát thiệp mời em, ta không thèm hỏi em nửa lời. Em tủi thân. Em nằm nhà khóc lóc. Hoặc em mặc maxi-jupe phóng Honda. Áo em bị bánh xe cuống. Em lăn đùng giữa đường Xe tuần cảnh phải chở em đến nhà thương thí ? Đoàn Dự chán nản. "Đời vắng em rồi say với ai ". Đoàn Dự thẫn thờ bước vô Hội Quán. Cái đuôi tôm lắc lư một cách vô duyên. Cậu tiến sát bàn có bình hoa hồng nhung. Thấy hoa úa héo. Cậu kéo ghế, uể oải ngồi cạnh Hoàng Dung, thì thầm :

- Con Chu Chỉ Nhược không đi à ?

Hoàng Dung lễ phép:

- Thưa anh, hình như, nó đi Vũng Tầu hồi chiều.

- Nó chê tao, hả ?

- Không. Nó bảo nó dốt thơ, không biết thưởng thức thơ. Nó không thích anh làm thi sĩ.

- Mày sao ?

- Được làm em anh là một vinh dư.

- Đúng, mày nói đúng. Tao cần gì nó. Ngoài nó, tao còn hàng vạn người hâm mộ.

Cuộc thì thầm của anh em Đoàn Dự bị cúp ngang khi speaker Thương Hàn Tử (chết cho bệnh thương hàn) xuất hiện ở mi cô:

- Thưa quý vị quan khách,
Ban tổ chức, nhị vị thi sĩ Elvis Đậu - Đoàn Dự và Hội Quán Cây Bã Đậu chân thành cám ơn quý vị vì quý vị tới muộn có bốn mươi phút. Chúng tôi tưởng quý vị tới muộn một tiếng rưỡi cơ. Chính tôi đã kiểm soát chân quý vị và thấy quý vị đều mang giầy có vớ. Và, đặc biệt, không ai ủy quyền tham dự buổi sinh hoạt văn nghệ thuật này cho các cô nhài hay chú nhỏ.Nên chúng tôi càng cảm kích. Sau đây, chúng tôi được hân hạnh và trịnh trọng đến mức tối đa giới thiệu hai thi sĩ, hai cái đinh của đêm nay : Elvis Đậu và Đoàn Dự.


Hai thi sĩ với hai cái áo đuôi tôm màu đen lừng lững bước lên sân khấu. Họ cúi đầu chào quan khách. Và quan khách vỗ tay hoan hô họ tưng bừng. Một đống thi phẩm Thơ đôi ta gói riêng từng cuốn thắt ngang dọc bằng giây mày xanh, đỏ chờ đợi gửi tận tay quan khách. Nhìn qua thi tài Elvis Đậu và Đoàn Dự, quan khách đã cảm phục rồi. Chưa một thi sĩ noà tổ chức tặng thơ trịnh trọng và sang trọng đến thế ! Hai nhà thơ chắp tay xá lia lịa cảm tạ quan khách. Đoạn, Elvis Đậu tiến sát mi cô và Đoàn Dự rút lui vào hậu trường.

Nhà thơ của chúng ta gõ thử mi cô kêu lộp cộp. Chàng thổi phù phù. Kỹ lưỡng hơn, chàng đếm một hai ba những ba sinh ngữ Tây, Tầu, Mỹ. "Un, deus, trois. Dắt dzì sám. One, two, three "... Và chàng mở máy phát biểu cảm tưởng :

- Thưa quý vị,
Thưa bằng hữu,
Thật là một vinh hạnh tôi cao cho chúng tôi được tiếp đón qúy vị và bằng hữ tại Hôi Quán Cây Bã Đậu này, nhân dịp chúng tôi cho phát hành thi phẩm thứ nhất mở đường tiên phong cho rất nhiều pho thơ của chúng tôi ngày mai, ngày mốt. Lát nữ đây, qúy vị và bằng hữu sẽ uống xá xị con cọp, xá xị con nai, cam vàng, dứa xanh, cô ca cô la đen và ăn bánh ngọt và nghe diễn ngâm thơ của chúng tôi. Quý vị có thể khóc thét hay cười bò vì một lối thơ lạ đời chưa từng xảy ra trong nền thi ca cổ kim Đông Tây. Nhưng khóc thét hay cười bò thì cũng là sự thành công như điên "xuých xe phu" của chúng tôi. Thơ của chúng tôi là những trái đấm thẳng vaò tim, những "cú đia rếch ô cơ ", là những nhát dao chém rướm máu đời sống, là kính hiển vi soi rõ cả chân con vi trùng bò trên miếng thịt bò khô nhỏ nhất. Qúy vị đừng cười vội. Tôi nói qúy vị có thể cười bò hay khóc thét là một cách để nói thôi. Nếu quý vị cười bò hay khóc thét, qúy vị sẽ hối hận. Tại sao thế ? Câu trả lời dan`h cho qúy vị đọc hết thi phẩm Thơ đôi ta. Bây giờ, xin qúy vị nâng ly...

Một tiếng nổ bốp. Cái nút chai champagne bắn vọt lên trần Hội Quán. Người bôì rót rượu và bưng cho Elvis Đậu một ly. Nhà tơ giải thích:

- Rất tiếc chúng tôi chỉ có một chai champagne còn do một nữ độc giả từ Buôn Badia's tận Pleiku gió lạnh mưa muà gửi tặng. (Elvis Đậu ba đía như cái Buôn Badia's ấy). Xin mạn phép quý vị uống riêng sự hâm mộ này. Elvis Đậu dơ cao ly champagne khai mạc cuộc ăn uống. Sau đó, chàng xuống bàn danh dự, nhường sân khấu cho các nghệ sĩ sửa soạn diễn ngâm thơ. Chàng sửa lại cái nơ, tình tứ hỏi bốn Nghịch Nữ :

- Tôi nói được chứ ?

Bốn Nghịch Nữ đua nhau tâng bốc lấy điểm:

- Anh nói như gió đàn.

- Giọng anh ấm như Sĩ Phú.

- Hơn cả Anh Ngọc.

- Không, giọng anh từa tựa Gilbert Bécaud.

Cô Hoàng Dung gạ :

- Lát anh ký tặng em bản đặc biệt nhé ! Em sẽ chụp ảnh chữ ký của anh, in vào cái bát để ăn cơm cho nó ngon.

Elvis Đậu hỏi :

- Có in hình anh không ?

Cậu đã dám xưng anh và sửa soạn anh anh, em em. Hoàng Dung đáp:

- Hình anh, em sẽ đeo trước ngực.

Elvis Đậu ngây ngất. Cậu thăm dò cô Hân Ly :

- Còn em, em nghĩ thế nào về anh ?

Cô Hân Ly xúc động :

- Em ấy à...

- Ừa.

Tiếng ưà ngọt như đường phổi.

- Em thấy anh giống hình thi sĩ Beaudelaire quá. Anh có dịnh dự giải văn chương Nobel không ?

Elvis Đậu nói :

- Nếu em cho phép, anh sẽ tự dịch và gửi thẳng tới Hàn Lâm Viện Thuỵ Điển.

Cậu lại hỏi Vương Ngọc Yến :

- Và em, em Yến ?

Cô Vương Ngọc Yến thỏ thẻ :

- Anh giống Rimbaud, Đoàn Dự giống Verlaine. Anh sẽ bất tử.

Elvis Đậu cụng ly với Triệu Minh:

- Em ví anh với ai ?

Cô Triệu Minh say đắm nhình Elvis Đậu :

- Anh giống Đường Minh Hoàng.

Elvis Đậu khoái trá :

- Còn em, là em Dương Quý Phi !

Lời người viết : Nếu Elvis Đậu làm thơ không giống con giáp nào trong mười hai con giáp, cậu vẫn có tài nói như thường. Cũng như các nhà phê bình văn nghệ kiêm sáng tác vậy. Họ đã phê bình rất hay nhưng viết văn, làm thơ thì chẳng ra cái giống gì cả.

Thi sĩ Đoàn Dự ngồi nghe thi sĩ Elvis Đậu tán tỉnh bốn em thì muốn điên lên. Cậu làm thơ chỉ vì Chu Chỉ Nhược, thế mà cô này lại không yêu thơ. Cô đi Vũng Tàu tắm biển và ăn cóc xanh chấm mắm ruốc bà giáo Thảo ! Đoàn Dự cô đơn. Đoàn Dự bắt đầu thấy sự bất lực của thi ca. Cậu hy vọng ở những người con gái khác. Khốn nỗi, ở cái bàn này, các cô đều xưng tụng Elvis Đậu và cho cậu ra rìa. Đoàn Dự cáu sườn, rót rượu uống lia. Cậu dốc cạn chai chamgagne. Rất may, sân khấu đã sửa soạn xong. Và nhạc sĩ dương cầm của Hội Quán Cây Bã Đậu đã dạo bản Con đò đưa xá loan báo cuộc diễn ngâm sắp khởi sự.

Người ta thấy ống sáo Tiêu Sử ngồi trên cái ghế đẩu đang thử sáo ngắn, sáo dài trông rất thảm. Cái gì trình diễn cũng ngoạn mục, trừ nâm thơ và thổi sáo. Cho nên Tao Đàn ở radio nó hay bao nhiêu thì ra tivi nó buồn cười bấy nhiêu. Speaker Thương Hàn Tử lại xuất hiện :

- Thưa quý vị,
Hai thi sĩ sẽ ký tặng quý vị. Màn này xong là chúng tôi sẽ đi một đường tao đờn, mấy đàn hấp dẫn vô cùng.

Nhà thơ Elvis Đậu vội vàng nhảy lên sân khấu, đẩy speaker Thương Hàn Tử xê ra chỗ khác và mỉm cười cầu tài :

- Thưa quý vị,
Thưa bằng hữu,
Nếu ký tặng riêng từng vị thì tôi e rằng sẽ phải "đêm không ngủ" tại Hội Quán Cây Bã Đậu này. Bởi những hai chữ ký lận. Lại còn viết tên quý vị nữa chứ. Do đó, anh em chúng tôi đã ghi chung chung một câu Tác giả trân trọng kính tặng rồi ký tên Elvis Đậu và Đoàn Dự cùng hai cái dấu son tươi, một tròn, mộ vuông. Tại sao lại tròn vuông ? Đó là biểu tượng của bánh dầy, bánh chưng, của lòng chung thuỷ, chí tình của người Việt Nam. Đó cũng còn là biểu tượng của "mẹ tròn con vuông ", nghĩa là, thi sĩ tròn, thơ của họ vuông. Thưa quý vị thưa bằng hữu, chúng tôi sắp trao tặng Thơ đôi ta...

Quan khách lại vỗ tay. Đoàn Dự thấy Elvis Đậu được vỗ tay hai lần thì... nổi cơn ghen. Nhà thơ của chúng ta bèn nhảy vọt lên sân khấu, giằng mi cô :

- Thưa quý vị,
Thưa các bạn,
Khoan đã. Nhờ tất cả một tí. Đồng nghiệp của tôi là thi sĩ Elvis Đậu chưa nói hết, nói rõ về khuynh hướng Thơ đôi ta và biểu tượng vuông tròn thể hiện qua hai cái triện son. Tôi muốn nói thêm Thơ đôi ta chính là cái huyệt sâu do chính tôi (Đoàn Dự giả vờ quên nói chúng tôi) đào bằng bút nguyên tử để xô đẩy mọi trường phái thơ ở đây, hôm nay và hôm qua, xuống rồi vùi đất đen lên. Hơn cả trái đấm trúng tim, thơ của tôi là trái đấm trúng mũi khiếng chảy máu cam, trúng cắm khiến gẫy răng. Thơ của tôi là cửu âm bạch cốt trảo đâm thủng đầu phọt óc, là gíang long thập bát chưởng, là thiết sa chưởng, là bích hổ công, là càn khôn đại nã di tâm pháp, là nhất dương chỉ, là lục mạch thần kiếm...

Quan khách bỏ ly xuống bàn, vỗ tay sôi nổi. Đoàn Dự thỏa mãn tự ái, bước xuống và quên luận về cái biểu tượng vuông tròn thể hiện qua hai cái triện son. Quan khách dễ dãi cũng quên luôn cho tiện. Có lẽ, họ chán nghe rồi. Bởi không còn gì cơm nếp nát hơn là nghe các thi sĩ, văn sĩ, hoạ sĩ, nhạc sĩ, đạo diễn, thầy tuồng,ca sĩ nói về mình một cách xấc xược, hỗn láo. Màn biếu sách xẩy ra. Hai thi sĩ với hai cái áo đuôi tôm lắc lư, khệ nệ ôm Thơ đôi ta biếu từng quan khách. Màn này chiếm mất hơn ba mươi phút trong chương trình. Rồi, cái mi cô nhường độc quyền cho speaker Thương Hàn Tử.

- Thưa qúi vị,
Mở đầu phần ngâm, cô Đạm Tiên, một giọng ngâm vàng của thế kỷ sẽ diễn ngâm liền một phoa năm bài thơ của thi sĩ Elvis Đậu.Và thưa quý vị, đây, cô Đạm Tiên...

Cô Đạm Tiên xuất hiện như thể cô ở dưới mồ chui lên. Và quan khách là Thuý Kiều - Thúy Kiều của cu. Tố Như chứ không phải Thuý Kiều ngâm sĩ - Và đêm văn học nghệ thuật này là buổi sáng hội đạp thanh. Cô Đạm Tiên khẽ cúi đầu chào cử tọa. Speaker Thương Hàn Tử cười toe toét. Cứ tưởng mình đẹp giai và duyên dáng lắm ấy.

- Thưa quí vị,
Buổi diễn ngâm Thơ đôi ta rất đặc biệt. Lại có hai màn thơ nhạc giao duyên ! Ôi, Edgar Poe đã nói, thơ là nhạc, nhạc là thơ. Trong thơ nhẫy nhụa nhạc và trong nhạc nhầy nhụa thơ cần gì phải giao duyên. Nhưng ta đà có nền "thời trang nhạc tuyển" thì thêm nền "thơ nhạc giao duyên" và "tân cổ giao duyên" kể cũng hay hay. Do đó, để làm nổi bật sự giao duyên của thơ Elvis Đậu - Đoàn Dự và nhạc Đồ Mi, Hội Quán Cây Bã Đậu chúng tôi tuyển mộ đầy đủ nhạc công với đầy đủ nhạc khí. Tiện thể, tôi xin giới thiệu cùng quý vị : Nhạc công Tám Sừng đờn kìm, nhạc công Bẩy Rô, đờn cò ; nhạc công Ba Lẹ, đờn bầu ; nhạc công Tư Ham, trống cơm; nhạc công Hai Thường, chũm chọe. Về phía tân nhạc thì Tony Cống, ghi ta hát ; Johnny Rãnh, ghi ta xô lô; Bob Hẻm hắc tiêu ; Alain Debout, dương cầm... Cô Chích Choè trình bầy bản nhạc Tình nạn giao duyên mí lỵ ngâm sĩ Thúy Vân. Cô Sáo Sậu hát bản Tình lèo giao duyên với ngâm sĩ Đạm Tiên. Đáng lẽ, bài thơ Hẹn em ở nghĩa địa của thi sĩ Elvis Đậu và Tôi đưa em về Mạc Đĩnh Chi của thi sĩ Đoàn Dự cần hai đội kèn Bát Âm và Bú Rích nhưng hai đội kèn này bận chơi cho bốn đám ma nên chúng tôi không thể mời, dù trả thù lao gấp đôi và thêm tiền thưởng.


__________________




**************************************************
TRUM YEU GAI , CHET VI GAI
SONG DE YEU , CHET VI YEU
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #20  
Old 05-04-2005, 02:57 AM
vui_la_chinh vui_la_chinh is offline
Senior Member
 
Tham gia ngày: Feb 2005
Nơi Cư Ngụ: Trum Yeu Gai
Bài gởi: 4,697
Send a message via Yahoo to vui_la_chinh
Default

Cử tọa cười vui vẻ, khen ngợi tài nhả ngọc phun châu speaker Thương Hàn Tử. Phần diễn ngâm, sau bao nhiêu phút nguội tanh, lạnh ngắt, thực sự bắt đầu.


Các thứ đàn ta và tây giao duyên rất đề huề, thắm thiết. Cô Đạm Tiên mở pho Thơ đôi ta, kiếm một bài lục bát dân tộc của thi sĩ Elvis Đậu đọc nhanh cho chất thơ thấm vào hồn đặng diễn ngâm mới có hồn. Tất cả nhạc cụ im tiếng nhường chỗ cho đờn cò xô lô khúc lưu thủy. Rồi đờn cò, ngừng, đờn bầu khẩy điệu bình bán. Hơi dân tộc phảng phất Hội Quán. Thơm ngát mùi hoa lý, hoa nhài, hoa bưởi, hoa cau. Không khí thiêng liêng đến nỗi không ai dám cười, dẫu người ta muốn cười khanh khách. Kìa, cô Đạm Tiên đã mở miệng ngâm. Câu thơ thứ nhất đã làm cử toạ rụng rời. A, Thơ đôi ta đã... vén mùng bí mật của hai thiên tài thơ lỗi lạc. Câu thơ thứ hai tiếp theo. Cử tọa phá ra cười. Mỗi tiếng thơ của Elvis Đậu là một tiếng cười. Cười sung sướng. Đây là một cuộc giải phóng phiền muộn. Giặc phiền muộn đã bị khuất phục dưới gót dầy thơ của Elvis Đậu. Xích xiềng nô lệ của phiền muộn trói chặt chân tay con người bị thơ Elvis Đậu bẻ tung. Quả thật, thơ Elvis Đậu là những nhát dao chém gông cùm, là những trái đấm vỡ nát phiền muộn. Buổi diễn ngâm thơ nặng tính chất văn học nghệ thuật biến thành... đại nhạc hội cù lét ! Cử tọa cười hô hố. Cười hi hi. Cười rạn tim. Cười nứt phổi. Cười loét bao tử. Cười rách cuống họng. Tất cả đều biến thành hề. Từ thi sĩ tới ngâm sĩ. Bốn cô Hoàng Dung, Triệu Minh, Hân Ly, Vương Ngọc Yến ôm bụng cười. Ly tách đổ tứ tung. Tiếng vỡ leng keng, loảng xoảng. Áo dạ hội bị nước xá xị con cọp, con nai; nước cam, nước táo văng ướt mèm. Ngâm sĩ Đạm Tiên cũng cười. Nàng vừa cười vừa diẽn ngâm thơ. Các nhạc công cười no nê quên cả khẩy đờn. Giây đờn cười dũ, đứt tung giây, long cả phím. Chỉ có năm người không cười thôi. Đó là Elvis Đậu, Đoàn Dự và ba danh hề quan khách. Ba danh hề khiếp đảm trước sự thần bí của Thơ đôi ta. Họ lo ngại sắp thất nghiệp. Khi thơ ngâm ở qúan cà phê chọc cười khán giả dữ dội thến này thì đại nhạc hội cù lét phải ế khách. Và các danh hề biết làm gì mưu sinh ? Cử tọa vẫn cười. Cười không ngừng. Sang bài thơ thứ năm,vài người quỵ ngã, ngất lịm. Báo động đỏ ! Đèn bật sáng trưng. Một cú điện thoại cho cảnh sát cấp cứu. Mười phút hồi hộp. xe cứu thương rú còi tới chở những người ngất xỉu vì cười đi bệnh viện. Giặc phiền muộn đã trở lại, tái chiếm Hội Quán Cây Bã Đậu và đặt ách thống trị lên con người sau cuộc cách mạng bất ngờ. Trận cười im bặt nhường chỗ cho hoạt cảnh mới. Có người cười mạnh quá, văng cả hàm răng giả, đòi Elvis Đậu soi đèn pin kiếm răng. Có người vung tay, ví đầm bắn lên trần Hội Quán, vướng cái đinh treo lủng lẳng, không muốn rơi xuống. Có người rớt đồng hồ. Có người mất nhẫn cưới. Có người lạc bóp, trong đựng thẻ động viên tại chỗ. Cuột tìm kiếm đồ đạc rối tinh như hẹ la ơi ới. Thơ đôi ta mắc nạn (đúng là tình nạn), bị vất bừa bãi và bị dẫm lên tàn bạo ! Trong tình cảnh thương tâm và hãi hùng đó, bốn nhà sản xuất điện ảnh và bốn nhà đạo diễn rất bình tĩnh. Họ xô tới chỗ hai thi sĩ Elvis Đậu và Đoàn Dự, níu kéo hai chàng ra cổng Hội Quán và chìa ra những tờ giao kèo hậu hĩnh.


- Thưa hai thi sĩ, tâm hồn của hai ngài rất hề, thể hiện qua thơ của hai ngài. Nếu hai ngaì nhận thủ hai vai chính trong phim Nhị quái thi sĩ do Công ty của chúng tôi sắp thực hiện, hai ngài sẽ thành công rực rỡ.

- Hai ngài cho phép Công ty chúng tôi dựng lại cảnh vừa xảy ra cho phim Thi sĩ làm hề ?

- Công ty chúng tôi bằng lòng chia lời cho hai ngài nếu hai ngài đóng phim Thi sĩ bất đắc dĩ !

- Đại diễn Tiếu Lâm của Công ty chúng tôi sẽ đưa hai ngài lên tột đỉnh danh vọng, hạ gục các hề hôm nay.

Hai thi sĩ ngỡ ngàng thì một ông bầu gánh cải lương nhảy xổ tới.

- Ban hát của qua đang thiếu kép hề. Hai em giúp qua nghe. Cấm hát chầu. Hát độc quyền cho qua ở rạp Hốc Môn !

Đặc biệt vẫn là đạo diễn Ba Điếm với cái áo veste may tại nhà may Chiến ngã ba Ông Tạ bị đứt hai nút vì trận giải phóng cười vừa xảy ra, tiến đến, hai tay vỗ vai hai nhà thơ mắc nạn :

- Hai bạn thật sống động.

Bèn rút hai tấm phiếu xin cung cấp tài liệu lịch sử điện ảnh đút vào túi áo đuôi tôm của hai thi sĩ và giới thiệu :

- Mỏa là Trưởng ban Truyền thông Trường Đại học Nghệ thuật. Các vu đã đóng góp cho lịch sử điện ảnh rồi đó. Chủ nhật nhớ ghé trường mỏa thuyết trình đề taì về phim diễu trong đời sống nhé !

Hai nhà thơ, lúc này, lên cơn mê, không còn biết đâu là thực, đâu là giả ; đâu là nghiêm túc, đâu là hài hước. Đành đứng chôn chân một chỗ và lắc đầu quầy quậy. Khi đó, quan khách lục tục bỏ về. Họ phát biểu cảm tưởng chung chung: Màn cười đáng công đi dự. Bốn cô Triệu Minh, Hoàng Dung, Hân Ly, Vương Ngọc Yến về sau cùng. Mỗi cô cầm một cuốn Thơ đôi ta, mặt cong cớn, bước chân nặng tưạ chân voi, dậm bình bịch, ngang qua nơi Elvis Đậu và Đoàn Dự "chào cờ", các cô liệng Thơ đôi ta xuống đất không thương tiếc. Rimbaud Elvis Đậu và Verlaine Đoàn Dự cúi gầm mặt xấu hổ. Ai ngờ hậu quả của những tháng thai nghén Thơ đôi ta lại phũ phàn dường ấy ! Rimbaud và Verlaine nhìn vô Hội Quán. Thơ của hai chàng bừa bãi, ngỗn ngang. Bây giờ, hai chàng đã tỉnh ngộ. Hình như hai cái đuôi tôm đã rụng rơi.. Những người bồi Hội Quán lo dọn dẹp. Mảnh ly, tách vỡ được bỏ chung với thơ vào sọt rác. Elvis Đậu cởi áo đuôi tôm liệng ra, giọng bùi ngùi:

- Ta chia tay nhau nhé, Đoàn lão đệ !

Đoàn Dự cũng cởi áo đuôi tôm vất đi :

- Huynh đài tính gì ở ngày mai ?

- Tôi lên Ban Mê Thuột giúp ông bác làm rẫy. Còn lão đệ ?

- Tôi đóng cửa học bài, thề không nói chuyện làm thơ nữa.

- Phải, thơ bất lực trong đời sống.

- Thơ bất lực trong cuộc tình.

Đoàn Dự bắt tay Elvis Đậu. Hai chàng trẻ tuổi, người mỗi ngả. Họ gặp nhau nhờ thơ, xa nhau vì thơ. Thật la "Ông xanh ghét bỏ chi nhau, Chưa vui xum họp đã sầu chia phôi ". Ngọn cỏ bồi hồi...


Nhiều tháng ngày trôi đi. Đoàn Dự đóng cửa phòng ôn bài vở học thi đúng như lời hứa. Cậu không rời nhà nửa bước, trừ những bước chân tới trường. Đoàn Dự trở về chiến khu cù lần cũ. Cậu hiền lành hơn cả xưa, khiêm tốn hơn cả xưa. Cái giọng hỗn xược và khuôn mặt nhẫy nhụa văn nghệ rẻ tiền biến mất. Cậu đã hiểu thế nào là văn chương, nghệ thuật. Văn nghệ không phải những gì cậu đã tưởng, đã làm. Văn nghệ cũng chẳng cao siêu, ghê gớm chi sốt cả nhưng muốn nổi tiếng về văn nghệ, người ta cần làm việc nhiều thời gian, làm việc trong cô đơn, suy tưởng và vất vả. Văn nghệ của Đoàn Dự là thứ văn nghệ đua đòi, văn nghệ lòe bịp, láo lếu. Văn nghệ chỉ có khả năng tán gái hữu hiệu khi ta đã nổi tiếng. Lợi dụng văn nghệ nổi tiếng, ta cua các em gái mê văn nghệ. Chuyện này vẫn xảy ra. Và đã khối anh vào tù. Đoàn Dự rất đáng tha thứ, bởi tuổi trẻ nào không một lần lầm lỡ. Mọi người đều quên có một thi phẩm nhan đề Thơ đôi ta đã ra mắt tại Hội Quán Cây Bã Đậu. Đấy là Đoàn Dự. Còn Elvis Đậu ? Cậu nói lên Ban Mê Thuột làm rẫy, nhưng Đoàn Dự bặt tin bạn vàng từ đêm giã từ thảm não. Biết đâu, Elvis Đậu chẳng đi Long Khánh học nghề đốt than, hoặc cậu ra Trung khẩn hoang lập ấp. Rất có thể, cậu đào cái hố cá nhân, thắp ngọn đèn dầu, đêm ngày mài miệt trước tác một pho thơ lớn, noi gương Đặng Trần Côn tiên sinh. Tác giả Chinh phụ ngâm khúc nếu chẳng bị nữ sĩ Đoàn Thị Điểm cười ngặt nghẽo vì thơ quá tệ thì đâu nổi tự ái để cho ra đời khúc nâm ngàn thu bất hủ ? Ernest Hemingway, nếu chẳng bị các phê bình gia vung gươm đâm nát nhâù vinh quang cũ qua cuốn Bên kia sông, trong những cánh rừng thì đâu tác giăng nổi giận âm thầm xuống biển để cho ra đời tiểu thuyết Ngư ông và biển cả, giải thưởng văn chương Nobel ? Chúng ta hãy cầu nguyện dùm Elvis Đậu, dù cậu đốn củi làm than hay cậu tiếp tục nuôi mộng văn nghệ. Bốn cô Hân Ly, Hoàng Dung, Triệu Minh, Vương Ngọc Yến ngậm bồ hòn đắng ngắt, không dám mở miệng công kích Elvis Đậu và Đoàn Dự. Nhờ đó, Đoàn Dự yên thân, cuối năm bắt cái chứng chỉ Dự bị Văn khoa với điểm số khá cao. Cậu hết tơ tưởng cô Chu Chỉ Nhược.


Vào một ngày cuối thu, Đoàn Dự đang nằm suy nghĩ về nhân vật si tình Đoàn Dự trong bộ chuyện Thiên Long Bát Bộ của Kim Dung thì có tiếng gõ cửa. Lâu lắm rồi, không ai gõ cửa phòng riêng của Đoàn Dự. Cậu đã dán miếng giấy vào cánh cửa, ghi hàng chữ : Xin để tôi yên lặng. Nhưng hôm nay có kẻ không muốn cậu yên lặng. Kẻ đó là cô Chu Chỉ Nhược. Tiếng gõ dồn dập, thôi thúc và... đùa nghịch. Đoàn Dự hỏi vọng ra :

- Ai đó ?

Tiếng vang vào êm ái, nhẹ nhàng :

- Em, Chu Chỉ Nhược.

Đoàn Dự ngồi vụt dậy. Tai cậu ù. Mắt cậu hoa. Tim cậu rộn ràng. Cậu vừa lo sợ vừa bồi hồi.

- Em muốn gặp anh, anh Dự ơi !

Giọng nói của Chu Chỉ Nhược thiết tha quá đỗi. Đoàn Dự vội quên mình đã có phen làm thi sĩ bất đắc dĩ, làm chìa khoá mở kho cười vô tận cho thiên hạ, làm suýt chết mấy người không đủ... nội lực cười ! Cậu ngỡ như chuyện buồn đã xảy ra tự kiếp nào hoặc nó chưa hề xảy ra. Cậu ngỡ như mình vẫn là Đoàn Dự cù lần năm xưa, năm ngoái, rung động tột đỉnh khi được em gái Chu Chỉ Nhược nhờ chùi hộ cái bu dzi bẩn hay sửa giùm cái thắng không ăn, hộp số không nhẩy... Và Đoàn Dự phóng tới cửa, hé mở.

- Gặp tôi để sai vặt chăng ? Tôi sẵn sàng...

Cậu ba hoa theo nhịp đập của trái tim :

- Cái quát ở nhà cô đứt bộ phận quay tự động hả ?

Chu Chỉ Nhược mỉm cười, lắc đầu thân ái :

- Không, anh ạ !

- Bàn ủi cháy giây ?

- Không.

- Ti vi không rõ hình ?

- Không

- Radio hỏng loa ?

- Không

- Xe Honda đạp không nổ máy ?

- Không

- Vậy cô gặp tôi làm gì ?

Chu Chỉ Nhược nũng nịu :

- Anh phải mời em vô, vắt nước cam mời em uống em mới cho anh biết

Đoàn Dự nghi ngờ :

- Bộ muốn tôi diễu ? Tôi đã diễu rồi mà.

Chu Chỉ Nhược chớp mắt:

- Tôị nghiệp em, anh Dư. Em thật tâm sao anh cứ nghĩ em giả vờ, gạt anh. Em đâu muốn anh trở thành thi sĩ. Chả tin, anh hỏi con Hoàng Dung. Em đã không dự buổi ra mắt thi phẩm của anh.

- Cô nằm nhà ôm bụng cười ?

- Em khóc.

- Tại sao cô khóc ?

- Em sợ...

- Cô sợ gì ?

- Anh hãy mời em vô, cầm tay em dẫn em em vô đi...

Chu Chỉ Nhược vươn tay. Một giây xuất thần, Đoàn Dự cù lần can đảm, Đoàn Dự cù lần xâm mình nắm lấy tay mềm mại của Chu Chỉ Nhược. Cậu cảm giác lâng lâng, cảm giác kỳ tuyệt. Như thể cậu lơ lửng trên mây. Như thể cậy là Đường Minh Hoàng. Như thể cậu là Từ Thức. Như thể cậu đang dẫn Tay Thi lên đài Cô Tô. Và, khoảng khắc ấy, cậu chợt thấy sự nghiệp văn nghệ cậu ham có là phù ảo, là bọt bèo, là mây trôi, là gió thổi. Cánh cửa thiên thai rộng mở. Đường này lên thiên thai. Đoàn Dự mời Chu Chỉ Nhược ngồi. Cậu niềm nở :

- Đợi tôi xuống nhà vắt nước cam nhé !

Cô dịu dàng :

- Khỏi, anh ạ !

Cậu dục dã:

- Mau lên, cô gặp tôi làm gì ?

Cô ngập ngừng :

- Báo tin anh mừng là em đậu tối ưu. Báo tin anh mừng là em được Trời phù trì.

Cậu xun xoe:

- Cô cầu nguyện điều chi ?

Cô khép nép:

- Anh ạ, em đã cầu nguyện Trời Phật ban ơn cù lần cho anh mãi mãi.

Cậu ngẩn ngơ:

- Cô muốn tôi cù lần ?

Cô e ấp:

- Dạ, em muốn anh lại cạo trọc đầu, vì em thích anh nghe em xúi dại.

Cô nắm tay cậu :

- Em yêu anh bởi anh cù lần lửa... Anh cù lần lửa là anh chân thành, anh chung thủy...

Cậu ngây ngất. Cậu bị cô chụp thuốc mê. Cậu chết đứng. Mắt cậu tròn xoe, lờ đờ. Môi cậu vều ra, bất động. Tai cậu cụp lại, hết nghe. Nhưng mũi cậu còn hít hà đước hương thơm tuyệt diệu : Hương thơm của tình yêu mộng tưởng. Và hồn cậu bay bổng nhờ hương thơm góp gió.

- Anh nói gì với em đi chứ, anh !

Cậu đưa tay vuốt tóc cô, nói một câu ngắn ngủi mà một đời người chỉ có một lần để nói trong cơn mê xúc động :

- Cám ơn em đã yêu anh...


Hết
__________________




**************************************************
TRUM YEU GAI , CHET VI GAI
SONG DE YEU , CHET VI YEU
Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời


Ðiều Chỉnh
Xếp Bài

Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn
Bạn không được quyền gởi bài
Bạn không được quyền gởi trả lời
Bạn không được quyền gởi kèm file
Bạn không được quyền sửa bài

vB code đang Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển đến


Múi giờ GMT. Hiện tại là 09:55 AM.


Powered by: vBulletin Version 3.6.1 Copyright © 2000 - 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.