Go Back   Vina Forums > Thư Viện Online > Kho Tàng Truyện > Truyện Kiếm Hiệp
Hỏi/Ðáp Thành Viên Lịch Tìm Kiếm Bài Trong Ngày Ðánh Dấu Ðã Ðọc

Trả lời
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
  #1  
Old 12-21-2011, 08:24 PM
vuongminhthy vuongminhthy is offline
Đường Tam Tạng
 
Tham gia ngày: Dec 2011
Nơi Cư Ngụ: Ngũ Đài Sơn - Nam Thiếu Lâm
Bài gởi: 1,955
Default Võ Lâm Đại Chiến Càn Thanh Cung

Tên Truyện: Phong Vũ Thanh Triều
Phần I: Võ Lâm Đại Chiến Càn Thanh Cung




Tác Giả: VMT
Rating: R/T
Feedback: please!
Thể Loại: Kiếm hiệp
Tình Trạng: Prequel (đang viết)
Disclaimer: Những bài thơ, câu đố vui, truyện cười không phải của tác giả.
Nguồn: Tại hạ viết prequel này cho quyển truyện kiếm hiệp Thư Kiếm Ân Cừu Lục, nguyên tác Kim Dung.

Giới Thiệu: Đại Thanh năm 1661, hoàng đế Thuận Trị băng hà. Ái Tân Giác La Huyền Diệp lên ngôi trị vì thiên hạ khi chưa tròn tám tuổi. Dưới quyền nhiếp chính của thái hoàng thái hậu Hiếu Trang, tân hoàng đế đã cực lực giao tranh giữa căn bệnh hiểm nghèo và sự mưu mô soán ngôi đoạt vị của gian thần Ngạo Bái. Không những thế, ngài lại còn phải đối phó không ngừng với sự thống lãnh của bang phái Đại Minh Triều. Trong có gian thần, ngoài có phản tặc. Khang Hi hoàng đế đã lâm cảnh tấn thoái lưỡng nan. Và để củng cố ngai vị, ngài không tiếc hy sinh nhân mạng quan thần, vì thiên thu đại nghiệp dẫn đến một trận ái hận tình thù trong giới võ lâm…

Nhân Vật:
Lâm Tố Đình: xếp vị trí thứ tám trong bang hội Đại Minh Triều. Và cũng là nữ thành viên duy nhất. Biệt hiệu của nàng là "bát đương gia." Lâm Tố Đình được các huynh đệ tôn thành Giang Nam đệ nhất mỹ nhân. Nàng có hôn ước với thiếu đà chủ Tần Thiên Nhân, vị anh hùng cầm đầu bang hội phản Thanh phục Minh.

Tiểu Tường: là một nữ nhi cá tính, dám yêu dám hận, vì tình nhân xả tánh mạng. Mặc dầu Tiểu Tường thân phận là một kỹ nữ của Thái Hồng Lâu, nhưng trái tim nàng chung thủy chỉ với một người…

Lộ Phi Nhi: Nàng lanh lợi, cơ trí, vì tình cảm mà hy sinh cả bản thân. Nguyên tác sống của nàng là sống vì huynh, chết cũng vì huynh. Đời này của muội sinh ra nguyện theo huynh. Dù không được sống cùng bên cạnh, thiên trường địa cửu dõi bóng hình.

Lộ Phi Yến: Nàng là sư muội song sinh của Lộ Phi Nhi. Công phu siêu đẳng, tâm hồn ngây thơ trong sáng. Cả hai tỉ muội là cặp võ lâm đạo chích, trộm cắp kinh niên. Giang hồ mệnh danh hai nàng là Hắc Lộ Phi Nương.

Nữ Thần Y: sở hữu nét đẹp hoa đồng cỏ nội. Nhan sắc tuy không sánh ngang hàng các vị võ lâm giai nhân, nhưng lại lay động tâm hồn nam tử. Nàng vô danh, không rõ gia cảnh, được mệnh danh là “nhà thông thái,” và am tường y thuật Đông phương.

Tân Nguyên Cách Cách: nhan sắc hoa thẹn liễu hờn. Nàng đóng một vai trò quan trọng trong việc khởi động Hồi Giáo đánh Tân Cương, tiêu trừ đại thần Ngạo Bái. Lương duyên trớ trêu khi nàng đem lòng thương yêu người không cùng chiến tuyến...

Dương Tiêu Phong: võ lâm cao thủ phương Bắc. Chàng là trung thần duy nhất của Khang Hi. Trong lúc hoàng thượng bị Ngạo Bái chèn ép, hãm hại, chỉ có Dương Tiêu Phong tướng quân một lòng phò trợ đế vương. Chàng dung mạo tuấn tú, mưu trí đa đoan. Ngặt nỗi, tính tình tướng quân kiêu ngạo, tự phụ. Ngờ đâu, từ cổ chí kim, anh hùng không qua ải mỹ nhân…

Tần Thiên Nhân: cao thủ bậc nhất phương Nam. Chàng được hàng vạn huynh đệ ủng hộ chức vụ Thiếu Đà Chủ, thống lãnh bang phái phản Thanh. Bản lĩnh tài ba, võ công cao siêu thâm hậu. Quả thật anh hùng xuất thiếu niên. Chàng và Tần Thiên Văn là hai huynh đệ ruột.

Tần Thiên Văn: Chàng ngồi ở vị trí thứ bảy trong bang phái Đại Minh Triều nên các huynh đệ thường gọi chàng là "thất đương gia." Chàng còn có giang hồ biệt hiệu là Cữu Dương bởi vì chàng am tường tử vi càn khôn thuật số. Chàng sáng giá nhất trong bảy huynh đệ. Dung mạo khôi ngô tuấn tú. Tướng tá cao ráo anh tài. Trí tuệ mưu mẹo, đầu óc tinh ranh nhưng không kém phần… gian xảo. Mỗi nơi chàng đi đều có nữ nhi xả thân tương trợ. Than ôi cho bốn chữ phong nhã đào hoa. Hào hoa là gì? Nếu không đào hoa là gì?


thay đổi nội dung bởi: vuongminhthy, 05-03-2012 lúc 06:37 PM.
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #2  
Old 12-21-2011, 11:25 PM
vuongminhthy vuongminhthy is offline
Đường Tam Tạng
 
Tham gia ngày: Dec 2011
Nơi Cư Ngụ: Ngũ Đài Sơn - Nam Thiếu Lâm
Bài gởi: 1,955
Default

Mục Lục:

Hồi 1: Khang Hi lâm nạn
Hồi 2: Thích sát Tây Sơn sự bất thành
Hồi 3: Bát Hiệp Anh Hùng
Hồi 4: Truy lùng phản tặc
Hồi 5: Nhất đại mỹ nhân
Hồi 6: Cứu nhân lộ diện
Hồi 7: Nhà trọ Ưng Song
Hồi 8: Hoa Đà Tái Thế
Hồi 9: Đa tình tự cổ không dư hận
Hồi 10: Độc tạng Kinh Phủ
Hồi 11: Hồi dương
Hồi 12: Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ
Hồi 13: Uyên Ương Hồ Điệp
Hồi 14: Giang Nam Phong Vân
Hồi 15: Giai Nhân Tửu Lượng
Hồi 16: Song Hùng Nữ Hiệp
Hồi 17: Tú Tài gặp lính, có lý cũng câm miệng
Hồi 18: Song Lộ Phi Nương
Hồi 19: Một vợ nằm giường lèo. Hai vợ nằm chèo queo. Ba vợ ra chuồng heo mà nằm.
Hồi 20: Mưu sự tại nam nhân, thành sự tại mỹ nhân
Hồi 21: Lưu Linh lưu địa
Hồi 22: Tình là tình nhiều khi không mà có
Hồi 23: Vườn tao ngộ
Hồi 24: Thanh Hoang mai phục đoạt kim ngân
Hồi 25: Nam vô tửu như kỳ vô phong
Hồi 26: Phong trần Nam hiệp
Hồi 27: Hoàng Hà đại nạn
Hồi 28: Bọ ngựa bắt ve, chim sẻ đứng sau
Hồi 29: Anh hùng tài lượt xuất thiếu niên
Hồi 30: Nam hiệp Bắc quan
Hồi 31: Họa vô đơn chí
Hồi 32: Tiền trảm hậu tấu
Hồi 33: Anh hùng nan quá mỹ nhân quan
Hồi 34: Nhi nữ tình trường, anh hùng khí đoản


thay đổi nội dung bởi: vuongminhthy, 04-28-2012 lúc 09:00 PM.
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #3  
Old 12-21-2011, 11:26 PM
vuongminhthy vuongminhthy is offline
Đường Tam Tạng
 
Tham gia ngày: Dec 2011
Nơi Cư Ngụ: Ngũ Đài Sơn - Nam Thiếu Lâm
Bài gởi: 1,955
Default

Hồi 1: Khang Hi lâm nạn
Bắc Kinh.

Ngày bảy, tháng hai, năm 1661. Đại Thanh hoàng đế Thuận Trị băng hà. Bạch liên đăng phủ đầy Thành Tử Cấm. Ái Tân Giác La Huyền Diệp lên ngôi trị vì thiên hạ khi chưa tròn tám tuổi, lấy niên hiệu Khang Hi.

Trước phút lâm chung, hoàng á mã ái ngại tân hoàng đế tuổi còn quá trẻ nên viết di thư trao quyền cai trị giang sơn về tay “tứ mệnh đại thần.” Khang Hi lên ngôi nhưng quyền nhiếp chính được cai quản bởi thái hoàng thái hậu Hiếu Trang.

Do thái hoàng thái hậu niên thọ quá cao thành thử một trong “tứ mệnh đại thần,” mệnh danh Ngạo Bái, liên tục mua chuộc quan binh triều đình hòng kéo bè làm loạn. Ngoài mặt, Ngạo Bái tỏ vẻ ủng hộ Khang Hi nhưng lòng thầm mong triệt buộc chân mệnh thiên tử.

Mới ban đầu, Ngạo Bái đọc sớ tấu chương rồi dâng lên thái hoàng thái hậu và Khang Hi nhờ phê duyệt. Dần dần về sau, Ngạo Bái tự tiện đứng ra xem xét công việc triều chính. Sự chuyên quyền của vị cố mệnh đại thần đã khiến Khang Hi và thái hoàng thái hậu bất mãn nhưng vẫn án binh bất động. Nguyên do là vì bè cánh của Ngạo Bái quá đông, người nào người nấy ngang nhiên lộng hành ngang dọc.

Ngạo Bái cậy bản thân đã từng là vị thần lập quốc nên vỗ ngực xưng danh, không xem thánh chỉ của hoàng thượng ra gì. Quan quân triều đình ai nấy đều ngại binh hùng thế mạnh của Ngạo đại nhân. Các chư hầu bá quan văn võ để mặc gian thần hô phong hoán vũ, làm mưa làm gió đến độ trời long đất lở.

Vào năm Khang Hi lâm bệnh đậu mùa, Ngạo Bái hiểu đại nghiệp sắp sửa vào tay liền ra mặt hăm dọa Thái Y Viện, ra lệnh ngự y trì hoãn công vụ chữa trị ấu chúa. Ngự y lo sợ binh quyền của Ngạo đại thần, nhất là cái khoảng tư thù cá nhân nên không dám chuẩn mạch. Đến khi Ngạo Bái đồng ý để ngự y chuẩn mạch thì bệnh tình của ấu chúa trở nặng.

Năm đó, tuy rằng Khang Hi hoàng đế tuổi trẻ nhưng thân thể yếu nhược, thiếu sức đề kháng. Ngài nhiễm phải đậu mùa ác tính. Lúc ban đầu, giai đoạn tiền triệu kéo dài bốn ngày, chẳng may dẫn đến sốt cao rồi nhiễm độc huyết khiến giác mạc bị sẹo. Toàn Thái Y Viện trên dưới bó tay. Thái hoàng thái hậu truyền trung thần tin cậy nhất của bà, là Dương Tiêu Phong, đi tìm Nữ Thần Y vang danh giang hồ.


Hoàng cung

thay đổi nội dung bởi: vuongminhthy, 04-26-2012 lúc 07:37 PM.
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #4  
Old 12-21-2011, 11:27 PM
vuongminhthy vuongminhthy is offline
Đường Tam Tạng
 
Tham gia ngày: Dec 2011
Nơi Cư Ngụ: Ngũ Đài Sơn - Nam Thiếu Lâm
Bài gởi: 1,955
Default

Hồi 2: Thích sát Tây Sơn sự bất thành
Giang Nam. Tháng mười. Tiết Thu.

Dân cư nhộn nhịp. Bỗng có gió thu. Lá bắt đầu rơi. Hơi nhuốm lạnh. Trời chập choạng tối. Ở một khu rừng hoang sơ cách thị trấn chừng năm dặm xuất hiện hai thanh niên vận y phục màu đen và đôi tuấn mã. Người phi bạch mã chạy phía trước có thần sắc tỉnh táo và diện mạo khôi ngô. Theo sát phía sau là một kẻ cưỡi hắc mã với gương mặt tái nhợt, môi tím ngắt, và đôi mắt mất hồn. Nhìn tướng tá của người cưỡi hắc mã thì hình như đang trọng thương.

Khi đến gần thị trấn, cả hai kéo mạnh dây cương hãm đà tuấn mã. Người thanh niên cưỡi bạch mã phóng xuống đất trước tiên. Hắn quay đầu nhìn chung quanh, khi biết chắc an toàn tuyệt đối thì hối hả đến đỡ tên còn lại. Hai người một dìu một dắt, thoáng mắt đã biến mất tông tích, rồi lại bất thình lình bước ra sau toán thông già. Họ đã đổi y phục. Bộ quần áo thích khách màu đen xốc xếch giờ thay thế bằng bộ áo bào màu lam nom rất tươm tất và gọn gàng, trên đầu còn đội thêm chóp bạc, đây rõ ràng là đồng phục của các bậc tân khoa tú tài.

Hai kẻ thanh niên bỏ rơi cặp tuấn mã ở lại khu rừng, mặc xác chúng muốn đi đâu cứ đi, coi như là giải phóng cho đám thú vật một phen. Còn bản thân hai kẻ đó thì dò dẫm đến thị trấn. Họ lần theo ngõ ngạch mà ít người qua lại để tìm tới cánh cửa hậu của học đường Hắc Viện.

Người thanh niên bị thương đã gần chục canh giờ, lại phải cuốc bộ đường xá xa xôi nên mệt mỏi đuối sức. Hắn quỵ xuống đất.

- Tam Ca! - Tên đồng bọn điếng hồn kêu lên một tiếng.

Người bị thương, nay là Tam Ca, xua tay lắc đầu:
- Huynh không sao, đệ cứ an tâm.

---oo0oo---

Hắc Viện là học đường rộng lớn và ưu tú nhất của xứ sở Giang Nam. Nơi đó cũng là cư xá dành cho thí sinh tạm trú chờ ngày ứng thí. Học viện vốn do một tay của Mã Lương lão nhân ra sức quyên tiền và hợp tác với dân chúng trong vùng đồng lòng xây cất.

Mã Lương là nhà thơ danh tiếng vào cuối thời đại triều Minh. Ông từng được hậu bối tôn thành Thi Tiên và ví ngang hàng với thanh liên cư sĩ Lý Bạch.

Mã Lương một lòng khuy phục nhà Hán nên đã nhiều lần từ khước lời thỉnh mời của tiên hoàng Thuận Trị. Vị hoàng đế quá cố vốn có nhã ý muốn rước Mã Lương vào cung để giao phó trọng trách dạy dỗ các vị bối lặc gia văn chương phong phú và Hán ngữ thơ từ. Nhưng lần nào cũng bị Mã Lương chối bay chối biến. Ông tự biện hộ rằng bản thân không có tham vọng trở thành tôn sư.

Cũng bởi vì thế mà Mã Lương thường hay bị bọn quan lại địa phương đàm tiếu. Chẳng những vậy, họ còn tìm mọi cách khử trừ. Giang Nam tri huyện từng dùng quỷ kế để gán ghép tội tình, vị tri phủ sử dụng mọi mưu mẹo, và ngay cả vị đô đốc cũng đã cố công xua binh dẹp bỏ trường học nhưng mãi mà vẫn không xong. Có lần, tri huyện đại nhân phao tin Mã Lương viết một bài thơ với ý đồ công kích triều đình Mãn Châu. May mắn làm sao, chứng cớ lại bị thiêu hủy một cách bí ẩn cho nên tri huyện đại nhân không thể buộc tội Mã Lương ở giữa công đường.

Vài tháng trước, Mã Lương lão gia thọ cao nên lâm bệnh qua đời. Các bậc hiền nhân tu sĩ buộc lòng đứng ra bình chọn tân viện trưởng. Sau nhiều cuộc bỏ phiếu, chiếc ghế trống đã được giao phó cho nghĩa tử của Mã Lương là Tần Thiên Văn đảm đang.

---oo0oo---

Kẻ có diện mạo khôi ngô co chân đạp cánh cửa rồi dìu Tam Ca đứng dậy bước vô trong. Từ dãy hành lang, một lão già tóc bạc phơ vọt ra đón. Ông tất tả chạy đến đóng cánh cửa lại, khóa chốt, và gài then cẩn thận. Xong xuôi, ông quay nhìn hai tên nam nhân, đôi mắt ánh vẻ kinh ngạc. “Tại sao chỉ có hai người họ trở về?” Ông tự hỏi chính bản thân mình, lòng hoang mang tột đỉnh. Cũng bởi vì nhịn không nổi nên ông lên tiếng hỏi:

- Hai người không về cùng Sư Thái và đám huynh đệ hay sao?
- Lát nữa sẽ giải thích với ông - Kẻ khôi ngô nói nhanh - Bây giờ ông mau phụ một tay, giúp ta đưa Tam Ca vào hầm mật.

Người thanh niên tuấn tú nhờ vả xong thì Tam Ca ngất xỉu. Ông lão liền choàng tay qua vai Tam Ca làm điểm tựa, cùng với người thanh niên đỡ Tam Ca vào an nghỉ trong mật hầm nằm bên dưới từ đường. Vừa đi, ông lão vừa lo lắng, nét mặt khẩn trương, còn giọng nói thì phập phòng:

- Thương tích của Tam Đương Gia thế nào?
- Huynh ấy trúng kịch độc.

---oo0oo---

Khi ông lão đặt Tam Ca nằm trên giường thì thấy dòng máu ứa ra từ hông bên trái. Máu có màu đen, chảy xuống, loang lên tấm trải giường. Ông há hốc miệng. Mãi một lúc mới choàng tỉnh.

- Nguy rồi! - Ông lão luống cuống giơ tay chỉ vũng máu - Hình như Tam Đương Gia nhiễm độc huyết.

Người thanh niên kia nghe được thì lập tức điểm huyệt “khí hải” của Tam Ca, tĩnh động mạch, phá khí. Ông lão thất kinh thiên, định ra tay cản nhưng người thanh niên giải bày:

- Chất độc quá hiểm, nếu để máu lưu thông thì độc sẽ công tâm. Phải điểm huyệt này máu mới ứ lại.

Và hắn hất đầu bảo:
- Lão Tôn, ông hãy đi pha nước nóng đem đến đây.

Lão Tôn vâng dạ. Ông mau mắn bỏ ra khỏi mật hầm. Khi lão Tôn đi rồi thì người thanh niên cởi áo của Tam Ca để quan sát vết thương.

Nửa khắc sau, lão Tôn quay trở vào với thau nước, cái khăn, và nhiều miếng vải trắng dùng cho việc băng bó. Ông trao ba thứ đó tận tay người thanh niên trước khi chạy đến góc phòng bưng chiếc ghế lại để gần giường. Người thanh niên đặt thau nước và mấy tấm vải lên ghế.

Tam Ca cởi trần trùng trục, đang nằm bất tỉnh nhân sự, đôi mắt nhắm tịt trong khi người thanh niên nhúng khăn vô thau nước nóng, vắt ráo. Hắn dùng chiếc khăn đó chùi vết máu đen kịt chung quanh be sườn của Tam Ca. Lão Tôn đứng khoanh tay kế bên chờ sai bảo. Vừa lau vết thương, người thanh niên vừa cau mày hỏi:

- Thiếu đà chủ đã về chưa?

Lão Tôn buông thõng hai tay. Ông buồn bã lắc đầu thay tiếng trả lời, trong lòng đầy lo ngại. Ông nhìn bệnh nhân, lúc này đang hồn lìa khỏi xác, rồi đưa cặp mắt nhăn nheo già nua sang kẻ thanh niên có gương mặt khôi ngô. “Tại sao sự việc lại đến nông nổi này? Kế hoạch của chúng ta chu toàn như vậy…” Lão Tôn đau lòng tự nhủ. Ông không nén được tiếng thở dài.


Khu rừng, nơi xuất hiện hai chàng thanh niên áo đen và đôi tuấn mã

thay đổi nội dung bởi: vuongminhthy, 04-26-2012 lúc 09:52 PM.
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #5  
Old 12-21-2011, 11:28 PM
vuongminhthy vuongminhthy is offline
Đường Tam Tạng
 
Tham gia ngày: Dec 2011
Nơi Cư Ngụ: Ngũ Đài Sơn - Nam Thiếu Lâm
Bài gởi: 1,955
Default

Hồi 3: Bát hiệp anh hùng

Vài hôm trước, từ Cố Cung của thành Bắc Kinh loang tin tức, “thái hoàng thái hậu sẽ cùng với Khang Hi hoàng đế xuất tuần đến núi Tây Sơn để tạ lễ Quan Thái Âm.” Sư Thái biết chuyện bèn kêu gọi Giang Nam Thất Hiệp bày mưu ám sát. Giang Nam Thất Hiệp là bảy vị anh tài có võ nghệ cao cường nhất của bang hội phản Thanh. Ngặt nỗi, âm mưu đảo chính bất thành.

Sáng ngày hôm đó, thái hoàng thái hậu xuất cung. Bà mang người cháu đích tôn tức là Khang Hi ấu chúa theo cùng. Nhưng tân hoàng đế đã được Phủ Doãn đại tướng quân tặng long bào có tẩm độc nhằm bảo vệ bản thân khi nguy cấp. Ngoài ra, còn có đội súng Tây phục kích chung quanh ngôi miếu Quan Âm. Lực lượng của đội súng Tây cũng được Phủ Doãn đại tướng quân bí mật bố trí và sẵn sàng chờ đợi để đánh úp đối phương khi lọt vào trận địa.

Bởi thế mà mưu lược ám toán của bang hội phản Thanh bị phá sản. Sư Thái vừa mới ra quân, trận vừa mới đánh, chưa kịp diệu võ dương oai thì đã phải tìm đường tẩu thoát. Trong giây phút nguy ngập, người đồ đệ thứ ba của Sư Thái là Tam Đương Gia bắt giữ được hoàng đế nhưng thấy đứa trẻ nên không đành ra tay. Ngược lại, Khang Hi rút đoản đao đâm trúng tĩnh động mạch cạnh sườn của kẻ thích khách. Độc trên long bào vì thế công tâm.

Sư Thái hết cách nên đành cắn răng hủy bỏ kế hoạch. Bà vừa phất tay ra hiệu rút lùi vừa đánh cầm chân bọn binh sĩ để cho người đồ đệ thứ bảy là Thất Đương Gia dìu Tam Đương Gia lên tuấn mã. Trong khi hai người đó an toàn rời khỏi thì bản thân của Sư Thái lại lâm cảnh nguy nan. Bà bị quân thù nã pháo, đạn bắn trúng lòng ngực. Nhưng trời không phụ người lành, Sư Thái được người đồ đệ thứ nhì là Nhị Đương Gia dùng khinh công phá vòng vây cứu bà thoát hiểm. Người đồ đệ thứ nhất là Đại Đương Gia bị địch bao vây. Chẳng ai biết hắn tìm cách nào mà cuối cùng cũng tháo chạy ra ngoài. Còn những người đệ tử khác của Sư Thái là Tứ Đương Gia, Ngũ Đương Gia, và Lục Đương Gia thì số phận không được may mắn như bà và đám huynh đệ. Bọn họ tất cả đồng loạt tử thương.

Xin cho phân tích thêm là bang phái phản Thanh gồm có vị lãnh tụ, tức là người đứng đầu, gọi là Tổng Đà Chủ. Kế đến là Thiếu Đà Chủ, người này nhậm chức chỉ huy và lãnh đạo bang hội khi Tổng Đà Chủ qua đời hay vắng mặt vì nguyên do mà ít ai lường trước được, thí dụ như lúc lâm bệnh hoặc đang thọ thương. Xếp dưới quyền của Thiếu Đà Chủ nhưng trên hàng vạn thành viên bang hội là tám vị Đương Gia. Tất cả thành viên của hội đều có thể được cân nhắc vào hàng Đương Gia nếu như họ hội tụ đầy đủ các yếu tố. Một trong những yếu tố quan trọng nhất chính là võ công. Tám vị Đương Gia đều là nhân vật võ lâm kính nể, công phu cái thế, thuộc hàng tinh thông thượng thừa.

Cũng xin nhắc đến danh phận đặc biệt của Sư Thái. Bà vốn là Trường Bình công chúa của triều Minh. Đó là triều đại độc lập cuối cùng do người Hán lãnh đạo trước khi bị thôn tính vào tay nhà Thanh của những người thắt bím tóc thuộc tộc Mãn Châu. Năm xưa, Trường Bình công chúa đi lại trong chốn giang hồ đã lấy biệt hiệu là A Cửu. Sau khi bị mất một tay, A Cửu xuất gia đầu phật nên sửa đổi danh hiệu thành Cửu Nạn. Kể từ đó, Cửu Nạn thành tâm khẩn phật. Bà một lòng xa lánh thế nhân để quy ẩn giang hồ. Tuy nhiên, ngó vậy mà không phải vậy. Thật tình mà nói thì ngọn lửa hận thù vong quốc vẫn còn cháy âm ỉ trong lòng bà. Thành thử, tu hành chỉ là cái cớ để bà che mắt triều đình, còn mục tiêu chính thức là thành lập một bang hội. Dã tâm của bà rất lớn. Trong suốt hai mươi mấy năm qua bà không ngừng thu nhận và huấn luyện đệ tử hòng phản Thanh phục Minh.

Trường Bình công chúa lúc rời Thành Tử Cấm đã bí mật giao du khắp nơi hòng chiêu binh mãi mã. Bà vì dốc lòng tìm kiếm các bậc nhân tài nghĩa sĩ nên quanh năm suốt tháng lăn lộn nơi chốn giang hồ để chiêu mộ nhiều vị danh nhân. Đại đa số những người được bà rất mực chú ý là đám trẻ thơ ở cô nhi viện. Bà truyền thụ võ công cho họ và quan tâm chăm sóc như người thân trong gia đình. Sau khi bà quen biết Mã Lương lão nhân thì cả hai người bắt đầu âm thầm hoạt động cướp giàu tế bần. Hai người cùng một ý nguyện phục Minh nên mở thư viện và trường học nhằm kêu gọi bằng hữu gia nhập bang phái Đại Minh Triều. Dần dần sau này, đám cô nhi lớn khôn. Bọn họ vì tôn kính nên gọi bà là Sư Thái, nhưng bà chính là Tổng Đà Chủ, vị lãnh tụ vĩ đại của bang phái phản Thanh. Bà trú ngụ ở rất nhiều nơi, cư gia thường hay bất định. Ngoài Giang Nam Thất Hiệp thì không ai biết tông tích và hành tung ẩn náo của bà.

Sư Thái vốn thu nhận nhiều đệ tử nhập môn. Trong những kẻ anh tài đó có bảy người đồ đệ được bà cất công chọn lựa, đặc biệt tâm đắc, và vô cùng ưu ái hợp thành Giang Nam Thất Hiệp. Họ là Đại Đương Gia - Khẩu Tâm, Nhị Đương Gia - Tần Thiên Nhân, Tam Đương Gia - Trương Quốc Khải, và Thất Đương Gia - Tần Thiên Văn. Còn ba người đồ đệ nữa, nhưng đã thất thủ và bỏ mạng ở miếu Quan Thế Âm. Ngoài ra, Sư Thái còn nuôi nấng một nữ nhân mười tám tuổi. Công phu của nàng không rõ hạng bởi vì nàng chưa tỉ thí với ai. Người đời chỉ biết đến danh tánh của nàng là “Giang Nam đệ nhất mỹ nhân.” Riêng các vị sư huynh trong hội thì âu yếm gọi nàng là Bát muội. Nàng là nữ thành viên duy nhất trong thất hiệp huynh đệ và cũng được xem là Bát Đương Gia của bang phái Đại Minh Triều. Hệt như Sư Thái, hành tung của Giang Nam đệ nhất mỹ nhân thường hay bất định, nay đây mai đó, thỉnh thoảng thì tạm trú ở Hắc Viện học đường. Nàng cùng với các vị sư huynh liên binh, kết nạp thành Giang Nam Bát Hiệp trấn thế giang hồ.

Đôi lời giới thiệu về các vị Đương Gia: 

Đại Đương Gia là người có võ nghệ cao thâm, tuy rằng đang khoác áo cà sa, lòng hướng phật nhưng tâm không tịnh. Chàng mặc áo tu hành mà bụng dạ toan tính, rất ranh ma, lại còn ưa thích chức vụ cao sang và trong thâm tâm luôn luôn mơ ước được trở thành đại sư trù trì.

Biệt hiệu của Đại Đương Gia là Khẩu Tâm. Hai chữ đó vốn do phương trượng của chùa Thanh Tịnh đặt cho. Ngay cả bản thân chàng cũng chẳng biết tên thật của mình là gì.

Khẩu Tâm có thân mình cao lớn, gương mặt rộng hình chữ điền, cộng với hai hàng mi mao dày và hàm râu đậm, trông bộ dạng cứ như là linh vật kỳ lân. Bá tánh bình dân chỉ nhìn thoáng qua dung mạo của Khẩu Tâm một cái cũng đủ khiếp đảm mất ăn mất ngủ. Chẳng những thế, chàng còn sở hữu thêm giọng nói dõng dạc mà nhiều lúc vang lên nghe từa tựa như tiếng chuông đồng.

Khẩu Tâm không cười bao giờ, lúc gặp đối thủ thì càng im lìm cô tịch, mục đích là để hù dọa tâm lý của kẻ đối diện khiến cho quân địch kinh thiên hồn vía. Chàng ra tay nhanh như sấm, động thủ không bao giờ nương, và chưa hề nếm mùi vị thất bại dưới tay bọn cẩu tẩu Mãn Thanh dầu chỉ một lần.

Năm mười lăm tuổi, Khẩu Tâm cùng Sư Thái mai phục ở Sơn Đông hầu chặn đoàn xe của Cao Lã. Ông ấy lúc bấy giờ đang hộ tống vợ con lên đường nhận chức quan địa phương. Sư Thái kề dao lên cổ người con trai duy nhất của Cao Lã tri huyện. Bà dùng tên nghịch tử đó để uy hiếp trong khi Khẩu Tâm đòi tên quan tri huyện nộp hết tài sản. Cao Lã đâu dám không tuân. Sau khi rời khỏi, Sư Thái bàng hoàng phát giác tên đại đệ tử lén lút cất giữ một số trân châu hạt hòng làm của riêng. Bà bèn xử theo bang pháp.

Theo quy luật của hội thì bất kỳ tên đệ tử nào có ý tham nhũng nhưng lại cam tâm hối cải thì sẽ phải chịu phạt bằng cách lau chùi nhà xí trong vòng ba tháng, ăn cơm hẩm, và ngủ chiếu đất. Mặc kệ là ai cũng không được ân xá. Nếu như phạm nhân bị phát hiện là đang gian dối, hoặc là làm trật một trong ba điều kể trên thì sẽ phải chịu phạt hai trăm trượng và bị trục xuất ra khỏi tông đường. Quy chế đó là một điều trong bộ Tam Bất Luật do Mã Lương lão nhân đặt tên. Mãi cho đến ngày hôm nay vẫn còn được tất cả các thành viên bang hội xem trọng. Tam Bất Luật gồm có:

Bất đầu phục Thanh triều
Bất bán rẻ huynh đệ, và
Bất tham nhũng gia sản

Khẩu Tâm dọn dẹp nhà xí ở Hội Minh Triều không lâu đã len lén ăn thịt chuột và uống rượu bồ đào. Ngoài Hắc Viện thì Hội Minh Triều là nơi tụ tập của Giang Nam Bát Hiệp khi có biến cố. Họ dùng pháo thủ làm tính hiệu. Khi thấy lửa bùng nổ ở Tây Hồ thì tất cả các thành viên đều về tham dự. Nơi đây, Nhị Đương Gia - Tần Thiên Nhân trở thành nhân vật chủ chốt. Chàng ngồi chiếc ghế lãnh đạo. Lẽ ra là vị trí của Tổng Đà Chủ, nhưng Sư Thái không bao giờ ra mặt mà chỉ ở bên trong âm thầm chỉ huy.

Trở lại câu chuyện của Khẩu Tâm. Có một hôm, Khẩu Tâm chưa ăn xong thịt đã nghe tiếng chân người. Vì sợ việc tu hành của mình trái phép nên chàng vội giấu đồ ăn xuống dưới ghế mây. Đệ tử bang hội đi ngang qua đã lầm tưởng chàng là vị hòa thượng tốt của chùa Thanh Tịnh.

Lúc họ mới rời gót, Khẩu Tâm chưa kịp thở phào thì phát giác đồ ăn bị một con mèo đen đánh cắp. Chàng liền huơ tay vớ cọng dây nhằm phơi áo quần, cột thành một vòng tròn nhỏ, ném trúng cổ hắc miêu và ra sức kéo. Sợi dây vòng tròn siết mạnh nên chỉ trong vòng nháy mắt thì xương cổ súc sinh gãy gọn.

Sau việc đó, Khẩu Tâm quyết định chế tạo binh khí độc đáo thiên hạ. Khoảng vài năm mày mò, cuối cùng, Khẩu Tâm đã cho ra Thiết Đầu Lôi, một thứ vũ khí cực kỳ hung tợn có hình tạng như một cái lồng chim bằng thép có xích sắt. Khẩu Tâm chỉ cần vung tay sao cho đúng mục tiêu thì chiếc lồng sẽ bay tới chụp vào đầu đối thủ. Sau khi giật mạnh sợi dây xích, nhiều cạnh nhọn từ lồng chim đâm vào cổ đối phương khiến gân xương đứt lìa. Đầu rời khỏi xác. Kinh hãi tột cùng. Trong lúc không sử dụng, Khẩu Tâm xếp Thiết Đầu Lôi lại và bỏ vào áo cà sa. Lúc ban đầu, Mã Lương lão nhân không bằng lòng với ác khí đó vì nó quá tàn nhẫn nhưng ông khuyên mãi mà Khẩu Tâm không phục. Lại nữa, Khẩu Tâm làm rất được việc, nhất là trong vấn đề tiêu trừ đám tham quan vô lại cho nên Mã Lương mới chịu thôi. Ông không màng đá động tới.


Miếu Quan Âm, Tây Sơn

thay đổi nội dung bởi: vuongminhthy, 04-26-2012 lúc 07:49 PM.
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #6  
Old 12-21-2011, 11:29 PM
vuongminhthy vuongminhthy is offline
Đường Tam Tạng
 
Tham gia ngày: Dec 2011
Nơi Cư Ngụ: Ngũ Đài Sơn - Nam Thiếu Lâm
Bài gởi: 1,955
Default

Người xếp thứ nhì trong tám vị Giang Nam bát hiệp là Tần Thiên Nhân. Tuy chàng ăn nói chững chạc nhưng lại thuộc típ người trầm lặng. Tần Thiên Nhân nhập môn sau Khẩu Tâm một thời gian nên được xem là Nhị Đương Gia của bang phái Đại Minh Triều.

Khẩu Tâm vốn là đại sư huynh của nhóm Giang Nam bát hiệp, cho nên, Khẩu Tâm đáng lý ra phải là người đảm nhiệm chức vụ Thiếu Đà Chủ. Nhưng ngặt cái là mỗi lần Sư Thái vắng mặt thì hầu hết tất cả các thành viên bang hội đều tôn xưng Tần Thiên Nhân thành vị thủ lĩnh chứ không phải Khẩu Tâm. Lý do đó vô cùng đơn giản, vì Tần Thiên Nhân là người hữu dũng hữu mưu, võ nghệ tài tình, còn bản lĩnh thì cao siêu thâm hậu. Bởi vậy mà mỗi lần bang phái có việc cần kẻ chủ trương thì Tần Thiên Nhân thường hay là người nêu ra quyết định cuối cùng.

Võ công của Tần Thiên Nhân nói không khả quan thì có thể xếp hàng thượng thừa. Chàng sở hữu đôi tay nhanh nhẹn. Với khả năng bất cần vũ khí, chàng chỉ cần dựa vào nội công siêu phàm mà vận công lực vào đôi tay nhằm đánh gãy xương cốt địch thù. Tần Thiên Nhân là cao thủ thần quyền nên ít khi ra tay từ xa, bởi nếu như chàng không nắm bắt được đối phương thì sẽ không dễ dàng nhập nội. Vì thế mà chàng có thể phát huy tối đa ở vòng mười thước.

Tần Thiên Nhân còn có khinh công bậc nhất thiên hạ. Tuy chàng là đồ đệ của Sư Thái nhưng võ công vượt trội sư phụ rất nhiều. Chàng ít khi ra tuyệt chiêu mà chờ đợi tới giây phút cuối cùng mới sử dụng. Tuyệt kỹ quyết định của chàng là chiêu thức Chuẩn Đề Quyền, một chiêu thức độc địa trong bộ Thiên Thủ Thiên Nhãn Quyền. Mỗi lần chàng xuất chiêu này là có thể đoạt cùng lúc hàng chục tánh mạng.

Khoan hãy nói về việc Tần Thiên Nhân là cao đồ của lò võ Thiếu Lâm, chàng thông thạo bảy mươi hai môn tuyệt kỹ “thất thập nhị huyền công.” Bây giờ nói tới bộ Thiên Thủ Thiên Nhãn Quyền mà từ lâu đã trở thành độc nhất vô nhị trong giới giang hồ. Bộ môn thần công này là do Tần Thiên Nhân tự mình sáng lập, lâu nay chưa hề truyền thụ cho ai. Trong bộ có chiêu thức Chuẩn Đề Quyền đã được các vị võ thuật gia mô tả như sau:

“Kẻ địch lâm trận sẽ tưởng chừng như đang đối phó cùng lúc với hai mươi bốn bàn tay ra đòn chí tử từ bốn phương tám hướng. Đánh không kịp bưng tai, nhanh chớp nhoáng đến mức kẻ thù không biết phải công thủ bên nào.” Thiên Thủ Thiên Nhãn Quyền là tên của bộ quyền công kinh hồn mà những đối phương may mắn sống sót đã ví như đang tranh bá với tượng phật nghìn tay nghìn mắt.

Phía giang hồ thường hay tương truyền và quyển Võ Thuật Gia Phổ cũng từng ghi chép, “Thiếu Tổng Đà Chủ - Tần Thiên Nhân ngự tôn đỉnh võ lâm, công phu xếp hàng đầu thiên hạ.”

Tần Thiên Nhân còn được người đời tôn thành Thần Quyền Nam Hiệp oai trấn tứ phương. Người duy nhất có thế sánh ngang hàng ngang sức với Tần Thiên Nhân thì họa may chỉ có một mà thôi. Vị cao nhân đó là Phủ Doãn Đại Tướng Quân – Dương Tiêu Phong hay còn được dân chúng kinh thành bang danh là Bắc Quan Đại Nhân. Dương Tiêu Phong tướng quân là chuyên gia ám khí.

Bởi vậy mà các vị bằng hữu giang hồ thường nghêu ngao câu “Nam hiệp Bắc quan giao tranh đấu,” nghĩa là phương Nam thì có Tần Thiên Nhân, còn phía Bắc thì lại có Dương Tiêu Phong. Thần Quyền Nam Hiệp đối đầu với Bắc Quan Đại Nhân. Cả hai bậc võ vương là kỳ phùng địch thủ. Họ chưa hề hội ngộ bao giờ nên thở thành câu đố trong giới võ lâm.

Ngoài ra cũng không nên không nhắc đến Ngạo Bái. Ông vốn xuất thân là Mãn Châu đệ nhất tướng sĩ và đã từng tham gia chinh chiến từ thời Hoàng Thái Cực. Ngạo Bái dũng mãnh hơn người. Ông xuất nhiều mưu mô gian xảo và thảm sát nhân mạng một cách tàn bạo. Nay ông quyền cao chức trọng nên ở mãi trong cung lập kế loại trừ tân hoàng đế. Thế nên, giang hồ không xếp hạng ông vào quyển Võ Thuật Gia.

Trở lại Thiếu Đà Chủ - Tần Thiên Nhân. Theo lời của Giang Nam đệ nhất mỹ nữ thì “Tần Thiên Nhân là người đáng để nữ nhi trao thân cả đời. Chàng tuy rất nghiêm nghị, ngoài mặt nhìn có vẻ lạnh lẽo nhưng trong thâm tâm thì vô cùng độ lượng.”

Tần Thiên Nhân có tầm dáng cao ngời, thân mình vạm vỡ rắn chắc, và đôi vai rộng có thể làm điểm tựa cho bất kỳ nữ nhân nào. Chàng là một đấng trượng phu nghĩa hiệp. Nhìn dáng vẻ ngỡ vô tình nhưng có phải là kẻ đa tình hay không? Chàng rất ít khi cười dù là cười mỉm, hình như trong lòng chất chứa đều ưu tư. Chàng như một chiếc rương khóa chặt, bên trong chứa đựng bao điều bí mật làm nữ nhân hiếu kỳ nên muốn chinh phục cho bằng được. Ánh mắt chàng sâu thẳm chứa chan tâm sự, khi người đối diện nhìn vào sẽ bị thu hút và cuốn xoáy theo tâm hồn. Bất cứ lúc nào chàng xuất hiện, cho dù chỉ một mình hay cùng với những thanh niên khác thì sự vô tình càng khiến chàng toát lên vẻ quyến rũ, làm cho ai nấy đều phải động lòng thương yêu. Mỗi lần có sự hiện diện của chàng thì nữ nhân nào cũng muốn mang trái tim nồng nàn trao tặng để đổi lại một tia nhìn mà thôi, mặc dầu là ánh mắt hững hờ.

Đối với các vị bằng hữu trong chốn giang hồ thì Tần Thiên Nhân là người bạn tâm giao rất đáng để quen. Chàng là kẻ sẵn sàng xả tánh mạng vì tri kỷ và cũng sẽ vì hiệp nghĩa mà hy sinh. Hễ mỗi lần gặp điều bất bình thì mọi người đều diện kiến Tần Thiên Nhân vì họ biết chàng luôn ra tay tương trợ. Chàng sống cho sơn hà, chết vì xã tắc. Chàng là một hình tượng anh hùng nhưng hy vọng không phải là hình hài bi kịch, mà sẽ là một bậc kỳ tài trong giới võ lâm.

Tóm lại, Thiếu Đà Chủ - Tần Thiên Nhân là một đại trượng phu lý tưởng, đầu đội trời chân đạp đất. Chàng tôn thờ chính nghĩa. So với Đại Đương Gia – Khẩu Tâm thì Nhị Đương Gia – Tần Thiên Nhân xem ra được huynh đệ bang hội ưu ái hơn. Khẩu Tâm được nhiều người kính sợ nhưng Tần Thiên Nhân lại được mọi người trọng nể. Cho đến hôm nay vẫn không rõ trong trái tim chàng đã có hồng nhan tri kỷ hay chưa?


Giang Nam

thay đổi nội dung bởi: vuongminhthy, 04-26-2012 lúc 07:53 PM.
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #7  
Old 12-21-2011, 11:30 PM
vuongminhthy vuongminhthy is offline
Đường Tam Tạng
 
Tham gia ngày: Dec 2011
Nơi Cư Ngụ: Ngũ Đài Sơn - Nam Thiếu Lâm
Bài gởi: 1,955
Default

---oo0oo---

Bậc anh hùng đảm nhiệm chức vụ thứ ba trong bang hội Đại Minh Triều là Trương Quốc Khải. Chàng được các vị huynh đệ tôn thành Tam Đương Gia. Trương Quốc Khải là người nhân từ nhất trong nhóm Giang Nam bát hiệp. Chàng có tư duy thanh thản và tâm địa rộng lượng hải hà.

Trương Quốc Khải là chủ nhân của thanh Phục Kiếm. Lúc chàng đón nhận món binh khí từ tay Sư Thái thì chàng đã có tuyên thề với bà rằng chàng sẽ bảo hộ thanh kiếm đó cho đến khi đứng trước vùng biên ải cửu tuyền. Đối với Trương Quốc Khải thì thanh bảo kiếm là tánh mạng. Kiếm mất người mất, kiếm còn người còn. Binh khí của chàng bất rời thân. Khi chàng không dùng đến thì thanh kiếm được cuộn tròn vòng quanh thắt lưng. Mỗi lần người ngoài nhìn sơ sơ sẽ thấy thanh kiếm có hình dáng từa tựa như sợi dây thắt lưng của y phục nên gọi là Phục Kiếm. Hiếm khi có cao nhân phát giác sợi dây thắt lưng ấy là binh khí, ngoài trừ tám vị bát hiệp anh hùng.

Theo sự ghi chép của Binh Khí Phổ thì loại binh khí này còn có tên là Liễu Diệp kiếm. Hai chữ Liễu Diệp dùng để chỉ loại gươm rất mỏng, nhẹ, dẻo dai, và được làm bằng thép. Thanh Phục Kiếm được hình thành bởi loại hợp kim với thành phần chính là sắt và chất thán. Giang hồ đoán phong phanh là Sư Thái đã cất công khai quật loại hợp kim này vào nhiều năm về trước, ở tại nơi mà võ lâm đồn đãi là chốn ra đời của thanh Kim Xà Kiếm, một di vật của Kim Xà Lang Quân - Hạ Tuyết Nghi.

Khi bang hội danh tiếng chưa vang thì Trương Quốc Khải là bậc anh tài mà nhân sinh thường biết đến. Bởi vì chàng là một trong những kẻ đầu tiên dùng danh hiệu của bang phái Đại Minh Triều để hành hiệp trượng nghĩa. Đã rất nhiều lần, chàng tham gia hoạt động với Khẩu Tâm và Tần Thiên Nhân. Cả ba sư huynh đệ cướp giàu tế bần. Họ sử dụng cùng chung bộ môn võ thuật Thiếu Lâm Tự “thất thập nhị huyền công,” bảy mươi hai chiêu thức chứa đầy sự biến hóa, dùng để điều khiển và thống nhất thiên hạ, vượt bá trung nguyên.

Trương Quốc Khải có dung mạo tầm thường, còn dáng dấp thì như một phàm phu. Thành thử ra, đám binh lính triều đình chưa có thể khẳng định được bản lĩnh thật của chàng, và càng không thể ngờ chàng là một thành viên nòng cốt của bang hội phản Thanh. Cho nên, Sư Thái mới lợi dụng ưu điểm đó. Bà thường hay cử Trương Quốc Khải đi thám thính tin đồn ở chỗ đông người, trong chốn kinh thành hay là nơi phố chợ.

Mỗi lần gặp Trương Quốc Khải ngoài đường sá thì lần nào đám binh sĩ cũng phớt lờ. Bọn chúng đi ngang, nhìn thoáng qua bộ mặt của Trương Quốc Khải một cái rồi dửng dưng đi tiếp, chẳng chút nghi ngờ lôi thôi. Có đôi khi, bọn chúng còn to nhỏ với nhau rằng chàng là một kẻ chất phác, tướng tá nhà quê, và đương nhiên một người với hình tạng nông phu ngờ ngệch thì không thể nào trở thành mối đe dọa cho triều đình Mãn Châu. Bọn chúng càng ít đề phòng thì tính mạng của Trương Quốc Khải càng được an toàn. Cái phong cách bình dân và lối ăn mặc giản dị của chàng âu cũng là điều lợi.

Thanh "phục kiếm" của Trương Quốc Khải

thay đổi nội dung bởi: vuongminhthy, 04-26-2012 lúc 07:55 PM.
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #8  
Old 12-21-2011, 11:31 PM
vuongminhthy vuongminhthy is offline
Đường Tam Tạng
 
Tham gia ngày: Dec 2011
Nơi Cư Ngụ: Ngũ Đài Sơn - Nam Thiếu Lâm
Bài gởi: 1,955
Default

---oo0oo---

Ngoài ba vị đương gia kể trên thì bang phái Đại Minh Triều gồm có thêm Tứ Đương Gia, Ngũ Đương Gia, và Lục Đương Gia nhưng ba người họ đã hy sinh tánh mạng trong cuộc ám sát Khang Hi ấu chúa. Chỉ còn sót lại vị đương gia cuối cùng là Thất Đương Gia. Đấng anh hào ngồi ở vị trí thứ bảy đó tên là Tần Thiên Văn.

Tần Thiên Văn và Tần Thiên Nhân là hai huynh đệ cùng chung huyết thống. Tần Thiên Văn cũng chính là nghĩa tử của Mã Lương. Xin nhắc lại rằng Mã Lương là người xây dựng nên học đường Hắc Viện ở Giang Nam. Ông vốn nắm giữ chức vụ viện trưởng nhưng từ khi ông qua đời thì Tần Thiên Văn được các vị tú tài và thi hào danh nhân bầu chọn thành viện trưởng để thay thế nhiệm vụ cao cả của nghĩa phụ chàng. Hiện tại, Tần Thiên Văn vừa đảm đang chức trách trọng đại nơi chốn học đường vừa phải lao tâm lao não tính toán cho việc khôi phục giang sơn Hán thất.

Nói một cách chân thật, không hề khoác lác thì Tần Thiên Văn là người sáng giá nhất trong bảy vị Giang Nam thất hiệp. Tần Thiên Văn có dung mạo anh tuấn, khí độ phi phàm. Hình tượng của chàng an nhàn thanh thả hệt một cư sĩ nhưng vị cư sĩ này có tướng đa thê. Đều đó thể hiện qua từng ngôn ngữ khi chàng ở bên cạnh nữ nhi khuê tú. Phải chăng tất cả anh hùng trên thế gian đều không thể nào bước qua ải mỹ nhân?

Đương nhiên là phong cách tài hoa luôn đính kèm tính nết đào hoa phong nhã. Âu cũng chính là tật xấu của chàng. Thói đời gì mà tơ tình nhăn nhít, nhất là cái miệng trát mật, nói toàn lời tán tỉnh gái nhà lành. Nay nàng áo đỏ, mai nàng áo xanh. Bởi thế nên tác giả xin mượn hai câu thơ của Hồng Sơn Lạp Lộ để diễn đạt tính cách của Tần Thiên Văn. Chàng là kẻ “bạc tình nổi tiếng lầu xanh, một tay chôn biết mấy cành phù dung.”

Nhưng ngặt cái là nữ nhân cứ đua nhau hâm mộ anh chàng… Sở Khanh. Phải chăng là vì phong thái lịch lãm? Hay là vì thói ăn vận chải chuốt? Mà thiệt, Tần Thiên Văn diện độc nhất bộ y phục màu trắng nom hệt tam thái tử Bạch Long Mã của Long Vương trong truyện Tây Du. Chàng đi đứng nho nhã, cử chỉ phong lưu, còn về mặt ăn nói thì văn chương từ tốn.

Tài cán của Tần Thiên Văn kể mãi không hết. Chàng chơi đàn tranh thành thạo, rành thuật thổi tiêu, biết cách viết nhiều bày thơ tình yêu văn hoa bóng bẩy, còn riêng biệt tài đánh cờ thì lại trở thành thiên hạ vô địch. Ngang hàng ngang sức với chàng âu chỉ có một người, là Hoa Đà tái thế Nữ Thần Y. Nàng xuất thân là một cô nhi, không danh không tánh. Bởi vì nàng thông minh trí tuệ và am tường y thuật Đông phương nên nàng được các thành viên bang hội mệnh danh là “nhà thông thái.” Còn biệt hiệu Nữ Thần Y thì đã xuất phát từ khi… mai này mới nói.

Có lẽ Nữ Thần Y và Giang Nam đệ nhất mỹ nhân là đôi nữ nhi duy nhất chưa nằm trong vòng tay sành sỏi của Tần Thiên Văn. Điều này dễ giải thích, tại vì Giang Nam đệ nhất mỹ nhân có hôn ước với sư huynh của Tần Thiên Văn từ xưa. Thành thử ra, Giang Nam đệ nhất mỹ nhân sau này sẽ trở thành tẩu tẩu, nghĩa là chị dâu cho nên chàng không dám rớ. Còn về khoảng của Nữ Thần Y thì chẳng hiểu tại vì sao Tần Thiên Văn, một kẻ văn võ song toàn, ra sức nắm bắt mà với mãi vẫn không tới được.

Bây giờ nói về phương diện võ nghệ.

Nếu luận tài đấm đá hay là cơ trí thì Tần Thiên Văn có võ công thuộc hàng cao siêu thâm hậu, và còn thông minh mưu lược trên cả Chu Du. Năm chàng mười tuổi đã từng được tất tần tật các thành viên bang hội mệnh danh là Gia Cát tái lai. Trên hiện tại, chàng là đầu não của bang phái Đại Minh Triều.

Tần Thiên Văn đoán biết thiên thời địa lợi, sử dụng chu tường tam thập lục kế, và dự liệu như thánh nhân. Binh khí của chàng cũng rất tài tình. Khoan hãy nói về binh khí, chàng lúc nào cũng cầm theo chiếc quạt màu trắng, bên trong có chép bài thơ:

Cửu nhật san ẩm
Hoàng hoa tiếu thục trần
Túy kháng phong lạc mạo
Vũ ái nguyệt lưu nhân

Nếu ai tinh ý sẽ thấy cây quạt lúc bình thường hay được Tần Thiên Văn xếp gọn nhưng khi đối diện với chuyện khả nghi thì chàng mở ra. Đó chính là dấu hiệu mà chàng báo cho bang hội biết biến cố sắp sửa xảy đến.

Có ai ngờ những dòng thơ trên chiếc quạt tầm thường đó nào phải mực tàu đơn giản? Năm năm trước, Tần Thiên Văn giao đấu với binh lính triều đình. Lúc ấy địch nhiều ta ít thành ra cuối cùng chàng bị tổn thương, trúng phải ám khí và đã tìm gặp Nữ Thần Y cốt ý nhờ nàng chữa trị. Khi chàng tình cờ nhìn thấy Nữ Thần Y dùng đá nam châm rút ám khí ra khỏi cơ thể thì chàng lập tức liên tưởng đến cách thức biến hóa loại đá nam châm thành binh khí.

Kỳ lạ thay, đây là mưu sách mà Tần Thiên Văn ưng ý nhất trong cuộc đời chàng. Khi đá nam châm được mài nhỏ, hòa với mực đen, viết lên chiếc quạt thì có thể thu hút binh khí của kẻ khác. Nhờ thế nên Tần Thiên Văn thường hay phối hợp độc đáo với sư huynh của chàng là Tần Thiên Nhân. Cả hai vị đương gia trở thành cặp “song hùng đại thủ.” Khi đối phương mất đi binh khí bởi cây Nam Châm Quạt thì Thần Quyền Nam Hiệp – Tần Thiên Nhân lại có cơ hội nhập nội nhằm đánh bại kẻ thù. Hai huynh đệ như tay liền chân. Nếu không may một mất một còn, kẻ sống sót sẽ đối đầu nguy nan, hiểm họa trùng trùng, tánh mạng có nguy cơ đe dọa.

Tần Thiên Văn còn được hàng vạn thành viên bang hội đặc biệt mến mộ. Họ ban cho chàng danh hiệu Cữu Dương. Bởi vì chàng am tường thuật số Cữu Dương càn khôn. Thuật số này là do chàng thiết lập, gồm có chín trận bát quái. Cữu Dương càn khôn thuật số được ví với Tôn Tẫn binh pháp. Khi dàn trận, cho dù tỏ tường dưới ánh dương mà địch thủ cũng không thể nào giải mã. Chín bát quái trận được chàng sáng tạo chủ yếu đề cập sự tấn công khi địch thủ không đề phòng, lâm trận tác chiến một cách bất ngờ, tự bảo vệ bản thân để giành thắng lợi. Và quan trọng là tránh chỗ thực đánh vào chỗ hư, giành chiến công theo tình hình của địch. Nhưng trên hết là lúc ra lệnh phải dùng văn, khi trị an thì nên dụng võ.

Cũng hệt như nội dung của binh pháp Tôn Tử, Tần Thiên Văn ủng hộ cách tác chiến tri bỉ tri kỷ bách chiến bất đãi. Bất tri bỉ nhi tri kỷ nhất thắng nhất phụ. Bất tri bỉ bất tri kỷ mỗi chiến tất bại. Nghĩa là biết người biết ta thì trăm trận không nguy. Không biết người mà chỉ biết ta thì một trận thắng một trận thua. Không biết người và cũng không biết luôn cả bản thân hay là tình cảnh của ta thì mọi trận đều bại.

Câu chuyện này kể từ đây về sau, xin cho phép tác giả dùng hai từ Cữu Dương để ám chỉ Tần Thiên Văn, trừ khi gặp ngữ cảnh cần kíp thì tác giả sẽ gọi tên thật của chàng. Và chữ Cữu, tác giả cũng xin được sử dụng dấu ngã bởi tác giả thấy dấu ngã phong hơn, và vì tác giả khoái như vậy, mong bạn đọc thông cảm dùm…

Trở lại câu chuyện. Mỗi lần các vị bằng hữu của bang phái phản Thanh ngồi xuống uống rượu luận anh hùng thì bọn họ đều nhắc danh tánh Cữu Dương. Họ thao thao bất tuyệt về việc chàng là người có sức mạnh vô song, võ nghệ tuyệt luân, tính tình khoáng đạt rộng rãi, giàu sang coi nhẹ, tỳ thiếp coi thường, tinh thông lục thao tam lược, và dĩ nhiên là nổi danh cái thế võ lâm trung nguyên.

Cữu Dương là thiên hạ kỳ tài hiếm hoi. Lúc mới mười tuổi đã chính thức bước vào vũ đài chính trị. Bởi vậy mà khi nhắc đến chàng thì giang hồ thường hay nhái câu “thông binh pháp ai hơn Tôn Võ? Giỏi thiên văn phải kể Cữu Dương!”

Nhân sinh cảm nghĩa khí và phong thái của Cữu Dương, nhất là bởi vì chàng đề cao tư tưởng "quan bức dân phản.” Cữu Dương là một nhà lãnh đạo có sức hút và rất giỏi thu phục lòng người.

Với tài lược của Cữu Dương, nếu như chàng trút bỏ ý nguyện phản Thanh phục Minh để đi tòng quân triều đình thì chàng chắc chắn sẽ tiến thân phơi phới, đạt tới thành tựu đỉnh cao danh tiếng, dẫn đầu hàng công tước dưới thời hoàng đế Khang Hi.


Cây "nam châm quạt" của Cữu Dương
(Hết phần giới thiệu các vị đương gia của bang hội Đại Minh Triều)

thay đổi nội dung bởi: vuongminhthy, 04-26-2012 lúc 07:59 PM.
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #9  
Old 12-21-2011, 11:33 PM
vuongminhthy vuongminhthy is offline
Đường Tam Tạng
 
Tham gia ngày: Dec 2011
Nơi Cư Ngụ: Ngũ Đài Sơn - Nam Thiếu Lâm
Bài gởi: 1,955
Default

Hồi 4: Truy lùng phản tặc.
Giang Nam

Kể tiếp theo câu chuyện của người thanh niên nhiễm độc huyết. Chàng chính là kẻ đảm nhận chiếc ghế thứ ba trong hội phản Thanh, Tam Đương Gia – Trương Quốc Khải. Còn người nam nhân có diện mạo khôi ngô chính là Thất Đương Gia – Cữu Dương.

Tình trạng éo le của Trương Quốc Khải làm cho Cữu Dương phân vân tột cùng. Cữu Dương nghĩ thầm, “chất độc trên long bào của Khang Hi bí hiểm, phải giải thế nào đây?”

Vào canh ba, Trương Quốc Khải thổ huyết. Lần này, chàng thở không ra, tay chân co thắt. Cữu Dương và lão Tôn nhìn nhau, trong lòng cả hai đau xót khi biết chất độc đang hoành hành. Ngó ngang ngó dọc một hồi, tậm trạng của họ càng thêm bối rối. Cữu Dương chắp tay sau lưng đứng im như pho tượng, không dám rời bệnh nhân nửa bước. Còn lão Tôn thì ngồi chống cằm chỗ chiếc bàn đặt giữa căn hầm, thần sắc mệt mỏi, trí óc của ông suy nghĩ mông lung. Lúc nãy Cữu Dương báo tin bất lành, ba vị đương gia tử nạn, Sư Thái cũng thọ thương, cho nên nhân vật mà bang phái trông cậy trong giây phút này chính là Thiếu Đà Chủ - Tần Thiên Nhân. Lão Tôn mong mỏi làm sao cho Tần Thiên Nhân được sớm trở về Giang Nam để hội tụ cùng các thành viên bang hội.

Trời tờ mờ sáng, ở trong mật hầm bên dưới từ đường, lão Tôn đứng cạnh giường của bệnh nhân. Ông đang chăm chú nhìn Cữu Dương dùng nội công đè nén chất độc bí hiểm giúp Trương Quốc Khải thì bỗng nghe tiếng gõ cộc cộc, rồi giọng nói của Thiết Lâm vang lên:

- Thất đương gia!

Thiết Lâm là vị thủ lĩnh trong đám tú tài và cũng là thành viên bang hội. Cữu Dương nghe Thiết Lâm gọi nhưng vì đang vận nội công khắc chế chất độc thành thử chàng không thể trả lời. Nếu chàng phân tâm thì nguyên khí chạy ngược vào trong, không chừng còn mang theo chất độc truyền vô cơ thể. Lão Tôn biết được đều oái âm đó. Ông thay thế Cữu Dương đi tìm hiểu.

Lão Tôn dò dẫm lên bật thềm, huơ tay bấm chốt. Ngay lập tức, cánh cửa hầm hé mở. Thiết Lâm nhìn thấy lão Tôn bước ra liền báo cáo:

- Lúc nãy, khi tôi canh gác đã phát hiện tên quan tri huyện và đám quân binh đang trên đường đến đây.

Gương mặt của lão Tôn biến sắc. Không nói không rằng, ông phất tay ra hiệu. Thiết Lâm hiểu nhiệm vụ đã hết nên quay lưng bỏ trở ra ngoài. Khi Thiết Lâm đi rồi thì lão Tôn đến chỗ hàng kệ gỗ, nơi có đặt pho tượng thờ quan Công. Lão Tôn xoay pho tượng quan Công qua bên phải một vòng rồi xoay trả về chỗ cũ. Cánh cửa hầm đóng lại. Cánh cửa này được ngụy trang như một bức tranh sơn đồ to lớn. Người ngoài nhìn thấy thì không thể phát hiện được, trừ khi có ai đó gõ lên bức tranh, lắng nghe tiếng rỗng vang vọng thì họa may mới biết bên trong là căn cứ bí mật.

Phong bế mật hầm xong, lão Tôn rời khỏi từ đường, nhưng trước khi bỏ đi hẳn thì ông khép cánh cửa từ đường, bấm ổ khóa chặt. Rồi ông ra ngoài cửa chính của Hắc Viện nghênh đón tên quan tri huyện và đám quân binh.

Lão Tôn đứng chờ sẵn bên trong cánh cửa chính của học đường Hắc Viện chẳng bao lâu thì nghe tiếng đập binh binh. Ông mở cửa ra, vờ ngạc nhiên:

- Lính đại ca sao lại giá lâm tệ xá?

Lão Tôn nói thật to để báo động cho học sinh. Ông còn dang tay vịn hờ cánh cửa, chặn lối vào, cố ý chần chừ trì nệ để câu giờ cho Cữu Dương cầm cự vết thương của Trương Quốc Khải. Lão Tôn sợ đám binh sĩ vô xét sẽ làm ồn Cữu Dương, khiến cho khí công rối loạn rồi dẫn đến tẩu hỏa nhập ma.

Nghe lão Tôn hỏi, một gã thanh niên khinh khỉnh đáp lời, giọng nói ồ ề như vịt đực:

- Triều đình mới vừa ban chiếu chỉ ra lệnh cho quan địa phương truy lùng đám thích khách ám sát hoàng thượng ở Tây Sơn. Tri huyện đại nhân hoài nghi đám thích khách đó lẩn vào thị trấn nên đích thân đi tra xét, hiện giờ tất cả đường sá giới nghiêm.

Kẻ vừa tuyên bố hách xì xằng là tên bộ đầu. Hắn nói xong thì vung tay định xô lão Tôn. Ông biết không thể trì hoãn thêm nên tự nguyện tránh sang một bên nhường đường. Theo sau tên bộ đầu là đoàn quân Thanh, khoảng ba chục người. Bên ngoài Hắc Viện còn nhiều tên binh lính nữa nhưng chỉ đứng bao vây chứ không vào.

Ba mươi mốt người ăn bổng lộc của triều đình đang đứng chình ình chính giữa khoảnh sân rộng. Họ đưa mắt nhìn chung quanh, rồi sáu mươi hai con mắt đó nhìn chằm chằm lão Tôn. Ông cũng run nhưng cố giữ nét mặt bình thản.

Giang Nam tri huyện thình lình bước vào. Hắn giơ ngón tay trỏ gãy chiếc cằm mọc râu tua tủa:

- Bổn quan thừa lệnh truy xét từng gia hộ, kể cả Hắc Viện này.
- Tiểu nhân tham kiến tri huyện lão gia - Lão Tôn cúi người thi lễ.
- Miễn đi.
- Đa tạ đại nhân.

Lão Tôn vừa cảm tạ ân xá vừa đắn đo trong đầu, “ta không thể để bọn người này tìm ra căn hầm bí mật, càng không thể để bọn chúng làm ồn Cữu Dương. Nếu Cữu Dương bị phân tâm trong lúc liều thương thì nội công rối loạn.” Suy xét đến đó, lão Tôn đánh bạo lên tiếng:

- Bẩm đại nhân, xin cho tiểu nhân mạo phép hỏi là tại sao ngài lại hoài nghi đám thích khách lẫn vào thị trấn của chúng ta?

Tri huyện Giang Nam chưa trả lời thì tên bộ đầu đáp:
- Chúng tôi phát hiện cặp tuấn mã trong khu rừng hoang. Dưới móng của cặp tuấn mã có khắc dấu ấn, bọn chúng vốn là cống phẩm của người Hồi tộc ở vùng tự trị Tân Cương.

“Thì ra là vậy,” lão Tôn nhủ thầm. Chả là khi nhiệm vụ mưu sát Khang Hi thất bại thì Cữu Dương và Trương Quốc Khải cướp được hai con tuấn mã của đoàn quân thiết giáp. Hai người họ bỏ trốn, thoát ly về Giang Nam. Ngặt cái là những con tuấn mã đó đã được Phủ Doãn Đại Tướng Quân ra lệnh cho thuộc hạ đóng dấu hẳn hòi nên cớ sự mới ra nông nổi này. Phủ Doãn đại tướng quân tinh khôn mưu mẹo, đã đoán trước sẽ có người ám sát ấu chúa nên tính toán đâu vào đó vẹn toàn. Lão Tôn bắt đầu cảm giác rét trong tim, ông ráng kỳ kèo nài nỉ:

- Học viện là nơi yên tịnh, khẩn cầu đại nhân đừng làm kinh động học sinh.

Tri huyện Giang Nam chỉ mặt ông lão:
- Không cần biết thiên đường hay là Diêm Vương phủ, khôn hồn thì tránh ra.

Rồi quan tri huyện quay sang đám tùy tùng:
- Bây đâu, truy lùng thích khách!

Sau khi phất tay ra lệnh cho quân lính, tri huyện Giang Nam cầm đầu tiến vào căn phòng gần cửa ra vào. Cả đoàn hậu vệ bủa ra. Bọn chúng xông vô khám xét kỹ lưỡng ngõ ngạch của học đường, phòng chứa thuốc, phòng chứa củi, thư viện, nhà trọ, nhà bếp, lẫn nhà xí, đủ thứ chỗ.

Hễ binh lính đi đến đâu là học sinh né đến đó. Hai bên không chào hỏi nhưng cũng không đụng chạm. Một mặt là do binh sĩ triều đình tỏ vẻ nể nang, bởi vì trong đám tú tài mai này sẽ có kẻ đỗ đạt trạng nguyên nên binh lính không dại gì mà làm mất lòng. Mặt khác, những tên thư sinh toàn là kẻ trói gà chưa chặt thành ra tránh ấu đả được chừng nào thì hay chừng nấy. Hai bên giữ gìn bầu không khí hòa nhã. Dĩ hòa vi quý.

Một khắc trôi qua, đám binh sĩ và quan tri huyện không xét được điều gì khả nghi nên quay trở lại tụ tập ngoài khoảnh sân lúc nãy. Tri huyện Giang Nam vẫn chưa chịu thôi, hắn cau mày suy ngẫm. Chợt, hắn nhớ ra điều gì nên xồng xộc đi đến từ đường, nơi thờ phụng bài vị của Mã Lương, và cũng là nơi chứa bức họa sơn đồ, tức là cánh cửa của ngăn hầm bí mật. Cữu Dương và Trương Quốc Khải đang ở trong đó. Lão Tôn chết khiếp. Ông tất tả rượt theo, miệng rối rít:

- Mã lão gia mới vừa nằm xuống, chưa được an giấc, cúi xin đại nhân nể tình ông ấy mà để bài vị được yên nghỉ. Đại nhân đừng đến đó.

Tri huyện Giang Nam chẳng thèm nghe lấy một lời. Hắn hừ giọng một cái rõ to, mặt hếch lên trời trịch thượng, còn đôi chân thì không ngừng tiến vào nơi cấm kỵ.

Ở phía sau cùng của Hắc Viện là một khu vườn êm ái có tường dây leo bao phủ chung quanh. Khu vườn chưng bày tổng cộng có đến bốn mươi chậu kiểng, bốn bộ bàn ghế đá, ở mỗi góc vườn trồng một cây thông. Từ đường nằm riêng lẻ một mình trong hậu viên này. Từ đường vốn là một căn nhà thờ tổ tông và được xây ngay chính giữa khu vườn. Từ đường có diện tích khấm khá, to gấp mười căn phòng trọ của các vị tú tài. Muốn đến trước cửa từ đường thì phải bước lên bật tam cấp có lót nhiều viên sỏi trắng.

Tri huyện Giang Nam tới trước từ đường, thấy cánh cửa đóng kín mít, khóa chặt chẽ bèn khoanh hai tay lại bảo lão Tôn:
- Ngươi mở cửa ra mau.

Lão Tôn lắc đầu. Ông khom mình lễ phép thưa:
- Bẩm đại nhân, chiếc chìa khóa của từ đường là do viện trưởng nắm giữ chứ không phải tiểu nhân.

Nghe lão Tôn nói vậy, tri huyện Giang Nam nhếch mép:
- Vậy thì ngươi đi gọi Tần Thiên Văn đến đây.

Tần Thiên Văn chính là tên họ của Cữu Dương. Chàng sử dụng cả hai danh tánh. Cữu Dương là danh hiệu mà thành viên bang hội đặt cho chàng. Cữu Dương là một nhân vật nòng cốt trong đội ngũ phản Thanh phục Minh. Cái danh tánh Cữu Dương này đang được giới giang hồ khâm phục, được bá tánh khắp nơi hâm mộ, và cũng vì là phản tặc nên chàng bị đám binh sĩ triều đình truy nã không ngừng. Còn Tần Thiên Văn là tên thật của chàng. Trừ những thành viên bang hội thì tất cả các vị bá tánh ở Giang Nam chỉ xem Tần Thiên Văn là viện trưởng của học đường Hắc Viện mà thôi. Ngay cả đám binh sĩ cũng vậy. Họ không có chút lòng nghi ngờ. Lúc này, Cữu Dương đang liều thương thành thử lão Tôn đâu có thể đi kêu chàng đến gặp quan tri huyện được. Ông đành bịa cớ từ chối:

- Viện trưởng đã đến Tô Châu để xem văn án, có lẽ sáng mai mới…

Lão Tôn chưa nói xong thì tri huyện Giang Nam tặc lưỡi tỏ vẻ bực mình. Rồi hắn hất đầu ra hiệu cho một tên quân binh dùm đao chém đứt ổ khóa. Lão Tôn thót bụng. Ông chưa kịp cản thì tiếng chang chát vang lên bên tai. Ông bất lực đứng im như trời trồng, đôi mắt già nua nhìn thanh đao nện xuống. Trong khi lão Tôn than thầm thì tri huyện Giang Nam hấp háy cặp mắt hí:

- Bổn quan chỉ làm theo lệnh mà thôi. Mã Lương ở trên trời ắc hiểu, hắn sẽ không trách ta. Hơn nữa, nếu xét không thấy phản tặc thì ta sẽ thắp cây nhan tạ lỗi. Ngươi đừng quá lo.

Lão Tôn rủa tơi bời trong ruột. Ông không muốn lo cũng không được, bên dưới từ đường là mật hầm. Ông mím chặt đôi môi, cố nặn óc nhưng mãi vẫn không tìm ra kế để cản chân họ lại.

Sau nhát chém thứ mười, ổ khóa gãy rụm. Tên lính Thanh co chân đạp một cú khiến hai cánh cửa mở tung. Tri huyện Giang Nam xông vào trước tiên, rồi đến mấy chục tên đầu trâu mặt ngựa. Từ đường bình thường vắng vẻ, nay thoáng mắt đã chật cứng toàn người và người.

Đập vào mắt họ lại không phải thích khách mà là bài vị của Mã Lương. Tấm bài vị đứng trang nghiêm trên bàn gỗ quý. Chiếc bàn được đặt ngay chính giữa căn phòng, hương án còn đang nghi ngút khói. Phía đằng sau chiếc bàn, chỗ cuối căn phòng là hai hàng kệ gỗ được đóng sát lên vách. Trên hàng kệ cao nhất có đặt ba pho tượng của quan Công, Lưu Bị, và Trương Phi. Pho tượng quan Công là then chốt dùng để mở cửa căn hầm. Hàng kệ thấp hơn chứa một trăm lẻ tám bài vị của các bậc anh hùng Lương Sơn Bạc. Bên phải và bên trái của hàng kệ là hai bức tranh sơn thủy to đùng. Cả hai bức tranh đều là bản đồ nước non, tên núi sông biển hồ đều có đủ, từng chi tiết được ai đó kẽ một cách rành mạch. Một trong hai bức tranh sơn thủy là cánh cửa mật hầm.

Tri huyện Giang Nam và đám quân binh dợm chân định đi chung quanh từ đường xem xét thì nghe tiếng ho khùng khục. Tiếng ho vang lên từ căn phòng trọ bên ngoài khu vườn. Rồi thêm tiếng rên rỉ đau đớn. Quan tri huyện trố mắt dòm đám thuộc hạ:

- Tiếng gì thế?

Đám thuộc hạ nhìn lão Tôn ra ý hỏi nhưng ông đứng nín thinh. Ông hơi bất ngờ, và cũng cùng chung tâm trạng như họ, chẳng biết tiếng rên rỉ nghe rởn tóc gáy đó là tiếng của ai. Tri huyện đại nhân thấy lão Tôn im ru bà rù thì sinh nghi, hắn tưởng có thích khách trốn đâu trong căn phòng trọ bên ngoài khu vườn nên bỏ, chẳng thèm tra xét từ đường nữa.

Nhưng căn phòng trọ đó cũng không chứa chấp thích khách nốt. Lúc tri huyện đại nhân, lão Tôn, và bọn quân binh xô cửa bước vào thì phát hiện một thiếu nữ hình dáng mảnh mai đang tắm rửa trong chậu nước hoa. Nàng bị che khuất bởi tấm bình phong nên họ chỉ ngó thấy đôi vai gầy. Nàng quay đầu liếc những kẻ lạ mặt rồi thét lên kinh hoàng.

- Cả gan cho ngươi dám để nữ nhân cư trú tại đây. Người đâu! Mau niêm phong nơi này, chờ bổn quan tra xét!

Tri huyện đại nhân ra lệnh cho đám binh lính nhưng cặp mắt của hắn không rời khỏi thiếu nữ. Nàng huơ tay vớ lấy chiếc áo lụa hồng nằm vắt vẻo trên tấm bình phong, khoác vội vào, rồi đứng dậy bước ra khỏi chậu nước. Khi nàng đi đến quỳ dưới chân đại nhân thì mọi người lặng đi vì dung nhan tiều tụy. Trên gương mặt của nàng đầy ắp những chấm đỏ, hai quầng mắt thâm đen, đôi môi tím ngắt, trông ớn xương sống, không giống người. Tri huyện đại nhân thối lui một bước.

Nàng thiếu nữ khấu đầu:
- Đây là lỗi của tiểu nữ, xin đại nhân tha thứ.

Đoạn, nàng kín đáo nháy mắt với lão Tôn. Ông bắt được tính hiệu nên quỳ mọp xuống:
- Bẩm đại nhân, cháu gái của tiểu nhân vừa từ dưới quê lên. Mùa màng thất thủ, lụt lội triền miên, không nơi nương tựa bèn đến ở tạm vài hôm.

Tri huyện đại nhân động lòng trắc ẩn. Hắn hỏi thiếu nữ:
- Phụ thân của ngươi đâu?

Nàng vừa khóc vừa than:
- Tiểu nữ mồ côi cha từ nhỏ. Vài hôm trước, ngôi làng của tiểu nữ bị bão tàn phá nên tiểu nữ cùng mẫu thân lên đường đến đây tìm cựu cựu. Mẫu thân ở được vài hôm thì phát giác đã nhiễm bệnh đậu mùa và ôn dịch. Bà vừa mới qua đời. Tiểu nữ không may cũng bị truyền lan, và vì không muốn lây kẻ khác nên tiểu nữ giam mình trong căn phòng này.

Nghe nói tới bệnh truyền nhiễm, quan tri huyện vội vàng lánh xa. Nàng thiếu nữ bỗng dưng bụm miệng ho khùng khục rồi ngất xỉu. Lão Tôn khoái chí vì có cớ la lên:

- Lão Thiên hỡi lão Thiên! Có ai thương dùm, đưa cháu tôi đến gặp lang y?

Có cho vàng đám quân Thanh cũng không dám rớ tới nàng chứ đừng nói là đưa nàng đến gặp lang y. Họ ngỡ nàng trở bệnh mà chết bèn hè nhau bỏ chạy thục mạng thoát khỏi căn phòng, vọt luôn ra cửa chính của Hắc Viện. Vì quá hấp tấp nên có kẻ đụng xầm vào tên quan tri huyện khiến hắn té nhào nhưng không ai to gan vào lại bên trong căn phòng để dìu hắn đứng dậy. Tri huyện đại nhân tức muốn nổ đom đóm mắt. Hắn dùng bàn tay đập lên sàn nhà nghe bép một tiếng:

- Bọn cẩu nô tài. Trả lương chúng bây, nay có chuyện lại bỏ mặc kệ bổn quan!

Nhưng không ai còn ở đó. Lời chửi rủa rơi tõm vào không trung. Tri huyện đại nhân nhìn quanh quất rồi vội vã cáo từ. Đuổi theo phía sau là tiếng nức nở giả vờ của lão Tôn.

Sau khi bọn quân Thanh và tên quan tri huyện cút khỏi, bỏ đi hết trơn hết trọi không còn một mống, lão Tôn dìu nàng thiếu nữ đứng lên. Ông khẽ bảo:

- Bọn chúng đi rồi, tiểu thư không cần đóng kịch nữa.
- Ông thấy thuật dịch dung của tôi thế nào?- Thiếu nữ nhướng mắt.

Nàng vừa hỏi vừa tháo chiếc mặt nạ xuống trao cho lão Tôn. Ông cầm chiếc mặt nạ có chấm đỏ tùm lum lên sát mắt xem xét. Đã đời, ông vui sướng cười khà:

- Thuật dịch dung của tiểu thư rất tốt.

Nàng cũng cười:
- Có tốt bằng Nữ Thần Y không?

Lão Tôn gật đầu:
- Tài tình hệt Nữ Thần Y.

Thiếu nữ lại nở thêm nụ cười hãnh diện, cái lúm đồng tiền hiện ra trên má bên trái. Rồi nàng kéo tay lão Tôn. Cả hai bước ra khỏi căn phòng để đến từ đường hội ngộ với Cữu Dương và Trương Quốc Khải.

Hắc Viện học đường

thay đổi nội dung bởi: vuongminhthy, 04-26-2012 lúc 08:07 PM.
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #10  
Old 12-21-2011, 11:35 PM
vuongminhthy vuongminhthy is offline
Đường Tam Tạng
 
Tham gia ngày: Dec 2011
Nơi Cư Ngụ: Ngũ Đài Sơn - Nam Thiếu Lâm
Bài gởi: 1,955
Default

Hồi 5: Nhất đại mỹ nhân.

Phía bên dưới từ đường, ở trong căn hầm bí mật, Trương Quốc Khải đang ngồi xếp bằng trên giường, lưng tựa vào bức tường gạch đỏ. Thần khí trên gương mặt xem chừng đã có phần tươi hơn một chút so với nửa canh giờ trước đây. Cữu Dương thì lại khác, dáng vẻ của chàng mệt mỏi, có lẽ là vì nội công hao tổn sau hồi vận công lực để kiềm chế chất độc dùm sư huynh.

Lão Tôn không cùng thiếu nữ đi thăm bệnh nhân. Để phòng ngừa bất trắc, ông tình nguyện đứng bên ngoài từ đường canh gác, sợ đám binh lính quay trở lại thình lình.

Lúc cánh cửa hầm mở ra, nàng thiếu nữ thấy Cữu Dương đứng cạnh bàn trà, tay phải rót tách trà, còn tay trái thì lau mồ hôi trán. Trương Quốc Khải và Cữu Dương nghe tiếng động. Họ quay đầu nhìn. Hú vía, không phải đám quân binh. Cả hai thở phào nhẹ nhõm khi nhận thức gương mặt xinh tươi quen thuộc.

Thiếu nữ tiến đến sát bên Cữu Dương. Nàng nghinh mặt, nheo nheo mắt:
- Muội lại cứu hai huynh lần nữa. Không biết đây là lần thứ mấy? Hai huynh định đền ân thế nào đây?

Cữu Dương phớt lờ giọng phách lối. Chàng uống một ngụm trà rồi hỏi lại:
- Nghiêm trọng thế à, có cần lấy… thân đền đáp không?

Được anh chàng bảnh bao tán tỉnh mà thiếu nữ đó lại rụt cổ. Nàng còn thè lưỡi ra chê:
- Thân huynh ô uế, để dành cho kỹ nữ Thanh Lâu, muội không thèm.

Cữu Dương vội đặt tách trà xuống. Chàng áp hai tay lên ngực vờ đau lòng. Đóng kịch xong, Cữu Dương bắt đầu giăng bẫy trả đũa:
- Vậy thì để huynh đi lấy thân người khác về đền cho muội?

Thiếu nữ đó ngây thơ. Nàng trúng kế một cách dễ dàng.
- Người khác là người nào? – Nàng nghệch mặt, hỏi.

Nghe câu ngô nghê, Cữu Dương biết nàng đã lọt tròng liền hí hửng xuất chiêu chí tử:
- Để huynh suy nghĩ xem, đại ca Khẩu Tâm là hòa thượng nên không thể phá sắc giới, còn tam ca Trương Quốc Khải thì hình như có ý trung nhân rồi, chỉ sót lại thiếu đà chủ là chưa có người yêu thôi.

Ngay tức khắc, gương mặt của nàng thiếu nữ đỏ ao. Và để chữa thẹn, nàng cung tay đấm một phát lên vai Cữu Dương:
- Không thèm nói với huynh!

Cữu Dương đảo người né ngón thôi sơn nhanh chớp nhoáng. Thiếu nữ đánh hụt một phát, nàng liền bồi thêm cú thứ hai vô be sườn. Cữu Dương lại tránh được. Chàng thối lui mấy bước. Sau khi an toàn cách ly khỏi vòng chiến với sư tử Hà Đông, Cữu Dương toét miệng cười:

- Chứ không phải muội hết lời à? Sợ rồi chưa?
- Ai mà sợ? - Thiếu nữ không vừa. Nàng độp lại ngay.

Tuy nói không sợ bị gán ghép với thiếu đà chủ nhưng nàng vẫn xoe xoe lọn tóc thầm che sự bối rối. Cữu Dương nhìn loáng thoáng đã hiểu tâm tình sư muội. Chàng tiếp tục trêu:

- Thường thường, kẻ bị đoán trúng tim đen hay giơ tay nghịch tóc.

Lần này, Cữu Dương đùa quá trớn. Thiếu nữ đó mắc cỡ thật sự. Nàng giậm chân:
- Huynh mà còn nói thêm một câu nữa là muội bỏ đi ngay!

Nghe nàng đe dọa bỏ đi, Cữu Dương lập tức im thin thít. Nhưng ngặt nỗi, không trêu ghẹo nàng thì chàng chẳng biết phải tìm chuyện gì để kháo, lẽ nào đứng yên ngắm nghía ruồi bay? Cữu Dương đành rút binh khí chiến lợi phẩm ra xoay xoay trong lòng bàn tay. Thấy cây “nam châm quạt” danh bất hư truyền, nàng thiếu nữ vung tay chộp lấy.

Nàng mân mê cây quạt được một lát thì đột nhiên chùn giọng:
- Không biết bây giờ “huynh ấy” ra sao?

Tuy nàng hỏi trống không nhưng ai cũng thừa thông minh để hiểu hai chữ “huynh ấy” là dùng để ám chỉ Tần Thiên Nhân. Cữu Dương biết tỏng tòng tong nên chàng kín đáo nháy mắt với Trương Quốc Khải. Cả hai bặm môi, phải cố gắng lắm mới nín cười. Nàng thiếu nữ hỏi xong, chờ hoài mà thấy Cữu Dương làm thinh đứng im ru đành lặp lại câu hỏi:

- Lúc đánh nhau với đám quân binh ở Tây Sơn, huynh có thấy “huynh ấy” bị thương không?

Cữu Dương vẫn tịnh, chẳng tỏ vẻ muốn trả lời. Thiếu nữ bắt đầu bực mình. Nàng dùng một ngón tay xỉ trán Cữu Dương:
- Muội đang nói chuyện với huynh, bộ huynh không có nghe hay sao mà câm miệng hến vậy?

Cữu Dương phủi tay nàng qua một bên. Đợi cơn thịnh nộ trôi đi, chàng mới tằng hắng vài cái rồi nói:

- Hồi nãy, muội kêu huynh im cái miệng, nếu không thì muội bỏ đi ngay, cho nên huynh đâu dám trả lời.
- Thôi thôi! – Thiếu nữ thảy cây quạt hoàn trả cho anh chàng lý sự – Muội sợ huynh rồi, bây giờ huynh mau trả lời đi.
- Muội cho phép huynh nói đó nha? – Cữu Dương chỉ mặt. Chàng cất cây quạt vô trong áo.
- Ừ! – Thiếu nữ gật đầu.

Nhưng Cữu Dương không trả lời ngay mà cau mày:
- Lúc nãy muội hỏi “huynh ấy” là huynh nào? Ở trong hội của chúng ta có nhiều “huynh ấy” lắm.

Nghe Cữu Dương bắt bẻ, thiếu nữ chợt nhận ra nhân vật mịt mờ trong câu hỏi của mình. Nàng ngập ngừng thổ lộ:

- À à, ý của muội muốn hỏi là thiếu đà chủ có bị thương hay không?
- Không - Cữu Dương thản nhiên lắc đầu.
- Không có bị thương hả? - Nàng mừng rỡ.
- Không, huynh không biết – Cữu Dương giỡn mặt.

Chàng nhún vai đáp nghe trớt quớt, lại còn cả gan há miệng cười. Cũng vì thế mà nỗi vui mừng vừa mới nhú lên trong tim của thiếu nữ đã bị đè bẹp dúm bởi tiếng hí hí. Nãy giờ, nàng ngỡ vị hoàng tử bạch mã của mình bình an, dè đâu, anh chàng Cữu Dương gà mờ này cũng chẳng biết nốt, lại còn đem chuyện tình cảm của người ta ra bỡn cợt. Chắc Cữu Dương không hiểu nàng đang lo lắng cho vị hôn phu biết đến dường nào. Đã từ lâu, nàng xem sự an toàn của Tần Thiên Nhân còn quý hơn tánh mạng của chính bản thân nàng nữa.

Bị Cữu Dương đùa cợt, thiếu nữ đó lâm cảnh vừa tức giận vừa tức cười. Phải một hồi lâu, nàng mới nuốt trôi cục tức đang trồi lên cổ họng.

Phía bên cạnh, Cữu Dương giỡn xong thì cảm thấy bất nhẫn. Chàng đương nhiên là hiểu thiếu nữ đó quan trọng tánh mạng của Tần Thiên Nhân. Mà Tần Thiên Nhân lại là vị hôn phu của nàng, thành ra nàng quan tâm cũng đúng, lý do khẩn trương vô cùng chính đáng, có gì đâu mà phải ngại ngùng? Muốn hỏi thăm người ta thì hỏi đại ra, còn bày đặt mắc cỡ, nói bóng gió huynh này huynh nọ. “Đúng là…nhi nữ,” Cữu Dương lắc đầu ngán ngẩm, rồi nhịn không được nên chàng phì cười.

Thấy Cữu Dương làm đười ươi, nàng thiếu nữ nguýt một cái:
- Cười cái gì mà cười? Coi chừng muội cho huynh biết sức mạnh cú đấm bây giờ. Hay là huynh muốn ăn roi?

Với võ công của Cữu Dương thì ít nhất cũng đứng hàng tóp teo, ý lộn, top ten của võ lâm trung nguyên. Vậy mà nàng con gái có dáng vẻ mảnh mai dám hăm he so tài đấm đá. Nhưng hảo nam không đấu với nữ. Thành thử, Cữu Dương chịu thua cho êm chuyện. Chàng vòng hai tay cúi đầu xin lỗi, điệu bộ cung kính hệt lúc đệ tử thỉnh giáo sư tôn, nom khôi hài không thể tả. Nhìn tướng tá hóm hỉnh đó, thiếu nữ nhịn không được liền che miệng cười khúc khích. Nàng chính là Giang Nam đệ nhất mỹ nhân mà thiên hạ đồn đãi, và cũng là niềm tự hào của các vị thất hiệp anh hùng.

Hễ mỗi lần nàng nhoẻn miệng là cái lúm đồng tiền hiện ra nên vốn đã quyến rũ lại càng đáng yêu hơn. Trong những năm tháng còn là một bé gái, nàng hiểu rằng mình có sắc đẹp thiên ban. Làn da trắng mượt mà như tuyết cộng mái tóc đen tuyền liễu rũ đã làm nhiều trái tim điêu đứng. Riêng cặp mắt của nàng tròn xoe lấp lánh tựa ánh lưu tinh, ngôi sao sáng nhất trong bầu trời đen kịt. Không có vì tinh tú nào huy hoàng bằng và cũng chẳng có ngôi sao nào trong dãi ngân hà có thể so sánh được.

Nàng sở hữu khuôn mặt thon thả trái soan và đường sống mũi cao yêu kiều thanh tú. Nhưng điều nổi bật nhất vẫn là cái lúm đồng tiền hằn sâu bên má trái. Mỗi lần nàng chúm chím môi đều khiến nam nhân trố mắt nhìn đam mê.

Nàng họ Lâm, tên Tố Đình, và là nữ đồ đệ tâm đắc của Sư Thái. Huynh đệ trong hội tuyệt cấm nàng tham gia hoạt động vì họ lo nàng tổn thương ngọc thể. Họ muốn bảo vệ nàng như bảo vệ một món đồ trang sức vô giá. Võ nghệ của nàng cao cường cỡ nào, trừ Sư Thái thì không ai được rõ.

Đại đa số các sư huynh đệ trong hội trên dưới hàng ngàn hàng vạn người đều dành tình cảm đặc biệt cho Lâm Tố Đình. Nàng cũng thừa biết mà dửng dưng. Cữu Dương đa tình thì đương nhiên khẩn trương sư muội. Nhưng anh chàng có tướng đa thê này gặp nữ nhân nào mà không chạy theo…cua?

Đấng trượng phu duy nhất mà Lâm Tố Đình mãi không chinh phục được không ai khác ngoài thiếu đà chủ - Tần Thiên Nhân, một bậc anh hùng có diện mạo khôi ngô nhưng tâm hồn lạnh lùng băng giá. Hơn nữa, Tần Thiên Nhân vốn là vị hôn phu của nàng. Nhưng đó là trong danh nghĩa. Mãi cho đến tận ngày hôm nay, chàng còn chưa một lần nắm lấy đôi bàn tay ngọc ngà.

Cứ hễ Lâm Tố Đình nghĩ tới việc Tần Thiên Nhân vô tâm với mình thì cảm giác uất ức. Tần Thiên Nhân hệt một con mèo đứng trước miếng thịt ngon mà cứng cổ không chịu ăn. Có lẽ đối với Lâm Tố Đình thì đạp lên lòng dạ của nam nhân là đều vinh dự nhưng mãi không chiếm cứ được quả tim sắt đá của vị hôn phu. “Tần Thiên Nhân có phải là kẻ vô tình lắm không?” Lâm Tố Đình tự nhủ.

Mỗi lần hình dung bản mặt trơ như đá cuội của Tần Thiên Nhân là Lâm Tố Đình giận run, nhưng con cá không có ở đây thành thử nàng quay sang chém thớt.

- Thế còn huynh? – Lâm Tố Đình liếc xéo Cữu Dương - Trái tim của huynh để ở đâu rồi? Bên ngoài đại mạc, hay tặng Tiểu Tường ở Thái Hồng Lâu?

Lâm Tố Đình cố tình chọc quê bản tính đa tình của Cữu Dương nhưng chàng vốn bản lĩnh đầy mình nên không chút bỡ ngỡ mà tươi cười đáp:

- Thì…nữ nhân ở đâu, tim huynh ở đó.
- Xì! – Lâm Tố Đình bĩu môi – Huynh đúng là được voi đòi tiên, có Tiểu Tường rồi mà còn chưa chịu yên, lúc nào cũng vậy, tham lam hết chỗ chê. Đúng là… ngụy quân tử.

Nghe câu nói xóc óc có tính chất phỉ báng, Cữu Dương nhảy dựng. Thành thật mà bình luận thì chàng đâu có tội tình gì? Chỉ tại đám nữ nhân bu quanh hâm mộ thôi, chàng lại không nỡ từ chối nên mới tay xách nách mang vai quàng chân bước… cùng mấy chục nàng. Nhưng là do họ tự nguyện đeo theo, chàng đâu có dùng dao ép buộc. Cái bản chất đào hoa hay hào hoa của chàng đều do ông trời ưu ái mà phú cho. Đẹp trai thì có gì sai chứ? Thành thử, Cữu Dương phản đối kịch liệt:

- Ê ê, sao muội chà đạp…nhân cách của huynh?
- Chứ không phải sao? – Lâm Tố Đình trố mắt – Chuyện tình cảm luộm thà luộm thuộm của huynh ngay cả đứa trẻ lên ba còn biết huống hồ là muội.
- Huynh đâu có làm cái gì xấu xa đâu mà muội lên án nghe ghê thế? - Cữu Dương vẫn một mực xua tay biện hộ cho việc chàng thay người yêu như thay đồ.

- Không xấu? Huynh mà không xấu? – Lâm Tố Đình chỉ mặt Cữu Dương. Nàng gập bụng cười sặc sụa.

Cười xong, nàng hăm hở dẫn chứng cụ thể:
- Nếu huynh quên thì để muội nhắc cho nhớ, đã có lần huynh tuyên bố là trên đời này nếu có mười lăm nữ nhân thì huynh yêu cả mười lăm. Nhỡ có thêm nàng mười sáu huynh cũng đòi thương luôn cho trọn bộ.

Cữu Dương quên thật, giờ nghe Lâm Tố Đình mang câu nói độc địa ra làm chứng thì chàng mới nhớ. Lúc đó còn nhỏ nên nông nổi, chàng nói chơi chơi thôi, dè đâu Lâm Tố Đình ghìm sâu trong lòng, nay đem ra chọc.

Ngồi trên giường, tuốt ở đằng kia, Trương Quốc Khải thấy Cữu Dương mặt mày méo mó cũng bật cười theo. Nhưng Trương Quốc Khải lịch sự hơn Lâm Tố Đình, chàng kín đáo quay đầu vô vách, chủ động vặn âm thanh đủ nghe để không phiền lòng kẻ khác.

Trở lại phía đằng này, hình như Lâm Tố Đình phá phách còn chưa đã nư, nàng đi đến chỗ chiếc giường bệnh nhân kề môi lên sát vành tai của Trương Quốc Khải, xù xì:

- Không biết “thất tẩu tương lai” là ai đây?

Trương Quốc Khải nghe hỏi vậy thì ngẩn đầu ngó Cữu Dương nhưng Cữu Dương vội quay mặt tránh tia nhìn dò xét. Đây là lần đầu tiên Trương Quốc Khải thấy Cữu Dương tâm trạng không yên. “Ai đây ta?” Trương Quốc Khải tự hỏi. Quan sát tướng tá bối rối của Cữu Dương một hồi, Trương Quốc Khải thót bụng, “thôi rồi, chẳng lẽ lại là…” Và chàng lập tức quay sang Lâm Tố Đình, trong lòng đoán non đoán già đủ thứ.

Làm thầy bói đoán mò xong, Trương Quốc Khải khoái chí nói um xùm cho Lâm Tố Đình nghe:
- Người “thất tẩu tương lai” này có thể xa thì tận chân trời mà cũng có lẽ gần ngay trước mặt.

Lý lẽ của Trương Quốc Khải sai be bét. Cữu Dương không hề thương yêu Lâm Tố Đình. Nhưng chàng chưa kịp mở miệng giải thích thì đột nhiên cánh cửa hầm mật hé ra, rồi lão Tôn cầm một con chim bồ câu chạy xuống nói:

- Có tin tức gởi cho chúng ta.

Dứt lời, ông chìa tờ giấy nhỏ, định trao cho Cữu Dương nhưng Cữu Dương không đón nhận mà bình thản khoanh đôi tay lại bảo:
- Chắc trong bức thư đó nói Sư Thái sẽ bế môn một thời gian.

Nghe Cữu Dương nói vậy, Trương Quốc Khải lật đật chụp tờ giấy. Chàng mở ra xem, rồi đưa qua cho Lâm Tố Đình và lão Tôn đọc. Cả ba người phục Cữu Dương sát đất, nội dung của lá thư đúng y chang những gì mà chàng dự đoán. Nhưng ngay sau đó, Trương Quốc Khải lại cảm giác băn khoăn. Chàng thở dài:

- Sư Thái quyết định đóng cửa bế môn nghĩa là vết thương có phần trầm trọng. Hy vọng bà không sao.

Câu than ngắn thở dài của Trương Quốc Khải vô tình kéo tất cả về hiện thực. Bang hội giờ như rắn không đầu, ba vị đương gia tử trận, thể xác còn chưa tìm ra.

Lâm Tố Đình ái ngại ngó lão Tôn, nàng bắt gặp ông cũng đang buồn rầu não nuột. Chỉ riêng Cữu Dương là giữ được phong độ không sầu không muộn. Chàng biết trong giây phút này thì tất cả các thành viên bang hội phải bình tĩnh, đừng vì biến cố Tây Sơn mà khiến cho tâm trạng rối loạn. Chỉ có sự bình tĩnh mới giúp con người ta tìm ra lối thoát trong tình huống hiểm nghèo. Vả lại, thiếu đà chủ - Tần Thiên Nhân không có ở đây, Trương Quốc Khải lại bị thương, còn Khẩu Tâm thì chưa trở về hội tụ, cho nên Cữu Dương là người đứng ra thay thế cương vị lãnh đạo bang hội. Chàng phải cố ổn định tâm tình thanh thả, ngăn cản không cho bản thân bấn loạn, vì nếu chàng hóa rồ thì những người còn lại chắc chắn sẽ bị tác động, mà gì chứ mối băn khoăn trong lúc này còn đáng sợ hơn gấp ngàn lần nỗi lo bị đám binh lính triều đình truy nã.

Cũng vì thế mà Cữu Dương đặt tay lên vai Trương Quốc Khải, trấn an:

- Huynh đừng lo, nếu đệ đoán không lầm thì thiếu tổng đà chủ đã đưa Sư Thái về Đồn Bạch Nhật ẩn cư. Đến chừng bà khỏe hẳn thì thiếu tổng đà chủ sẽ về đây đoàn tụ với chúng ta.

Nói đến đây, Cữu Dương nhớ tới Khẩu Tâm nên gật gù tự phỏng đoán:
- Còn riêng đại ca Khẩu Tâm thì có lẽ đang trên đường tìm Nữ Thần Y để giúp huynh giải độc.

Câu phân tích của Cữu Dương khiến lão Tôn, Lâm Tố Đình, và Trương Quốc Khải bình tĩnh được đôi ba phần. Họ thầm nghĩ Cữu Dương là Gia Cát tái lai liệu việc thần sầu. Chàng lâu nay nói sao trúng vậy, bảo gì đúng nấy. Khẩu Tâm chưa trở về Giang Nam thì nhất định là đang trên đường tìm kiếm Nữ Thần Y. Điều này vô cùng hợp lý, bởi vì Khẩu Tâm là người duy nhất trong hàng vạn thành viên bang hội có thể tung hoành ngang dọc trong chốn giang hồ mà không bị binh lính triều đình nghi ngờ. Lý do là khi đụng đầu binh sĩ thì Khẩu Tâm sẽ có cớ bảo rằng chàng đang trên đường hóa duyên.

Suy ngẫm đến đây, mặc dầu rất tin tưởng tài tiên tri của Cữu Dương nhưng Lâm Tố Đình không khỏi chột dạ:

- Đã mấy ngày trôi qua, Nữ Thần Y vẫn chưa thấy tông tích. Ngộ nhỡ…

Lâm Tố Đình nói chưa dứt câu thì Cữu Dương hiểu ngay. Lâm Tố Đình đang ái ngại Nữ Thần Y gặp phải chuyện rủi ro trong quá trình đến Giang Nam để giải độc cho Trương Quốc Khải. Nhưng với cơ trí thông thái bẩm sinh của Nữ Thần Y thì Cữu Dương tin chắc nàng có đủ bản lĩnh để tự bảo vệ bản thân mình.

Cữu Dương lên tiếng cản trở, không cho Lâm Tố Đình nói hết lời kém may mắn:

- Muội đừng lo - Cữu Dương chém tay vào không khí, giọng chắc nịch như đinh đóng cột - Huynh tin là nội trong vòng nay mai chúng ta sẽ gặp được Nữ Thần Y!


(Còn tiếp)

thay đổi nội dung bởi: vuongminhthy, 04-26-2012 lúc 08:19 PM.
Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời


Ðiều Chỉnh
Xếp Bài

Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn
Bạn không được quyền gởi bài
Bạn không được quyền gởi trả lời
Bạn không được quyền gởi kèm file
Bạn không được quyền sửa bài

vB code đang Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển đến


Múi giờ GMT. Hiện tại là 09:18 AM.


Powered by: vBulletin Version 3.6.1 Copyright © 2000 - 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.