Go Back   Vina Forums > Câu Lạc Bộ Giao Lưu > Hạnh Phúc Gia Đình > CLB Khéo Tay
Hỏi/Ðáp Thành Viên Lịch Tìm Kiếm Bài Trong Ngày Ðánh Dấu Ðã Ðọc

Trả lời
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
  #1  
Old 08-03-2012, 03:03 AM
Nie_Nie's Avatar
Nie_Nie Nie_Nie is offline
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jul 2012
Nơi Cư Ngụ: Ho Chi Minh city
Bài gởi: 288
Default Mô hình giấy (Papercraft)

I. MÔ HÌNH GIẤY LÀ GÌ ?

Định nghĩa theo tiếng Việt : Mô hình giấy, đơn giản có nghĩa là Mô hình Tỷ lệ được làm từ chất liệu giấy.

II. DỤNG CỤ CƠ BẢN CHO NGƯỜI TẬP CHƠI :

1. Một con dao mổ (y tế) :
Được bán tại các cửa hàng bán dụng cụ y tế (được bán tự do, ai mua cũng được, không cần CMND).
Dao mổ gồm 2 phần : cán dao bằng inox (15k) hoặc bằng nhựa (10k) và lưỡi dao mổ thay thế. Lưỡi dao mổ nên xài lưỡi dao số 11 (1k-2k một lưỡi, mua nguyên hộp 100 lưỡi giá 70k). Lưỡi này bằng thép nên sẽ rỉ sét (có loại bằng thép ko rỉ sét stainless steel nhưng ko bén bằng mà lại mắc hơn).
Cách sử dụng dao mổ : Phải cẩn thận vì lưỡi rất bén. Mở vỏ nhôm bọc lưỡi dao, tra vào cán dao. Mỗi lần dùng xong thì lấy vỏ nhôm bọc lại hoặc chế một cái đầu bọc lưỡi dao.

2. Kéo : Kéo nào cũng được miễn vừa tay! Nhưng làm mô hình giấy chủ yếu thao tác trên giấy bìa cứng nên sử dụng kéo có lưỡi dầy để tạo lực.

3. Keo dán: Keo gồm các loại : Keo dán giấy, keo sữa, keo thỏi (keo khô) và "siêu keo" 502, thường gọi là keo dán sắt hiệu Super Glue MS-502.
>>Keo dán giấy: Keo nước Thiên Long, Bến Nghé mà các bé hay dùng.
>>Keo sữa (PVA - PolyVinyl Acetate glue): trắng như sữa, vốn dùng để quét chống thấm cho tường. Các bạn tìm mua ở cửa hàng bán sơn với giá 17-25K/bịch 1Kg, lưu ý 1Kg là rất nhiều, nếu lỡ dùng không hết thì gạ lại cho ai có nhu cầu... quét tường. Một số (ít) cửa hàng văn phòng phẩm cũng có bán keo sữa dạng chai nhựa.
>>Keo thỏi (Glue stick) bán trong nhà sách 3k-10k/ một thỏi.
>>Keo (dán sắt) Super Glue MS-502 với Hóa chất Cyanure /cyanoacrylate dán tất cả mọi vật, cực độc, tối nguy hiểm với hơi bốc lên làm cay mắt, nghẹt thở hại phổi. Chỉ dùng nơi thoáng khí và nếu sơ ý sẽ bị dán da tay, mắt mù và hư phổi về già .v.v.

Tính chất của 3 loại này như sau :
Độ cứng (kết dính) Keo 502>keo sữa>keo thỏi.
Khả năng chỉnh sửa sau khi dán : Keo thỏi>keo sữa>keo 502 .
Việc sử dụng loại keo nào cho phù hợp thì các bạn sẽ từ từ rút tỉa kinh nghiệm qua việc làm mô hình.

' Ngoài ra còn có keo xịt (spray adhesive) phủ bề mặt rộng hiệu 3M, rất tiện dụng cho việc dán nhiều lớp giấy với nhau. Song giá thành hơi cao (...198, 200K $VN 1 lon xịt cao) và dành cho người chơi lâu ngày.

4. Tấm lót để cắt giấy : Dùng để lót khi sử dụng dao mổ cắt, nếu ko thì đường cắt ko đẹp và làm hư lưỡi dao. Mấy bạn có thể sử dụng tấm lịch cũ hoặc tờ giấy bìa dầy để lót, khi nào tay nghề cao hơn thì mua tấm lót nhựa, thớt nhựa có kẻ ô, thước, đơn vị cm... bằng cao su plastic cutting mat. Đặc điểm cúa tấm cutting mate là nó làm bằng loại cao su đặc biệt, có thể tự "lành lại" sau khi bị..chém, bảo vệ dao, đường cắt cũng rất êm. Tiền nào thì của nấy. Giá loại này đang tăng theo...giá sinh hoạt, không dưới 120K cho tấm lót A3.

III. CÁC BƯỚC LÀM MÔ HÌNH GIẤY:

1. Để làm mô hình giấy đầu tiên các bạn phải có 'Kit' mô hinh giấy.
Kit có nghĩa là ’ Một bộ có đầy đủ và chỉ đem ra mà dùng ’. Kit mô hình giấy là những tờ giấy bìa được in màu những chi tiết của mô hình (có đánh số). Khi mình có kit rồi thì chỉ việc cắt những chi tiết được in trên giấy ra rồi dán lại theo như trong hướng dẫn

2. Vậy Kit tìm được từ đâu?
Có 2 cách để có được kit mô hinh giấy :
a. Tìm trên mạng (search trên Google dùng từ khóa card + model + Free hoặc paper + model + free).
Sau khi có được file kit rồi , thì in ra tại nhà hoặc nếu nhà không có máy in thì copy ra đĩa hay USB rồi đem ra tiệm in trên giấy bìa 180g (một mét vuông giấy nặng 180g). Giấy in có thể có sẵn ở tiệm, hoặc mình mang theo.

b. Đặt mua mô hinh giấy từ những trang web site bán mô hinh giấy ở nước ngoài. (...Đại gia và ...phải thông thạo Anh ngữ!) Search trên google card + models + shop, rồi đặt mua bằng thẻ VISA. (Như đã nói trước, cách này dành cho những đại gia! Tiền kit zin từ $5 USD đến hơn $30 USD...là mhg Hiệu in thành tập hoặc là Direct Download . Direct dowload thì chở thông tin email sẽ gởi khóa code trong 24 tiếng rồi đao lốt, tải file mhg về và dùng code mà bung file ra; còn mhg Hiệu in tập phải cộng cước phí vận chuyển Bưu điện gởi về VN từ nước ngoài không dưới $10 USD, tùy theo trọng lượng và chờ từ 1 đến 12 tuần tùy theo phương thức gởi bằng máy bay hay tàu thủy. Do đó, mua kit zin chỉ là hàng độc vì giá thành quá cao hay tốt hơn hết là chỉ việc chờ và ...rồi cũng sẽ có ai đó up lên internet thôi.

3. Cách làm mô hình :
' Sau khi có đồ nghề cơ bản và kit mô hình rồi thì bỏ thời giờ bắt tay vào làm mô hình giấy. ( Lý tưởng nhất là mùa mưa, 2 tối thứ 6,7 cuối tuần, nghỉ hè, lễ , Tết.v.v.)
Mọi chi tiết của mô hinh giấy được in trên giấy phẳng 2 chiều 2D nên rất cần sự khéo tay và kiên nhẫn để biến thành mô hình 3 chiều 3D.
Việc làm mô hình trước hết là đọc kỹ tờ hướng dẫn cho thấu hiểu các bước và theo sát tờ hướng dẫn để làm. Cắt các chi tiết ra rồi gấp, uốn, ướm.v.v. và dán lại bằng keo (keo sữa, keo MS-502, keo thỏi….)
' Khi ráp, cần lưu ý đến các ký hiệu hướng dẫn của từng hãng mô hình (vd: cho tiết có 1 dấu sao (* ) có nghĩa là phải bồi thêm giấy 0.5mm, (**) là bồi thêm giấy từ 0.8mm đến 1mm nếu in đúng tỉ lệ chuẩn)

IV. MỘT SỐ MẪU MÔ HÌNH GIẤY:















thay đổi nội dung bởi: Nie_Nie, 08-03-2012 lúc 03:06 AM.
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #2  
Old 08-03-2012, 03:06 AM
Nie_Nie's Avatar
Nie_Nie Nie_Nie is offline
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jul 2012
Nơi Cư Ngụ: Ho Chi Minh city
Bài gởi: 288
Default Mô hình giấy











Trả Lời Với Trích Dẫn
  #3  
Old 08-03-2012, 03:07 AM
Nie_Nie's Avatar
Nie_Nie Nie_Nie is offline
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jul 2012
Nơi Cư Ngụ: Ho Chi Minh city
Bài gởi: 288
Default Flap

Flap là phần giấy thừa ra để bạn bôi keo vào đó. Không biết hồi đó các bạn học môn kĩ thuật có làm chiếc hộp giấy không, lúc đó chúng phải ta đo, vẽ hình trải phẳng của chiếc hộp như bên dưới. Đó là "kit" tự chế (scratchbuild) đầu tiên của chúng ta đấy



Vậy, nói một cách đơn giản, "kit" là hình trải phẳng của một vật thể để từ đó ta sẽ cắt ra và ráp thành vật đó, và "flap" là chỗ chúng ta bôi keo vào để liên kết (dán) các mặt với nhau.

Tuy nhiên, có một vấn đề phát sinh từ cách làm này. Giả sử bạn muốn làm một cái vòng bằng giấy, dĩ nhiên bạn sẽ cắt một băng giấy dài và dán hai đầu lại. Và kết quả là chỗ mối ghép sẽ bị cộm lên chút xíu như hình dưới. (Phần màu đỏ là miếng "flap", chính nó làm mối ghép bị cộm lên đấy )



Khi còn bé chúng ta không hề quan tâm đến chuyện này, vì vẽ ra kit của chiếc hộp đã là kì công rồi, cắt dán xong thì đem nộp cho xong chuyện. Tuy nhiên khi chơi Mô hình giấy (MHG) thì nhiều người lại không thích nó cộm lên vì như thế là không hoàn hảo, nhìn một hồi thấy rất là....cộm mắt Cho nên xuất hiện một kĩ thuật gọi là "No flap" (không mép dán).

Vậy làm thế nào để "thi triển" kĩ thuật này? Quá dễ, cắt phăng cái flap kia đi là xong



Nhưng mà như vậy thì làm sao mà nối tụi nó lại? Vậy thì bạn phải chế tạo ra một thứ gọi là "Flap giả" (phần màu đỏ), không có gì ghê gớm cả, đó chỉ là một băng giấy nhỏ để làm cầu nối cho hai mép giấy thôi.



Làm như trên, cộng thêm chút khéo léo, ta sẽ có mối ghép mịn màng như ở hình C
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #4  
Old 08-03-2012, 03:24 AM
Nie_Nie's Avatar
Nie_Nie Nie_Nie is offline
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jul 2012
Nơi Cư Ngụ: Ho Chi Minh city
Bài gởi: 288
Default Tô mép

Tô mép là gì?

Như các bạn thấy, chú ếch sau khi hoàn thành có những vệt trắng chính là mép giấy sau khi cắt. Những vệt trắng này làm cho mô hình nhìn không được "hoàn hảo" cho lắm nên ta cần loại bỏ nó bằng cách dùng màu trùng với màu chi tiết tô lên các mép giấy này trước khi ráp.



Tô mép có thực sự cần thiết không?

Việc này hoàn toàn không bắt buộc.
Nếu kit không có nhiều chỗ cần tô hay số lượng màu cần tô không quá nhiều và bạn cảm thấy tô mép sẽ làm cho mô hình đẹp hơn thì điều đó là cần thiết.
Nếu lượng mép cần tô khá lớn, hay kit có quá nhiều hoa văn, lượng màu cần thiết là khá lớn hoặc bạn cảm thấy để nguyên sẽ đẹp hơn thì việc tô mép là không cần thiết

Nên dùng màu gì là tốt nhất?

Mỗi loại màu đều có những ưu thế riêng nên không thể xác định được loại nào là tốt nhất. Tuy nhiên, trong mô hình giấy thì mình khuyên các bạn nên dùng màu acrylic vì loại này bền, để lâu không sợ khô, có thể pha bằng nước (nếu muốn lâu khô) hoặc cồn (nếu muốn khô nhanh) nhưng khi khô lại không thấm nước, không có bụi màu làm dính quần áo... Khi bị màu dính vào áo có thể dùng cồn để giặt. Tuy nhiên tốt hơn là ta nên cẩn thận khi sử dụng. Màu này có bản tại khu văn phòng phẩm gần ĐH kiến trúc hay khu văn phòng phẩm đường Lê Lợi (TP. HCM).

Cách pha màu như thế nào?

Phần này thì các bạn cần phải biết chút khái niệm về màu sắc.
Khái niệm màu cơ bản: là những màu mà ta không thể pha ra được từ bất kì màu nào khác nhưng ngược lại, từ những màu cơ bản ta có thể pha ra tất cả màu. Có 4 màu cơ bản:
_Xanh da trời (Cyan)
_Hồng cánh sen (Magenta)
_Vàng (Yellow)
_Trắng (White)
Ngoài ra còn có màu đen là tổng hợp tất cả màu trừ màu trắng.

Từ 4 màu trên ta có thể tạo ra bất kì màu nào mình mong muốn. Trong công nghệ in ấn cũng chỉ sử dụng 4 màu cơ bản là Cyan, Magenta, Yellow và Black để từ đó hòa trộn ra tất cả màu nên ta có khái niệm về hệ màu CMYK. Màu trắng là màu của giấy.


Như vậy, khi mua màu thì các bạn chỉ cần tối thiểu 5 loại là Trắng, Xanh da trời, Hồng cánh sen, Vàng và Đen là đủ. Nếu có điều kiện thì ta có thể mua bộ màu có nhiều màu hơn, trong đó có một số màu đã pha sẵn chẳng hạn: Xanh lá cây, xanh đọt chuối, tím, nâu, đỏ, da cam...

Bí quá lấy đỡ hình hộp màu dầu, nhưng các bạn cứ yên tâm, hộp màu acrylic cũng y hệt vậy đó. Bộ này khoảng 65K và có đủ các màu cơ bản . Có điều không nên xài màu dầu cho mô hình vì nó cực kì lâu khô


Đến đây chắc một số bạn cảm thấy lạ, rằng không phải từ trước đến giờ chúng ta đều được dạy 3 màu cơ bản là Đỏ, Xanh dương và Vàng (RGB) hay sao? Vậy thì mình cũng xin trả lời rằng đây là hệ màu dành cho những vật phát ra ánh sáng chẳng hạn đèn hình TV, màn hình CRT.., còn khi pha màu thì hệ màu CMYK mới cho kết quả chính xác. Và lưu ý rằng màu đỏ là do màu vàng và hồng cánh sen pha với nhau theo tỉ lệ 1:1

Đây là một số ví dụ về cách pha màu:


_Theo kinh nghiệm cá nhân thì không nhất thiết phải dùng đến đen hay trắng mới có thể tạo ra màu đậm hơn hay nhạt hơn. Ví dụ: Muốn màu xanh đọt chuối đậm hơn thành xanh lá cây thì ta thêm xanh dương, muốn xanh lá cây sáng lên thành xanh đọt chuối thì thêm vàng. Như vậy tỉ lệ màu sẽ quyết định độ đậm nhạt và đồng thời là loại màu sắc. Phần này các bạn tự nghiên cứu để có thêm kinh nghiệm

_Một điều may mắn là hiện nay các phần mềm chỉnh sửa ảnh cũng sử dụng hệ màu CMYK song song với các hệ màu khác nên các bạn có thể lợi dụng các chương trình này để tìm ra công thức pha màu. Tuy nhiên không nên lạm dụng quá, cái chúng ta cần là kinh nghiệm pha màu. Hãy tập cho đôi mắt quen với màu sắc, để khi nhìn vào một màu nào đó các bạn có thể đoán ra nó được cấu thành từ những màu nào

Mình lấy một ví dụ, ở đây sử dụng Photoshop:


Nguyên tắc pha màu là lấy màu nào nhiều hơn để làm chuẩn (100%) rồi từ đó mới thêm các màu còn lại theo tỉ lệ phù hợp. Nếu tỉ lệ tham gia của một màu quá ít (<10%) thì chúng ta tạm bỏ qua, khi nào pha xong các màu kia mà thấy không hài lòng thì mới thêm vào từng chút một xem sao.

Như ở trên, mình thấy rằng Cyan và Magenta chiếm nhiều nhất nên sẽ pha 100% magenta và 50% Cyan. Không nhất thiết phải đúng y chang, có thể làm tròn thành 25%, 30%, 60% 75%... cho dễ ước lượng.

Bắt đầu tô nào

Sau khi đã pha ra màu ưng ý rồi thì bắt đầu tô thôi, nhưng lưu ý là màu khi còn ướt sẽ khác với khi khô nên cần quẹt thử một ít ra giấy rồi chờ khô xem thế nào. Một gợi ý là nên tô mép trước khi dán sẽ không sợ lem

Và đây là kết quả

Trả Lời Với Trích Dẫn
  #5  
Old 08-03-2012, 03:25 AM
Nie_Nie's Avatar
Nie_Nie Nie_Nie is offline
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jul 2012
Nơi Cư Ngụ: Ho Chi Minh city
Bài gởi: 288
Default Cơ bản về giấy

Giấy được bán thành từng bao gọi là ram, mỗi ram giấy thường có 500 tờ (sheet) có khi 100, 200 tờ, trên vỏ bao có ghi khổ giấy và khối lượng riêng của giấy. Đó là tất cả những gì ta cần quan tâm khi mua giấy.

Khổ giấy: kí hiệu bằng một chữ cái đi kèm một con số (ví dụ: A0, A1, A2, A3, A4, B1, B2, B3, B4...), có 3 khổ phổ biến là A (sử dụng rất phổ biến), B (thường dùng cho sách, bao bì,...), C (chỉ dùng để in bao bì), ngoài ra còn có khổ D, E chủ yếu để in áp-phích, quảng cáo. Ở khu vực Nam Mỹ thì có thêm các khổ Letter, Legal, Tabloid.

Bảng tra cứu kích thước các khổ giấy:


Tương quan giữa các khổ giấy



Đặc điểm về kích thước các khổ giấy:
- Tỉ lệ giữa chiều dài và chiều rộng giấy theo tiêu chuẩn là căn hai, sở dĩ "lẻ" như thế là để dễ chia giấy: chia đôi tờ giấy A3 ta sẽ được 2 tờ A4 (xem hình 1 sẽ rõ).

- Giấy có số càng nhỏ thì kích thước càng to, như vậy: A0>A1>A2>A3..., B0>B1>B2>B3...

- Giấy khổ lớn hơn thì có kích thước gấp căn 2 và diện tích gấp đôi giấy khổ nhỏ hơn liền kế nó.

Ví dụ:
Chiều dài A0=(căn 2)*(chiều dài A1); chiều dài A1=(căn hai)*(chiều dài A2)...
Diện tích A0=2*(diện tích A1); diện tích A1=2*(diện tích A2)...

Nếu các bạn cảm thấy khó hình dung quá thì chỉ cần nhớ đơn giản như vầy: Cắt đôi tờ giấy A0 theo chiều dài, ta sẽ được 2 tờ A1, cắt đôi tờ A1 ta sẽ được 2 tờ A2, cứ thế... Nếu bạn có một kit cần in trên khổ giấy A5 thì sao?_ Chỉ cần cắt đôi tờ giấy A4, vậy là ta đã có 2 tờ giấy A5

Khối lượng riêng/độ dày giấy:
_Đối với giấy, khối lượng riêng được tính bằng một đơn vị đặc biệt gọi là gsm (Gram per Square Meter - gam/mét vuông). Ví dụ: một mét vuông giấy 80gsm sẽ nặng 80g.

_Nếu cùng một mét vuông giấy mà khối lượng tăng lên thì có nghĩa là do độ dày của nó tăng lên, vô hình chung chúng ta coi "gsm" là biểu thị cho độ dày giấy. Như vậy, với cùng một khổ A4 thì một tờ giấy 180gsm sẽ nặng và dày hơn một tờ giấy 80gsm.

_Nói lâu ngày thành thói quen, khi thấy ai đó bảo giấy 80, 160, 180... thì ta ngầm hiểu đó là 80gsm, 160gsm, 180gsm...

_Một tờ giấy A4 80gsm theo tiêu chuẩn sẽ nặng 5g.

Các loại giấy trên thị trường hiện nay

Đây là kinh nghiệm của mình khi dùng một số loại giấy:

_Một số cửa hàng người ta mua giấy lô về bán lẻ, nhiều khi hỏi giấy 180 chẳng ai hiểu là gì, lúc này bạn phải xông vào mà lựa thôi.

_Giấy 80gsm: loại giấy in thông thường, không mỏng không dày, dùng in ấn thì tốt, riêng Peter Callesen dùng giấy này làm mô hình cực kì tinh xảo: http://www.petercallesen.com/index/index2.html

_Giấy 160gsm: ra ngoài hỏi bìa Thái thì 99% sẽ là loại này, dày cỡ 0.2mm, thuộc dạng "nửa vời", tức là làm giấy nháp, photo thì hơi dày mà làm mô hình thì hơi yếu, mình nói là hơi yếu chứ không phải là mềm oặt đến không dùng được.

_Giấy 180gsm: dày cỡ 0.25mm, không yếu cũng không cứng, rất tốt để làm mô hình hay thiệp gấp (pop-up) vì khi gấp lại không cộm nhiều.

_Ngoài ra có loại giấy để làm thiệp còn dày hơn, mình không biết bao nhiêu gsm vì chưa thấy vỏ nó bao giờ, ước cỡ 200 trở lên. Loại này làm thiệp là số một đúng như cái tên của nó, từ pop-up cho đến thiệp thường, giá cả thì hơi chua: từ 3-5K/ tờ A4

_Bìa kiến trúc: dày 1mm, tráng màu, ruột trắng, thích hợp cho những mô hình cần độ cứng. Nếu cần giấy dày hơn thì phải bồi lại từ nhiều tờ 1mm này.

_Bìa tái chế: đủ cỡ, dày từ 1mm đến 5mm, rất cứng, khó cắt bằng dao vì nó phá lưỡi rất nhanh. Khuyến cáo không nên dùng trừ phi bạn có sẵn vài chục lưỡi dao và đôi tay của lực sĩ.

_Giấy foam: có ở các cửa hàng bán mica và các vật liệu dùng cho quảng cáo hoặc gần các trường đại học kiến trúc (giá mắc hơn), loại này chỉ độc một màu trắng, có loại 2mm và 5mm, dạng xốp nên cắt rất nhẹ nhàng nhưng cũng chịu lực tốt, không gãy khi bẻ ngang. Khuyết điểm lớn nhất là bề mặt rất nhạy cảm với lực, chỉ cần dùng móng tay hay vật cứng ép nhẹ lên là để lại vết ngay.

Giấy loại nào là tốt nhất để làm mô hình?

"Một câu hỏi lớn không lời đáp
Cho đến bây giờ mặt vẫn chau"...

Để trả lời câu hỏi này bạn vui lòng tự trả lời các câu hỏi sau:
_Mô hình của bạn cần độ cứng hay cần dễ uốn nắn?
_Chi tiết bạn làm cần độ dày bao nhiêu để phù hợp tỉ lệ so với vật thể thực tế?
_Bạn làm thiệp pop-up trên giấy Xgsm, bạn thấy nó "ẻo lả" quá nên tạo hình khó khăn hay dày quá khi gấp lại bị cộm?
_Bạn chưa quyết định làm mô hình nào, chỉ hỏi để tham khảo? Thế thì lo mà chọn mô hình trước rồi tính tiếp nhé.

Sau khi trả lời xong những câu trên mình nghĩ bạn đã biết loại giấy nào là tốt nhất cho mô hình bạn đang làm.

_"Ơ hay, anh kia? Tôi không biết giấy đó có đúng độ dày tôi cần không nên mới hỏi chứ? Anh trả lời thế thì tôi hỏi cái đầu... gối còn hơn!"
_Bạn cần giấy dày cỡ nào thì chỉ có bạn mới biết, hãy tự trải nghiệm bằng cách ra hiệu giấy, cầm giấy mẫu của mỗi loại lên so sánh, nếu cần thì mua một ít về làm thử rồi tự bạn rút ra kết luận. Nên nhớ: những người khác nhau có thể sử dụng giấy có độ dày khác nhau cho cùng một chi tiết
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #6  
Old 08-03-2012, 03:26 AM
Nie_Nie's Avatar
Nie_Nie Nie_Nie is offline
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jul 2012
Nơi Cư Ngụ: Ho Chi Minh city
Bài gởi: 288
Default Bồi giấy

Vấn đề này không có gì phức tạp nên mình chỉ nói nhanh.

Bồi giấy là gì?
_Là dán chồng nhiều lớp giấy mỏng lại với nhau để có lớp giấy mới dày hơn.

Tại sao phải bồi giấy
Giả sử bạn muốn làm một thứ gì đó đòi hỏi sự cứng cáp, quăng vô tường không hư, bao bóp, bao đập... nhưng trong tay bạn chỉ có mỗi loại giấy 180gsm yếu xìu, vậy thì làm thế nào? _Đó là lúc bạn cần phải bồi giấy.

Dùng loại giấy gì để bồi?
_Bất cứ loại giấy nào cũng có thể dùng để bồi được, có thể dùng báo (như khi làm mặt nạ, đầu lân) hay dùng giấy 160gsm, 180gsm hay thậm chí là giấy 1mm, 2mm (khi làm mô hình giấy).

Bồi giấy như thế nào?
Bồi giấy là phương pháp bất khả kháng khi bạn không có loại giấy có độ cứng hay bề dày phù hợp yêu cầu. Một tấm giấy 1mm khổ A2 có giá 15K sẽ rẻ hơn chừng đó giấy 180gsm cần thiết, tiết kiệm được cả thời gian lẫn tiền bạc.

_Khi đã quyết định bồi thì bạn có thể dùng bất cứ cách nào, miễn sao có thể làm cho các lớp giấy dính vào nhau. Có thể dùng hồ, keo, băng keo hai mặt, keo dán sắt, cơm nguội...

_Theo ý kiến cá nhân thì mình thấy có hai phương pháp được ưa chuộng: Dùng keo khô và dùng keo xịt. Lưu ý là keo xịt giá rất mắc (hơn 200K/bình) và không phổ biến ở nước ta nên dùng keo khô là tốt nhất. Nên dùng loại keo tốt chẳng hạn Steadtler, Bostik và tuyệt đối không dùng những loại keo rẻ tiền nếu không hai bề mặt có thể tróc ra bất cứ lúc nào.

_Vì sao không dùng keo lỏng? _Vì trong keo có nước sẽ làm giấy nở không đều, kết quả là sản phẩm cuối cùng bị nhăn nheo và chẳng ai muốn như thế.

_Riêng đối với phương pháp bồi giấy để gia cố thì có thể dùng keo nước quét lên luôn còn giấy thì có thể dùng giấy đã bỏ đi chẳng hạn báo, giấy vụn sau khi cắt kit... Kĩ thuật này thường áp dụng để làm mặt nạ, đầu lân...

Bồi bao nhiêu là vừa?

_Tùy nhu cầu về độ cứng hay bề dày mà ta chia làm hai loại là bồi theo yêu cầu độ bền và bồi theo yêu cầu kích thước. Chẳng hạn bạn muốn bồi sao cho thật cứng, thật chắc, không quan tâm là nó dày cỡ nào thì đó là bồi theo độ bền. Đối với một số kit quân sự, khi làm khung cần phải dùng giấy có độ dày 1mm mới có thể ráp khít vào các rãnh thì ta phải bồi theo yêu cầu về kích thước.

Có nhất thiết phải bồi giấy?

_Nếu bạn có loại giấy đáp ứng được nhu cầu về độ bền và độ dày thì không cần phải bồi giấy.

_Thực ra ở một góc độ nào đó bồi giấy chỉ là phương pháp cứu cánh. Nhưng ở một góc độ khác bồi giấy là một kĩ thuật xử lí mô hình (ví dụ dùng giấy báo bồi lên khung tàu để có mặt tựa khi ốp vỏ tàu).

Nhu cầu của tôi là như thế nào?

Có nhiều trường hợp hỏi rằng: "Đối với mô hình X, Y, Z... thì bồi bao nhiêu là vừa?" _Hãy đọc lại các phần trên để xem nhu cầu của bạn thuộc dạng nào, từ đó quyết xem nên bồi như thế nào

Chúc các bạn có được tấm giấy ưng ý cho mô hình của mình
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #7  
Old 08-03-2012, 03:40 AM
Nie_Nie's Avatar
Nie_Nie Nie_Nie is offline
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jul 2012
Nơi Cư Ngụ: Ho Chi Minh city
Bài gởi: 288
Default Lịch sử của Mô hình giấy

Trong bài post trước mình đã giới thiệu những dụng cụ và bước cơ bản đầu tiên để thực hiện những mẫu Paper Craft - Mô hình giấy. Hôm nay, để truyền chút cảm hứng làm Mô hình giấy cho các bạn, mình xin được giới thiệu về lịch sử của Mô hình giấy.

Mô hình Giấy đôi khi còn được gọi là card models (mô hình bìa giấy) hoặc papercraft, là những mô hình của các mẫu vật thật trong đời sống được làm từ giấy cứng hoặc giấy bìa, được xem như một thú tiêu khiển hoặc đôi khi được xem như một môn thủ công cho các em nhỏ. Mô hình giấy phát triển mạnh tại Châu Âu và Nhật Bản.


Ấn phẩm mô hình giấy bắt đầu được in phổ biến thường xuyên trên các tạp chí trong các buổi đầu của thế kỷ 20. Và nó thật sự bộc phát mạnh mẽ trong suốt thời gian Đệ Nhị Thế Chiến, khi giấy là 1 trong số ít ỏi các vật liệu mà việc sử dụng cũng như sản xuất không bị kiểm soát và quy định quá khắt khe (do nhu cầu chiến tranh).

Mô hình giấy mang nhãn hiệu Micromodels (Mô Hình Cực Nhỏ) được thiết kế và xuất bản tại Anh quốc từ năm 1941 và rất phổ biến với 100 mô hình khác nhau về kiến trúc, tàu, máy bay... Nhưng khi mô hình nhựa dần trở nên phổ biến hơn, sự quan tâm đến mô hình giấy ngày một giảm dần.


Việc tìm kiếm các mô hình giấy trên mạng Internet chỉ tốn rất ít tiền hoặc miễn phí, chúng có thể được tải về (máy vi tính tại nhà), in ra từ các máy in phun rẻ tiền và nhờ vậy mô hình giấy trở nên thông dụng trên toàn cầu. Việc in mô hình giấy tại nhà cũng cho phép ta phóng lớn hoặc thu nhỏ một cách dễ dàng (ví dụ như đưa 2 mô hình của 2 tác giả khác nhau, với tỉ lệ khác nhau về cùng 1 tỉ lệ chung) và trọng lượng (cũng như độ dầy) của giấy cũng phải được điều chỉnh cùng tỷ lệ cho phù hợp.

Ấn phẩm mẫu Mô hình giấy (kit, Mẫu mô hình chưa hoàn chỉnh)có thể mua với giá rẻ và các mô hình gia kinh nghiệm thường tự tạo, sáng tác mô hình bằng cách vẽ tay hoặc gần đây với kỹ thuật máy vi tính, sử dụng phần mềm đồ hoạ 3 chiều như 3ds Max, Maya của hiệu Autodesk, sau đó chuyển các mô hình 3 chiều sang các dạng hình 2 chiều để có thể được in ra sau đó rồi cắt và lắp ráp. Nhờ vậy, mô hình giấy rất đa dạng về mẫu mã. Xe cộ, máy bay, tàu vũ trụ (thật và giả tưởng), nhà cửa, thú vật rất thông thường và dễ tìm thấy.


Nhiều lúc ta thường gặp các "mô hình giấy cắt gần lìa" ở dưới dạng trang cắt sẵn của tập mô hình giấy, nhưng các mô hình gia kinh nghiệm khuyên nên cắt mô hình trên 1 thớt cắt cao su và dùng thước kim loại (loại dẹp, mỏng và có dán bần ở mặt dưới, giúp thước không bị trơn, tuột) để điều chỉnh đường dao cắt. Nếp gấp được tạo với dụng cụ cùn như phần lưỡi không cắt của dao (phần lưng dao), viết hết mực... Sau đó dán các chi tiết lại với nhau với một lớp keo mỏng polyvinyl acetate (với tên gọi thông dụng tại Việt Nam là keo trắng, keo sữa... PVA) và quét keo bằng cọ nhỏ, loại dùng sơn màu nước. Mô hình giấy thường được “sơn sẵn” do việc in mực màu. Khi mô hình được ráp xong, có thể trưng bày ngay mà không cần phải tô vẽ. Tuy nhiên vẫn có nhiều người chỉnh sửa mô hình bằng cách sơn và thêm các chi tiết khác.



Để tránh mô hình bị oằn cong hoặc phai màu theo thời gian, mô hình gia có thể gia cố mô hình hoàn chỉnh bằng cách sơn phủ với 1 lớp sơn trong, loại mờ hay bóng. Để trợ lực cho các góc và các cạnh dài, họ thường sử dụng các mảnh gỗ vụn (loại nhẹ và dễ cắt như gỗ balsa, hay loại tương đương dễ tìm ở Việt Nam là loại gỗ vông hoặc gỗ thông.)

Mô hình giấy ngày nay rất đa dạng về mẫu, từ những phương tiện giao thông, công trình kiến trúc tới cả nhân vật trong phim, thú bông, hoa lá cành... đều có thể chuyển thành mẫu Paper Craft.

[
IMG]http://2.bp.blogspot.com/-xKOFoZX6ZPw/T-_8F4zXysI/AAAAAAAADXc/s4ZUa8D9IkM/s320/7.jpg[/IMG]

Ví dụ như bó hoa trên, là 1 sản phẩm Paper Craft nhé! Dù làm từ giấy, và là thông qua cắt, gập, nhưng lại không hề thiếu sự mềm mại phải không? Dù là để trưng bày hay dùng trong các sự kiện cũng rất tuyệt, như mẫu Cô dâu chú rể này chẳng hạn:


Chỉ với từ khóa "Paper Craft", sử dụng công cụ tìm kiếm Google Imagie, bạn sẽ thấy rất nhiều mẫu Mô hình giấy cực kì đẹp, cho dù là con trai, hay con gái dễ dàng thích chúng :)


Còn chờ gì nữa mà không thử tìm một pattern và bắt tay vào làm nhỉ ;). Have fun!
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #8  
Old 08-03-2012, 03:56 AM
Nie_Nie's Avatar
Nie_Nie Nie_Nie is offline
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jul 2012
Nơi Cư Ngụ: Ho Chi Minh city
Bài gởi: 288
Default Cả thế giới bắt đầu từ giấy

Nghệ thuật cắt dán mô hình giấy sẽ đem đến cho bạn rất nhiều điều bất ngờ!


Mô hình giấy tất nhiên là những mô hình được làm từ giấy. Đối tượng của mô hình giấy là tất cả mọi thứ tồn tại và không tồn tại trên thế giới này: Nhà cửa, cây cối, chim chóc, xe pháo, người thật lẫn nhân vật hoạt hình, côn trùng, thú vật v.v... Trong một vài năm trở lại đây, phong trào chơi mô hình giấy đã trở nên rất phổ biến ở Việt Nam đấy!



So với bộ môn gấp giấy nghệ thuật Origami thì môn làm mô hình này tất nhiên là khó nhằn và đòi hỏi sự kỳ công cũng như tập trung cao độ!


Từ mẫu lâu đài Himeji của Nhật Bản...


...đến chiếc xe tinh xảo này


Các loại thiệp chúc mừng


Các nhân vật hoạt hình cực kì kute nữa


Lịch sử của mô hình giấy có từ khá lâu, từ chiến tranh thế giới thứ II , mô hình giấy đã thực sự phát triển

Các ấn phẩm mô hình giấy bắt đầu được in phổ biến trên các tạp chí vào đầu thế kỷ 20 và được rất nhiều trẻ em mong chờ. Và nó thực sự bộc phát vào thời kỳ chiến tranh thế giới thứ 2, khi mà giấy là 1 trong số ít ỏi các vật liệu mà việc sử dụng cũng như sản xuất không bị kiểm soát và quy định quá khắt khe (do nhu cầu chiến tranh). Các hãng mô hình giấy nổi tiếng trên thể giới có thể kể đến như Modelik, Katonowy, Renova, GPM, Orlik, Halinsky…


Mô hình giấy mang nhãn hiệu Micromodels (Mô Hình Cực Nhỏ) được thiết kế và xuất bản tại Anh quốc từ năm 1941 và rất phổ biến với 100 mô hình khác nhau về kiến trúc, tàu, máy bay...

Nhưng khi đời sống nâng cao, mô hình nhựa dần trở nên phổ biến hơn, thì sự quan tâm đến mô hình giấy ngày một giảm dần. Nhưng cũng nhờ internet phát triển mà việc tìm kiếm các mô hình giấy trên mạng chỉ tốn rất ít tiền hoặc miễn phí, chúng có thể được tải về (máy vi tính tại nhà), in ra từ các máy in phun rẻ tiền và nhờ vậy mô hình giấy trở nên thông dụng trên toàn cầu.

Việc in mô hình giấy tại nhà cũng cho phép ta phóng lớn hoặc thu nhỏ một cách dễ dàng (ví dụ như đưa 2 mô hình của 2 tác giả khác nhau, với tỉ lệ khác nhau về cùng 1 tỉ lệ chung) và trọng lượng (cũng như độ dày) của giấy cũng phải được điều chỉnh cùng tỷ lệ cho phù hợp.

Về cơ bản , để làm được 1 mô hình giấy có 2 việc :

1. Mua hay tự tìm "kit" (bản vẽ mô hình giấy tìm được trên mạng, tự thiết kế, hay nhiều cách khác).


Một tấm kit trông như thế này

2. Cắt nó ra, ghép các đường mép lại và dán bằng keo dán giấy.

Tham gia vào mô hình giấy không khô khan như mọi người tưởng. Có những hãng mô hình giấy của Hàn Quốc và Nhật Bản chuyên thiết kế các mô hình dễ thương như búp bê và các hãng lớn khác của Balan, Séc, Đức... cũng thiết kế các mẫu kiến trúc rất đẹp . Một mô hình giấy làm ra có rất nhiều chức năng như để bày, để làm sa bàn, làm đồ chơi cho trẻ em, hay đơn giản hơn chỉ là 1 thú vui tao nhã.

Mô hình giấy cơ bản có thể chia ra nhiều dòng: mô hình giấy đơn thuần, popcard (thiệp chúc mừng), automata (các mô hình giấy chuyển động được), scratch build(mô hình giấy có các chi tiết tự chế hay được làm bằng các vật liệu khác).


Các automata có thể chuyển động bằng cách quay trục điều khiển đơn giản như thế này

Một mô hình giấy cơ bản có thể có nhiều cấp độ từ dễ đến khó. Dễ có thể là 1 trang kit với khoảng vài hoặc vài chục parts (bộ phận), khó có thể là vài chục tới vài trăm trang kit với vài trăm tới vài nghìn parts và thời gian làm cũng có thể mất tới... vài năm !

Cũng tương đương với độ khó mà 1 mô hình giấy làm ra có giá trị khác nhau, những mẫu dành cho dân chuyên nghiệp thì tinh tế trong từng đường nét, sắc sảo, chi tiết và nhiều khi là... như thật! Không vì thế mà những mẫu nhỏ trở nên lép vế, các mẫu đơn giản thiên về các mẫu dễ thương, dành cho các bạn trẻ, rất sinh động và bắt mắt.


Gundam là một trong những mô hình giấy rất được teen ưa chuộng


Và một mẫu tàu chiến thuộc hàng đỉnh cao


Tất cả đều bằng giấy hết, bạn có tin không?

Không như mô hình nhựa, mô hình giấy có chi phí ít hơn nhiều lần nhưng cũng đòi hỏi sự tỉ mỉ không kém và đây là một thú tiêu khiển hay nếu được thể hiện một cách cao siêu hơn thì nó sẽ là nghệ thuật và mang lại niềm vui rất lớn cho tất cả mọi người.

Chỉ với 1 con dao rọc giấy, 1 cái kéo, 1 lọ keo, vài thứ đồ dụng cụ học tập, một ít "xiền" cộng với vài giờ tỉ mỉ, bạn sẽ có ngay một sản phẩm từ giấy xinh xắn tặng bạn bè nhân ngày sinh nhật hay lễ lạc gì đó hay món đồ chơi cho em bé hoặc món đồ trang trí trong nhà và đơn giản là bất cứ thứ gì bạn muốn.

Hãy xem những chuyên gia mô hình giấy hạng khủng của Việt Nam làm được gì nhé


Thuyền buồm


Xe Kraz 255b Renova Model


Cũng đã có những Gundam siêu hạng "made in Viet Nam" nhé


Trực thăng AH-1F COBRA


Súng đại bác nữa này

Không chỉ đơn giản cắt và dán, còn có những mẫu tự tay thiết kế cơ nhé:



Chính là ngôi nhà trong phim hoạt hình Up đấy


Bộ Bogu (giáp tập môn kiếm đạo Nhật Bản)

[
IMG]http://k14.vcmedia.vn/Images/Uploaded/Share/2010/11/10/174.jpg[/IMG]
Đồ nghề làm vườn xinh xắn chưa kìa!
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #9  
Old 08-18-2012, 08:42 AM
Nie_Nie's Avatar
Nie_Nie Nie_Nie is offline
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jul 2012
Nơi Cư Ngụ: Ho Chi Minh city
Bài gởi: 288
Default Một số mẫu và kit papercraft

[center]





















thay đổi nội dung bởi: Nie_Nie, 08-18-2012 lúc 08:45 AM.
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #10  
Old 08-18-2012, 08:56 AM
Nie_Nie's Avatar
Nie_Nie Nie_Nie is offline
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jul 2012
Nơi Cư Ngụ: Ho Chi Minh city
Bài gởi: 288
Default Một số mẫu Mô hình giấy

Các anh chị, các bạn nào cần kit để làm mô hình giấy pm cho Nie, Nie sẽ gợi


Sultan Ahmet Camii, Turkey


Himeji Castle, Japan


Florence Cathedral, Italy

The Great Buddha of Todaiji Temple, Japan



Byodoin Phoenix Hall


Sagrada Familia, Spain


Nikko Toshogu Shrine (Yomeimon)


Osaka Castle, Japan


Taj Mahal, India


Forbidden City, China



Sydney Opera House, Australia


Shuri Castle, Japan
Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời


Ðiều Chỉnh
Xếp Bài

Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn
Bạn không được quyền gởi bài
Bạn không được quyền gởi trả lời
Bạn không được quyền gởi kèm file
Bạn không được quyền sửa bài

vB code đang Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở
Chuyển đến


Múi giờ GMT. Hiện tại là 11:30 AM.


Powered by: vBulletin Version 3.6.1 Copyright © 2000 - 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.